Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Các địa điểm du lịch hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.88 MB, 47 trang )

HÀ GIANG

Các địa điểm du lịch Hà Giang
Cùng Phượt – Hà Giang, mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc luôn là một trong những điểm
đến thu hút được rất nhiều du khách cả trong và ngoài nước, tuy nhiên liệu có bao giờ
bạn tự hỏi ngoài những địa điểm mà hầu như ai khi tới Hà Giang đều biết như Cột cờ
Lũng Cú, phố cổ Đồng Văn, Núi đôi Tam Sơn … thì ở Hà Giang còn những địa điểm nào
thú vị khác không? Nếu có thời gian, để khám phá hết Hà Giang bạn sẽ cần bao nhiêu
ngày? Lập một lịch trình đi Hà Giang thế nào để có thể đi được nhiều điểm, trong
khoảng thời gian ít nhất? Cùng điểm qua những cảnh đẹp tại Hà Giang mà có thể bạn đã
từng nghe đến nhé.


Thành phố Hà Giang

o
o

o
o
o

o
o
o
o

o
o
o
o


o
o

o
o
o

o
o
o
o

o
o
o

o
o

o
o

o
o
o
o

Mục lục / Contents
1 Thành phố Hà Giang
1.1 Núi Cấm Sơn

1.2 Chùa Sùng Khánh
2 Huyện Quản Bạ
2.1 Chợ phiên xã Quyết Tiến
2.2 Cổng trời Quản Bạ
2.3 Xã Bát Đại Sơn
3 Huyện Yên Minh
3.1 Hang Nà Luồng
3.2 Động Én
3.3 Rừng thông Yên Minh
3.4 Chợ cửa khẩu Bạch Đích
4 Huyện Đồng Văn
4.1 Thung lũng Sủng Là
4.2 Thị trấn Phó Bảng
4.3 Cột cờ Lũng Cú
4.4 Dinh vua Mèo
4.5 Phố cổ Đồng Văn
4.6 Đèo Mã Pì Lèng
5 Huyện Mèo Vạc
5.1 Chợ tình Khau Vai
5.2 Làng dân tộc Lô Lô, Sảng Pả A
5.3 Cửa khẩu Săm Pun (Xín Cái) và xã Thượng Phùng, Sơn Vĩ
6 Huyện Vị Xuyên
6.1 Hang Phương Thiện
6.2 Hồ Noong
6.3 Hang Tùng Bá
6.4 Cửa khẩu Thanh Thủy
7 Huyện Xín Mần
7.1 Bãi đá cổ Nấm Dẩn
7.2 Khu du lịch Thác Tiên – Đèo Gió (Thác Táng Tinh)
7.3 Các địa điểm du lịch khác tại Xín Mần

8 Huyện Hoàng Su Phì
8.1 Bản Phìn Hồ
8.2 Thắng cảnh ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
9 Huyện Bắc Mê
9.1 Hang Bách Sơn
9.2 Căng Bắc Mê
10 Huyện Bắc Quang
10.1 Thác Thí
10.2 Khu du lịch sinh thái Nặm An
10.3 Khu du lịch sinh thái hồ Quang Minh
10.4 Hang Nặm Pạu


Núi Cấm Sơn

Cấm Sơn chạy dài theo dốc Mã Tim với địa hình hiểm trở, hang sâu vách đá dựng đứng,
như con sư tử với dáng oai vệ. Từ trên đỉnh, Cấm Sơn chạy về phía sông Lô là núi đất,
sườn núi vách dốc trải dài suốt từ đường 19/5 đến quảng trường 26/3. Dưới chân núi là
những phố phường đông đúc dân cư, làm ăn sầm uất. Tuy nhiên, người dân Hà Giang ít
ai thấy hết được vẻ đẹp tự nhiên mà huyền bí của Cấm Sơn vì chỉ có một con đường lên
đỉnh núi.
Trên đỉnh núi có một hang sâu thẳm, thẳng đứng như một cái “giếng trời”. Chính với địa
thế hiểm trở và độc đáo này mà thực dân Pháp khi xâm lược đã chọn nơi đây làm chốt
canh giữ chính. Theo truyền thuyết, khoảng những năm 1870 – 1875, địa hạt Hà Giang
có đội quân cờ vàng của Hoàng Sùng Anh kéo đến để cướp bóc, bị đội quân của đồng
bào các dân tộc là “quân cờ trắng” đánh trả quyết liệt, bao vây, truy kích. Năm 1875,
quân cờ vàng của Hoàng Sùng Anh bị co cụm, chạy lên núi Cấm để cố thủ. Lương thực
cạn kiệt dần, xung quanh núi Cấm lại bị bao vây chặt chẽ, biết không thể thoát, cả
tướng lẫn quân cờ vàng nhảy xuống hang sâu trên núi tự tử.



Với tấm lòng bao dung và nhân ái, nhân dân địa phương lập ngôi miếu nhỏ, cầu nguyện
cho những linh hồn bất hạnh được siêu thoát. Núi trở thành nơi linh thiêng huyền bí hơn.
Sau này, miếu ấy cũng không còn nữa, dân địa phương đã đưa về thờ tại “Cấm Sơn linh
từ” (đền núi Cấm, nay là đền Mẫu). Trên đỉnh núi hiện vẫn còn vết tích của những hang
đá sâu, hệ thống hầm hào, lô cốt của Pháp.
Trong những năm gần đây, Hà Giang có chủ trương khai thác tiềm năng núi Cấm phục
vụ cho việc phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội. Núi Cấm đã được xây dựng tháp truyền
hình lớn và một số thiết chế văn hóa du lịch. Từ dưới chân núi (cầu Yên Biên 2), ta có thể
đi xe máy, ô tô đến lưng chừng núi. Tiếp tục đi bộ theo con đường bậc thang đổ bê tông
ngoằn nghèo cạnh sườn núi, luồn lách qua những kẽ đá tai mèo dựng đứng, bên là vực
sâu thăm thẳm với những dây song mây rậm rạp, du khách sẽ trở về ngược dòng thời
gian, tìm thấy những dấu ấn lịch sử của Cấm Sơn.

Chùa Sùng Khánh


Chùa Sùng Khánh còn gọi là chùa làng Nùng, tọa lạc trên đỉnh một quả đồi ở bên bờ
phải dòng sông Lô thuộc thôn Nùng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, cách
trung tâm thị xã Hà Giang 9km.

Chiếc chuông cổ được đúc từ năm 1705

Chùa cũ vốn là một công trình thờ Phật từ đời Trần quí hiếm trên miền Thượng du còn
sót lại, khung đỡ được làm bằng gỗ, lợp lá, dựng vào năm 1356, nhưng đã bị đổ nát từ
lâu. Ngôi chùa hiện nay được nhân dân nơi đây người góp công người góp của xây dựng


vào năm 1989, tọa lạc trên nền ngôi chùa cũ nhưng nhỏ và thấp hơn. Chùa có kiến trúc
đơn giản, xây dựng theo hình chữ “Nhất”, chỉ gồm một gian chánh điện diện tích 26m2,

cao 4.3 với một cửa chính và hai cửa phụ ở hai bên, vách gạch, lợp ngói có tường bao
quanh.

Dịch nghĩa bài Minh Chuông chùa Sùng Khánh


z
Chính điện chùa (2005)

Ngay cửa chính đi vào là nơi thờ Phật được xây dựng bệ để đặt một số đồ thờ. Phía trên
bệ thờ treo một bức tranh có hình Phật bà Quan Âm thay cho tượng Phật. Tấm bia đá ở
bên trái bệ thờ là di sản quí giá nhất của ngôi chùa, ghi công lao của những người đã có
công xây dựng ngôi chùa tiêu biểu là; ông Nguyễn Ân là chú của một tù trưởng miền núi
có công rất lớn trong việc tu tạo ngôi chùa, và dựng bia công đức vào tháng Giêng năm
Bính Thân niên hiệu Thiệu Phong (1356). Bia cao 0.90m, rộng 0.50m, trên bia có chạm
khắc hình lưỡng long chầu Phật Bà Quan Âm, văn bia do Phụng Độc Học sinh, Thứ sử
trực thư Tạ Thúc Ngao soạn vào tháng 3 năm 1367. Bên phải của bệ thờ treo quả
chuông đúc vào năm trùng tu chùa, thời hậu Lê (1705). Chuông cao 0.90m, đường kính
miệng chuông chạm khắc nhiều hoa văn tinh xảo. Hằng năm, đến ngày 3 và 4 tết bà
con dân tộc trong vùng lân cận kéo về tụ hội vui xuân, các trò chơi được tổ chức vừa
mang bản sắc dân tộc cổ truyền của dân địa phương như: ném còn, kéo co, vừa đan xen
một số trò chơi thể thao hiện đại như: bóng đá, bóng chuyền.


Huyện Quản Bạ
Chợ phiên xã Quyết Tiến

Đến Hà Giang mà bỏ qua chợ phiên thì hẳn là thiếu sót lớn. Mọi nét văn hóa đời sống
dường như đều hội tụ đủ cả ở đây. Cái cảm giác tự cho mình lạc vào một không gian nho
nhỏ, xa lạ và rất ngỡ ngàng. Mọi hình ảnh đều mới, ánh mắt du khách cũng lấp lánh như

trẻ thơ
Có một địa danh nằm ngay dưới chân mỏm núi Cổng Trời, đó chính là xã Quyết Tiến mộc
mạc, đơn sơ bên cổng trời sừng sững quanh năm mây phủ. Ở nơi yên bình ấy, mỗi tuần
lại có một buổi chợ phiên diễn ra trong một buổi sáng thứ 7 ngắn ngủi, đó là chợ phiên
xã Quyết Tiến (Huyện Quản Bạ – Hà Giang)

Cổng trời Quản Bạ


Ảnh chụp từ cổng trời Quản Bạ (Ảnh – break_away)

Cách trung tâm thị xã Hà Giang khoảng 46 km về phía bắc, Quản Bạ được ví như một
“Đà Lạt” của phía Bắc. Nơi đây, tập trung nhiều yếu tố thuận lợi: khí hậu trong lành mát
mẻ; thắng cảnh thiên nhiên phong phú như: Cổng Trời, núi Cô Tiên, hang Khô Mỷ; nét
đặc sắc của các nền văn hóa dân tộc Mông, Dao, Tày, Bố Y; các sản vật đặc trưng như
hồng không hạt, rượu ngô Thanh Vân, thảo quả…

Xã Bát Đại Sơn


Bát Đại Sơn là một xã thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Bắc giáp xã Na
Khê Đông giáp xã Na Khê, xã Cán Tỷ.Nam giáp xã Cán Tỷ, xã Thanh Vân.Tây giáp xã
Nghĩa Thuận và Trung Quốc
Các địa điểm du lịch tại Quản Bạ| Một số hình ảnh về Bát Đại Sơn | Khu bảo tồn thiên
nhiên Bát Đại Sơn
Cổng trời Quản Bạ | Chợ phiên xã Quyết Tiến


Huyện Yên Minh
Hang Nà Luồng

Nà Luồng, cách trung tâm thị trấn Yên Minh khoảng 25km, thuộc địa phận thôn Nà
Luồng, xã Mậu Long và giáp với xã Lũng Phìn của huyện Đồng Văn mới được tìm thấy
năm 2010 được đánh giá là hang đẹp nhất so với các hang đã từng được phát hiện ở Hà
Giang

Động Én
Động Én thuộc địa phận huyện Yên Minh, cách thị xã Hà Giang 60 km. Từ thị xã Hà
Giang, qua cổng trời Quản Bạ, qua những cánh rừng thông ngập chìm trong sương sẽ
đến động Én.
Động Én còn nguyên vẻ hoang sơ nên rất đẹp. Nhiều du khách không khỏi bàng hoàng,
sửng sốt khi được trực tiếp chiêm ngưỡng. Đây là một điểm du lịch hấp dẫn của du
khách khi đến Hà Giang.

Rừng thông Yên Minh


Bắt đầu từ đoạn xã Na Khê cho đến Thị trấn Yên Minh, đoạn quốc lộ 4C với hai bên
đường bạt ngàn thông. Cảnh sắc khá giống con đường lên Đà Lạt.

Chợ cửa khẩu Bạch Đích

Được khai trương từ ngày 18.11.2007, tại mốc 9 biên giới Việt – Trung (mốc 358 mới)
thuộc xã Bạch Đích (Việt Nam) và hương Giàng Vản (Trung Quốc
Chợ phiên tại huyện Yên Minh | Hang Nà Luồng – Yên Minh – Hà Giang

Huyện Đồng Văn
Thung lũng Sủng Là


Sủng Là (huyện Đồng Văn, Hà Giang) được nhiều người biết và tìm đến qua bộ phim

“Chuyện của Pao”. Từ một “ốc đảo” lọt thỏm trong thung lũng nằm gọn trong quần thể
Cao nguyên đá Đồng Văn, Sủng Là đã trở thành một “đóa hồng” trong tim không ít kẻ
xê dịch.
Thung lũng Sủng Là và Làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm

Thị trấn Phó Bảng


Ảnh – Mai Tram

Nằm khuất sau những rặng núi đá cao chót vót, Phó Bảng (Đồng Văn, Hà Giang) còn
được nhiều người gọi là thị trấn ngủ quên, rồi thị trấn bị lãng quên… Nhưng, có đến với
Phó Bảng, sống ở Phó Bảng thì mới biết, giữa những vách đá tai mèo lởm chởm nhọn
hoắt, giữa thiên nhiên khắc nghiệt với mùa đông lạnh tím ngắt da thịt, mùa mưa với
những cơn thịnh nộ chợt đến chợt đi vẫn có một nhịp sống. Cuộc sống người dân nơi đây
trở nên nhỏ bé, đơn sơ bên nếp những nhà vương nét thời gian, nép mình bên các hốc
đá cao trên triền núi
Phó Bảng – Thị trấn ngủ quên

Cột cờ Lũng Cú


Cột cờ Lũng Cú trước khi được xây dựng lại như hiện nay

Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng
(Long Sơn) có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện
Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, nơi điểm cực Bắc của Việt Nam.Từ trên đỉnh cột cờ nhìn xuống
đất có 02 ao nước hai bên núi quanh năm không bao giờ cạn nước được gọi là mắt rồng,
là nguồn nước cho đồng bào dân tộc hai bản sử dụng.
Lũng Cú – Nơi địa đầu tổ quốc



Dinh vua Mèo

Sau con đường nằm bên hàng cây sa mộc cao vút, chiếc cổng đá bề thế của dinh thự
vua Mèo Vương Chính Đức ở Sà Phìn (Đồng Văn – Hà Giang) hiện ra trên đỉnh đồi. Vương
Chính Đức là người đứng đầu dòng họ Vương của người Mông ở Hà Giang 1 thế kỷ trước.
Lâu đài Vua Mèo nơi Cực Bắc

Phố cổ Đồng Văn


Cafe Phố Cổ – một địa điểm ưa thích của khách du lịch khi tới Đồng Văn

Thị trấn Đồng văn nằm trên cao nguyên đá ở độ cao trung bình từ 1.000- 1.600m so với
mặt nước biển, cách TP.Hà Giang 160km. Ở đây có một khu phố và chợ cổ có lối kiến
trúc hàng trăm năm tuổi mà vẻ đẹp cổ kính, thâm trầm của nó đã làm du khách như trút
hết mệt mỏi sau khi vượt những chặng đường dài để đến với Phố cổ Đồng Văn

Đèo Mã Pì Lèng


Mỏm đá nơi đỉnh đèo Mã Pì Lèng, phía dưới là dòng Nho Quế hiền hòa (Ảnh – Hiệp Nguyễn)

Là con đèo nối liền 2 huyện Đồng Văn và Mèo Vạc chiều dài chỉ khoảng 20 km, cao
2.000m so với mực nước biển nhưng Mã Pí Lèng làm bất cứ ai đặt chân đến cũng phải
ngợp, nỗi choáng ngợp trước những điều kỳ vỹ, vượt quá sức tưởng tượng của con người
Mã Pì Lèng, huyền thoại một con đèo
Các địa điểm du lịch tại Đồng Văn | Lịch họp chợ phiên tại Đồng Văn



Huyện Mèo Vạc
Chợ tình Khau Vai

Chợ tình Khau Vai còn gọi là “Chợ phong lưu”, có từ năm 1919, chợ họp trên một quả đồi
tại thôn Khau Vai, xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Chợ họp mỗi năm một lần
vào ngày 27/3 (âm lịch); gọi là chợ, nhưng không phải nơi để buôn bán hàng hóa…gần
như không có người bán, người mua hàng hóa đúng nghĩa mà chỉ có một số người bán
đồ ăn uống phục vụ cho những người về đây họp chợ.
Lên Khau Vai tham dự chợ Tình

Làng dân tộc Lô Lô, Sảng Pả A
Vị trí: Làng Lô Lô thuộc thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc
Đặc điểm: Được thành lập từ tháng 5/2007, xóm Sảng Pả A nằm gọn trong thị trấn Mèo
Vạc, 100% dân cư ở đây là dân tộc Lô Lô, sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, chăn
nuôi và buôn bán nhỏ trong những ngày chợ phiên tại thị trấn.


Đàn nhị – vật không thể thiếu trong lễ cầu mưa

Đời sống văn hóa dân tộc hầu như vẫn giữ được khá nguyên vẹn, được thể hiện rất rõ
trong sinh hoạt hàng ngày, trong lễ hội và trong trang phục, nhất là trang phục phụ nữ.
Dân tộc Lô Lô nơi đây có nhiêù lời ca điệu múa rất đặc sắc và có một số lễ hội đó là: Lễ
hội nhẩy cây (lễ hội mùa xuân, được tổ chức vào 25 tháng chạp năm trước đến hết rằm
tháng giêng năm sau); Lễ hội hái ngô vào các dịp tết cổ truyền; Lễ hội cầu mưa vào
tháng 3, tháng 4 âm lịch hàng năm.
Lễ hội cầu mưa của người Lô Lô tại Mèo Vạc

Cửa khẩu Săm Pun (Xín Cái) và xã Thượng Phùng,
Sơn Vĩ



Xín Cái là một xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Mèo Vạc, có 8,1 km đường biên
giáp với nước bạn Trung Quốc. Là địa bàn sinh sống của 8 dân tộc anh em với 804 hộ,
4423 nhân khẩu. Địa hình Xín Cái tương đối phức tạp, núi đá cao, đường giao thông gặp
nhiều trở ngại,diện tích đất sản xuất ít, khí hậu khắc nghiệt, mây mù suốt mùa đông,
dân cư thưa thớt, đời sống của bà con nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, vất vả.


Những dãy núi đá nhìn từ trường Tiểu học Thượng Phùng


Sơn Vĩ, một xã thuộc huyện Mèo Vạc, Hà Giang, con đường loằng ngoằng vô cùng, có
đoạn dường như sát sạt biên giới Trung Quốc, chỉ vài bước chân là đến đường biên, nơi
khó khăn và xa xôi nhất của tỉnh Hà Giang.


Đường vào Sơn Vĩ cứ dốc ngược như này đây


Trời khô thì không sao chứ trời mưa thì trơn với lầy lội lắm


×