Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Bài luận y học gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.12 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ
ĐỀ TÀI
Y HỌC GIA ĐÌNH

Tp. HCM, 30/7/2017
PHẠM MINH HOÀNG
Y2012 – MSSV 125272039

1


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn các thầy các cô trong bộ môn Quản
lý bệnh viện- Kinh tế y tế Khoa y – Đại học quốc gia TP.HCM đã hướng dẫn chúng
em trong suốt toàn bộ môn học. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến một người
thầy đáng kính, thầy Nguyễn Thế Dũng chủ nhiệm bộ môn và thầy Nguyễn Tuấn
Kiệt đã hy sinh thời gian để giảng dạy các vấn đề quan trọng về y tế cho chúng em
bàn luận, cũng như hướng dẫn chúng em cách làm một bài báo cáo khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn ban Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới đã tạo
điều kiện tốt nhất cho chúng em học tập ngay tại bệnh viện.
Cuối cùng em xin cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa y –Đại học Quốc Gia
TP.HCM cùng ban điều phối module đã thiết kế bộ môn thiết thực này.
Với sự cập nhật của những bài giảng của thầy cô, cũng như nguồn tài liệu
mà quý thầy cô cung cấp, em đã học tập được rất nhiều kiến thức bổ ích về quản lý
y tế và các vấn đề nóng hổi hiện nay.
Với vốn kiến thức còn hạn chế và chưa thấu hiểu thực sự sâu sắc, bài thu
hoạch không thể tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót, rất mong thầy cô thông


cảm.
Trân trọng.

2


TÓM TẮT
Trong Module vừa qua có rất nhiều vấn đề được đặt ra từ quản lý y tế cho đến kinh
tế y tế những vấn đề đều rất cấp thiết và tối quan trọng. Nhưng với thời lượng nội
dung cho phép của bài thu hoạch em xin trình bày một giải pháp quan trọng và
mang tính kinh tế cho nền y tế Việt Nam đó là giải pháp Y học gia đình. Giải pháp
này không phải mới nhưng tại Việt Nam nó cũng chưa thực sự hiệu quả như sự
mong đợi của người dân.
Bài viết này em sẽ nêu bật lên Ý nghĩa và lợi ích thực tiễn của giải pháp này cũng
như là thực trạng về y học gia đình của Việt Nam hiện nay. Bài viết sẽ đưa ra
những giải pháp phát triển cũng như tầm nhìn trong tương lai về mảng y học gia
đình trong hệ thống y tế Việt Nam.

3


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Lời cảm ơn

2


Tóm tắt

3

Mục lục

4

Danh sách các thuật ngữ viết tắt

5

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

6

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

8

I. Y học gia đình là gì
II. Hoàn cảnh ra đời

9
10

III. Y học gia đình trên thế giới

13


IV. Bác sỹ gia đình

14

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG

16

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

18

Tài liệu tham khảo

20

4


DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
AAFP : Hiệp Hội Y Học Gia Đình Hoa Kỳ
WONCA : World Organization of National Colleges, Academies and Academic
Associations of General Practitioners/Family Physicians
BSGD : Bác sỹ gia đình
BHYT : Bảo hiểm y tế

5


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU

Khi hệ thống phân phối chăm sóc sức khoẻ của nước ta đang trải qua quá trình
chuyển đổi nhanh chóng. Chúng ta cần phải đặt ra một nhu cầu cấp bách để xác
định một vai trò toàn diện, dựa trên y học chứng cớ cho hệ thống bác sĩ gia đình.
Ở các nước phát triển, xác định vai trò của bác sĩ gia đình là đáp ứng nhu cầu sức
khỏe của cá nhân dựa trên hệ thống chăm sóc sức khoẻ của nhà nước.
Chuyên khoa y học gia đình là kết quả của sự tiến triển và nâng cao của thực hành
đa khoa và được định nghĩa trong bối cảnh gia đình. Y học gia đình phục vụ chăm
sóc và khám chữa bệnh ngoại trú tại tuyến cơ sở và có thể hiểu là chuyên khoa đa
khoa.
Các chuyên khoa khác phát triển theo hướng đi sâu vào chuyên môn. Y học gia
đình theo hướng thực hành ngoại trú và mang tính cá nhân , gia đình và cộng đồng
của mọi chuyên khoa vào chuyên khoa của mình
Bác sĩ gia chăm sóc những nhu cầu đặc biệt của bệnh nhân và cộng đồng, kết hợp
sử dụng dữ liệu tin học để theo dõi và quản lý bệnh nhân
Như mọi chuyên khoa thì y học gia đình cũng có những nguyên lý riêng của nó. Y
học gia đình tập trung vào 6 nguyên lý cơ bản sau đây :
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Chăm sóc ban đầu, tổng quát, toàn diện
Chăm sóc liên tục
Chăm sóc phối hợp
Hướng phòng bệnh
Hướng cộng đồng
Hướng gia đình


Các nhà lãnh đạo trong nước đã tổ chức xác định vai trò của việc thực hành và ứng
dụng bác sĩ gia đình trong xã hội, rõ ràng không còn là vai trò tiềm năng nữa. Nếu
để thành công, bác sĩ gia đình phải phát triển hệ thống liên kết và phải làm việc
tích cực để thiết lập vai trò của mình trong chăm sóc ban đầu.
Hệ thống chăm sóc sức khoẻ. Để phát triển hệ thống cần có sự đồng thuận
vai trò của các bác sĩ gia đình với các chuyên ngành khác dựa trên cơ sở để truyền
thông, giáo dục, nghiên cứu, và chiến lược vận động. "Nhóm được yêu cầu phát
triển.
6


Y học gia đình làm cho mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân trở nên gần gũi
và dễ tiếp cận , trong tâm thế luôn sẵn sàng là tuyến đầu tiên khi bệnh nhân đến với
hệ thống y tế. Là tuyến đầu tiên trong xử trí cấp cứu ban đầu, làm đa chuyên khoa
và đáp ứng đa số các tình huống của người bệnh. Y học gia đình phải tự đào tạo
liên tục theo đòi hỏi và có thể làm việc ,thực hành trong những môi trường khác
nhau với sự hạn chế của trang thiết bị y tế. Y học gia đình là y học của sự chăm
sóc toàn diện . Chăm sóc lấy bệnh nhân làm trung tâm , chăm sóc sinh học – tâm
lý- xã hội , tiếp cận hướng bệnh nhân trong gia đình và môi trường của họ . Y học
gia đình phải xử lý đồng thời tất cả các vấn đề sức khỏe của bệnh nhân và lượng
giá những nguyên nhân và hậu quả tâm lý , xã hội.

Hình ảnh 1.

7


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Y học gia đình là gì?
Theo định nghĩa của Hiệp Hội Y Học Gia Đình Hoa Kỳ (AAFP): Y học gia

đình là chuyên ngành y học cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên tục, hiệu
quả cho từng cá nhân và gia đình. Chuyên ngành rộng lồng ghép sinh học, lâm
sàng học và khoa học hành vi. Phạm vi hoạt động của y học gia đình bao gồm
mọi lứa tuổi, giới tính, từng cơ quan, và mọi bệnh lý thực thể.
I.

Định nghĩa Y học gia đình theo WONCA

Hình 2

II.

Hoàn cảnh ra đời:

Thực hành gia đình là một lĩnh vực chuyên môn tương đối mới. Khái niệm này
8


phát triển trong những năm 1960 ở Anh và Mỹ. Tại Mỹ, y học gia đình Phát triển
từ thực tiễn chung như một nhu cầu cần thiết về chăm sóc sức khoẻ cá nhân. Ở
Anh, cùng một xu hướng đã được chú ý trong việc giới thiệu một thực tiễn chung
như là một chuyên môn được đào tạo có hệ thống của các chương trình mang tầm
quốc gia.
Bác sĩ gia đình trở thành ngành khoa học cơ bản của y tế - sức khỏe Ở Hà Lan và
Tây Ban Nha với bác sĩ đa khoa là chìa khóa.
Ở Cuba, bác sĩ gia đình là nòng cốt chính trong kế hoạch y tế toàn diện. Thực hành
gia đình cũng hoạt động ở Hàn Quốc, Malaysia và Singapore. Bản chất của Chăm
sóc khác nhau giữa các quốc gia, và thậm chí có thể đóng vai trò tích cực trong
Chăm sóc tại bệnh viện. [1]
Như vậy bản chất của chương trình đào tạo trong Y học gia đình, thời gian và tỷ lệ

chăm sóc phòng ngừa / chữa bệnh cũng khác nhau giữa các quốc gia. Cách tiếp cận
đối với sức khoẻ của cả gia đình, chăm sóc toàn diện của người bệnh thay vì tập
trung vào bệnh tật, cải thiện chất lượng cuộc sống là một số mối quan tâm thích
hợp của các tổ chức. Nhận thấy vai trò thiết yếu của bác sĩ gia đình trong hệ thống
chăm sóc sức khoẻ, nhóm quốc tế kết hợp này gồm có sự tham gia của các chuyên
gia, Tổ chức Thế giới ,các trường Cao đẳng, Học viện và Hiệp hội Học thuật Bác sĩ
đa khoa và Bác sĩ Gia đình
(WONCA) hoặc, Tổ chức Các Tổ chức Y tế gia đình, hoạt động trong
Hợp tác với WHO để cải thiện các hệ thống y tế toàn cầu bằng cách hội nhập.
Tại các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, Sri Lanka (Y học Gia đình),
Thái Lan (Y học Gia đình) hay Nepal đã giới thiệu một chương trình chuyên ngành
nói chung ,thực hành đã được giới thiệu cách đây vài năm trong trường Cao Đẳng
Y khoa.
Hiệp hội Y khoa Indonesia đã đề xuất nhiều ý kiến để tăng cường sức khoẻ Gia
đình trong chương trình học tập phù hợp vớ xu hướng hiện nay về chuyên môn hóa
với công nghệ tiên tiến,
Mục tiêu cụ thể của hệ thống chăm sóc gia đình ( theo WHO) là:
(1) Xác định thực trạng của y học gia đình và thực tiễn chung như là một phần
trong hệ thống học thuật ở các nước thành viên;
(2) Xây dựng các nguyên tắc cơ bản cho chương trình học cốt lõi trong gia đình
Y khoa ở bậc đại học và chuyên khoa
(3) Đề xuất các cơ chế cụ thể để thúc đẩy hệ thống bác sĩ gia đình trong chương
trình y khoa.
Tại các quốc gia đã phát triển, hầu hết việc chăm sóc sức khỏe các bệnh
mạn tính như: tiểu đường, cao huyết áp, hen suyễn,… đã chuyễn từ phòng bệnh
9


nội trú ra phòng bệnh ngoại trú với các phác đồ điều trị được xây dựng phân cấp
các bước điều trị rõ ràng với sự cộng tác của các chuyên khoa liên quan. Do đó

bác sĩ gia đình sẽ là người phụ trách và giải quyết vấn đề quản lý theo dõi bệnh
mạn tính tại phòng khám ngoại trú một cách hiệu quả nhất. Nói cách khác, hoạt
động bác sĩ gia đình sẽ trực tiếp giảm bớt gánh nặng thời gian và công việc cho
các bác sĩ chuyên khoa liên quan đồng thời tiết kiệm được kinh phí nằm viện vô
ích cho bệnh nhân và bảo hiễm y tế (khoa bệnh nội trú chỉ dành cho các bệnh lý
thật sự nặng cần chăm sóc tích cực với sự hỗ trợ các bác sĩ chuyên khoa sâu)
- Hậu quả trực tiếp của việc chuyển dịch này có liên quan trực tiếp đến đào
tạo, các sinh viên, bác sĩ theo học các chương trình đào tạo đại học và sau
đại học đã không có dịp quan sát và thực tập nhiều bệnh lý mạn tính,
thông thường trong phòng bệnh nội trú như trước đây nữa trong các đợt
luân khoa do các đợt cấp của các bệnh mạn tính này đã được quản lý hiệu
quả tại các phòng khám ngoại trú với các phác đồ phân cấp rõ ràng mà
không cần phải nhập viện. Ngoài ra các học viên nêu trên lại có ít cơ hội
để quan sát và thực hành quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân, đặc biệt
là việc chăm sóc liên tục vốn được chuyển sang phòng khám ngoại trú từ
lâu.[2,3]
- Nhiều vấn đề quan trọng và mới như dự phòng, thăm khám bệnh ngoại
trú, quản lý phòng khám, vai trò của môi trường và gia đình trong bệnh
tật, vai trò của nguồn tài nguyên cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe và
áp dụng các nguyên lý thực hành cải thiện chất lượng liên tục chưa được
chú trọng giảng dạy trong các chương trình đào tạo truyền thống.
Để khắc phục khoảng trống nêu trên: việc ra đời của chuyên khoa Y học
gia đình và người bác sĩ gia đình là cần thiết. Bên cạnh đó, việc áp dụng mô
hình tâm sinh lý xã hội (biopshychosocial model) trong quá khứ và hiện nay là
mô hình chăm sóc lấy bệnh nhân làm trung tâm (patient - centered care) đã cung
cấp cho người bác sĩ gia đình một cách nhìn đa tuyến khi chăm sóc bệnh nhân
của họ trong khi đó các bác sĩ chuyên khoa khác thường có cách nhìn đơn tuyến
khi cùng chăm sóc một bệnh nhân. Trong thế kỷ 21, việc chăm sóc bệnh nhân
mạn tính đã là nhu cầu lớn trong đó việc kết hợp các chuyên ngành dưới sự điều
động của nhạc trưởng bác sĩ gia đình theo nguyên lý “ chăm sóc lấy quan hệ làm

trung tâm“ (relationship- center care) để đạt hiệu quả cao nhất về điều trị cũng
như kinh tế cho bệnh nhân và gia đình. [4]
III.
Y học gia đình trên thế giới:
III.1 Lịch sử chuyên ngành y học gia đình:
- Thế kỷ thứ 19 ở Anh quốc: có 3 nhóm người thực hành các dịch vụ cung
10


cấp sức khỏe cho người dân: Physician ( được đào tạo hàn lâm và phụ trách dịch
vụ vụ sức khỏe cho người giàu có), Surgeon (được huấn luyện ở các trường khác
với trường đào tạo physician) và Apothecarie ( người cung cấp thuốc men và lời
khuyên cho tầng lớp thấp trong xã hội). Edward Jenner cha đẻ của thuốc chủng
ngừa bệnh đậu mùa đã tốt nghiệp surgeon thay vì physician và đã có nhiều cống
hiến cho đào tạo nghề của hệ thống surgeon và apothecaries. Vào đầu thế kỷ 19,
thuật ngữ “ thực hành đa khoa” (general practitioner) đã được dùng phổ biến cho
hai nhóm surgeon và apothecaries do đòi hỏi của xã hội về tính công bằng trong
cung cấp dịch vụ sức khỏe.
- Đến 1760 tại Hoa kỳ (là thuộc địa của Anh quốc vào thời bấy giờ) chưa có
trường đào tạo Y khoa. Phần lớn physician hành nghề ở đây đều được đào tạo
từchâu Au, thế kỷ 19 là thời hoàng kim của thực hành đa khoa vì muốn thực hành
chuyên khoa phải được đào tạo ở châu Au.
Năm 1889, ĐH Jonh Hopkins đã được thành lập và hình thành mô hình đào tạo
chuyên ngành chuẩn mực của thế kỷ 20. Vào 1910 đánh dấu kỷ nguyên “thực
hành chuyên khoa” ở Hoa kỳ.
Từ 1930-1970: thời kỳ giảm đáng kể số lượng bác sĩ thực hành đa khoa ở Hoa
Kỳ với sự thay thế của thực hành chuyên khoa chủ yếu ở thành thị, đây cũng là
thời kỳ bùng nổ thông tin và đào tạo y khoa liên tục là giải pháp hữu hiệu trong
giai đoạn này. Bất cập ngày càng lớn đối với cung cấp dịch vụ y khoa ở vùng
nông thôn và vùng sâu vùng xa.

1960 hình thành Hội cấp chứng chỉ hành nghề thực hành tổng quát Hoa Kỳ, đến
1964 hình thành Hội cấp chứng chỉ hành nghề thực hành y học gia đình. Đến
7/1969 chỉ có 15 bác sĩ thực hành y học gia đình được công nhận ở Hoa Kỳ, sau
đó Y học gia đình được chấp nhận và phát triển nhanh chóng đến 7/1979 đã có
6531 bác sĩ thực hành y học gia đình được chấp nhận. Y học gia đình đã góp
phần thay đổi thực hành y khoa tại Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ 10 và đầu thế kỷ 21.[3]
Hiện nay Y học gia đình đã phát triển mạnh thành Hội BSGĐ các cấp quốc gia,
khu vực, thế giới. WONCA là từ viết tắt của World Organization of National
Colleges, Academies and Academic Associations of General Practitioners/Family
Physicians, là tổ chức hàn lâm thực hành y học gia đình bắt đầu từ 1972 với 18
thành viên và hiện nay đã có 97 thành viên từ 79 quốc gia trong đó có Việt nam
(từ 2003) với hơn 200.000 hội viên. Trang web của WONCA là:
www.globalfamilydoctor.com
WONCA có nhiệm vụ cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trên toàn
thế giới thông qua định nghĩa và cổ súy cho các giá trị của nó cũng như bởi việc
nuôi dưỡng và duy trì các chuẩn mực cao về chăm sóc thực hành y học gia đình
11


thông qua việc cổ súy chăm sóc cá nhân, liên tục, dễ tiếp cận trong khung
cảnh gia đình và cộng đồng.
III. 2. Y học gia đình là một chuyên khoa
Mặc dù mới được phát triển từ khoảng thập niên 60 thế kỷ trước nhưng y học
gia đình đã có đầy đủ các yếu tố cấu thành một chuyên khoa như các chuyên
khoa khác trong đại gia đình Y Khoa:
- Triết lý: cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao một cách toàn diện, liên tục
có chú trọng đến nguồn tài nguyên tại chỗ cho người dân trong cộng đồng
không kể đến tuổi, giới, tín ngưỡng, và tình trạng kinh tế.
- Thực hành: bằng cách lồng ghép lối tiếp cận sinh học, lâm sàng và khoa
học hành vi trong cung cấp dịch vụ sức khỏe.

- Tổ chức: đã hình thành các hiệp hội bác sĩ gia đình cấp quốc gia (51 quốc
gia), khu vực, thế giới (WONCA) để hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm trong
đào tạo và thực hành bác sĩ gia đình thông qua nhiều hình thức như hội
thảo, tài liệu, webác sĩite ..được cập nhât liên tục.
Y học gia đình là một chuyên khoa vì:
- Có triết lý đào tạo: chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân theo hướng
dự phòng trên cơ sở hai mô hình: hướng về bệnh nhân và tâm sinh xã hội.
- Đối tượng phục vụ là toàn thể người bệnh trong khung cảnh gia đình và
cộng đồng mà họ sinh sống chứ không phải là hệ thống cơ quan hay một
số các bệnh lý đặc hiệu như ở các chuyên khoa khác. Nói cách khác, dân
số bệnh nhân là các cá thể trong một cộng đồng gia đình bao gồm người
lớn và trẻ em, chứ không phải là các cá thể riêng lẻ ở từng chuyên khoa vì
dựa trên quan niệm bệnh tật cùng cách xử lý có quan hệ chặt với môi
trường sống mà gần nhất là gia đình.
- Thực hành: chăm sóc ban đầu ở phòng khám ngoại trú của các bệnh viện
từ trung ương đến địa phương.
- Chương trình đào tạo: Đã đào tạo sau đại học với các cấp độ residency
(tương đương chuyên khoa cấp I), fellow (tương đương chuyên khoa cấp II)
và đang triển khai vào chương trình đại học ở mức học phần tự chọn ở một
số quốc gia. Bằng chuyên khoa bác sĩ gia đình được các quốc gia công
nhận có giá trị hành nghề như các chuyên khoa khác. Có chương trình đào
tạo Y khoa liên tục (Continous Medical Education C.M.E) có giá trị bổ
sung hành nghề.
III. 3 Vai trò y học gia đình
Kinh nghiệm của các nước, khi triển khai thành công hoạt động BSGĐ sẽ mang lại
hiệu quả:
- Giảm chi phí y tế, tăng tuổi thọ người dân, giảm tỉ lệ bệnh nặng, tăng sự hài lòng
12



của người dân về các dịch vụ y tế.
- Công bằng trong chăm sóc y tế
- Giảm nghèo
IV.
Bác sĩ gia đình
Bác sĩ gia đình được huấn luyện để quản lý một lượng rất lớn các vấn đề
sức khỏe thông thường với chất lượng như nhau cho các thành viên trong gia
đình, không kể tuổi, giới, tín ngưỡng.
Để được như thế người bác sĩ gia đình cần có các khả năng:
- Chăm sóc và dự phòng các bệnh cấp tính: suyễn, suy dinh dưỡng, nhiễm
trùng tiểu, viêm hô hấp trên, bệnh nhiễm trùng, chảy máu cam…
- Kiểm soát các bệnh mạn tính: tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp, bệnh
gan, bệnh thận mạn, bệnh phổi mạn tính…
- Chăm sóc và dự phòng cho cộng đồng ở tất cả các tuyến: tầm soát, phòng
ngừa bệnh và biến chứng, và giáo dục y khoa.
- Chăm sóc sức khỏe tâm thần.
- Nghiên cứu khoa học.
- Tự đào tạo thông qua đào tạo y khoa liên tục, Y học chứng cớ.
- Kỹ năng ra quyết định thích hợp bao gồm lựa chọn các chuyên khoa sâu
cho bệnh nhân nếu cần.
Nội dung huấn luyện bao gồm:
- Sản phụ khoa, chăm sóc trẻ, chăm sóc người lớn, ngoại khoa, y học cấp
cứu, y học thể thao và chỉnh hình, tâm thần, lão khoa, bệnh lý da, y học dự
phòng và y tế công cộng.
- Thực hành Y học gia đình tại các tuyến: bác sĩ gia đình là người thực hành
chăm sóc ban đầu cho bệnh nhân ở các tuyến với:
Lối tiếp cận Y học gia đình: chú ý đến chứng (Illness) hơn thực thể
(disease) trong hoàn cảnh chăm sóc ban đầu và gia đình trong chẩn
đoán, điều trị, tham vấn cho bệnh nhân. Tập trung vào chăm sóc ban
đầu trong khung cảnh gia đình có nghĩa là ưu tiên hướng đến các

bệnh thông thường, quan trọng theo số liệu dịch tễ vùng, miền, và
quốc gia theo hướng dự phòng liên tục toàn diện.
Chăm sóc ban đầu dựa trên chăm sóc hướng về bệnh nhân kết hợp
với khoa học hành vi và y học chứng cớ.
Các khái niệm thường dùng trong Y học gia đình:
- Chăm sóc ban đầu (Primary care): Là sự lồng ghép có chiến lược các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe tiếp cận được do bác sĩ thực hiện, họ là người
quan tâm đến đa số nhu cầu chăm sóc sức khỏe cá nhân, phát triển mối quan
13


hệ lâu dài với bệnh nhân và thực hành chúng trong khung cảnh gia đình và
cộng đồng.
Vì sao chuyển đổi từ “Chăm sóc sức khỏe ban đầu “ (Primary Health care)
sang “Chăm sóc ban đầu” (Primary care): Từ đầu những năm 50 của thế kỷ
20, Tổ Chức Y tế thế giới đã cổ súy các chương trình hướng đến chăm sóc
sức khỏe ban đầu trên toàn thế giới, đến 1978 với tuyên ngôn Alma Ata
truyền bá mục tiêu thiên niên kỷ thì TCYTTG đã cố gắng cải thiện chăm sóc
sức khỏe tại các quốc gia đang phát triển thông qua các chương trình dọc vốn
tập trung vào bệnh như ARI, CDD… Nhưng sau nhiều năm thực hiện thì các
chương trình này vẫn chưa đạt được kỳ vọng mong muốn. Có nhiều chứng cớ
cho thấy rằng chăm sóc sức khỏe mong đợi thông qua “ Chăm sóc ban đầu”
theo hàng ngang và hướng về chứng hơn là bệnh có nhiều hứa hẹn cải thiện
sức khỏe người dân tốt hơn “ Chăm sóc sức khỏe ban đầu” và bác sĩ gia đình
là một giải pháp hứa hẹn cho việc lồng ghép các chương trình và thành quả
vốn có ở chiều dọc sang thành chiều ngang ( chứng và thực hành bệnh ngoại
trú).[7,8]
- Quan điểm tiếp cận hướng về bệnh nhân bao gồm 4 thành tố:
Kết cuộc lâm sàng: cải thiện triệu chứng lâm sàng.
Kết cuộc chức năng: đảm bảo ăn, ngủ, làm việc, sinh hoạt bình thường.

Sự hài lòng của bệnh nhân: cảm giác thoải mái khi điều trị.
Giá thành điều trị: chấp nhận được.
- Khoa học hành vi: chăm sóc sức khỏe tâm lý của người bệnh trong khung
cảnh sức khỏe gia đình. Nghiên cứu hành vi con người để có biện pháp
phòng ngừa các thói quen xấu như nghiện hút….
- Sức khỏe gia đình: kết hợp y học hiện đại, y học cổ truyền, và sức khỏe
cộng đồng thông qua mô hình tâm sinh xã hội (biopsychosocialspiritual
model).
- Mô hình sức khỏe gia đình: mô hình tâm sinh xã hội
(biopsychosocialspiritual) là sự hợp nhất và áp dụng những khái niệm về
mặt sinh lý, tâm lý xã hội, và tinh thần vào trong hành vi của con người.
- Y học chứng cớ (Evidence Based Medicine - EBM) là một phương pháp
tiếp cận chăm sóc bệnh nhân bao gồm việc sử dụng một cách rõ ràng và
sáng suốt y văn tra cứu được, kết hợp với sự hiểu biết về sinh lý bệnh,
kinh nghiệm của bác sĩ lâm sàng và quan tâm ưu tiên đến lợi ích bệnh
nhân nhằm giúp cho việc ra quyết định lâm sàng. Chính phương pháp tiếp
cận rõ ràng và có lý lẽ nêu trên trong chăm sóc bệnh nhân sẽ giúp các bác
sĩ cải thiện được các quyết định lâm sàng do:
Kết hợp được y văn có tính khoa học tốt nhất có sẵn.
14


Giảm được sai lệch thường có khi bác sĩ ra quyết định lâm sàng cho
các bệnh nhân.
Cân nhắc một cách rõ ràng giữa nguy cơ và lợi ích của quyết định lâm
sàng.
Kết hợp ưu tiên hướng về bệnh nhân trong việc đánh giá nguy cơ và lợi
ích.
- Tiếp cận được sự chăm sóc (Acess to care) : làm thế nào bệnh nhân sử dụng
được các dịch vụ trong hệ thống chăm sóc sức khỏe? Cũng như các yếu tố góp

phần vào việc lựa chọn các dịch vụ sức khỏe của họ. Bao gồm chăm sóc sau giờ
hành chánh, chăm sóc tại nhà, điều dưỡng tại nhà…
- Chăm sóc liên tục (Continuing care) hướng đến xây dựng mối quan hệ thầy
thuốc bệnh nhân suốt đời bền vững, chăm sóc liên tục theo thời gian, không gian
và liên ngành.
- Chăm sóc toàn diện (Comprehensive care) cung cấp đầy đủ các dịch vụ và
thủ thuật lâm sàng cho các vấn đề sức khỏe thông thường của cộng đồng các lứa
tuổi và cả hai giới tại phòng khám, bệnh viện và cộng đồng theo hướng chăm
sóc ban đầu.
- Chăm sóc kết hợp (Coordination of Care) kết hợp các dịch vụ cổ súy cho
sức khỏe và dự phòng bao gồm tầm soát bệnh và chủng ngừa, tổ chức được
nhóm chăm sóc sức khỏe cho người dân như chăm sóc bệnh mãn tính, chăm sóc
bệnh người già…, kết hợp chuyển bệnh đúng và hiệu quả theo chuyên khoa.
- Chăm sóc theo hoàn cảnh (Contextual Care): chăm sóc người bệnh trong
khung cảnh tâm sinh xã hội của từng người kết hợp với gia đình, chính điều này
giúp BS gia đình xác định được ý nghĩa của các vấn đề sức khỏe và chứng trong
lúc họ sinh sống và từ đó giúp xây dựng mối quan hệ bác sĩ-bệnh nhân ngày
càng bền vững. [6,7,8]

15


THỰC TRẠNG
I. Y học gia đình tại Việt Nam
Bác sỹ gia đình ở việt nam đang trở thành xu thế phát triển và tương lại để giảm tại
cho hệ thống bệnh viện công. Hiện tại đa số các trường đại học y cả nước đều đào
tạo bác sỹ gia đình,điển hình tại phía nam có đại học y dược thành phố hồ chí
minh, đại học y khoa phạm ngọc thạch, đại học y dược cần thơ, . Phía bắc có đại
học y hà nội , miền trung có đại học y dược huế. Hiện tại bác sỹ gia đình tại việt
nam đã có mã chuyên khoa , chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2. Sự đầu tư vào nền

tảng y học gia đình đang được bộ y tế hết sức quan tâm
Từ tháng 3/2002 Bộ Y Tế chấp thuận cho ĐH Y Dược TP HCM thành lập Trung
Tâm
Đào Tạo BS Gia Đình với 12 thành viên, cùng 4 đơn vị thực hành.
5/2002: ĐH Y Dược TP HCM tuyển sinh khoá đầu tiên với 18 học viên
7/2004 : tốt nghiệp khoá CKI Y học gia đình đầu tiên.
Hổ trợ ĐH Y Cần thơ đào tạo khoá CKI Y học gia đình đầu tiên.
Thành lập Hội BS Gia đình Việt Nam.
11/2008 Hội thảo WONCA-ASIA PACIFIC về chủ đề sức khoẻ toàn cầu tại
ĐH Y Dược TP HCM.
Ngày 24/3/2016, tại trường Đại học Y Dược Huế, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,
Bộ Y tế đã tổ chức buổi họp triển khai thực hiện kế hoạch nhân rộng phát triển mô
hình phòng khám bác sỹ gia đình với 8 tỉnh, TP trực thuộc trung ương: TP. Hồ Chí
Minh, TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, TP. Cần Thơ, tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Thái
Nguyên, tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Tiền Giang.
Đến nay, các tỉnh thành phố này đã thành lập được 240 phòng khám BSGĐ, trong
đó 114 là trạm y tế có lồng ghép bổ sung nhiệm vụ của PK BSGĐ, 4 phòng khám
BSGĐ tư nhân độc lập. Bước đầu các phòng khám BSGĐ tư nhân độc lập. Bước
đầu, các phòng khám BSGĐ tư nhân độc lập đã cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe thuận lợi cho người dân. Để thực hiện chỉ thị số 08 ngày 21/3/2016 của Thủ
tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp giảm quá tải bệnh viện, mở rộng
BV vệ tinh, trong đó có việc triển khai nhân rộng kết quả thực hiện thí điểm mô
hình BSGĐ; căn cứ vào Quyết định số 935/QĐ-BYT ngày 22/3/203 của Bộ Y tế
phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám BSGĐ giai đoạn
2013-2020.

16


Hình ảnh 3

Hiện nay, Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch nhân rộng, phát triển mô hình phòng
khám BSGĐ tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Để hoàn thiện kế hoạch của Bộ Y
tế, đồng thời tiếp tục duy trì, phát triển kết quả ở giai đoạn 2013- 2015, các đại
biểu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm và nêu những khó khăn, vướng mắc về phát
triển mô hình Phòng khám BSGĐ. Phải có sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền
địa phương, sự quyết liệt của lãnh đạo Sở Y tế; phải có người cụ thể chịu trách
nhiệm, phải thực sự tâm huyết với việc phát triển y học gia đình; kinh phí nhà nước
hỗ trợ để tạo động lực cho các bác sỹ đa khoa học tập về y học gia đình… Đây là
những bài học mà các đại biểu chia sẻ. Một số vướng mắc như chưa có giá dịch vụ
đặc thù của phòng khám BSGĐ, thanh toán BHYT còn khó khăn, chưa có hướng
dẫn cách thức thanh toán, việc kê đơn thuốc, thanh toán tiền thuốc của phòng khám
BSGĐ tư nhân; chưa có quy định chuyển tuyến y học gia đình
Tuy được sự quan tâm nhiều từ chính phủ và Bộ y tế nhưng hiện tại Y học gia đình
vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn tại phát triển chưa liên tục , cần phải đổi mới về cơ
chế tài chính như trả bảo hiểm cho các cơ sở tư nhân có dịch vụ bác sỹ gia đình,
mạng lưới y học gia đình phân bổ chưa hợp lý.Tuyến chăm sóc ban đầu tại tram y
tế chưa tới 15% số người dân tham gia khám bệnh.

17


KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
Hiện tại mô hình bác sỹ gia đình phát triển rất mạnh ở các thành phố lớn trong khi
đó ở các vùng nông thôn hay các tỉnh lẻ thì mô hình bác sỹ gia đình phát triển
chậm và dường như chưa có chuyển biến rõ rệt trong thời gian qua. Một trong
những nguyên nhân hàng đầu của việc này là do nhận thức của người dân còn thấp
về mạng lưới y học gia đình, niềm tin vào hệ thống y tế tuyến cơ sở của người dân
còn hạn chế làm các cơ sở y tế tuyến trên gần như quá tải trong khi hệ thống y tế
cơ sở nhàn rồi gây lãng phí nguồn nhân lực. Để giải quyết được vấn đề này chúng
ta cần một giải pháp truyền thông hữu hiệu thay đổi nhận thức và niềm tin của

người dân về các tuyến y tế cơ sở và tuyến y tế chăm sóc ban đầu , đồng thời nâng
cao năng lực chuyên môn của các nhân viên y tế , đưa các nhân viên y tế lên tuyến
trên đào tạo liên tục hoặc cử các bác sỹ giỏi ở tuyến trên về đào tạo cho các cơ sở y
tế tuyến dưới.
Cơ chế tài chính cho các cơ sở khám chữa bệnh y học gia đình vẫn còn nhiều
vướng mắc. Còn nhiều đơn vị khám chữa bệnh y học gia đình chưa có chính sách
rõ rang, chưa được thanh toán bảo hiểm y tế. Cần phải tiến hành rà soát lại các cơ
sở khám chữa bệnh y học gia đình đủ điều kiện và tiến hành thanh toán bảo hiểm y
tế cho bệnh nhân khi thăm khám tại các cơ sở y tế này.
Về nguồn nhân lực bác sỹ gia đình hiện tại vẫn còn thiếu rất nhiều nên cần phải
đào tạo liên tục đi đôi với số lượng thì chất lượng bác sỹ gia đình phải được đặt ở
mức cao và cần có một lộ trình phát triển mạng lưới y học gia đình chi tiết tránh
trường hợp đào tạo ồ ạt dẫn đến thiếu việc làm hoặc đào tạo ồ ạt không kiểm soát
được chất lượng. Các trường đại học y lớn nên đi tiên phong trong đào tạo và cần
kết hợp với tình hình địa phương hiện tại để phân bổ nguồn bác sỹ gia đình hợp lý
tránh trường hợp nơi thừa , nơi thiếu.
Hiện tại thì tại các trạm y tế , nơi tuyến chăm sóc ban đầu đang còn lãng phí nhân
vật lực cần có một chính sách , giải pháp truyền thông đưa người dân đến tuyến y
tế đầu tiên mà không nhảy cóc lên tuyến y tế trung ương. Ở đây vai trò truyền
thông của địa phương đóng vai trò hết sức quan trọng, các bộ địa phương phải hiểu
tâm tư nguyện vọng của người dân xây dựng hay làm gì cần tập trung vào nhu cầu
18


thiết thực của người dân tránh trường hợp thi đua thành tích xây dựng mua sắm
trang thiết bị gây lãng phí

19



TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1.
2.
3.

4.
5.
6.
7.
8.
9.

Family Medicine, Report of a Regional Scientific Working Group Meeting
on Core Curriculum 2003; WHO Project No.: ICP OSD 002
WONCA Europe,The World Book of Family Medicine 2015, ISBN 978961-281-983-5
Cecilia Gutierrez, MD & Peter Scheid, MD, The History of Family
Medicine and Its Impact in US Health Care Delivery, theo
www.aafpfoundation.org
Tổng quan về Bác sĩ gia đình và các điều kiện phát triển PGS.TS.BS.
Nguyễn Thanh Hiệp
Vai trò lợi ích y học gia đình . Ths. BS Trần Thị Hoa Vy
Nguyên lý y học gia đình –Bsy Nguyễn Minh Phương
Chuyên khoa y học gia đình PDF . TS. BS Phạm Lê An Đại học California
Irvine Hoa Kỳ
Bộ y tế cục quản lý khám chữa bệnh bài viêt “ Nhân rộng phát
triển mô hình phòng khám bác sỹ gia đình tại 8 tỉnh”
/>_Practice, Wikipedia

20



21



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×