Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ trang trí ở trường mầm non nghĩa ninh, thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 90 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý Thầy, Cô trong Khoa Sư
phạm Tiểu học – Mầm Non, Khoa Âm nhạc – Mỹ Thuật, Trường Đại học
Quảng Bình đã truyền đạt kiến thức, cũng như giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong thời
gian vừa qua.
Tôi xin cám ơn ThS. Nguyễn Đại Thăng đã hướng dẫn khoa học trực
tiếp, tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình thực hiện,
giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, song chắc chắn khóa luận không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo tận tình của
quý Thầy, Cô.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp Đại học này do bản thân tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Nguyễn Đại Thăng. Các luận
điểm, thông tin, dữ liệu, hình ảnh minh họa trong khóa luận là khách quan,
khoa học và đã được công bố, lưu hành hợp pháp, có nguồn gốc xuất xứ rõ
ràng.

Quảng Bình, ngày

tháng 5 năm 2017

Người cam đoan

Đinh Thị Hảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1


CHƯƠNG 1....................................................................................................... 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................... 8
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ............................................................... 8
1.2. Một số vấn đề thẩm mỹ - giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo.............. 10
1.3. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ trang trí18
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 27
CHƯƠNG 2..................................................................................................... 28
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ 5-6 TUỔI .................. 28
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VẼ TRANG TRÍ ............................................ 28
Ở TRƯỜNG MẦM NON NGHĨA NINH ...................................................... 28
2.1. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu ............................................ 28
2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng ..................................... 31
2.3. Kết quả thực trạng ................................................................................... 32
2.4. Nguyên nhân ............................................................................................ 43
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 44
CHƯƠNG 3..................................................................................................... 45
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI...... 45
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VẼ TRANG TRÍ ............................................ 45
3.1. Một số biện pháp tác động nhằm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua
hoạt động vẽ trang trí. ..................................................................................... 45
3.2. Thực nghiệm một số biện pháp nâng cao tính thẩm mỹ cho trẻ thông qua
hoạt động vẽ .................................................................................................... 52
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 59
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 64
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 65


DANH MỤC
CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT


Viết tắt

Viết đầy đủ

GDTM

Giáo dục thẩm mỹ

GDMN

Giáo dục mầm non

ĐC

Đối chứng

TN

Thực nghiệm

GV

Giáo viên

TB

Trung bình



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Trẻ em chính là chủ nhân tương
lai của đất nước, vì vậy việc giáo dục, bồi dưỡng những thế hệ măng non trở
thành những công dân tốt với đầy đủ nhân lực, trí lực để góp phần xây dựng
đất nước là nhiệm vụ hàng đầu của ngành giáo dục và toàn thể xã hội. Trong
đó, giáo dục Mầm non (GDMN) là những viên gạch đầu tiên của hệ thống
giáo dục. Nhân cách của trẻ cũng được hình thành mạnh mẽ trong giai đoạn
lứa tuổi này. Vì vậy giáo dục trẻ trong độ tuổi này vô cùng quan trọng và cần
được sự quan tâm của cả cộng đồng.
Trong Điều 21, 22, Luật giáo dục (2005) đã xác định nhiệm vụ và mục
tiêu GDMN “ Giáo dục mầm non thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi”, “Mục tiêu GDMN là giúp trẻ phát triển về thể chất,
tinh thần, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1” [1].
Như vậy, GDMN là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Nó là nền móng ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em.
Trẻ lứa tuổi mẫu giáo, nhân cách bắt đầu được hình thành khi chưa hoàn
toàn định hình nhưng nó có cơ sở tương đối ổn định trong việc tiếp tục phát
triển và hình thành nhân cách. Lúc này trẻ đặc biệt dễ dàng tiếp nhận những
ấn tượng từ phía bên ngoài mang tính hình tượng và giàu màu sắc cảm xúc.
Đó là những cái đẹp trong thiên nhiên, trong đời sống và trong nghệ thuật.
Một bông hoa tươi thắm, một cánh bướm sặc sỡ đều dễ gợi lên những rung
động trong lòng đứa trẻ. Đó chính là những cảm xúc thẩm mỹ - xúc cảm về
cái đẹp. Hơn nữa tuổi mẫu giáo là thời kỳ nhạy cảm với mọi cái đẹp xung
quanh, có thể coi đây là thời kỳ phát cảm của những xúc cảm thẩm mỹ, những



2

xúc cảm tích cực, dễ chịu được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với “cái
đẹp”, tạo nên tinh thần sảng khoái khiến trẻ cảm thấy thiết tha với con người
và cảnh vật xung quanh, làm nảy nở ở trẻ lòng mong muốn làm những điều
tốt lành để mang lại niềm vui cho mọi người. Do những đặc điểm tâm lý ở lứa
tuổi này mà trẻ mẫu giáo là thời kỳ “hoàng kim” của Giáo dục thẩm mỹ
(GDTM) và chính việc GDTM lại có khả năng kỳ diệu tạo ra hiệu quả to lớn
đối với sự phát triển toàn diện nhân cách đặc biệt là giáo dục đạo đức và lòng
nhân ái.
Ở trẻ mẫu giáo, mặt thẩm mỹ phát triển nhanh nhất. Bởi đặc trưng tâm lý
giai đoạn này được biểu hiện tính hình tượng, tính dễ xúc cảm và đồng cảm.
Hơn thế nữa, bản thân sự phát triển thẩm mỹ dễ kéo theo sự phát triển của các
mặt khác như đạo đức, trí tuệ và cả thể chất. Do vậy GDTM cho trẻ mẫu giáo
là một việc làm không thể chậm trễ, cần được tiến hành một cách nghiêm túc
ngay từ lứa tuổi này để ươm trồng những tài năng cho tương lai.
GDTM cho trẻ mẫu giáo có thể qua nhiều con đường, nhiều hoạt động
và hình thức khác nhau. Song con đường GDTM cho trẻ mẫu giáo lớn thông
qua hoạt động vẽ trang trí được coi là con đường cơ bản và hiệu quả cao.
Thông qua hoạt động vẽ trang trí tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc, làm quen và
tập tạo ra cái đẹp để chúng nâng cao nhận thức thẩm mỹ và vận dụng những
hiểu biết về cái đẹp về cuộc sống như ăn mặc sao cho đẹp, ở sao cho gọn
gàng, ngăn nắp. Từ đó có ý thức tôn trọng và bảo vệ cái đẹp. Mặt khác, hoạt
động vẽ trang trí là một trong những hoạt động thu hút nhiều sự chú ý của trẻ
mẫu giáo, được tham gia vào tiết học vẽ là trẻ được tiếp xúc khám phá và thể
hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh
làm cho chúng cảm thấy rất thích thú, say mê muốn tạo ra những cái đẹp, cái
hay làm cho quá trình giáo dục có hiệu quả cao. Như một nhà giáo dục Xô



3

viết đã nói “Phải giáo dục cho trẻ biết yêu cái đẹp từ tuổi bé nhất vì nó là cơ
sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người”
Cùng với yêu cầu ngày càng cao trong việc đổi mới phương pháp giảng
dạy theo chương trình của GDMN mới của Bộ giáo dục và Đào tạo thì thực tế
hiện nay cho thấy việc GDTM cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động vẽ trang
trí ở các trường mầm non nói chung và Trường Mầm non Nghĩa Ninh nói
riêng vẫn chưa được chú trọng và thực hiện có hiệu quả. Việc GDTM trong
các giờ vẽ còn hạn chế, chưa kích thích được sự tích cực nhận thức để nâng
cao khả năng cảm thụ thẩm mỹ của trẻ, bởi vì trong giờ vẽ cô có tổ chức hoạt
động vẽ cho trẻ tham gia, nhưng chưa hướng cho trẻ vào hoạt động sát thực,
không có tính thẩm mỹ cho nên trẻ vẽ chưa chuẩn, chưa đẹp, mà chỉ mang
hình thức mô phỏng, cô giáo chưa biết tận dụng tối đa khả năng sáng tạo của
trẻ vào bài vẽ. Đồ dùng đồ chơi trong lớp còn hạn chế chưa phong phú và đa
dạng, chưa đẹp, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho việc
GDTM cho trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động vẽ trang trí ở trường mầm non chưa
đạt kết quả cao, khả năng cảm thụ thẩm mỹ của trẻ còn hạn chế.
Do đó việc GDTM thông qua hoạt động vẽ trang trí cho trẻ 5 - 6 tuổi ở
các trường mầm non nói chung và Trường Mầm non Nghĩa Ninh nói riêng là
hết sức cần thiết, có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển toàn diện của trẻ.
Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Giáo dục thẩm
mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ trang trí ở Trường Mầm non
Nghĩa Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Qua một thời gian tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy đã có một số đề tài
nghiên cứu về vấn đề này, song vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo
lớn thông qua hoạt động vẽ trang trí còn ít. Do vậy, chúng tôi nghiên cứu vấn
đề này nhằm GDTM cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ trang trí ở



4

trường mầm non, đây cũng là một mảng đề tài hấp dẫn cần được quan tâm và
nghiên cứu.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng GDTM của trẻ 5 - 6
tuổi thông qua hoạt động vẽ trang trí ở Trường Mầm non Nghĩa Ninh. Tìm
hiểu nhằm tìm ra những biện pháp để nâng cao việc GDTM cho trẻ 5 - 6 tuổi.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
GDTM cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ trang trí ở Trường
Mầm non Nghĩa Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Việc GDTM cho trẻ trong trường mầm non có thể thực hiện bằng nhiều
con đường và nhiều mức độ khác nhau. Nhưng do thời gian và điều kiện
không cho phép nên chúng tôi chỉ tìm hiểu và nghiên cứu việc GDTM cho trẻ
mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ trang trí ở Trường Mầm non Nghĩa
Ninh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.
Tìm hiểu thực trạng về GDTM thông qua hoạt động vẽ trang trí ở
Trường Mầm non Nghĩa Ninh và đề xuất một số biện pháp GDTM cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động vẽ trang trí.
Tiến hành làm thực nghiệm để xác định hiệu quả giáo dục và giải pháp
giáo dục đưa ra.
5. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động vẽ trang
trí của trẻ 5 - 6 tuổi ở Trường Mầm non Nghĩa Ninh.



5

Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi
thông qua hoạt động vẽ trang trí.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên nhận thức đúng ý nghĩa của hoạt động vẽ trang trí trong
việc giáo dục trẻ thì hiệu quả của giáo dục toàn diện nói chung và giáo dục
thẩm mỹ cho trẻ nói riêng sẽ được nâng cao.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thu thập, khái
quát hóa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận, những tài liệu có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát khả năng của cảm thụ thẩm mỹ của trẻ trong hoạt động vẽ ở
mọi lúc mọi nơi nhằm thu thập thêm các thông tin định tính góp phần khẳng
định tính chính xác và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.
Dự giờ, quan sát các kết quả tạo hình của trẻ thông qua hoạt động vẽ
trang trí.
7.2.2. Phương pháp trò chuyện
Bằng phiếu hỏi, trò chuyện với trẻ, giáo viên và phụ huynh của trẻ nhằm
tìm hiểu và đánh giá khả năng cảm thụ thẩm mỹ, về nội dung hình thức tranh
vẽ của trẻ để tìm ra biện pháp để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.
7.2.3. Phương pháp điều tra
Bằng phương pháp điều tra (anket) nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo
viên (GV) về giáo dục thẩm mỹ của trẻ 5 - 6 tuổi ở Trường Mầm non Nghĩa
Ninh thông qua hoạt động vẽ trang trí.
7.3. Phương pháp thống kê toán học



6

Sử dụng một số công thức toán học để phân tích xử lý số liệu đã thu thập
được làm cơ sở để đưa ra những nhận định, những đánh giá về mặt định tính
một cách khách quan về kết quả nghiên cứu.
7.4. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ
Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động vẽ và GDTM cho trẻ 5 - 6 tuổi, để xác
định được khả năng cảm thụ thẩm mỹ ở trẻ trong hoạt động vẽ trang trí.
7.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Đây là phương pháp dùng để kiểm nghiệm những phương pháp đã thiết
kế trong việc xây dựng đề tài.
Thực nghiệm gồm 3 bước, chọn lớp mẫu giáo lớn A, lớn B.
7.5.1. Thực nghiệm khảo sát
Quan sát tiết học và thu thập kết quả sản phẩm tạo hình của trẻ, đánh giá
kết quả hoạt động tạo hình của trẻ.
7.5.2. Tiến hành thực nghiệm tác động
Dựa vào các nguyên nhân đã điều tra được, tôi tiến hành một số tác động
để thay đổi một số thiếu sót.
7.5.3. Thực nghiệm kiểm chứng
Tiến hành kiểm chứng bằng cách so sánh kết quả thực hiện của hai lần
thực hiện tôi sẽ đưa ra các tiêu chuẩn và phân loại kết quả các sản phẩm của
trẻ, chủ yếu dựa vào kiến thức và sự hiểu biết của mình để đánh giá kĩ năng
của trẻ, ý thức thái độ và sự hứng thú của trẻ với tiết học.
Nhận xét, phân tích, so sánh kết quả sản phẩm của hai lần và đưa ra kết
luận cụ thể.
8. Đóng góp của đề tài
8.1. Về mặt lý luận
Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về GDTM cho trẻ 5 - 6 tuổi
đặc biệt thông qua hoạt động vẽ trang trí.



7

8.2. Về mặt thực tiễn
Tìm hiểu thực trạng GDTM cho trẻ ở Trường Mầm non Nghĩa Ninh.
Xây dựng một số biện pháp để nâng cao hiệu quả GDTM cho trẻ.
9. Cấu trúc của đề tài
Khóa luận gồm có 79 trang. Trong đó: Mở đầu (07 trang); kết luận (04
trang); phần nội dung được chia làm ba chương theo trình tự sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận (19 trang, từ trang 08 – 27).
Chương 2: Thực trạng GDTM cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động vẽ
trang trí ở trường mầm non Nghĩa Ninh (16 trang, từ trang 28 – 44).
Chương 3: Một số biện pháp GDTM cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt
động vẽ trang trí (14 trang, từ trang 45 – 59).
Phần cuối khóa luận có 01 danh mục tài liệu tham khảo có (01trang) và
phần phụ lục (18 trang, từ trang 65 – 86).


8

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
GDTM luôn được coi là vấn đề rất được quan tâm và chú ý của toàn xã
hội, ở mọi quốc gia, mọi khu vực. Do vậy đã có rất nhiều những quan điểm về
cái đẹp của các nhà mỹ học có thể nói đến như là Aristote nhà Mỹ học Hy
Lạp cổ đại cho rằng: “Cái đẹp có các thuộc tính như sự cân xứng, sự hài hòa,

trật tự, số lượng, chất lượng...” [9]. với Baumgaten (Giáo sư người Đức) cho
rằng: “Cái hoàn mỹ là cơ sở của cái đẹp, sự hoàn mỹ là sự nhận thức thuần
túy bao gồm có lý tính và ý chí, do đó sự hoàn mỹ là sự thống nhất của Chân Thiện - Mỹ” [10].
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng GDTM phải phù hợp với lý tưởng
chủ nghĩa xã hội và khẳng định chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể tạo điều
kiện cho con người phát triển toàn diện và hài hòa vì vậy ở các thời đại sẽ có
những mục tiêu, hình thức, cách thức và biện pháp giáo dục và xây dựng các
chủ thể khác nhau, mỗi chủ thể thẩm mỹ hưởng thụ, thưởng thức, đánh giá và
sáng tạo cái đẹp, đều gắn với tính tất yếu của kinh tế, vì thế bản chất của
GDTM luôn luôn mang nội dung dân tộc, giai cấp và thời đại [11].
Thực tế cho thấy trong những năm gần đây GDTM trong trường mầm
non đã có những chuyển biến tích cực, đã có sự phối kết hợp các ban ngành
đoàn thể trong xã hội, quan tâm thực hiện triển khai các chuyên đề. Nghị
quyết Trung ương khoá VIII của ban chấp hành Trung ương Đảng khẳng định
“Thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục


9

là đầu tư cho sự phát triển”. Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, thế kỷ của
nền văn minh trí tuệ đòi hỏi thế hệ trẻ phải là những con người “Trí tuệ phát
triển cao, giàu tính sáng tạo, giàu tính nhân văn nhưng cũng phải giàu cảm
xúc thẩm mỹ” [14].
Trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non thì GDTM chiếm vị trí
đặc biệt quan trọng không thể thiếu. Nói đến việc nâng cao tính thẩm mỹ cho
trẻ ta lại liên tưởng ngay đến những bản sắc văn hóa của dân tộc, thuần phong
mỹ tục của người Việt Nam, hình thành và nâng cao chủ thể thẩm mỹ đỏi hỏi
phải có thời gian và một quá trình giáo dục. Nghiên cứu lý luận về thẩm mỹ:
Khái niệm, bản chất, vai trò, quan hệ thẩm mỹ với các hoạt động.
Các công trình nghiên cứu về vấn đề này như: C. Mác và Ph.Ăngghen

trong tuyển tập, T1, NXB sự thật, Hà Nội (1980) đã đưa ra quan điểm về cái
đẹp: Cái đẹp không chỉ là thước đo hoạt động của con người mà còn là cái
chuẩn để chỉ phẩm chất của con người [11].
Vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX một số nhà nghiên cứu đã tổ chức
quá trình quan sát thực nghiệm nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự
hình thành tranh vẽ của trẻ em.
1.1.2. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam khi nghiên cứu về tâm lý học trẻ em thì vấn đề giáo dục
nghệ thuật – GDTM cũng đươc các nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu như:
Nguyễn Quốc Toản, khi nghiên cứu về hoạt động thẩm mỹ của trẻ Mầm non
với đề tài “Một số biện pháp bỗi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo
thông qua hoạt động tạo hình” [7]. Tác giả Phan Việt Hoa đã chỉ ra con đường
nâng cao hiệu quả GDTM cho trẻ mẫu giáo [6]. Tác giả Lê Thị Thanh Bình
đã nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực nhận
thức cho trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động vẽ với đề tài “Một số biện pháp phát
huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong giờ vẽ” [2].


10

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết với cuốn Giáo dục cái đẹp cho trẻ thơ, NXB
Giáo dục, Hà Nội (1989) [3].
Tất cả các công trình đều được các nhà nghiên cứu đề cập đến sự cần
thiết phải giáo dục trẻ, trong đó GDTM nhằm góp phần hình thành và phát
triển nhân cách cho trẻ. Tuy nhiên cho đến nay, những nghiên cứu về các biện
pháp GDTM của trẻ thông qua hoạt động vẽ trang trí cho trẻ 5 - 6 tuổi vẫn
chưa nhiều. Chính vì vậy, chúng tôi mong muốn góp phần kiến thức nhỏ bé
của mình để tăng hiệu quả GDTM cho trẻ 5 – 6 tuổi qua đề tài nghiên cứu
này.
1.2. Một số vấn đề thẩm mỹ - giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo

1.2.1. Khái niệm giáo dục thẩm mỹ
1.2.1.1. Khái niệm về thẩm mỹ
Nói đến thẩm mỹ tức là nói đến cái đẹp. Nhưng cái đẹp lại là vấn đề của
biết bao nhà triết học thuộc đủ mọi quốc gia sống trong mọi thời đại trong lịch
sử. Đã có rất nhiều quan điểm của các nhà Mỹ học về cái đẹp. Theo Mác:
“Cái đẹp không chỉ là thước đo hoạt động của con người mà còn là cái chuẩn
để chỉ phẩm chất người”. Mác viết “súc vật chỉ nhào nặn vật chất theo thước
đo giống loài của nó, còn con người thì có thể áp dụng thước đo và thích
dụng cho mọi đối tượng, do đó con người cũng nhào nặn vật chất theo quy
luật của cái đẹp” [11].
Như vậy cái đẹp gắn bó với bản chất sáng tạo của con người gắn với quá
trình hoàn thiện, hoàn mỹ. Hay cái đẹp là sự hài hòa, sự cân đối trong đời
sống vật chất lẫn tinh thần.
1.2.1.2. Khái niệm về giáo dục thẩm mỹ
GDTM là một quá trình tác động có hệ thống và có mục đích vào nhân
cách của cá nhân nhằm phát triển năng lực cảm thụ và nhận biết cái đẹp trong


11

nghệ thuật, trong tự nhiên và trong đời sống xã hội, giáo dục lòng yêu cái đẹp
và đưa vào cái đẹp vào trong đời sống như một cách sáng tạo.
1.2.2.1. Ý nghĩa của giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo
GDTM là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện đối
với thế hệ trẻ và cần được tiến hành ngay từ lứa tuổi mẫu giáo. Do những đặc
điểm tâm lý ở lứa tuổi này mà trẻ mẫu giáo là thời kỳ “Hoàng kim” của giáo
dục thẩm mỹ.
GDTM là một quá trình tác động có hệ thống và có mục đích vào nhân
cách của cá nhân nhằm phát triển năng lực cảm thụ và nhận biết cái đẹp trong
nghệ thuật, trong tự nhiên và trong đời sống xã hội, giáo dục lòng yêu cái đẹp

và đưa vào cái đẹp vào trong đời sống như một cách sáng tạo.
GDTM có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ
và giáo dục lao động.
Với giáo dục đạo đức: Cảm xúc thẩm mỹ không những xây dựng trên
cơ sở cảm thụ cái đẹp mà còn trên cơ sở nắm chắc nội dung tư tưởng của tác
phẩm nghệ thuật. Những cảm xúc thẩm mỹ có ảnh hưởng đến tâm lý con
người làm cho tâm lý con người thêm cao thượng.
Ví dụ: Qua vẻ đẹp của thiên nhiên trẻ có thái độ yêu mến, quý trọng và
mong muốn bảo vệ thiên nhiên như đứng trước một bông hoa đẹp, một bức
tranh đầy màu sắc sặc sỡ, đều gợi nên sự rung động trong lòng đứa trẻ. Từ đó
hình thành hành vi văn minh đối với vẻ đẹp đó như: Không hái hoa bẻ cành,
không làm bẩn bức tranh,... Hay trong sinh hoạt hằng ngày trẻ rất thích gọn
gàng, ngăn nắp và sạch sẽ; trẻ thích làm những việc giúp đỡ người thân, bạn
bè và những người xung quanh; trẻ đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn,
éo le trong cuộc sống. Đó chính là những cái đẹp trong hành vi và trong tâm
hồn trẻ. Cảm xúc thẩm mỹ làm phong phú cuộc sống của trẻ, góp phần giáo
dục tính lạc quan, yêu đời của các em.


12

Với giáo dục trí tuệ: GDTM là cơ sở là tiền đề phát triển trí tuệ cho trẻ
mẫu giáo. Từ lứa tuổi này không thể tiếp nhận những lý sự khô khan về lẽ
phải và cũng dễ khước từ sự buồn tẻ, trái lại sẽ rất nhạy cảm với những điều
đó nếu chúng được biểu hiện dưới những hình thức, hình tượng và giàu màu
sắc xúc cảm. GDTM khơi dậy ở các em tính tích cực, sáng tạo và sự tự giác
sắc bén hơn. Qua giáo dục cái đẹp trẻ được tiếp xúc, khám phá môi trường
xung quanh sẽ làm cho trí tưởng tượng của trẻ phong phú, trẻ chú ý, ghi nhớ,
tư duy sâu sắc hơn để đưa những hình ảnh chúng thấy được vào tác phẩm tạo
hình của mình góp phần phát triển năng lực nhận thức.

Với giáo dục lao động: GDTM có liên hệ trực tiếp với giáo dục lao động
và thể dục. Toàn bộ vẻ đẹp của hoàn cảnh và sự tổ chức quá trình lao động có
tác dụng tăng năng suất lao động. Qua việc tiếp xúc, khám phá, tìm hiểu cái
đẹp trẻ hứng thú và làm việc say mê, tích cực hơn. Sức khỏe và phát triển, thể
lực tốt, tư thế đẹp bao giờ cũng gây ra cảm giác đẹp mắt và các tác dụng thẩm
mỹ đến sự phát triển chung về mặt tinh thần của con người, vẻ đẹp của các
thao tác, vận động của nhịp điệu kích thích hứng thú của trẻ đối với việc tập
thể dục.
Như vậy, GDTM là một bộ phận của giáo dục xã hội chủ nghĩa. Góp
phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách, phát triển toàn diện.
1.2.2. Nội dung của giáo dục thẩm mỹ cho trẻ Mẫu giáo lớn
1.2.2.1. Sự phát triển tri giác, tình cảm và khái niệm thẩm mỹ cho trẻ
mẫu giáo
GDTM bắt đầu từ sự phát triển năng lực tri giác cái đẹp, cảm thụ cái đẹp,
hiểu cái đẹp. Đó là những rung cảm thẩm mỹ, những tình cảm thẩm mỹ.
Cơ sở của sự tri giác cái đẹp là nhận thức cảm tính cụ thể về mặt thẩm
mỹ. Nhìn và nghe là cơ sở đầy đủ về phương diện tâm lý, sinh lý để tri giác
cái đẹp. Ngay từ những năm đầu trẻ đã bị lôi cuốn một cách vô thức vào tất cả


13

những gì sống động, sặc sỡ, hấp dẫn,...Qua những bài hát và bức ảnh song đó
chưa phải là tình cảm thẩm mỹ mà chỉ là sự biểu hiện ra của hứng thú nhận
thức. Vì vậy, GDTM giúp trẻ diễn ra quá trình chuyển từ quá trình nhận thức
bản năng sang sự tri giác có ý thức về cái đẹp. Cần làm cho trẻ chú ý đến
những sự vật, hiện tượng của tự nhiên, đến những hành vi của con người, dạy
cho các em biết nhìn ra và phát triển được cái đẹp trong đời sống, trong thiên
nhiên, lao động, trong hành vi và hành động của con người, dạy cho các em
biết về phương diện thẩm mỹ đối với thế giới xung quanh, giáo dục tình cảm

thẩm mỹ cho trẻ trong việc rèn luyện thị hiếu thẩm mỹ sau này.
GV cũng có trách nhiệm dẫn dắt trẻ đi tìm sự tri giác cái đẹp, cảm xúc
đối với nó đến chỗ hiểu và hình thành các khái niệm, các nhận xét và đánh giá
thẩm mỹ.
1.2.2.2. Phát triển các năng lực nghệ thuật sáng tạo của trẻ
Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh
động, cụ thể, gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm.
Bởi vậy giáo dục nghệ thuật cho trẻ là một quá trình khó khăn và phức tạp.
Đặc điểm sáng tạo của trẻ thể hiện ở chỗ: Trong hoạt động trẻ thực hiện
một cách có chủ định, biết phối hợp các tri thức về ấn tượng của mình ở tính
chân thật cao khi thể hiện tình cảm và tư tưởng. Hơn nữa đặc điểm tâm lý
được thể hiện rất rõ ở độ tuổi mẫu giáo là sự bắt chước. Đặc điểm này thể
hiện rất rõ trong hoạt động vui chơi của trẻ. Trong trò chơi trẻ bắt chước
những hoạt động của người lớn, trẻ biết thể hiện bằng hình ảnh những ấn
tượng lấy trong thế giới xung quanh.
Óc tưởng tượng sáng tạo của trẻ cũng được thể hiện ở chỗ các em
thường kết hợp có ý thức các chủ đề khác nhau. Ví dụ: Các em lấy tư tưởng từ
chuyện cổ tích. Từ chuyện cổ tích hay những câu chuyện trong cuộc sống để
miêu tả cái có thể không có trong thực tế như: Cung trăng, chị Hằng,...


14

Tính sáng tạo của trẻ còn được thể hiện trong các hình thức nghệ thuật
khác như: Vẽ, nặn, kể cuyện ca hát,...
Cuối độ tuổi mẫu giáo trẻ bắt đầu sáng tạo, chúng thể hiện ở sự phát
triển năng lực xây dựng có chủ định và thực hiện nó; ở kỹ năng phối hợp các
tri thức, các khái niệm của mình. Ví dụ: Từ chỗ ngắm nhìn các bức tranh sẽ
dẫn đến trẻ hứng thú vẽ tranh những đám mây, những đồ chơi đẹp, mặt trời,
ngôi nhà, đều là những đề tài mà trẻ yêu thích. Đây là thời điểm trí tượng

tượng của trẻ phát triển phong phú nhất, sự phát tiển của trẻ trong tranh vẽ trở
thành phương tiện nhận thức cái đẹp và sự thể hiện phong phú của tâm hồn
trẻ. Vì vậy, để phát triển óc sáng tạo cho trẻ cần có qua trình dạy học để giúp
trẻ cách diễn đạt hình tượng và mô tả chủ định khi ca hát, vẽ, kể chuyện, thức
dậy ở trẻ những biểu hiện có ý thức về nghệ thuật, gây ra cảm xúc tích cực và
phát triển năng lực. Mục đích của việc dạy kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nghệ
thuật không chỉ giúp trẻ có tri thức và kỷ xảo về ca, hát, vẽ mà còn gây ra sự
hứng thú, hoạt động độc lập, sáng tạo, sẽ mang lại niềm vui trong cuộc sống
của trẻ, trong tập thể và gia đình.
1.2.2.3. Hình thành những cơ sở của thị hiếu thẩm mỹ
Sự cảm thụ cái đẹp có liên hệ mật thiết đến năng lực đánh giá cái đẹp
một cách đúng đắn. Thị hiếu thẩm mỹ của con người luôn được biểu hiện ở sự
phán đoán đánh giá.
Cần dạy cho các em phân biệt cái đẹp với cái không đẹp, cái thô kệch và
cái xấu xí. Giáo dục cho các em năng lực trình bày lý do tại sao lại thích bức
tranh này, tại sao lại thấy đẹp và tại sao lại thấy không đẹp...
Hình thành cơ sở của thị hiếu thẩm mỹ thông qua việc tìm hiểu các tác
phẩm cổ điển của thiếu nhi, tìm hiểu âm nhạc, hội họa. Trẻ học cách nhận
biết, yêu mến các tác phẩm nghệ thuật chân chính.


15

Dạy trẻ biết nhận ra và cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống xung quanh và
biết bảo vệ nó. Ví dụ: Một bông hoa đẹp trong khóm hoa, một lớp học đẹp,
ấm cúng và sạch sẽ, đều là những cái đẹp trong cuộc sống phải biết bảo vệ và
chăm sóc, giữ gìn và nâng niu.
1.2.3. Những căn cứ cơ bản để giáo dục thẩm mỹ ở trường mẫu giáo
1.2.3.1. Vẻ đẹp của khung cảnh xung quanh trẻ (vẻ đẹp trong sinh hoạt
hằng ngày)

Vẻ đẹp của khung cảnh xung quanh trẻ, là những bức tường của ngôi nhà
thân yêu, những đồ vật xung quanh trẻ: Đồ đạc, tiện nghi trong nhà, sự kết
hợp hài hòa màu sắc, các bức tranh treo tường, những phù điêu, tượng trang
trí, cách bố trí phòng ở,...Tất cả những điều đó để lại ấn tượng sâu sắc, được
phản ánh trong trí nhớ và ý thức của trẻ.
Vẻ đẹp trong sinh hoạt hằng ngày của trường mẫu giáo được thể hiện ở
tính giản dị của nghệ thuật trang trí, lựa chọn các tiện nghi sinh hoạt, màu sắc
của bức tường dịu mát, trong sáng. Các yêu cầu trang trí trường học và các
lớp học do nhiệm vụ và bảo vệ cuộc sống, sức khỏe của trẻ, do nội dung của
công tác giáo dục quy định:
Tính hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh thực tế;
Sạch sẽ, giản dị, đẹp đẽ;
Kết hợp đúng giữa màu sắc và ánh sáng;
Tất cả các bộ phận trang trí phải tạo thành một quần thể thống nhất.
Vẻ đẹp của hoàn cảnh, có ảnh hưởng hằng ngày đến trẻ, tác động thường
xuyên đến trẻ nhưng lại khó nhận ra, song là phương tiện rất quan trọng để
GDTM cho trẻ mẫu giáo. Cần phải tạo điều kiện cho nơi ở và sinh hoạt của
trẻ có vẻ đẹp tươi vui, hấp dẫn và mang tính thẩm mỹ cao.


16

1.2.3.2. Những ấn tượng từ cuộc sống xung quanh trẻ
Nguồn gốc của những cảm xúc thẩm mỹ chính là cuộc sống. Cô giáo cần
sử dụng những ấn tượng từ cuộc sống xung quanh như một trong những
phương tiện của mỹ học. Cuộc sống lao động đầy sức hấp dẫn và cuốn hút trẻ.
Ví dụ: Hoạt động của bác sĩ trong bệnh viện, của những người nấu ăn,
của các cô giáo ở trường,...
Trong những ngày lễ hội, trong những cuộc thao diễn thể thao, cảnh tấp
nập của đường phố, cờ hoa... để lại cho trẻ những ấn tượng sâu sắc.

Cuộc sống xung quanh trẻ là những đường phố, những đài kỉ niệm các di
tích lịch sử, quảng trường lịch sử đều là những nhân tố tích cực góp phần
GDTM cho trẻ. Trong các cuộc tham quan, cô giáo phải lựa chọn để giới
thiệu và mở rộng tầm nhìn và sự cảm thụ thẩm mỹ cho trẻ.
1.2.3.3. Thiên nhiên, quê hương đất nước
Vẻ đẹp thiên nhiên trong thời thơ ấu được cảm thụ sâu sắc và trong sáng,
nó được giữ lại trong tình cảm, tư tưởng và giữ mãi trong cuộc đời.
Ví dụ: Bé Cầm Thơ tả lại cảnh tời mưa:
Cây đứng vẫy mưa đến
Hoa cà chua cười
Bầu nập treo hứng nước
Lá lim gội đầu
Lá dứa được mưa vuốt
Sạch ghê.
Cô giáo phải biết mở ra cho các em thế giới tự nhiên, dạy cho trẻ biết
nhìn vẻ đẹp của buổi bình minh, màu sắc buổi hoàng hôn, biết lắng nghe tiếng
chim hót, tiếng lá rơi xào xạc, tiếng suối chảy róc rách; cô biết tạo cảm xúc
cho trẻ trong các buổi dạo chơi, tham quan, làm cho trẻ yêu mến cảnh đẹp
thiên nhiên của quê hương, đất nước.


17

1.2.3.4. Nghệ thuật
Là một phương diện toàn diện và vô tận để GDTM. Loại hình nghệ thuật
phù hợp với trẻ: Văn học, hội họa, điêu khắc, sân khấu điện ảnh. Mỗi loại
hình nghệ thuật phản ánh một cách độc đáo, cuộc sống và có ảnh hưởng quan
trọng đến sự phát triển trí tuệ và tình cảm của trẻ. Cô giáo phải biết sử dụng
các loại hình nghệ thuật khác nhau để gây cho trẻ những cảm xúc thẩm mỹ và
phát triển thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn. Điều quan trọng là sự lựa chọn các tác

phẩm phù hợp với trình độ phát triển của trẻ em, các tác phẩm có tính nghệ
thuật cao, dể hiểu nâng dần theo lứa tuổi.
Cần tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động nghệ thuật như: hát, múa, vẽ,
kể chuyện, đọc thơ để nâng cao hứng thú và phát triển mầm móng của năng
khiếu nghệ thuật.
1.2.2.4. Các phương pháp giáo dục thẩm mỹ
Phương pháp GDTM và dạy học nghệ thuật là cách thức hành động
chung của GV và trẻ em nhằm để trẻ nắm được những kinh nghiệm của hoạt
động thẩm mỹ, nhằm hình thành những phương thức hành động và phát triển
năng lực nghệ thuật ở chúng.
Phương pháp dùng lời: Giải thích, trò chuyện , chỉ dẫn, đọc, kể.
Phương pháp trực quan: Quan sát sử dụng các đồ dùng trực quan.
Phương pháp thực hành luyện tập.
Phương pháp dùng trò chơi.
Các phương pháp này được sử dụng trong sự phối hợp thống nhất với
nhau.
Tổ chức quan sát là giúp trẻ nhận ra vẻ đẹp của cuộc sống, của thiên
nhiên.
Ví dụ: Cô giáo thường hướng dẫn các cháu quan sát một vườn hoa, cảnh
hoàng hôn đầy màu sắc, khung cảnh của một ngày lễ.


18

Những cảm xúc thẩm mỹ trở nên sâu sắc, có ý thức và giữ được lâu hơn
nếu như trẻ hiểu nội dung tác phẩm (Một bài hát, một câu chuyện cổ tích,..).
Do đó, cô giáo cần giải thích nội dung tác phẩm đang được tiếp thu, làm
chính xác các biểu tượng của các em. Việc trình bày một cách nghệ thuật
những tác phẩm âm nhạc, những ca khúc,... Có tác động trực tiếp khêu gợi
tình cảm và xúc cảm thẩm mỹ, giúp các em hiểu sâu hơn nội dung và hình

thức của tác phẩm.
Khi sử dụng phương pháp trò chuyện bằng câu hỏi của mình cô giáo làm
cho trẻ lưu ý, suy nghĩ về những điểm chủ yếu, tìm hiểu và huy động kinh
nghiệm của trẻ, làm sâu sắc những cảm xúc thẩm mỹ của trẻ. Trong khi trò
chuyện tập cho trẻ nói lên những ấn tượng của mình, bày tỏ thái độ của mình
với tác phẩm và các hiện tượng trong cuộc sống. Khi trò chuyện phải dùng từ
xúc cảm thẩm mỹ của trẻ đối với tác phẩm nghệ thuật để trẻ học theo, làm
theo và bắt chước theo.
Khi dạy trẻ vẽ, nặn, hát, múa cô truyền đạt cho trẻ những tri thức cần
thiết và hình thành kỹ năng nhất định. Bởi vậy, cần vận dụng phương pháp
tập luyện để trẻ hiểu được những thao tác, cách biểu hiện, cách sử dụng đồ
dùng học tập (bút chì, bút lông,...) cô cần dùng các biện pháp chỉ dẫn, làm
mẫu.
1.3. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ
trang trí
1.3.1. Một số vấn đề về hoạt động vẽ trang trí cho trẻ mẫu giáo
1.3.1.1. Khái niệm về trang trí
Theo cách hiểu thông thường, trang trí là nghệ thuật làm đẹp. Nó giúp
cho cuộc sống xã hội thêm phong phú và con người hoàn thiện hơn. Ý thích
làm đẹp, mong muốn cái đẹp luôn tồn tại trong mỗi con người dù đó là ai và
sống trong hoàn cảnh nào. Những ngày lễ tết ai cũng muốn gọn gàng, sạch sẽ,


19

mặc những bộ quần áo đẹp nhất của mình, trang trí nhà cửa của mình sao cho
hấp dẫn, đẹp đẽ, sạch sẽ. Đường phố được trang hoàng bằng băng rôn, khẩu
hiệu, cờ hoa,….
Trong các cuộc họp quan trọng thì việc trang trí hội trường được chuẩn
bị rất kỹ lưỡng vì nó chính là bộ mặt của đơn vị đứng ra tổ chức. Trong cuộc

sống hằng ngày, rất nhiều đồ vật mà ta thường sử dụng như bát, đĩa, ấm, chén,
lọ hoa, khăn bàn, đồng hồ, xe đạp, xe máy, ô tô, bàn ghế, giường tủ,… Tất cả
đều có những họa tiết trang trí nhằm làm cho đồ vật đó đẹp thêm, hấp dẫn và
có giá trị thẩm mỹ hơn. Những hình ảnh trang trí đó rất phong phú, nhằm làm
cho đồ vật đó đẹp hơn, tạo cho người xem cảm giác gần gũi hơn. Đó chính là
nét nổi bật của nghệ thuật trang trí.
Vì vậy, trang trí là do con người sáng tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc
sống, giúp cho đời sống và xã hội trở nên tốt đẹp và hoàn thiện hơn.
1.3.1.2. Khái niệm vẽ trang trí
Vẽ trang trí là thể hiện cái đẹp của sự trình bày bằng nghệ thuật sắp xếp
đường nét, màu sắc, hình mảng. Trang trí bắt nguồn từ thực tế đời sống xã
hội. Mỗi thời đại, trang trí có những đặc điểm và yêu cầu khác nhau, cũng
như nhìn nhận cái đẹp của trang trí qua từng thời kì xã hội, tôn giáo cũng có
nhiều vẻ riêng biệt. Trang trí luôn là một nhu cầu thiết yếu của con người, của
xã hội, của nền kinh tế quốc dân và chiếm một vị trí quan trọng trong đời
sống (kiến trúc, đô thị trang trí nội thất, trang trí ngoại thất, trang trí ấn loát,
trang trí phục trang, trang trí điện ảnh sân khấu...) Từ xa xưa trang trí luôn
luôn gắn bó với đời sống con người, bất kỳ dân tộc trên thế giới cũng có
những màu sắc và đường nét riêng biệt, đậm đà bản sắc dân tộc của mình.
Nhìn vào lịch sử chúng ta thấy thể hiên rõ nhất ở các hoa văn, họa tiết trong
các đồ dùng (trống đồng, mũi tên, thuyền bè, cán dao, thố cẩm..), trên các
đình chùa lăng tẩm (hoa văn trên bia đá, họa tiết chim lạc ở trống đồng, họa


20

tiết rồng phượng, họa tiết trên các kèo cột..). Xung quanh chúng ta bất kỳ một
đồ vật nào cũng được trang trí. Từ những vật nhỏ như quyển sách, quyển vở,
cây bút đã có hình dáng màu sắc trang trí khác nhau đến quần áo, vải vóc, bàn
ghế, ấm chén, gạch hoa các công trình văn hóa (nhà hát, công viên...) thì hình

dáng màu sắc càng muôn vẻ và tinh tế. Những kết quả đó nói lên sự sáng tạo
về trang trí vô cùng phong phú và to lớn của con người.
1.3.1.3. Nguồn gốc, sự hình thành và phát triển của vẽ trang trí
Vẽ trang trí được hình thành và phát triển qua quá trình lao động sản
xuất và đấu tranh sinh tồn của con người. Kể từ thời sơ khai của lịch sử, khi
con người còn ở trong hang động, sống dọc theo các triền sông, họ đã biết sử
dụng các dụng cụ thô sơ như đoạn cây, hòn đá làm công cụ đào bới, săn bắt
để sinh sống. Dần dần họ biết làm cho những công cụ đó hoàn hảo và dễ dàng
sử dụng hơn, biết đánh dấu công cụ để khẳng định đồ vật của mình. Cứ như
thế nâng dần lên những hình trang trí cho đẹp mắt và chế tác ra nhiều công cụ
phục vụ cho cuộc sống như: Rìu, dao, ấm,… Các loại hình nghệ thuật chính là
những dấu hiệu rõ nét ghi lại những bước tiến hóa ấy qua từng thời đại. Tại
các di tích khảo cổ được biết đến, người ta tìm thấy các hình khắc trên các
hang, vách đá mô tả cảnh săn bắn như: Hang Ô-ri- nhắc (Pháp), hang động ở
Tây Ban Nha,… Cùng các dân tộc khác nhau trên Trái đất, người Viết cổ
cũng có những sự phát triển tương tự về mỹ thuật trang trí của mình trên các
đồ dùng thực dụng bằng gỗ đá, sắt, đồng…
Nghệ thuật trang trí ở Việt Nam cũng phát triển theo trào lưu chung của
sự phát triển xã hội. Thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn,… Mỗi giai đoạn đều để lại
những công trình chứa đựng nghệ thuật trang trí của dân tộc như: Đình Tây
Đằng, chùa Phật Tích, chùa Đậu, chùa Tây Phương, chùa Keo,...


21

1.3.1.4. Các loại trang trí ở mầm non
Trong chương trình học ở trường mầm non vẽ trang trí bao gồm: Vẽ
trang trí các đồ vật và trang trí cơ bản.
Ví dụ :
Trang trí cơ bản: Hình tròn, vuông, chữ nhật.

Trang trí các đồ vật trong cuộc sống như: Khăn ăn, dĩa, bát, quần áo,
chén quạt,… Bằng các họa tiết đơn giản, đẹp mắt giúp chúng đẹp hơn.
Có nhiều cách xếp bố cục trang trí:
Sắp xếp đối xứng qua một trục;
Sắp xếp nhắc lại các họa tiết;
Sắp xếp xen kẽ các họa tiết.
Những kiểu bố cục đó phù hợp với mẫu giáo
Loại hoạt động vẽ trang trí nhằm dạy cho trẻ làm quen với cách sắp xếp
các hình vẽ và màu sắc đơn giản trên một hình hay một đồ vật, làm cho đồ vật
đó trở nên đẹp hơn. Đây cũng là nội dung mà chúng tôi chọn lọc để nghiên
cứu về hoạt động vẽ trang trí.
1.3.1.5. Bản chất hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo
Nhà tâm lý học V.X.Mukhina đã xem hoạt động vẽ của trẻ như một quá
trình lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội, được diễn ra thông qua sự lĩnh hội các
phẩm chất, năng lực tâm lý được đúc kết trong lịch sử phát triển của loài
người và in giấu trong những giá trị văn hóa vật chất, tinh thần của xã hội.
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết cho rằng vẽ là một dạng thức của hoạt động
tạo hình bên cạnh nặn, cắt, dán. Ở đó trẻ được tiếp thu những kiến thức, kỹ
năng và còn tạo ra một số sản phẩm mang tính nghệ thuật [5].
Theo tác giả Lê Thanh Thúy vẽ chính là sự thể hiện những biểu tượng,
ấn tượng và suy nghĩ, tình cảm của trẻ, là sự giao tiếp, nói chuyện bằng các


×