Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích tác động của khủng hoảng kinh tế đối với ngành dệt may việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.58 KB, 11 trang )

QUẢN TRỊ MARKETING

Phân tích Tác động của khủng hoảng kinh tế đối với ngành Dệt may Việt nam

BÀI LÀM:
M Ở ĐẦU

Nghành dệt may là một trong những nghành được chú trọng phát triển khi Việt
Nam thực hiện công nghiệp Hoá hiện đại hoá .Với những ưu thế về nguồn nhân công dồi
dào, lượng vốn đầu tư không lớn, khả năng thu hồi vốn nhanh. Việt Nam có thể đẩy mạnh
hoạt động của ngành dệt may để vừa thu hút về giá trị xuất khẩu lớn, đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế của đất nước vừa giải quyết việc làm cho phần lớn người lao động.
Hiện nay ngành thu hút hơn hai triệu lao động.
Thị trường EU là xuất khẩu dệt may lớn thứ hai của Việt Nam,với những yêu cầu
cao về chất lượng,mẫu mã,các tiêu chuẩn về kỹ thuật....Việc đáp ứng được các yêu cầu
của thị trường này giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao được chất lượng sản
phẩm,nâng cao được vi thế của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới. Hiện nay
thế giới đang rơi vào khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tới kinh tế thế giới nói
chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng , đặc biệt là hoạt động xuất khẩu của các Doanh
nghiệp . Môn học Quản trị Marketing là một môn học chính và chuyên nghành trong
chương trình đào tạo MBA. Qua môn học này tôi đã nhìn nhận rõ được vai trò và tầm
quan trọng của Marketing đối với các quá trình hoạt động sản xuất ,kinh doanh của mỗi
doanh nghiệp như chúng tôi.Chúng tôi thường nói “Sứ mệnh của Marketing là làm cho


cuộc sống tươi đẹp hơn”Nhưng cũng có lúc doanh nghiệp của tôi cũng đi vào bế tắc vì
phải chịu sự tác động khủng khiếp của cuộc khủng hoảng nền kinh tế hiện nay . Tôi đã ví
khủng hoảng tài chính toàn cầu như là một bãi “chiến trường “ với hàng loạt các tác động
khẩn cấp mà phần đông trong đó hướng tới mục tiêu duy trì sự tồn tại của Doanh nghiệp
trong cơn suy thoái.
N ỘI DUNG



Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay là một cuộc khủng hoảng toàn diện của cả một
hệ thống đang thống trị toàn thế giới.Lúc đầu chúng ta không thấy hết tất cả cuộc khủng
hoảng, tưởng chỉ là một cuộc khủng hoảng năng lượng, rồi đến khủng hoảng thực
phẩm ,rồi đến khủng hoảng tín dụng . Lúc đầu tưởng là lạm phát sau đấy lại trở thành
thiểu phát. Báo cáo này tôi muốn gửi tới cô giáo cùng các Anh chị trong lớp là tổng hợp
các kết quả thu thập được từ các nguồn dữ liệu khác nhau , sự nhìn nhận có phân tích ,
bình luận thực tế từ góc độ của một người lãnh đạo một doanh nghiệp .

1.Tác động của cuộc khủng hoảng tới nền kinh tế thế giới
Hiện nay toàn thế giới đang đi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính
chưa từng có trong 30 năm qua , đang làm cho tăng trưởng bị rối loạn, có tác
dụng xấu đến việc làm ,tiêu dùng , đầu tư của các hộ nhân dân và doanh nghiệp,
làm cho thế giới nghèo đi.
Hoa kỳ là điểm đầu xuất phát và là trung tâm của cuộc khủng hoảng ,ngay từ
khi bong bóng nhà ở vỡ cuối năm 2005, kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu tăng trưởng
chậm lại. Tuy nhiên ,bong bóng vỡ đã dẫn tới các khoản vay không trả nổi của
người đầu tư nhà ở đối với các tổ chức tài chính ở nước này.Giữa năm 2007
những tổ chức tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ liên quan đến nhà ở thứ cấp bị phá
sản , giá chứng khoán Hoa Kỳ bắt đầu giảm dần , sự đổ vỡ tài chính liên tiếp
đến cực điểm vào tháng 10 năm 2008 ngay khi cả những ngân hàng khổng lồ và
lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trước


đây như Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG cũng lâm nạn. Tình
trạng đói tín dụng xuất hiện làm khu vực kinh tế thực của Hoa Kỳ cũng rơi vào
tình thế khó khăn , điển hình là cuộc khủng hoảng của nghành chế tạo ôtô Hoa
Kỳ năm 2008.
Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones lúc đóng cửa ngày 9 tháng 3 năm
2009 là 6.547,05 mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 1997.Chỉ trong vòng 6 tuần

lễ chỉ số này sụt tới 20%.
Như vậy tình trạng tồi tệ của các tổ chức tài chính đã khiến cho tình trạng đói
tín dụng xảy ra ở nhiều nước , ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu vực sản xuất
thực , đã dẫn tới suy thoái kinh tế ở nhiều nước. Việt Nam cũng là một trong
những nước đang phải nghánh chịu những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu .

2.Tác động của cuộc khủng hoảng tới nền kinh tế Việt Nam.
Trong 6 tháng đầu năm 2008 trong khi hầu hết các nước đang bị suy thoái
nặng nề thì nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng .Mức xuất khẩu cả năm 2008
vẫn đạt gần 30% so với năm trước , trong khi hệ thống ngân hàng của Mỹ ,
Đức ,Anh lâm vào tình trạng khốn đốn thì ở Việt Nam không có ngân hàng lớn ,
nhỏ nào bị phá sản .Lúc này đã có ý kiến cho rằng cuộc khủng hoảng thế giới ít
ảnh hưởng đến Việt Nam và nếu có ảnh hưởng thì cũng không nhiều .Thực tế o
phải như vậy , cho đến nay có thể nói là ảnh hưởng tới Việt Nam là nghiêm trọng
tuy con đường tác động có khác .
Nếu như cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nền kinh tế Mỹ ảnh hưởng ngay lập
tức tới các nền kinh tế hùng mạnh khác, thì cơn bão này đến Việt Nam chậm
hơn một nhịp. Nếu sức hút của tàn phá của cuộc khủng hoảng ở hầu hết các
nước thể hiện đầu tiên và rõ nét là hệ thống tài chính , ngân hàng thì ở Việt Nam
lại thể hiện trước hết ở lĩnh vực xuất khẩu , nhập khẩu và đầu tư nước ngoài.Nếu
như ở các nước khác các đại gia hàng đầu của nước đó bị đánh gục hàng loạt
thì ở Việt Nam các công ty lớn lại trụ vững nhưng hàng ngàn Doanh nghiệp vừa


và nhỏ đứng đằng sau là hàng triệu nông dân , thợ thủ công tham gia sản xuất
hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề v.v......
Nhìn vào lĩnh vực xuất khẩu , năm 2008 mức xuất khẩu của Việt Nam vẫn
tăng trưởng ngoạn mục(Do tăng về số lượng và giá cả ).Nhưng 6 tháng đầu năm
2009 tổng Kim ghạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 27,6 tỷ USD, kém xa so với

mức đề ra (Mục tiêu đặt cho cả năm là 64,75 tỷ USD) giảm tới 10,15% so với
cùng kỳ mà mục tiêu là tăng 13%. hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực
đều giảm . Nếu so cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2009
+ Hàng rệt may giảm 1,3%,
+ Giày dép giảm 8,7%
+ Thuỷ hải sản giảm 10,7%
Nếu năm 2008 giá xuất khẩu rất cao thì năm nay giá các mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam đều giảm sút nghiêm trọng :
+ Giá Dầu thô giảm 53%
+ Giá cà phê giảm 28,3% còn có xu hướng giảm tiếp
+ Giá cao su giảm 44%
+ Giá Gạo giảm hơn 20% v. v....
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ,nhu cầu nhập khẩu hàng Việt Nam ở
hầu hết các thị trường chính đều giảm như thị trường Hoa Kỳ , Nhật Bản ,EU ,
Trung Quốc , Australia......Hơn nữa để chống trọi với tình trạng thiếu hụt phương
tiện thanh toán và bảo vệ các doanh nghiệp trong nước , ở hầu hết các thị trường
này đều đang gia tăng , các biện pháp bảo hộ , từ chối đơn hàng , tung tin thất thiệt để hạ
uy tín của hàng Việt Nam.
Qua những số liệu trên , thấy rõ rằng mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế thế giới tới nền kinh tế Việt Nam là rất nghiêm trọng .

3. Tác động của cuộc khủng hoảng tới nhóm khách hàng mục tiêu của Doanh
nghiệp


Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp chúng tôi là thị trường EU, có rất nhiều tác động
tích cực và tác động tiêu cực.
* Các hàng rào thương mại đối với hàng dệt may của Việt Nam
+ Chính sách thuế quan
EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hoá , đẩy mạnh tự do hoá thương mại

như : Giảm dần thuế quan đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu và tiến tới xoá bỏ hạn
nghạch , GSP).Hiện nay 27 nước thành viên EU cùng áp dụng một biểu thuế quan chung
đối với hàng hoá xuất nhập khẩu . Đối với hàng nhập khẩu vào khối , mức thuế trung
bình đánh vào đánh vào hàng công nghiệp là 2% trong đó có hàng dệt may.
Bên cạnh đó , EU còn sử dụng chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) EU đã
chia các sản phẩm được hưởng GSP thành 4 nhóm với 4 mức thuế ưu đãi khác nhau dựa
trên mức độ nhậy cảm đối với bên nhập khẩu , mức độ phát triển của các nước xuất khẩu
và những văn bản thoả thuận đã ký kết giữa 2 bên .
Hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU được hưởng ưu đãi thuế quan phổ
cập (GSP) từ 1/7/1996 cho đến nay. Thuế đánh vào hàng dệt may của Việt Nam hiện nay
là từ 6,8% đến 11,2%.
+ Tiêu chuẩn kỹ thuật
Các yêu cầu kỹ thuật đối với hàng dệt may của Việt Nam khi xuất vào EU:
Nhãn và đóng gói : Theo quy định của EU thì bao bì đóng gói phải đủ vững chắc để
giữ cho hàng hoá có thể chống đỡ lại những thay đổi khi vận chuyển , xử lý . Ngoài ra
các sản phẩm cũng được yêu cầu chống lại sự thay đổi của thời tiết , thay đổi nhiệt độ ,
xử lý không cẩn thận và chống mất mát . Với lý do môi trường trong một vài trường hợp
các loại bao bì bằng PVC không được các chính phủ cho phép , các doanh nghiệp xuất
khẩu như chúng tôi lại phải thảo luận với khách hàng của mình và cần phải dự đoán trước
các chi phí đóng gói đặc biệt trong chi phí bán hàng nếu khách hàng có yêu cầu .
• Nhìn chung có 2 loại quy định trên nhãn của sản phẩm :
- Các yêu cầu bắt buộc như :xuất xứ , tỉ lệ sợi , khả năng rễ cháy .


- Các yêu cầu không bắt buộc : Hướng dẫn giặt tẩy , độ giãn , kích cỡ.
*Giấy chứng nhận trách nhiệm xã hội :
+ Giấy chứng nhận trách nhiệm của xã hội 8000(SA8000) là một tiêu chuẩn Quốc tế
về nơi làm việc nhằm mục đích đảm bảo nguồn gốc xuất sứ đứng đắn của sản phẩm hàng
hoá dịch vụ . Đây là một tiêu chuẩn tự nguyện và coi các vấn đề chủ chốt như lao động
trẻ em , lao động cưỡng bức , sức khoẻ và an toàn, bồi thường phân biệt đối xử , giờ làm

việc .
+ SA 8000 dựa trên các định chuẩn quốc tế về nơi làm việc của ILO- Tổ chức Lao
động Quốc Tế và các hiệp định và công ước của lien hợp quốc. Được sự ủng hộ của các
tổ chức quan trọng này và đòi hỏi khách hàng và người tiêu dùng trên toàn cầu đã làm
tăng tầm quan trọng của SA8000. Hiện tại công ty chúng tôi luôn hướng tới những thị
trường mục tiêu như thị trường liên minh Châu Âu (EU)luôn là thị trường xuất khẩu dệt
may lớn thứ hai của Việt Nam.
+ Theo số liệu thống kê , từ năm 2003-2005 kim ngach xuất khẩu dệt may lien tục
tăng trưởng nhẹ do xuất khẩu sang EU còn gặp nhiều hàng dào kỹ thuật và hạn ngạch
xuất khẩu dệt may vào EU. Từ năm 2005 EU đã dỡ bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may
của Việt Nam. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp Việt Nam và kết
quả là kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh từ năm 2005 đến năm 2008 cụ thể từ 882,8 triệu
USD đến 1650 USD tăng 87% so với năm 2005.
+ Đến hết năm 2008 ta có thể thấy dường như tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế
tới hoạt động sản xuất , xuất khẩu dệt may vẫn tăng đều không bị ảnh hưởng gì.Bước
sang năm 2009kim ngạch xuất khẩu vào EU bắt đầu sụt giảm , tính đến tháng 8 /2009
kim ngạch xuất khẩu vào EU chỉ đạt 1100triệu USD giảm 33,33% so với năm 2008.
Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do tác động của cuộc khủng hoảng , làm cho
nền kinh tế Châu Âu bị tác động nghiêm trọng , nhu cầu tiêu dùng giảm,hoạt động xuất
khẩu sang thị trường này cũng bị giảm sút.
*Tác động tới hoạt động phát triển sản phẩm / dịch vụ ,kênh phân phối , chính

sách giá và hoạt động khuếch trương của Doanh nghiệp.


+ Cơ cấu hàng xuất khẩu :
Bắt đầu từ năm 2009 kim ngạch xuất khẩu sang các thị trương thuộc EU bắt đầu giảm
ở hầu hết các thị trường chỉ riêng với Tây Ban Nha kim ngạch xuất kkhẩu vào thi trường
này tăng so với năm 2008 .Cụ thể từ 155,399 triệu USD 08 tháng đầu năm 2008 tăng lên
168,510 triệu USD 08 tháng đầu năm 2009 .Nhìn chung,kim ngạch xuất khẩu dệt may

vào thi trường này có giảm nhưng không nhiều ,do các nứơc thuộc EU đang chuyển sang
sử dụng các mặt hàng từ các nước đang phát triển có chi phí rẻ hơn.Mặt khác hàng dệt
may là mặt hàng thiết yếu nên dù có tác động của khủng hoảng nhưng tác động này là
không nhiều.
a, Nhận xét về hoạt động xuất khẩu dệt may vào EU.
Có thể thấy dệt may là một mặt hàng thiết yếu và cuộc khủng hoang đã làm cho thế
giới nghèo đi,người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang tiêu dùng sản phẩm rẻ từ
các nước đang phát triển nên tác động của cuộc khủng hoảng tới hoạt đọng xuất khẩu dệt
may Việt Nam sang thị trường EU là không nhiều.Tuy nhiên xuất khẩu hàng dệt may của
Viêt Nam sang EU lại đang gặp nhiều khó khăn :
(1) Thiếu bạn hàng tiêu thụ trực tiếp ,khôngký được hợp đồng xuất khẩu trực tiếp với
các bạn hàng EU mà phải thong qua trung gian nêngần 80% hàng dệt may xuất khẩu
sang EU phải gia công sang nước thứ ba,hiệu quả kinh tế thấp.Phần gia công cho các
nước khác ( Không thuộc ASEAN ) xuát sang EU thì không được hưởng ưu đãi
thuến quan dành cho Việt Nam.
(2) Số lượng hàng hoá EU dành cho Việt Nam còn quá thấp so với nhiều nước và khu
vực : chỉ bằng 5% của Trung Quốc ,10-20% của các nước ASEAN.
(3) Số hạn ngạch bị hạn chế thành nhiều nhóm hàng so với các nước khác : Thái Lancó
20 nhóm hàng,Singapore có 08 nhóm hàng,trong khi đó Viêt Nam 1993-1995 có 106
nhóm hàng,1996 – 1998 có 54 nhóm hàng,từ 1998 có 29 nhóm hàng.
(4) Sản phẩm xuất khẩu chỉ tập trung vào một số sản phẩm truyền thống ( hàng quen và
dễ thu lợi nhuận ) như áo Jacket, áo sơ mi và quần tây.Các sản phẩm có yêu cầu


kỹthuật phức tạp ,chất lượng cao thì Việt Nam chưa sản xuất hoặc được sản xuất với
một tỷ lệ rất thấp.
Cũng giống như mặt hàng giầp dép,hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị
trường EU chủ yếu theo hình thức gia công ( chiếm tỷ trọng gần 80% ) nên hiệu quả
thực tế là rất nhỏ.Nguyên nhân là do :
+) Ngành dệt may vẫn chưa đáp ứng được như cầu về nguyên phụ liệu của

ngành may.
+) Sự dễ dãi và ít rủi ro của các phương thức gia công nên ngành may tuy phát
triển nhanh nhưng vẫn là một khu vực sản xuất thiếu tác phong công nghiệp và thiếu
khả năng cạnh tranh.
+) phương thức phân bổ hạn ngạch chưa hợp lý cũng đã kìm hãm tính năng
động và sang tạo cuả các doanh nghiệp may .

4. Đánh giá về tính chủ động sang tạo , đổi mới của Doanh nghiệp.
1- EU là thị trường chiến lược quan trọng còn nhiều tiềm năng mà Việt Nam chưa khai
phá. Để giảm rủi ro,thua thiệt khi thâm nhập thị trường EU đòi hỏi các doanh nghiệp Việt
Nam phải thông hiểu luật chơi của EU như : hệ thống pháp luât ,các rào cản kỹ thuật ...
cũng như việc tìm hiều phng tục tập quán ,thị hiếu tiêu dùng của công dân EU . Điều này
sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường mọt cách có hiệu quả hơn.
2- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại ,tổ chức hội chợ ,triển lãm,trưng bày hàng
hoá ,giới thiệu sản phẩm của Việt Nam tại EU .Thông qua đó giúp các doanh nghiêp Việt
Nam có những thong tin thiết thực về : gía cả ,mẫu mã,chất lượng sản phẩm ,chiến lược
hậu mãi cho các đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp tai EU .
3- Các doanh nghiệp Việt Nam cần giảm xuất khẩu qua trung gian trên cơ sở đẩy mạnh
việc thâm nhập ,tiếp cận và mở rộng kênh phân phối sản phẩm thong qua các văn phòng
đại diện Việt Nam tai EU.Trực tiếp thiết lập mối quan hệ với các nhà nhập khẩu EU ,tăng
cường xuát khẩu trực tiếp ,giảm dần phương thức gia công ,khuyến khích sử dụng


nguyên vật liệu trong nước nhằm tăng hiệu quả kinh tế,tạo việc làm cho lao động trong
nước.
4- Triển khai xây dựng các trung tâm thương mại Việt Nam tại EU , thiết lập các đầu
mối trung chuyển hàng hoá vào EU .Xây dựng kho ngoại quan ,phát huy vai trrò của
cộng đồng người việt tai EU.Nhằm thiết lập cầu nối hàng hoá giữa các doanh nghiệp xuất
khẩu của Việt Nam với thị trường bản địa.

5- Vấn đề xây dựng thương hiệu : sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đa số dưới hình
thức gia công và FOB nên không có thương hiệu.Qua nhiều năm gia công,chất lượng
hàng hóa của Việt Nam đã được cải thiên nhiều.Chất lượng chính là những viên gạch xây
dựng thương hiệu; đồng thời đó cũng là “ lời hứa “đảm bảo đối với hàng hoá và đáp ứng
được sự mong đợi của khách hàng.tạo được thương hiệu nổi tiếng là biện pháp ,cơ
hội,triển vọng vững chắc nhất để các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập trị trường EU.
Con đường ngắn nhất và có hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam tạo lập được
thương hiệu có uy tín nhất trên thị trường châu Âu theo tôi là : Trước tiên doanh nghiệp
Việt Nam liên doanh với các đối tác có nhãn hiệu nổi tiếng nhằm tạo dấu ấn trong tâm trí
người tiêu dùng EU. Dần dần xây dựng những hàng hoá mang nhãn hiệu Việt Nam. Đây
là yêu cầu tất yếu của môi trường kinh doanh quốc tế đầy cạnh tranh hiện nay.Doanh
nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng xúc tiến đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm tại
EU.Trước hết ưu tiên cho những sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trương EU.
6- Trong giao thương quốc tế khi rào cản thuế quan dần được tháo dỡ thì tiêu chuẩn kỹ
thuật của hàng hoá lại là rào cản chính trong thương mại ,vì vậy chúng ta cần phải đẩy
mạnh tiêu chuẩn hoá theo hướng hài hoà các tiêu chuẩn quốc gia với các tiêu chuẩn quốc
tế nhằm mục đích : cùng chung một tiêu chuẩn ,một giấy chứng nhận ... đã được chấp
nhận tại các quốc gia. Điều này tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí cho hoạt động
thương mại quốc tế .tuy nhiên cho đến nay tiêu chuẩn Việt Nam ( TCVN ) hài hoà với
tiêu chuẩn quốc tế mới chỉ đạt 20% ( 1200 TCVN/5600 TCQT ) .Dự kiến tăng lên 30%
trong vòng 5 năm tới .
7- Tiếp tục đầu tư vốn , đổi mới công nghệ ,thiết bị nhằm tăng năng suất lao động ,tăng
chất lượng hàng hoá,giảm chi phí sản xuát và cho ra đời những sản phẩm có khả năng


đáp ứng nhu cầu cao tại Eu trên cơ sở thân thiên hơn với môi trường và phù hợp với thi
hiếu tiêu dùng luôn biến động tại EU ..
8- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực , nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao về
quản lý ,kỹ thuật công nghệ,thiết kế thời trang...; Mở rộng hợp tác với nước ngoài ,nâng
cấp các trường dạy nghề ,cải tiến phương pháp đào tạo cho sát thực tế.Xây dụng quan hệ

lao động hài hoà giữa người sử dụng lao động với người lao động .chăm lo và cải thiện
đời sống cho người lao động,có các chính sách thoả đáng để bồi dưỡng và thu hút nhân
tài làm việc cho các doanh nghiệp.
9- Nâng cao vai trò của hiệp hội dệt may trong việc :
• Thông tin : bên cạnh việc cung cấp ,cập nhật thông tin chiến lược,thông tin về
sản xuất kinh doanh ,xuất nhập khẩu,hiệp hội còn là cầu nối trong hợp tác sản
xuất kinh doanh , đầu tư giữa các doanh nghiệp trong ngành,giữa các đối tác
trong và ngoài nước.
• Xây dựng các chiến lược phát triển ngành ,thông qua hợp tác quốc tế và hoạt
động xúc tiến thương mại để xây dựng và quảng bá hình ảnh một ngành dệt
may Việt Nam năng động có uy tín cao,chất lương tốt đối với khách hàng.
• Hỗ trợ và tăng cường năng lực DN thông qua việc hỗ trợ xúc tiến thương mại
• và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các DN trong ngành
• Là đại diện của ngành dệt may trước các cơ quan trước các cơ quan Nhà nước
và trên trường quốc tế ,Hiệp hội có tiếng nói mạnh mẽ với các cơ quan Nhà
nước trong việc kiến nghị cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
ngành phát triển ,cải thiện môi trường kinh doanh,thúc đẩy mở cửa thị trường ,
đấu tranh chống lại các rào cản thương mại quốc tế.Tham gia tích cực,có hiệu
quả vào hoạt động c ủa các tổ chức khu vực và quốc tế như Liên đoàn dệt may
Đông Nam Á AFTEX ,Hiệp hội các nước xuất khẩu dệt may thế giới ICTB ,liên
đoàn may mặc thế giới IAF ,Liên đoàn may mặc châu Á AAF ... để vận động và
bảo vệ quyền lợi của ngành dệt may Việt Nam trong chính sách thương mại khu
vực và quốc tế.


. KẾT LUẬN
Như vậy ,khủng hoảng là thách thức nhưng vẫn là cơ hội để DN khẳng định bản
lĩnh nếu có , nhận định đúng đắn và kịp thời đưa ra những giải pháp phù hợp với đặc
điểm của DN mình . Đây cũng là cơ hội để các DN bứt phá vượt lên và rèn luyện bản
lĩnh để có thể hội nhập một cách tốt hơn.Càng trong khủng hoảng cac Doanh nghiệp càng

phải tập trung để giữ vững nghành nghề kinh doanh chính và trở thành thương hiệu uy tín
trong nghành kinh doanh của mình .Chiến lược thương hiệu của các Doanh nghiệp phù
hợp với thực lực và thị trường của mỗi Doanh nghiệp là kim chỉ nam cho các lãnh đạo
vững vàng chèo lái con tàu lớn vượt qua khủng hoảng.

---Hết---

Tài liệu tham khảo:
1. Bài giảng môn học Quản trị marketing của Tiến Sỹ Nguyễn Thị Tuyết Mai;
2. Số liệu nghiên cứu của tổ chức MPDF;
3. ;
4. ;
5. />


×