Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CTXH VỚI NGUỜI CAO TUỔI CÔ ĐƠN KHÔNG NƠI NUƠNG TỰA TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.57 KB, 126 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Công Đoàn

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực tập tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng với sự
giúp đỡ của các Thầy, cô giáo, và các cô, các chú trong trung tâm em đã hoàn
thành khóa luận đúng thời gian.
Đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Th.s Trương Ngọc
Thắng, Trưởng khoa Xã Hội Học – Trường Đại Học công Đoàn đã trực tiếp
hướng dẫn, nhiệt tình chỉ bảo và bổ sung kiến thức, kỹ năng cũng như kinh
nghiệm phục vụ cho quá trình nghiên cứu, sửa chữa và cung cấp mảng lý
thuyết em còn thiếu để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin
chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Công Tác Xã Hội đã
cung cấp cho em nhiều kiến thức và kỹ năng trong quá trình học tập.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Trung Tâm Bảo Trợ Xã
Hội Tỉnh Cao Bằng, cô Nông Thị An Giám đốc trung tâm, Cô Sầm Thị Kim
Huế Phó giám đốc trung tâm và cô Triệu Mai Hương Trưởng phòng quản lý
đối tượng người cao tuổi cô đơn và các cô, các chú cán bộ trong trung tâm đã
tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp cho em nhiều thông tin bổ ích phục vụ cho
công tác nghiên cứu. cám ơn các cụ là đối tương người cao tuổi cô đơn không
nơi nương tựa trong trung tâm đã nhiệt tình hợp tác cung cấp những thông tin
và trả lời những câu hỏi chân thật giúp em hoàn thành khóa luận. Đặc biệt là
Bà Đinh Thị Hỏ người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa tại trung tâm ( Là
thân chủ của em) đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập của mình
và cung cấp những thông tin để em hoàn thành khóa luận của mình.
Em xin cám ơn thư viện trường Đại Học Công Đoàn đã cung cấp cho em
một số tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Bế Diệu Thùy



Bế Diệu Thùy

11

Lớp CT8A.Khoa Công tác xã hội


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Công Đoàn

Mục lục:

Bế Diệu Thùy

22

Lớp CT8A.Khoa Công tác xã hội


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Công Đoàn

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT

Từ viết tắt


Từ đầy đủ

1

LĐTB&XH

Lao động thương binh và Xã hội

2
3
4
5
6
7
8
9
10

CTXH
NVCTXH
NCT
NCTCĐKNNT
BTXH
CSXH
ASXH
BHYT
TTBTXH

Công tác xã hội
Nhâ viên công tác xã hội

Người cao tuổi
Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa
Bảo trợ xã hội
Chính sách xã hội
An sinh xã hội
Bảo hiểm y tế
Trung tâm bảo trợ xã hội

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Bế Diệu Thùy

33

Lớp CT8A.Khoa Công tác xã hội


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Công Đoàn

Trong những năm gầm đây điều kiện sinh đẻ giảm, do điều kiện chăm
sóc sức khỏe tốt, tuổi thọ trung bình kéo dài, cùng với nhiều nguyên nhân
khác nhau nên số lượng người cao tuổi ngày càng tăng lên. Cùng với xu
hướng tăng tuổi thọ, số lượng người cao tuổi đang tăng lên trong phạm vi toàn
cầu. Theo báo cáo của Tổ Chức Y tế thế giới tính đến năm 2000, toàn thế giới
có khoảng 580 triệu người trên 60 tuổi và dự đoán đến năm 2020, con số này
sẽ xấp xỉ 1 tỷ người.
Dân số nước ta đang già hóa với tốc độ nhanh do tuổi thọ bình quân

ngày càng tăng, trong khi tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm. Nếu năm 2009, số
người cao tuổi (NCT) từ 60 tuổi trở lên là 9% thì đến năm 2010, con số này là
9,4% (tăng 0,4%). Tốc độ này sẽ là thách thức lớn đối với các cấp, các ngành
có liên quan trong việc bảo đảm an sinh xã hội cho người cao tuổi.
Theo TS Dương Quốc Trọng, Tổng Cục trưởng Dân số (Bộ Y tế), số
NCT tăng là thành tựu của sự phát triển nhưng cũng đang đặt ra những khó
khăn, thách thức. Với xã hội già hóa, thành phần cơ cấu kinh tế, dịch vụ chăm
sóc sẽ phải thay đổi cho thích ứng. Ðáng chú ý, nước ta đang già hóa với một
tốc độ chưa từng có trong lịch sử do tuổi thọ bình quân ngày càng tăng, trong
khi tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm. Theo kết quả Tổng Ðiều tra dân số và
Nhà ở ngày 1-4-2009, số người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên là 9% thì đến năm
2010, con số này là 9,4% (tăng 0,4%). Tại thời điểm này, nước ta đã chính
thức bước vào giai đoạn ‘già hóa dân số’. Trong tương lai, tốc độ già hóa tăng
sẽ không phải 0,4% nữa mà sẽ là 0,5% – 0,6% và đến năm 2025, nước ta sẽ
bước vào thời kỳ dân số ‘già’. Theo thống kê, số lượng NCT đang tăng nhanh
hơn bất kỳ nhóm dân số nào khác. Năm 1999, số người già trên 100 tuổi là ba
nghìn cụ thì năm 2009 là 7.200 cụ. Thời gian để chuyển đổi từ cơ cấu dân số
‘già hóa’ sang cơ cấu dân số ‘già’ ở nước ta sẽ ngắn hơn so với các quốc gia
có trình độ phát triển cao. Thí dụ: Nếu Thụy Ðiển phải mất tới 85 năm, Nhật

Bế Diệu Thùy

44

Lớp CT8A.Khoa Công tác xã hội


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Công Đoàn


Bản 26 năm, Thái lan là 22 năm để chuyển từ ‘già hóa’ sang ‘già’ thì dự báo ở
nước ta, thời gian này là khoảng 20 năm.
Vì vậy những hoạt động chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ xã hội giành
cho người cao tuổi cũng rất được nhà nước ta quan tâm.
Trong pháp lệnh người cao tuổi (số 23/2000/PL-UBTVQH ra ngày
28/4/2000) nhận định “ Người cao tuổi có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo
dục con cái về nhân cách và vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội”.
Người cao tuổi họ đã đi qua những cuộc chiến tranh dựng nước và giữ nước
thời kỳ đất nước còn gian khổ, họ được coi là kho tang tri thức và những kinh
nghiệm sống, họ luôn sẵn sàng truyền lại những hiểu biết của mình cho thế hệ
sau.
Trong bài phát biểu tại cuộc gặp mặt nhân ngày quốc tế NCT
(01.10.2002) do TW Hội người cao tuổi Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, Tổng
Bí thư Nông Đức Mạnh đã nói: “…Chưa bao giờ lực lượng người cao tuổi
nước ta lại đông đảo như hiện nay. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tự hào về
lớp người cao tuổi nước ta, với uy tín cao, sự mẫu mực về phẩm chất chính
trị, đạo đức và lối sống cùng với vốn tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng lao động
và nghiệp vụ phong phú, đa dạng của mình, người cao tuổi thực sự là một bộ
phận hợp thành nguồn lực nội sinh quý giá của cả dân tộc. Chúng ta tôn trọng,
bồi dưỡng và phát huy nguồn lực ấy”…
Báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng ghi rõ: “Vận động toàn dân
tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với lão
thành cách mạng, những người có công với nước, người hưởng chính sách xã
hội. Chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người già, nhất là những
người già cô đơn, không nơi nương tựa…”.
Cả đảng và nhà nước ta đều khẳng định vai trò và công lao của người
cao tuổi đối với đất nước. Họ là những người đi trước đã có những cống hiến

Bế Diệu Thùy


55

Lớp CT8A.Khoa Công tác xã hội


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Công Đoàn

lớn lao cho đất nước trong hai cuộc kháng chiến đầy gian khổ. Nên thế hệ sau
phải biết ơn và chăm sóc NCT và đền ơn đáp nghĩa với NCT. Người cao tuổi
là những người đã cống hiến rất nhiều cho gia đình và xã hội, họ xứng đáng
được quan tâm, chăm sóc.
Nhưng bên cạnh đó còn một bộ phận người cao tuổi còn phải chịu rất
nhiều thiệt thòi và chưa thực sự được quan tâm đó chính là người cao tuổi cô
đơn không nơi nương tựa. Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa là một
trong những nhóm đối tượng yếu thế cần được sự trợ giúp của xã hội. Người
cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa ít có điều kiện tiếp cận với các chính
sách xã hội, các dịch vụ như y tế, vui chơi giải trí, tham gia các câu lạc bộ,
các hoạt động đoàn thể và ít được thể hiện vai trò của mình. Điều đó ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của họ. Vì vậy, chúng ta cần
có những biện pháp tích cực nhằm ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống
của người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa
Từ thực tiễn nêu trên, với mong muốn người cao tuổi cô đơn không nơi
nương tựa nhận được quan tâm và chăm sóc từ gia đình và cộng đồng nhiều
hơn, em chọn đề tài “Công tác xã hội với người cao tuổi cô đơn không nơi
nương tựa tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cao bằng” để làm đề tài nghiên
cứu của mình.
2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

2.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu có ý nghĩa về mặt lý luận sâu sắc, với mục đích tìm hiểu về
lĩnh vực công tác xã hội với người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa.
Những thông tin thu được từ thực tế sẽ đóng góp thêm vào nguồn tham khảo
cho việc phân tích và nghiên cứu lý luận của công tác xã hội cho người cao
tuổi cô đơn không nơi nương tựa.

Bế Diệu Thùy

66

Lớp CT8A.Khoa Công tác xã hội


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Công Đoàn

Kết quả nghiên cứu cũng sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho nghiên cứu
sau về lĩnh vực này.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Công tác xã hội là một khoa học mang tính ứng dụng cao thông qua mô
hình trường hợp điển cứu trong nghiên cứu có thể thấy được rằng công tác xã
hội giúp ích nhiều cho quá trình cải thiện những vấn đề xã hội trong thực
tiễn , hỗ trợ và giúp đỡ người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa .Đồng thời
từ thực trạng người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa nhân viên công tác
xã hội đưa ra những khuyến nghị nhằm giúp cho các cơ quan chức năng quan
tâm hơn tới lĩnh vực này.
3. Đối tượng khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác xã hội với người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa tại trung
tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu gồm các thành phần
Bà Đinh Thị H là người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa tại trung
tâm.
Một số cán bộ, nhân viên và bạn bè của thân chủ tại trung tâm
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng.
Thời gian: Nghiên cứu từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2015
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm mục tiêu tìm hiểu về cơ sở lý luận về công tác xã hội với
người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa

Bế Diệu Thùy

77

Lớp CT8A.Khoa Công tác xã hội


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Công Đoàn

Tìm hiểu về Thực trạng đời sống của người cao tuổi cô đơn không nơi
nương tựa tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng.
Những nhân tố tác động đến hoạt động của nhân viên công tác xã hội
Vai trò của nhân viên xã hội ở trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng

trong việc trợ giúp người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa giải quyết vấn
đề khó khăn
Trên cơ sở đó sử dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân để can
thiệp, hỗ trợ cho thân chủ tự tin, lạc quan hơn và vươn lên trong cuộc sống.
4.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện những mục tiêu đã đề ra đề tài tập trung vào giải quyết
những nhiệm vụ sau:
Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về CTXH đối với NCTCĐKNNT.
Tìm hiểu về đời sống vật chất và tinh thần chất của người cao tuổi cô
đơn không nơi nương tựa tại trung tâm, những khó khăn mà họ gặp phải
Mong đợi của Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa đối với
NVCTXH
Những hoạt động mà NVCTXH đã làm được để giúp đỡ người cao tuổi
cô đơn không nơi nương tựa
Trình độ đào tạo của NVCTXH tại trung tâm.
tâm.
Mức lương và một số chế độ ưu đãi của nhân viên tại trung tâm.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng đời sống người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa ở trung
tâm bảo trợ xã hội như thế nào?
Nhân viên xã hội đóng vai trò như thế nào trong công tác chăm sóc và hỗ
trợ người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa tại trung tâm?
Những nhân tố nào tác động đến hoạt động của NVCTXH tại trung tâm?

Bế Diệu Thùy

88

Lớp CT8A.Khoa Công tác xã hội



Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Công Đoàn

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Nhân viên CTXH tiến hành thu thập các tài liệu văn bản cần thiết phù hợp với
hoạt động trợ giúp cho thân chủ, xem xét các thông tin có sẵn trong các tài
liệu mà mình sử dụng nhằm tìm kiếm các thông tin phục vụ cho mục đích
tổng hợp thông tin và đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu đề tài một cách tốt
nhất.
Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập thông tin quan trọng
được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu, được thực hiện trong nhiều giai
đoạn như: từ giai đoạn khảo sát trung tâm, giai đoạn tiến hành can thiệp với
thân chủ và những hoạt động khác đến giai đoạn kết thúc quá trình can thiệp.
Mục đích của phương pháp này là để thấy được những biểu hiện bên
ngoài của thân chủ là người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa như: Hành
vi, cử chỉ, thái độ của thân chủ đối với môi trường xã hội xung quanh.
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu (PVS) là phương pháp được sử dụng để có được những
thông tin cần thiết từ phía thân chủ. Thông qua cách hỏi và trả lời trực tiếp
giữa nhân viên CTXH với thân chủ, cán bộ, thầy cô và những người đang
sống và làm việc tại Trung Tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng.
Mục đích của phương pháp này là tìm hiểu rõ hơn về vấn đề đối tượng
cần can thiệp. Trong quá trình phỏng vấn, nhân viên CTXH sử dụng những kỹ
năng chuyên sâu như: Kỹ năng quan sát, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng khuyến

khích đối với thân chủ và đối tượng được phỏng vấn để từ đó có thể hiểu sâu

Bế Diệu Thùy

99

Lớp CT8A.Khoa Công tác xã hội


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Công Đoàn

sắc hơn những biểu hiên về tâm lý, cảm xúc, tình cảm ẩn chứa trong những
lời nói và câu chuyện của đối tượng.
Nhân viên CTXH phỏng vấn thân chủ là chủ yếu. Nội dung phỏng vấn
được chuẩn bị trước thành những mảng câu hỏi, những vấn đề mà nhân viên
CTXH quan tâm và hướng tới. Trình tự của buổi phỏng vấn không bị cố định
theo trình tự đã được chuẩn bị. Nội dung chính của buổi phỏng vấn xoay
quanh những vấn đề như: Thông tin về hoàn cảnh thân chủ và gia đình, những
vấn đề khó khăn đang gặp phải
7.2. Phương pháp can thiệp
7.2.1. Phương pháp CTXH cá nhân
Trong chuyên ngành, phương pháp công tác xã hội cá nhân được coi là
một trong những công cụ phục vụ chủ yếu của nhân viên CTXH. Nhân viên
CTXH vận dụng trong các cơ sở xã hội, hoặc tổ chức để giúp đỡ những cá
nhân có vấn đề thực hiện chức năng xã hội, nhằm phục hồi và củng cố, phát
triển sự thực thi bình thường chức năng xã hội của cá nhân và gia đình trong
bối cảnh xã hội mà vấn đề của họ đang bị diễn ra và bị tác động. Có nhiều
quan điểm về phương pháp này:

Theo bà Mary Richmond và cộng sự (Đầu những năm 1900): “Công tác
xã hội cá nhân là một tổng thể gồm 3 mặt: nghiên cứu xã hội - chuẩn đoán trị liệu” (Ngày nay gồm 7 bước: nhận diện vấn đề, thu thập dữ liệu, thẩm
định, chuẩn đoán, kế hoạch trị liệu, trị liệu, lượng giá để tiếp tục hay chấm
dứt). [5-111].
Nghiên cứu về phương pháp này, Lê Văn Phú - Khoa xã hội học trường
Đại học khoa học và nhân văn định nghĩa: “Phương pháp CTXH cá nhân là
một phương pháp can thiệp để giúp một cá nhân thoát khỏi những khó khăn
trong đời sống vật chất và tinh thần: chữa trị, phục hồi sự vận hành các chức

Bế Diệu Thùy

10

Lớp CT8A.Khoa Công tác xã hội


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Công Đoàn

năng xã hội của họ, giúp họ nhận thức và giải quyết vấn đề xã hội bằng khả
năng của chính mình”.[5-112]
Phương pháp này được thực hiện theo tiến trình 7 bước: Từ bước tiếp
cận thân chủ, xác định vấn đề, thu thập thông tin, chẩn đoán, lên kế hoạch trị
liệu đến trị liệu và lượng giá
Một số cách tiếp cận trong phương pháp CTXH Cá nhân
Tùy theo mức độ các vấn đề xã hội của thân chủ và diến biến tâm sinh lý
của cá nhân, nhân viên CTXH lựa chọn những cách tiếp cận phù hợp:
Cách tiếp cận tâm lý xã hội: Quan tâm đến diến biến của nội tâm con
người và môi trường sống của họ.

Cách tiếp cận giải quyết vấn đề: Sự lôi cuốn thân chủ cùng tham gia vào
tiến trình giải quyết vấn đề tự nó là một cách trị liệu.
Cách tiếp cận chức năng: Dịch vụ được cung cấp trên cơ sở chức năng
của cơ quan xã hội là phương tiện trị liệu.
Cách tiếp cận tập trung vào một nhiêm vụ: Tập trung vào việc giúp thân
chủ đạt được một mục tiêu cụ thể trong một thời gian định trước.
Cách tiếp cận can thiệp khi khủng hoảng: Tích cực tác động vào chức
năng hoạt động tâm lý xã hội của một cá nhân trong giai đoạn khủng hoảng.
Cách tiếp cận tổng quát: Không chỉ tập trung giải quyết các khó khăn
của thân chủ mà đặc biệt chú trọng đến việc phát huy sức bật dậy của đối
tượng.
Trong quá trình nghiên cứu, nhân viên CTXH đều sử dụng tương đối các
cách tiếp cận trên cách tiếp cận giải quyết vấn đề vì trường hợp thân chủ là
người cao tuổi cô đơn không nơi nương tụa, những biểu hiện tâm lý, cảm xúc
cũng như suy nghĩ và các hành động đều khó nắm bắt. Mặt khác nhân viên
CTXH trong khi vận dụng các cách tiếp cận phải biết vận dụng phù hợp trong
từng giai đoạn từng thời điểm, phải biết kết hợp với việc sử dụng kỹ năng

Bế Diệu Thùy

11

Lớp CT8A.Khoa Công tác xã hội


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Công Đoàn

quan sát, tổng hợp, tóm tắt vấn đề để việc tiếp cận mang lại hiệu quả tối ưu

nhất.

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI
NGƯỜI CAO TUỔI CÔ ĐƠN KHÔNG NƠI NƯƠNG TỰA

Bế Diệu Thùy

12

Lớp CT8A.Khoa Công tác xã hội


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Công Đoàn

1. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
1.1. Lý thuyết nhu cầu của Maslow
Lý Thuyết nhu cầu được hình thành do sự sáng lập của nhà nghiên cứu
xã hội học Moslow. Trong nghiên cứu lý luận, Maslow đã chỉ ra con người
luôn có những nhu cầu nhất định để tồn tại và phát triển trong xã hội. Theo lý
thuyết nhu cầu của Moslow, các nhu cầu cơ bản của con người được chia theo
5 thứ bậc:
-

Nhu cầu vật chất (basic need)

-

Nhu cầu về an toàn (safety needs )


-

Nhu cầu về xã hội hay nhu cầu được yêu thương ( social needs/
love,belonging needs)

-

Nhu cầu được quý trọng ( esteem needs)

-

Nhu cầu được phát triển ( self- actualizing needs)

Bế Diệu Thùy

13

Lớp CT8A.Khoa Công tác xã hội


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Công Đoàn

Nhu cầu được phát triển
Nhu cầu được quý trọng
Nhu cầu được yêu thương
Nhu cầu an toàn
Nhu cầu vật chất ( nhu cầu cơ bản)


Thang nhu cầu của Moslow
Tùy theo hoàn cảnh xã hội của từng cá nhân mà họ đặt ra nhu cầu nào là
cần thiết nhất, cần được ưu tiên đáp ứng.
Theo ông, hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu của họ. Nhu cầu
tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau theo thứ tự
từ thấp đến cao về tầm quan trọng. Thang nhu cầu của ông chia làm hai cấp:
cấp thấp và cấp cao.
Nhu cầu cấp thấp bao gồm: nhu cầu về vật chất và nhu cầu về an toàn.
Nhu cầu về vật chất là nhu cầu tối thiểu nhưng cần thiết nhất đảm bảo
cho con người tồn tại bao gồm các hành vi: ăn, uống, mặc, ở, ngủ nghỉ, đi lại
Nhu cầu về an toàn là không bị đe dọa về sức khỏe, tính mạng, công
việc, gia đình. Nhu cầu này thể hiện trong cả thể chất và tinh thần.
Nhu cầu cấp cao bao gồm: nhu cầu về xã hội, nhu cầu về tôn trọng và
nhu cầu về phát triển.
Nhu cầu về xã hội là các nhu cầu về tình yêu thương, được chấp nhận và
được tham gia vào tổ chức, đoàn thể nào đó trong xã hội. Khi thỏa mãn được
nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì con người có xu hướng
được tôn trọng và ghi nhận những giá trị cá nhân như quyền lực, địa vị, uy tín

Bế Diệu Thùy

14

Lớp CT8A.Khoa Công tác xã hội


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Công Đoàn


Cao nhất trong thang nhu cầu của con người là nhu cầu được phát triển toàn
diện.
Theo ông, khi con người thỏa mãn các nhu cầu bậc thấp đến một mức độ
nhất định sẽ nảy sinh các nhu cầu bậc cao hơn.
Chúng tôi sử dụng lý thuyết nhu cầu để đánh giá và xác định nhu cầu ưu
tiên của người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa trong việc lựa chọn vấn
đề khó khăn nhất cần được hỗ trợ khi họ tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe.
Vận dụng khi làm việc với NCTCĐKNNT: Người cao tuổi thuộc nhóm
này gặp rất nhiều vấn đề, để giải quyết các vấn đề đó triệt để cần phải chuyển
sang các nhu cầu cụ thể. Trong mỗi độ tuổi khác nhau, với từng hoàn cảnh
khác nhau thì nhu cầu cũng khác biệt chính vì vậy việc tiếp cận theo nhu cầu
khi làm việc trực tiếp với Người cao tuổi sẽ giúp nhân viên CTXH hỗ trợ họ
tốt hơn. Giải quyết vấn đề theo từng tầng bậc trong từng trường hợp.
Vận dụng lý thuyết nhu cầu của A.Maslow trong nghiên cứu chúng tôi
tìm hiểu các nhu cầu của Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa tại
trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng và xem xét sự bảo đảm các nhu cầu từ
phía trung tâm, các nhân viên CTXH, người giáo dục, người chăm sóc, sự ưu
tiên về nhu cầu nào trước, nhu cầu nào sau hay các nhu cầu được đáp ứng
theo trình tự của thang nhu cầu A.Maslow. Nhu cầu nào chưa đáp ứng được
và nguyên nhân vì sao.
1.2. Lý thuyết hệ thống sinh thái
Thuyết hệ thống được đề xướng năm 1940 bởi nhà sinh vật học Ludwig
Von Bertalanffy (tên gọi: lý thuyết hệ thống chung – General systems theory,
1968). Ông đã nhấn mạnh những hệ thống thực tế là mở và có sự tương tác
lẫn nhau với môi trường và chúng có thể thêm những thuộc tính, định tính
mới thông qua biểu hiện mới và kết quả của sự tiến hoá liên tục. Lý thuyết hệ

Bế Diệu Thùy


15

Lớp CT8A.Khoa Công tác xã hội


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Công Đoàn

thống theo Von Bertalaffy cung cấp phương tiện để tổ chức những tư tưởng, ý
nghĩ về các vấn đề, sự kiện phức tạp mà đó là khối lượng thông tin lớn và
tương quan phức tạp giữa các thông tin. Theo Baker: Hệ thống là sự kết hợp
các yếu tố có tính trao đổi, tương tác lẫn nhau và những ranh giới dễ nhận
biết. Hệ thống có thể mang tính vật chất, cơ học, sinh động và xã hội hoặc kết
hợp những yếu tố này. Hiểu theo cách khác, hệ thống chính là mô hình hay
cấu trúc của sự tác động và mỗi quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Tất cả xã hội loài
người là hệ thống lớn nhất đồng thời cũng bao gồm trong đó những hệ thống
nhỏ hơn như cộng đồng, gia đình và những cá nhân trong xã hội.
Hai nhân tố quan trọng của hệ thống là cấu trúc của hệ thống và sự tác
động qua lại của hệ thống. Cấu trúc của hệ thống chính là cách thức tổ chức
của hệ thống. Hệ thống nhấn mạnh đến ranh giới giữa các yếu tố trong đó
điều này có nghĩa là chỉ ra mối quan hệ giữa các thành viên trong hệ thống
gần gũi hay xa cách. Đồng thời, ranh giới cũng chỉ ra mối quan hệ giữa các
thành viên trong hệ thống với môi trường bên ngoài của hệ thống đó. Sự tác
động qua lại đề cập đến mối quan hệ giữa cá nhân với nhau trong hệ thống và
quan hệ với môi trường xung quanh của họ. Sự tác động qua lại khi mà các
thành viên và môi trường của họ truyền thông với nhau. Nó được thể hiện ở
các khía cạnh tâm sinh lý, khía cạnh văn hóa. Khía cạnh tâm sinh lý bao gồm
các yếu tố như thể chất, xúc cảm, hành vi, nhận thức, tri giác. Thêm vào đó,

khía cạnh văn hóa cũng đóng góp quan trọng trong việc hình thành hành vi
của cá nhân đó. Nó bao gồm các yếu tố như chủng tộc, giới tính, giai cấp xã
hội, nghề nghiệp, tôn giáo, nhóm tuổi, lối sống… góp phần tạo nên sự đa
dạng trong hành vi của mỗi cá nhân. Chung quy lại, lý thuyết hệ thống chỉ ra
sự tác động mà các tổ chức, các chính sách, cộng đồng và các nhóm ảnh
hưởng lên cá nhân. Cá nhân được xem như là bị lôi cuốn vào sự tương tác
không dứt với nhiều hệ thống khác trong môi trường.

Bế Diệu Thùy

16

Lớp CT8A.Khoa Công tác xã hội


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Công Đoàn

Lý thuyết sinh thái là lý thuyết quan trọng trong nền tảng triết lý của
ngành công tác xã hội. Lý thuyết sinh thái là tập hợp con của lý thuyết hệ
thống, mô tả con người sống và làm việc chịu sự tương tác với gia đình, bạn
bè, hàng xóm, các tổ chức xã hội, tôn giáo, giáo dục, y tế. Lý thuyết sinh thái
có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác xã hội, một trong những đóng
góp là định nghĩa ba cấp độ của hệ thống.
Cấp vi mô: Con người là tiểu hệ thống tạo thành bởi tiểu hệ thống tâm,
sinh lý, xã hội. Các tiểu hệ thống này tác động lẫn nhau. Công tác xã hội can
thiệp ở cấp độ hệ thống này hướng vào nhu cầu của con người, những vấn đề
và điểm mạnh của họ. Đồng thời, nhấn mạnh tính chất cá nhân giải quyết vấn
đề, tích hợp các giải pháp và chọn phương án tốt nhất. Tập trung vào làm việc

với cá nhân và giúp họ thực hiện chức năng của mình.
Cấp trung mô: Hệ thống này đề cập đến nhóm nhỏ ảnh hưởng lên cá
nhân như gia đình, nhóm làm việc, nhóm xã hội khác.
Cấp vĩ mô: Hệ thống này nói đến các nhóm và hệ thống lớn hơn gia
đình. Bốn hệ thống vĩ mô tác động đến cá nhân là các tổ chức, các thiết chế,
cộng đồng và nền văn hoá.
Lý thuyết hệ thống sinh thái trong công tác xã hội phỏng theo những
khái niệm của lý thuyết hệ thống và sinh thái. Hai khái niệm của lý thuyết
sinh thái có liên quan đặc biệt tới nhân viên xã hội đó là môi trường sống và
vị trí trong xã hội. Trong xã hội, mỗi cá nhân đều có một môi trường và hoàn
cảnh sống, họ luôn chịu tác động của các yếu tố môi trường và bản thân tác
động lại với môi trường xung quanh.
Như vậy, cá nhân trong môi trường và các yếu tố có liên hệ trực thuộc
lẫn nhau. Do vậy, để hiểu cá nhân trong môi trường, chúng ta phải nghiên cứu
để hiểu môi trường xung quanh.

Bế Diệu Thùy

17

Lớp CT8A.Khoa Công tác xã hội


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Công Đoàn

Khái niệm vị trí (Status) nói đến vai trò của một thành viên trong cộng
đồng. Một trong những nhiệm vụ của mỗi người khi lớn lên là tìm cho mình
một chỗ đứng trong xã hội. Vì vậy, những cá nhân này luôn chịu tác động của

môi trường xung quanh. Mặt khác, cá nhân không vận hành một mình, có khi
nhân viên xã hội chỉ chú trọng vào cá nhân, không chú ý đến môi trường xung
quanh đó. Có khi nhân viên xã hội không can thiệp vào cá nhân mà cũng
không can thiệp vào môi trường mà chỉ giúp về phương tiện. Có khi nhân
viên xã hội tập trung vào môi trường, không chú ý vào cá nhân vì môi trường
luôn thay đổi. Do vậy, nhân viên xã hội cần làm việc ở ba cấp độ: Cá nhân,
gia đình, cộng đồng.
Công tác xã hội như là một khoa học phần mềm, có thể linh động vì làm
việc với con người. Vì vậy, để hiểu về thân chủ, chúng ta cần nghiên cứu thân
chủ trong môi trường sống của họ cũng như mối tương quan của thân chủ với
cấu trúc khác.
Vận dụng lý thuyết hệ thống - sinh thái để xem xét mối quan hệ giữa
người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa với môi trường xung quanh họ
như anh em, bạn bè, hàng xóm. Đồng thời, xem xét môi trường xung quanh
có tác động như thế nào đến việc giải quyết vấn đề của họ.
Qua lý thuyết này em sẽ vận dụng để xem xét xem hệ thống nào là
nguồn lực có thể giúp đỡ cho thân chủ của mình, đâu là hệ thống có thể tác
động hợp tác để giúp đỡ thận chủ giải quyết vấn đề .
1.3. Lý thuyết thân chủ trọng tâm
Lý thuyết thân chủ trọng tâm do Carl Rogers nhà tâm lý học người Mỹ
Sáng lập. Lý thuyết này cho rằng cá nhân có sự khó khăn về tâm lý xã
hội là do tập nhiễm những cách ứng xử không phù hợp và họ cần giúp đỡ để
phát triển tiềm năng tâm lý một cách phù hợp. Nhiệm vụ của NVCTXH trong
quá trình giúp đỡ là hỗ trợ cá nhân xóa bỏ những rào cản trong môi trường xã

Bế Diệu Thùy

18

Lớp CT8A.Khoa Công tác xã hội



Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Công Đoàn

hội, giúp họ hiểu được chính mình, chấp nhận hoàn cảnh và điều chỉnh bản
thân để đạt được trạng thái cân bằng. Trị liệu tâm lý trọng tâm dựa trên quan
điểm tích cực của con người. Rằng mỗi con người luôn luôn vận động để tự
hoàn thiện bản thân mình. Do vậy trong quá trình trị liệu phải chú ý vào đối
tượng. Trong quá trình tương tác với mối quan hệ tích cực, đối tượng sẽ trải
nghiệm những điều xảy ra đối với họ rồi loại bỏ những cảm xúc tiêu cực và
khả năng nhận thức, giải quyết vấn đề của bản thân.
Như vậy đối tượng được trao quyền chủ động trong việc giải quyết vấn
đề của mình.
1.4. Lý thuyết vai trò
Vai trò là khái niệm nhấn mạnh những kỳ vọng xã hội gắn với những vị
thế hay vị trí nhất định trong xã hội và nó phân tích những kỳ vọng trong xã
hội ấy. Mỗi một vai trò lại gắn với một nhóm đối tác khác nhau và nhóm đối
tác đó có một hệ kỳ vọng riêng của họ.
Vai trò không chỉ đơn giản liên quan đến những hành vi được xã hội
quan sát mà trong thực tế còn bao gồm xã hội quan niệm những hành vi đó
phải được thực hiện ra sao. Những hành vi được thực hiện đúng với mong
muốn của xã hội được gọi là những chuẩn mực và giá trị xã hội đó.
Trong xã hội, mỗi người không phải chỉ đảm nhận một vai trò mà thường
đảm nhận nhiều vai trò khác nhau. Các vai trò không được tổ chức và vận
dụng logic, hài hòa sẽ dẫn đến xung đột vai trò, căng thẳng vai trò, biến đổi
vai trò. Những đòi hỏi quan trọng nhất đối với vai trò không chỉ là thực hiện
các vai trò mà còn thể hiện vai trò đó có liên quan đến sự mong đợi, kỳ vọng,
chuẩn mực, quy ước của xã hội hay không.

Có hai khuynh hướng lý thuyết chính liên quan đến vai trò. Khuynh
hướng thứ nhất cho rằng quá trình xã hội hóa chính là quá trình xã hội áp đặt
các khuôn mẫu vai trò cho các thành viên trong đó. Khuynh hướng thứ hai

Bế Diệu Thùy

19

Lớp CT8A.Khoa Công tác xã hội


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Công Đoàn

giải thích việc học “đóng vai” ngoài đời giống như học theo một thứ kịch bản
gợi ý, một thứ kịch bản mở. Loại kịch bản này buộc các “diễn viên” phải linh
hoạt với hoàn cảnh thực tế hoặc tạo ra những chi tiết thích hợp để biết rằng
mình cần phải làm gì, làm thế nào, làm cho ai
Vận dụng lý thuyết vai trò trong nghiên cứu, em nhận thấy mỗi một bộ
phận tại Trung tâm bao gồm: Cán bộ quản lý trung tâm, nhân viên CTXH, bản
thân Người cao tuổi có những vai trò nhất định. Mỗi một vai trò thể hiện qua
những công việc, nhiệm vụ gắn với trách nhiệm cụ thể.
Đối với cán bộ quản lý, vai trò thể hiện ở việc tổ chức, quản lý các hoạt
động của trung tâm như: lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, tổ chức thực
hiện, giám sát, đánh giá các hoạt động chăm sóc, bảo vệ mọi người sống tại
trung tâm. Ngoài ra, họ còn thực hiện báo cáo tình hình hoạt động chăm sóc
NCTCĐKNNT lên Sở LĐTB&XH tỉnh, hoặc các tổ chức tài trợ khác.
Đối với nhân viên CTXH, thể hiện đầy đủ các vai trò hỗ trợ, kết nối, biện
hộ….

Đối với người chăm sóc, đáp ứng các nhu cầu của người cao tuổi cô đơn
không nơi nương tựa và thực hiện các hoạt động chăm sóc các cụ hàng ngày .
Đối với người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, các cụ có vai trò
chỉ bảo hướng dẫn cho nhau trong sinh hoạt. Chính bản thân các cụ cũng có
vai trò hỗ trợ trung tâm thực hiện tốt nội quy, quy chế.
Tóm lại, lý thuyết hệ thống, lý thuyết vai trò, lý thuyết nhu cầu là nền
tảng lý luận cho phép nghiên cứu, phân tích, lý giải mối quan hệ tương hỗ
giữa các thành phần, bộ phận, chức năng liên quan đến hoạt động CTXH đối
với người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa tại trung tâm; các chức năng
của mỗi thành phần, bộ phận ấy tác động, ảnh hưởng lẫn nhau trong sự hài
hòa của cấu trúc tổng thể. Mỗi thành phần, bộ phận đều có những vai trò cụ
thể khi tham gia vào các mối quan hệ trong cùng hệ thống hoặc với hệ thống

Bế Diệu Thùy

20

Lớp CT8A.Khoa Công tác xã hội


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Công Đoàn

khác xung quanh. Mặt khác, việc thể hiện nhu cầu và đáp ứng các nhu cầu của
người cao tuổi cần được đặc biệt quan tâm bởi hơn ai hết các cụ đã và đang
chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống so với những cụ có cuộc sống bình
thường khác.
1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Hiện nay có không ít các nghiên cứu của nhiều cán bộ nhà nước, các cán

bộ cơ sở, những người làm việc với người cao tuổi cô đơn không nơi nương
tựa. Nhưng em xin đưa ra một số nghiên cứu điển hình sau:
Nghiên cứu “ Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
Việt Nam”của tác giả Đàm Viết Cường, Trần Thị Mai Oanh, Dương Huy
Lương, Nguyễn Thị Thắng công bố năm 2006.
Đã có những phân tích tổng quát về tình hình sức khỏe của người cao
tuổi và các bệnh mà người cao tuổi gặp phải. Đa số NCT thiếu kiến thức về
chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh
Nghiên cứu của nhóm tác giả này chỉ đi sâu nghiên cứu thực trạng bệnh
tật, tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế của NCT, việc chăm sóc sức khỏe của
NCT tại gia đình
Tác giả chưa đưa ra được giải pháp để nâng cao công tác chăm sóc sức
khỏe cho người cao tuổi.
Nghiên cứu “Đời sống tinh thần của người cao tuổi ở Việt Nam hiện
nay” của Hoàng Mộc Lan ,năm 2009 đã chỉ ra rằng mức thu nhập giữa người
cao tuổi về hưu ở nông thôn thấp hơn so với người cao tuổi ở thành thị, nhưng
người cao tuổi ở nông thôn lại có cuộc sống dễ chịu hơn người cao tuổi ở
thành thị. Nhóm người về hưu trước đây là lực lượng vũ trang có thu nhập cao
nhất và có cuộc sống vật chất cao hơn cả.
Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa theo tác giả nhận định là
phân bố không đều vùng đồng bằng chiếm cao nhất, và thấp nhất là Tây

Bế Diệu Thùy

21

Lớp CT8A.Khoa Công tác xã hội


Khóa luận tốt nghiệp


Trường Đại học Công Đoàn

Nguyên. Hầu hết người cao tuổi cô đơn đều có bệnh và có nhu cầu khám ,
chữa bệnh, đặc biệt họ có sự hụt nẫng về mặt tâm lý.
Nghiên cứu này cũng đã tìm hiều về đời sống của người cao tuổi cô đơn
không nơi nương tựa, và cho thấy rằng một số nhu cầu của người cao tuổi cô
đơn không nơi nương tựa vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ. Họ thiếu thốn rất
nhiều về cả vật chất lẫn tinh thần và vấn đề tâm lý của họ cần được quan tâm
nhiều hơn.
Tuy nhiên nghiên cứu này tìm hiểu về đời sống của người cao tuổi theo
góc độ tâm lý học, chưa có sự can thiệp của công tác xã hội vào vấn đề nghiên
cứu và các phương pháp công tác xã hội áp dụng trong đề tài vẫn chưa có.
Để tìm hiểu thực trạng người cao tuổi Việt Nam và các mô hình chăm
sóc người cao tuổi, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, Ủy ban dân số gia
đình và trẻ em đã tiến hành triển khai đề tài “ nghiên cứu một số đặc trưng
của người cao tuổi Việt Nam và đánh giá mô hình chăm sóc người cao tuổi
đang áp dụng”. Thời gian triển khai đề tài trong hai năm 2005-2006 đề tài
tiến hành : hệ thống hóa tình hình chung về người cao tuổi trong và ngoài
nước, đánh giá thực trạng về người cao tuổi Việt Nam, tổng kết đánh giá một
số kinh nghiệm từ mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang được áp
dụng.
Ngoài những bài nghiên cứu trên thì còn có một số bài viết , bài báo và
các bài luận văn nói về người cao tuổi
Trong bài viết: Người cao tuổi ở Việt Nam kho kinh nghiệm quý báu cho
lớp trẻ” bài viết này cũng nói về vai trò của người cao tuổi, và thế hệ sau phải
yêu thương, phụng dưỡng người cao tuổi vì họ đã cống hiến tuổi thanh xuân
của mình cho đất nước.

Bế Diệu Thùy


22

Lớp CT8A.Khoa Công tác xã hội


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Công Đoàn

Tuy nhiên bài viết này chưa đi sâu vào những vấn đề khó khăn mà người
cao tuổi đang gặp phải đời sống của người cao tuổi như thế nào. Các dịch vụ
xã hội dành cho người cao tuổi.
Những nghiên cứu trên góp phần giúp chúng ta có cái nhìn khá khái quát
về người cao tuổi và người cao tuổi cô đơn. Ở góc độ nghiên cứu đề tài “
Công tác xã hội với người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa tại trung tâ
bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng” em đã kế thừa những đề tài nghiên cứu trên và
có những điều mới trong đề tài của mình đó là dùng phương pháp công tác xã
hội để can thiệp và giúp đỡ người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa đi sâu
và tìm hiểu về đời sống của họ trong trung tâm bảo trợ xã hội.
1.3. Các khái niệm công cụ
1.3.1. Người cao tuổi
Hiện nay Có nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi
Ở việt Nam các nhà dân số học cho rằng “Người trên 60 tuổi không phân
biệt nam hay nữ được gọi là người cao tuổi”
Theo bộ luật lao động: Người cao tuổi là người hết độ tuổi lao động nữ
từ 55 tuổi, nam từ 60 tuổi.
Trong hiến pháp 1992 có quy định “Người cao tuổi Việt Nam là công
dân của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên. Người
cao tuổi Việt Nam bao gồm các thành phần, các dân tộc, các tôn giáo”

Theo pháp lệnh về người cao tuổi Việt Nam năm 2000 “ Người cao tuổi
Việt Nam có công sinh thành , nuôi dưỡng và phát triển giống nòi, giáo dục
các thế hệ về nhân cách và giữ vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội.
Việc chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần và phát huy vai trò của người cao
tuổi là trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và toàn xã hội, là thể hiện bản chất
tốt đẹp , đạo lý và truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta”.

Bế Diệu Thùy

23

Lớp CT8A.Khoa Công tác xã hội


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Công Đoàn

Khái niệm người cao tuổi được thống nhất sử dụng theo Luật người cao
tuổi được ban hành tại kỳ họp thứ VI Quốc hội khóa XII ngày 23 tháng 11
năm 2009 là: “ Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”
Độ tuổi của người cao tuổi được chia làm 3 bậc:
Hạ thọ : Từ 60- 69 tuổi.
Trung thọ: Từ 70- 79 tuổi.
Thượng thọ: Từ 80- 100 tuổi.
Trong đề tài nghiên cứu về công tác xã hội với người cao tuổi cô đơn
không nơi nương tựa tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng của em thì
người cao tuổi được hiểu là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”
1.3.2. Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa
Theo nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/03/2000 của thủ tướng chính

phủ quy định “Người già cô đơn không nơi nương tựa là người từ đủ 60 tuổi
trở lên sống độc thân, người già còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có
con, cháu, người thân thích để nương tựa, không có nguồn thu nhập” được
đưa vào diện cứu trợ xã hội thường xuyên tại xã phường quản lý.
Theo em hiểu khái niệm người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa là:
người già cô đơn không nơi nương tựa là người cao tuổi, mất một phần hoặc
toàn bộ khả năng lao động, không có nguồn thu nhập ổn định, không còn
người thân như vợ, chồng, con cháu, chắt… hoặc còn người thân nhưng vì các
lý do khác nhau người thân không có khả năng chăm sóc nuôi dưỡng, phải
sống một mình hoặc dựa vào cộng đồng hoặc các tổ chức xã hội từ thiện
1.3.3. Công tác xã hội
Theo từ điển Bách khoa chuyên ngành về CTXH(1955), ngành CTXH là
một ngành khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hoạt động hiệu quả của con
người,tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho những
người dân trong xã hội.

Bế Diệu Thùy

24

Lớp CT8A.Khoa Công tác xã hội


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Công Đoàn

Theo Hiệp hội quốc gia nhân viên CTXH (NASW) đưa ra năm 1970 thì
“CTXH là hoạt động mang tính chuyên môn nhằm giúp đỡ các cá nhân,các
nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hoặc khôi phục năng lực thực hiện các

chức năng xã hội của họ tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt được
những mục tiêu đó”
Năm 2004, Liên đoàn CTXH chuyên nghiệp quốc tế thảo luận bổ sung
đưa ra dịnh nghĩa như sau: CTXH là hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự
thay đổi của xã hội bằng sự tham gia vào giải quyết các vấn đề xã hội, tham
gia vào quá trình tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của mỗi cá
nhân, gia đình hay cộng đồng. CTXH giúp cho con người phát triển đầy đủ và
hài hòa đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân.
Ở Việt Nam, CTXH được định nghĩa như sau:
CTXH là một ngành khoa học, một nghề chuyên môn vận dụng những
kiến thức, kĩ năng, tay nghề để hỗ trợ cho thân chủ (cá nhân, nhóm, gia đình,
cộng đồng yếu thế nhằm khôi phục, tăng cường , phát triển các chức năng xã
hội cho thân chủ thông qua các hoạt động xã hội đặc thù tác động vào các mối
quan hệ xã hội của đối tượng tạo nên sự tương tác giữa con người và môi
trường xung quanh.
Dù được hiểu theo nghĩa nào thì CTXH cũng được hiểu là một hoạt động
mang tính chất tổng hợp cao, là ngành khoa học có tính chất liên ngành với
nhiều chức năng, CTXH có phương pháp linh hoạt và tuân thủ theo những
quy điều đạo đức riêng.
1.3.4. Công tác xã hội với người cao tuổi.
Công tác xã hội với người cao tuổi là một phương pháp giúp cho từng
đối tượng người cao tuổi cụ thể thông qua quan hệ tương tác giữa nhân viên
xã hội và người cao tuổi. Từ đó trợ giúp cho đối tượng trong quá trình trị liệu.
1.3.5. Công tác xã hội với người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa.

Bế Diệu Thùy

25

Lớp CT8A.Khoa Công tác xã hội



×