Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Tình hình thực hiện Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.75 KB, 52 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
BHXH
BHYT
BHTN
CCVC
DSPHSK
HTX
NLĐ
NSDLĐ
KCB
TNLĐ-BNN

Giải nghĩa
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm thất nghiệp
Công chức viên chức
Dưỡng sức phục hồi sức khỏe
Hợp tác xã
Người lao động
Người sử dụng lao động
Khám chữa bệnh
Tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp

1


LỜI MỞ ĐẦU
Ở nước ta BHXH luôn lá chính sách quan trọng trong hệ thống các chính


sách của Đảng và nhà nước . Thực hiện tốt chính sách BHXH ,chăm sóc tốt cho
người dân sẽ góp phần đảm bảo an sinh xã hội , ổn định chính trị , từ đó đẩy
mạnh sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước .Trong quá trình phát triển đất
nước , chính sách BHXH không ngừng được cải thiện và bổ sung để phù hợp
với sự vận hành của nền kinh tế thị trường và xu thế BHXH trên thế giới
Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm
góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động và cũng góp phần ổn dịnh chính
trị, trật tự an toàn xã hội . Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo, thay thế hoặc bù đắp
một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất,
dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH.
Bảo hiểm xã hội là một trong 3 bộ phận cấu thành nên hệ thống an sinh xã
hội của quốc gia vì vậy nên chính sách bảo hiểm xã hội ngày càng được Đảng và
Nhà nước quan tâm và hoàn thiện hơn.
Bảo hiểm xã hội Huyện Vĩnh Tường là một bộ phận của bảo hiểm xã hội
tỉnh vĩnh phúc nói riêng và của bảo hiểm xã hội Việt Nam nói chung đã được
thành lập và phát triển để thực hiện được những nhiệm vụ của ngành đề ra đối
với người lao động và nhân dân. Trải qua 20 năm hình thành và phát triển 19972017) Bảo hiểm xã hội Huyện Vĩnh Tường đã đạt được những thành công nhất
định trên con đường của mình . Bên cạnh đó Bảo hiểm xã hội vĩnh tường cũng
gặp không ít những khó khăn trong quá trình thực hiện. Để hiểu rõ hơn về bảo
hiểm xã hội Vĩnh Tường em xin phép được làm báo cáo tổng hợp về : “Tình
hình thực hiện Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Huyện Vĩnh Tường,
Tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2016” để mọi người có được cái nhìn rõ hơn .
Nội dung chính của bài bảo cáo gồm 3 chương chính:
Chương I: Khái quát đặc điểm tình hình chung tại Bảo hiểm xã hội Huyện
Vĩnh Tường
Chương II: Tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội tại cơ quan Bảo hiểm xã
hội Huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2016
2



Chương III: Nhận xét và khuyến nghị

3


CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG TẠI BẢO HIỂM XÃ
HỘI HUYỆN VĨNH TƯỜNG
1.1 Đặc điểm, tình hình tại BHXH huyện Vĩnh Tường
1.1.1 Đặc điểm địa lý, đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội tại
Vĩnh Tường là huyện nằm ở đỉnh tam giác đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên tả
ngạn sông Hồng về phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích tự nhiên là
14.027ha. Huyện có 29 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 3 Thị trấn. Địa
giới huyện Vĩnh Tường: phía đông giáp huyện Yên Lạc; phía tây giáp thành phố
Việt Trì và tỉnh Hà Tây (huyện Ba Vì); phía nam giáp tỉnh Hà Tây (huyện Ba Vì,
Phúc Thọ và thành phố Sơn Tây); phía bắc giáp thành phố Vĩnh Yên và huyện
Lập Thạch. Dân số của huyện khoảng 217.231(tính đến ngày 31/12/2015)
Cùng với phát triển nông nghiệp, huyện đã tập trung quy hoạch, đầu tư cho
phát triển các làng nghề, các cụm - khu công nghiệp, cụm kinh tế - xã hội tại các
địa bàn trọng yếu. Đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi khuyến khích các
doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển với
nhiều ngành nghề phong phú, mang lại giá trị sản xuất cao. Nhờ đó, sản xuất
công nghiệp của huyện phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô sản xuất với
nhiều nhà máy được đầu tư xây dựng, hoạt động hiệu quả. Tiêu biểu như Công
ty cổ phần Việt Pháp bình quân mỗi tháng chế biến, tiêu thụ gần 45.000 tấn thức
ăn gia súc, nộp thuế Nhà nước khoảng 5 tỷ đồng/năm; Công ty TNHH Sản xuất
và Thương mại Việt Anh nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước trên 12 tỷ
đồng/năm; Công ty TNHH may mặc Việt Thiên đang tạo việc làm thường xuyên
cho trên 2.300 công nhân là người địa phương…

Cùng đó, huyện đã từng bước quy hoạch các cụm kinh tế - xã hội, khu đô
thị, quy hoạch và xây dựng các bến xe, chợ nhằm khuyến khích nhân dân phát
triển các phương tiện vận tải và kinh doanh thương mại, dịch vụ. Đến nay, ngoài
chợ trung tâm thị trấn Vĩnh Tường được xây dựng và đi vào hoạt động đã làm
thay đổi bộ mặt phố huyện; thị trấn Thổ Tang là đầu mối trung chuyển, giao lưu
4


hàng hoá - nhất là hàng nông sản, thực phẩm tới các tỉnh, thành phía Bắc, cụm
kinh tế - xã hội Tân Tiến rộng 18 ha cũng đã được lấp đầy, bước đầu sản xuất
kinh doanh rất hiệu quả… góp phần không nhỏ đưa giá trị sản xuất ngành dịch
vụ đến hết năm 2016 ước đạt trên 3.300 tỷ đồng.
1.1.2 Sơ lược lịch sư hình thành và phát triển của BHXH huyện Vĩnh
Tường
Sự ra đời của BHXH Việt Nam là cơ sở tiền đề để hình thành và phát triển
hệ thống BHXH các địa phương. Dó đó BHXH Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập
theo quyết định số 1607/QĐ-BHXH ngày 16/09/1997 của Tổng Giám đốc
BHXH Việt Nam. Từ tháng 01/2003 thực hiện quyết định số 20/TTg ngày
24/02/2002 của Thủ tướng chính phủ về việc chuyển giao BHYT Việt Nam sang
BHXH Việt Nam. BHXH Tỉnh Vĩnh Phúc và BHYT tỉnh Vĩnh Phúc chính thức
trở thành một tổ chức thống nhất trong hệ thống BHXH Việt Nam. Do sự thay
đổi chính sách nhà nước BHXH huyện Vĩnh Tường được thành lập và đi vào
hoạt động vào ngày 01/10/1997. BHXH huyện Vĩnh Tường trực thuộc BHXH
Tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị sự nghiệp có chức năng triển khai thực hiện Luật
BHXH trên phạm vi lãnh thổ huyện Vĩnh Tường. BHXH huyện Vĩnh Tường
được thành lập trên cơ sở thực hiện chế độ theo Luật BHXH. Là đơn vị cấp 3,
chịu sự chỉ đạo trực tiếp của BHXH tỉnh, đồng thời chịu sự lãnh đạo về mặt
quản lý nhà nước của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân huyện
Vĩnh Tường
BHXH huyện Vĩnh Tường từng bước mở rộng và tăng nhanh đối tượng

tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT ở mọi thành phần kinh tế phù hợp với yêu
cầu hội nhập kinh tế, phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Trong năm 2016 đã
có 6211 lao động tham gia BHXH bắt buộc. Tổ chức thu BHXH, BHYT đảm
bảo chi trả các chế độ kịp thời, đúng chế độ, đúng đối tượng. Quản lý chặt chẽ
và sử dụng quỹ hiệu quả, đảm bảo bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc
tham gia và hưởng thụ BHXH, BHYT. Riêng số thu của đối tượng BHXH bắt
buộc trong năm 2016 là hơn 68 tỷ.
5


1.1.3 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức BHXH huyện
Vĩnh Tường
1.1.3.1 Vị trí, chức năng của BHXH huyện Vĩnh Tường
- Bảo hiểm xã hội huyện là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đặt tại
huyện, có chức năng giúp giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế
độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội
Việt Nam và quy định của pháp luật
- Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của giám đốc
Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính Nhà nước của Ủy ban nhân
dân Huyện.
- Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ
sở riêng.
1.1.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH huyện Vĩnh Tường
- Xây dựng, trình giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo
hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ
chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ,
chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt

Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể:
+Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
+ Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
+Thu các khoản đống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
đối với các tổ chức và cá nhân tham gia;
+ Giải quyết cac chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

6


+ Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp không đúng quy định;
+ Quản lý và sử dụng , hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản;
+ Ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn
chuyên môn, kỹ thuật; giám sát việc thực hiện hợp đồng, cung cấp dịch vụ
khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo hiểm y
tế; chống lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế;
- Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế
độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham
gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ
đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả
giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo cơ chế ''một cửa'' tại cơ
quan Bảo hiểm xã hội huyện.
- Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ các đối tượng tham gia và hưởng các chế
độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.
- Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các tổ

chức và cá nhân tham gia.
- Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia
TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên
địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để giải
quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
- Đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm
tra các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn.

7


- Có quyền khởi kiện vụ án dân sự đối với các đơn vị nợ bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong
lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn.
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền hưởng các chế
độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi người lao
động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; Cung cấp đầy đủ
và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
- Quản lý viên chức của Bảo hiểm xã hội huyện.
- Thực hiện chế độ thông tin, thống kê báo cáo theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao.
1.1.3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH huyện Vĩnh Tường
Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của BHXH huyện Vĩnh Tường như sau:
Sơ đồ 1 : Bộ máy tổ chức của cơ quan BHXH huyện Vĩnh Tường
Giám Đốc
Phó Giám Đốc


Bộ
phận
kế toán

Bộ
phận
thu

Bộ
Phận
Một
Cửa

Bộ
Phận
Chính
Sách

Bộ
Phận
Cấp Sổ
Thẻ

Bộ
Phận
Giám
Định

Bộ

Phận
Hành
Chính

(Nguồn BHXH huyện Vĩnh Tường)
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận như sau:
Bộ phận Kế toán: Có chức năng thực hiện tổ chức hạch toán, kế toán của
hệ thống BHXH huyện Vĩnh Tường theo quy định của pháp luật. Tiếp nhận hồ
sơ danh sách chi trả và nguồn kinh phí do BHXH tỉnh lập chuyển về, tổ chức chi
trả cho người được hưởng, kiểm tra giám sát việc chi trả và thanh quyết toán với
cấp trên, hoặc các cơ sở y tế.
8


Bộ phận Thu: Có trách nhiệm hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập
danh sách lao động, tiền lương đăng ký nộp BHXH, BHYT. Tổ chức phối hợp
với các ngành, các cấp địa phương thực hiện thu đúng, đủ, kịp thời theo Luật
BHXH, Luật BHYT. Quản lý danh sách lao động, tiền lương và theo dõi sự biến
động tăng giảm. Hàng quý tiến hành đối chiếu công nợ với đơn vị, xác nhập kịp
thời trên sổ BHXH khi có thay đổi chức danh, địa điểm và mức đóng BHXH BHYT.
Bộ phận một cửa: có các nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ cấp sổ BHXH, chốt sổ
BHXH; tư vấn các chế độ BHXH, BHTN, BHYT; phụ trách, theo dõi chi trả các
xã; theo dõi, tổng hợp chung việc tăng, giảm đối tượng hưởng lương hưu, trợ
cấp BHXH hàng tháng (quản lý đối tượng).Phân lọc hồ sơ, chuyển hồ sơ cho các
bộ phận nghiệp vụ BHXH huyện và đi BHXH tỉnh theo đúng quy định.
Bộ phận chính sách:Giải quyết các chế độ BHXH một lần, các chế độ
ngắn hạn như ốm đau, thai sản, dưỡng sức… Thực hiện nhiệm vụ trong quy
trình phối hợp nội bộ. Phụ trách theo dõi chi trả chế độ cho các xã.
Bộ phận cấp sổ thẻ: Phụ trách công nghệ thông tin của cơ quan; theo dõi
chi trả các xã. In sổ BHXH, in thẻ BHYT; thực hiện nhiệm vụ trong Quy trình

phối hợp nội bộ.Tổng hợp chung việc cấp sổ BHXH; cấp mới, cấp lại sổ BHXH
cho các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Bộ phận giám định: Giám định, kiểm tra, thẩm định thanh toán và tổng
hợp báo cáo chi phí KCB - BHYT tại Trung tâm ý tế huyện Vĩnh Tường.
Bộ phận hành chính: Xây dựng chương trình, lập kế hoạch công tác, lập
báo cáo cho cơ quan theo từng giai đoạn; thực hiện công tác hành chính, quản lý
văn thư, lưu trữ hồ sơ đối tượng; quản lý và sử dụng con dấu.
1.1.4 Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại BHXH huyện Vĩnh
Tường
Tính đến thời điểm cuối năm 2016, BHXH huyện Vĩnh Tường có tổng
cộng 19 cán bộ chuyên môn được thể hiện cụ thể ở bảng sau:

9


Bảng 1.1. Bảng cơ cấu đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của BHXH
huyện Vĩnh Tường năm 2016.
(Đơn vị: người)
Tiêu chí
Trình độ

Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
15
78,95
4
21,05
7
36,84
12

63,16
19
100
(Nguồn: BHXH huyện Vĩnh Tường)

Đại học
Cao đẳng
Nam
Nữ

Gới tính
Tổng số

Bộ máy tổ chức của BHXH huyện Vĩnh Tường hiện nay có 19 cán bộ,
chuyên viên, nhân viên làm việc trong đó có 15 cán bộ trình độ đại học, 4 cán bộ
có trình độ cao đẳng ; trong đó có 7 cán bộ là nam và 12 cán bộ nữ ..Nhìn chung
đội ngũ cán bộ của BHXH cơ bản có đủ trình độ đáp ứng với yêu cầu công việc
đươc giao.
Đội ngũ cán ngày càng đc trẻ hóa , độ tuổi trung bình của cán bộ , nhân
viên khoảng từ 30-45 tuổi , thể hiện sự nhanh nhẹn năng động trong công việc
của mình . Nam chỉ chiếm 36.84% trong tổng số cán bộ nhân viên ;tỷ lệ nam nữ
chưa đồng đều , chưa thể phân bố tình trạng công việc hợp lý .
Công tác bồi dưỡng cán bộ luôn được ngành chú trọng, đề cao; BHXH
huyện và BHXH tỉnh Vĩnh Phúc thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ
BHXH, BHYT và công nghệ thông tin cho các cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ
trong ngành.
1.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật tại BHXH huyện Vĩnh Tường
Trụ sở BHXH huyện Vĩnh Tường là tòa nhà 2 tầng nằm ngay trong trung
tâm thị trấn Vĩnh Tường với diện tích là 700m2. Trụ sở được xây dựng từ năm
1999 và bắt đầu được sử dụng từ đầu năm 2000.Hiện nay 100% các phòng làm

việc của BHXH huyện Vĩnh tường đã được trang bị các trang thiết bị phục vụ
cho quá trình quản lý và thực hiện các hoạt động của công tác BHXH:
Bảng 1.2. Trang thiết bị của cơ quan BHXH huyện Vĩnh Tường
10


STT
1
2
3
4
5

Thiết bị

Số lượng (chiếc)
1
19
2
7
9
(Nguồn BHXH huyện Vĩnh Tường)

Máy photo
Máy vi tính
Điện thoại cố định
Máy in
Máy điều hòa

Về thiết bị công nghệ thông tin phục vụ hoạt động , BHXH huyện Vĩnh

Tường có 19 máy vi tính ,7 máy in và 1 máy photo . Hệ thống máy tính luôn
được nâng cấp phù hợp với yêu cầu làm việc, đồng thời có cài đặt các chương
trình phần mềm dành riêng cho BHXH như: SMS, VSA, phần mềm xét duyệt
chi trả… tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cán bộ CCVC luôn đáp ứng kịp thời
việc quản lý cũng như chi trả cho người dân địa phương.
2.1 Những khó khăn thuận lợi tại BHXH huyện Vĩnh Tường
2.1.1 Những thuận lợi
- Kể từ khi thành lập đến nay, BHXH huyện Vĩnh Tường đã nhận được rất
nhiều sự chỉ đạo trực tiếp nghiệp vụ của BHXH Tỉnh Vĩnh Phúc sự quan tâm
giúp đỡ của các cơ quan chức năng, sự phối hợp của người dân địa phương cũng
như các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn đã giúp đỡ cho BHXH huyện Vĩnh
Tường luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà BHXH Tỉnh Vĩnh Phúc Giao cho giao
cho, đảm bảo kịp thời quyền lợi cho người tham gia BHXH.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên với 78,95% trình độ đại học và 21,05% trên
tổng số nhân viên ở trình độ cao đẳng; các nhân viên luôn được trau dồi kiến
thức về BHXH và luôn nỗ lực hết mình trong công việc để đạt mục tiêu hiệu quả
cao nhất có thể.
- Cở sở vật chất kỹ thuật của đơn vị khá khang trang, tiện nghi, tạo điều
kiện cho cán bộ làm việc, giải quyết chế độ cho người lao động nhanh chóng và
kịp thời.
- Trụ sở làm việc của BHXH huyện được đặt gần trung tâm huyện Vĩnh
Tường , đây chính là điều kiện thuận lợi để các cán bộ nhân viên trong đơn vị

11


làm việc đúng giờ quy định. Còn nhân dân, NLĐ hay NSDLĐ đến giải quyết các
thủ tục BHXH, BHYT một cách thuận tiện.
- Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện đơn giản, gọn nhẹ, các cán bộ
nhân viên được phân công công việc phù hợp với năng lực, từ đó phát huy được

sở trường của mỗi người. Đây chính là cơ sở cơ quan hoạt động một cách có
hiệu quả.
2.1.2 Những khó khăn vướng mắc
- Địa bàn thành phố rất rộng, có nhiều công ty, doanh nghiệp và các đơn vị
sử dụng lao động nằm rải rác nên việc quản lý thu nộp BHXH còn gặp nhiều
khó khăn.
- Trong đơn vị, việc ứng dụng CNTT phục vụ cho công tác chuyên môn
luôn được chú trọng. Mọi công việc trong lĩnh vực thu, chi quản lý đối tượng
đều được làm trên máy vi tính theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của BHXH tỉnh Vĩnh
Phúc. Tuy nhiên, trình độ của cán bộ nhân viên trong lĩnh vực CNTT còn nhiều
hạn chế. Bảo hiểm xã hội huyện có 01 cán bộ CNTT chiếm 5,26% trên tổng số
các bộ nhân viên cơ quan.Việc này tạo ra nhiều khó khăn trong quá trình công
tác của đơn vị.
-Đội ngũ cán bộ nhân viên nữ chiếm 63,16% trong đó nam chỉ 36,84%
trong tổng số nhân viên yếu tố này cũng tạo ra k ít khó khăn trong việc đi công
tác,tham gia tập huấn,tăng cường làm thêm…
- Người lao động còn thiếu nhiều hiểu biết về luật BHXH cho nên việc
triển khai thực hiện công tác thu nộp BHXH còn chậm.
- Chủ sử dụng lao động tại nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn
thành phố một phần do thiếu hiểu biết về pháp luật lao động, luật BHXH, một
phần do cố tình trốn đóng BHXH cho NLĐ, ảnh hưởng đến quyền lợi chính
đáng của NLĐ, gây khó khăn trong công tác thu BHXH. Ngoài ra, khối lượng
công việc lớn nhưng số lượng cán bộ còn thiếu nên công tác thực hiện BHXH
cũng gặp nhiều khó khăn.

12


CHƯƠNG II:
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH TẠI CƠ QUAN BHXH

HUYỆN VĨNH TƯỜNG , TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2014-2016
13


2.1 Công tác tuyên truyền thông tin, phổ biến chính sách pháp luật về
bảo hiểm xã hội
Trong những năm qua, công tác tuyên truyền của BHXH huyện Vĩnh
Tường luôn được chú trọng, đỏi mới phương thức và nội dung tuyên truyền sao
cho phù hợp và hiệu quả cho từng địa bàn, địa phương, từng đối tượng. Hàng
tháng, cơ quan BHXH huyện cử một số cán bộ đến từng doanh nghiệp, đã tổ
chức, tuyên truyền luật BHXH và các chính sách mới đến với chủ sử dụng lao
động và người lao động, giúp họ hiểu rõ hơn về quyền lượi và nghĩa vụ khi tham
gia BHXH. Bên cạnh đó, BHXH huyện Vĩnh Tường đã phối hợp với Báo Vĩnh
Phúc, Đài truyền hình Vĩnh Phúc, Ban tuyên giáo huyện ủy và các ban ngành cơ
sở KCN trong huyện, các xã, thị trấn nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền các
chế độ chính sách BHXH, BHYT bắt buộc, tự nguyện, BHTN.
Vào ngày 01/07/2016 kỉ niệm ngày BHYT Việt Nam, BHXH huyện đã tổ
chức treo băng rôn khẩu hiệu nhằm tuyên truyền sát thực nhất đến nhân dân về
quyền lượi và trách nhiệm của mình khi tham gia BHYT và tiến gần hơn tới
phương hướng BHYT toàn dân.
Tuy nhiên, trên thực tế công tác thông tin tuyên truyền làm chưa được sâu
rộng, nội dung còn nghèo nàn, hạn chế về thời lượng. Chính vì vậy, nhiều người
còn chưa hiểu đúng, đầy đủ về vị trí, công việc của cơ quan làm công tác BHXH
ở mỗi cấp và còn có những chủ sử dụng lao động, nhiều người lao động đang
làm việc trong các doanh nghiệp chưa thấy rõ được nghĩa vụ, quyền lợi của họ
trong việc tham gia BHXH
2.2 Tình hình tham gia BHXH
2.2.1 Tình hình tham gia BHXH bắt buộc
Ngay từ khi được thành lập và đi vào hoạt động, BHXH huyện Vĩnh
Tường luôn xác định việc quản lý đối tượng tham gia là nhiệm vụ hàng đầu,

đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách BHXH. BHXH
huyện đã tích cực khai thác và theo dõi tình tham gia BHXH ở các đơn vị, cơ
quan đóng trên địa bàn huyện.
14


Bảng 2.1. Tình hình tham gia BHXH của các đơn vị sử dụng lao động trên
địa bàn huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2014-2016
(Đơn vị: đơn vị , người)
Khối đơn vị

BHXH bắt
buộc
DNNN
Đại biểu quốc

Năm 2014
Đơn vị
Số lao

Năm 2015
Đơn vị
Số lao

Năm 2016
Đơn vị
Số lao

SDLĐ


động

SDLĐ

động

SDLĐ

động

(đơn vị)

(người)

(đơn vị)

(người)

(đơn vị)

(người)

284

5.293

299

5.620


349

6.211

2

38

2

39

2

36

hội,HĐND
DNNQD
HCSN
Hộ SXKD cá

-

-

-

-

29


132

84
135

1.214
3.277

98
135

1.394
3.426

116
135

1.807
3.478

thể,tổ hợp tác
HTX
Xã, phường
BHXH tự

-

-


-

-

1

2

34
29

177
587

35
29

182
579

37
29

187
569

-

502


-

554

-

583

284

5.795

299

nguyện
Tổng

6.174
349
6.794
(Nguồn BHXH huyện Vĩnh Tường)

- Về đơn vị SDLĐ tham gia BHXH: Qua bảng số liệu cho thấy, số đơn vị
tham gia đóng BHXH tăng dần theo từng năm. Năm 2014 có 284 đơn vị tham
gia, năm 2015 tăng lên 299 đơn vị (tăng 15 đơn vị so với năm 2014, tương ứng
tăng 5,3%) và đến năm 2016 đã tăng 349 đơn vị (tăng 50đơn vị, tương ứng tăng
16,7% so với năm 2015).
Trong tổng số đơn vị SDLĐ đã tham gia BHXH trên thì số đơn vị SDLĐ
thuộc khối Hành chính sự nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể, năm 2014
chiếm 47,54% , năm 2015 chiếm 45,15% , năm 2016 chiếm 38,68%. Mặc dù số

lượng đơn vị tham gia BHXH tăng dần qua các năm nhưng tỷ lệ so với tổng số
các đơn vị tham gia lại có xu hướng giảm, là do tính chất ngành ít biến động,
thường là không tăng hoặc có tăng cũng ở mức rất nhỏ trong khi sự gia tăng của
15


các đơn vị trong khối ngành khác ngày càng cao. Bên cạnh đó số đơn vị SDLĐ
thuộc khối DN ngoài quốc doanh thì khá ổn định (năm 2014 chiếm 29,58% ,
năm 2015 chiếm 32,78% , đến năm 2016 tăng lên 33,24%). Tiếp đến là sự gia
tăng của các đơn vị thuộc khối HTX, năm 2014 có 34 đơn vị tham gia, năm
2015 tăng lên 35đơn vị,năm 2016 tăng 37 đơn vị; khối này nhìn chung không có
sự biến động lắm
Trong khi khối DN ngoài nhà nước có sự gia tăng mạnh mẽ thì khối DN
nhà nước lại có xu hướng chững lại . Bởi vì theo chương trình cải tổ lại, cổ phần
hóa DN nhà nước, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước thì khối này
đang có xu hướng chững lại trong cơ cấu khối ngành kinh tế tham gia. Cụ thể
năm 2014 chỉ chiếm 0,7% , năm 2015 chiếm 0,67%, đến năm 2016 giảm xuống
còn 0,57%.
- Về số lao động tham gia BHXH: Năm 2014 có 5.293 người tham gia
BHXH, sang năm 2015 có 5.620 người tham gia (tăng 6,18% so với năm 2014),
sang năm 2016 có 6.211 người tham gia (tăng 10,52% so với năm 2015). Trong
đó, khu vực HCSN chiếm tỷ trọng trong số lao động đã tham gia BHXH lớn
nhất. Cụ thể, năm 2014 chiếm 61,91% , năm 2015 chiếm 60,96%, năm 2016 tỷ
lệ này là 56%. Tiếp đến là nhóm láo động thuộc khối DN ngoài quốc doanh.
Năm 2015 có 1.394 người tham gia (tăng 180 người so với năm 2014, tương
ứng tỷ lệ tăng 14,83%%) và năm 2016 số lao động tham gia BHXH là
1.807người (tăng 29,63%% so với năm 2015).
- BHXH tự nguyện: Nhìn chung số đơn vị và số người tham gia BHXH tự
nguyện tại huyện Vĩnh Tường vẫn chưa cao, tăng giảm không đều qua các năm.
Năm 2015 số lao động tham gia BHXH tự nguyện tăng 52người, tương ứng tăng

10,36%,năm 2016 tăng 29 ngương tương ứng với 5,23%.Do đặc trưng của nhóm
đối tượng tham gia BHXH tự nguyện phần lớn là không ổn định về loại hình và
tính chất công việc, về nơi làm việc, thời gian làm việc, về thu nhập và còn một
nhóm đối tượng do đã đóng BHXH bắt buộc nhưng đã nghỉ việc, muốn đóng
tiếp để đủ điều kiện được hưởng hưu trí cho nên khi những đối tượng này đã đủ
điều kiện hưởng lương hưu thì họ không tiếp tục tham gia nữa.
16


2.2.2 Tình hình tham gia BHTN
Kể từ khi Luật việc làm có hiệu lực, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan
đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn về BHTN, hỗ trợ học nghề đối với
người lao động tham gia BHTN. Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện, chính sách
BHTN đã được người sử dụng lao động và người lao động đón nhận một cách
tích cực. Tính đến nay, số đối tượng tham gia vào loại hình này khá ổn định.
Cùng với sự ổn định đó, cơ quan BHXH huyện Vĩnh Tường cũng theo dõi sát
sao số đối tượng tham gia BHTN. Từ đó đảm bảo quyền lợi cho NLĐ khi họ
không may gặp rủi ro. Tình hình tham gia BHTN tại huyện Vĩnh Tường được
thể hiển qua bảng sau:
Bảng 2.2. : Tình hình tham gia BHTN tại huyện Vĩnh Tường giai đoạn
( 2014-2016)
Chỉ tiêu

2014
Đơn vị
Số lao
SDLĐ
động
(đơn vị) (người)


2015
Đơn vị
Số lao
SDLĐ
động
(đơn vị) (người)

2016
Đơn vị
Số lao
SDLĐ
động
(đơn vị) (người)

Khối DNNN

2

38

2

39

2

36

Khối DNNQD


33

967

98

1.394

116

1.805

Khối HCSN

113

2.990

113

3.155

121

3.227

Khối HTX

-


-

35

182

37

187

Hộ XSKD cá thể,tổ
hợp tác

-

-

-

-

1

2

148

3.995

248


4.770

277

5257

Tổng

(Nguồn: BHXH huyện Vĩnh Tường)
Từ bảng số liệu trên ta thấy được tình hình tham gia Bảo hiểm thất nghiệp
tại BHXH huyện Vĩnh Tường như sau :
Tổng số đơn vị và số người lao động tham gia BHTN có xu hướng tăng qua
các năm. Năm 2014 tổng số đơn vị tham gia BHTN là 148 đơn vị với 3.995
người lao động ; năm 2015 số đơn vị tham gia tang lên 248 đơn vị với 4.770
người lao động (số đơn vị tăng 67.57% tương đương với 100 đơn vị , số
người tham gia BHTT tăng 14.9% tương ứng với 775 người lao động);sang
đến năm 2016 số đơn vị lao động tham gia là 277 tăng hơn so với năm 2015
17


là 11.69% tương ứng với 29 đơn vị , số người tham gia tăng 10.21% tương
ứng với 487 người lao động.
Khối HCSN có số đơn vị và số người tham gia lớn nhất ; năm 2014 số đơn
vị tham gia chiếm 76.35% , năm 2015 chiếm 45.56% sang đến năm 2016 khối
này chiếm 43.68% so với tổng số đơn vị tham gia. Số đơn vị và số lao động
tham gia có tăng lên qua các năm song tỷ lệ % lại giảm sút là do năm 2015 và
2016 đã có thêm khối Hợp tác xã tham gia.
Khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng có sự thay đổi đáng kể. Năm
2014 số đơn vị tham gia là 33 đơn vị và 967 người tham gia nhưng sang đến

năm 2015 đã tăng lên 98 đơn vị và 1.394 người ( tăng 65 đơn vị ứng với
196.97%,người tham gia tăng 427 ứng với 44.16%).
Bên cạnh các khối đơn vị có tỷ lệ tăng qua các năm thì có khối Doanh
nghiệp nhà nước gần như không thay đổi về số đơn vị cũng như số người
tham gia BHTN.
2.2.3 Tình hình tham gia BHYT
Bảo hiểm y tế đã hoàn thành tốt công tác tuyên truyền,vận động người dân
thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế toàn dân.Điều đó được thể hiện cụ thể qua
việc số người tham gia BHYT tăng đều qua các năm, năm sau luôn cao hơn so
với năm trước. Cụ thể :
Bảng 2.3.Tình hình tham gia BHYT tại huyện Vĩnh Tường giai đoạn 20142016
(Đơn vị: đơn vị, người).
2014
Số đơn số
Chỉ tiêu

vi (đơn động
vị)

Khối DN nhà nước
Khối DN ngoài quốc
doanh
Khối HCSN, Đảng, Đoàn

lao

(người)
2
38
1.214

84
135

3.277
18

2015
Số đơn

số lao

vi (đơn

động

vị)

2016

(người)
2
39
1.394
98

135

3.426

Số đơn vi

(đơn vị)

số lao
động

(người)
2
36
1.807
116

135

3.478


Khối hợp tác xã
Khối phường, xã, thị trấn
Hộ SXKD cá nhân, tổ
hợp tác
Đại biểu

quốc

hội,

HĐND
Bảo trợ xã hội
Hưu trí , TC mất sức lao
động

Học sinh, sinh viên
Trẻ em dưới 6 tuổi
Hộ gia đình
TC BHTN
TC TNLĐ, BNN
Ốm đau dài ngày
Hưởng chế độ thai sản
Tổng

34
29
29
2
71
29
29
444

177
587
307
6.932
27.778
18.518
11.751
70.579

35
29
53

2
3

182
579
519
7.200
-

37
29
1
86
2
3

601
7.137
-

71 28.588
71 30.338
29 27.420
29 28.137
30 16.465
30 27.716
1
1
1
1

1
1
354
1
491 86.167
544 100.008
(Nguồn:BHXH Huyện Vĩnh Tường)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy được : số đơn vị đã tham gia của khối
HCSN là lớn nhất 135 đơn vị và tuy nhiên lại không có sự thay đổi về số
lượng đơn vị tham gia qua các năm(năm 2014 chiếm 30.41% ,2016 là
25%; có sự thay để về tỷ lệ này là do các khối khác tăng số đơn vị tham
gia). Xếp thứ hai sau khối HCSN về số lượng đơn vị tham gia là khối
DNNQD với 84 đơn vị năm 2014 (chiếm 18.92% tổng số đơn vị tham
gia), đến năm 2016 đã tăng lên 116đơn vị (tăng 38.1% so với năm 2014 ,
tương ứng với 32 đơn vị ).Tiếp đến là nhóm đối tượng Học sinh, sinh viên
có số đơn vị tham gia khá cao (71 đơn vị) nhưng lại không hề thay đổi
qua các năm qua các năm.Các khối Khối hợp tác xã,Khối phường, xã, thị
trấn,Đại biểu quốc hội, HĐND,Trẻ em dưới 6 tuổi,Hộ gia đình là các khối
có số đơn vị tham gia tăng đều qua các năm .
Đứng đầu về số người tham gia BHYT là đối Học sinh , sinh viên , năm
2014 với 27.778 người tham gia (chiếm 39.36% tổng số người đã tham
gia), đến năm 2016 tăng lên 30.338người (tăng 2.560 người so với năm
2014, tương ứng 9.22%%). Đứng thứ hai về số người tham gia BHYT là
nhóm trẻ em dưới 6 tuổi với 18.518 người tham gia năm 2014, và có xu
hướng tăng vào các năm tiếp theo, năm 2015 tăng lên 27.420 người
(chiếm 31.82% tổng số người đã tham gia), đến năm 2016 đã tăng lên
19

187

569
2


28.137 người (tăng 717 người so với năm 2015, tương ứng 2.61%).Sau
nhóm trẻ em dưới 6 tuổi là nhóm hộ gia đình , với số người tham gia vào
năm 2014 là 11.751 người ( chiếm 16.65% trên tổng số người tham gia)
đến năm 2016 số người tham ra ở nhóm này đã tăng lên là 27.716 người
( tăng 135.86% tường ứng với 15.965 người so với năm 2014 ) nhóm hộ
gia đình tăng nhanh một cách đáng kể được như vậy là do đội ngũ BHXH
huyện đã triển khai thành công chính sách BHYT toàn dân . Tiếp theo
khối hộ gia đình là khối HCSN và khối DNNQD với số người tham gia
cũng khá cao . Và các đơn vị có số người thâm gia thấp nhất là khối
DNNN,Khối hợp tác xã,Đại biểu quốc hội …
Ta có thể thấy rõ đc tỷ lệ tham gia BHYT của người dân huyện Vĩnh
Tường qua bảng dưới đây:

20


Bảng 2.4. Số người tham gia BHYT trên địa bàn huyện Vĩnh Tường
giai đoạn 2014-2016
(Đơn vị: người, %)18
Chỉ tiêu Số người tham gia
Dân số
Tỷ lệ tham gia (%)
Năm
BHYT (người)
(người)
2014

70.597
103.987
67,89
2015
86.167
123.537
69,75
2016
100.008
138.209
72,36
(Nguồn: BHXH huyện Vĩnh Tường)
Có thể thấy tỷ lệ tham gia BHYT trên địa bàn huyện còn chưa cao,năm
2014 số người tham gia trên tổng số dân là 67.89% , đến năm 2015 là 69.75% và
2016 là 72.36% . Tỷ lệ tham gia có tăng qua các năm , tuy nhiên nhiên chưa
cao . BHXH huyện cần phải phối hợp với các đơn vị sử dụng lao động, các
trường học trên địa bàn và người dân về tầm quan trọng cũng như tính chất nhân
đạo của việc tham gia BHYT, từ đó mở rộng đối tượng tham gia, tiến tới mục
tiêu thực hiện BHYT toàn dân trong giai đoạn tới.
2.3.Công tác cấp sổ, chốt sổ BHXH, cấp thẻ BHYT trên địa bàn huyện
Vĩnh Tường
2.3.1.Công tác cấp sổ, chốt sổ BHXH
Sổ BHXH ghi lại quá trình tham gia BHXH, là bằng chứng để làm căn cứ
xét hưởng trợ cấp BHXH khi người tham gia không may gặp rủi ro. Điều nổi
bật nhất của việc sử dụng sổ BHXH là đã giúp cho các cấp, các ngành, các đơn
vị và người sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH có nhận thức rõ hơn
về chính sách BHXH của Đảng và nhà nước, thấy được quyền lợi và trách
nhiệm của mình khi tham gia BHXH Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo quyền lợi cho
người tham gia, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH cấp huyện theo
quy định BHXH Việt Nam trong công tác quản lý sổ BHXH cho người tham gia

thì công tác chốt sổ BHXH cho người lao động cũng là việc làm cần thiết.Số sổ
21


BHXH, thẻ BHYT được cấp và chốt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ trong giai
đoạn 2014-2016 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5. Số sổ BHXH được cấp và chốt tại huyện Vĩnh Tường giai đoạn
2014-2016

Năm
Chỉ
tiêu
Tổng số sổ
phải cấp
Số sổ đã
cấp
Số sổ chưa
cấp
Tổng số sổ
phải chốt
Số sổ đã
chốt
Số sổ chưa
chốt

2014
Số sổ

2015


6.027

Tỷ lệ
(%)
100

5.936

Số sổ

(Đơn vị: sổ, %)20
2016
Số sổ
Tỷ lệ (%)

6.140

Tỷ lệ
(%)
100

6.828

100

98,49

6.076

98,96


6.779

99,28

91

1,51

64

1,04

49

0,72

5.504

100

5.613

100

6.158

100

5.463


99.26

5.576

99.34

6.108

99.19

41

0.74

37

0.56

50

0.81

(Nguồn: BHXH huyện Vĩnh Tường)
Năm 2014, trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tổng số số BHXH phải cấp là
6.027 sổ. Trong đó, BHXH huyện đã cấp sổ cho 5.936 trường hợp, đạt tỷ lệ
98.49%; chỉ còn 1.51% số sổ chưa được cấp. Tổng số sổ phải chốt là 5.504 số,
trong số đó huyện đã chốt đc 5.463 sổ đạt 99.26% và còn lại 0.74% số sổ chưa
đc chốt.
Năm 2015, tổng số số BHXH phải cấp là 6.140 sổ. Trong đó, BHXH huyện

đã cấp sổ cho 6.076 trường hợp, đạt tỷ lệ 98,96%; chỉ còn 1,04% số sổ chưa
được cấp. Tổng số sổ phải chốt là 5.613 sổ , trong đó đã chốt đc 5.76 sổ đạt
99.34% và còn 0.56% số sổ chưa đc chốt.
Năm 2016, tổng số số BHXH phải cấp là 6.828 sổ, đã cấp sổ cho 6.779
trường hợp, đạt tỷ lệ 99,28%; chỉ còn 0,72% số sổ chưa được cấp. Tổng số sổ
phải chốt là 6.158 trong đó đã chốt được 6.108 sổ đạt 99.19% còn lại 0.81% trên
tổng số phải chốt.
22


Có thể thấy đươc công tác cấp sổ của huyện đang ngày được cải thiện và có
kết quả xuất sắc. Để có được kết quả như vậy là do các cán bộ BHXH huyện
Vĩnh tường luôn theo dõi sát sao, tích cực trong công tác cấp và chốt sổ BHXH
cho NLĐ. Từ đó tạo điều kiện để quản lý số đối tượng đã tham gia BHXH cũng
như đảm bảo quyền lợi cho NLĐ tham gia.
2.3.2.Công tác cấp thẻ BHYT
BHXH huyện Vĩnh Tường đã thực hiện chỉ đạo của BHXH tỉnh về việc
cấp thẻ BHYT mới cho các đối tượng, do vậy, ngay từ đầu năm công tác cấp thẻ
đã được tập trung, chú trọng, khẩn trương triển khai thực hiện đảm bảo cấp thẻ
BHYT nhanh chóng, kịp thời. Đồng thời, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng thẻ
BHYT cho đối tượng tham gia; hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động, UBND
các xã phường lập danh sách đối chiếu đề nghị in thẻ, kiểm tra thẻ, đặc biệt là
thẻ người nghèo. Cụ thể tình hình cấp phát thẻ BHYT trên địa bàn huyện được
thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.6. Số thẻ BHYT được cấp tại huyện Vĩnh Tường
giai đoạn (2014-2016)
( Đơn vị: thẻ )
Năm
Chỉ
tiêu

Tổng số thẻ
phải cấp
Số thẻ đã
cấp mới
Số thẻ gia
hạn
Số thẻ phải
cấp lại
Số thẻ chưa
được cấp

2014
Số thẻ

2015

70.579

Tỷ lệ
(%)
100

57.185

Số thẻ

2016
Số thẻ Tỷ lệ (%)

86.167


Tỷ lệ
(%)
100

100.008

100

81,02

53.025

61,54

83.049

83,04

11.098

15,72

23.894

27,72

12.519

12,52


2.296

3,26

9.248

10,74

4.440

4,44

0

0

0

0

0

0

(Nguồn: BHXH huyện Vĩnh Tường).
Trong năm 2014 , cơ quan đã cấp đc 70.579 số thẻ trong đó có 81.02% là
cấp mới (tương ứng 57.185 thẻ )15.72% là thẻ gia hạn và 3.26% là số thẻ phải
23



cấp lại . Năm 2015 số thẻ phải cấp tăng là 86.167 thẻ ( tăng 22.09% so với năm
2014 tương ứng với 15.588 thẻ).Sang đến năm 2016, số thẻ phải cấp là 100.008
thẻ tăng 16.06% so với năm 2015 tương ứng với 13.841 thẻ . Trong đó có đến
83.04% là số thể cấp mới , 12.52% là số thẻ gia hạn và 4.44% là số thể cấp lại .
Qua bảng 2.6 ta cũng thấy số thẻ chưa được cấp của các năm đều bằng 0 .
Đều đó chứng minh được. Công tác cấp phát sổ, thẻ luôn đảm bảo kịp thời nhằm
đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Mặc dù đạt được kết quả cao song vẫn còn hiện
tượng sai thông tin trên sổ, thẻ. Nguyên nhân là do công tác phối hợp với đơn vị
quản lý đối tượng chưa chặt chẽ, việc kiểm tra, đối chiếu còn chưa được sát sao.
2.4 Tình hình thu , nộp BHXH , BHYT , BHTN
Trong những năm qua ban lãnh đạo cơ quan BHXH huyện đã chỉ đạo các
cán bộ tập trung, chú trọng đến công tác thu với yêu cầu đẩy mạnh công tác phát
triển, mở rộng đối tượng tham gia BHXH , tăng cường thu đúng, thu đủ, thu kịp
thời và tích cực tận thu. Kết quả thu cuản huyện được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.7 Kết quả thu BHXH huyện Vĩnh Tường trong giai đoạn 2014-2016
(Đơn vị:triệu đồng, %)
Năm
2014

2015

2016

Chỉ tiêu
Loại hình
BHXH bắt buộc
BHXH tự nguyện
BHTN
BHYT

BHXH bắt buộc
BHXH tự nguyện
BHTN
BHYT
BHXH bắt buộc
BHXH tự nguyện
BHTN
BHYT

Kế hoạch thu
Số thực thu
Hoàn thành
(triệu đồng)
(triệu đồng)
(%)
63.405
60.210
94,96
1.691
1.665
98,46
3.749
3.636
96,98
32.052
30.629
95,56
66.186
64.770
97,86

1.709
1.692
99,01
4.277
4.195
98.09
45.201
44.627
98,73
71.298
71.298
100
2.237
2.237
100
4.771
4.771
100
50.752
50.752
100
(Nguồn: BHXH huyện Vĩnh Tường)

Qua bảng số liệu trên , ta cũng thấy rõ đc tình hình thu BHXH của huyện
luôn đạt được kết quả rất tốt , số thu được luôn sấp xỉ hoặc bằng với số kế hoạch
24


đặt ra . Điều đó thể hiện được , công tác thu của huyện đã đi được đúng hướng
và đạt được hiệu quả tốt.

Lãnh đạo cơ quan BHXH huyện đã chỉ đạo các cán bộ tập trung, chú trọng
đến công tác thu với yêu cầu đẩy mạnh công tác phát triển, mở rộng đối tượng
tham gia BHXH , tăng cường thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và tích cực tận thu.
Bằng sự nỗ lực, cố gắng với những biện pháp quyết liệt, chủ động nên trong giai
đoạn 2014-2016, tiến độ thu có nhiều chuyển biến tích cực và theo kịp kế hoạch
và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu được giao.
2.4.1. Tình hình thu , nộp BHXH
Kết quả thu nộp BHXH năm 2014-2016 của BHXH huyện được thể hiện
dưới đây:

25


×