Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Tình hình thực hiện BHXH tại BHXH huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định giai đoạn 20142016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.16 KB, 53 trang )

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải nghĩa

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

DSPHSK

Dưỡng sức phục hồi sức khỏe

HTX

Hợp tác xã

NLĐ

Người lao động



NSDLĐ

Người sử dụng lao động

KCB

Khám chữa bệnh

TNLĐ-BNN

Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

DN

Doanh nghiệp

HCSN

Hành chính sự nghiệp

NSNN

Ngân sách Nhà nước

TC


Trợ cấp


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình tồn tại và phát triển của con người do rất nhiều nhân tố
quyết định, trong đó không thể không nói đến hệ thống an sinh xã hội với nòng
cốt là chính sách BHXH. Hơn nữa chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là: “Dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để thực hiện chủ
trương trên có rất nhiều biện pháp trong đó BHXH góp phần không nhỏ. Trên
thực tế người lao động chiếm tỷ lệ rất lớn trong dân số và do điều kiện lao động
làm việc ngoài rủi ro mang tính tự nhiên, họ cần phải chịu những rủi ro mang
tính nghề nghiệp làm giảm hoặc mất thu nhập ảnh hưởng đến bản thân người lao
động và gia đình họ cũng như xã hội. Vì vậy Bảo hiểm xã hội giúp san sẻ những
rủi ro cũng như hỗ trộ một phần và làm giảm bớt gánh nặng cho cuộc sống. Tạo
ra một lưới an toàn cho người lao động góp phần ổn định trật tự xã hội, công
bằng cho xã hội, để quá trình sản xuất diễn ra bình thường và liên tục.
Huyện Hải Hậu là một trong những huyện có điều kiện kinh tế - xã hội còn
nhiều khó khăn của tỉnh Nam Định, việc thực hiện BHXH xã hội trên địa bàn
huyện vì thế không tránh khỏi những hạn chế, vướng mắc do người dân còn
thiếu hiểu biết. Tuy nhiên, với sự nỗ lực và đoàn kết của cán bộ, nhân viên tại
BHXH huyện Hải Hậu, công tác thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN
trên địa bàn huyện đã đạt được kết quả toàn diện: cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu,
nhiệm vụ được giao; tăng diện bao phủ BHXH và BHYT; giải quyết kịp thời chế
độ cho các đối tượng theo đúng quy định. Bên cạnh đó cũng còn một số khó
khăn như chưa khai thác được hết số đối tượng thuộc diện tham gia BHXH,
BHYT; hiệu quả của công tác tuyên truyền thông tin, phổ biến chính sách pháp

luật về BHXH chưa cao.
Trong thời gian thực tập tại BHXH huyện Hải Hậu, được vận dụng lý
thuyết vào thực tiễn hoạt động, tìm hiểu công tác BHXH và để hiểu rõ hơn về
tình hình thực hiện BHXH, em đã chọn đề tài: “Tình hình thực hiện BHXH tại
BHXH huyện Hải Hậu- tỉnh Nam Định giai đoạn 2014-2016” cho báo cáo thực
tập tốt nghiệp của mình.
Bài báo cáo bao gồm 3 phần:
Phần I: Khái quát đặc điểm tình hình chung về cơ quan BHXH huyện Hải
Hậu
Phần II: Tình hình thực hiện BHXH tại BHXH huyện Hải Hậu giai đoạn
2014 - 2016
Phần III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc thực hiện
BHXH tại BHXH huyện Hải Hậu

4


Em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Vân
Anh và Ban giám đốc, các cán bộ BHXH huyện Hải Hậu đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Trong quá trình làm bài do những hạn chế trong kiến thức về lý luận và
thực tiễn của em nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được
sự chỉ bảo, góp ý của cô giáo và các thầy cô trong khoa giúp bài báo cáo của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc Anh

5



PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH
TẠI BHXH HUYỆN HẢI HẬU
1.Khái quát đặc điểm, tình hình chung tại cơ quan BHXH huyện Hải
Hậu.
1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH huyện Hải Hậu
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Hải Hậu là một trong ba huyện giáp biển. Phía đông bắc giáp huyện Giao
Thủy, phía bắc giáp huyện Xuân Trường, phía tây bắc giáp huyện Trực Ninh,
phía tây nam giáp huyện Nghĩa Hưng, phía đông và đông nam giáp biển Đông.
Cực nam của huyện là cửa Lạch Giang của sông Ninh Cơ, nằm ở thị trấn Thịnh
Long, ranh giới với huyện Nghĩa Hưng. Bờ biển Hải Hậu dài dọc theo thị trấn
Thịnh Long và các xã Hải Hòa, Hải Triều, Hải Chính, Hải Lý, Hải Đông. Huyện
có quốc lộ 21A (điểm cuối là thị trấn Thịnh Long), tỉnh lộ 56, đường sông Ninh
Cơ và đường biển. Diện tích 230,22km2 với dân số là 256.864 người, bao gồm 3
thị trấn (Yên Định, Cồn, Thịnh Long) và 32 xã. 500 năm trước, vùng đất Hải
Hậu còn rất hoang vu, chỉ có một số cồn cát nổi lên rải rác. Bốn dòng họ Trần Vũ - Hoàng - Phạm đã quần tụ về đây, chung sức đồng lòng xẻ đất, đắp đê, đẩy
biển lùi ra xa, để lại cho con người ruộng lúa mênh mông, đồng muối bát ngát
và vườn cây trĩu quả. "Đất lành chim đậu", nhân dân từ nơi khác tiếp tục kéo
đến, lập nên các thôn, xóm, trù, mật. Năm 1888, huyện Hải Hậu chính thức được
thành lập. Vào tuổi 120, Hải Hậu đã có nhiều bước phát triển: là một huyện có
nền kinh tế giàu mạnh, được phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang thời ky
chống Mỹ cứu nước, Anh hùng Lao động thời ky đổi mới và là điểm sáng về các
phong trào xây dựng đời sống văn hoá.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2003 - 2005 đạt 8,1%/năm,
giai đoạn 2006 - 2010 đạt 9,5%/năm; bình quân cả thời ky 2003 - 2010 là
8,5%/năm. Thu nhập bình quân năm 2015 đạt khoảng 30 triệu đồng/người (theo
giá hiện hành)
Hải Hậu là một trong những vựa lúa của Nam Định cũng như vùng đồng

bằng sông Hồng. Đây là một trong những đơn vị đầu tiên đạt năng suất lúa 5
tấn/ha. Hải Hậu khá nổi tiếng với gạo tám, nếp hương, v.v...
Kinh tế của Hải Hậu khá đa dạng, gồm nông nghiệp (trồng lúa), đánh bắt
và chăn nuôi thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ (nghề mộc), làm muối, cây cảnh và
đặc biệt là du lịch. Huyện Hải Hậu phát triển du lịch tại bãi tắm Thịnh Long.
Ngoài ra cảng Thịnh Long cũng đóng vai trò trong phát triển kinh tế của huyện.

6


Bốn xã được coi là mũi nhọn trong nền kinh tế Hải Hậu là thị trấn Cồn - nơi có
chợ Cồn là trung tâm của cả vùng, thị trấn Thịnh Long, thị trấn Yên Định - là
trung tâm huyện và xã Hải Giang, Hải Phong, Hải Ninh nơi có những cánh đồng
lúa tám thơm đặc sản Hải Hậu. Bờ biển Hải Hậu còn có các cánh đồng muối,
người dân ở đây cũng tham gia đánh bắt hải sản. Ngoài ra, vào lúc nông nhàn
người dân cũng đi làm ở các nơi đem lại một nguồn thu nhập quan trọng trong
mỗi gia đình.
1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của BHXH huyện Hải Hậu tỉnh
Nam Định
Ngày 01/8/1995, thi hành Quyết định số 83/ QĐTCCB của Bảo hiểm xã
hội Việt Nam về việc thành lập BHXH huyện Hải Hậu. BHXH huyện có tư cách
pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở làm việc đặt tại thị trấn Yên
Định- Hải Hậu- Nam Định.
Trải qua 20 năm hoạt động, với sự kết hợp của các cấp ủy Đảng, chính
quyền địa phương cùng với sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên,
BHXH huyện đã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần không nhỏ
vào thành công chung của ngành BHXH tỉnh Nam Định.
Bên cạnh công tác chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo cơ quan cũng rất quan
tâm đến đời sống tinh thần cán bộ viên chức, vì vậy các cán bộ viên chức trong
cơ quan luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không ngừng học hỏi và sáng

tạo trong công việc, đưa đơn vị trở thành một tập thể vũng mạnh.
Với sự nỗ lực phấn đấu tập thể cơ quan BHXH huyện được Tổng Giám
đốc BHXH Việt Nam tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc liên tục từ 2011
đến 2014; tặng Bằng khen năm 2015; tặng Cờ đơn vị thi đua xuất sắc toàn ngành
năm 2013. Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định tặng Bằng khen năm 2010 và
2014. UBND huyện tặng Giấy khen: về phong trào thi đua yêu nước 5 năm
2010-2014, tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào xây
dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015 và tặng giấy khen đơn vị xếp
thứ nhì phong trào thi đua khối các đơn vị sự nghiệp, cơ quan của tỉnh đóng trên
địa bàn huyện năm 2015.
Cán bộ viên chức Bảo hiểm xã hội huyện cùng Đảng bộ và nhân dân Hải
Hậu thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước góp phần đảm bảo
giữ vững tiêu chí huyện đạt chuẩn Nông thôn mới, huyện Hải Hậu điển hình văn
hoá toàn quốc, huyện ba lần được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng.

7


1.2. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của cơ quan
BHXH huyện Hải Hậu
1.2.1. Chức năng của BHXH huyện Hải Hậu
BHXH huyện Hải Hậu là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Nam Định, có
chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh Nam Định tổ chức thực hiện chế độ, chính
sách BHXH, BHYT, quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn huyện theo
phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam và theo quy định của pháp luật, cụ thể
như sau:
Thu BHXH, BHYT, NHTN cho các đối tượng.
Chi các chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho các đối tượng
Đối với chế độ BHXH gồm có:
• Chế độ dài hạn: hưu trí, tử tuất

• Chế độ ngắn hạn: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp
• Chế độ dưỡng sức: phục hồi sức khỏe
Đối với chế độ BHYT: chi KCB
Chế độ BHTN
BHXH huyện Hải Hậu chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của giám đốc
BHXH tỉnh Nam Định và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của UBND
huyện Hải Hậu.
BHXH huyện hải Hậu có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ
sở riêng.
1.2.2. Nhiệm vụ
Xây dựng, trình giám đốc BHXH tỉnh Nam Định kế hoạch phát triển
BHXH dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện
kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến các chế độ,
chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các
đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp.
Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia bảo hiểm
theo phân cấp.
Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ BHXH,
BHYT không đúng quy định.
Quản lý và sủ dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp.
Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu
chuẩn, chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp; giám sát, thực hiện hợp đồng và
8


giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻ
BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT.
Tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do ủy ban nhân dân
xã, phường giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách BHXH,

BHYT ở xã, phường theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH tỉnh.
Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế
độ, chính sách BHXH, BHYT theo cơ chế “một cửa” tại cơ quan BHXH tỉnh.
Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ các đối tượng tham gia và hưởng các chế độ
BHXH, BHYT theo quy định.
Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHYT cho các tổ chức và cá nhân
tham gia bảo hiểm.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội
trên địa bàn thành phố, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT để giải
quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo
quy định của pháp luật.
BHXH huyện có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác thu, chi, quản lý quỹ
BHXH, BHYT, quản lý đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH, BHYT trên
địa bàn huyện.
1.2.3. Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Hải Hậu
Theo quy định, BHXH huyện không có cơ cấu tổ chức trực thuộc. Giám
đốc BHXH huyện quy định nhiệm vụ cụ thể cho từng công chức, viên chức
trong đơn vị. Cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH huyện Hải Hậu cụ thể như sau:

9


Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH huyện Hải Hậu
Giám đốc

Phó Giám đốc

Phó Giám đốc

Bộ phận Thu


Bộ phận Sổ, Thẻ

Bộ phận Kế Bộ
toán
phận Chế độ, Chính
Bộ phận
sách Giám định y tế

(Nguồn: BHXH huyện Hải Hậu)
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
Giám đốc: là người đứng đầu cơ quan, nắm quyền hành cao nhất và quản lý
mọi hoạt động của cơ quan, quy định nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ. Chịu
trách nhiệm với Giám đốc BHXH tỉnh về các mặt công tác của đơn vị theo
nhiệm vụ được giao.
Phó giám đốc: là những người có nhiệm vụ thường trực, người cộng tác
đắc lực của Giám đốc và điều hành cơ quan khi Giám đốc vắng mặt. Trong đó
một Phó giám đốc chịu quản lý trực tiếp công tác thi đua khen thưởng; tiếp nhận
hồ sơ BHXH – Lưu trữ hồ sơ; Công tác chế độ BHXH. Một Phó giám đốc chịu
trách nhiệm quản lý trực tiếp bộ phận Thu BHXH; Công tác kiểm tra – tuyên
truyền – tiếp công dân; Công tác công nghệ thông tin; Công tác hành chính, văn
phòng.
Bộ phận Thu: có các nhiệm vụ thu BHXH, BHYT bắt buộc, tự nguyện, thu
BHTN theo luật quy định, thực hiện các nghiệm vụ chuyên môn, quản lý thông
tin về đối tượng tham gia bao gồm NLĐ và NSDLĐ, quản lý tăng, giảm số

10


lượng lao động tại mỗi đơn vị, điều chỉnh mức thu khi NLĐ có sự thay đổi tiền

lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT và đôn đốc thu nộp BHXH tại các đơn vị
đang quản lý, làm báo cáo tổng hợp thu, báo cáo kết quả thu BHXH về tỉnh theo
quy định.
Bộ phận Sổ, thẻ: có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đăng kí tham gia BHXH,
BHYT của người tham gia. Đồng thời, cấp sổ BHXH cho NLĐ khi tham gia
đóng BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện; cấp thẻ BHYT cho NLĐ tham gia
BHXH, BHYT, người đang hưởng lương hưu, hưởng các chính sách ưu đãi của
Đảng và Nhà nước, trẻ em dưới 6 tuổi, thân nhân sĩ quan quân đội, người nghèo,
người cận nghào, học sinh, sinh viên,...
Bộ phận Kế toán: là cán bộ có trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin
cho Giám đốc về kinh tế, tổ chức hạch toán tất cả các nghiệp vụ xảy ra cho đơn
vị, những quy định của đơn vị về công tác quản lý tái chính. Đồng thời, làm
nhiệm vụ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho người tham gia BHXH về hưu
và trợ cấp BHXH cho những người mất sức lao động, TNLĐ – BNN, tuất.
Bộ phận Chế độ, chính sách: có nhiệm vụ chủ yếu như quản lý và lưu trữ
hồ sơ của tất cả các đối tượng hưu trí và hưởng trợ cấp BHXH, quản lý chặt chẽ
các thông tin về các đối tượng tham gia BHXH và các đối tượng hưởng nhằm
tránh hiện tượng trục lợi.
Bộ phận một cửa: với nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết,
hướng dẫn đối tượng tham gia, đối tượng hưởng làm các thủ tục, hoàn thiện hồ
sơ.
Bộ phận Giám định y tế: có nhiệm vụ hướng dẫn đối tượng hưởng BHXH,
BHYT thực hiện giám định y tế; thực hiện giám định và kiểm tra hồ sơ, giấy tờ,
chứng từ y tế của NLĐ, thân nhân NLĐ.
1.2.4. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị
BHXH huyện Hải Hậu khi mới thành lập chỉ có 6 cán bộ, viên chức, trong
đó: trình độ đại học 1 người, cao đẳng 2 người và trung cấp 3 người.
Sau 20 năm thành lập, cùng với sự phát triển của ngành, đến nay tổng số
cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị là 17 người, cụ thể:


11


Bảng 1.1: Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức BHXH huyện Hải Hậu
Chỉ tiêu

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Tổng số

17

100

6
11

35.29
64.71

5
8
1
3

29,41
47.06
5,88

17,65

14
2
1

82,35
11,76
5,88

4
10
3

23,53
58,82
17,65

12

70,59

5

29,41

8

47,06


Giới tính
-

Nam
Nữ

Độ tuổi
-

Dưới 30 tuổi
Từ 30 – 40 tuổi
Từ 40 – 50 tuổi
Trên 50 tuổi

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
-

Đại học
Cao đẳng
Trung cấp

Về số năm kinh nghiệm
-

< 5 năm
5 – 10 năm
> 10 năm

Về chuyên môn
-


Chuyên ngành
Khác
chuyên
ngành

Đảng viên

(Nguồn: BHXH huyện Hải Hậu)
Qua bảng trên ta thấy rằng với tổng số cán bộ là 17 người trong đó gồm có
6 cán bộ nam chiếm 35,29% và 11 cán bộ nữ chiếm 64,71 % có trình độ chuyên
môn tương đối cao. Hiện 100% cán bộ của cơ quan sử dụng thành thạo vi tính,
có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giải quyết công việc. Nhìn
chung thì thì cán bộ trong cơ quan đều ở độ tuổi trung bình (độ tuổi 30 -40
12


chiếm 47,06 %), số năm kinh nghiệm công tác trên 10 năm chiếm 23,53% có 3
đồng chí cán bộ, kinh nghiệm công tác từ 5 - 10 năm có 10 cán bộ chiếm
58,82%. Số năm kinh nghiệm công tác càng cao việc thực hiện công tác BHXH
càng hiệu quả.
BHXH huyện đã có được đội ngũ cán bộ, công chức đạt trình độ đại học
lên tới 82,35%. Các yếu tố này đã góp phần tạo nên một đội ngũ có trình độ,
hiểu biết, nhiệt huyết với công việc cũng như có đủ kinh nghiệm để giải quyết
khó khăn.
Bên cạnh đó, hàng năm cơ quan BHXH huyện Hải Hậu còn mở những buổi
tập huấn, phổ biến những quy định mới về BHXH cũng như sự thay đổi về chính
sách tiền lương của chính phủ cho các cán bộ BHXH để kịp thời nắm bắt và phổ
biến cho NLĐ cũng như NSDLĐ. Các cán bộ của BHXH huyện Hải Hậu được
luân phiên đi tham gia các buổi tập huấn về BHXH do BHXH tỉnh mở hàng năm

nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. BHXH huyện Hải Hậu cũng thường
xuyên mở các buổi họp cơ quan nhằm đánh giá, kiểm điểm cũng như khen
thưởng đối với các cán bộ trong cơ quan.
Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên một đội ngũ cán bộ có trình độ, hiểu
biết, nhiệt huyết với công việc và luôn luôn cố gắng để hoàn thành tốt các kế
hoạch và các hoạt động của đơn vị.
1.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của BHXH huyện Hải Hậu
Được sự quan tâm của các cấp chính quyền BHXH huyện Hải Hậu ngày
càng nâng cao về cơ sở vật chất, trang thiết bị là việc. Kết quả, vào tháng 01/
2013 BHXH huyện đã chuyển về cơ sở mới là một tòa nhà 3 tầng nằm trong khu
vực của UBND huyện Hải Hậu. Tính tới thời điểm hiện tại, cơ sở vật chất của
BHXH huyện Hải Hậu đã khá đầy đủ, tạo điều kiện làm việc ngày càng tốt hơn
cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của đơn
vị cụ thể bao gồm:
Khu nhà 3 tầng tại thị trấn Yên Định, huyện Hải Hậu gồm 9 phòng làm
việc: 1 phòng giám đốc, 2 phòng phó giám đốc, 1 phòng thu, 1 phòng kế toán, 1
phòng sổ, thẻ, 1 phòng chính sách, giải quyết chế độ, 1 phòng giám định y tế, 1
phòng họp.
1 nhà để xe cho cán bộ.
Các loại máy móc, trang thiết bị: 15 máy vi tính được kết nối internet, 12
máy in, 10 điều hòa, 1 máy photo, 1 tivi.
Các phòng làm việc đều được trang bị bàn, ghế, tủ, quạt điện và các thiết bị
văn phòng khác (giấy, bút, kẹp, ghim,...)

13


Nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH huyện là khá tốt và ngày
càng được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Đây có thế coi là một sự phấn đấu hết
mình của BHXH huyện Hải Hậu nhằm đáp ứng được tương đối nhu cầu hoạt

động của cơ quan.
2.Những thuận lợi, khó khăn
2.1. Những thuận lợi.
BHXH huyện Hải Hậu ngay từ ngày mới thành lập đã nhận được sự quan
tâm của các cấp chính quyền, đặc biệt là sự quan tâm của chính quyền địa
phương trong việc tao điều kiện về cơ sở, vật chất cũng như việc thực hiện
BHXH trên toàn huyện. UBND huyện đã chỉ đạo các cấp, các đơn vị tạo điều
kiện thuận lợi, phối hợp với BHXH huyện để BHXH huyện thực hiện công tác
thu, chi, giải quyết chế độ, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT được thuận lợi. Đặc biệt,
chính quyền địa phương còn có vai trò lớn trong công tác tuyên truyền các chính
sách về BHXH, BHYT đến với người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực
hiện BHXH trên địa bàn huyện.
Sự phối hợp của người dân trong việc thực hiện BHXH cũng là một thuận
lợi đối với công tác thu, chi, cấp phát sổ, thẻ,... của cơ quan BHXH huyện.
Hệ thống chính sách về BHXH liên tục được kiện toàn với nhiều chế độ
mới được ban hành, bổ sung phù hợp với tình hình biến động kinh tế- xã hội của
đất nước nói chung và của địa phương nói riêng, góp phần đảm bảo quyền lợi
cho NLĐ, tác động tích cực đến việc tham gia BHXH của NLĐ. Việc tăng số
lượng đối tượng tham gia đã góp phần ổn định nguồn quỹ BHXH, tạo điều kiện
cho toàn ngành BHXH chủ động nguồn kinh phí trong việc chi trả các chế độ
BHXH đủ số lượng và đúng thời gian quy định.
Cơ sở vật chất của BHXH huyện Hải Hậu ngày càng được cải thiện, đến
nay đã tương đối đầy đủ. Trụ sở BHXH huyện được đặt ở trung tâm huyện tạo
điều kiện cho cán bộ, nhân viên trong đơn vị làm việc đúng giờ theo quy định,
NLĐ cũng như NSDLĐ thuận tiện đến giải quyết các thủ tục.
Đội ngũ cán bộ, nhân viên trong cơ quan là những người có trình độ, có
bằng cấp nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng cao. Hơn nữa các cán bộ đều
là những người có trách nhiệm, nhiệt tình đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải
quyết công việc.
2.2. Những khó khăn.

Bên cạnh những thuận lợi, BHXH huyện Hải Hậu cũng gặp rất nhiều khó
khăn và vướng mắc trong quá trình giải quyết công việc, nhiều khi vẫn còn lúng

14


túng trong việc giải đáp các thắc mắc về chế độ, chính sách BHXH, BHYT nhất
là trong công tác thu.
Hiện nay đa số cán bộ, nhân viên trong đơn vị là những người trẻ nên kinh
nghiệm xử lý, giải đáp các thắc mắc, các thay đổi trong chính sách, hướng dẫn
về BHXH, BHYT còn chưa thật hoàn thiện. Hơn nữa, huyện Hải Hậu còn là một
huyện lớn, số lượng người tham gia cũng như số lượng công việc nhiều gấp đôi
đa số các huyện khác nên với số lượng cán bộ, nhân viên trong cơ quan hiện nay
còn chưa đủ.
Hải Hậu là một huyện rộng của tỉnh, tuy nhiên cơ cấu kinh tế chủ yếu của
huyện là nông nghiệp và diêm nghiệp, dân cư lại phân bố không đều, các đơn vị
SDLĐ nằm rải rác trên địa bàn huyện.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn tuy đã
được chú trọng song các phần mềm cũng phải thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa,
đôi lúc gây gián đoạn công việc.
Nhân viên cơ quan chủ yếu là nữ giới, bị gián đoạn công việc do nghỉ sinh
con gây ảnh hưởng đến hoạt động cơ quan, chuyên môn nghiệp vụ cán bộ nữ
cũng bị ảnh hưởng trong thời gian nghỉ sinh.
Thường xuyên có nhiều văn bản mới bổ sung, chỉnh sửa cũng như việc
nâng cấp các phần mêm ứng dụng gây ra nhũng khó khăn cho cán bộ nhân viên
khi áp dụng thực hiện.
Dù đã trang bị nhiều máy móc thiết bị hơn nhưng hiện nay cơ quan BHXH
huyện vẫn phải sử dụng thêm máy bên ngoài khi phô tô giấy tờ, văn bản.

15



PHẦN 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH TẠI BHXH HUYỆN HẢI
HẬU
2.1. Công tác tuyên truyền, thông tin phổ biến chính sách, pháp luật
BHXH
Để nâng cao nhận thức của chủ SDLĐ, NLĐ và toàn thể nhân dân trên địa
bàn về chính sách BHXH, BHYT, trong những năm qua, BHXH huyện Hải Hậu
đã luôn chú trọng, đổi mới phương thức và nội dung tuyên truyền về chính sách,
pháp luật BHXH, BHYT sao cho phù hợp và hiệu quả cho từng địa phương,
từng đối tượng. Thực hiện nghiêm túc việc phát hành các ấn phẩm tuyên truyền
về chính sách BHXH, BHYT phù hợp với từng loại hình cụ thể để có tác dụng
thiết thực với từng loại đối tượng.
BHXH huyện thường xuyên phối hợp với Đài phát thanh truyền hình huyện
tuyên truyền sâu rộng về luật BHXH, BHYT, BHYT tự nguyện nhân dân, học
sinh, sinh viên. Sử dụng hiệu quả các đĩa CD phát trên sóng FM đài truyền thanh
huyện đến đài truyền thanh các xã, thị trấn và treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên
truyền kỉ niệm ngày BHYT Việt Nam ngày 01/7.
Bên cạnh phối hợp với Đài phát thanh truyền hình huyện, BHXH huyện
còn phối hợp liên ngành về thực hiện BHXH, BHYT với các đơn vị như: Hội
Nông dân huyện, Công an huyện, Phòng Lao động thương binh và xã hội, Hội
Liên hiệp phụ nữ,...
Ngoài ra BHXH huyện còn phối hợp với phòng Giáo dục- Đào tạo chỉ đạo
và triển khai công tác BHYT học sinh tới hiệu trưởng các trường Tiểu học,
Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Phối hợp với huyện Đoàn lập kế hoạch
tổ chức phát tờ rơi tuyên truyền về BHYT học sinh. Các trường học có khẩu
hiệu tham gia BHYT học sinh.
Trong năm 2016, BHXH huyện đã phát 2500 tờ rơi về BHXH tự nguyện,
4000 tờ những điều cần biết về BHYT, 40 tờ khẩu hiệu tham gia BHYT.
Phát động và hưởng ứng các phong trào thi đua của ngành, địa phương phát

động, gắn liền với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị, động viên công
chức, viên chức nỗ lực thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
2.2. Tình hình tham gia BHXH, Bảo hiểm tự nguyện, BHTN, BHYT trên
địa bàn Huyện Hải Hậu.
2.2.1. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc
Nền kinh tế ngày càng phát triển đã làm cho nhiều doanh nghiệp mới được
thành lập, chính vì vậy, số đơn vị SDLĐ và số lượng NLĐ không ngừng tăng

16


lên. Từ đó dẫn tới số đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng. Tình hình tham
gia BHXH trên bàn huyện được thể hiện như sau:
Bảng 2.1: Số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Hải
Hậu giai đoạn 2014-2016
Năm
Khối, ngành
HCSN, Đảng đoàn thể
Doanh nghiệp nhà
nước
DN ngoài quốc doanh
DN có vốn đầu tư nước
ngoài
Khối ngoài công lập
Khối xã phường HTX
Hộ kinh doanh cá thể
Tổng

Năm 2014
NSDLĐ NLĐ

125
4.386
10
843

Năm 2015
NSDLĐ NLĐ
125
4.498
10
978

(Đơn vị: người)
Năm 2016
NSDLĐ NLĐ
124
4.542
10
1.005

46
1

653
147

67
1

829

182

69
2

950
166

1
80
5
268

26
1.003
15
6.930

1
80
5
289

24
962
16
7.489

1
77

5
288

28
882
9
7.582

(Nguồn: Phòng Thu BHXH huyện Hải Hậu)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số người tham gia BHXH tại huyện Hải Hậu
trong 3 năm có xu hướng tăng. Năm 2013 có 6.930 NLĐ tham gia BHXH với
268 đơn vị sử dụng lao động, năm 2015 tăng lên 7582 NLĐ với 288 đơn vị sử
dụng lao động, như vậy NSDLĐ tăng 7,46% tương ứng với 20 người, NLĐ tăng
9,41% tương ứng với 652 người. Sau 3 năm, khối HCSN, Đảng đoàn thể NLĐ
tham gia BHXH tăng 3,55% tương ứng với 156 người, NSDLĐ giảm 7,8%
giảm 1 người; Doanh nghiệp nhà nước NLĐ tham gia tăng 19,21% tương ứng
với 162 người, NSDLĐ không thay đổi; Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có
NLĐ tham gia tăng 45,48% tương ứng với 297 người, NSDLĐ tăng 50% tương
ứng với 23 người; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có NLĐ tham gia
BHXH tăng 12,93% tương ứng với 19 người, không có sự thay đổi của NSDLĐ;
khối công lập NSDLĐ không thay đổi, NLĐ tăng 7,69% tương ứng với 2 người;
Khối xã phường HTX giảm 12,06% tương ứng với 121 NLĐ tham gia BHXH,
giảm 3,75% với 3 NSDLĐ tham gia; Hộ kinh doanh cá thể giảm 40% với 6
người lao động tham gia BHXH và không có sự thay đổi của NSDLĐ. Các chế
độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ dưỡng phục hồi sức khoẻ
cũng như điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH theo quy định của Nhà nước
được thực hiện kịp thời, chính xác đã tạo sự tin tưởng, đồng thuận của nhân dân,
tạo nền tảng vững chắc phát triển mở rộng đối tượng, tiến tới BHXH cho mọi

17



người lao động và BHYT toàn dân. Thông qua công tác chi trả đã góp phần đảm
bảo cuộc sống hằng ngày, tạo dựng lòng tin của các đối tượng đối với các chính
sách BHXH, góp phần ổn định tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trên địa bàn.
2.2.2. Tình hình tham gia BHXH tự nguyện
Bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm tỷ lệ không cao nhưng gần đây đang thu
hút được sự quan tâm của người dân với số lượng đang dần tăng lên qua các
năm, tình hình được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2: Tình hình tham gia BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Hải
Hậu giai đoạn 2014-2016
Chỉ tiêu

Đại lý
(đại lý)

Số người lao động
(người)

Tốc độ tăng
trưởng (%)

Năm 2014

20

277

-


Năm 2015

25

284

102,53

Năm 2016

25

386

139,35

Năm

(Nguồn: Phòng Thu BHXH huyện Hải Hậu)
Năm 2014 đã có 20 đại lý là UBND xã và các bưu điện tại các xã ký hợp
đồng làm địa lý thu BHXH tự nguyện từ NLĐ, số người lao động tham gia là
277 người. Đến năm 2015 và năm 2016 có 25 đại lý thực hiện tổ chức thu
BHXH tự nguyện và số người tham tăng hàng năm. Số người tham gia BHXH
tự nguyện ở BHXH huyện Hải Hậu đều tăng qua các năm, năm 2014 là 277
người, năm 2015 là 284 người, năm 2016 tăng lên là 386 người tốc độ tăng
trưởng là 39,35% so với năm 2014 .
Tình hình tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện ngày càng tăng
đều qua từng năm. Nhưng tốc độc tăng trưởng ko cao điều này đã cho thấy số
người lao động nhận thức về chế độ BHXH tự nguyện còn hạn chế chưa hiểu
biết về các chính sách BHXH, thực tế số người tham gia BHXH tự nguyện hiện

nay chủ yếu là cán bộ không chuyên trách, hết thời gian công tác chưa đủ thời
gian hưởng hưu trí giờ tham gia BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương
hưu….
2.2.3. Tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Trong khoảng thời gian kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn, thất nghiệp trở
thành mối đe doạ đối với mỗi người lao động, lúc này BHTN có ý nghĩa vô cùng
to lớn đối với NLĐ. Bên cạnh đó cùng với sự thay đổi chính pháp luật nhất là
luật Lao động và Bảo hiểm thất nghiệp đã tác động rất lớn đến người lao động.
18


Giai đoạn 2014-2016 tình hình tham gia Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn
huyện được phản ánh như sau:
Bảng 2.3. Tình hình tham gia BHTN giai đoạn 2014-2016 tại cơ quan
BHXH huyện Hải Hậu
Chỉ tiêu

Đối tượng thuộc
diện tham gia
Năm
ĐVSDLĐ
NLĐ
(đơn vị)
(người)
Năm 2014
170
9.073
Năm 2015
235
10.726

Năm 2016
217
10.050

Đối tượng đã tham
gia
ĐVSDLĐ
NLĐ
(đơn vị)
(người)
144
7.839
212
9.232
210
9.123

Tỷ lệ tham gia
ĐVSDLĐ
(%)
84,71
90,21
96,77

NLĐ
(%)
86,40
86,07
90,78


(Nguồn: Phòng thu BHXH huyện Hải Hậu)
Qua bảng số liệu ta thấy, năm 2014 số NSDLĐ đã tham gia BHTN chiếm
84,71% trên tổng số NSDLĐ thuộc diện tham gia; Về số NLĐ, trên địa bàn
huyện có 9.073 người thuộc diện tham gia BHTN, trong đó có 7.839 người tham
gia, chiếm 86,40%. Có 26 đơn vị thuộc diện tham gia BHTN nhưng chưa tham
gia. Đến năm 2015 số đơn vị đã tham gia BHTN chiếm 90,21% tăng so với 2014
là 5,5%; bên cạnh đó có 23 đơn vị còn chưa tham gia BHTN tương ứng với
1.494 người lao động không tham gia BHTN. Nguyên nhân chủ yếu là do đơn vị
sử dụng lao động này mới thành lập, hiệu quả hoạt động chưa cao nên cố tình
trốn đóng BHTN cho NLĐ của họ nhằm tiết kiệm chi phí, đồng thời NLĐ chưa
nhận thức được rõ ràng quyền lợi của mình khi tham gia BHTN nên chưa chủ
động trong việc yêu cầu được thực hiện quyền lợi hợp pháp của mình. Mặc dù
vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật BHXH đã có hiệu quả
tốt, hầu hết các đơn vị sử dụng lao động đã có tính tự giác trong việc tham gia
BHTN cho NLĐ của họ, năm 2016 đã nâng tỉ lệ tham gia lên trên 90,78%.
2.2.4. Tình hình tham gia BHYT
Việc khai thác đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế của BHXH huyện Hải
Hậu năm 2014 có biến động tăng so với năm trước, do trong năm số đối tượng
thuộc diện tham gia BHYT đã được mở rộng thêm theo quy định của luật BHYT
số 25/2008/QH12 của Quốc hội và Luật BHYT số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ
sung Luật BHYT số 25/2008/QH12. Kết quả tình hình tham gia BHYT giai đoạn
2014-2016 được phản ánh như sau:

19


Bảng 2.4: Số đối tượng tham gia BHYT tại BHXH huyện Hải Hậu giai
đoạn 2014-2016
(Đơn vị: người)
Năm


Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Số người tham gia
BHYT bắt buộc

6.930

7.489

7.583

Số người tham gia
BHYT tự nguyện

160.481

155.035

180.612

Tổng

167.411

162.524


188.195

(Nguồn: Phòng thu BHXH huyện Hải Hậu)
Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình tham gia BHYT trên địa bàn huyện
Hải Hậu qua các năm được thể hiện thông qua số người tham gia BHYT bắt
buộc và số người tham gia BHYT tự nguyện. Cụ thể năm 2014, số người tham
gia BHYT bắt buộc là 6.930 người, năm 2016 là 7.538 người, tăng 653 người so
với năm 2014. Số người tham gia BHYT tự nguyện năm 2014 là 160.481 người,
chiếm 95,86% trên tổng số người tham gia, năm 2015 giảm xuống còn 155.035
người, năm 2016 số người tham gia BHYT tự nguyện là 180.612 người, tăng
25.577 người so với năm 2015.
Số người tham gia BHYT năm 2016 đạt tỷ lệ tham gia hơn 73,26% dân số
tham gia BHYT trong toàn huyện. Có thể thấy tỷ lệ tham gia BHYT trên địa bàn
huyện là chưa cao, BHXH huyện cần phải phối hợp với các đơn vị sử dụng lao
động, các trường học trên địa bàn và người dân về tầm quan trọng cũng như tính
chất nhân đạo của việc tham gia BHYT. Từ đó mở rộng đối tượng tham gia, tiến
tới mục tiêu thực hiện BHYT toàn dân trong giai đoạn tới.
Mặc dù đề án lộ trình thực hiện BHYT toàn dân giai đoạn 2012- 2020 đã
được thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hướng tới mục tiêu tăng diện bao phủ về
BHYT, song đây là đề án mang tính vĩ mô nên trong năm giai đoạn 2014-2016
chưa thể thực hiện toàn dân được, bởi vậy tại BHXH huyện Hải Hậu vẫn thực
hiện BHYT cho nhân dân theo 2 hình thức tự nguyện và bắt buộc. Trong giai
đoạn này, BHXH đã thực hiện cấp thẻ cho các đối tượng thuộc phân cấp quản lý
trên địa bàn huyện.
20


2.3. Công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT
2.3.1. Tình hình cấp, chốt sổ BHXH

Điều nổi bật nhất của việc sử dụng sổ BHXH là đã giúp cho các cấp, các
ngành, các đơn vị và người sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH có
nhận thức rõ hơn về chính sách BHXH của Đảng và nhà nước, thấy được quyền
lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia BHXH. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo
quyền lợi cho người tham gia, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH cấp
huyện theo quy định BHXH Việt Nam trong công tác quản lý sổ BHXH cho
người tham gia thì công tác chốt sổ BHXH cho người lao động cũng là việc làm
cần thiết.
Thực hiện chỉ đạo của BHXH tỉnh về công tác cấp, phát sổ BHXH nhằm
đảm bảo các quyền lợi về BHXH cho NLĐ, trong những năm qua BHXH huyện
Hải Hậu thường xuyên cấp nhật thông tin và dữ liệu về những lao động thuộc
diện quản lý để kịp thời cấp sổ.
BHXH huyện khi nhận đủ hồ sơ của NLĐ trong vòng 20 ngày kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ thì BHXH có trách nhiệm cấp sổ cho NLĐ, 10 ngày đối với NLĐ
tham gia BHXH tự nguyện. Trong trường hợp không cấp sổ thì phải có công văn
trả lời cho NLĐ nêu rõ lý do.
Khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động, NSDLĐ có trách nhiệm báo giảm
lên cơ quan BHXH, BHXH thực hiện chốt sổ BHXH cho NLĐ và gửi sổ BHXH
lên BHXH tỉnh để BHXH tỉnh xem xét hồ sơ, giải quyết và gửi sổ BHXH về
BHXH huyện để BHXH huyện giải quyết các chế độ cho NLĐ.
Do quy định mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT được thực hiện
nên số người tham trong giai đoạn 2014-2016 đã có sự tăng lên rõ rệt, kéo theo
đó, số thẻ BHYT, số sổ BHXH cơ quan BHXH huyện phát hành trong giai đoạn
2014-2016 cũng tăng đột biến. Số sổ BHXH, thẻ BHYT được cấp và chốt sổ
trên địa bàn huyện Hải Hậu được thể hiện qua bảng sau:

21


Bảng 2.5: Tình hình cấp, chốt sổ BHXH tại BHXH huyện Hải Hậu giai

đoạn 2014-2016
Năm

Năm 2014

Năm 2015

(Đơn vị: sổ)
Năm 2016

Số sổ
(sổ)

Tỷ lệ
%

Số sổ
(sổ)

Tỷ lệ
%

Số sổ
(sổ)

Tỷ lệ %

Tổng số sổ phải cấp

576


100

995

100

593

100

Số sổ đã cấp

494

85,76

903

90,75

568

95,78

Số sổ chưa cấp

82

14,24


92

9,25

25

4,22

Tổng số sổ phải chốt

387

100

323

100

183

100

Số sổ đã chốt

387

100

323


100

183

100

Số sổ chưa chốt

0

0

0

0

0

0

Tiêu chí

(Nguồn: Phòng sổ thẻ BHXH huyện Hải Hậu)
Năm 2014 trên địa bàn huyện Hải Hậu có 576 sổ BHXH phải cấp trong đó
số sổ đã cấp là 494 sổ chiếm 85,76%, chưa cấp là 82 sổ chiếm 14,24%. Năm
2015 có 995 sổ phải cấp, đã cấp là 903 sổ chiếm 90,75%, chưa cấp là 92 sỏ
chiếm 9,25%; so với năm 2014 tổng số sổ phải cấp tăng 72,74% tương ứng với
419 sổ, đã cấp tăng 82,79% tương ứng với 409 sổ, chưa cấp tăng 12,19% tương
ứng với 10 sổ. Năm 2016 tổng số sổ phải cấp là 593 số trong đó đã cấp chiếm

95,78% với 568 sổ, chưa cấp chiếm 4,22% với 25 sổ; so với năm trước tổng số
sổ phải cấp giảm 40% tương ứng với 402 sổ, đã cấp giảm 37,1% tương ứng với
335 sổ, chưa cấp giảm 73,69% tương ứng với 70 sổ. Có sự thay đổi như thế là
do số người tham gia BHXH từ năm 2014-2016 tăng giảm so với năm trước làm
cho số sổ BHXH tăng giảm theo.
Trong 3 năm BHXH huyện Hải Hậu đã thực hiện tốt công tác chốt số cho
NLĐ đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người tham gia BH tại địa bàn huyện cụ
thể, năm 2014 huyện đã chốt 387 sổ, năm 2015 chốt 323 sổ giảm 16,54% tương
ứng với 64 sổ so với năm trước, năm 2016 đã chốt 183 sổ giảm 44,34% ứng với
136 sổ so với năm 2014, cả 3 năm huyện đã hoàn thành tốt kế hoạch chốt sổ
BHXH cho NLĐ. Có được kết quả như vậy là do các cán bộ BHXH huyện Hải

22


Hậu luôn theo dõi sát sao, tích cực trong công tác cấp và chốt sổ BHXH cho
NLĐ. Từ đó tạo điều kiện để quản lý số đối tượng đã tham gia BHXH cũng như
đảm bảo quyền lợi cho NLĐ tham gia.
2.3.2. Công tác cấp thẻ BHYT
Công tác cấp thẻ BHYT trong năm 2016 cho các đối tượng tham gia BHYT
được BHXH huyện Hải Hậu triển khai đúng, kịp thời để tạo điều kiện thuận lợi
cho NLĐ khi KCB tại các cơ sở y tế. BHXH huyện có trách nhiệm cấp thẻ
BHYT mới cho NLĐ không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo
quy định, riêng với người hưởng trợ cấp thất nghiệp: không quá 02 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ
BHYT: không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
BHXH huyện Hải Hậu đã thực hiện chỉ đạo của BHXH tỉnh về việc cấp thẻ
BHYT mới cho các đối tượng, do vậy, ngay từ đầu năm công tác cấp thẻ đã
được tập trung, chú trọng, khẩn trương triển khai thực hiện đảm bảo cấp thẻ
BHYT nhanh chóng, kịp thời. Đồng thời, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng thẻ

BHYT cho đối tượng tham gia; hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động, UBND
các xã phường lập danh sách đối chiếu đề nghị in thẻ, kiểm tra thẻ, đặc biệt là
thẻ người nghèo. Cụ thể tình hình cấp phát thẻ BHYT trên địa bàn huyện được
thể hiện qua bảng dưới đây:

23


Bảng 2.6: Công tác cấp thẻ BHYT tại BHXH huyện Hải Hậu giai đoạn
2014-2016
Năm

Năm 2014
Số thẻ
Tỷ lệ
Tiêu chí
(thẻ)
(%)
Tổng số thẻ phải cấp 128.229 100

Năm 2015
Số thẻ
Tỷ lệ
(thẻ)
(%)
161.860 100

(Đơn vị: thẻ)
Năm 2016
Số thẻ

Tỷ lệ
(thẻ)
(%)
188.861 100

Số thẻ đã cấp mới

104.984

81,87

72.833

45,00

108.112

57.25

Số thẻ gia hạn

10.519

8,20

31.784

19,64

75.799


40,13

Số thẻ phải cấp lại

12.726

9,33

57.243

35,36

4.950

2,62

Số thẻ chưa được
cấp

0

0

0

0

0


0

(Nguồn: Phòng cấp sổ thẻ huyện Hải Hậu)
Tình hình cấp thẻ BHYT của BHXH huyện Hải Hậu từ năm 2014-2016 có
xu hướng tăng cao, năm sau tăng hơn năm trước. Cụ thể, năm 2014 trên địa bàn
huyện có 128.229 thẻ phải cấp, năm 2015 tăng lên đến 161.860 thẻ, năm 2016
đạt 188.861 thẻ phải cấp, sau 3 năm tổng số thẻ phải cấp tăng 47,28% tươn ứng
với 60.632 thẻ trong đó số thẻ đã cấp tăng 2,98% tương ứng với 3.128 thẻ, số
thẻ gia hạn tăng gấp 7 lần so với năm 2014 hoàn thành tất cả chỉ tiêu được giao.
Tuy nhiên vẫn còn thẻ phải cấp lại chiếm 2,62% năm 2016, giảm 61,11% tương
ứng với 7.776 thẻ so với năm 2014, nguyên nhân là do số thẻ này khai báo chưa
đúng thông tin cá nhân, sai lệch về nơi đăng ký KCB ban đầu... khiến các cán bộ
BHXH huyện gặp khó khăn trong công tác cấp phát thẻ BHYT. Một số thẻ bị sai
thông tin thân nhân là do: việc lập danh sách cấp thẻ BHYT ở huyện còn chưa
được hiệu qủa do phần mềm quản lý đối tượng tham gia BHYT chưa đáp ứng
yêu cầu của công tác kiểm tra, rà soát việc cấp thẻ BHYT,việc rà soát danh sách
cấp thẻ BHYT chưa được chú trọng (đây là nguyên nhân chủ yếu); NLĐ thường
dùng từ địa phương để khai báo, phát âm không chuẩn nên có nhiều trường hợp
cấp thẻ không đúng tên thật; Một số người theo tập quán lại kê khai theo tên
thường gọi (vợ theo tên chồng), khi đi KCB xuất trình giấy tờ tuy thân mới phát
hiện tên trên thẻ không khớp với giấy tờ tuy thân…
Để khắc phục tình trạng này BHXH huyện cần phải: Đề cao trách nhiệm
người tham gia và đơn vị quản lý đối tượng tham gia trong việc kiểm tra thông
tin trên thẻ ngay khi nhận thẻ từ cơ quan BHXH để yêu cầu chỉnh sửa kịp thời
nếu có sai sót; Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để người dân có ý

24


thức khai báo chính xác, thường xuyên hướng dẫn để việc lập danh sách đầy đủ

và đúng các thông tin về nhân thân; Thực hiện nghiêm túc quy trình cấp thẻ
BHYT, từ khâu kiểm tra danh sách, đối chiếu hồ sơ gốc để xác định đúng thông
tin về nhân thân trước khi cấp thẻ BHYT; Tăng cường công tác kiểm tra, phân
định rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong các bộ phận nghiệp vụ liên quan việc
thực hiện cấp thẻ BHYT; Xây dựng mã an sinh cố định đối với mỗi người tham
gia BHXH để thống nhất quản lý người tham gia BHXH nói chung, BHYT nói
riêng; Tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý dữ liệu đối
tượng tham gia BHYT. Từng bước nghiên cứu hiện đại hoá mẫu mã thẻ BHYT,
thí điểm cấp thẻ BHYT điện tử thay cho thẻ giấy hiện nay; ứng dụng công nghệ
tin học trong quản lý và sử dụng dữ liệu cấp thẻ BHYT liên thông, thống nhất cả
nước.
2.4. Tình hình thu nộp BHXH
Ngay từ đầu năm, lãnh đạo cơ quan BHXH huyện đã chỉ đạo các cán bộ tập
trung, chú trọng đến công tác thu với yêu cầu đẩy mạnh công tác phát triển, mở
rộng đối tượng tham gia BHXH, tăng cường thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và
tích cực tận thu.
BHXH huyện có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị SDLĐ trong
toàn huyện thực hiện thu, nộp BHXH. Hàng tháng, các đơn vị SDLĐ có trách
nhiệm đóng vào quỹ BHXH đúng, đủ, kịp thời số tiền quy định cho BHXH
huyện sau đó huyện tổng hợp và chuyển vào tài khoản của BHXH tỉnh.
Khi trong đơn vị có những thay đổi về mức lương, số người tham gia, số
người nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản…bộ phận thu của BHXH huyện phải
đối chiếu với cán bộ làm công tác kế toán của đơn vị đó. Qua đó tổng hợp và
cập nhật vào phần mềm quản lý thu đầy đủ, kịp thời. Cuối mỗi tháng, bộ phận
thu kiểm tra, rà soát lại số liệu thu BHXH của những đơn vị tham gia nhằm phát
hiện ra những sai sót, vướng mắc để kịp thời xử lý.
Nhờ sự cố gắng, nỗ lực của các cán bộ chuyên thu trong cơ quan BHXH,
cùng với sự hợp tác của các đối tượng đã giúp cho công tác thu BHXH của cơ
quan được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, hoàn thành tốt chỉ tiêu của BHXH tỉnh
giao xuống. Tình hình thu BHXH được thể hiện như sau:


25


×