Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Đài truyền hình Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 30 trang )

A-

MỞ ĐẦU (GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VTV).

Ra đời năm 1970, VTV là đài truyền hình trực thuộc chính phủ Việt Nam. Phủ
sóng rộng khắp và đa dạng, Truyền hình Việt Nam là Đài truyền hình quốc gia duy
nhất của hơn 80 triệu người dân Việt. Qua gần 4 thập kỉ thương hiệu, VTV đã trở
nên thân thuộc với mỗi ngôi nhà của 54 dân tộc trên dãy đất hình chữ S.
Đài Truyền hình Việt Nam (Tiếng Anh: Vietnam television) gọi tắt là VTV, ba
chữ cái in hoa VTV viết đè lên nhau được làm biểu tượng của Đài, lần lượt thể
hiện trong ba màu đỏ, lục, lam. VTV là Đài truyền hình uy tín nhất của người Việt,
là sự tổng hòa độc đáo giữa truyền hình quảng bá và truyền hình trả tiền. VTV có
nhiệm vụ phát sóng các chương trình truyền tải thông tin, tuyên truyền đường lối,
chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống
tinh thần của nhân dân Việt Nam trong nước và trên toàn thế giới. VTV đã trở
thành đơn vị cung cấp nội dung lớn nhất với:







BI.

6 kênh quảng bá toàn quốc, 5 kênh quảng bá khu vực, hàng trăm kênh truyền
hình trả tiền.
Phủ sóng 100% lãnh thổ và phủ sóng vệ tinh hầu hết khu vực trên thế giới.
Hơn 120.000 giờ phát sóng các kênh quảng bá, hơn 15.000 giờ phát sóng vệ
tinh mỗi năm.


5 trung tâm khu vực và 8 cơ quan thường trú THVN tại nước ngoài.
Hơn 4.000 nhân sự.
Duy trì và phát triển quan hệ với gần 30 đài truyền hình và hơn 10 tổ chức
truyền hình quốc tế.

NỘI DUNG.
Lịch sử hình thành và phát triển.

1970
- 7/9/1970: Phát sóng thử nghiệm chương trình đầu tiên.
- Tháng 11/1970: Mua xe truyền hình lưu động đầu tiên.
1973
- 27/1/1973: Cử phóng viên đưa tin tại Hội nghị Paris (Pháp).
-1/5/1973: Tường thuật trực tiếp chương trình đầu tiên bằng xe lưu động.


1974
- Nhập thiết bị ghi hình bằng băng từ đầu tiên của Nhật Bản.
1976
- Bắt đầu phát sóng hàng ngày. Tường thuật trực tiếp khai mạc và bế mạc Đại hội
Đảng toàn quốc.
1978
- Tháng 4/1978: Lần đầu thu băng, bình luận World Cup.
- Tháng 8/1978: Thống nhất hệ thống truyền hình toàn quốc là System D, K.
- Tháng 9/1978: Thử nghiệm truyền hình màu.
1980
- Truyền hình trực tiếp Đại hội Olympic.
- Bắt đầu trao đổi tin tức trong khuôn khổ IVN giữa các thành viên OIRT.
1981
- Giúp Lào, Campuchia xây dựng Đài TH, đồng thời mở cơ quan thường trú

THVN tại Lào và Campuchia.
1986
- Phát truyền hình màu hoàn toàn.
1987
- Lấy tên chính thức là Đài Truyền hình Việt Nam.
1990
- Phát sóng chính thức kênh VTV2. Lúc này VTV có 2 kênh VTV1, VTV2.
1991
- Bắt đầu phát vệ tinh kênh VTV1 để Đài địa phương thu và phát toàn quốc.
1994 - 1995
- Thành lập Trung tâm THVN tại Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế.
- Chính thức thành lập cơ quan thường trú Campuchia.
1996
- VTV3 tách thành kênh riêng. VTV lúc này có 3 kênh VTV1, VTV2, VTV3.
1998
- Áp dụng dựng phi tuyến - Trang bị trạm thu vệ tinh chuyên dụng hiện đại, thu
trực tiếp World Cup.


- Trong nước: Phủ sóng toàn lãnh thổ. Quốc tế: Phủ sóng VTV4 tại châu Á, châu
Âu 8h/ngày.
2000
- VTV4 phát toàn cầu qua 3 vệ tinh.
2001
- Chuẩn DVB-T được chọn làm chuẩn phát sóng số mặt đất của VTV.
- Thí điểm tự chủ tài chính.
- Chính thức thành lập cơ quan thường trú THVN tại Nga.
2002
- Ra mắt kênh VTV5 phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số.
2003

- Truyền hình chủ nhà Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games 22).
- Thành lập Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Khoa học Kỹ thuật truyền hình.
2004
- Khai trương dịch vụ truyền hình số vệ tinh DTH.
2005
- Cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng trên mạng DTH và Truyền hình Cáp.
- Tổ chức thành công Hội nghị lần thứ 42 Hiệp hội các tổ chức phát thanh và
truyền hình châu Á.
- Thái Bình Dương (ABU) lần đầu tiên.
2006
- Hơn 639.000 giờ phát sóng trên các kênh quảng bá.
2007
- VTV6 phát thử nghiệm trên hệ thống truyền hình Cáp Việt Nam.
2008
- Bắt đầu mua bản quyền các sự kiện thể thao lớn như EURO 2008, AFF Cup
2008.
- VTV1 nâng tổng số bản tin lên 12 bản tin, 22 chuyên mục.
- Thành lập Trung tâm dịch vụ công nghệ truyền hình.
2009
- Chính thức phát quảng bá VTV6.


- Truyền hình số vệ tinh K+ ra mắt tháng 6/2009, là Liên doanh giữa Trung tâm
KTTH cáp và Công ty Canal Oversea.
- Phát thử nghiệm TV Mobile ở Hà Nội, hoàn thiện thủ tục cấp phép phát sóng
truyền hình số di động T-DMB trên toàn quốc.
- Thành lập cơ quan thường trú THVN tại Mỹ.
2010
- Tăng tổng số giờ phát lên gần 900 ngàn giờ phát sóng mặt đất, gần 9000 giờ phát
sóng vệ tinh.

2011
- Chính thức phát VTV1 24/24.
- Lựa chọn tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T2.
- Khánh thành trụ sở mới, hiện đại và đồng bộ.
2012
- Thành lập cơ quan thường trú THVN tại Bỉ, Trung Quốc.
- VTV2 phát sóng 24/24.
- Đưa vào sử dụng Trạm truyền dẫn vệ tinh băng C mới tại Hà Nội, đảm bảo truyền
dẫn vệ tinh theo tiêu chuẩn DVB-S2, mã hóa MPEG-4.
- Số hoá tư liệu hình ảnh.
2013
- Khai trương cơ quan thường trú tại Nhật Bản và Singapore.
- VTV6 phát sóng 24/24 - Lên sóng VTV3HD, VTV6HD.

II.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Đài truyền hình Việt Nam


III.

Các kênh truyền

hình của VTV.

3.1.
Hệ
thống
kênh


truyền
quảng bá.


hình

VTV1

Là kênh thời sự tổng hợp của Đài Truyền hình Việt Nam, phát sóng liên tục với
thời lượng 24 giờ mỗi ngày. VTV1 thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng được
Đảng, Nhà nước và Chính phủ giao, giữ vai trò chủ đạo trong công tác thông tin,
tuyên truyền, định hướng dư luận, có uy tín và ảnh hưởng lớn đối với hệ thống báo
chí và truyền hình tại Việt Nam.


Theo lộ trình Số hóa truyền hình của Chính phủ, khi hoàn thành việc số hóa,
VTV1 sẽ bị ngừng phát sóng trên truyền hình tương tự mặt đất và tiếp tục phát
miễn phí trên hạ tầng truyền hình số mặt đất cùng các hạ tầng khác. Tuy nhiên trên
hạ tầng truyền hình số vệ tinh, K+, VTC và MobiTV (Truyền hình An Viên) đã
khóa mã 1 phần hoặc toàn bộ cả hai phiên bản độ nét thường và độ nét cao (HD)
của VTV1.
Từ ngày 31/3/2014, kênh VTV1 bắt đầu phát sóng theo chuẩn truyền hình độ
nét cao HD. VTV1 HD mang đến cho khán giả nhiều chương trình đặc sắc chuẩn
HD phát sóng song song với VTV1 độ nét thường. Trên hệ thống truyền dẫn số
mặt đất (DVB-T2), kênh VTV1 HD còn được ứng dung công nghệ âm
thanh Dolby Digital Plus.
VTV1 dành phần lớn thời lượng phát sóng các chương trình thời sự, chính luận
với hàng loạt các bản tin, chuyên mục cập nhật, khẳng định vai trò chủ đạo trong
công tác tuyên truyền, định hướng dư luận. Bên cạnh đó, vào một số khung giờ
nhất định, kênh cũng có phần thời lượng cho các chương trình giải trí như chiếu

phim, chương trình ca nhạc.
Ngày phát sóng chính thức: 7 tháng 9 năm 1970
Thời lượng: 5:00 - 24:00 (24/24 từ ngày 15 tháng 06 năm 2011)


Một số chương trình nổi bật:

Chào buổi sáng, các bản tin thời sự, chống buôn lậu, hàng giả - bảo vệ người tiêu
dung, chuyển động 24h, hành trình 24h, giai điệu tự hào, tài chính - Kinh doanh,
Tài chính - Tiêu dung, VTV Đặc biệt…


VTV2

Là kênh truyền hình chuyên biệt với những chương trình đi sâu nghiên
cứu khoa học công nghệ và đời sống xã hội của Đài Truyền hình Việt Nam, nhằm
mục đích ứng dụng, phục vụ nâng cao đời sống, dân trí và phù hợp với nhiều đối
tượng. Nội dung các chương trình trên VTV2 tập trung vào các chủ đề khoa học tự
nhiên, khoa học xã hội, đời sống và thông tin phát minh kỹ thuật công nghệ. Ngoài
ra, VTV2 dành một phần thời lượng cho các nội dung giải trí như phim hoạt hình,
phim truyện và một số trò chơi truyền hình khác.
Hiện nay, VTV2 được truyền dẫn quảng bá miễn phí trên nhiều hạ tầng: truyền
hình tương tự mặt đất, truyền hình số mặt đất (DVB-T2), truyền hình số vệ tinh


(K+); ngoài ra còn được truyền dẫn trên tất cả các dịch vụ truyền hình trả tiền khác
(VTVCab, SCTV, VTC, MobiTV, MyTV,...).
Ngày 20/05/2015, Đài truyền hình Việt Nam đã lên sóng thử nghiệm kênh
VTV2 với chất lượng HD (VTV2 HD) trên hệ thống truyền hình cáp kĩ thuật số
của VTVCab. Sau đó ít ngày, VTV2 HD cũng được phát sóng trực tuyến tại trang

điện tử VTVGo của Đài Truyền hình Việt Nam. Đây là kênh truyền hình thứ tư
nằm trong hệ thống các kênh quảng bá của Đài Truyền hình Việt Nam được phát
sóng dưới dạng chuẩn HD (trước đó là VTV3 HD, VTV6 HD, VTV1 HD). Sau khi
lên sóng, khán giả đã nồng nhiệt hưởng ứng và đã có những ý kiến đóng góp tích
cực cùng những trải nghiệm thú vị với VTV2 HD. Từ ngày 1/7/2015, VTV2 HD
được lên sóng quảng bá chính thức trên hệ thống truyền dẫn kĩ thuật số mặt đất
(DVB-T2), và cũng là kênh truyền hình thứ hai phát hình với chất lượng HD toàn
thời gian trên hệ thống này, sau VTV6 HD.
Ngày phát sóng chính thức: 1 tháng 1 năm 1990
Thời lượng: 5:30 - 24:00


Các chương trình nổi bật:

Mười vạn câu hỏi vì sao, những mảnh ghép của cuộc sống, bếp Việt, phim truyện,
sống khoẻ mỗi ngày, bạn của nhà nông…


VTV3

Kênh thể thao, giải trí và thông tin kinh tế. Đây là kênh truyền hình rất được ưa
chuộng tại Việt Nam với các thể loại chương trình phong phú, chất lượng cao nhằm
phục vụ nhu cầu giải trí của khán giả thuộc mọi lứa tuổi từ các giải bóng đá quốc tế
cho những người hâm mộ bóng đá tới các cuộc thi kiến thức cho tầng lớp sinh viên
và những người lớn tuổi hay các cuộc thi về kỹ năng công việc gia đình cho các bà
nội trợ... Kênh chương trình này đóng góp một phần lớn vào việc tăng doanh
thu quảng cáo cho VTV.
Dù mang bản chất là một kênh quảng bá miễn phí, nhưng do có nhiều chương
trình mua bản quyền cần chống tràn sóng ra nước ngoài, nên VTV3 hầu như được
khóa mã trên các hệ thống truyền hình trả tiền trong nước, chỉ phát miễn phí qua

sóng tương tự, truyền hình số mặt đất (DVB-T2) và trực tuyến (VTVgo). Theo lộ
trình số hóa truyền hình của chính phủ, ở một số khu vực khán giả sẽ không thể
xem được VTV3 nếu không phải là thuê bao truyền hình trả tiền hoặc không sử
dụng đầu thu/máy thu hình tích hợp DVB-T2.


Khi phát sóng trên hạ tầng truyền hình số mặt đất DVB-T2, kênh VTV3 HD
còn được ứng dụng công nghệ âm thanh kỹ thuật số Dolby Digital Plus.
Ngày phát sóng chính thức: 31 tháng 3 năm 1996
Thời lượng: 24 giờ


Một số chương trình nổi bật:

Ai là triệu phú, bố ơi! Mình đi đâu thế?, Đừng để tiền rơi, Đường lên đỉnh
Olympia, Cà phê sáng với VTV3, Cà phê sáng cuối tuần, Con biết tuốt, Giọng hát
Việt, Giọng hát Việt nhí, Gương mặt thân quen, Gương mặt thân quen nhí, Hãy
chọn giá đúng, Chúng tôi là chiến sĩ, Không giới hạn - Sasuke Việt Nam, Người
mẫu Việt Nam: Vietnam's Next Top Model, Thần tượng âm nhạc Việt Nam, Thần
tượng âm nhạc nhí, Vua đầu bếp, Vua đầu bếp nhí, Điều ước thứ 7, Phim truyện,
Chuyện đêm muộn, Quà tặng cuộc sống, Kỹ năng sống, Vì bạn xứng đáng
Các chương trình đã phát sóng 1 lần:
SV, Chiếc nón kỳ diệu, Hành trình văn hoá, Hành khách cuối cùng, Ở nhà chủ
nhật, Vườn cổ tích, Trò chơi âm nhạc, Điện ảnh chiều thứ bảy, Văn nghệ Chủ
Nhật, Đối mặt,, Đấu trí, Người đi xuyên tường, Đấu trường 100, Rung chuông
vàng,… Và còn rất nhiều chương trình đã và đang phát trên VTV3


VTV4


Chương trình đặc biệt cho người Việt Nam tại nước ngoài: Nội dung kênh này
bao gồm tin tức, sự kiện trong nước, các chương trình thiếu nhi, Việt Nam - Đất
nước, Con người, các chương trình du lịch, văn hóa. Kênh được phát sóng
bằng tiếng Việt và tiếng Anh hoặc với phụ đề tiếng Anh.
Người dân trong và ngoài nước có thể xem kênh VTV4 miễn phí qua truyền
hình kỹ thuật số mặt đất (DVB-T2), qua các đầu thu tín hiệu vệ tinh bằng chảo
parabol khác. Ngoài ra, VTV4 còn được phát sóng trong nước trên hạ tầng của một
số đơn vị truyền hình trả tiền như VTVCab, SCTV, MyTV, Truyền hình An
Viên, VTC, K+... . Nhằm phủ sóng VTV4 rộng rãi hơn, Đài Truyền hình Việt Nam
cũng phát sóng VTV4 trên trang điện tử chính thức của kênh, trên hạ tầng truyền
hình trực tuyến VTVgo và đăng tải các chương trình đã phát sóng lên YouTube.
Ngày 24/06/2015, VTV4 được phát sóng với chất lượng hình ảnh HD duy nhất
trên Truyền hình cáp Việt Nam (VTVcab). Đài Truyền hình Việt Nam đã có kế
hoạch phát sóng kênh VTV4 HD ở các hạ tầng khác trong thời gian tới.


Ngày phát sóng chính thức: 27 tháng 4 năm 2000
Thời lượng: 24 giờ
VTV4 hiện đã có bản tin và chương trình chuyên đề thể hiện bằng 5 ngôn ngữ:
Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật.


Chương trình nổi bật:

Các bản tin:
Bản tin Thời sự tiếng Việt, Bản tin Người Việt bốn phương ("Tin cộng đồng" cũ),
Bản tin tiếng Anh, Bản tin tiếng Pháp, Bản tin tiếng Trung, Bản tin tiếng Nga, Tạp
chí tiếng Nhật (Japan Link), Các chuyên mục tiếng Anh, Vietnam Discovery, Fine
Cuisine, Expat Living, Culture Mosaic, Bizline, Daily Biz, Talk Vietnam.
Các chuyên mục tiếng Việt:

Phóng sự, Ký sự vùng biên, Phim tài liệu, Chân dung cuộc sống, Cuộc sống vẫn
tươi đẹp, Tinh hoa võ thuật, Gặp gỡ khán giả VTV4, Việt Nam và Thế giới, Góc
nhìn ("Việt Nam 7 ngày" cũ), Nhìn từ Hà Nội, Trong sáng cùng tiếng Việt, núi
sông bờ cõi, Cà phê sáng (phát chung với VTV3), Sức sống thể thao.
Các chương trình Đặc biệt:
VTV Đặc biệt, Ngày trở về, Gala Tinh hoa võ thuật, Gala Lời Cảm ơn từ Việt
Nam, Gala Cuộc sống vẫn tươi đẹp.


VTV5

Chương trình đặc biệt cho các dân tộc thiểu số bằng tiếng của họ. Trên lãnh thổ
Việt Nam có hơn 50 nhóm dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu trên các vùng đồi
núi xa xôi. Kênh chương trình này được đánh giá là cách hiệu quả nhất để kết nối
với những người dân này và đem đến cho họ các thông tin về chính sách của chính
phủ, các sự kiện đang diễn ra trên đất nước Việt Nam. Bằng cách này, khoảng cách
phát triển giữa các vùng miền trong đất nước đã được giảm bớt.
Trong năm 2008, VTV5 đã thực hiện thành công loạt phim ký sự vùng cao dài
12 tập phát sóng trên VTV1 bao gồm: 12 tập ký sự "Đi dọc miền trung", "Ký sự
Già Làng". Hiện nay, VTV5 không chỉ sản xuất các chương trình bằng tiếng dân
tộc mà còn được biết đến với chương trình "Dân tộc và Phát triển" và "Sắc màu
văn hoá các dân tộc Việt Nam" phát sóng trên VTV1 & VTV2.


Người dân trong nước có thể theo dõi kênh VTV5 trên hạ tầng Truyền hình cáp
Việt Nam (VTVCab) và một số mạng truyền hình trả tiền khác. Kênh cũng được
truyền dẫn miễn phí trên hạ tầng truyền hình số mặt đất (DVB-T2) và Truyền hình
số vệ tinh K+.
Ngày 1/7/2015, kênh VTV5 được phát sóng với chuẩn hình ảnh độ nét cao
(HD) duy nhất trên Truyền hình cáp Việt Nam (VTVCab). Sau năm 2016, Đài

Truyền hình Việt Nam đã có kế hoạch phát sóng quảng bá phiên bản VTV5 HD
trong thời gian tới.
Ngày phát sóng chính thức: 10 tháng 2 năm 2002
Thời lượng: 24 giờ


Các chương trình nổi bật:

Kiến thức và cuộc sống, Khát vọng Việt Nam, Chuyện từ chính sách, Phim
truyện…


VTV6

Kênh truyền hình dành riêng cho lứa tuổi thanh thiếu niên, có vai trò quan
trọng trong việc định hướng tư tưởng, thái độ, tư vấn hành vi ứng xử cũng như đáp
ứng nhu cầu giải trí đa dạng của lứa tuổi này.
VTV6 đang được phát sóng quảng bá miễn phí trên hạ tầng truyền hình kĩ thuật
số mặt đất (DVB-T2) và trực tuyến (VTVgo) của Đài truyền hình Việt Nam. Tuy
nhiên, do có nhiều chương trình mua bản quyền từ nước ngoài và không phải là
kênh truyền hình thiết yếu, nên VTV6 hầu như được các đơn vị cung cấp truyền
hình trả tiền trong nước phát sóng khóa mã. Từ 08/10/2014, Truyền hình số vệ tinh
K+ đã thực hiện khóa mã 24/24h của kênh VTV6 và VTV6 HD cùng với
kênh VTV3 và VTV3 HD. Hai đơn vị khác là VTC và MobiTV (trước đây là
Truyền hình An Viên) luôn khóa mã kể từ khi cung cấp kênh. Vì lộ trình số hóa
truyền hình của Chính phủ hoàn thành giai đoạn 1 và vẫn đang trong giai đoạn
triển khai thứ 2, nên ở một số khu vực khán giả sẽ không thể xem được VTV6 nếu
không phải là thuê bao truyền hình trả tiền.
Ngày phát sóng thử nghiệm trên hệ thống DTH và Cable: 29 tháng 4 năm 2007
và đã phát sóng analog vào ngày 7 tháng 9 năm 2010.

Ngày phát sóng chính thức: 29 tháng 4 năm 2007
Thời lượng: 6:00 - 24:00




Một số chương trình nổi bật:

60 phút mở, Bảng xếp hạng âm nhạc Hàn Quốc - M Countdown, Bữa trưa vui vẻ,
Chương trình thể thao, Truyền hình trực tiếp các sự kiện văn hóa giải trí trong nước
và quốc tế.
3.2.

Hệ thống kênh truyền hình khu vực.

Bên cạnh hệ thống 6 kênh quảng bá toàn quốc, với mạng lưới 5 trung tâm
thường trú tại các khu vực trọng yếu trên cả nước, VTV còn có hệ thống các kênh
khu vực VTV Huế, VTV Đà Nẵng, VTV Phú Yên, VTV9, VTV Cần Thơ 1, VTV
Cần Thơ 2... phủ sóng các thành phố lớn như Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Thành phố
Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các tỉnh thành lân cận. Phát ở các khu vực có đặc thù
văn hoá xã hội khác nhau, các kênh này cũng có những bản sắc vùng miền riêng,
hợp với thị hiếu của khán giả mục tiêu.

VTV HUẾ: Kênh chuyên biệt với các chương trình có nội dung gần gũi
với đời sống văn hoá sinh hoạt của người dân khu vực Bắc miền Trung, đặc biệt là
Huế. Các chương trình của VTV Huế mang bản sắc vùng miền rõ nét. Hiện VTV
Huế phát sóng 18h/ngày.


Một số chương trình đặc sắc của VTV Huế như: Bữa trưa vui vẻ đặc biệt với VTV

Huế (12h, VTV6); Người nông dân hiện đại; Y học cho mọi nhà; Tạp chí camera
thứ 8; Liveshow ca nhạc VTV Huế,…

VTV ĐÀ NẴNG: Phản ảnh tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân
dân các tỉnh thành vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, những vấn đề bức
xúc trong đời sống xã hội khu vực này. VTV Đà Nẵng có thế mạnh ở mảng phim
tài liệu, chính luận và có bản sắc văn hoá Tây Nguyên đậm nét. Phát sóng
18h/ngày.


Ngày 19/1/2017- Những bước chân không nghỉ - Đăng bởi VTV Đà Nẵng. Nói về
40 năm hành trình của VTV Đà Nẵng, tuy dừng lại nhưng bước chân của những
phóng viên, biên tập viên, quay phim của VTV Đà Nẵng vẫn không ngừng nghỉ, họ
vẫn bước miệt mài trên con đường phía trước cùng với sự phát triển của Truyền
hình Việt Nam, cùng với sự phát triển của VTV8.
Một số chương trình được phát sóng trên VTV Đà Nẵng: Chào ngày mới; Kết nối
miền Trung; Nói điều muốn nói; Chuyến xe bus kì thú; Tự hào miền Trung,…

VTV PHÚ YÊN: Bao quát địa bàn 6 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng, thế mạnh của VTV Phú Yên là mảng
chính luận, các chương trình chuyên đề, chuyên mục, văn nghệ và các chương
trình bản sắc đặc thù của người dân khu vực. VTV Phú Yên phát 18h/ngày.


Một số hoạt động tiêu biểu của VTV diễn ra tại Phú Yên:
VTV.vn - Ngày 05/04/2016, Bãi đá độc đáo trên biển Phú Yên thành điểm chụp
ảnh cưới cuốn hút. Bộ ảnh tuyệt đẹp được thực hiện tại các địa điểm đẹp nổi tiếng
của Phú Yên như Bãi Xép, Hòn Yến, ghềnh đá đĩa, kè chắn sóng xóm Rớ…
VTV.vn- Ngày 04/05/2016 Cuộc đua kỳ thú 2016: Các đội đua lần đầu tiên khám
phá Phú Yên xinh đẹp. Kết thúc chặng đua Huế với đội hình 7 đội đua, họ cùng

nhau di chuyển bằng tàu lửa từ ga Huế đến ga Tuy Hoà – Phú Yên.
VTV.vn – Ngày 16/06/2017,Top 30 thí sinh Hoa hậu Hữu nghị ASEAN 2017 đã
đến Phú Yên để bắt đầu cho các hoạt động của vòng Chung kết. Các người đẹp vô
cùng rạng rỡ với nhan sắc nổi bật.

VTV9: Phủ sóng TPHCM và khu vực Đông Nam bộ, VTV9 là một trong
những kênh khu vực phát triển mạnh nhất với các chương trình mang bản sắc Nam
bộ đậm nét. Thế mạnh của kênh cũng là các chương trình chính luận, giải trí.
VTV9 phát sóng 24/24.


Một số chương trình phát sóng đặc sắc như: Tin tức 10h; Tin nhanh 21h; Bí quyết
phong cách; Toàn cảnh 24h; Sáng Phương Nam; Thế giới hôm nay; Rong ruổi đất
Phương Nam; Sài Gòn đêm thứ 7,…

VTV CẦN THƠ: Đảm trách khu vực Đồng bằng sông Cửu long, VTV
Cần Thơ với hai kênh VTV Cần Thơ 1 và VTV Cần Thơ 2 phản ánh sinh động đời
sống của người dân khu vực đồng bằng Sông Cửu long với các chương trình mang
màu sắc văn hoá xã hội của khu vực đậm nét như chương trình tiếng Khmer,
chương trình về khoa học kỹ thuật nhà nông, đời sống bà con miền Tây. VTV Cần
Thơ 1 phát sóng 22h/ngày. VTV Cần Thơ 2 phát 18h/ngày.


Một số hoạt động tiêu biểu của VTV Cần Thơ:
15/5/2015- VTV Cần Thơ kỷ niệm 40 năm ngày phát sóng đầu tiên.
14/05/2015- VTV Cần Thơ: Khung giờ Phim Việt đổi mới phong phú, đa dạng.
20/05/2015- "Phim đặc sắc, quà liền tay" cùng VTV Cần Thơ.
3.3.

Hệ thống kênh truyền hình trả tiền.


Kênh truyền hình trả tiền là dịch vụ truyền hình mà người xem phải trả 1
khoản phí cho các nhà cung cấp dịch vụ để được xem các truyền hình mà họ lựa
chọn. Truyền hình trả tiền giúp người xem chủ động hơn, được chọn lựa những
chương trình yêu thích.
Song song với hệ thống kênh quảng bá, VTV còn phát triển hệ thống truyền hình
trả tiền, với 3 đơn vị cùng triển khai là Công ty TNHH MTV Truyền hình Cáp Việt
Nam (VTVCab), Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV) và Công
ty TNHH truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV). Đây cũng là 3 đơn vị chiếm thị
phần truyền hình trả tiền lớn nhất Việt Nam.


VTVCab: Là thương hiệu của Công ty TNHH MTV Truyền hình Cáp Việt
Nam, 100% vốn của VTV. VTVCab hiện có khoảng 70 kênh truyền hình cáp
analog, gần 150 kênh truyền hình số SD, trong đó hơn 30 kênh chất lượng HD. Các
kênh chương trình của VTVCab có nội dung đa dạng, đề cập đến nhiều mặt của
đời sống xã hội.
SCTV: Thương hiệu do VTV và công ty Du lịch Sài Gòn hợp tác phát triển
(VTV chiếm 51% cổ phần). SCTV hiện có hơn 130 kênh, trong đó có 25 kênh HD.
Kết hợp giữa tự sản xuất và mua bản quyền các kênh quốc tế nổi tiếng, hệ thống
kênh của SCTV đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin, giải trí của đông đảo khán giả
mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề.
K+: Thương hiệu của VSTV, là hệ thống kênh truyền hình vệ tinh ứng dụng
nền tảng DTH (direct-to-home) phủ sóng toàn quốc. K+ hiện cung cấp hơn 70
kênh truyền hình SD và 8 kênh truyền hình độ nét cao HD có bản quyền bao gồm
các kênh tin tức, kênh giải trí tổng hợp, kênh thể thao, kênh âm nhạc, kênh phim
truyện, kênh phim tài liệu, kênh thiếu nhi...
IV.



Các chương trình thường niên của VTV.
GẶP GỠ VTV:

Gặp gỡ VTV là chương trình đặc biệt được phát sóng thường niên vào ngày
cuối cùng của năm, ngày 31/12 với mục đích nhìn lại những dấu ấn VTV năm qua
và đón chào năm mới. Cùng với sự tham gia của nhiều gương mặt nghệ sĩ nổi
tiếng. Những khách mời đặc biệt này sẽ trò chuyện về những điều họ đã làm được
trong năm cũ cũng như những dự định của họ trong năm mới.
Đan xen giữa chia sẻ của các khách mời, chương trình còn có nhiều tiết mục
nghệ thuật lôi cuốn khác nhau của các ca sĩ, nhạc sĩ. Với không gian âm nhạc ngập
tràn không khí vui tươi cùng các câu chuyện hấp dẫn của những nhân vật nổi
tiếng, Gặp gỡ VTV sẽ là món ăn tinh thần giúp khán giả truyền hình có thêm hứng
khởi để chào đón một năm mới.
Đến nay,chương trình đã đi được chặng đường 4 năm tròn trĩnh từ năm 2013 –
2017.




GẶP NHAU CUỐI NĂM:

Gặp nhau cuối năm là chương trình hài kịch truyền hình đặc biệt, phát sóng
vào 20h00 ngày Tất niên Âm lịch hằng năm trên tất cả các kênh của Đài Truyền
hình Việt Nam. Chương trình được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam, được đông đảo
khán giả yêu thích và được coi là món ăn tinh thần truyền thống không thể thiếu
vào dịp Tết Cổ truyền.
Gặp nhau cuối năm được Hãng phim Truyền hình Việt Nam (nay là Trung tâm
Sản xuất Phim Truyền hình - Đài Truyền hình Việt Nam) bắt đầu sản xuất từ
năm 2003. Chương trình Gặp nhau cuối năm ban đầu là số đặc biệt của chương
trình hài nổi tiếng Gặp nhau cuối tuần, khi đó Táo quân chỉ là một tiểu phẩm chính

của chương trình, đến năm 2006, toàn bộ nội dung của Gặp nhau cuối năm là Táo
quân. Năm 2007, chương trình Gặp nhau cuối năm vẫn tiếp tục sản xuất sau khi
Gặp nhau cuối tuần kết thúc.
Từ năm 2003, Gặp nhau cuối năm được phát sóng thường niên vào ngày Tất
niên Âm lịch. Trước đó, Gặp nhau cuối năm sẽ được trình diễn phục vụ nhân dân
tại sân khấu trong ngày 17 và 18 tháng chạp Âm lịch.
Dựa theo truyền thuyết Táo quân về trời, thông qua buổi chầu, nơi các Táo báo
cáo với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm được trong suốt một năm qua, Gặp
nhau cuối năm tập trung vào phản ánh, đả kích những vấn đề nóng bỏng, nổi cộm
trong năm vừa qua, thuộc các lĩnh vực trong đời sống xã hội như kinh tế, văn
hóa, giao thông, điện lực, y tế, thể thao, khoa học kĩ thuật... một cách hài hước
(không bao gồm chính trị, tôn giáo, an ninh). Cách thể hiện là sự kết hợp của nhiều
loại hình nghệ thuật như tấu nói, hài kịch xen lẫn với các điệu dân ca cải
lương, chèovà nhiều bài nhạc chế.
Năm 2017 Táo quân vẫn nhận được tình cảm đặc biệt của người hâm mộ.
Chương trình là niềm háo hức của nhiều khán giả xem truyền hình trong những
thời khắc cuối cùng của năm cũ. Thông qua việc chầu Ngọc Hoàng của các Táo,
các sự kiện đời sống xã hội nổi bật trong năm sẽ được tái hiện một cách hài hước,
hóm hỉnh, sâu cay.


VTV NEW YEAR CONCERT:

VTV New Year Concert sẽ được phát sóng vào 20h15 ngày 1/1 hàng năm trên
kênh VTV1. Chương trình bắt đầu từ năm 2011 đến nay.


Suốt nhiều năm qua, VTV New Year Concert là một trong những chương trình
nghệ thuật của VTV được đầu tư công phu về mọi mặt: nội dung, âm nhạc, công
nghệ hình ảnh, sân khấu... Đây là một bữa đại tiệc âm nhạc hoành tráng và chủ

nhân của bữa tiệc đó chính là những giọng ca, những nghệ sĩ biểu diễn hàng đầu
Việt Nam hiện nay. Có lẽ đây cũng là một trong những chương trình truyền hình
hiếm hoi tại Việt Nam mà bất cứ gương mặt đơn lẻ nào cũng có thể tạo nên một
sân khấu, bằng cả giọng hát và nghệ thuật trình diễn đặc biệt của mình.


ĐÓN TẾT CÙNG VTV:

Đây là chương trình chào năm mới (âm lịch) do đài truyeend hình Việt Nam tổ
chức vaod mỗi dịp giao thừa Âm Lịch hằng năm. Riêng dịp tết đinh Dậu chương
trình được tổ chức vào mùng một tết Nguyên Đán trên VTV3.
Chương trình có thời lượng 4 tiếng đồng hồ, bắt đầu từ 22h ngày giao thừa đến
2h sáng tết âm lịch. Chương trình gồm 3 phần. Phần 1 chiếm sóng khoảng 75
phút, được phát trước giao thừa cụ thể là bắt đầu từ 22h15, khán giả truyền hình sẽ
có cơ hội nhìn lại toàn cảnh những dấu ấn năm cũ ở mọi lĩnh vực. Phần 2 với thời
lượng là 30 phút là thời gian phát sóng cho các phóng sự nóng hổi từ các châu lục,
các điểm cầu (4 điểm cầu từ VTV, Bờ Hồ Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM), phần này
bắt đầu ừ 23h25. Phần cuối của chương trình đón tết cùng VTV có thời lượng 110
phút sẽ bắt đầu sau phần bắn pháo hoa và chúc tết đầu năm của chủ tịch nước.
Người dân chương trình là hai gương mặt quen thuộc là Nhà báo Diễm Quỳnh
và “giáo sư Xoay” Bùi Tiến Dũng.


ẤN TƯỢNG CÙNG VTV (VTV Award):

Ấn tượng VTV là giải thưởng truyền hình thường niên của Đài truyền hình Việt
Nam nhằm vinh danh các sản phẩm truyền hình, gương mặt MC, Biên tập viên, bộ
phim truyền hình ấn tượng thu hút nhiều khán giả VTV trong suốt một năm.
VTV Award- Điểm hẹn 2017 diễn ra tại trường quay S14- Đài truyền hình Việt
Nam- Hà nội. Có 11 hạng mục được đề cử. Nhà báo Lại Văn Sâm và Thanh Vân

Hugo là hai MC trong đêm trao giải.
Các hạng mục giải thưởng:





Dẫn chương trình ấn tượng: Thành Trung
Hình ảnh thời sự ấn tượng: khúc bi tráng Gạc Ma
Nghệ sĩ hài ấn tượng: NSUT Xuân Bắc
Chương trình ca nhạc ấn tượng: Sing my song-bài hát hay nhất











Ca sĩ ấn tượng: Vũ Cát Tường
Phim truyền hình ấn tượng: NgườI phán xử
Chương trình văn hóa- khoa học xã hôi- giáo dục ấn tượng: VTV đặc
biệt: giấc mơ bay
Diễn viên nữ ấn tượng: Bảo Thanh
Diễn viên nam ấn tượng: NSND Hoàng Dũng
Nhân vật của năm: 44 thầy giáo ở trường tiểu học Tri Lễ 4
Chương trình của năm: gặp nhau cuối năm: Táo quân Xuân Đinh Giậu.


VTV ĐẶC BIỆT (VTV special):

Là dự án sản xuất chương trình đặc biệt của Đài truyền hình Việt Nam, được
sắp xếp vào khung giờ vàng vào VTV1 với tuần xuất mỗi tháng một số bắt đầu từ
tháng 1 năm 2015. Mỗi xhuowng trình là một bộ phim tài liệu về môt vấn đề từ
chinhs trị, văn hóa, kinh kế, xã hội…
Chủ đề các chương trình trong năm 2017:







V.

Tháng 1: Hai đứa trẻ phát sóng vào 7/1/2017 và phim truyền hình “Dưới
bầu trời xa cách” phát sóng ngày 22/1/2017.
Tháng 2: Giấc mơ bay phát sóng lúc 18/2/2017
Tháng 3: Chị gái 18/3/2017
Tháng 5: Nguyễn ÁI Quốc- Ẩn số của nước Pháp phát sóng 18/5/2017
Tháng 7: Sống và kể lại phát sóng ngày 22/7/2017
Tháng 8: Hành trình bất tận phát sóng ngày 12/8/2017
Tháng 9: Ngon đuốc thế kỷ phát sóng ngày 2/9/2017

Công nghệ kỹ thuật và ứng dụng.
V.1.
Công nghệ kỹ thuật truyền hình.


VTV là Đài truyền hình quốc gia, có độ phủ sóng và đối tượng khán giả lớn nhất
trong các Đài truyền hình hiện đang hoạt động tại Việt Nam. Với uy tín và vai trò
của mình, Đài THVN cũng là một trong những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng
công nghệ kỹ thuật truyền hình tiên tiến vào sản xuất chương trình và truyền dẫn
phát sóng, đặc biệt là số hoá quy trình sản xuất, chuẩn HD.
Bắt đầu từ năm 2005, Đài THVN đã chuyển sang sử dụng các thế hệ camera kỹ
thuật số, với vật liệu ghi là đĩa quang hoặc thẻ nhớ. Đến 2013, Đài THVN đã hoàn
toàn sử dụng các camera HD sử dụng thẻ nhớ.


Cùng với việc sử dụng camera kỹ thuật số, các trường quay của VTV cũng
chuyển sang công nghệ số. Đến nay, toàn bộ trường quay chính đã hỗ trợ tiêu
chuẩn HD, ghi phát dựa trên video server. Đặc biệt, một trường quay lớn diện tích
700m2, trang bị gần 9000 đèn chiếu sáng - một trường quay được đánh giá là hiện
đại nhất hiện nay - cũng đã được xây dựng.

VTV bắt đầu sử dụng xe truyền hình lưu động OBVAN công nghệ số từ năm
1998. Đến nay, toàn bộ xe lưu động của VTV đã dùng công nghệ số, trong đó một
số xe đã áp dụng chuẩn HD.


Những hệ thống dựng phi tuyến tính đầu tiên đã có mặt ở Đài THVN vào năm
1996. Đến năm 2006, VTV đã có hệ thống dựng đầu tiên hoạt động theo hướng kết
nối mạng, sử dụng công nghệ SAN để chia sẻ dữ liệu. Cho đến nay, cơ bản phần
dựng hậu kỳ của VTV đã chuyển sang hệ thống dựng kết nối mạng dùng chung, hỗ
trợ chuẩn HD.
Bắt đầu có hệ thống playout sử dụng server vào năm 2007, đến 2013 tất cả các
kênh của Đài THVN đã phát sóng bằng server. Toàn bộ hệ thống tổng khống chế,
tiếp nhận, phân phối kiểm tra tín hiệu hoàn toàn dựa trên công nghệ số. Một nửa số
kênh phát hỗ trợ chuẩn HD.

Đồng bộ với khâu tiền kỳ và hậu kỳ, hệ thống truyền dẫn phát sóng của Đài
THVN hiện nay cũng bắt đầu chuyển sang công nghệ số, áp dụng thống nhất tiêu
chuẩn DVB-T2, nén MPEG4, dự kiến đến 2015 phủ sóng mặt đất 64% dân cư, đến
2018 hoàn thành hệ thống truyền dẫn tín hiệu bằng cáp quang trên phạm vi toàn
quốc và đến 2020 hoàn thành mạng phát đơn tần phát sóng số mặt đất theo tiêu
chuẩn HD.


Để bảo quản tư liệu hình ảnh tốt nhất, Đài THVN cũng có riêng một Trung tâm
Tư liệu với nhiều tư liệu truyền hình và điện ảnh quý được sưu tầm, bảo quản một
cách bài bản, đúng cách trong hơn 70.000 băng betacam và hàng nghìn mét phim
nhựa.
Đáp ứng yêu cầu số hoá đồng bộ, Trung tâm Tư liệu cũng đã tiến hành số hoá
hình ảnh đang lưu trữ theo qui trình chuẩn hóa và có kiểm soát chất lượng, đồng
thời đầu tư nâng cấp thiết bị số hoá nhằm phục vụ lưu trữ, quản lý và cung cấp các
tư liệu hình ảnh động định dạng HDTV, đáp ứng nhu cầu sản xuất, phát sóng định
dạng HDTV trên mọi hạ tầng truyền dẫn.
V.2.

Dịch vụ ứng dụng.

Bên cạnh việc cung cấp hàng ngàn chương trình đặc sắc, phong phú về nội dung
và đa dạng trong cách thể hiện, VTV còn nỗ lực phát triển nhiều ứng dụng đáp ứng
nhu cầu của khán giả trong kỷ nguyên số.
Với 16,1 triệu người dùng Internet mỗi tháng, Việt Nam hiện đang là quốc gia có
lượng người dùng Internet đông nhất khu vực Đông Nam Á. Các dịch vụ mà VTV
phát triển cho người dùng internet do đó cũng đặc biệt được chú trọng.





VTV News:

VTV News là "cánh cửa thông tin" trên Internet của Đài Truyền hình Việt Nam.
Với tiêu chí "Chính thống - Tin cậy - Tương tác - Đa phương tiện", VTV News
bám sát sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, mọi mặt của đời sống trên nhiều
lĩnh vực khác nhau như kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao, công nghệ... và là cầu nối
thông tin giữa VTV với khán giả trong và ngoài nước.

Trong xu thế phát triển của Internet và các thiết bị di động, VTV News cung
cấp thông tin hiệu quả trên tất cả các phương tiện mới như điện thoại thông minh,
máy tính bảng và các thiết bị di động khác. Điều này đồng nghĩa với việc, độc giả
ở bất cứ đâu trên thế giới đều có thể cập nhật thông tin về Việt Nam nói chung và
Truyền hình Việt Nam nói riêng thông qua VTV News.


Truyền hình trực tuyến và xem lại các chương trình đã phát sóng (VOD):

Để khán giả 5 châu có thể theo dõi các chương trình của VTV, VTV News đã
đưa các kênh truyền hình của VTV lên Internet. Nhờ đó, khán giả toàn cầu có thể
theo dõi trực tuyến các kênh Thời sự chính luận tổng hợp VTV1, kênh Khoa học
giáo dục VTV2, kênh Thể thao giải trí VTV3, kênh truyền hình dành cho người


Việt ở nước ngoài VTV4, kênh truyền hình tiếng dân tộc VTV5, kênh truyền hình
Thanh thiếu niên VTV6 và các kênh truyền hình khu vực trên VTV News với chất
lượng tín hiệu cao, đường truyền ổn định. Tương tự như tin tức, độc giả có thể theo
dõi trực tuyến các kênh của VTV bằng nhiều thiết bị khác nhau (máy tính, thiết bị
di động...).


VI.

VTV- Hợp tác quốc tế.

Đa phương hóa quan hệ hợp tác:
Tại châu Á, VTV duy trì hợp tác nhiều mặt với NHK, TBS, NIKKEI, JICA (Nhật
Bản); KBS, Arirang TV, CJ (Hàn Quốc), CCTV (Trung Quốc), MediaCorp
(Singapore), Thai PBS, MCOT (Thái Lan), DDI (Ấn Độ), TRT (Thổ Nhĩ Kỳ)...
Nhiều đài truyền hình châu Âu như France Televisions, CFI (Pháp), DW, Viện
Goeth (Đức), RTBF (Bỉ), ORT (Nga) coi VTV là một trong những đối tác ưu tiên
tại châu Á. Hiện VTV không ngừng vươn tới các châu lục xa xôi như châu Mỹ
(CNN, Đài PTTH Cuba), châu Úc (ABC), các đài truyền hình sử dụng tiếng Pháp
tại châu Phi.

Là thành viên tích cực của các tổ chức PT-TH hàng đầu thế giới:
Chủ động hội nhập với ngành truyền hình toàn cầu, VTV là thành viên tích cực của
nhiều tổ chức phát thanh truyền hình hàng đầu thế giới như Hiệp hội PT-TH châu
Á Thái Bình Dương (ABU), Viện Phát triển PT-TH châu Á Thái Bình Dương
(AIBD), Hội đồng quốc tế các đài PT-TH sử dụng tiếng Pháp (CIRTEF) thông qua
hoạt động kết hợp đào tạo nhân sự (với AIBD), tham gia dự án đồng sản xuất (với
CIRTEF), đăng cai họp Đại hội đồng CIRTEF năm 2009. Năm 2013, VTV cũng là
nước chủ nhà đăng cai Đại hội đồng ABU lần thứ 30.
Hiện nay VTV đang tiếp xúc với các đối tác để hướng tới trở thành thành viên của
Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Âu (EBU).

Trao đổi tin tức, chương trình với nhiều đài trên thế giới:


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×