Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

QUY HOẠCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CHO HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH; GIAI ĐOẠN 2020 – 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.1 KB, 111 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


NGUYỄN THỊ CẨM LY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
QUY HOẠCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
CHO HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH;
GIAI ĐOẠN 2020 – 2030

HÀ NỘI, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


NGUYỄN THỊ CẨM LY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
QUY HOẠCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
CHO HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH;
GIAI ĐOẠN 2020 – 2030.

Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
Mã ngành: 52510406
Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ BÌNH MINH
TS. PHẠM THỊ TỐ OANH

HÀ NỘI, 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan.
Tôi đã thực hiện đề tài tốt nghiệp đúng theo đề cương tốt nghiệp được Khoa
Môi trường và phòng Đào tạo trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
phê duyệt quyết định.
Các bước thực hiện, tính toán, thiết kế được áp dụng theo các tài liệu khoa học
chính thống, được công bố rộng rãi.
Các số liệu, dẫn chứng hoàn toàn được sử dụng từ các tài liệu đã được thẩm
định và được giảng dạy trong trường và một số trường Đại học khác.
Các kết quả tính toán, nghiên cứu của đồ án hoàn toàn được thực hiện nghiêm
túc và chưa được công bố trong luận văn, báo cáo nghiên cứu khoa học khác.
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2017

Nguyễn Thị Cẩm Ly

3


LỜI CẢM ƠN
Đồ án tốt nghiệp là nhiệm vụ và là yêu cầu của sinh viên để kết thúc khóa học
trước khi tốt nghiệp ra trường, đồng thời nó cũng giúp cho sinh viên tổng kết được
những kiến thức đã học trong suốt quá trình học tập, cũng như định hướng nghề
nghiệp trong tương lai.
Từ thực tế đó, tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài “Quy hoạch hệ thống quản
lý chất thải rắn cho huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định; giai đoạn 2020 – 2030”
Sau hơn ba tháng thực hiện Đồ án tốt nghiệp, tôi đã hoàn thành đồ án của
mình. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Môi trường, trường Đại
học Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện để bản thân tôi có thể hoàn thành

Đồ án tốt nghiệp của mình.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Bình Minh - Giảng viên
Khoa Môi trường và TS. Phạm Thị Tố Oanh đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện Đồ án tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Môi trường đã dạy dỗ
và tạo điều kiện để tôi hoàn thành Đồ án tốt nghiệp này.
Do những hạn chế về mặt thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô
và các bạn.
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2017

Nguyễn Thị Cẩm Ly

4


MỤC LỤC

5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTCT

Bê tông cốt thép

KCN

Khu công nghiệp


CTR

Chất thải rắn

BCL

Bãi chôn lấp

GXD

Vốn đầu tư để xây dựng các công trình

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

MN

Mầm non

TH

Tiểu học

THCS


Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

GDTX

Giáo dục thường xuyên

VNĐ

Đồng (tính theo đơn vị tiền tệ của Việt Nam)

PA

Phương án

SH

Sinh hoạt

CTNH

Chất thải nguy hại

NRR

Nước rỉ rác


ngđ

Ngày.đêm

6


DANH MỤC BẢNG

7


DANH MỤC HÌNH ẢNH

8


MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Vụ Bản là một huyện đồng bằng, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Nam Định,
diện tích tự nhiên là 152,81 km². Cùng với sự hội nhập, phát triển của kinh tế thế
giới, bộ mặt làng quê cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ.Những năm gần
đây, Đảng bộ và nhân dân Vụ Bản đang cố gắng, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu
xây dựng nông thôn mới.Hiện nay, Vụ Bản đã có 8/18 xã đạt được danh hiệu nông
thôn mới; 10 xã còn lại phấn đấu hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới
vào năm 2020.
Bên cạnh đó, kinh tế huyện Vụ Bản có sự tăng trưởng mạnh, sự phát triển của

các khu công nghiệp, tốc độ hóa cao, mức thu nhập của người dân được nâng cao.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, các vấn đề về môi trường cũng đang nóng lên
từng ngày. Con người ngày càng quan tâm đến các vấn đề môi trường. Trong đó
đáng kể nhất là vấn đề về chất thải rắn tại các làng quê, và ngay cả ở thị trấn Gôi
của huyện.
Mặc dù các xã, thị trấn đều đã quy hoạch hệ thống thu gom chất thải rắn
nhưng theo thực tế quan sát thì việc thu gom hiện tại chưa đạt được hiệu quả cao.
Chất thải rắn đã được thu gom, đốt thủ công hoặc chôn lấp; nhưng vẫn tiềm ẩn
nhiều mối nguy hại nghiêm trọng đến chất lượng môi trường, ảnh hưởng tới sức
khỏe người dân xung quanh. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả thu gom, xử lí, giảm
thiểu tối đa ảnh hưởng tới chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng, dưới sự
hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Bình Minh - Giảng viên Khoa Môi trường; Trường
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và TS. Phạm Thị Tố Oanh tôi quyết định
lựa chọn đề tài: “Quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn cho huyện Vụ Bản,
tỉnh Nam Định; giai đoạn 2020 - 2030”

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Từ những số liệu thu thập được về thực trạng phát sinh rác thải trên địa bàn
huyện Vụ Bản; nghiên cứu, tính toán với mục tiêu:
+ Đề xuất 2 phương án thu gom chất thải rắn trên địa bàn huyện Vụ Bản, tính
toán, quy hoạch các tuyến thu gom, khái toán kinh tế cho từng phương án.
9


+ Quy hoạch, thiết kế xây dựng 2 phương án xử lí chất thải rắn kèm bản khái
toán kinh tế.

1.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra khảo sát hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa
bàn, đề xuất phương án quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn cho huyện Vụ

Bản, tỉnh Nam Định.
- Tính toán, thiết kế phương án thu gom chất thải rắn cho huyện Vụ Bản.
- Tính toán, thiết kế phương án xử lý chất thải rắn cho huyện Vụ Bản..
- Khái toán kinh tế, lựa chọn phương án tối ưu.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu: Tìm hiểu, thu thập số liệu, các công thức dựa
trên các tài liệu có sẵn;các tài liệu tham khảo; các TCVN, QCVN có liên quan;
thông tin về các công ty, trường học, y tế…
Phương pháp thống kê:Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí
tượng, thủy văn, kinh tế xã hội của huyện Vụ Bản.
Phương pháp tính toán theo các tiêu chuẩn thiết kế: Dựa vào các tài liệu và
thông tin thu thập được để tính toán, thiết kế hệ thống xử lý chất thải rắn sinh hoạt
phù hợp.
Phương pháp đồ họa: sử dụng phần mềm AutoCad để mô tả kiến trúc các công
trình trong hệ thống xử lý chất thải rắn.
Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia: Tham vấn ý kiến của cán bộ tại địa
phương.
1.5. Phạm vi thực hiện đề tài

-

Khu vực nghiên cứu: Huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Đề xuất, tính toán chi tiết các phương án thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Đối với chất thải nguy hại chỉ đề xuất phương án thu gom; không tính toán, vạch
tuyến chi tiết.

10



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH
1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Vụ Bản.
1.1.1. Vị trí địa lí

Hình 1.1 Bản đồ huyện Vụ Bản
Vụ Bản nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Nam Định, bao gồm 17 xã và 01 thị
trấnvới tổng diện tích tự nhiên là 152,81 km2. Ranh giới của huyện được xác
định như sau:

-

Phía Bắc giáp huyện Bình Lục của tỉnh Hà Nam và huyện Mỹ Lộc của tỉnh Nam

-

Định.
Phía Đông giáp thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Ý Yên.
Huyện nằm kẹp giữa sông Đào và sông Sắt. Sông Đào một đầu nối với sông
Hồng, đầu kia đổ ra sông Đáy. Sông Sắt nối liền sông Châu với sông Đáy.

11


1.1.2. Đặc điểm địa hình
Huyện Vụ Bản là khu vực có địa hình đồng bằng thấp trũng, độ nghiêng giảm
từ Tây Bắc về Đông Nam. Dọc phía Tây của huyện có các dãy núi đất lẫn đá bao
gồm: núi Ngăm, núi Tiên Hương, núi Báng, núi Lê, núi Gôi và núi Hổ.
Đất Vụ Bản chính là do phù sa sông Hồng và sông Đáy bồi tụ nên.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Huyện Vụ Bản nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Đặc điểm khí hậu
thời tiết của huyện như sau:

-

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,70C; tháng lạnh nhất là 12 và 1, với

-

nhiệt độ trung bình là 12 – 130C; tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ khoảng trên 380C.
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ1.750 – 1.800 mm, phân bố theo 2
mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2

-

năm sau.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 - 85%.
Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 1.650 - 1.700 giờ.
1.1.4.Đặc điểm thủy văn
Huyện Vụ Bản chịu ảnh hưởng chủ yếu của các sông là sông Đào (sông Nam
Định), sông Chanh và sông Sắt:

-

Sông Đào là một phân lưu của sông Hồng và chi lưu của sông Đáy chảy ven theo
địa giới hành chính các xã Tân Thành, Thành Lợi, Đại Thắng; với toàn bộ chiều dài
của sông là 33 km, được tách ra từ sông Hồng. Sông chảy theo hướng Đông Bắc –
Tây Nam. Lưu lượng bình quân năm là 832 m3/s, lượng nước mùa lũ (tháng 6-9)
chiếm 76% tổng lượng nước năm, trong đó lượng nước tháng lớn nhất là tháng 8
chiếm 21%, còn lượng nước mùa cạn (tháng 12 – 5) chiếm 24%, trong đó tháng kiệt

là tháng 3 chỉ chiếm 2,1%. Trong mùa lũ, 3 tháng có mực nước trên 2 m là 7, 8, 9
cực đại vào tháng 8 đạt 2,76 m. Trong mùa cạn, 4 tháng có mực nước dưới 0,75 m

-

là 2, 3, 4, 5; tháng cực tiểu là tháng chỉ cao 0,64 m. Biên độ năm là 2,12 m.
Sông Chanh là một sông liên tỉnh, ở huyện Vụ Bản chảy theo hướng chính Bắc Nam, khởi đầu từ xã Đại An, xuyên qua các xã Liên Bảo, Thành Lợi, Liên Minh

1.2.

và Vĩnh Hào. Ở Nam Định sông có chiều dài là 19 km
Sông Sắt chiều dài là 15 kmđi qua các xã Minh Thuận, Tân Khánh, Minh Tân, Kim
Thái, Tam Thanh của huyện Vụ Bản. Sông chảy theo hướng Bắc – Nam.
Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Vụ Bản.
12


1.2.1. Dân số
Theo báo cáo của Báo cáo của phòng thống kê huyện Vụ Bản tính đến cuối
năm 2015 dân số trên địa bàn huyện bao gồm 17 xã và 1 thị trấn là 130763 người.Tỉ
lệ gia tăng dân số hàng năm xấp xỉ 1,2%.
1.2.2. Điều kiện về giao thông
Khu vực có quốc lộ 10, quốc lộ 21, quốc lộ 37B, quốc lộ 38B chạy quacó
chiều rộng đường khoảng từ 8 - 12m. Ngoài ra còn có các tỉnh lộ như TL 56, TL486
có chiều rộng đường khoảng 6 - 8m và hệ thống đường liên xã và liên thôn phát
triển thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu với các huyện, các xã và các tỉnh khác để
phát triển kinh tế. Các tuyến đường đa số được bê tông hóa, được nối với nhau tạo
thành mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc đi lại của người dân.
1.2.3. Giáo dục
Hiện nay, mỗi xã, thị trấn có trường mần non, tiểu học vàtrung học cơ sở. Toàn

huyện có 4 trường THPT ở xã Trung Thành, xã Hiển Khánh, xã Thành Lợi, thị trấn
Gôi và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc xã Liên Minh. Các trường có đội
ngũ giáo viên có kinh nghiệm, các trường học được trang bị các trang thiết bị gần
như đầy đủ phục vụ cho quá trình học tập của học sinh.
1.2.4. Y tế
Trong thời gian qua ngành y tế đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe và
chú ý nâng cao chât lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.Mỗi xã có một trạm y tế
và khu vực có 1 bệnh viện đa khoa của huyện nằm ở xã Cộng Hòa.
1.2.5. Chợ
Khu vực thị trấn Gôi và các xã có nhiều chợ nhỏ, chủ yếu là tự phát, đáp ứng
được đa số lượng thực phẩm cần thiết hàng ngày cho người dân.Nhiều cửa hàng
buôn bán nhỏ được hình thành tự phát xen lẫn với nhà ở ven đường của người dân.
1.2.6. Khu công nghiệp
Huyện Vụ Bản có 1 khu công nghiệp Bảo Mình gồm nhiều công ty chủ yếu về
sợi dệt nhuộm, dệt nhuộm và may mặc.
1.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Vụ Bản
1.3.1. Nguồn phát sinh và hiện trạng thu gom tại nguồn

13


Hoạt động sinh hoạt của khu dân cư ở các xã và thị trấn: có tốc độ phát sinh
chất thải rắn khoảng 0,56 kg/ng.ngày. Rác có khối lượng riêng là 380 kg/m 3, và độ
ẩm của rác là 70%.
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện đạt khoảng 70%
Hoạt động công nghiệp: rác thải của các công ty như công ty TNHH sợi dệt nhuộm
Yulun, công ty cổ phần dệt nhuộm Thiên Nam Junzhen, công ty TNHH may mặc
Junzhen
Rác thải từ hoạt động cơ quan công sở, trường học: tự thu gom.
Rác thải từ cơ sở y tế và bệnh viện: Bệnh viện đa khoa Vụ Bản và các trạm y tế tự

thu gom và xử lý lượng rác phát sinh.
Từ các đường: Chưa được thu gom
Rác chợ: rác phát sinh là các thực phẩm hỏng, thức ăn thừa, túi nilong…. Chưa
được thu gom
1.3.2. Hiện trạng xử lý
Hiện tại thì thị trấn Gôi và mỗi xã có 1 bãi chôn lấp và xử lý rác thải tập
trung.Toàn huyện có 5 lò đốt rác thủ công thải tập trung; có 3 xã đã tiến hành tái chế
rác thải. Tuy nhiên rác thải không được phân loại, bị chôn lấp tự do, tạo ra nhiều bãi
rác nhỏ phân tán, không đạt tiêu chuẩn gây ô nhiễm môi trường. Việc đốt rác thủ
công tiềm ẩn nhiều mối nguy hại nghiêm trọng đến chất lượng môi trường không
khí, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân xung quanh. Nước rỉ rác không được thu
gom và xử lý, gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Khu chứa chất thải không có
cách ly đối với cộng đồng dân cư.
1.3.3. Khả năng phân loại chất thải rắn tại nguồn.
Huyện Vụ Bản là huyện đang trong quá trình phát triển, số lượng xã nông
thôn chiếm tới 17/18 xã, thị trấn, trình độ nhận thức của người dân về phân loại rác
còn nhiều yếu kém. Hơn nữa, do việc triển khai phân loại và thu gom xử lí theo
hướng phân loại đòi hỏi lộ trình cụ thể, tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí nên
khó áp dụng trên địa bàn huyện.
CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN THU GOM CHẤT THẢI RẮN
CHO HUYỆN VỤ BẢN; GIAI ĐOẠN 2020 – 2030

14


2.1.

Tính toán dân số, lượng chất thải rắn phát sinh và thu gom giai đoạn 2020 2030
2.1.1. Số liệu đầu vào


-

Theo “Báo cáo của phòng thống kê huyện Vụ Bản tính đến cuối năm 2015” dân số
toàn huyện là 130763 người.
Tỉ lệ gia tăng dân số hàng năm ở mức 1,2%.
 Dân số của từng năm được tính như sau
Nn = Nn-1x 1,012 (người)
Trong đó: Nn: dân số năm cần tính.
Nn-1: dân số của năm trước đó

-

Dự báo dân số huyện Vụ Bản cuối năm 2030 là: 156384 (người)
(Được tính toán chi tiết ở bảng PL1.1 và PL1.2; Phụ lục 1)
2.1.2. Dự báo khối lượng rác phát sinh và thu gom
2.1.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt

-

Tính lượng rác thải:
Lượng rác = Dân số x Tiêu chuẩn thải rác (kg/ngđ)
Theo Kết quả điều tra khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam
Định năm 2016, lượng chất thải rắn phát sinh ở 9 huyện của tỉnh là 660 tấn/ngày.

+ Tính trung bình ta có lượng rác của huyện Vụ Bản là:
= 73333 (kg/ngày).

+ Lượng chất thải rắn tính theo đầu người là:
-


= = 0,56 (kg/người.ngày)
Lượng chất thải rắn phát sinh
Lượng CTR phát sinh = 0,56 x số người (kg/người.ngđ)

-

Lượng chất thải rắ được thu gom hàng năm:
Lượng CTRthu gom = Lượng CTR phát sinh x Tỷ lệ thu gom theo năm x 365

-

(kg/năm)
Khối lượng riêng của rác: theo quy chuẩn 100 - 400 (kg/m3)
Lấy bằng 380 (kg/m3)
Thể tích rác thu gom = Lượng rác thu gom/ khối lượng riêng (m3/năm)
Bảng 2.1 Dự báo lượng CTR sinh hoạt phát sinh, thu gom của huyện giai đoạn
2020 - 2030.
Năm

Dân số

CTR phát sinh

15

CTR phát

Lượng CTR



2020
2021
2022
2023
2024
2025
2026
2027
2028
2029
2030
Tổng

138800
140466
142151
143857
145583
147330
149098
150887
152698
154530
156385

(kg/người.ngđ

sinh

thu gom


)
77728
78661
79605
80560
81527
82505
83495
84497
85511
86537
87576

(tấn/năm)
28370,7
28711,2
29055,7
29404,4
29757,2
30114,3
30475,7
30841,4
31211,5
31586
31965,1
331493,2

(tấn/năm)
25533,6

25840,1
26150,1
26463,9
26781,5
27102,9
27428,1
27757,3
28090,3
28427,4
28768,6
298343,8

- Tổng khối lượng CTRSH thu gom của huyện Vụ Bản trong 11 năm là:
MCTRSH = 298343,8 tấn.
2.1.2.2. Chất thải rắn công nghiệp
- Khối lượng CTR phát sinh từ sản xuất và sinh hoạtthu gom thể hiện qua bảng
2.2:

16


Bảng 2.2 Lượng CTR công nghiệp thu gom

STT

1
2
3

4


5

Tên nhà máy

Công ty TNHH sợi
dệt nhuộm Yulun
Công ty TNHH
TBO VINA
Công ty TNHH
Sunrise Spinning
Công ty cổ phần
dệt nhuộm Thiên
Nam Sunrise
Công ty TNHH
may mặc Junzhen
Công ty TNHH

Rác sản xuất
Rác thải
Rác thải
thu gom
thu gom
(tấn/11
(tấn/năm)
năm)

Rác sinh hoạt
Lượng rác Lượng rác
thải thu


thải thu

gom

gom (tấn/11

(tấn/năm)

năm)

20,48

225,23

91,25

1.003,8

56,25

618,75

91,25

1.003,8

22,50

247,50


182,5

2.007,5

27,38

301,13

91,25

1.003,8

15,88

174,65

75,00

825,00

200,75

2.208,3

112,50

1237,50

255,5


2.810,5

131,25

1443,75

292

3.212,0

461,23

5073,50

1204,50

13249,50

Smart Shirts
6

Garments
Manufacturing

7
Tổn
g

Bảo Minh

Công ty TNHH
Padmac Việt Nam

Lượng CTR công nghiệp thu gom trong 11 năm là:
RCN = 5073,5 + 13249,5 = 18323 (tấn)

17


2.1.2.3.Chất thải rắn từ bệnh viện
-

Khu vực có 1 bệnh viện đa khoa và 18 trạm y tế xã.
Lượng CTR trung bình là 1,5 kg/giường.ngày đối với bệnh viện; 1,2

-

kg/giường.ngày đối với trạm y tế
Giả sử CTNH chiếm khoảng 20% lượng CTR y tế phát sinh để tính toán, tỉ lệ thu
gom 100%.
Lượng CTR phát sinh và thu gom từ bệnh viện được thể hiện trong bảng 2.3:
Bảng 2.3 Dự báo CTR phát sinh từ bệnh viện, trạm y tế trên địa bàn năm 2030

Tên cơ sở

Số

Tiêu chuẩn

Lượng


thải rác

CTR thu

giường (kg/giường.
ngđ)

gom
(kg/ngđ)

Lượng
CTNH
(kg/ngđ)

Lượng

Lượng

CTR

CTR

không

không

nguy hại nguy hại
thu gom


thu gom

(kg/ngđ) (tấn/năm)
Bệnh viện đa khoa
huyện Vụ Bản
Các trung tâm y tế,
trạm y tế

100

1,5

150

30

120

43,8

5

1,2

108

22

86,4


31,5

Lượng rác y tế thu gom trong 11 năm là:
My tế = (43,8+31,5) x 11= 828,6 (tấn)
2.1.2.4.Chất thải rắn từ trường học
-Trên địa bàn huyện Vụ bản có: 18 trường mầm non, 26 trường tiểu học, 19
trường THCS, 4 trường THPT và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên.
Tiêu chuẩn thải rác: 0,15 kg/học sinh.
Tỷ lệ thu gom 90%
Lượng CTR phát sinh 1 trường:
MTr = Tiêu chuẩn thải rác Số học sinh = 0,15 Số học sinh

18


Bảng 2.4 Lượng CTR phát sinh và thu gom từ từ trường học
Lượng
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34

Số học

Tên cơ sở

sinh


Trường MN TT Gôi
Trường TH TT Gôi
Trường THCS TT Gôi
Trường THCS Trần Huy Liệu
Trường THPT Lương Thế Vinh
Trường MN Hiển Khánh
Trường TH A Hiển Khánh
Trường TH B Hiển Khánh
Trường THCS Hiển Khánh
Trường THPT Nguyễn Bính
Trường MN Hợp Hưng
Trường TH Hợp Hưng
Trường THCS Hợp Hưng
Trường MN Đại An
Trường TH Đại An
Trường THCS Đại An
Trường MN Liên Minh
Trường TH Văn Cao
Trường TH Liên Hòa
Trường THCS Nguyễn Phúc
Trung tâm GDTX Liên Minh
Trường MN Vĩnh Hào
Trường TH Vĩnh Hào
Trường THCS Vĩnh Hào
Trường MN Tân Thành
Trường TH Tân Thành
Trường THCS Tân Thành
Trường MN Tân Khánh
Trường TH Tân Khánh
Trường THCS Tân Khánh

Trường MN Cộng Hòa
Trường TH Cộng Hòa
Trường THCS Cộng Hòa
Trường MN Quang Trung

560
586
254
546
2000
450
219
373
425
1300
435
513
348
487
589
330
627
465
209
412
400
424
435
315
235

317
226
319
422
321
249
414
265
322
19

rác phát
sinh
(kg/ngđ
)
84
87,9
38,1
81,9
300
67,5
32,9
56
63,8
195
65,3
77
52,2
73,1
88,4

49,5
94,1
69,8
31,4
61,8
60
63,6
65,3
47,3
35,3
47,6
33,9
47,9
63,3
48,2
37,4
62,1
39,8
48,3

Lượng
rác thu
gom
(kg /ngđ)
75,6
79,1
34,3
73,7
270
60,8

29,6
50,4
57,4
175,5
58,7
69,3
47
65,7
79,5
44,6
84,6
62,8
28,2
55,6
54
57,2
58,7
42,5
31,7
42,8
30,5
43,1
57
43,3
33,6
55,9
35,8
43,5

Lượng

rác thu
gom
(tấn/11
năm)
303,5
317,6
137,7
295,9
1084,1
243,9
118,7
202,2
230,4
704,6
235,8
278,1
188,6
264
319,3
178,9
339,8
252
113,3
223,3
216,8
229,8
235,8
170,7
127,4
171,8

122,5
172,9
228,7
174
135
224,4
143,6
174,5


35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54

55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67

Trường TH Quang Trung
Trường THCS Quang Trung
Trường MN Liên Bảo
Trường TH Bảo Xuyên
Trường TH Lương Thế Vinh
Trường THCS Liên Bảo
Trường MN Đại Thắng
Trường TH A Đại Thắng
Trường TH B Đại Thắng
Trường TH C Đại Thắng
Trường THCS Đại Thắng
Trường MN Minh Thuận
Trường TH A Minh Thuận
Trường TH B Minh Thuận
Trường THCS Minh Thuận
Trường MN Minh Tân

Trường TH Minh Tân
Trường THCS Minh Tân
Trường MN Trung Thành
Trường TH Trung Thành
Trường THCS Trung Thành
Trường THPT Hoàng Văn Thụ
Trường MN Kim Thái
Trường TH Kim Thái
Trường THCS Kim Thái
Trường MN Tam Thanh
Trường TH Tam Thanh
Trường THCS Tam Thanh
Trường MN Thành Lợi
Trường TH C Thành Lợi
Trường TH Lê Lợi
Trường TH Trần Lâm
Trường THCS Thành Lợi

423
331
537
402
218
387
590
342
108
194
429
580

357
276
407
320
300
157
373
430
267
1800
432
672
376
410
449
259
846
245
496
390
718

63,5
49,7
80,6
60,3
32,7
58,1
88,5
51,3

16,2
29,1
64,4
87
53,6
41,4
61,1
48
45
23,6
56
64,5
40,1
270
64,8
100,8
56,4
61,5
67,4
38,9
126,9
36,8
74,4
58,5
107,7

57,1
44,7
72,5
54,3

29,4
52,2
79,7
46,2
14,6
26,2
57,9
78,3
48,2
37,3
54,9
43,2
40,5
21,2
50,4
58,1
36
243
58,3
90,7
50,8
55,4
60,6
35
114,2
33,1
67
52,7
96,9


229,3
179,4
291,1
217,9
118,2
209,8
319,8
185,4
58,5
105,2
232,5
314,4
193,5
149,6
220,6
173,4
162,6
85,1
202,2
233,1
144,7
975,6
234,2
364,2
203,8
222,2
243,4
140,4
458,6
132,8

268,8
211,4
389,2

68

Trường THPT Nguyễn Đức Thuận

1600

240

216

867,2

31913

4787

4308,3

17298

Tổng

Lượng rác thu gom từ trường học trong 11 năm là:
Mth= 17297,8 (tấn)
Tổng lượng tác thu gom từ năm 2020 – 2030 là:
M = Rác sinh hoạt + Rác công nghiệp + Rác y tế + Rác trường học

= 298343,8+ 18323+ 828,6 +17297,8 = 334793,2 (tấn)
20


2.2. Đề xuất phương án thu gom chất thải rắn
Cho đến nay, CTR ở khu vực được thu gom chưa triệt để. Việc thu gom và vận
chuyển còn diễn ra tự phát, ở các khu công nghiệp thì việc thu gom do các đơn vị
sản xuất kinh doanh tự chịu trách nhiệm. Hiện tại địa bàn huyện chưa áp dụng phân
loại CTR tại nguồn. Vậy trong quy hoạch sẽ đề xuất 2 phương án thu gom:
+ Phương án 1: Thu gom không phân loại tại nguồn
+ Phương án 2: Thu gom có phân loại tại nguồn.

21


2.2.1. Phương án thu gom 1: Thu gom không phân loại tại nguồn
Nguồn phát sinh

Xe đẩy tay

xử lý
Hình 2.1 Sơ đồ thuKhu
gom
phương án 1

Điểm tập kết

Xe cơ giới chuyên dụng

Thuyết minh sơ đồ thu gom

Đối với CTR sinh hoạt thông thường, công nhân đi thu gom rác thải theo giờ
bằng xe đẩy tay dung tích 660 lít tại các ngõ vào thời gian định trước trong ngày.
Các hộ gia đình có trách nhiệm mang CTR chứa trong túi nilon hoặc trong các
thùng rác và đổ trực tiếp vào xe thu gom. Sau đó đẩy các xe đầy rác tới điểm tập kết
chờ xe ép rác tới vận chuyển về trạm xử lý khi thu đủ số xe đẩy tay.
- CTNH: CTNH tại các cơ sở y tế hiện nay đã được thu gom và đốt. Còn tại
cụm công nghiệp được thu gom bằng xe chuyên dụng (chỉ đề xuất, không tính toán
chi tiết).
- CTR thông thường của rác thải y tế, trường học, công nghiệp phát sinh lượng
nhỏ nên thu gom theo CTR sinh hoạt và đưa đến trạm xử lý.
Vì lượng chất thải rắn phát sinh khối lượng lớn, để tránh tồn lưu rác trong
ngày, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân, phù hợp với quy hoạch tổng thể,
ta chọn như sau:
+ Xe ép rác:dung tích 12m3
+ Xe đẩy tay: dung tích 660 lít.
+ Hệ số sử dụng: 0,85.
+ Tần suất thu gom: 1 lần/ngày.

22


2.2.2. Phương ánthu gom 2: Thu gom phân loại tại nguồn
Nguồn phát sinh

Chất thải rắn vô cơ

Chất thải rắn hữu cơ

Xe đẩy tay


Điểm tập kết

Xe cơ giới chuyên dụng

Khu xử lý

Hình 2.2 Sơ đồ thu gom phương án 2
Thuyết minh sơ đồ thu gom
- CTR thông thường: Đối với CTR sinh hoạt thông thường: Rác thải được
người dân tự phân loại tại từng hộ gia đình. Tại các ngõ, công nhân đi thu gom rác
thải theo giờ bằng 2 xe đẩy tay dung tích 660 lít dọc theo đường đi, 1 thùng xanh
chứa rác hữu cơ, 1 thùng da cam chứa rác vô cơ khó phân hủy sinh học. Các xe thu
gom đẩy tay sau khi đã thu đầy rác sẽ được vận chuyển tập trung tới các điểm tập
kết sau đó sẽ được các xe nén ép rác chuyên dụng thu gom từng loại chất thải rồi
vận chuyển thẳng đến trạm xử lý.

23


- CTNH: CTNH tại các cơ sở y tế và cụm công nghiệp được phân loại tại
nguồn, các cơ sở y tế và sản xuất tự phân loại, được thu gom bằng xe chuyên dụng
(chỉ đề xuất, không tính toán chi tiết).
- CTR thông thường của rác thải y tế, trường học, công nghiệp phát sinh lượng
nhỏ nên cũng được phân loại và thu gom theo CTR sinh hoạt và đưa đến trạm xử lý.
Vì lượng chất thải rắn phát sinh khối lượng lớn, để tránh tồn lưu rác trong
ngày, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân, phù hợp với quy hoạch tổng thể,
ta chọn như sau:
+ Xe ép rác: dung tích 12 m3
+ Xe đẩy tay: dung tích 660 lít.
+ Hệ số sử dụng: 0,85.

+ Tần suất thu gom: 1 lần/ngày
2.3. Tính toán phương án thu gom chất thải rắn
2.3.1. Tính toán thu gom CTR theo phương án 1: Không phân loại tại nguồn
2.3.1.1. Thu gom sơ cấp
- Những công nhânthu gom chất thải rắn điều khiển xe đẩy tay qua các ngõ để
thu gom rác, sau khi đầy xe được đưa đến điểm tập kết, mỗi điểm tập kết trung bình
có 2 - 7 thùng. Sau đó, xe ép rác đến vận chuyển đến khu liên hiệp xử lý rác thải.
- Rác thải CN được thu gom cùng với rác thải sinh hoạt.
- Rác thải y tế và trường học phát sinh lượng nhỏ nên ta thu gom theo CTR
sinh hoạt tại từng ô dân cư.
-Các thông số và công thức tính toán:
+ Lượng rác thu gom (tính theo lượng rác thu gom cuối năm 2030): R
(kg/ngđ)
+ Tỷ trọng rác:
+ Hệ số đầy xe: ; hệ số kể đến xe phải sửa chữa:
+ Dung tích xe đẩy tay:
+ Thời gian lưu rác: .
+ Công thức tính số xe đẩy tay:
+ Công thức tính số xe đẩy tay làm đầy 1 xe ép rác: Nt
+ Công thức tính số xe ép rác của khu vực:
Tổng số xe đẩy tay là: 432 (xe) (Được tính toán chi tiết ở bảng PL2.1 và
PL2.2, phụ lục 2)
24


2.3.1.2. Thu gom thứ cấp
a. Tính toán số chuyến thu gom
Sau khi rác được thu gom, các công nhân đẩy các xe đẩy tay đến điểm tập kết.
Xe ép rác chuyên dụng đến thu gom từng loại rác từ điểm tập kết và chở về khu xử
lý.

- Sử dụng 1 loại xe ép rác Dongfeng loại 12 m3. Tỉ số nén: r = 1,8
- Tần suất thu gom: 1 lần/ngày.
+ Số xe đẩy tay làm đầy 1 xe ép rác:
+ Tổng số chuyến xe cần thiết để vận chuyển hết CTR trong 1 ngày là:
(chuyến/ngày)
Vậy bố trí 11 tuyến thu gom, 1 tuyến thu gom 39 ± 4 xe.
- Vạch tuyến mạng lưới vận chuyển rác: Vạch tuyến mạng lưới thu gom bằng
xe ép rác được thể hiện trên bản vẽ.
b. Tính toán thời gian thu gom
- Thời gian cần thiết tính theo công thức: Tcđ = Pcđ + s + dbc.
Trong đó:
+ Pcđ: là thời gian lấy tải cho 1 chuyến
Pcđ = Ct.uc + (np -1).dbc’
Trong đó: Ct: Số xe đẩy tay dỡ tải trong 1 chuyến thu gom(xe)
uc = 0,05: Thời gian lấy tải trung bình cho 1 xe đẩy tay (giờ)
np: Số điểm tập kết
dbc’: Thời gian trung bình hao phí để lái xe giữa các vị trí đặt xe đẩy tay dbc’= a’
+b’x’ (với a’ = 0,06 (h/ch), b’= 0.04164 (h/km) – Hằng số tra theo vận tốc = 24,1
km/h; x’= : khoảng cách trung bình giữa các điểm thu gom). X2 là độ dài tuyến (từ
điểm thu gom đầu tiên đến điểm thu gom cuối cùng)
+ s: Thời gian tại bãi đổ (h). s = 0,13
+ dbc = a + bx: Thời gian vận chuyển (với a= 0,034; b= 0.01802 – Hằng số tra theo

+

vận tốc = 56 km/h; x= X1 + X3 + X4: Khoảng cách vận chuyển 2 chiều) Trong đó:
X1 là khoảng cách từ trạm xe đến điểm thu gom đầu tiên (km)
X3 là khoảng cách từ điểm thu gom cuối đến điểm BCL (km)
X4 là khoảng cách từ BCL đến trạm xe (km)
Thời gian công tác trong ngày khi kể đến các yếu tố không sản suất W:

H = (giờ)
Trong đó:
t1: là thời gian lái xe từ trạm xe đến vị trí đặt container đầu tiên để lấy tải trên
tuyến thu gom đầu tiên trong ngày (giờ)
25


×