Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

TÍNH TOÁN TẢI LƯỢNG CHẤT THẢI KHU VỰC BÀ RỊA VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 40 trang )

BÁO CÁO

TÍNH TOÁN TẢI LƯỢNG CHẤT THẢI

năm 2015


BÁO CÁO

TÍNH TOÁN TẢI LƯỢNG CHẤT THẢI

năm 2015


MỤC LỤC
CHUYÊN ĐỀ: TÍNH TOÁN TẢI LƯỢNG CHẤT THẢI .................................. 2
1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội ............................................................... 2
1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 2
1.2. Kinh tế - xã hội ............................................................................................... 8
2. Phương pháp luận tính toán tải lượng chất thải từ các hoạt động gây ô nhiễm
môi trường ........................................................................................................... 13
2.1 Phạm vi và đối tượng .................................................................................... 13
2.2 Cơ sở tính toán và dự báo.............................................................................. 14
2.3. Phương pháp tính toán tải lượng chất thải từ các hoạt động gây ô nhiễm môi
trường .................................................................................................................. 14
3. Tính toán tải lượng chất thải từ các hoạt động gây ô nhiễm môi trường ........ 18
3.1. Mô tả nguồn thải từ các hoạt động gây ô nhiễm môi trường ....................... 18
3.2. Đặc trưng nước thải từ các hoạt động gây ô nhiễm môi trường .................. 19
3.3. Tải lượng chất thải vùng ven biển ................................................................ 24
3.4. Tải lượng chất thải từ sông ra biển............................................................... 35
4. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 36


5. Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 37

1


TÍNH TOÁN TẢI LƯỢNG CHẤT THẢI
1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Vùng Đông Nam Bộ (ĐNB), nằm trong Vùng
kinh tế trọng điểm Phía Nam (KTTĐPN), có diện tích tự nhiên (tính đến
31/12/2014) là 198.946,02 ha, bằng 0,6% diện tích cả nước và bằng khoảng
8,3% DT vùng ĐNB. Với dân số năm 2014 là 1.059.537 người, mật độ dân số
là khoảng 533 người/km2.
Về mặt hành chính, Bà Rịa – Vũng Tàu được chia thành 08 đơn vị hành
chính, 02 thành phố, 06 huyện. Trong đó, có 5 đơn vị hành chính giáp biển là:
TP. Vũng Tàu; huyện Đất Đỏ, Long Điền, Xuyên Mộc, Côn Đảo và huyện Tân
Thành giáp sông Thị Vải. Tỉnh có đường địa giới chung dài 16,33 km với Thành
phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, 116,51 km với Đồng Nai ở phía Bắc, 29,26 km
với Bình Thuận ở phía Đông. Bà Rịa – Vũng Tàu có bờ biển dài 305,4 km và
trên 100.000 km2 thềm lục địa.
- Thành phố Vũng Tàu:
Thành phố Vũng Tàu nằm ở phía Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ; Có 4 mặt
giáp biển và sông rạch; Phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông ; Phía Tây giáp
Vịnh Gành Rái ; Phía Bắc giáp thị xã Bà Rịa, huyện Tân Thành và huyện Long
Điền, cách thành phố Hồ Chí Minh 120km và cách thành phố Biên Hoà 95km.
Thành phố Vũng Tàu có diện tích đất tự nhiên là 15.002,75 ha, chiếm
7,54% diện tích đất toàn tỉnh; Có 17 đơn vị hành chính cơ sở: 16 phường và 01
xã. Dân số thành phố tính đến năm 2014 trên 314.919 người, mật độ dân số
khoảng 2.099 người/km2.

- Huyện Đất Đỏ:
Huyện Đất Đỏ trước đây là một phần hợp thành Huyện Long Đất, sau đó
được chia tách và thành lập Huyện Đất Đỏ theo Nghị định số 152/2003/NĐ-CP
ngày 09/12/2003 của Chính phủ. Vị trí của Huyện nằm ở vùng phía Nam tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu, được giới hạn bởi :
+ Phía Đông giáp huyện Xuyên Mộc.
+ Phía Tây giáp huyện Long Điền và thị xã Bà Rịa.
+ Phía Nam giáp biển Đông.
+ Phía Bắc giáp huyện Châu Đức.

2


Diện tích tự nhiên của huyện (năm 2014) là 18.905,31 ha, chiếm 9,5%
diện tích đất toàn tỉnh, huyện có 8 đơn vị hành chính: 02 thị trấn và 06 xã; với
dân số tính đến thời điểm năm 2014 là 73.886 người, mật độ dân số 222
người/km2.
Huyện Đất Đỏ có chiều dài ven biển là 18 km, dọc bờ biển có nhiều cảnh
quan và bãi tắm đẹp. Đây là một điểm lợi thế của Huyện về phát triển du lịch và
các ngành kinh tế biển khác.
(Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đất đỏ; Niên giám thống kê 2014)

- Huyện Tân Thành:
Huyện Tân Thành nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và ở khu
vực nhân thuộc địa bàn phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, đây là khu vực
động lực phát triển kinh tế của vùng KTTĐ phía Nam và cả nước.
- Địa giới hành chính của huyện Tân Thành:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai;
+ Phía Nam giáp TP. Bà Rịa và TP. Vũng Tàu;
+ Phía Đông giáp huyện Châu Đức;

+ Phía Tây giáp TP. Hồ Chí Minh.
Huyện Tân Thành ở vị trí cửa ngõ phía Tây của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
thông qua Quốc lộ 51, trục đường giao thông huyết mạch nối huyện Tân Thành
với các tỉnh – TP của vùng Đông Nam bộ, hệ thống các cảng trên sông Thị Vải,
trong đó có cảng nước sâu Cái Mép là dịch vụ vận tải biển đặc biệt quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam mở cửa hội nhập với thế giới.
Huyện có diện tích đất tự nhiên là 33.825,51 ha, chiếm 17% diện tích đất
toàn tỉnh; Huyện có 10 đơn vị hành chính bao gồm: 01 thị trấn và 09 xã. Dân số
thành phố tính đến năm 2014 trên 136.291 người, mật độ dân số khoảng 403
người/km2.
(Báo cáo điều chỉnh quy hoạch phát sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành; Niên giám
thống kê 2014)

- Huyện Long Điền:
Long Điền là huyện ven biển, phía Đông giáp Đất Đỏ, phía Tây giáp
Thành Phố Vũng Tàu và thị xã Bà Rịa, phía Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp
huyện Châu Đức. Diện tích tự nhiên của toàn huyện là 7.753,89ha (2014). Dân
số năm 2014 khoảng 133.074 người. Mật độ dân số năm 2014 là 1.716
người/km2. Huyện Long Điền có 2 thị trấn: Long Điền, Long Hải và 5 xã: Xã
An Ngãi, Tam Phước, An Nhứt, Phước Tỉnh, Phước Hưng
3


Với chiều dài bờ biển của huyện khoảng 26km có nhiều bãi tắm đẹp,
trong đó bãi tắm Long Hải nổi tiếng xưa nay cũng như cảnh quan thiên nhiên từ
mũi Kỳ Vân nhô ra biển và rừng hoa anh đào tuyệt đẹp, kéo đến xã Phước Hải là
một bãi tắm với rừng dương thơ mộng bên rừng xanh của dãy núi Minh Đạm...
Ngoài cảnh quan, trên huyện còn có một số di tích lịch sử văn hóa đã được xếp
hạng như: Khu Căn Cứ Minh Đạm, Dinh Cô, Chùa Long Bàn và trong đó hàng
năm diễn ra lễ hội Dinh Cô thu hút khoảng hơn 2 vạn khách thập phương đến

viếng vào các ngày 11-12/02 âm lịch...


- Huyện Xuyên Mộc
Huyện Xuyên Mộc là một huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu khoảng 64.342,77 ha, phía Đông giáp huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận),
phía Tây giáp huyện Châu Đức và Long Đất, phía Nam giáp biển Đông, phía
Bắc giáp huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai). Dân số năm 2014 : 142.876 người,
có 13 đơn vị hành chính gồm 12 xã (Phước Thuận, Phước Tân, Xuyên Mộc,
Bông Trang, Bàu Lâm, Hòa Bình, Hòa Hưng, Hòa Hiệp, Hoà Hội, Bưng Riềng,
Tân Lâm, Xuyên Mộc, Bình Châu) và 1 thị trấn (Phước Bửu).
Nằm ở vị trí giáp biển có nhiều bãi tắm đẹp, diện tích đất nông lâm
nghiệp chiếm tới 80,7%, diện tích đất tốt và trung bình chiếm 61,5% tổng diện
tích tự nhiên. Huyện Xuyên Mộc có ưu thế phát triển nông lâm toàn diện, phát
triển du lịch gắn với rừng, biển và đánh bắt hải sản.


1.1.2. Khí tượng - khí hậu
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh
hưởng của Đại Dương, nhiệt độ trung bình năm 2014 khoảng 27,79oC. Sự thay
đổi nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn. Chênh lệch nhiệt độ giữa
tháng nóng nhất (Tháng Năm: 30,3oC) với tháng lạnh nhất (Tháng Giêng: 25oC)
chỉ là 5,3oC.
Bà Rịa – Vũng Tàu có số giờ nắng cao. Tổng số giờ nắng trong năm dao
động từ 2.370 giờ đến 2.850 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng. Số
liệu quan trắc tại trạm khí tượng năm 2014 cho thấy: Tháng Ba là tháng có số
giờ nắng cao nhất (296 giờ), tháng 12 là tháng có số giờ nắng thấp nhất (160
giờ).
Lượng mưa trung bình hàng năm 2014 thấp (khoảng 1.376,05 mm) và
phân bố rất không đều theo thời gian, tạo thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa

khô. Gần 90% lượng mưa cả năm tập trung vào mùa mưa từ Tháng Năm đến
Tháng Mười một, và chỉ hơn 10% tổng lượng mưa tập trung vào mùa khô là các
tháng còn lại trong năm.
4


Độ ẩm bình quân năm 2015 là 77,71%, tháng 6 là tháng có độ ẩm cao
nhất (82,4), tháng 1 là tháng có độ ẩm thấp nhất (71,6%).
Bà Rịa – Vũng Tàu chịu ảnh hưởng của 3 loại gió: Gió Đông Bắc, và gió
Bắc thường xuất hiện vào đầu mùa khô có tốc độ khoảng 1-5m/s; Gió Chướng
xuất hiện vào mùa khô có tốc độ 4-5m/s; Gió Tây và gió Tây - Nam có tốc độ 34m/s thường xuất hiện vào khoảng từ Tháng Năm đến Tháng Mười một.
(Niên giám thống kê 2014)

1.1.3. Địa hình
Bà Rịa-Vũng Tàu có địa hình tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho bố
trí sử dụng đất. Có 3 dạng địa hình chính như sau:
(1) Địa hình đồi núi thấp. Bao gồm các núi xót rải rác, với độ cao thay đổi
từ 200-700 mét, trong đó đỉnh cao nhất là đỉnh Mây Tàu cao 704 mét ở ranh giới
phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận. Ở phía Tây có 03 cụm núi trung bình là: núi
Châu Viên cao 327 mét, núi Ngang 214 mét, núi Hòn Thung 210 mét. Núi Dinh
491 mét, núi Tóc Tiên 428 mét, núi Nghệ 203 mét, núi Nưa 183 mét, núi Lớn
245 mét, núi Tương Kỳ 245 mét. Các núi này đều có độ dốc rất cao, cấu tạo bởi
đá macma axit có hạt rất thô, thảm thực vật cạn kiệt và tầng đất rất mỏng.
(2) Địa hình đồi lượn sóng. có độ cao từ 20-150 m, bao gồm những đồi
đất bazan, tạo thành những “chùy” chạy theo hướng Bắc xuống Tây Nam. Trái
ngược với những núi thấp, địa hình này bằng, thoải, độ dốc chỉ khoảng 1-8o.
Loại địa hình này chiếm một diện tích lớn nhất so với các dạng địa hình khác,
bao trùm gần hết là khối đất bazan, một ít là phù sa cổ và các cồn cát.
(3) Địa hình đồng bằng. Có thể chia địa hình đồng bằng thành hai dạng
sau:

- Bậc thềm sông có độ cao từ 5-10 m, có nơi cao 2-5 m, dọc theo các sông
và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng rất thay đổi từ 4-5m đến 10-15 m. Đất ở
đây thường có chất lượng khá tốt và vì vậy hầu hết đã được khai thác đưa vào sử
dụng.
- Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển và đầm mặn: là địa hình thấp
nhất toàn tỉnh, với cao trình từ 0,3-2 m. Thường xuyên ngập triều, mạng lưới
sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn che phủ. Địa hình này cấu tạo từ những
vật liệu không thuần thục, bở rời, có nhiều sét và vật liệu hữu cơ.
1.1.4. Chế độ thủy văn
Do tiếp giáp với biển Đông, nên các các con sông và hệ thống sông của
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn bán nhật triều
không đều. Hệ thống sông Thị Vải chịu ảnh hưởng mạnh nhất kế đến là hệ thống
sông Dinh và nhỏ hơn là sông Ray.
5


- Sông Thị Vải: Dòng chảy sông Thị Vải ra biển theo hướng Nam - Đông
Nam, triều cường chảy hướng Bắc - Tây Bắc. Tần suất xuất hiện chảy vào và
chảy ra gần xấp xỉ nhau. Tại khu vực cảng Thị Vải, vận tốc triều rút cực đại là
133cm/s và triều cường là 98cm/s.
+ Mực nước sông trung bình thay đổi từ 39-35cm. Mực nước cao nhất đã
quan trắc được là +180cm, mực nước thấp nhất là -329cm. Giá trị trung bình của
độ lớn thủy triều là 310cm, độ lớn thủy triều lớn nhất là 465cm và độ lớn thủy
triều nhỏ nhất là 141cm. Chế độ thủy triều: Triều lên lúc 4-9h sáng và 16-23h
đêm; triều xuống lúc 9-16h và 23-4h sáng hôm sau.
- Sông Dinh: Sông Dinh bắt nguồn từ vùng núi cao Châu Thành, chảy
qua thành phố Bà Rịa và đổ ra vịnh Gành Rái thành phố Vũng Tàu. Sông Dinh
dài khoảng 35km hầu như nằm trọn trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là điểm
thuận lợi trong việc quản lý nguồn nước, tuy nhiên sông ngắn lại nằm dưới thềm
chân núi cao bên sườn đón gió mùa Tây Nam nên về mùa mưa gặp những trận

mưa lớn, nước lũ lên nhanh, bất lợi cho việc phòng chống lũ.
- Sông Ray: Sông Ray dài 120km, nhưng chỉ có 40km ở hạ lưu thuộc tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu, còn 80km nằm trên phần đất của tỉnh Đông Nai. Trên sông
Ray có một trạm thủy điện và nhiều hồ chưa đã được xây dựng trên các suối và
nhánh sông. Nhờ có đập dâng và hồ chứa nên lượng nước tích được trong mùa
mưa rất đáng kể. Đây là nguồn nước tưới duy nhất trong mùa khô, giữ vai trò
quan trọng bậc nhất về cung cấp nước ngọt cho tỉnh.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của chế độ mưa mùa nên chế độ dòng chảy trong
các sông suối trong tỉnh cũng có tính phân mùa rõ rệt đó là mùa khô và mùa
mưa (lũ). Trong mùa lũ lượng nước trong các lưu vực sông tăng dần theo chế độ
mưa mùa (từ tháng 5 đến tháng 10). Đỉnh lũ thường rơi vào tháng 10, lưu lượng
dòng chảy vẫn còn lớn cho đến tháng 11. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến
tháng 04 năm sau, mực nước trên các sông suối xuống thấp, gần như khô kiệt.
Nguyên do là vì sông ngắn, có độ dốc lớn, địa chất thường là dễ thấm mất nước,
thảm thực vật đầu nguồn các hồ chứa do tác động của con người đang ngày càng
thu hẹp, khả năng giữ nước hạn chế.
Do cấu trúc địa hình và phân bố dòng chảy nên vào mùa mưa lũ thường
gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ tại các khu vực có địa hình thấp, ven các
sông suối. Vào mùa khô lại có nguy cơ thiếu nước tại một số khu vực.
Các sông trong vùng đều thông ra biển đông nên chịu ảnh hưởng của chế
độ bán nhật triều không đều, biên độ triều 2 – 3,5 m; ảnh hưởng của thủy triều sâu
vào đất liền 170 km đối với hệ thống sông Đồng Nai.

6


1.1.5. Chế độ hải văn
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có đường ranh giới giáp biển Đông dài hơn
100km, nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều. Biển
Đông là một biển lớn dạng kín, nằm trong Thái Bình Dương. Thủy triều biển

Đông có biên độ rộng (3,5-4,0 m), lên xuống ngày 2 lần (bán nhật triều), với hai
đỉnh xấp xỉ nhau và hai chân lệch nhau khá lớn. Thời gian giữa hai chân và hai
đỉnh vào khoảng 12,0-12,5 giờ và thời gian một chu kỳ triều ngày là 24,83 giờ.
Hàng tháng, triều xuất hiện 2 lần nước cao (triều cường) và 2 lần nước thấp
(triều kém) theo chu kỳ trăng. Dạng triều lúc cường và lúc kém cũng khác nhau,
và trị số trung bình của các chu kỳ ngày cũng tạo thành một sóng có chu kỳ 14,5
ngày với biên độ 0,30-0,40 m.
Trong năm, đỉnh triều có xu thế cao hơn trong thời gian từ tháng XII-I và
chân triều có xu thế thấp hơn trong khoảng từ tháng VII-VIII. Đường trung bình
của các chu kỳ nửa tháng cũng là một sóng có trị số thấp nhất vào tháng VIIVIII và cao nhất vào tháng XII-I. Triều cũng có các dao động rất nhỏ theo chu
kỳ nhiều năm (18 năm và 50-60 năm). Như vậy, thủy triều biển Đông có thể
xem là tổng hợp của nhiều dao động theo các sóng với chu kỳ ngắn (chu kỳ
ngày), vừa (chu kỳ nửa tháng, năm), đến rất dài (chu kỳ nhiều năm).
Theo hệ cao độ Hòn Dấu, triều ven biển Đông có mực nước đỉnh trung
bình vào khoảng 1,1-1,2 m, các đỉnh cao có thể đạt đến 1,3-1,4 m, và mực nước
chân trung bình từ –2,8 đến –3,0 m, các chân thấp xuống dưới –3,2 m. Song tác
động của thủy triều chỉ ảnh hưởng đến vùng đất thấp và cửa sông. Do vậy, có
thể lợi dụng thủy triều điều tiết nước trong ruộng muối, ao, đầm nuôi thủy sản
và duy trì sinh thái ngập mặn cửa sông, bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy
sản.
Vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu chịu sự chi phối mạnh của dòng triều và
các trường gió mùa:
- Vào thời kỳ gió mùa Tây Nam đường bờ từ Bình Châu đến Nghing
Phong nằm về bên trái hướng gió nên dòng chảy gió có xu thế dịch chuyển từ bờ
ra khơi hình thành hiện tượng nước rút ven bờ làm mực nước trung bình trong
mùa này bị hạ thấp.
- Vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc dòng chảy ven bờ có xu thế theo hướng
Đông Tây với tốc độ trung bình là 10 - 15cm/s. Đường bờ biển nằm phía bên
phải hướng gió nên dòng chảy gió có sự dịch chuyển từ ngoài khơi vào bờ tạo
nên hiện tượng dâng nước dọc theo bờ.

Sóng mạnh trên biển Đông, chủ yếu xuất hiện trong mùa gió Đông Bắc
(hay vào thời kỳ gió Chướng) và do hoạt động của bão hay áp thấp nhiệt đới.
Vào mùa gió Tây-Nam, sóng yếu hơn mùa gió Đông Bắc.
7


- Mùa gió Đông Bắc tần suất xuất hiện sóng hướng Đông Bắc có tỷ lệ lớn
nhất và sau đó là hướng Đông, các hướng sóng còn lại tần suất xuất hiện rất
thấp. Độ cao sóng trong mùa gió Đông Bắc khá lớn. Thống kê tài liệu quan trắc
sóng nhiều năm cho thấy độ cao sóng từ 2m trở lên (từ cấp V trở lên) chiếm tỷ lệ
6% số trường hợp quan trắc được.
- Mùa gió Tây Nam: Tại vùng biển ngoài khơi, tần suất xuất hiện sóng
hướng Tây Nam có trị số lớn nhất, sau đó là hướng Nam, các hướng sóng còn lại
tần suất xuất hiện rất thấp. Tại vùng biển ven bờ BR-VT sóng có hướng Tây
Nam vẫn là hướng chính, tiếp theo là sóng hướng Nam và hướng Đông Nam
cũng có tần suất xuất hiện nhiều hơn so với các hướng khác.
1.2. Kinh tế - xã hội
1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Năm 2014, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ
trợ thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đã được tích cực triển khai thực hiện. Các ngành và
lĩnh vực kinh tế tuy có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, tốc độ
tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2014 so với năm 2013 đạt 6,12% (NQ 6%).
a. Công nghiệp:
Trong năm 2014 sản xuất công nghiệp tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng
trưởng có xu hướng tăng dần, tháng sau cao hơn tháng trước, các doanh nghiệp
cũng chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, giá trị sản xuất công
nghiệp năm 2014 đạt 582.832,80 tỷ đồng tăng 6.12% so với năm 2013 .
Các ngành sản xuất chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gồm: Công
nghiệp khai thác dầu khí, công nghiệp hóa chất, công nghiệp luyện kim, chế

biến nông lâm thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí chế tạo
và gia công kim loại. Trong thời gian qua công nghiệp là động lực chính trong
phát triển kinh tế trên địa bàn. Trong giai đoạn 2010-2014, tốc độ tăng trưởng
bình quân ngành công nghiệp tỉnh BR-VT đạt 0,15 %.
Bảng 1. 1: Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Stt

Loại hình công
nghiệp

Công nghiệp khai
khoáng
Công nghiệp chế
2
biến
Công nghiệp sản
3
xuất và phân phối
1

Đ.vị

Năm
2010

Năm
2011

Năm

2012

Năm
2013

Năm
2014

Tốc độ
tăng
trưởng
(%)

Tỷđ

212.294,8 309.981,7 353.845,1 349.442,0 368.960,2

0,16

Tỷđ

103.238,6 147.013,2 163.801,3 172.551,9 186.664,2

0,17

Tỷđ

23.868,8

23.539,6


8

23.244,7

25.137,2

24.949,0

0,01


điện, khí đốt..
Công nghiệp cấp
4 nước; xử lý nước
thải; rác thải
Tổng số

Tỷđ

1.232,2

1.684,4

1.814,8

2.094,6

2.259,4


0,17

Tỷđ 340.634,40 482.218,90 542.705,90 549.225,70 582.832,80

0,15

(Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2014)

Nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ như: Xi măng
tăng 27,58%, nhựa PVC tăng 12,5%, bột mì tăng 10,1%, khí đốt tăng 7,02%, hải
sản chế biến tăng 6,34%, thép tăng 5,51%, phân đạm tăng 5,43%, khí hóa lỏng
tăng 5,18%, điện tăng 3,92%, gạch men tăng 2,62%. Một số sản phẩm công
nghiệp chủ yếu giảm so với cùng kỳ như: Bulong giảm 27,83%, giày các loại
giảm 26,58%,...
b. Thương mại – dịch vụ
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 10,56% so với cùng kỳ. Công tác kiểm
tra, kiểm soát thị trường được chú trọng, đã góp phần bình ổn thị trường, giá cả
hàng hóa các loại khá ổn định, chỉ có một số mặt hàng tươi sống và giá một số
hoạt động phục vụ di lịch có tăng nhẹ nhưng biến động không quá lớn chỉ số giá
tiêu dùng tăng 0,84% so với tháng 12/2013.
- Doanh thu dịch vụ lưu trú tăng 6,25% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ
lữ hành tăng 10,82% so với cùng kỳ; dịch vụ cảng tăng 6,94 so với cùng kỳ. Các
cơ sở dịch vụ của tỉnh đã đón và phục vụ khoảng 8,5 triệu lượt khách, tăng
23,19% so với cùng kỳ năm 2013.
- Kim ngạch xuất khẩu trừ dầu khí: Ước khoảng 1.601 triệu USD, tăng
15,62% so với cùng kỳ. Nhiều sản phẩm xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm
2013 như: Quần áo may sẵn tăng 149%, vải giả da tăng 92,25%, gạch men ống
các loại tăng 50,2%, túi xách tăng 36,55%, da thuộc tăng 29,89%, hạt điều tăng
29,32%, dầu điều tăng 17,03%, hải sản tăng 12,61%.... Một số sản phẩm xuất
khẩu chủ yếu giảm so với cùng kỳ như: Sản phẩm cơ khí giảm 55,3%, cao su

giảm 40,12%, giày da giảm 18,52%...
c. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp:
- Nông nghiệp: Trong năm 2014, giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo
giá hiện hành đạt 10.676 tỷ đồng, tăng 1.057 tỷ đồng so với năm 2013(tăng
11,2%), trong dó:
+ Trồng trọt: 6.110,7 tỷ đồng, tăng 10,3% so cùng kỳ năm 2013;
+ Chăn nuôi: 4.230 tỷ đồng, tăng 10,9% so cùng kỳ năm 2013;
+ Dịch vụ và các hoạt động khác: 334,9 tỷ đồng, tăng 38,8% so với cùng
kỳ năm 2013.
9


Bảng 1.2: Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu giai đoạn 2010-2014
(theo giá hiện hành)
Đvt: triệu đồng

Hoạt động sản
xuất nông nghiệp

Stt

2010

2011

2012

2013

2014


1

Chăn nuôi

3.823.230 5.583.536 5.777.378 5.541.448

6.110.722

2

Trồng trọt

2.307.692 3.395.630 3.628.965 3.871.183

4.230.484

3

Dịch vụ và các hoạt
động khai thác khác
Tổng

133.026

189.079

276.599

242.998


334.862

6.263.948 9.168.245 9.682.951 9.601.629 10.676.068
(Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2014)

Giá trị sản xuất nông nghiệp: Tăng 4,39% so với cùng kỳ, trong đó: trồng
trọt tăng 3,62%, chăn nuôi tăng 5,43%. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
nhìn chung ổn định, không xảy ra dịch bệnh lớn trên cả cây trồng và vật nuôi.
- Giá trị sản xuất lâm nghiệp: Giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh
đạt 106.190 triệu đồng, giảm 3,05% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó ngành
khai thác gỗ và lâm sản chiếm chủ yếu giá trị sản xuất toàn tỉnh (chiếm 72%).
Bảng 1. 3: Giá trị sản xuất lâm nghiệp vùng ven biển giai đoạn 2010-2014
(theo giá hiện hành)
Đvt: triệu đồng

Stt

Đơn vị hành chính

1

Thành phố Vũng Tàu

2

2010

2011


2012

2013

2014

530

660

510

500

490

Huyện Tân Thành

5.370

6.610

5.650

5.070

4.790

3


Huyện Đất Đỏ

7.310

9.000

9.690

11.680

11.320

4

Huyện Long Điền

760

930

1.020

1.010

1.020

5

Huyện Xuyên Mộc


52.670 65.070

75.170

77.430

74.650

6

Vùng ven biển

66.640 82.270

92.040

95.690

92.270

7

Toàn tỉnh

77.620 95.790 109.380 109.530 106.190
(Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2014)

Trong năm 2014, trên địa bàn đã thực hiện khoán bảo vệ 1.520ha rừng và
khoanh nuôi tái sinh 350ha rừng. Đã thực hiện các bước chuẩn bị phục vụ công
tác trồng rừng mùa mưa năm 2015.

- Giá trị sản xuất ngư nghiệp: Đạt 19.513 tỷ đồng, tăng 11,4% so với năm
2013 (năm 2013 17.513 tỷ đồng). Trong đó, giá trị sản xuất ngành khai thác
chiếm 92,3% giá trị sản xuất toàn tỉnh.
10


Bảng 1. 4: Giá trị sản xuất thủy sản vùng ven biển giai đoạn 2010-2014
(theo giá hiện hành)
Đvt: tỷ đồng

Đơn vị hành chính

Stt
1

Thành phố Vũng Tàu

2

Huyện Tân Thành

3

Huyện Đất Đỏ

4

Huyện Long Điền

5


Huyện Xuyên Mộc

6

Vùng ven biển
Toàn tỉnh

7

2010

2011

2012

2013

2014

4.031,7

5.058,7

5.843,1

8.576,6

9.930,1


142,7

240,6

252,5

268,64

393,6

931,04

1.463,5

1.544,8

1.863,4

2.061,4

2.653,58

3.754,53

4.099,23

5.960,11

6.285,11


248,3

353,25

382,02

524,15

518,41

8.007,32 10.870,58 12.121,65 17.192,90 19.188,62
8.152,3

11.090,7

12.428

17.513,7

19.513

1.2.2. Đặc điểm xã hội
Vùng ven biển, ven sông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có diện tích 1.389,38
km bao gồm thành phố Vũng Tàu, huyện Tân Thành, huyện Đất Đỏ, huyện
Long Điền, huyện Xuyên Mộc (trừ huyện Côn Đảo), chiếm 70,28% diện tích
toàn tỉnh.
2

Năm 2014, dân số toàn vùng có 801.046 người (chiếm 75,6% dân số toàn
tỉnh), trong đó dân số ở thành thị là 448.312 chiếm 56% dân số toàn vùng

(chiếm 83,75% dân số thành thị toàn tỉnh).
Mật độ dân số trung bình vùng là 573 người/km2, cao hơn mật độ trung
bình của tỉnh. Dân cư phân bố trong tỉnh không đều, ở các huyện như Tân
Thành, Đất Đỏ là 403;391 người/km2, riêng thành phố Vũng Tàu lên đến 2.099
người/km2.
Bảng 1. 5: Diện tích và phân bố dân cư vùng ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
năm 2014

Đơn vị hành chính

TP. Vũng Tàu
Huyện Tân Thành
Huyện Đất Đỏ
Huyện Long Điền
Huyện Xuyên Mộc
Toàn vùng
So với toàn tỉnh
Toàn Tỉnh

Diện tích
(km2)
150,03
338,25
189,05
77,54
643,42
1.398,29
70,28%
1.989,46


Tổng
314.919
136.291
73.886
133.074
142.876
801.046
75,60%
1.059.537

Dân số
Phân theo thành
thị, nông thôn
Thành
Nông
thị
thôn
300.919
14.000
25.403 110.888
45.460
28.426
62.170
70.904
14.360 128.516
448.312 352.734
83,75%
67,28%
535.267 524.270


11

Phân theo giới
tính
Nam

Nữ

157.189 157.730
68.028 68.263
36.879 37.007
66.423 66.651
71.315 71.561
399.834 401.212
75,60% 75,60%
528.858 530.679

Mật độ
(Người
/ km2)
2.099
403
391
1.716
222
573
533


(Niên giám thống kê năm 2014 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)


Mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh tính đến năm 2014 bao gồm: 2 thành
phố (thành phố Vũng Tàu và Bà Rịa) và 7 thị trấn: Long Điền, Long Hải (Long
Điền); Phú Mỹ (Tân Thành); Ngãi Giao (Châu Đức); Phước Bửu (Xuyên Mộc);
Đất Đỏ và Phước Hải (Đất Đỏ). Trong đó vùng dự án bao gồm: Thành phố
Vũng Tàu; thị trấn Phú Mỹ (Tân Thành) và thị trấn Đất Đỏ, Phước Hải (Đất
Đỏ).
Bảng 1. 6: Quy mô các đô thị tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu năm 2014
STT

Tên đô thị

Chức năng của đô thị

Dân số đô
thị
(người)

1

TP. Vũng Tàu

Thành phố cấp vùng trung
tâm du lịch, dịch vụ dầu
khí, CN, cảng biển

2

TP. Bà Rịa


3

Loại đô
thị

300.919

Loại 1

Trung tâm cấp tỉnh

71.434

Loại 2

Thị trấn Phú Mỹ

Đô thị cấp huyện

25.403

Loại 5

4

Thị Trấn Ngãi Giao

Đô thị cấp huyện

15.521


Loại 5

5

Thị trấn Long Điền

Đô thị cấp huyện

22.354

Loại 5

6

Thị trấn Long Hải

Đô thị cấp huyện

39.816

Loại 5

7

Thị trấn Phước Bửu

Đô thị cấp huyện

14.360


Loại 5

8

Thị trấn Đất Đỏ

Đô thị cấp huyện

21.295

Loại 5

9

Thị trấn Phước Hải

Đô thị cấp huyện

24.165

Loại 5

Toàn Tỉnh

535.267
(Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2014)

Trên địa bàn tỉnh, vùng có tốc độ đô thị hóa cao tập trung tại khu vực
thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa, dọc theo quốc lộ 51 và nối dài đường

44A. Đây là vùng đô thị lớn, tập trung đông dân cư và là nơi tập trung nhiều dự
án phát triển khu công nghiệp nặng, qui mô lớn của VKTTĐPN, có các điều
kiện thuận lợi cho phát triển đô thị và công nghiệp.
Các đô thị của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đảm nhiệm được vai trò là hạt
nhân trong phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng địa lý – kinh tế trong tỉnh,
có thể chia làm 2 vùng phát lớn như sau:
- Khu vực phía tây:
+ Thành phố Vũng Tàu là đô thị lớn của Tỉnh thu hút dân cư cơ học rất
cao, phát triển mạng các dự án đường đô thị, phát triển nhà ở, khách sạn du lịch,
các chương trình cải tạo chỉnh trang đô thị và các dịch vụ khai thác dầu khí.
12


+ Thành phố Bà Rịa là nơi được đầu tư xây dựng đô thị để đảm bảo nhận
chức năng là trung tâm hành chính của tỉnh. Tuy nhiên, sức hút đô thị của Bà
Rịa còn hạn chế, do vậy tốc độ phát triển dân số chậm so với các điều kiện hạ
tầng đô thị đã có hiện nay trên địa bàn thành phố.
+ Thị trấn Phú Mỹ là đô thị trung tâm huyện Tân Thành, được dự kiến
phát triển qui mô lớn, trở thành đô thị mới Phú Mỹ để phục vụ cho khu vực công
nghiệp Phú Mỹ - Mỹ Xuân – Thị Vải – Cái Mép đang phát triển quy mô lớn.
+ Ngoài ra, dọc theo trục Quốc lộ 51 là vùng trọng điểm phát triển công
nghiệp cảng, dịch vụ dầu khí và các công nghiệp sau dầu khí, dịch vụ cảng… và
đông thời cũng là trung tâm thương mại – du lịch và hải sản…
- Khu vực phía đông tỉnh và duyên hải: Là vùng các huyện trọng điểm về
kinh tế nông lâm nghiệp và hải sản. Xu hướng các đô thị hành chính là các trung
điểm của địa bàn mỗi huyện để đáp ứng chức năng dịch vụ tổng hợp của huyện.
Như vậy, với tỉ trọng dân cư đô thị cao, các đô thị trong tỉnh hiện đang
phát triển tương đồng với các chức năng mà đô thị đảm nhận nhưng sự phân bố
mạng lưới đô thị cũng tỉ trọng dân cư đô thị, các vùng đô thị hóa đang tập trung
chủ yếu về phía tây – tây nam tỉnh. Do vậy, cần phải hình thành thêm các đô thị

mới về phía đông tỉnh để khai thác phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng
huyện nông nghiệp, các khu vực dân cư nông thôn.
2. Phương pháp luận tính toán tải lượng chất thải từ các hoạt động gây ô
nhiễm môi trường
2.1 Phạm vi và đối tượng
a. Phạm vi thực hiện
- Phạm vi thực hiện của dự án là các huyện, thành phố ven biển tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu: Thành phố Vũng Tàu, huyện Đất Đỏ, Long Điền, Xuyên Mộc và
Tân Thành . Giới hạn trên đất liền và trên biển như sau:
- Phần biển là từ bờ ra biển 10km. Căn cứ lựa chọn phạm vi trên biển dựa
vào Quyết định số 158/2007/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ quyết định phê duyệt chương trình quản lý tổng hợp dải ven
biển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020 và Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2006
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và
quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
b. Đối tượng tính toán
Việc tính toán tải lượng chất thải được chia làm 02 nhóm để tính toán là:
- Tải lượng chất thải vùng ven biển:
13


+ Tải lượng từ hoạt động công nghiệp;
+ Tải lượng từ hoạt động cảng biển, cơ sở đóng tàu;
+ Tải lượng từ hoạt động nông nghiệp;
+ Tải lượng từ hoạt động dân cư, đô thị, dịch vụ - du lịch;
+ Tải lượng từ hoạt động nuôi trồng thủy sản.
-Tải lượng chất thải từ sông ra biển.
2.2 Cơ sở tính toán và dự báo
Cơ sở tính toán tải lượng chất thải vùng ven biển dựa vào các đối tượng

có khả năng gây ô nhiễm ở các huyện ven biển gồm: khu kinh tế - công nghiệp,
hải cảng, khai thác khoáng sản, đô thị - dân cư, du lịch - dịch vụ, nuôi trồng thủy
sản và nông nghiệp.
- Tải lượng chất thải của các đối tượng du lịch - dịch vụ, dân cư - đô thị
được tính toán dựa vào tải lượng đơn vị trên đầu người.
- Tải lượng đối với sản xuất công nghiệp, cảng biển, cơ sở đóng, việc tính
toán tải lượng chất thải dựa vào Quy mô, diện tích sử dụng, loại hình công
nghiệp và tải lượng đơn vị của từng loại hình công nghiệp.
- Tải lượng đối với nuôi trồng thủy sản, tải lượng chất thải được tính toán
dựa vào lượng chất thải phát triển trên 01 ha diện tích nuôi trồng.
- Tải lượng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp thì dựa trên tổng
lượng các nguồn phân bón hóa học, hữu cơ, thuốc BVTV, khả năng phân hủy,
hấp thụ của đất, cây trồng, phần không hấp thụ, phân hủy được bị rửa trôi chảy
ra sông ra biển, dựa theo công thức kinh nghiệm trong và ngoài nước.
- Đối với tải lượng chất thải từ sông ra biển: Việc tính toán tải lượng chất
thải từ sông ra biển được tính toán dựa trên số liệu quan trắc, đo đạc liên tục
ngày đêm theo từng đợt và theo mùa, sau đó tính toán giá trị trung bình năm ở
một số mặt cắt điển hình thuộc các hệ thống sông chính.
2.3. Phương pháp tính toán tải lượng chất thải từ các hoạt động gây ô nhiễm
môi trường
2.3.1. Tải lượng từ hoạt động công nghiệp, cảng biển, cơ sở đóng tàu
Để tính toán lưu lượng và tải lượng nước thải do hoạt động sản xuất công
nghiệp, cần phải dựa vào số liệu và thông tin được khảo sát, thu thập và đo đạc
thực tế tại các cơ sở sản xuất về dữ liệu đầu vào quan trọng sau:
- Sản lượng công nghiệp của các cơ sở sản xuất phân theo loại hình sản
xuất và quy mô sản xuất trong các năm tính toán;
- Hệ số tải lượng ô nhiễm của từng thông số chỉ thị chất lượng nước thải
14



công nghiệp trong mỗi loại hình khác nhau tương ứng với quy mô sản xuất (lớn,
vừa và nhỏ).
Lưu lượng nước thải công nghiệp (Qthải)
- Lưu lượng nước cấp cho công nghiệp được tính toán như sau:
Qcấp công nghiệp = a x Qcấp sinh hoạt
Trong đó a là tỷ lệ cấp nước công nghiệp so với nước sinh hoạt (tham
khảo tại TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình
tiêu chuẩn thiết kế và Quy hoạch cấp nước của địa phương).
- Lưu lượng thải trung bình của hoạt động công nghiệp thường được
tính bằng 80% lượng nước được cấp cho ngành này (theo Điều 51 của Nghị định
88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Chính phủ).
Qcông nghiệp thải = Qcấp công nghiệp x 80% x S
+ Qcông nghiệp thải : Lưu lượng nước thải do hoạt động sản xuất công
nghiệp của khu công nghiệp thải ra (m3/ng.đ)
+ S
: Diện tích đất công nghiệp hoạt động sản xuất (ha) hiện hữu
(theo diện tích đất cho thuê)
+ Qcấp công nghiệp : Lưu lượng nước thải trung bình tính trên diện tích
khu công nghiệp (m3/ha.ng.đ)
Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
Tải lượng chất ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp được tính toán
dựa vào lưu lượng nước thải và nồng độ chất ô nhiễm trung bình trong nước thải
công nghiệp. Cụ thể như sau:
Li = Ci x Qcông nghiệp thải
+ Li (kg/ngày): Tải lượng chất ô nhiễm tính cho thông số i trong nước
thải công nghiệp.
+ Ci (kg/m3): Nồng độ trung bình của thông số chất chỉ thị i.
+ Qcông
bình của cơ sở.


nghiệp thải

(m3/ngày): Lưu lượng nước thải công nghiệp trung

2.3.2. Tải lượng từ hoạt động nông nhiệp
Hoạt động chăn nuôi
Tải lượng thải do chăn nuôi được tính dựa trên tổng đàn gia súc hàng năm
của các huyện, thành phố và Hệ số ô nhiễm do động vật nuôi thải.
Qcn= n x HSON
n: Số lượng con
15


HSON: Hệ số ô nhiễm do động vật nuôi thải
Hoạt động trồng trọt
Trên cơ sở thống kê diện tích đất nông nghiệp của từng địa phương và
lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cho mỗi vụ trồng trọt, tính toán
được tổng lượng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật của từng địa phương trong
một năm.
1. Tính Tổng lượng phân bón
TPB = Diện tích trồng x Hệ số sử dụng phân bón tương ứng với loại cây đó
- Diện tích trồng (ha/vụ.năm)
- Hệ số sử dụng phân bón tương ứng với loại cây đó (kg/ha/năm), thu thập
tại Trạm Bảo vệ Thực vật
2. Tính Dư lượng phân bón
DLPB = Tổng lượng phân bón (TPB) x Hệ số dư lượng
- Hệ số dư lượng, thu thập Trạm Bảo vệ Thực vật
3. Tính Tổng N và P trong thành phần phân
Np = DLPB x Thành phần % của N trong phân
Pp = DLPB x Thành phần % của P trong phân

- Thành phần phân Ure chứa 46% N
- Thành phần phân Lân chứa 20% P2O5
- Thành phần phân NPK/DAP chứa 20% N và 10% P2O5
4. Tổng lượng N và P rửa trôi
T = T1 x K
K: hệ số rửa trôi có giá trị từ 0,1 - 0,25.
T1: tổng lượng chất ô nhiễm (phân bón hoặc hóa chất bảo vệ thực vật ).
2.3.3. Tải lượng từ khu dân cư-đô thị, du lịch-dịch vụ
Lưu lượng nước thải sinh hoạt (Qthải)
Về cơ bản, lưu lượng nước thải sinh hoạt được tính toán trên cơ sở tiêu
chuẩn sử dụng nước của VNC và hệ số hao hụt của nước thải so với nước sử
dụng (tham khảo tại TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – mạng lưới đường ống và
công trình tiêu chuẩn thiết kế và Quy hoạch cấp nước của địa phương).
Qthải = Qsử dụng * Kh

+ Qthải : lưu lượng nước thải sinh hoạt (m3/ngày đêm).
16


+ Kh: hệ số hao hụt của nước thải so với nước sử dụng (0.85).
Nhu cầu cấp nước có tính đến hệ số dùng nước lớn nhất trong ngày
Kmax(ngày), các tỉ lệ theo Qsh dịch vụ khác và tỉ lệ thất thóat nước.
Q

sh

ngày max

Qshdịch vụ khác


= Số dân được cấp (người) * T/c dùng nước (l/ng.ngđ) *
K(ngày)/1,000 (m3/ngđ)
= Q shngày max * Tỉ lệ theo Qsh dịch vụ khác (%)

Tổng Q shngày max = Q shngày max + Qshdịch vụ khác + (Q shngày max + Qshdịch vụ khác )
* Tỉ lệ thất thóat (%)
Ghi chú: Các hệ số được chọn như sau:
Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên (Nguồn: Báo cáo tổng hợp Rà soát, điều
chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020).
Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt các năm (Nguồn: Báo cáo tổng hợp Rà
soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2020).
Hệ số Kngày = 1,2 (Nguồn: (i) Quy hoạch chung hệ thống cấp nước
đến năm 2025; và (ii) TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và
công trình. Tiêu chuẩn thiết kế).
Nhu cầu dùng nước cho cho các dịch vụ khác tính bằng 15% nhu cầu
dùng nước cho sinh hoạt (Nguồn: TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới
đường ống và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế).
-

Hệ số hao hụt của nước thải so với nước sử dụng là 0,85.

-

Không xét đến tỷ lệ thất thóat trên đường ống trước khi sử dụng.
Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Tải lượng chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt được tính toán trên
cơ sở như sau: (i) lưu lượng thải; và (ii) nồng độ thải trung bình của các thông số
ô nhiễm. Một cách tổng quát, tải lượng ô nhiễm của một thông số chỉ thị nào đó

được tính toán như sau:
Li = Ci x Q
+ Li : Tải lượng của thông số i được xét (kg/ngày đêm).
+ Ci : Nồng độ trung bình của thông số i được xét (kg/m3)
+ Q : Lưu lượng nước thải (m3/ngày đêm).

17


3. Tính toán tải lượng chất thải từ các hoạt động gây ô nhiễm môi trường
3.1. Mô tả nguồn thải từ các hoạt động gây ô nhiễm môi trường
a. Hoạt động dân cư – đô thị
Theo điều tra về biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình, dân số tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn hiện nay
đang gây áp lực rất lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội, nhà ở, môi
trường... ở các đô thị lớn. Các nguồn thải từ hoạt động dân cư – đô thị như:
Nguồn phát sinh nước thải tại các khu dân cư – đô thị chủ yếu là nước thải sinh
hoạt từ hoạt động sinh hoạt của người dân và nước thải sản xuất của các nhà
máy xen lẫn trong các khu dân cư.
Ngoài ra, nguồn thải từ các hoạt động như: Chợ, trung tâm thương mại
phát thải ra nước thải, thức ăn thừa và chất thải rắn ra môi trường.
b. Hoạt động công nghiệp
Quá trình công nghiệp hóa luôn đi kèm quá trình đô thị hóa. Ngành công
nghiệp tăng cao, quy mô tăng trưởng mạnh và số lượng các ngành nghề được
đầu tư lớn cũng đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến môi trường cũng lớn theo.
Hoạt động của các khu công nghiệp sẽ phát sinh ra nhiều loại chất thải và
phát thải gây ô nhiễm môi trường như: nước thải, khí thải, tiếng ồn, chất thải rắn
sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại… làm ảnh hưởng dến
cuộc sống của người dân xung quanh và cán bộ công nhân lao động sản xuất
trong KCN, CCN.

Tùy theo loại hình sản xuất của các cơ sở sản xuất, KCN, CCN sẽ phát
sinh ra nguồn thải khác nhau. Trong đó, nhóm ngành sản phẩm chế biến nông,
lâm, thủy sản và đồ uống có khả năng gây ô nhiễm môi trường lớn trên địa bàn
tỉnh. Đáng kể là ngành chế biến khoai mì, cao su và đường.
c. Hoạt động giao thông, cảng biển
Sự gia tăng của hệ thống giao thông vận tải, cảng biển trên địa bàn đang
phát triển nhanh chóng đã làm tăng nguy cơ ô nhiễm ở vùng cửa sông, ven biển
đặc biệt ô nhiễm dầu và sự cố tràn dầu. Ô nhiễm từ chất thải các tàu, thuyền đổ
trực tiếp xuống sông, cửa biển.
d. Hoạt động nông – lâm – ngư nghiệp
Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp phát thải
chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường như:
- Lượng phân bón, thuốc BVTV còn dư trong đất;

18


- Việc phát triển các vùng nuôi trồng thuỷ sản với tốc độ khá nhanh thải ra
một lượng không nhỏ thức ăn dư thừa cũng là tác nhân không nhỏ gây ô nhiễm
nguồn nước, phát sinh dịch bệnh tràn lan.
- Phân và thức ăn thừa từ hoạt động chăn nuôi trâu, bò, gia cầm…
3.2. Đặc trưng nước thải từ các hoạt động gây ô nhiễm môi trường
Hàm lượng các chất ô nhiễm trên địa bàn khu vực nghiên cứu cũng như
các lưu vực sông khác đều có có xu hướng ngày càng tăng lên do quá trình phát
triển kinh tế làm gia tăng các nguồn thải trên lưu vực. Nếu không có những biện
pháp quản lý, kiểm soát kịp thời các nguồn thải này sẽ làm cho nguồn nước bị ô
nhiễm, gây ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân
trong khu vực này. Nhằm đánh giá đặc trưng nước thải từ các hoạt động gây ô
nhiễm môi trường cũng như chất lượng nước sông khu vực nghiên cứu cần phải
tiến hành lấy mẫu theo từng hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, do phạm vi thực

hiện chỉ lấy mẫu tính toán đối với các cửa sông và khu vực hải cảng, cơ sở đóng
tàu, do vậy, đặc tính nước thải cũng như chỉ số phát thải ô nhiễm sẽ tính toán
theo các nghiên cứu trong nước và ngoài nước. Một số hoạt động như sau:
a. Các cửa sông khu vực ven biển
- Độ pH: Nếu độ pH quá cao hoặc quá thấp sẽ làm mất khả năng tự làm
sạch của nguồn nước tiếp nhận do các loại vi sinh vật có tự nhiên trong nước bị
kìm hãm phát triển. Ngoài ra, khi nước có tính kiềm sẽ có tính ăn mòn, làm mất
cân bằng trao đổi tế bào chất, ức chế sự phát triển bình thường của quá trình
sống. Theo kết quả phân tích nước sông vùng cửa sông, ven biển cho thấy giá trị
pH dao động trong khoảng 6,91 – 8,01, đạt QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2
(pH = 6 – 8,5); cột B1 (pH = 5,5 - 9). Như vậy, có thể thấy được giá trị pH vùng
cửa sông, ven biển còn tương đối tốt.
- Hàm lượng TSS:
+ Hàm lượng chất rắn lơ lửng các mẫu nước quan trắc mùa khô có giá trị
dao động từ 27,1 mg/l đến 62,5 mg/l. Theo QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2 (30
mg/l) có 17/21 mẫu vượt qua quy chuẩn cho phép, vượt cao nhất là MK-LS3 là
62,5 mg/l, vượt 2,1 lần; so với cột B1 (50 mg/l) có 03/21 mẫu vượt qua quy
chuẩn cho phép là MK-LS3, MK-LS5, MK-LA5, vượt cao nhất là MK-LS3 là
62,5 mg/l, vượt 1,25 lần.
+ Đối với mẫu quan trắc vào mùa mưa, hàm lượng TSS có giá trị dao
động từ 26,3 mg/l đến 56,1 mg/l. Theo QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2 (30
mg/l) có 14/21 mẫu vượt qua quy chuẩn cho phép, vượt cao nhất là MM-LA5 là
56,1 mg/l, vượt 1,87 lần; so với cột B1 (50 mg/l) có 01/21 mẫu vượt qua quy
chuẩn cho phép là MM-LA5 là 56,1 mg/l, vượt 1,13 lần so với quy chuẩn.
19


Như vậy, có thể thấy được chất rắn lơ lửng vùng cửa sông là khá cao, đặc
biệt mẫu MK-LS3 là 62,5 mg/l (ngày quan trắc thứ 3 trên sông Dinh) và mẫu
MK-LA5 là 54,8 mg/l (ngày quan trắc thứ 5 sông Ray). So sánh giữa các vùng,

các chất rắn lơ lửng trong nước mặt sông Thị Vải nhìn chung không đáng kể,
TSS chỉ chủ yếu cao ở khu vực Sông Dinh và sông Ray. Các chất rắn lơ lửng khi
ở môi trường nước sẽ nổi lên mặt nước tạo thành lớp dày, lâu dần lớp đó ngả
màu xám, không những làm mất vẻ mỹ quan mà quan trọng hơn chính lớp vật
nổi này sẽ ngăn cản quá trình trao đổi oxy và truyền sáng, dẫn nước đến tình
trạng kỵ khí. Mặt khác một phần cặn lắng xuống đáy sẽ bị phân hủy trong điều
kiện kỵ khí sẽ tạo thành mùi hôi thối cho khu vực xung quanh.
- Ô nhiễm hữu cơ: Được thể hiện qua thông số BOD5 và COD trong
nguồn nước.
+ Hàm lượng COD: Nồng độ COD trong các mẫu quan trắc có giá trị từ
10,07 mg/l đến 24,93 mg/l, so với QCVN 08:2008/BTNMT quy định giá trị
COD cột A2 (15 mg/l) thì có 12/21 mẫu mùa khô vượt qua quy chuẩn cho phép,
vượt cao nhất là vị trí trên sông Dinh (MK-LS5) là 24,93 mg/l, vượt 1,66 lần;
mùa mưa có 15/21 mẫu vượt qua quy chuẩn cho phép, vượt cao nhất là vị trí
trên sông Ray (MM-LA5) là 20,66 mg/l, vượt 1,38 lần. So với cột B1 (30 mg/l)
thì các mẫu đều nằm trong quy chuẩn cho phép.
- Hàm lượng BOD5: Hàm lượng BOD5 trong các mẫu nước vùng cửa
sông, ven biển có giá trị từ 2 mg/l đến 6 mg/l. Theo QCVN 08:2008/BTNMT,
cột A2 (6 mg/l); B1 (15 mg/l) thì tất cả các vị trí đều nằm trong quy chuẩn cho
phép.
So sánh giữa các vùng cửa sông ta thấy hàm lượng hàm lượng COD trên
sông Dinh và sông Ray có hàm lượng cao hơn so với sông Thị Vải. Nguyên
nhân, do các hoạt động như nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, khu dân cư đô thị,
khu công nghiệp… Khi hàm lượng chất hữu cơ cao sẽ dẫn đến suy giảm nồng
độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh sử dụng lượng oxy này để phân hủy các
chất hữu cơ. Lượng oxy hòa tan giảm dưới mức 50% bão hòa sẽ gây tác hại
nghiêm trọng đến tài nguyên thủy sinh. Ngoài ra, nồng độ oxy hòa tan thấp còn
ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của sông.
- Ô nhiễm dinh dưỡng:
Từ kết quả phân tích nước vùng cửa sông, ven biển vùng dự án cho thấy

hàm lượng Amoni đang có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là tại các mẫu MKLS4, MK-LS7, MK-LA2, MK-LA6 có hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao,
vượt cao nhất là mẫu sông Dinh (MK-LS7) là 2,86 lần so với cột A2. Nguyên
nhân gây nên hiện tượng nồng độ amonia cao trong nước mặt là do nguồn nước
mặt chịu ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt và nước thải nuôi trồng thủy sản,
20


cảng cá... Như vậy, trong các con sông được khảo sát chất lượng nước mặt thì ô
nhiễm dinh dưỡng cao nhất tại sông Dinh do nơi này là nguồn tiếp nhận nước
thải sinh hoạt khu dân cư, các khu công nghiệp, cơ sở đóng tàu, cảng cá...
Nguồn nước có mức dinh dưỡng vừa phải sẽ là điều kiện tốt cho rong, tảo,
thủy sinh phát triển. Khi nồng độ các chất dinh dưỡng quá cao sẽ gây hiện tượng
phú dưỡng hóa. Hiện tượng này sẽ làm giảm sút chất lượng nước của nguồn tiếp
nhận do gia tăng độ đục, tăng hàm lượng hữu cơ và có thể độc tố do tảo tiết ra
gây cản trở đời sống thủy sinh và ảnh hưởng tới nước cấp sinh hoạt.
- Ô nhiễm vi sinh: Theo số liệu quan trắc nước sông được phân tích ở
phụ lục 1, 2, giá trị Colifom dao động từ 0 MPN/100 ml đến 90 MPN/100 ml.
Căn cứ quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT quy định hàm lượng vi sinh vật cột
A2 là 5.000 MPN/100 ml và theo cột B2 (7.500 MPN/100 ml) thì tất cả các mẫu
quan trắc đều nằm trong quy chuẩn cho phép. Như vậy, hàm lượng vi sinh trong
môi trường nước vùng cửa sông, ven biển vẫn còn tương đối tốt.
- Ô nhiễm kim loại nặng: Theo kết quả phân tích chất lượng nước hàm
lượng sắt (Fe) có giá trị từ 0,043 mg/l đến 1,26 mg/l. Theo QCVN
08:2008/BTNMT, cột A2 (1 mg/l) có 03/21 mẫu vượt qua chỉ tiêu cho phép so
với quy chuẩn từ 1,01 đến 1,26 lần, cao nhất là mẫu tại vị trí sông Thị Vải (MMTV3) là 1,26 mg/l. Hàm lượng Zn trong nước mặt trong các mẫu đều nằm trong
Quy chuẩn cho phép, ngoài ra hàm lượng As, Cu không phát hiện trong các
mẫu.
Như vậy, tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trên sông Thị Vải khá cao, chủ
yếu là Fe. Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm là từ các nguồn nước thải công
nghiệp tập trung các ngành như dệt nhuộm, cơ khí, điện tử, mật độ giao thông

vận tải thủy tăng và nhiều cơ sở hạ tầng xây dựng dọc theo sông.
b. Khu vực cảng biển, cơ sở đóng tàu
Trong khuôn khổ dự án, phạm vi thực hiện dự án chỉ thực hiện 2 cơ sở
cảng biển, cơ sở đóng tàu là: Công ty Trục vướt cứu hộ VN- Xí nghiệp sửa chữa
tàu biển; Bến cảng Thương mại (phân cảng Cát Lở). Kết quả phân tích cũng như
kết quả đo nhanh như bảng sau:
Bảng 3. 1: Kết quả phân tích mẫu cảng biển, cơ sở đóng tàu
Ký hiệu
mẫu

pH

Do

Fe

As

mg/l

CB
ĐT

QCVN
40:2011

8,04
7,85
5,5-9


4,65
4,68
-

Cu

mg/l
mg/l
(LOD=0,01) (LOD=0,01)
0,202
KPH
KPH
0,210
KPH
KPH
5
0,1
2

21

Zn
mg/l
0,036
0,029
3

Tổng dầu
mỡ
mg/l

(LOD=0,1)
0,76
0,29
10


Độ pH: Theo như kết quả phân tích trên, so sang với QCVN 40:2011 cột
B, tất cả các mẫu đều nằm trong quy chuẩn cho phép, cao nhất là cảng Cát Lở là
8,04.
Các thông số kim loại (mg/l): Các mẫu nước thải đều có hàm lượng Fe,
Zn đều nằm trong giá trị cho phép của QCVN 40:2011 cột A.
Ngoài ra, tổng dầu mỡ cũng nằm trong giá trị cho phép của QCVN
40:2011 cột A.
c. Đặc tính nước thải công nghiệp
Do phạm vi thực hiện dự án không lấy mẫu phân tích nước thải KCN, do
đó đặc tính nồng độ các chất ô nhiễm nước thải công nghiệp được lấy theo
nghiên cứu sau:
Bảng 3. 2: Nồng độ các chất ô nhiễm trong dòng nước thải chung từ công nghiệp
Chỉ tiêu

STT
1

TSS

(mg/l)

2
3
4


BOD (mg/l)
BOD (mg/l)
Tổng N (mg/l)

5

Tổng P (mg/l)

Khoảng dao động
nồng độ
43 - 315

Giá trị đại diện
chung
210

63 - 225
124 - 225
18 - 68

180
320
50

1,03 - 11,4
6
Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên TP. HCM (2005)

d. Đặc tính nước thải nông nghiệp

Do phạm vi thực hiện dự án không lấy mẫu phân tích nước thải nông
nghiệp, do đó đặc tính nồng độ các chất ô nhiễm nước thải nông nghiệp, hệ số
phát được lấy theo nghiên cứu sau:
- Chăn nuôi:
Bảng 3. 3: Hệ số ô nhiễm do động vật nuôi thải vào môi trường của WHO (1993)

STT

Chỉ tiêu ô nhiễm

Trâu Bò

1

BOD5 (kg/con.năm)

164

32,9

6,4

1,61

2

TSS

(kg/con.năm)


1.204

73

9,1

4,2

3

Tổng N (kg/con.năm)

43,8

7,3

-

3,6

4

Tổng P (kg/con.năm)

11,3

2,3

-


-

Heo

Bảng 3. 4: Hệ số ô nhiễm do động vật nuôi (COD)

Thông số ô nhiễm Gia cầm Trâu, bò
22



Vịt

Lợn


COD

2,73

233,60 73,00

N-T

0,5

105,85

14,6


P-T

0,156

18,25

9,13

(Nghiên cứu quản lý môi trường Vịnh HạLong" JICA, 1999; (*) - Tính theo San DiegoMcGlone, M. L., S. V. Smith and V. Nicolas, 2000)

- Trồng trọt: Hệ số sử dụng phân bón tương ứng với loại cây và hệ số dư
lượng, thu thập Trạm Bảo vệ Thực vật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

STT
1

2

3

Đối tượng cây
trồng

Hệ số sử dụng phân
bón (kg/ha)

-Cây lương thực
+Ure
+Lân
-Cây CN ngắn

ngày
+Ure
+Lân
-Cây CN dài ngày
+Ure
+Lân

Hệ số dư
lượng (%)

220
350

65%
60%

220
400

65%
60%

300
500

65%
60%

e. Đặc tính nước thải sinh hoạt
Do phạm vi thực hiện dự án không lấy mẫu phân tích nước thải nông

nghiệp, do đó đặc tính nồng độ các chất ô nhiễm nước thải nông nghiệp, hệ số
phát được lấy theo nghiên cứu sau:
Bảng 3. 5: Tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt

STT
1
2
3
4

CHẤT
Ô NHIỄM
SS
BOD
Tổng Nitơ
Tổng Photpho

NỒNG ĐỘ
(Cột 1)
450
350
65
10
(Melcaf & Eddy, 1991)

LƯU Ý: Đối với COD thì sử dụng công thức sau.
Qdc = P . Qi x 10-3
Trong đó:
- Qdc : Tải lượng thải từ dân cư (tấn/năm)
23



×