Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Giải pháp phát triển làng nghề đúc đồng truyền thống trên địa bàn thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

H

uế

NGUYỄN THỊ HỒNG MINH

tế

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

in

h

ĐÚC ĐỒNG TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN

họ

cK

THÀNH PHỐ HUẾ

ại

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ
: 60 34 04 10

ườ


n

g

Đ

MÃ SỐ

Tr

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRỊNH VĂN SƠN

HUẾ, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thị Hồng Minh, xin cam đoan: Luận văn “Giải
pháp phát triển làng nghề đúc đồng truyền thống trên địa bàn
Thành phố Huế” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn đều có nguồn

uế

gốc rõ ràng, trung thực và chưa từng được công bố tại bất kỳ công

tế

H


trình nào khác.

Tr

ườ
n

g

Đ

ại

họ

cK

in

h

Tác giả luận văn

i

Nguyền Thị Hồng Minh


LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
của nhiều tập thể và cá nhân. Trước hết, tôi xin kính gửi lời cảm ơn trân
trọng và chân thành nhất đến PGS.TS Trịnh Văn Sơn, người đã trực tiếp

uế

hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

H

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, phòng
Khoa học Công nghệ - Hợp tác quốc tế - Đào tạo Sau Đại học, các Khoa

tế

và Bộ môn trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế; xin chân thành cảm ơn

h

quý Thầy Cô giáo đã quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi

cK

in

trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.

Chân thành cảm ơn Chi cục thống kê thành phố Huế, Phòng thống


họ

kê thành phố Huế, Phòng Kinh tế thành phố Huế, UBND Phường Đúc,
UBND phường Thủy Xuân, Hội nghề Đúc truyền thống Huế, cùng toàn

ại

thể các đơn vị, cá nhân sản xuất kinh doanh trong ngành nghề đúc đồng

Đ

trên địa bàn thành phố Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá

g

trình nghiên cứu và thu thập tài liệu.

ườ
n

Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ những tình cảm yêu mến nhất đến

gia đình, những người thân của tôi và bạn bè đã tạo điều kiện, động viên

Tr

tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Minh


ii


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hồng Minh
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế, Niên khóa: 2014 - 2016
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Văn Sơn
Tên đề tài: “Giải pháp phát triển làng nghề đúc đồng truyền thống trên địa

uế

bàn Thành phố Huế”
1. Tính cấp thiết của đề tài

H

Hòa trong dòng chảy chung của cả nước, Thành phố Huế đã và đang triển khai

tế

mục tiêu xây dựng Thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo

h

hướng “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”. Tuy vậy,

in

quá trình đô thị hóa ở Thành phố Huế đã dẫn đến sự biến mất của nhiều làng


cK

nghề hoặc có làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một, có làng nghề vẫn tồn
tại nhưng năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh chưa cao, cần phải thay
đổi cơ bản về quy trình sản xuất, mẫu mã. Làng nghề đúc đồng Thành phố Huế

họ

cũng không nằm ngoài hệ lụy đó, mặc dù với lịch sử hơn 500 năm hình thành và

ại

phát triển, có tới hơn 60 lò đúc với khoảng hơn 200 nghệ nhân.Trước những vấn đề
trên, nên tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp phát triển làng nghề đúc đồng truyền thống

Đ

trên địa bàn Thành phố Huế” làm luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. Đây là đề tài

g

có giá trị cấp bách về cả lý luận và thức tiễn.

ườ
n

2. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng các phương pháp sau: i) Phương pháp


Tr

biện chứng duy vật lịch sử, ii) Phương pháp điều tra, tổng hợp và phân tích số liệu,
iii) Phương pháp toán kinh tế, iv) Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo.
3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu đã đánh giá đúng thực trạng phát triển làng nghề đúc
đồng truyền thống. Phân tích và chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng lớn đến quy mô
và hiệu quả hoạt động sản xuất của các cơ sở đúc đồng trên địa bàn Thành phố Huế.
Đóng góp khoa học quan trọng nhất của luận văn đã chỉ ra được những giải
pháp cho hoạt động sản xuất ở làng nghề đúc đồng bền vững trên địa bàn Thành
phố Huế.
iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH

Giá trị sản xuất

GTSX

Hiện đại hóa

HĐH

Hợp tác xã

HTX

Kinh tế - xã hội


KT - XH

Làng nghề truyền thống

LNTT

Máy móc công cụ dụng cụ

MMCCDC

tế

H

uế

Công nghiệp hóa

Ngành nghề nông thôn

NNNT

NNTTC

h

Ngành nghề tiểu thủ công

in


Nguyên vật liệu

NVL
NN&PTNT

Phổ thông trung học

PTTH
SXKD
TCMN

ại

Thủ công mỹ nghệ

họ

Sản xuất kinh doanh

cK

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TCTT

Đ

Thủ công truyền thống


TTCN

Tư liệu sản xuất

TLSX

Ủy ban nhân dân

UBND

Xã hội Chủ nghĩa

XHCN

Tr

ườ
n

g

Tiểu thủ công nghiệp

iv


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Tóm lược luận văn .................................................................................................... iii

Danh mục các chữ viết tắt ..........................................................................................iv

uế

Mục lục........................................................................................................................v

H

Danh mục các bảng biểu ............................................................................................ix
Danh mục các biểu đồ ................................................................................................xi

tế

Danh mục các sơ đồ ..................................................................................................xii

h

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1

in

1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1

cK

2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu ............................................................................3

họ


4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4
5. Kết cấu luận văn ..................................................................................................6

ại

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................7

Đ

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG

g

NGHỀ, LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG TRUYỀN THỐNG ......................................7

ườ
n

1.1. KHÁI QUÁT VỀ LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG TRUYỀN
THỐNG ................................................................................................................7

Tr

1.1.1. Khái niệm về làng nghề và làng nghề đúc đồng truyền thống................7
1.1.2. Phát triển làng nghề truyền thống .........................................................10

1.2. VAI TRÒ CỦA NGÀNH NGHỀ ĐÚC ĐỒNG VÀ LÀNG NGHỀ ĐÚC
ĐỒNG TRUYỀN THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG
NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ...............11
1.2.1. Giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời, độc đáo của từng

địa phương .......................................................................................... 11
1.2.2. Góp phần giải quyết việc làm ...............................................................12

v


1.2.3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công
nghiệp hóa .......................................................................................................12
1.2.4. Góp phần tạo ra nguồn sản phẩm phong phú cho xã hội, hướng vào
xuất khẩu trực tiếp góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước ..............13
1.2.5. Góp phần phát triển theo hướng liên kết cùng ngành du lịch...............13
1.2.6. Góp phần phát triển khối doanh nghiệp, định hình nên một đội ngũ

uế

thương nhân mới .............................................................................................14

H

1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG TRUYỀN THỐNG .........15
1.3.1. Tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp.........................15

tế

1.3.2. Sản phẩm làng nghề đúc đồng truyền thống có tính mỹ thuật cao, mang

h

đậm bản sặc văn hóa dân tộc...........................................................................15


in

1.3.3. Làng nghề đúc đồng truyền thống là sản phẩm của tổ chức nông thôn

cK

truyền thống, theo địa bàn cư trú và có tính gia truyền ..................................16
1.3.4. Làng nghề đúc đồng truyền thống là một làng nghề đặc trưng của làng

họ

nghề truyền thống, ra đời trên cơ sở kỹ thuật thủ công truyền thống. Gần đây
do tiến bộ khoa học - công nghệ, một số công đoạn được sử dụng máy móc 16

ại

1.4. NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN

Đ

CỦA NGÀNH NGHỀ ĐÚC ĐỒNG VÀ LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG

g

TRUYỀN THỐNG..................................................................................... 17

ườ
n

1.4.1. Sự biến động của thị trường..................................................................17

1.4.2. Trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật ..............................................17

Tr

1.4.3. Kết cấu hạ tầng......................................................................................18
1.4.4. Nguồn vốn cho phát triển sản xuất - kinh doanh ..................................18
1.4.5. Nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ..............................................18
1.4.6. Số lượng và chất lượng đội ngũ lao động .............................................19
1.4.7. Môi trường lao động trong làng nghề ...................................................19
1.4.8. Truyền thống của làng nghề..................................................................20
1.4.9. Mặt bằng cho sản xuất ..........................................................................21
1.4.10. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ...................................21

vi


1.5. CÁC CHỈ TIÊU SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ...............................22
1.6. THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ ĐÚC
ĐỒNG TRUYỀN THỐNG ................................................................................23
1.6.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghề đúc đồng truyền thống một số nước ở
Châu Á ............................................................................................................23
1.6.2. Kinh nghiệm phát triển làng nghề đúc đồng truyền thống một số tỉnh ở

uế

Việt Nam .........................................................................................................26

H

1.6.3. Bài học rút ra cho Thành phố Huế ........................................................28

1.7. TÓM KẾT CHƯƠNG 1 ..............................................................................29

tế

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG

h

TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ .................................30

in

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU......................................................30

cK

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của Thành phố Huế ................................................30
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Huế .....................................31

họ

2.1.3. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................37
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG

ại

TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ HUẾ........................................................38

Đ


2.2.1. Đánh giá chung về sự phát triển của làng nghề đúc đồng truyền thống38

g

2.2.2. Đánh giá thực trạng phát triển của làng nghề đúc đồng truyền thống

ườ
n

trên địa bàn Thành phố Huế giai đoạn 2013-2015..........................................41

2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ ĐỨC ĐỒNG TRUYỀN

Tr

THỐNG QUA SỐ LIỆU ĐIỀU TRA ................................................................51
2.3.1. Khái quát về các mẫu điều tra...............................................................51
2.3.2. Đặc điểm mẫu điều tra của các cơ sở đúc đồng truyền thống ..............52
2.3.3. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào đến thu nhập của cơ sở
điều tra theo phương pháp phân tổ..................................................................64
2.3.4. Đánh giá thị trường đầu ra của làng nghề đúc đồng truyền thống Thành
phố Huế ...........................................................................................................67
2.3.5. Đánh giá về ảnh hưởng của làng nghề đúc đồng đến môi trường ........71

vii


2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
ĐÚC ĐỒNG Ở THÀNH PHỐ HUẾ..................................................................73
2.4.1. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn .................................................73

2.4.2. Đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế .......................................75
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
ĐÚC ĐỒNG TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ ..........78

uế

3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG NGHỀ ĐÚC

H

ĐỒNG TẠI THÀNH PHỐ HUẾ........................................................................78
3.1.1. Về vốn và công nghệ.............................................................................78

tế

3.1.2. Về thị trường tiêu thụ............................................................................78

h

3.1.3. Về nguồn lao động ................................................................................79

in

3.1.4. Về hình thức sở hữu và loại hình sản xuất............................................79

cK

3.1.5. Về chính sách thuế và các chính sách hỗ trợ đối với sự phát triển đúc
đồng của các cấp chính quyền ........................................................................80


họ

3.1.6. Về vấn đề ô nhiễm môi trường .............................................................80
3.1.7. Công tác giới thiệu, quảng bá sản phẩm ...............................................81

ại

3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG TRUYỀN

Đ

THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ................................................81

g

3.2.1. Định hướng quan điểm phát triển làng nghề và làng nghề đúc đồng

ườ
n

truyền thống ....................................................................................................81
3.2.2. Mục tiêu phát triển làng nghề đúc đồng truyền thống ..........................83

Tr

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
ĐÚC ĐỒNG TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ ........84
3.3.1. Giải pháp chung ....................................................................................85
3.3.2. Giải pháp cụ thể ....................................................................................89


PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Nhóm ngành hoạt động làng nghề..............................................................9
Bảng 1.2: Các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu luận văn ......................................22
Bảng 2.1: Dân số và lao động trên địa bàn Thành phố Huế .....................................32
Bảng 2.2: Quy mô và cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế ở Thành phố Huế giai

uế

đoạn 2012 - 2014.....................................................................................33

H

Bảng 2.3: Chỉ tiêu kinh tế - xã hội - môi trường của Thành phố Huế giai đoạn
2012 - 2014 .................................................................................. 34

tế

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội Thành phố Huế đạt được năm 2015 .........35

h

Bảng 2.5: Sự phân bố làng nghề đúc đồng truyền thống trên địa bàn Thành phố Huế


in

năm 2015 .................................................................................................41

cK

Bảng 2.6: Số lượng sản phẩm kinh doanh của làng nghề đúc đồng trên địa bàn
Thành phố Huế ........................................................................................42

họ

Bảng 2.7: Vốn đầu tư trang thiết bị sản xuất làng nghề đúc đồng trên địa bàn Thành
phố Huế giai đoạn 2013 - 2015 ...............................................................43

ại

Bảng 2.8: Tình hình nguồn vốn, vốn vay của làng nghề đúc đồng trên địa bàn Thành

Đ

phố Huế giai đoạn 2013 - 2015 ...............................................................44

g

Bảng 2.9: Tình hình nguồn lao động của làng nghề đúc đồng trên địa bàn Thành phố

ườ
n

Huế giai đoạn 2013 - 2015 ......................................................................46


Tr

Bảng 2.10: Tình hình giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động ở các cơ
sở đúc đồng trên địa bàn Thành phố Huế 2013 - 2015 ...........................48

Bảng 2.11: Kết quả kinh doanh của 61 cơ sở đúc đồng trên địa bàn Thành phố Huế
năm 2015 .................................................................................................50
Bảng 2.13: Đặc điểm của chủ đơn vị điều tra ...........................................................53
Bảng 2.14: Trình độ văn hóa, chuyên môn của chủ đơn vị điều tra .........................54
Bảng 2.15: Lao động của 50 cơ sở điều tra...............................................................55
Bảng 2.16: Cơ cấu lao động chính của các cơ sở điều tra năm 2015 .......................56
Bảng 2.17: Tình hình hoạt động của 50 cơ sở đúc đồng Thành phố Huế.................57

ix


Bảng 2.18: Tình hình vốn SXKD của 50 cơ sở điều tra ...........................................58
Bảng 2.19: Vốn và cơ cấu sử dụng vốn của các cơ sở SXKD năm 2015 .................59
Bảng 2.20: Tình hình trang thiết bị và cơ sở vật chất hạ tầng của các cơ sở điều tra
năm 2015 .................................................................................................61
Bảng 2.21: Tình hình cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất đúc đồng của các cơ sở
điều tra năm 2015 ....................................................................................62

uế

Bảng 2.22: Ảnh hưởng của vốn SXKD đến thu nhập của 50 cơ sở sản xuất đúc đồng

H


năm 2015 .................................................................................................64
Bảng 2.23: Ảnh hưởng của lao động đến thu nhập của 50 cơ sở sản xuất đúc đồng

tế

năm 2015 .................................................................................................65

h

Bảng 2.24: Hồi quy ước lượng hàm sản xuất các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập

in

hỗn hợp của cơ sở sản xuất .....................................................................66

cK

Bảng 2.25: Tình hình tiêu thụ sản phẩm đúc đồng năm 2015 ..................................70
Bảng 2.26: Ý kiến đánh giá của người dân về môi trường của làng nghề đúc đồng

họ

Thành phố Huế ........................................................................................71
Bảng 2.27: Ý kiến đánh giá của 50 cơ sở về mức độ xử lý những chất gây ra ô

Tr

ườ
n


g

Đ

ại

nhiễm tại Thành phố Huế ........................................................................72

x


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Dân số trong độ tuổi lao động của Thành phố Huế năm 2012 - 2014....31
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu sử dụng vốn cho các yếu tố đầu vào của các cơ sở kinh doanh

Tr

ườ
n

g

Đ

ại

họ

cK


in

h

tế

H

uế

năm 2015 .................................................................................................60

xi


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ chủng loại sản phẩm......................................................................68

Tr

ườ
n

g

Đ

ại

họ


cK

in

h

tế

H

uế

Sơ đồ 2.2: Kênh tiêu thụ sản phẩm ...........................................................................69

xii


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Làng nghề truyền thống (LNTT) là loại hình sản xuất có mặt hầu hết ở mọi
địa phương, gắn bó và có vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt, lao động
của người dân. Làng nghề đã góp phần vào sự phát triển của kinh tế - xã hội (KT -

uế

XH), giải quyết việc làm cho nhiều lao động, sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị.

H


Những năm gần đây, làng nghề với các lĩnh vực hoạt động đã được khơi dậy và đóng

tế

góp tích cực vào mức tăng trưởng của nền kinh tế, trong đó phải kể đến sự đóng góp
của hoạt động ngành nghề ở khu vực nông thôn.

in

h

Hòa trong dòng chảy chung của cả nước, Thành phố Huế đã và đang triển khai

cK

mục tiêu xây dựng Thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo
hướng “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”. Với xu

họ

thế đó, trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và Thành phố Huế nói
riêng do tập trung đầu tư, đổi mới nền KT - XH của tỉnh, thành phố đã chuyển đổi

ại

theo hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã tăng dần qua các năm. Tuy vậy,

Đ


trong thực tế lĩnh vực kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế, quy mô nền kinh tế vẫn còn

g

nhỏ; tốc độ tăng trưởng vẫn còn thấp; năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh

ườ
n

tranh chưa cao. Ngành du lịch - dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế
mạnh, ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (TTCN) còn phát triển chậm,

Tr

hoạt động làng nghề, nghề truyền thống còn nhiều mặt hạn chế.
Quá trình đô thị hóa nông thôn ở Thành phố Huế đã dẫn đến những hệ quả

tất yếu, ảnh hưởng đến phát triển của LNTT, đó là sự biến mất của nhiều làng
nghề hoặc có làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một, có làng nghề vẫn tồn
tại nhưng phải thay đổi cơ bản về quy trình sản xuất, mẫu mã. Làng nghề đúc
đồng Phường Đúc, phường Thủy Xuân thuộc Thành phố Huế cũng không nằm
ngoài hệ lụy đó, mặc dù với lịch sử hơn 500 năm hình thành và phát triển, phường
có tới hơn 60 lò đúc với khoảng hơn 200 người làm nghề này.

1


Ngoài các sản phẩm thông thường như đúc Đại hồng chung (chuông đồng cỡ
lớn), lư hương, các mặt hàng mỹ nghệ, các cơ sở đúc đồng ở Phường đúc còn có thể
sản xuất những chi tiết máy dùng trong công nghiệp và những linh kiện có tính

chính xác cao. Các sản phẩm đồng mỹ nghệ, từ khâu lên khuôn, nung chảy và rót
đồng đều chủ yếu bằng tay, làng nghề có những nghệ nhân với đôi tay tài hoa,
những kĩ năng, kĩ xảo để làm nên những chiếc chuông, chiêng rộn rã âm thanh.

uế

Tuy nhiên, hoạt động sản xuất - kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN)
và làng nghề trên địa bàn Thành phố Huế còn yếu, chưa tạo được những chuyển

H

biến lớn nhằm tăng tốc sự phát triển của ngành, giá trị sản xuất (GTSX) vẫn chưa

tế

cao so với các tỉnh, thành phố khác. Số lượng cơ sở làm hàng lưu niệm, hàng đúc

h

đồng vẫn chưa nhiều, phần lớn các đơn vị chỉ duy trì sản xuất ở quy mô nhỏ, mẫu

in

mã chưa phong phú, chưa đáp ứng tốt thị hiếu khách tiêu dùng, năng suất thấp, giá

cK

trị lao động thủ công trong một đơn vị sản phẩm còn quá lớn nên giá thành cao, bao
bì thẩm mỹ kém, công tác tuyên truyền, tiếp thị quảng cáo ít được chú trọng, trình


họ

độ quản lý của chủ cơ sở còn hạn chế.

Trong các làng nghề thủ công truyền thống (TCTT), làng nghề đúc đồng là

ại

một trong những nhóm ngành có thế mạnh xuất khẩu. Huế là thành phố du lịch nên

Đ

có thể tận dụng ưu thế này để xuất khẩu tại chỗ thông qua các cửa hàng bán hàng

g

lưu niệm, tổ chức các siêu thị hàng TCMN đúc đồng, tổ chức các làng nghề mang

ườ
n

tính biểu diễn thu hút khách du lịch và có thể bán hàng trực tiếp. Thị trường tiêu thụ
có điều kiện để phát triển, nhưng sản phẩm hàng lưu niệm tại địa phương lại không

Tr

phong phú, thua kém so với các tỉnh khác như Thanh Hóa (làng Trà Đông), Bắc
Ninh (làng nghề Đại Bái)… Đối với thị trường xuất khẩu trực tiếp, Huế vẫn chưa
khai thác được do sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới,
thua kém trong cạnh tranh về mẫu mã sản phẩm, giá thành, kinh nghiệm thương

trường, chưa có các thương nhân lớn hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh hàng đúc
đồng truyền thống. Trước những vấn đề trên, yêu cầu được đặt ra là làm thế nào để
làng nghề đúc đồng truyền thống ở Huế (chủ yếu Phường Đúc, phường Thủy Xuân)
tồn tại và phát triển trong cơ chế cạnh tranh khốc liệt của thị trường mà vẫn giữ
được những nét văn hóa truyền thống lâu đời.
2


Yêu cầu được đặt ra là làm thế nào để phát huy tiềm năng của làng nghề đúc
đồng trên địa bàn Thành phố Huế. Đây là yêu cầu vừa cấp thiết, vừa lâu dài cần
được nghiên cứu nhằm tìm ra những căn cứ lý luận và thực trạng làm cơ sở cho việc
đề xuất các giải pháp phát triển phù hợp. Xuất phát từ đó, tôi đã chọn đề tài: “Giải
pháp phát triển làng nghề đúc đồng truyền thống trên địa bàn Thành phố
Huế.” làm luận văn thạc sỹ kinh tế của mình.

uế

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung

H

Luận văn tập trung đánh giá thực trạng phát triển làng nghề đúc đồng truyền

tế

thống trên địa bàn Thành phố Huế, nhận định kết quả đạt được, những hạn chế

h


nguyên nhân để có giải pháp nhằm phát triển làng nghề, làng nghề đúc đồng truyền

in

thống của Thành phố.

cK

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về lý luận làng nghề, ngành nghề đúc

họ

đồng truyền thống và thực tiễn phát triển làng nghề, ngành nghề đúc đồng truyền
thống ở Việt Nam

ại

- Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề đúc đồng truyền thống trên địa

Đ

bàn Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2013 đến năm 2015.

g

- Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển ngành nghề và làng nghề đúc

ườ

n

đồng bền vững trên địa bàn Thành phố Huế trong thời gian tới.
3. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Tr

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển làng nghề đúc đồng truyền

thống; hoạt động sản xuất nghề đúc đồng của các cơ sở trong làng nghề đúc đồng
trên địa bàn Thành phố Huế; tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Về nội dung:
Lý luận về làng nghề đúc đồng và thực tiễn.
Tình hình phát triển làng nghề đúc đồng ở Thành phố Huế.
Tình hình sản xuất, kinh doanh và xã hội ở địa bàn nghiên cứu.
3


b. Về không gian:
Đề tài nghiên cứu ngành nghề đúc đồng, làng nghề đúc đồng truyền thống
thuộc 2 phường, Phường Đúc và phường Thủy Xuân trên địa bàn Thành phố Huế,
tỉnh Thừa Thiên Huế.
c. Về thời gian:
Đánh giá thực trạng qua số liệu thứ cấp từ năm 2013 - 2015.

uế

Số liệu điều tra sơ cấp năm 2015.


H

Giải pháp đề xuất đến năm 2020.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

tế

4.1. Phương pháp tiếp cận

in

h

Quá trình phát triển của một hiện tượng KT - XH nói chung và các ngành
nghề tiểu thủ công nói riêng chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Mặt khác, nó còn chịu

cK

ảnh hưởng rất lớn của các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Giữa

họ

các yếu tố đó lại có mối quan hệ tác động hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát
triển đồng thời được xem xét và đánh giá dựa trên cơ sở của phương pháp biện

ại

chứng duy vật lịch sử. Do đó, biện pháp chung được sử dụng trong nghiên cứu của


Đ

đề tài này cũng chính là phương pháp biện chứng duy vật lịch sử.
Phương pháp biện chứng duy vật lịch sử là một phương pháp tốt trong nhận

ườ
n

g

thức bản chất của các sự vật, hiện tượng trong KT - XH. Phương pháp này còn cho
phép chúng ta nghiên cứu hiện tượng không phải trong trạng thái riêng lẻ, cô lập mà

Tr

phải đặt chúng trong tổng hòa của các mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong sự biến
đổi từ chất đến lượng, từ thấp đến cao, từ quá khứ đến hiện tại và đánh giá sự vật
trong trạng thái động.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp điều tra, tổng hợp và phân tích số liệu
Việc tiến hành khảo điều tra thu thập số liệu phục vụ cho thực hiện luận văn
được tiến hành đồng thời ở hai cấp độ, có tính chất hỗ trợ và bổ sung cho nhau
trong quá trình nghiên cứu [15].

4


Cấp độ thứ nhất là khảo sát các nguồn tài liệu thứ cấp, bao gồm:
1. Xem xét các văn bản, chính sách, các báo cáo tổng kết và các nguồn số
liệu thống kê từ niên giám thống kê, số liệu từ Phòng Kinh tế, Niên giám các báo

cáo quy hoạch, phát triển công nghiệp - TTCN, phát triển làng nghề đúc đồng
truyền thống về kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của các
hộ gia đình có tham gia sản xuất đúc đồng ở địa bàn Thành phố Huế.

uế

2. Tổng kết các tư liệu nghiên cứu hiện có về ngành nghề đúc đồng ở Châu
Á, ở Việt Nam, ở miền Trung được đăng tải trên các báo, tạp chí, mạng Internet, kể

H

cả các báo cáo tổng kết hội nghị, hội thảo, kết quả các đợt phỏng vấn v.v…

tế

3. Thu nhận ý kiến từ các nhà quản lý tại địa phương được điều tra số liệu.

h

Cấp độ thứ hai giữ vai trò quan trọng nhất là số liệu sơ cấp điều tra tại

in

Phường Đúc và phường Thủy Xuân thuộc Thành phố Huế, thông qua phiếu điều tra

cK

được soạn sẵn theo yêu cầu của đề tài (phiếu điều tra được đính kèm ở phần phụ
lục). Những thông tin cần thu thập từ các đơn vị điều tra: các yếu tố đầu vào, kết


họ

quả và hiệu quả sản xuất, quy trình sản xuất, lực lượng lao động, trình độ người
quản lý, thị trường tiêu thụ sản phẩm v.v… Sau một quá trình nghiên cứu, trao đổi ý

ại

kiến với lãnh đạo Phòng Kinh tế Thành phố Huế, các nghệ nhân và các lao động

Đ

chính có kinh nghiệm trong ngành, các đơn vị đã nhiều năm kinh nghiệm SXKD

g

trong làng nghề đúc đồng truyền thống cũng như sự quan sát chủ quan của mình,

ườ
n

chúng tôi quyết định tập trung điều tra, nghiên cứu làng nghề đúc đồng truyền thống
cụ thể: 50 trong tổng số 61 cơ sở sản xuất. Phương pháp điều tra số liệu là tiếp cận

Tr

trực tiếp với các hộ gia đình trên địa bàn, sau đó tiến hành phỏng vấn và lấy thông
tin cần thiết có sẵn theo phiếu điều tra.
Sau khi thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp, chúng tôi tiến hành tổng hợp theo

các tiêu chí, chỉ tiêu và sử dụng các công cụ hỗ trợ Excel và SPSS để đánh giá

phân tích.
4.2.2. Phương pháp toán kinh tế
Phương pháp này được áp dụng trong nghiên cứu của luận văn là dạng hàm
sản xuất Cobb - Douglas. Hàm có dạng tổng quát như sau:
Q = f ( K, L, Z )
5


Trong đó:

- Q là thu nhập hỗn hợp của chủ cơ sở sản xuất
- K là vốn sản xuất
- L là lao động
- Z là các yếu tố phi vật chất

Cụ thể, trong nghiên cứu này, mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất được thể

MI = f (L, K, EDU, EXP)

- MI là thu nhập hỗn hợp của chủ cơ sở sản xuất

H

Trong đó:

uế

hiện như sau:

- L là số lao động


tế

- K là vốn sản xuất

h

- EDU là thời gian đi học và đào tạo chuyên môn

in

- EXP là kinh nghiệm của cơ sở sản xuất

cK

4.2.3. Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo

Để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như các vấn đề về kinh tế; kỹ

họ

thuật phức tạp, trong quá trình thực hiện đề tài tôi còn sử dụng phương pháp thu
thập thông tin từ các chuyên gia; chuyên viên; các nhà quản lý; các nhà kỹ thuật của

ại

chính các hộ gia đình hoặc các chuyên viên Sở NN&PTNT để rút ra những kết luận

Đ


có tính thực tiễn cao, có căn cứ khoa học, từ đó có đề xuất phù hợp với thực tiễn của

g

địa phương.

ườ
n

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết

Tr

cấu của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề đúc

đồng truyền thống
Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề đúc đồng truyền thống trên địa bàn
Thành phố Huế
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển làng nghề đúc đồng truyền
thống trên địa bàn Thành phố Huế

6


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG TRUYỀN THỐNG


uế

1.1. KHÁI QUÁT VỀ LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG
TRUYỀN THỐNG

H

1.1.1. Khái niệm về làng nghề và làng nghề đúc đồng truyền thống

tế

1.1.1.1. Làng

h

Trong lịch sử hình thành và phát triển, đến nay Việt Nam vẫn là một nước

in

nông nghiệp. Do vậy, làng, xã có vị trí hết sức quan trọng trong sản xuất cũng như

cK

đời sống của cư dân. Làng, xã Việt Nam phát triển từ lâu đời, gắn bó với nông
nghiệp và kinh tế nông thôn. Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học:

họ

“Làng là một khối dân cư nông thôn làm thành một đơn vị, có đời sống riêng về

nhiều mặt” [20].

ại

Theo tác giả Bùi Xuân Đính: “ Làng là một từ Nôm (từ Việt cổ) dùng để chỉ

Đ

đơn vị tụ cư truyền thống của người Việt ở nông thôn, có địa vực riêng (địa giới xác

g

định); cấu trúc vật chất riêng (đường làng, ngõ xóm, các công trình thờ cúng); cơ

ườ
n

cấu tổ chức, lệ tục, tiếng nói của làng riêng (thể hiện ở âm hay giọng); tính cách
riêng, hoàn chỉnh và tương đối ổn định qua quá trình lịch sử ” [20].

Tr

1.1.1.2. Nghề

Theo Từ điển tiếng Việt: “Nghề là công việc làm theo sự phân công lao động

của xã hội hay nghề khái niệm chỉ hoạt động SXKD” [5]. Từ khái niệm trên có thể
hiểu, nghề chính là sự chuyên môn hóa về một lĩnh vực nhất định, có thể sản xuất
các sản phẩm theo chất liệu khác nhau và kinh doanh các mặt hàng đó trên thị
trường nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở mọi thời đại.

Theo quan điểm chung, các hoạt động sản xuất TTCN ở địa phương nào đó
được gọi là nghề khi nào phải tạo ra được một khối lượng sản phẩm chiếm lĩnh thị

7


trường thường xuyên và những người sản xuất, hoặc cơ sở sản xuất đó lấy nghề
đang hành làm nguồn thu chủ yếu thì mới được xem là có nghề.
1.1.1.3. Khái niệm và phân loại làng nghề
“Làng nghề thủ công là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các
nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời, có
sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống

uế

doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng Tổ nghề, và các thành viên luôn ý thức tuân thủ

H

những ước chế xã hội và gia tộc. Sự liên kết hỗ trợ nhau về nghề, kinh tế, kỹ thuật,
đào tạo thợ trẻ giữa các gia đình cùng dòng tộc, cùng phường nghề trong quá trình

tế

lịch sử hình thành, phát triển nghề nghiệp đã hình thành làng nghề ngay trên đơn vị

h

cư trú, làng xóm truyền thống của họ” [30].


in

Theo Dương Bá Phượng, làng nghề là một thiết chế gồm hai bộ phận cấu thành là

cK

“làng” và “nghề”… Là làng ở nông thôn có một (hoặc một số) nghề thủ công nghiệp
tách hẳn ra khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập [13]. Bách khoa toàn thư Việt Nam

họ

thì khái quát: “Làng nghề là những làng sống bằng hoặc chủ yếu nghề thủ công ở nông
thôn Việt Nam” [7].

ại

Theo Thông tư số 116/2006/TT - Bộ NN&PTNT ngày 18/2/2000 về việc:

Đ

Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ - CP ngày

g

07/7/2006 của Chính phủ về phát triển NNNT, định nghĩa: “Làng nghề là một cụm

ườ
n

hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản , làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân

cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động NNNT, sản xuất ra một

Tr

hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”.
Cũng theo Thông tư trên, “Được coi là làng nghề, nếu các hộ gia đình lao

động trong làng làm nghề tối thiểu chiến từ 30% trở lên; hoạt động SXKD ổn định
tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm công nhận”.
Như vậy, làng nghề là một thiết chế gồm hai yếu tố cấu thành là làng và nghề.
Trong đó nghề trong làng đã tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp thành ngành kinh
doanh độc lập nên đã phù hợp với điều kiện mới. Đồng thời trong cơ cấu kinh tế của
làng còn có các hoạt động phi nông nghiệp khác. Quá trình chuyên môn hóa trong sản

8


xuất của làng nghề cũng như sự phân công lao động trong các làng nghề đã làm xuất
hiện các ngành dịch vụ đi kèm, từ đó đã xuất hiện các làng nghề buôn bán dịch vụ.
Tuy nhiên, không phải bất cứ quy mô nào của nghề cũng được gọi là làng nghề. Làng
được là làng nghề khi các hoạt động của ngành nghề phi nông nghiệp đạt đến quy mô
nào đó mang tính ổn định. Vì vậy, khái niệm làng nghề phải thể hiện được cả định
tính và định lượng.

uế

Căn cứ vào tiêu chí, mục tiêu khác nhau mà có những cách phân loại làng

làng một nghề, làng nhiều nghề, LNTT và làng nghề mới.


H

nghề khác nhau. Phân loại làng nghề theo số lượng và thời gian, làm nghề gồm có

tế

Mỗi cách phân loại trên có những đặc thù riêng và tùy theo mục đích mà có

h

thể lựa chọn cách phân loại phù hợp. Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản

in

xuất, sản phẩm, thị trường NVL và tiêu thụ sản phẩm thì nước ta gồm 6 nhóm

cK

ngành hoạt động làng nghề.

Bảng 1.1: Nhóm ngành hoạt động làng nghề
Nhóm làng nghề

Tỷ lệ (%)

1

Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ

20


2

Làng nghề dệt, nhuộm, ươm tơ, thuộc da

17

3

Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá

5

4

Làng nghề tái chế phế liệu

4

5

Làng nghề thủ công mỹ nghệ

39

Các nhóm ngành khác

15

ại


Đ

g

ườ
n

Tr

6

họ

STT

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn [19]

Như vậy, các tiêu chí để phân loại làng nghề chỉ mang tính tương đối, đan

xen, bao hàm lẫn nhau, làng nghề TCMN đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với làng
nghề TCTT, làng nghề TCMN là làng nghề TCTT trong đó TCMN là nghề chính
hoặc chiếm ưu thế so với các nghề chủ công khác.
1.1.1.4. Khái niệm làng nghề đúc đồng truyền thống
Làng nghề đúc đồng truyền thống là một bộ phận quan trọng của LNTT nói
riêng, và của nền kinh tế đất nước nói chung. Trong làng nghề đúc đồng truyền
9


thống thường có đại bộ phận dân số làm nghề cổ truyền hoặc một vài dòng họ

chuyên làm nghề theo kiểu cha truyền con nối, nghĩa là việc dạy nghề được thực
hiện bằng phương pháp truyền nghề. Song sự truyền nghề này luôn có sự tiếp thu
cải tiến, sáng tạo làm cho sản phẩm của mình có những nét độc đáo riêng so với sản
phẩm của người khác, làng khác.
Qua khái niệm nghề và làng nghề được trình bày ở trên thì làng nghề đúc

uế

đồng truyền thống trước hết là làng nghề được tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch

H

sử, là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia
đình chuyên làm nghề đúc đồng truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ

tế

nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các thành

h

viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc.

in

1.1.2. Phát triển làng nghề truyền thống

cK

1.1.2.1. Khái niệm phát triển làng nghề truyền thống

Phát triển là sự chuyển biến từ trạng thái thấp sang trạng thái cao hơn, với

họ

trình độ và chất lượng cao hơn. Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt
của nền kinh tế trong một giai đoạn nhất định, bao gồm cả sự tăng lên về lượng và

ại

sự thay đổi tiến bộ về chất. Nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện

Đ

của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Phát triển là một quá trình lâu dài

g

và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định, khái quát thông qua sự gia tăng

ườ
n

của tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân đầu
người, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế và sự biến đổi ngày càng tốt

Tr

hơn các vấn đề xã hội.
Do vậy, phát triển làng nghề là sự tăng lên về cả số lượng, chất lượng, cơ cấu


tổ chức của làng nghề từ mức độ thấp lên đến mức độ cao thể hiện ở việc mở rộng
về quy mô sản xuất, sự gia tăng về mức đóng góp nhân sách và thu thập bình quân
đầu người, việc đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường làng nghề.
1.1.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển làng nghề truyền thống
Phát triển làng nghề được thể hiện trong Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg
ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ với nội dung “Định hướng chiến lược phát

10


triển bền vững ở Việt Nam” và chỉ rõ “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng
trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.
Phát triển làng nghề biểu hiện về phát triển số lượng làng nghề, về quy mô làng nghề
và cơ cấu sản phẩm làng nghề dựa trên đặc thủ của từng làng nghề. Đối với làng nghề
TCMN, việc đánh giá sự phát triển thể hiện ở một số nội dung sau: [8]
+ Các tiêu chí về lĩnh vực kinh tế: Quy mô sản xuất (doanh thu bình quân);

uế

trình độ công nghệ; quy mô nguồn nhiên liệu; hoạt động thương mại (các kênh tiêu

H

thụ); hoạt động du lịch.

+ Các tiêu chí về lĩnh vực xã hội: Số việc làm; hình thức tham gia nghề; thu

tế

nhập của người lao động; đào tạo cho người lao động; an toàn lao động.


h

+ Các tiêu chí về môi trường: Các chỉ tiêu kỹ thuật; nhận thức của người dân

in

về ô nhiễm môi trường

cK

1.2. VAI TRÒ CỦA NGÀNH NGHỀ ĐÚC ĐỒNG VÀ LÀNG NGHỀ ĐÚC
ĐỒNG TRUYỀN THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG

họ

NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
1.2.1. Giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời, độc đáo của từng địa phương

ại

Giá trị văn hóa của LNTT thể hiện qua sản phẩm, cơ cấu của làng, lối sống,

Đ

phong tục tập quán của cộng đồng. Những sản phẩm TCTT hầu hết là những sản

g

phẩm hàng hóa mang tính nghệ thuật, nó là sản phẩm văn hóa vật thể vừa chứa


ườ
n

đựng những giá trị văn hóa phi vật thể. Những sản phẩm thủ công thể hiện sự ứng
xử của con người trước nguyên liệu, trước thiên nhiên. Từ nguyên liệu thô sơ, qua

Tr

bàn tay tài hoa, tâm huyết của người thợ đã thở thành những sản phẩm xinh xắn,
duyên dáng vì sản phẩm là nơi gửi gắm tâm hồn, tài năng, thể hiện khiếu thẩm mỹ
lao động, sự thông minh sáng tạo, tinh thần lao động của người thợ - nghệ nhân.
Mỗi làng nghề thực sự là một địa chỉ văn hóa, phản ánh nét văn hóa độc đáo của
từng địa phương, từng vùng. LNTT từ lâu đã trở thành một bộ phận hữu cơ không
thể thiếu của văn hóa dân gian. Những giá trị văn hóa chứa đựng trong các LNTT
đã tạo nên những nét riêng độc đáo đa dạng nhưng cũng mang bản sắc chung của
văn hóa dân tộc Việt Nam. Làng nghề là nơi cộng đồng dân cư có lối sống văn

11


hóa: sống yêu lao động; sống cần cù, giản dị, tiết kiệm; sống đùm bọc, giúp nhau
cùng rèn luyện tay nghề.
1.2.2. Góp phần giải quyết việc làm
Làng nghề Việt Nam hàng năm góp phần giải quyết số lượng lớn lao động
nông thôn nhàn rỗi. Lao động ở khu vực nông thôn hiện nay đang chiếm một tỉ lệ
rất lớn trong tổng số lao động của cả nước. Phát triển làng nghề giải quyết được

uế


việc làm tại chỗ cho người lao động, thể hiện được chủ trương lớn của Đảng và Nhà

H

nước là xoá đói giảm nghèo, tạo cơ hội làm giàu ngay tại địa phương. Thu hút được
một lực lượng lớn lao động dôi dư và lao động thời vụ tại các địa phương, góp phần

tế

làm giảm bớt thời gian lao động nông nhàn không những ở gia đình mình làng xóm

h

mình mà còn thu hút lao động ở các địa phương khác, do đó góp phần giải quyết lao

in

động dư thừa trên diện rộng.

cK

Làng nghề TCTT ngoài việc tạo việc làm cho người tại chỗ, còn cung cấp
việc làm cho một số người làm dịch vụ cung cấp nguyên liệu, dịch vụ hoàn chỉnh và

họ

dịch vụ tiêu thụ sản phẩm.

1.2.3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa


ại

Mục tiêu cơ bản của CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn là tạo ra một cơ

Đ

cấu kinh tế mới phù hợp và hiện đại ở nông thôn. Trong quá trình vận động và phát

g

triển các làng nghề đã có vai trò tích cực trong việc tăng trưởng tỷ trọng của công

ườ
n

nghiệp, TTCN và du lịch dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng của nông nghiệp. Sự phát triển
lan toả của làng nghề đã mở rộng quy mô và địa bàn sản xuất, thu hút nhiều lao

Tr

động đồng thời nó còn đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán sản xuất từ
sản xuất nhỏ, độc canh, mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá, hoặc tiếp
nhận công nghệ mới làng thuần nông.
Sự phát triển của các làng nghề trong những năm qua đã thực sự góp phần
thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng cơ cấu
ngành công nghiệp dịch vụ, giảm cơ cấu ngành nông lâm ngư nghiệp, góp phần
bố trí lực lượng lao động hợp lý theo hướng "ly nông bất ly hương". Đặc biệt, sự
phát triển của những làng nghề mới đã phá thế thuần nông, tạo đà cho công
nghiệp phát triển, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở nông thôn.
12



×