Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

phát triển làng nghề thêu ren truyền thống trên địa bàn huyện thường tín, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 120 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO THỊ KIM THANH

PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ THÊU REN TRUYỀN THỐNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Phương Thụy

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng


Tác giả luận văn

Đào Thị Kim Thanh

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Phương Thụy đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế Tài Nguyên – Môi trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức phòng Tài Nguyên và
Môi trường, phòng Kinh tế và phòng Thống kê huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng


Tác giả luận văn

Đào Thị Kim Thanh

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ và đồ thị .......................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Phần mở đầu ..................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết ...................................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.3.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..................................................3


Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ..............................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận....................................................................................................4

2.1.1.

Các khái niệm ..................................................................................................4

2.1.2.

Vai trò phát triển làng nghề truyền thống .........................................................7

2.1.3.

Đặc điểm của nghề thêu ren tại Việt Nam ........................................................9

2.1.4.

Nội dung phát triển của làng nghề truyền thống .............................................12

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề truyền thống .....................16

2.2.

Cơ sở thực tiễn...............................................................................................19


2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển làng nghề thủ công ở một số nước .............................19

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển làng nghề của một số tỉnh ở Việt Nam .......................22

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................26
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .........................................................................26

3.1.1.

Vị trí địa lý ....................................................................................................26

3.1.2.

Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn............................................................................27

3.1.3.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội .................................................................27

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................33

iii



3.2.1.

Phương pháp chọn điểm, thu thập tài liệu nghiên cứu ....................................33

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................34

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................34

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................34

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................37
4.1.

Thực trạng phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn huyện Thường
Tín- Hà Nội ...................................................................................................37

4.1.1.

Vấn đề quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề thêu ren truyền thống
của huyện Thường Tín ...................................................................................37

4.1.2.


Phát triển quy mô, hình thức tổ chức sản xuất ................................................40

4.1.3.

Tình hình phát triển sản xuất của các làng nghề thêu ren ................................48

4.1.4.

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ............................................................57

4.1.5.

Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh .......................................................61

4.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề thêu truyền thống ................64

4.2.1.

Chủ trương chính sách phát triển làng nghề thêu ren ......................................64

4.2.2.

Chất lượng lao động ......................................................................................66

4.2.3.

Học nghề và truyền nghề ...............................................................................69


4.2.4.

Xây dựng thương hiệu ...................................................................................71

4.2.5.

Cơ sở hạ tầng .................................................................................................71

4.2.6.

Môi trường làng nghề ....................................................................................72

4.2.7.

Yếu tố truyền thống .......................................................................................73

4.3.

Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển
các làng nghề thêu ren trên địa bàn Thường Tín, Hà Nội ................................74

4.3.1.

Điểm mạnh ....................................................................................................74

4.3.2.

Điểm yếu .......................................................................................................75


4.3.3.

Cơ hội............................................................................................................75

4.3.4.

Thách thức .....................................................................................................76

4.4.

Định hướng và những giải pháp để phát triển làng nghề thêu ren truyền thống ......78

4.4.1.

Phương hướng phát triển làng nghề thêu ........................................................78

4.4.2.

Giải pháp phát triển làng nghề thêu ren ..........................................................80

iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................89
5.1.

Kết luận .........................................................................................................89

5.2.


Kiến nghị .......................................................................................................90

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................92
Phụ lục ......................................................................................................................94

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CC

Cơ cấu

CN

Công nghiệp

CN - XD

Công nghiệp - Xây dựng

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

DN


Doanh nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

HTX

Hợp tác xã

KH - KT

Khoa học - Kỹ thuật

KT - XH

Kinh tế - Xã hội

LNTT

Làng nghề truyền thống

SL

Số lượng

SP

Sản phẩm


SXKD

Sản xuất kinh doanh

TĐPTBQ

Tốc độ phát triển bình quân

TM - DV

Thương mại - Dịch vụ

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình đất đai huyện Thường Tín 2013 - 2015 ......................................28
Bảng 3.2. Tình hình dân số - lao động huyện Thường Tín qua 3 năm 2013 –
2015 ..........................................................................................................30
Bảng 3.3. Kết quả phát triển kinh tế huyện Thường Tín (2013 – 2015) ......................31
Bảng 4.1. Số lượng và cơ cấu làng nghề thêu huyện Thường Tín năm 2013-2015 .....41
Bảng 4.2. Các loại hình tổ chức ở làng nghề thêu ren ở Thường Tín ..........................42
Bảng 4.3. Lao động ở làng nghề thêu ren truyền thống huyện Thường Tín năm
2013 -2015 ................................................................................................45
Bảng 4.4. Thu nhập bình quân của lao động/ tháng từ năm 2013-2015 ......................46

Bảng 4.5. Số lượng và Giá trị sản xuất của các làng nghề thêu ren huyện Thường
Tín qua các năm 2013 -2015 ....................................................................47
Bảng 4.6. Trang thiết bị, công nghệ kỹ thuật cơ sở sản xuất ......................................48
Bảng 4.7. Tình hình huy động vốn của các cơ sở điều tra ..........................................50
Bảng 4.8. Chi phí sản xuất một số mặt hàng thêu ren chính của làng nghề .................52
Bảng 4.9. Tình hình sản xuất thêu ren truyền thống ở làng nghề thêu ren Thường
Tín 3 năm (2013-2015)..............................................................................53
Bảng 4.10. Số lượng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thêu ren năm 2015 ...........................56
Bảng 4.11. Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở làng nghề thêu ren Huyện Thường Tín
năm 2013 -2015 ........................................................................................57
Bảng 4.12. Biến động giá sản phẩm thêu từ 2013-2015 ...............................................60
Bảng 4.13. Kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của các hộ thêu ren tại Thường
Tín ............................................................................................................61
Bảng 4.14. Đánh giá của người dân về vai trò của Làng nghề trong đời sống ..............63
Bảng 4.15. Chất lượng lao động trong các hộ điều tra tại các xã thuộc huyện
Thường Tín năm 2015 ...............................................................................68
Bảng 4.16. Đào tạo nghề cho người lao động của huyện giai đoạn 2013 – 2015 ................70
Bảng 4.17. Bảng phân tích SWOT ................................................................................77

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Thường Tín , Hà Nội.......................................................26
Sơ đồ 4.1. Các kênh tiêu thụ sản phẩm thêu ren ...........................................................59
Biểu đồ 4.1. Tình hình sử dụng vốn của hộ sản xuất thêu ren năm 2015 ......................51
Biểu đồ 4.2. Nhận thức của các hộ về mức độ ô nhiễm tại các làng nghề thêu ren
truyền thống trên địa bàn huyện Thường Tín ........................................73

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đào Thị Kim Thanh
Tên Luận văn: “Phát triển làng nghề thêu ren truyền thống trên địa bàn huyện
Thường Tín, Hà Nội”
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
làng nghề thêu ren ở Thường Tín, để đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển làng nghề
thêu ren trên địa bàn huyện trong thời gian tới, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu
nhập người dân ở Thường Tín, Hà Nội. Từ đó đưa ra các mục tiêu cụ thể (1) Hệ thống
hóa lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề thêu ren truyền thống (2) Đánh giá thực
trạng phát triển các làng nghề thêu ren (3) Phân tích những yếu tố ảnh hưởng (4) Chỉ ra
những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với sự phát triển làng nghề thêu ren
(5) Đề xuất phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển làng nghề thêu ren truyền
thống ở Thường Tín, Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
Số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra 70 hộ sản xuất (58 hộ, 4 Hợp Tác Xã, 8 Doanh
nghiệp), 8 cán bộ quản lý, 20 người tiêu dùng trên 4 xã Quất Động, Dũng Tiến, Thắng
Lợi, Nguyễn Trãi.
Số liệu thứ cấp: Thông qua các tài liệu văn bản, sách báo, tạp chí, sổ sách, báo
cáo, website và tư liệu do địa phương cung cấp có liên quan đến đề tài.
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo,
phương pháp so sánh, phương pháp phân tích SWOT, phương pháp dự báo cùng với các
hệ thống chỉ tiêu: Chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển, chỉ tiêu phản ánh kết quả và

hiệu quả sản xuất, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, chỉ tiêu phản ánh về hiệu quả SX.
Kết quả chính và kết luận
Hệ thống hóa cơ sở lý luận: các khái niệm, vai trò phát triển làng nghề, các yếu tố
ảnh hưởng tới phát triển làng nghề, đặc điểm của làng nghề thêu ren, nội dung phát triển
làng nghề truyền thống. Nêu ra kinh nghiệm phát triển làng nghề của tỉnh Bắc Ninh, Hà
Tây, Hải Dương và các nước Nhật Bản, Thái Lan, Indonexia.
Kết quả nghiên cứu đề tài: Làng nghề thêu ren ở huyện Thường Tín trong những
năm gần đây đã có sự phát triển về số lượng, quy mô lao động, vốn kinh doanh. Giá trị

ix


sản xuất của làng nghề đã có đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, nhất là tăng trưởng
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn, góp phần nâng cao đời sống, thay đổi bộ mặt nông thôn. Sản phẩm làm ra đã kết
hợp giữa kinh nghiệm cổ truyền để bảo tồn, phát huy vốn quý báu của văn hóa dân tộc
với kỹ thuật hiện đại nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, thích ứng tốt hơn với nhu cầu
tiêu dùng ngày càng tăng của khách hàng, đặc biệt là khách hàng quốc tế. Đồng thời mở
rộng mô hình gắn sản xuất làng nghề thêu ren truyền thống với phát triển du lịch để hỗ
trợ, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển, thực hiện xuất khẩu tại chỗ.
Tuy nhiên nghề thêu ren còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại, thách thức. Sự phát triển
của làng nghề thêu ren chưa làm thay đổi cơ bản diện mạo của chính bản thân làng nghề
do quy mô sản xuất còn nhỏ bé, phân tán, số lượng, chất lượng sản phẩm chưa đủ sức
chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới. Công nghệ sản xuất chưa được
đầu tư cao, thị trường tiêu thụ ngày càng khó khăn với sự cạnh tranh gay gắt, sự quan
tâm của các cấp chính quyền tuy có tiến bộ nhưng phân công trách nhiệm chưa rõ ràng,
còn buông lỏng, thiếu sự định hướng, hỗ trợ dẫn đến việc kinh doanh trong làng nghề
còn mang nặng tính tự phát, và phát triển không đều.
Để giữ gìn và pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện Thường
Tín tôi đưa ra một số giải pháp: (1) Khuôn khổ pháp luật, chính sách của nhà nước và địa

phương, (2) Đa dạng hóa sản phẩm, (3) Đa dạng hóa hình thức tổ chức sản xuất – kinh
doanh, (4) Đa dạng hóa hình thức huy động vốn, (5) Mở rộng thị trường tiêu thụ, (6) Xây
dựng thương hiệu, (7) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, (8) Giải pháp môi trường.
Cuối cùng, để các giải pháp đạt hiệu quả, tôi đưa ra kiến nghị với cơ quan Nhà
nước, đối với huyện Thường Tín và đối với cơ sở sản xuất.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dao Thi Kim Thanh
Thesis title: “Development of traditional embroidery village in Thuong Tin
district, Ha Noi”
Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Based on the assessment of the development’s reality and the factors affecting
to the development of the embroidery villages in Thuong Tin, the measures are
proposed to promote the development of the embroidery village, contribute the
economic development, and improve people's income in Thuong Tin, Ha Noi. Then
specific objectives are set out: (1) Systemizing the theoretical and practical on the
development of traditional embroidery

villages; (2) Giving the assessment of the

development status of the embroidery village; (3) Analysing the impact factor; (4)
Indicating the strengths, weaknesses, opportunities and challenges for the development

of the embroidery village; (5) Recommending orientation and solution to promote the
development of traditional embroidery villages in Thuong Tin District, Ha Noi.
Materials and Methods
Primary material: Conduct a survey to 70 households (58 households, 4
Cooperatives, 8 Enterprises), 8 managers, and 20 consumers on 4 communes, i.e. Quat
Dong, Tien Dung, Thang Loi, and Nguyen Trai.
Secondary material: Through text documents, books, newspapers,
magazines, books, reports, websites and document provided by local authorities
related to the subject.
Topics using statistical method, expert method, monograph method,
comparison method, SWOT analysis method, forecasting method, along with the system
of indicators: indicators reflecting the developed situation, the results and efficiency of
production, the efficiency of using the capital, and the last, the production efficiency.
Main findings and conclusions
System of the codified rationale: the concepts, the role in development of the
traditional craft villages, the factors affecting the development of the traditional craft

xi


villages, the characteristics of the embroidery villages, the orientation to the
development of the traditional craft villages, and the experience in developing the craft
villages in other provinces such as Bac Ninh, Ha Tay, Hai Duong and other countries
such as Japan, Thailand, Indonesia.
The result of the survey shows that in recent years the embroidery villages in
Thuong Tin district are grown in the number of the craft villages, the scale of labor, and
business expansion. The production values of the village has an important contribution
to the economic growth, especially the growth of industry - handicraft in the locality
and the restructuring of the rural economy, the improvement of the living standards, and
the changes of the rural areas. Their products have a combination of traditional

experience and modern technology aimed at preserving and promoting the national
culture and improving the product quality to adapt to the customers’ demand, especially
international customers. The traditional embroidery craft villages become appealing
destinations for tourists.
However, embroidery is facing with many difficulties and challenges. The
development of the embroidery villages don’t change the basic appearance of the
villages yet because the production scale is small and scattered, and the quantity and
quality of products are not enough to dominate the market, especially the world market.
Producing technology is not invested, consumption market is increasingly difficult with
the stiff competition, the attention of the authorities is lack of orientation, as a result,
and the development of the villages is still heavily spontaneous and uneven
development.
To preserve and develop the traditional embroidery villages in Thuong Tin
district, I would like to offer some solutions such as the legal framework and policies of
the government and local authority, the product diversification, the forms of production
organization and business diversification, the expansion of markets, the development of
brand, the improvement of quality of human resources, and the solution for
environment.
Finally, to achieve the effective solutions, I make recommendations to the
authorities, especially Thuong Tin district and production facilities.

xii


PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Lịch sử phát triển kinh tế xã hội cũng như lịch sử phát triển của nền văn
hóa Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử phát triển của làng nghề. Mỗi một làng
nghề là một địa chỉ văn hóa nó phản ánh nét văn hóa độc đáo của từng địa
phương, từng vùng. Từ xa xưa, hệ thống các làng nghề đã có mặt trên hầu hết

mọi địa phương trên cả nước, nó luôn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống sinh
hoạt, lao động của người dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa
tinh thần ở các vùng quê Việt Nam. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển làng nghề tiểu thủ công
nghiệp rất có ý nghĩa trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, gìn giữ và
phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Thủ đô Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề truyền thống, có tới hơn 1.350
làng nghề, với hơn 200 làng nghề truyền thống lừng danh cả nước bởi sản phẩm
đa dạng, đậm bản sắc dân tộc (Thanh Hoa, 2014). Một trong những làng nghề nổi
bật nhất là các nghề thêu, tập trung nhiều ở các xã trong huyện Thường Tín, điển
hình là làng nghề thêu Quất Động, làng nghề thủ có có lịch sử lâu đời vang danh
khắp vùng Kinh Bắc từ xưa tới nay (Nguyễn Đức Toàn, 2005). Mặc dù có giá trị
cao về kinh tế, văn hóa nhưng có giai đoạn các làng nghề thêu đang đứng trước
nguy cơ bị mai một, sản phẩm mất dần sự cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy,
trong thời gian tới phát triển các làng nghề thêu ren nhằm phát huy những lợi thế,
tiềm năng của địa phương về một ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống,
từ đó thúc đẩy các làng nghề thêu ren phát triển bền vững, lâu dài, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn địa phương là một yêu cầu tất yếu, là mối
quan tâm của các cấp, ngành huyện Thường Tín.
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương hỗ trợ và phát triển nông nghiệp,
nông thôn của Đảng và Nhà nước, các ngành nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở
nước ta đã và đang được khôi phục và phát triển. Hà Nội đã có nhiều chính sách để
khuyến khích, hỗ trợ xây dựng hạ tầng, xử lý ô nhiễm, hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây
dựng thương hiệu… để các nghệ nhân gắn bó với làng nghề, các làng nghề phát triển
hưng thịnh góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân, phát triển kinh tế xã hội và
gìn giữ văn hóa dân tộc (Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND).
Do đó, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển làng nghề thêu ren truyền thống
trên địa bàn huyện Thường Tín, Hà Nội” cho luận văn của mình.

1



1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển, các yếu tố ảnh hưởng đến phát
triển làng nghề thêu ren ở Thường Tín, để đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển
làng nghề thêu ren trên địa bàn huyện trong thời gian tới, góp phần phát triển
kinh tế, nâng cao thu nhập người dân ở Thường Tín, Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề truyền
thống.
- Đánh giá thực trạng phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn huyện
Thường Tín và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng phát triển làng
nghề thêu ren. Chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với sự
phát triển làng nghề thêu ren ở Thường Tín, Hà Nội.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển làng nghề thêu
ren truyền thống trong thời gian tới, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu
nhập người dân ở Thường Tín, Hà Nội.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
1) Phát triển làng nghề thêu ren truyền thống gồm những nội dụng và tiêu
chí đánh giá nào?
2) Cơ sở lý luận nào để phát triển làng nghề truyền thống?
3) Các bài học kinh nghiệm của địa phương khác trong phát triển làng
nghề truyền thống là gì?
4) Thực trạng phát triển làng nghề thêu ren truyền thống trên địa bàn
huyện Thường Tín như thế nào?
5) Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề thêu ren truyền thống
trên địa bàn huyện Thường Tín là những yếu tố nào?
6) Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển
làng nghề thêu ren ở Thường Tín, Hà Nội là gì?

7) Giải pháp nào để phát triển làng nghề thêu ren truyền thống trên địa bàn
huyện Thường Tín?

2


1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: nghiên cứu các vấn đề kinh tế có liên quan đến tổ
chức, quản lý và hoạt động nghề thêu trong các làng gắn với sự phát triển trên địa
bàn huyện Thường Tín.
Chủ thể nghiên cứu: nghiên cứu các tác nhân tham gia sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm thêu ren trên địa bàn huyện Thường Tín bao gồm hộ, cán bộ quản lý
các cấp, người tiêu thụ, các đơn vị kinh tế liên quan.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển
làng nghề thêu ren truyền thống ở huyện Thường Tín, Hà Nội.
Về không gian: Tại các làng nghề thêu thuộc xã: Xã Quất Ðộng, xã Dũng
Tiến, xã Thắng Lợi, xã Nguyễn Trãi của huyện Thường Tín, Hà Nội.
Về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp: 3 năm (năm 2013- năm 2015)
+ Thời gian thực hiện đề tài: từ 4/2015-4/2016

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm làng nghề, làng nghề truyền thống và làng nghề thêu truyền thống

Khái niệm làng nghề
Với những quan niệm khác nhau thì từ trước đến nay chúng ta có rất nhiều
khái niệm về làng nghề.
Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là nơi quần
cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỉ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng.
Làng nghề không những là làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những
người cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc
của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn
bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương (Phạm Côn Sơn, 2004).
Xét theo góc độ kinh tế thì Dương Bá Phượng cho rằng “Làng nghề là
làng ở nông thôn có một hoặc một số nghề thủ công tách hẳn ra khỏi khu công
nghiệp và kinh doanh độc lập. Thu nhập từ các làng nghề đó chiếm tỉ trọng cao
trong tổng giá trị toàn làng” (Dương Bá Phượng, 2001).
Làng nghề là những làng đã từng có từ 50 hộ hoặc từ 1/3 tổng số hộ hay
lao động của địa phương trở lên làm nghề, chiếm phần chủ yếu trong tổng thu
nhập của họ trong năm (Nguyễn Văn Đại và Trần Văn Luận,1997).
Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một
hay một số nghề thủ công hầu như được tách hẳn ra khỏi nông nghiệp, kinh
doanh độc lập và đạt tới một tỷ lệ nhất định về lao động làm nghề cũng như
về mức thu nhập từ nghề so với tổng số lao động và thu nhập của làng (Đỗ
Quang Dũng, 2006).
Theo thông số 116/2006/TT-BNN Hướng dẫn thực hiện một số nội dung
của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ Về việc phát triển ngành nông
thôn quy định “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư thôn, ấp, bản, làng,
buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có
các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm
khác nhau”.

4



Khái niệm làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống là những làng nghề đã xuất hiện lâu đời, được nối
tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác hoặc ít nhất cũng tồn tại hàng chục năm. Làng
nghề truyền thống phải có các yếu tố sau: Hình thành và phát triển lâu đời, có
nhiều nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, sử dụng nguyên liệu trong nước là
chủ yếu, sản phẩm mang tính truyền thống và độc đáo của Việt Nam, có giá trị
chất lượng cao, vừa là hàng hóa tiêu dùng, vừa là sản phẩm văn hóa nghệ thuật,
mỹ thuật thậm chí trở thành các di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam, là nghề
nuôi sống phần lớn bộ phận dân cư trong làng. Theo Thông tư 116/2006/TT-BNN
quy định làng nghề truyền thống có nghề đã xuất hiện trên 50 năm, tạo ra những
sản phẩm mang bản sác văn hóa dân tộc, nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiểu
nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
Cho tới nay có rất nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau khi đề cập đến
tiêu chí để một làng ở nông thôn được coi là một làng nghề truyền thống
(Nguyễn Văn Đại và Trần Văn Luận (1996); Dương Bá Phượng (2001); Đỗ
Quang Dũng (2006)). Tuy nhiên, các ý kiến thống nhất ở một số tiêu chí sau:
Giá trị sản xuất và thu nhập của từ phi nông nghiệp ở làng nghề đạt trên
50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng nghề trong năm.
Số hộ và số lao động tham gia thường xuyên hoặc không thường xuyên,
trực tiếp hoặc gián tiếp đối với nghề phi nông nghiệp ở làng ít nhất đạt 30% so
với tổng số hộ hoặc lao động ở làng nghề có ít nhất 300 lao động.
Sản phẩm phi nông nghiệp do làng sản xuất mang tính đặc thù của làng và
do người trong làng tham gia. Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ mang đậm nét
yếu tố văn hóa và bản sắc dân tộc Việt Nam.
Khái niệm làng nghề thêu truyền thống
Nghề thêu là một ngành nghề truyền thống có từ rất lâu đời. Đó là nghệ
thuật dùng chỉ xuyên qua xuyên lại trên mặt vải để tạo ra một sản phẩm mỹ nghệ.
Lịch sử nghề thêu truyền thống gắn liền với lịch sử tâm linh của người Việt Nam
trong quá khứ. Sử cũ ghi chép lại rằng, ông tổ nghề thêu là Lê Công Hành tại xã

Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội (Nguyễn Đức Toàn, 2005).

5


2.1.1.2. Khái niệm về phát triển, Phát triển làng nghề
Phát triển
Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều
hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc
hậu (Ngô Thắng Lợi, 2012).
Ngân hàng thế giới đưa ra khái niệm có ý nghĩa rộng hơn bao gồm những
thuộc tính quan trọng liên quan đến hệ thống giá trị của con người, đó là “Sự
bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do công dân để
củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong các mối quan hệ với nhà
nước, với cộng đồng” (Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, 2011).
Phát triển là một quá trình tăng trưởng gồm nhiều yếu tố cấu thành như
kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hóa…(Bùi Ngọc Quyết, 2000).
Phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên và cũng là thước đo chủ yếu về sự
tiến bộ xã hội trong mỗi giai đoạn phát triển. Phát triển kinh tế được hiểu là quá
trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, là sự tăng trưởng gắn liền với sự hoàn
thiện cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo công
bằng xã hội. Đó là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, là sự kết hợp một
cách chặt chẽ, hoàn thiện cả hai vấn đề về kinh tế và xã hội. Muốn phát triển kinh
tế trước hết phải có sự tăng trưởng, nhưng không phải tăng trưởng nào cũng dẫn
tới phát triển (Ngô Thắng Lợi, 2012).
Khái niệm phát triển làng nghề
Trên cơ sở lý luận về làng nghề và phát triển, tôi cho rằng phát triển làng
nghề là sự tăng lên về quy mô làng nghề truyền thống và phải đảm bảo được hiệu
quả sản xuất của làng nghề (Trịnh Thị Nga,2014).

Sự tăng lên về quy mô làng nghề được thể hiện là sự mở rộng về sản xuất
của từng làng nghề và số lượng làng nghề được tăng lên theo thời gian và không
gian, trong đó làng nghề cũ được củng cố, làng nghề mới được hình thành. Từ đó
giá trị sản lượng của làng nghề không ngừng được tăng lên, nó thể hiện sự tăng
trưởng của làng nghề. Sự phát triển làng nghề truyền thống phải đảm bảo hiệu
quả về kinh tế, xã hội và môi trường.

6


Trên quan điểm phát triển làng nghề còn yêu cầu: Sự phát triển phải có kế
hoạch, quy hoạch, sử dụng các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, lao động,
vốn, nguyên liệu cho sản xuất… đảm bảo hợp lý có hiệu quả, nâng cao mức sống
cho người dân lao động, không gây ô nhiễm, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc…
Qua đó, chúng ta đúc kết được khái niệm phát triển làng nghề như sau:
“Phát triển làng nghề là sự phát triển về kinh tế và quan tâm tới giải quyết vấn đề
xã hội và môi trường”.
2.1.2. Vai trò phát triển làng nghề truyền thống
* Góp một phần vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao
động: tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động. Mặt khác, việc phát
triển các ngành nghề tại các làng nghề ở nông thôn sẽ tận dụng tốt thời gian lao
động, khắc phục được tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, góp phần phân bổ
hợp lí lực lượng lao động nông thôn. Vai trò tạo việc làm của các làng nghề còn
thể hiện rất rõ ở sự phát triển lan tỏa sang các làng khác, vùng khác, đã giải quyết
việc làm cho nhiều lao động. Hiện nay việc giao thương, xuất khẩu thuận tiện các
làng nghề có thể tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho hàng triệu
lao động thủ công chuyên nghiệp và nhàn rỗi (Bùi Văn Vượng, 2002).
* Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
theo hướng CNH-HĐH: Phát triển bền vững làng nghề truyền thống có vai trò
tích cực góp phần tăng tỷ trọng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ,

chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi
nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Hơn nữa, kết quả sản xuất ở các làng nghề cho
thu nhập và giá trị sản lượng cao hơn so với sản xuất nông nghiệp, do từng bước
tiếp cận với kinh tế thị trường, năng lực kinh doanh được nâng lên, người lao
động nhanh chóng chuyển sang đầu tư cho các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc
biệt là những ngành mà sản phẩm có khả năng tiêu thụ mạnh ở thị trường trong
nước và thế giới (Đỗ Thị Thạch, 2006).
Tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mở rộng quy mô và địa bàn
hoạt động, thu hút nhiều lao động, khác với sản xuất nông nghiệp, sản xuất trong
các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi một sự thường xuyên cung ứng
dịch vụ vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Do đó dịch vụ nông thôn phát triển mạnh
mẽ với nhiều hình thức đa dạng phong phú, đem lại thu nhập cao cho người lao
động (Đỗ Thị Thạch, 2006).

7


Sự phát triển của làng nghề truyền thống có tác dụng rõ rệt với quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH.
Sự phát triển lan tỏa của làng nghề đã mở rộng qui mô địa bàn sản xuất, thu hút
nhiều lao động. Đến nay cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề đạt 70 - 80% cho công
nghiệp và dịch vụ, 30 - 40% cho nông nghiệp.
* Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, hạn chế
di dân tự do: Thường thì đa số các làng nghề thủ công không đòi hỏi số vốn đầu
tư lớn, bởi rất nhiều nghề chỉ cần công cụ thủ công, thô sơ do thợ thủ công tự sản
xuất được; đặc điểm của sản xuất trong các làng nghề là qui mô nhỏ, cơ cấu vốn
và lao động ít nên phù hợp với khả năng huy động vốn và các nguồn lực vật chất
của các gia đình, đó là lợi thế để các làng nghề có thể huy động các nguồn vốn
nhàn rỗi trong dân vào sản xuất kinh doanh. Mặt khác, do đặc điểm sản xuất lao
động thủ công là chủ yếu, nơi sản xuất cũng chính là nơi ở của người lao động

nên bản thân nó có khả năng tận dụng và thu hút nhiều lao động, từ lao động thời
vụ nông nhàn đến lao động trên độ tuổi hay dưới độ tuổi lao động, trẻ em vừa
học và tham gia sản xuất dưới hình thức học nghề hay giúp việc, lực lượng này
chiếm một tỉ lệ đáng kể trong tổng số lao động làng nghề (Bùi Văn Vượng, 2002).
Có vai trò tích cực trong việc hạn chế di dân tự do ở nông thôn. Giảm bớt
tác động tiêu cực tới đời sống KT-XH, gây áp lực đối với dịch vụ, cơ sở hạ tầng xã
hội ở thành thị và là một khó khăn lớn trong vấn đề quản lí đô thị. Việc phát triển
các làng nghề được thúc đẩy ở khu vực nông thôn, ngoại thị là chuyển biến quan
trọng tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông dân. Phát triển
làng nghề theo phương châm “Ly nông, bất li hương” không chỉ có khả năng giải
quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động mà còn có vai trò tích cực
trong việc hạn chế dòng di dân tự do ra đô thị (Bùi Văn Vượng, 2002).
* Đa dạng hóa kinh tế nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa
Các làng nghề truyền thống đã phá vỡ thế độc canh trong các làng thuần
nông, mở ra hướng phát triển mới với nhiều nghề ở nông thôn. Đồng thời cùng
với sản xuất nông nghiệp, làng nghề đã đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng
hợp lý các nguồn lực ở nông thôn như đất đai, vốn, lao động, nguyên vật liệu,
công nghệ, thị trường. Vì vậy, một nền kinh tế hàng hóa với sự đa dạng của các
loại sản phẩm được hình thành và phát triển, trong mối quan hệ với các ngành
nghề khác, làng nghề đóng góp vai trò động lực (Đỗ Thị Thạch, 2006).

8


Ở những vùng có nhiều ngành nghề phát triển thường hình thành trung
tâm giao lưu buôn bán, dịch vụ và trao đổi hàng hoá. Những trung tâm này ngày
càng được mở rộng và phát triển, tạo nên một sự đổi mới trong nông thôn. Hơn
nữa, nguồn tích lũy của người dân trong làng nghề cao hơn, có điều kiện để đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, nhà ở, và mua sắm các tiện nghi sinh
hoạt. Dần dần ở đây hình thành một cụm dân cư với lối sống đô thị ngày một rõ

nét, nông thôn đổi thay và từng bước được đô thị hóa qua việc hình thành các thị
trấn, thị tứ. Vì vậy dễ nhận thấy rằng ở một làng nghề phát triển thì ở đó hình
thành một phố chợ sầm uất của các nhà buôn bán, dịch vụ. Xu hướng đô thị hóa
nông thôn là xu hướng tất yếu, nó thể hiện trình độ phát triển về KT-XH ở nông
thôn, là yêu cầu khách quan trong phát triển làng nghề (Đỗ Thị Thạch, 2006).
* Bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc
Sản phẩm của các làng nghề thủ công truyền thống là sự kết tinh của lao
động vật chất và lao động tinh thần, nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc
sáng tạo của người thợ thủ công. Các sản phẩm của các làng nghề chứa đựng
những phong tục, tập quán, tín ngưỡng... mang sắc thái riêng có của dân tộc Việt
Nam, nhiều sản phẩm làng nghề có giá trị, có tính nghệ thuật cao, trong đó hàm
chứa những nét đặc sắc của văn hóa dân tộc, những sắc thái riêng, đặc tính riêng
của mỗi làng nghề và được coi là biểu tượng nghệ thuật truyền thống của dân tộc
đồng thời có giá trị minh chứng sự thịnh vượng của quốc gia, cũng như thể hiện
những thành tựu, phát minh mà con người đạt được. Cho đến nay, nhiều sản
phẩm làng nghề là hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, độc đáo, đạt trình độ bậc cao
về mỹ thuật còn được lưu giữ, trình bày tại nhiều viện bảo tàng nước ngoài
(Dương Bá Phượng, 2001).
2.1.3. Đặc điểm của nghề thêu ren tại Việt Nam
Thêu là một nghề thủ công truyền thống mang tính chất nghệ thuật trang
trí tạo hình truyền thống của nước ta, xuất hiện từ thuở vua Hùng dựng nước.
Nghề thêu ren phát triển thành làng nghề vào thế kỷ thứ 17. Thời gian đầu sản
phẩm thêu chỉ phục vụ cho cung đình và làm đồ tế lễ, cống nạp cho các vương
triều phương Bắc. Trải qua bao thăng trầm, nghề thêu đã phát triển rộng khắp tới
mọi miền đất nước, trở thành một nghề thu hút được đông đảo lao động, nhất là
lao động vùng nông thôn. Kế thừa những kinh nghiệm quý báu của cha ông
truyền lại, người thợ thêu đã vận dụng kỹ thuật thêu một cách hiệu quả vào việc

9



tạo nên những mẫu thêu đạt trình độ nghệ thuật cao, cung ứng cho nhu cầu tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần tăng thu nhập trong từng hộ gia đình,
chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất, đời sống và trong nền kinh tế quốc dân
(Nguyễn Đức Toàn, 2005).
Nghề thêu ren không quá phức tạp, đòi hỏi lớn nhất với những người làm
nghề là sự kiên trì, cẩn thận và ý thức làm việc tập thể. Công cụ dùng trong nghề
thêu ren khá đơn giản. Các thợ thêu chỉ sử dụng một số thứ vật liệu ở mức tối
thiểu như khung thêu, kim thêu các cỡ (kiểu tròn và kiểu chữ nhật), kéo, thước,
bút lông, phấn mỡ, vải thêu (vải trắng, sa tanh, lụa...), chỉ thêu các màu. Chính vì
thế, nghề thêu ren rất phù hợp với khả năng nguồn lao động của nước ta, nhất là
ở khu vực nông thôn. Mũi kim thoăn thoắt đưa đi đưa lại những đường chỉ cùng
đó là những hình thù với màu sắc sống động dần hiện ra. Các sản phẩm thêu ren
trước hết là những vật phẩm có giá trị nghệ thuật cao, không bao giờ lỗi mốt,
chúng rất gần gũi với cuộc sống con người và tô điểm cho cuộc sống của con
người kể từ lúc chào đời cho đến khi giã từ cuộc sống, từ những tấm khăn tay
đến các loại khăn trải bàn, ga gối, rèm cửa, quần áo...đến tranh thêu (Nguyễn
Đức Toàn, 2005).
Quy trình sản xuất sản phẩm thêu ren bao gồm những công đoạn cơ bản:
Thiết kế mẫu, pha cắt, in kẻ, gia công thêu hình, may viền, kiểm hoá, giặt là,
đóng gói (Hương Lan, 2005).
Pha cắt: Đây có thể được coi là khâu khởi đầu để tạo nên sản phẩm thêu
ren. Trên cơ sở mẫu đã được thiết kế, đội ngũ nghệ nhân, thợ, cán bộ kỹ thuật của
cơ sở sản xuất tiến hành tính toán định mức vải cần sử dụng để có thể làm nên
sản phẩm theo đúng kích cỡ, tiêu chuẩn khách hàng yêu cầu.
In kẻ: Sau khi có số liệu từ khâu pha cắt, những người thợ làng nghề tiến
hành in kẻ. Đây là khâu đòi hỏi độ chính xác rất cao.
Thêu: Sản phẩm thêu ren của cơ sở sản xuất làng nghề được các nghệ
nhân, những người thợ thực hiện bằng đôi bàn tay khéo léo cùng với tâm hồn
thăng hoa của người dân làng nghề thêu ren truyền thống.

Kiểm hoá: Để có thể có được một sản phẩm thêu ren hoàn hảo cả về kỹ
thuật và hình thức, các cơ sở làng nghề rất coi trọng khâu kiểm hoá. Với kinh
nghiệm và tay nghề của mình, những tay kim, những kỹ thuật viên luôn cố gắng
tìm ra và chỉnh sửa lại từ những sai sót nhỏ nhất của sản phẩm thêu ren như
đường thêu, sợi chỉ thừa...

10


Giặt là: Sản phẩm sau khi được kiểm hoá sẽ được chuyển sang khâu giặt
là. Tại đây đội ngũ công nhân kỹ thuật ở các cơ sở sản xuất sẽ thực hiện rất nhiều
công đoạn gồm nấy tẩy bằng sô đa, ngâm nước oxi già công nghiệp, đánh ố, giặt
sạch, vắt, hồ cứng, phơi, là, gấp kỹ thuật rồi đóng gói và dán mác sản phẩm. Đây
là công đoạn gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất.
Đóng gói: Đây là khâu cuối cùng của một sản phẩm thêu. Nó đóng vai trò
không nhỏ tạo nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn của sản phẩm thêu ren bởi đóng gói
không chỉ tạo thuận lợi cho việc vận chuyển mà còn làm nổi bật lên những góc
thêu, đường nét của sản phẩm.
Đối với quy trình sản xuất ra một sản phẩm tranh thêu thì nhất thiết phải
tuân thủ chặt chẽ những bước cơ bản sau: Khi nhận được bản vẽ và bảng phân
loại màu từ hoạ sỹ thiết kế, bộ phận kỹ thuật sẽ chuyển các đường nét từ bản vẽ
sang vải hoặc tơ tằm đã được chọn lựa sao cho thích hợp với nội dung của bức
tranh. Sau đó người thợ sẽ căng tấm vải lên trên các loại khung chuyên dùng,
chọn lựa số lượng và màu chỉ theo như bảng phân màu chỉ và thêu bằng những
kỹ thuật đã chỉ định trong bảng vẽ chi tiết. Trung bình người thợ phải mất từ một
tháng rưỡi đến hai tháng để hoàn thành một bức tranh. Tranh thêu xong sẽ được
chuyển đến cho bộ phận hoàn chỉnh, sau đó căng lên trên một miếng ván mỏng
và lồng vào khung. Với chất lượng của nguyên liệu hiện nay, một bức tranh có
thể có tuổi thọ đến vài mươi năm.
Sản phẩm thêu ren không chỉ dừng lại ở một số mặt hàng đơn giản như

những năm trước đây. Ngày nay nghề thêu ren đã đạt tới trình độ khá cao đòi hỏi
tính sáng tạo và nghệ thuật điêu luyện. Có thể nói đó là nghệ thuật vẽ bằng những
mũi kim, nó đòi hỏi sự cần mẫn, khéo léo, sáng tạo, tính thẩm mỹ cao như nghệ
thuật phối màu và các kỹ thuật hội hoạ khác nhưng khác ở chỗ là phải thể hiện
bằng kim và chỉ. Từng đường kim, mũi chỉ khéo léo hài hoà kết hợp với nền vải
và sự đan, quyện vào nhau tạo thành những sản phẩm rất đẹp và có giá trị cao.
Máy móc dù có tinh xảo đến đâu cũng không thể thay thế đôi bàn tay tài hoa,
điêu luyện của con người. Hiện nay trên thế giới người ta đã chế tạo được máy
thêu công nghiệp hiện đại với 20 - 25 đầu kim thêu, điều khiển bằng máy vi tính,
năng suất gấp 1,000 lần thêu thủ công. Tuy nhiên, dàn máy thêu hoặc máy thêu
cá nhân chỉ có thể sản xuất ra được một loại sản phẩm nhất định, tuy năng suất
lớn, giá thành hạ nhưng tính nghệ thuật không cao, không thể so sánh với thêu
thủ công (Hương Lan, 2005).

11


Công nghệ dệt vải ngày nay đã đạt trình độ rất cao nhờ sử dụng các thiết
bị máy móc tiên tiến, hiện đại, năng suất cao, nguyên liệu sử dụng cả các loại sợi
tự nhiên đến loại sợi tổng hợp, hoá học và đủ các loại màu sắc khác nhau...Tuy
nhiên vải dệt khác với hàng thêu bởi nét độc đáo, tinh xảo vượt trội của hàng
thêu. Từ mảnh vải và từ các sợi chỉ màu khác nhau, với bàn tay người thợ, người
ta có thể sáng tạo ra không chỉ bộ thời trang lộng lẫy, khéo léo mang tính độc đáo
cao mà con người còn tạo ra được những bức tranh có tính nghệ thuật, phục vụ
cho các nhà chơi tranh nghệ thuật, hoặc các bộ đồ trang trí nội thất như khăn trải
bàn, khăn ăn, rèm cửa... mà máy móc không thể làm được. Nhìn vào sản phẩm
thêu người ta thấy nét tài hoa và thể hiện nét văn hoá của dân tộc kết tinh trong
đó (Nguyễn Đức Toàn, 2005).
Ngoài giá trị sử dụng phục vụ nhu cầu của con người, hàng thêu ren còn
có giá trị văn hoá lịch sử thể hiện nét văn hoá dân tộc độc đáo. Trước đây

hàng thêu chỉ phục vụ trong các cung đình và vua chúa, quan lại mới đủ điều
kiện sử dụng. Ngày nay, khi đời sống vật chất và tinh thần của con người
nâng cao, nhất là ở những nước phát triển, người ta thích dùng hàng thủ công
sản xuất bằng tay, có giá trị văn hoá. Vì vậy họ tìm đến những nước mà ở đó
công nghiệp chưa phát triển, hàng hoá chủ yếu làm thủ công để mua sắm
hàng. Ngày nay, nhu cầu đó ngày càng phát triển, thị trường hàng thêu ren
ngày một mở rộng và đòi hỏi cao hơn.
2.1.4. Nội dung phát triển của làng nghề truyền thống
2.1.4.1. Công tác về quy hoạch và xác định kế hoạch phát triển
Việc quy hoạch phát triền làng nghề của các địa phương sẽ tạo nên sự phát
triển làng nghề một cách có hệ thống, có định hướng và có sự hỗ trợ của địa
phương, hỗ trợ cả về nguồn vốn cũng như là xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ
thuật tại khu vực có làng nghề hoạt động. Bên cạnh đó việc quy hoạch mặt bằng
tập trung sản xuất sẽ góp phần giải quyết được vấn đề môi trường, đưa ra được
các biện pháp bảo vệ môi trường cũng như xử lý ô nhiễm môi trường một cách
có hệ thống. Quy hoạch phát triển làng nghề sẽ định hướng phát triển, khôi phục,
phát triển các cơ sở ngành nghề nông thôn, các làng nghề truyền thống và thực
hiện chính sách “mỗi làng một nghề” của nhà nước. Việc quy hoạch phát triển
làng nghề cũng sẽ tạo điều kiện phát triển các ngành nghề có lợi thế về nguyên
liệu tại chỗ, có thị trường tiêu thụ ổn định, và thông qua đó sẽ gắn kết các mục
tiêu kinh tế - xã hội và môi trường với nhau (Nguyễn Thị Trâm Anh, 2014).

12


×