Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

đánh giá đtm dự án xây dựng nhà máy thép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.85 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
----------

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN XÂY DỰNG: DÂY CHUYỀN NGHIỀN XI MĂNG SỐ 2
THUỘC DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG ĐỒNG LẦM
CÔNG SUẤT 1 TRIỆU TẤN/NĂM

Giáo viên hướng dẫn

: Thầy Nguyễn Khắc Thành

Lớp

: DH4QM1

Nhóm

: 06

Hà Nội – Năm 2017


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU.
I.


XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1. Mở đầu
Việt Nam có diện tích 327.480 km2 đất liền và khoảng 4.500 km2 diện tích biển
nội thủy. Địa lý trải dài từ Bắc vào Nam lên tới hơn 4.600 km với đa phần là địa hình
đồi núi chiếm 3/4 diện tích toàn quốc. Đây là nguồn tài nguyên phong phú cho việc
xây dựng và phát triển ngành vật liệu xây dựng nói chung và ngành xi măng nói riêng.
Với nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu xây dựng cơ bản có những bước tiến mạnh
mẽ đóng góp lớn vào sự tăng trưởng GDP hàng năm của đất nước cũng như giải quyết
nhiều việc làm cho người lao động, góp phần giữ vững an ninh xã hội.
Với vai trò là ngành công nghiệp sản xuất vật liệu then chốt, công nghiệp xi măng
có một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trước hết công nghiệp xi măng
là một trong những ngành có tỷ trọng đóng góp cho ngân sách Nhà nước cao, góp phần
làm tăng nhanh tổng sản phẩm xã hội (số liệu thống kê nhiều năm cho thấy ngành xi
măng đóng góp từ 10-12% GDP của toàn ngành công nghiệp). Công nghiệp xi măng
phát triển thu hút được một lực lượng lao động lớn, góp phần vào việc giải quyết tình
trạng dư thừa lao động cho xã hội. Sự phát triển của công nghiệp xi măng cũng thúc
đẩy nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ khác cùng phát triển như các ngành cơ khí,
giao thông, năng lượng, xây dựng, tư vấn, thiết kế... Việc hình thành các nhà máy xi
măng cũng đồng thời tạo nên các khu dân cư tập trung là tiền đề cho việc hình thành
các khu đô thị mới góp phần vào sự nghiệp đô thị hoá đất nước.
Nhận thức được vai trò quan trọng đó, Nhà nước đó quan tâm đặc biệt tới ngành
công nghiệp xi măng với mục tiêu khai thác tối đa các tiềm năng và nguồn lực sẵn có
trong nước như nguyên, nhiên liệu, con người... để đầu tư phát triển sản xuất, tạo ra
sản phẩm phục vụ cho công cuộc kiến thiết xây dựng các cơ sở vật chất xã hội.
2. Xuất xứ của dự án
Các định hướng trong kế hoạch đầu tư phát triển giai đoạn đến 2010 và “Quy
hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 và định hướng
đến 2030” đã thể hiện rõ quan điểm đầu tư, với mục tiêu đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng
xi măng trong nước, dành một phần xuất khẩu và nhanh chóng đưa ngành xi măng
thành một ngành công nghiệp mạnh. Để thực hiện được nhiệm vụ này, nhiều nhà máy

xi măng mới đã được Chính phủ Quyết định quy hoạch đầu tư theo Quyết định số
1488/QĐ-TTg ngày 29/08/2011 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy
hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 và định hướng
đến 2030” trong đó có nhà máy xi măng Đồng Lâm.
Việc quyết định vị trí đầu tư xây dựng dây chuyền nghiền xi măng số 2 trong mặt
bằng nhà máy xi măng Đồng Lâm tại thôn Cổ Xuân, xã Phong Xuân, huyện Phong
3


Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế được xem xét, đánh giá trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường
tiêu thụ sản phẩm, hạ tầng cơ sở, giao thông vận tải, đến cơ chế chính sách khuyến
khích đầu tư của Tỉnh Thừa Thiên Huế.
II.
CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
1. Các căn cứ pháp lý
− Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được Quốc Hội nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 18/06/2014;
− Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính Phủ về quản lý chất lượng
và bảo trì công trình xây dựng;
− Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư

xây dựng;
− Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29/08/2011của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê

duyệt “Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 và
định hướng đến 2030”;
− Công văn: Bộ Xây dựng về việc chủ trương đầu tư Dây chuyền nghiền xi măng số 2
Trạm nghiền Đồng Lâm công suất 1 triệu tấn.
− Nhu cầu của Công ty Cổ phần Xi Măng Đồng Lâm.
− Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và

hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây
dựng công trình;
− Thông tư 27/2015/TT – BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ TNMT về đánh giá tác động
môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, và kế hoạch bảo vệ môi trường.
− Báo cáo khảo sát địa chất về việc Khảo sát địa chất vị trí đầu tưNhà máy xi măng
Đồng Lâm.
− Đơn giá xây dựng cơ bản của tỉnh Thừa Thiên Huế
− Hợp đồng tư vấn số 280/2016/HĐTV/ĐLHU/CCBMđã ký giữa Công ty Cổ phần Xi
Măng Đồng Lâmvà Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình vật liệu xây dựng
(CCBM).
2. Sự cần thiết đầu tư
Việc đầu tư Dây chuyền nghiền số 2 Trạm nghiền Đồng Lâm công suất 1 triệu tấn
là phù hợp và cần thiết dựa trên các yếu tố sau:
− Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
− Phù hợp theo Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29/08/2011 của Thủ Tướng Chính
phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn
2011- 2020 và định hướng đến 2030”;
− Phù hợp với Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế;
− Phù hợp với Chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế;
− Phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ và tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty Cổ phần Xi Măng Đồng Lâm
− Tạo thêm nhiều việc làm tại địa phương, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa
4


theo định hướng phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế;
Quảng bá thương hiệu sản phẩm Xi Măng Đồng Lâm phát triển nhanh, bền vững của
Công ty Cổ phần Xi Măng Đồng Lâm trong ngành công nghiệp xi măng Việt Nam
III.
Tài liệu sử dụng

− Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
− Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm các tỉnh Miền


Trung đến năm 2020, định hướng năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số
1874/QĐ-TTg ngày 13/10/2014 của Thủ Tướng Chính Phủ;
− Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
− Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình Nhà máy xi măng Đồng Lâm tại địa điểm:
Thôn Cổ Xuân, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế và các tiêu
chuẩn, quy phạm hiện hành về công tác lập dự án đầu tư và quản lý chất lượng công
trình xây dựng;
− Cổng thông tin điện tử Bộ kế hoạch và đầu tư;
− Trang thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế.
− Niên giám thống kê
IV.
PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM DỰ ÁN

Phương pháp thống kê : Phương pháp này nhằm thu thập và xử lý các số liệu khí
tượng thuỷ văn và kinh tế xã hội tại khu vực dự án.


Phương pháp tham vấn cộng đồng : Được sử dụng trong quá trình phỏng vấn lấy ý
kiến của lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã và cộng đồng
dân cư xung quanh khu vực dự án.



Phương pháp điều tra khảo sát và lấy mẫu hiện trường : Phương pháp nhằm xác định
vị trí các điểm đo và lấy mẫu các thông số môi trường phục vụ cho việc phân tích và
đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án.

Phương pháp so sánh : Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở Quy chuẩn Việt Nam
Phương pháp đánh giá nhanh : Được thực hiện theo quy định của Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) nhằm ước tính tải lượng của các chất ô nhiễm trong khí thải để đánh giá
các tác động của dự án tới môi trường.








Phương pháp mô hình hoá : Sử dụng mô hình Gauss để tính toán dự báo nồng độ trung
bình của các chất ô nhiễm trong khí thải từ các nguồn thải của công nghệ sản xuất xi
măng vào môi trường.
Phương pháp phân tích tổng hợp xây dựng báo cáo : Phân tích, tổng hợp các tác động
của dự án đến các thành phần môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực thực hiện
dự án.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM DỰ ÁN
Nhóm 6 – DH4QM1
5


VI. QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
- Bước 1 : Nghiên cứu dự án đầu tư.
- Bước 2 : Nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên và KTXH tại khu vực dự án.
- Bước 3 : Khảo sát, đo đạc và đánh giá HTMT tại khu vực dự án.
- Bước 4 : Xác định các nguồn gây tác động, đối tượng, quy mô bị tác động, phân
tích và đánh giá các tác động của dự án tới môi trường.
- Bước 5 : Xây dựng các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và

ứng phó sự cố môi trường của dự án.
- Bước 6 : Xây dựng các công trình XLMT, chương trình QL&GSMT.
- Bước 7 : Lập dự toán kinh phí cho các công trình xử lý môi trường.
- Bước 8 : Tổ chức tham vấn lấy ý kiến của UBND và UBMTTQ xã, phường.
- Bước 9 : Xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
- Bước 10 : Trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

6


CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
- Tên dự án: Dự án xây dựng dây chuyền nghiền xi măng số 2 công suất 1 triệu tấn xi
măng/năm thuộc dự án Nhà máy xi măng Đồng Lâm.
1.2. Chủ dự án
- Chủ đầu tư dự án: Công ty cổ phần xi măng Đồng Lâm.
- Địa chỉ: Số 175A đường Phan Chu Trinh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Số điện thoại liên lạc: 0548379994; Fax: 054897405.
- Tổng giám đốc: Phan Lê Dũng
1.3. Vị trí địa lý của dự án
Dự án nằm trong mặt bằng nhà máy xi măng Đồng Lâm.
Nhà máy xi măng Đồng Lâm nằm trên khu đồi của lâm trường Phong Điền thuộc
thôn Cổ Xuân, xã Phong An, huyện Phong Điền, cách thị trấn Phong Điền 5km về phía
Đông Nam, cách thành phố Huế khoảng 35km về phía Tây Bắc, cách quốc lộ 1A
khoảng 3 km về phía Bắc.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1. Mục tiêu của dự án
− Mở rộng, phát triển thị trường với đa dạng hóa chủng loại sản phẩm để cung cấp cho
khu vực Miền Trung, xây dựng và quảng bá thương hiệu…phát triển nhanh, bền vững;
− Tận dụng điều kiện sẵn có từ kinh nghiệm, đến hạ tầng cơ sở vị trí đầu tư xây dựng, sự

ủng hộ cơ chế chính sách tại địa phương nơi đầu tư xây dựng để tiết kiệm chi phí đầu
tư, nâng cao hiệu quả đầu tư;
− Xây dựng một cơ sở Kinh tế - Công nghiệp quy mô, góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế;
− Giải quyết việc làm cho người lao động và thay đổi cơ cấu kinh tế của địa phương theo
chiều hướng tích cực, tạo sản phẩm thiết yếu cho xã hội, đóng góp vào nguồn thu ngân
sách của Nhà nước và địa phương.
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án
Đầu tư xây dựng Dây chuyền nghiền số 2 Trạm nghiền Đồng Lâm công suất 1
triệu tấn/năm trong mặt bằng hiện có của nhà máy xi măng Đồng Lâm tại thôn Cổ
Xuân, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
1.4.2.1. Các hạng mục công trình chính
− Các tuyến băng tải nhập nguyên liệu
− Nhà nghiền xi măng
− Si lô xi măng
− Đóng bao xi măng và xuất xi măng
7


− Mở rộng kho chứa thạch cao, phụ gia.





1.4.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ:
Khu phụ trợ sản xuất bao gồm: hệ thống cấp khí nén, cấp điện, cấp nước, hệ thống
thông tin liên lạc, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải và tuyến thông tin liên lạc.
Tuyến cấp điện cho thi công.
Các hạng mục phụ trợ khác không phải đầu tư mới sử dụng chung với dây chuyền sản

xuất clanhke và dây chuyền nghiền xi măng hiện đang hoạt động.
1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục
công trình của dự án
1.4.3.1. Các hạng mục công trình chính
TT
I
1.1

Kích thước (m)
Dài
Rộng Cao
Khu sản xuất chính.
Kho nguyên
201.6 49
liệu chứa thạch
cao &xỉ
Hạng mục

Đặc điểm kết cấu
Nền nhà bằng BT đá dăm B15(M200)
dày 200mm.
Gia cố nền móng bằng cọc đóng ly
tâmB22.5(M300) tiếtdiện D450 sâu
15m
Móng băng BTCT, bê tông đá dăm, đài
móng, móng thiết bị BTCT
B22.5(M300).
Cốt thép móng sử dụng thép AI, AIII,
có Fy = 2350kg/cm2, Fy =
3900kg/cm2.

Lót bê tông đá dăm B7.5 (M100).
Tường chắn xây gạch cao 1.0m
Khung thép tổ hợp. Mái lợp tôn kết
hợp nhựa màu lấy ánh sáng , xà gồ
thép
Bao che tôn kết hợp nhựa màu lấy ánh

1.2

Nhà định lượng
và nghiền xi
măng.

37.5
69

12,44 18.5
24
35.5

sáng
Gia cố nền móng nhà bằng cọc ly tâm
tiết diện D450 sâu 15m
Nền nhà bằng BTCT có cấp độ bền
B22,5 (M300), bê tông đá dăm có cấp
độ bền B15 (M200).
Lót bê tông đá dăm B7,5 (M100).

8



TT

Hạng mục

Kích thước (m)
Dài
Rộng Cao

Đặc điểm kết cấu
Cốt thép móng sử dụng nhóm thép AI,
AIII có Fy = 2350kg/cm2, Fy =
3900kg/cm2.
Kết cấu móng, khung cột dầm là kết

1.3

Silô xi măng (2
cái)

Φ15.0

36

cấu bê tông cốt thép B22,5
Mái bằng kết cấu thép.
Lót bê tông đá dăm B7,5 (M100).
Móng BTCT B22,5.
Thân silô sử dụng BTCT B25.
Thân silo Φ11 làm bằng thép tấm.

Mái bằng kết cấu thép
Cốt thép móng sử dụng nhóm thép AI,
AII có Fy = 2350kg/cm2, Fy =
3900kg/cm2.
Gia cố nền móng si lô bằng cọc ly tâm

1.4

Nhà đóng bao
và xuất XM
bao.

32

37.5

24.2

tiết diện Φ450sâu 15m.
Gia cố nền móng bằng cọc ly tâm tiết
diện D450.
Nền nhà bằng BT đá dăm B15(M200)
dày 200mm.
Lót bê tông đá dăm B7.5 (M100).
Móng BTCT, bê tông đá dămB22,5
Kết cấu móng, khung, dầm, sàn là kết
cấu bê tông cốt thép B22,5.
Sàn ở các độ cao: +5.5m, +8.7m,
+12.8m, +19.0m, +24.2m
Bao che gạch


1.6

Trạm điện
chính

30

20

Mái bằng BTCT
Móng BTCT B22,5, cọc BTCT

6

350x350, L= 25m.
Bao che bằng gạch

1.4.4. Công nghệ sản xuất và vận hành
9


Dây chuyền công nghệ sản xuất của nhà máy được chia thành các công đoạn như
sau:
 Kho phụ gia tổng hợp:
Thạch cao và phụ gia cho dây chuyền nghiền xi măng số 2 được vận chuyển về
nhà máy và được chứa chung trong kho chứa phụ gia tổng hợp tại tại mặt bằng nhà
máy.
− Các nguyên liệu được đưa vào kho bằng thiết bị rải có năng suất 320 tấn/giờ và được
rút ra bằng thiết bị rút có năng suất 200 t/h.

− Các thiết bị rải, băng tải vận chuyển đều được làm kín để giảm thiểu lượng bụi thải ra
môi trường xung quanh.
− Các thiết bị này được sử dụng chung cho dây chuyền nghiền xi măng số 1 & 2.
 Định lượng và nghiền xi măng:

Trạm định lượng cho nghiền xi măng cho dây chuyền nghiền xi măng số 2 được
sử dụng chung với dây chuyền nghiền xi măng số 1 đang hoạt động. Các nguyên liệu
sau khi qua cân băng định lượng được băng tải vận chuyển đến cấp cho hệ thống
nghiền đứng nghiền xi măng.
Nghiền xi măng được thực hiện bằng hệ thống nghiền đứng, công suất máy nghiền
180 tấn/giờ. Sản phẩm sau nghiền mịn đạt độ mịn ≥3200cm2/g (Blaine) và được thu
hồi tại thiết bị lọc bụi túi và được hệ thống máng khí động, gầu nâng vận chuyển đến
silô xi măng.
 Silô xi măng và xuất xi măng rời:
Xi măng thành phẩm được chứa trong 02 silô xi măng có kết cấu BTCT với sức
chứa 6000 tấn đảm bảo dự trữ cho 2,78 ngày sản xuất.
 Đóng bao và xuất xi măng:
Hệ thống đóng bao với 03 máy đóng bao kiểu quay 8 vòi công suất 100 t/h, quá
trình đóng bao và xuất xi măng được mô tả sơ bộ như sau:
− Xi măng bột từ silô xi măng được máng khí động vận chuyển đến gầu nâng và được
đổ vào sàng rung. Sau khi qua sàng rung xi măng được chứa trong két trung gian và
được cấp liệu kiểu tang quay cấp cho máy đóng bao 8 vòi kiểu quay. Mỗi bao có trọng
lượng 50±0.25 kg được kiểm tra nhờ cân đặt trên đường băng tải vận chuyển bao ra
khỏi máy đóng bao. Những bao không đảm bảo trọng lượng sẽ bị đưa ra ngoài bằng
đường riêng. Những bao đạt yêu cầu sẽ được đưa xuống ô tô. Phía dưới máy đóng bao
và thiết bị làm sạch bao có các phễu thu hồi xi măng, xi măng thu hồi sẽ được vít tải
đưa trở lại gầu nâng để thực hiện quá trình đóng bao lại.
− Hệ thống xuất xi măng bao với 04 tuyến xuất bao đường bộ cho ô tô và 01 tuyến băng
tải xuất xi măng rời với công suất 120 t/h.
10



 Tự động hóa: Dây chuyền được trang bị hệ thống tự động hóa các khâu kiểm tra, đo







lường xử lý thông tin, điều chỉnh và điều khiển hoạt động toàn bộ dây chuyền sản xuất
nhằm tối ưu hóa toàn bộ quá trình sản xuất.
1.4.5. Nguyên, nhiên vật liệu, các sản phẩm của dự án
1.4.5.1. Nguyên, nhiên vật liệu của dự án
Clinker: Nguyên liệu chính cho trạm nghiền là clinker (được lấy từ dây chuyền sản
xuất số 1)
Puzzolan:Puzzolan được mua từ các nhà cung cấp vận chuyển về nhà máy bằng đường
thủy.
Thạch cao:Nhà máy sử dụng Thạch cao nhập khẩu của Thái Lan.
1.4.5.2. Sản phẩm của dự án
Xi Măng Portland Hỗn Hợp PCB 40
Xi măng Pooclăng đá vôi là loại xi măng hỗn hợp, sử dụng đá vôi như là một
thành phần không chứa Pooclăng.
Xi măng silicat hỗn hợp - polime vô cơ và các sản phẩm chế tạo từ nó bằng
nguyên liệu đất đá bazan làm chủ đạo cùng các phụ gia khác từ đất đá và phế thải nông
nghiệp cơ bản
1.4.6. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
- Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án.
- Quản lý vận hành: Nhà máy do chủ đầu tư quản lý, kinh doanh và sản xuất với
các hoạt động và nội dung dự án đã được phê duyệt.


11


1

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC DỰ ÁN
2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên
2.1.1. Điều kiện vị trí địa lý, địa chất
Vị trí địa lý
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất
liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phần đất liền Thừa Thiên Huế có
tọa độ địa lý :
- Điểm cực Bắc: 16o44’30” vĩ Bắc và 107o23’48” kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền
Hương, huyện Phong Điền.
- Điểm cực Nam: 15o59’30” vĩ Bắc và 107o41’52” kinh Đông ở đỉnh núi cực nam, xã
Thượng Nhật, huyện Nam Đông.
- Điểm cực Tây: 16o22’45” vĩ Bắc và 107o00’56” kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng
Thủy, huyện A Lưới.
- Điểm cực Đông: 16o13’18” vĩ Bắc và 108o12’57” kinh Đông tại bờ phía Đông đảo Sơn

2

3

Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.
Khí hậu
Đặc điểm chung của khí hậu Thừa Thiên Huế là nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, mưa theo
mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Thừa Thiên Huế khoảng 25 oC. Tổng lượng

bức xạ nhiệt trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam của tỉnh và dao động trong
khoảng từ 110 đến 140 kcal/cm2, ứng với hai lần mặt trời qua thiên đỉnh tổng lượng
bức xạ có 2 cực đại: lần thứ nhất vào tháng V và lần thứ hai vào tháng VII, lượng bức
xạ thấp nhất vào tháng 12. Cán cân bức xạ nhiệt trung bình từ 75 đến 85 kcal/cm2,
ngay cả tháng lạnh nhất vẫn mang trị số dương. Hàng năm Thừa Thiên Huế nhận được
một lượng mưa lớn, trung bình trên 3000mm, song phân bố không đều.
Đặc điểm địa hình
a Địa hình
- Địa hình khu vực núi trung bình: khu vực núi trung bình chủ yếu phân bố ở phía Tây,
Tây Nam và Nam lãnh thổ, chiếm khoảng trên 25% lãnh thổ của tỉnh.
- Địa hình khu vực núi thấp và gò đồi: núi thấp và đồi phân bố trên diện tích rộng nhất
của khu vực địa hình đồi núi (trên 65%) và chiếm khoảng 50% lãnh thổ toàn tỉnh.
- Địa hình khu vực đồng bằng duyên hải: chiếm khoảng 16% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Đồng bằng duyên hải Thừa Thiên Huế trải dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam trên
100km.
- Địa hình khu vực đầm phá và biển ven bờ: Đầm phá, cồn cát chắn bờ và biển ven bờ.
b Hệ thống sông ngòi
12


Tổng chiều dài sông suối và sông đào đạt tới 1.055km, tổng diện tích lưu vực tới
4.195km2. Mật độ sông suối dao động trong khoảng 0,3-1km/km2, có nơi tới 1,5-2,5
km/km2.Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế từ Bắc vào Nam gặp các sông chính là Sông Ô
Lâu, Hệ thống Sông Hương, Sông Nong, Sông Truồi, Sông Cầu Hai, Sông Bù Lu.
2
Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế
1
Đặc điểm xã hội
a Dân số
Tính đến năm 2015, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế là 1.143.572 người trong đó

567.253 nam, 576.319 nữ, mật độ dân số là 228 người /km 2, phân bố đồng đều giữa
thành thị và nông thôn, cụ thể 556.056 người sinh sống ở thành thị và 587.516 người
sinh sống ở vùng nông thôn.Trong các dân tộc thiểu số sinh sống ở Thừa Thiên Huế thì
các dân tộc: Cơ tu, Tà Ôi, Bru-Vân Kiều được xem là người bản địa sinh sống ở phía
Tây của tỉnh.
b Đơn vị hành chính
Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố Huế,
thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và 06 huyện gồm Phong Điền, Quảng Điền, Phú
Vang, Phú Lộc, A Lưới và Nam Đông.
c Văn hóa, giáo dục, y tế
Thừa Thiên Huế có một nền văn hoá dân gian độc đáo mang sắc thái riêng của
Huế như: Nhã nhạc Cung Đình đã được Unesco công nhận di sản thế giới, phong tục
địa phương như tế làng, cúng Thành Hoàng, rước Thánh Mẫu, Ca Huế, vật làng Sình,
đua ghe, lễ hội Cầu Ngư, tế Trời hàng năm…Tình hình phát triển giáo dục: tổng số học
sinh của tỉnh Thừa Thiên Huế từ cấp học mẫu giáo đến phổ thông chiếm khoảng 24%
dân số. Từ năm học 2015-2016, 100% các xã, phường đều có trường mẫu giáo, trường
cấp 2. 100% các huyện thành phố có trường cấp 3. Tình hình phát triển y tế: nhờ được
đầu tư của trung ương và địa phương, cùng với việc nâng cao đời sống, ngành y tế đã
có những bước phát triển nhanh.
2
Đặc điểm kinh tế
Với mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, trong những năm qua,
tăng trưởng kinh tế Thừa Thiên Huế đạt mức độ khá. Tổng sản phẩm trong tỉnh
(GRDP) năm 2016 ước tính tăng 7,11% so với năm 2015; trong đó khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng 8,48%; đóng góp 2,99 điểm phần trăm vào tăng trưởng
chung; khu vực dịch vụ tăng 8,02%, đóng góp 4,26 điểm phần trăm; khu vực nông,
lâm, thủy sản giảm 1,16%, làm giảm 0,14 điểm phần trăm mức tăng chung.

13



CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TỪ GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG
CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
1.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
Ô nhiễm bụi từ vật liệu xây dựng
Quá trình bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu tại công trường xây dựng sẽ gây phát
tán bụi ra môi trường xung quanh. Bụi chủ yếu phát ra từ các nguồn vật liệu như cát,
đá, xi măng và một phần từ sắt thép. Ngoài ra bụi còn phát sinh trong quá trình tập kết,
lưu trữ nguyên vật liệu.
Ô nhiễm do khí thải giao thông trong giai đoạn xây dựng
Các phương tiện trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và máy
móc thiết bị ra vào khu vực dự án sử dụng chủ yếu là xăng, dầu diezen. Trong quá
trình hoạt động nhiên liệu bị đốt cháy sẽ thải ra môi trường lượng khói thải chứa các
chất ô nhiễm không khí như: bụi khói, CO, CO2, SO2, NOx, hydrocacbon…
Mức độ phát thải chất ô nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ không
khí, vận tốc xe chạy, quãng đường vận chuyển, loại nhiên liệu, các biện pháp kiểm soát
ô nhiễm. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tải lượng các chất ô nhiễm đối với các loại
ô tô sử dụng dầu diezen như sau
Bảng 3.1: Thành phần khí độc hại trong khói thải của các phương tiện giao
thông vận tải
Phương tiện

Đơn vị (u)

TSP
SO2
NOX
CO
VOC

Kg/u
Kg/u Kg/u
Kg/u
Kg/u
Xe tải nặng trên 16 tấn sử dụng động cơ diesel
Chạy trên đường 1000 Km
1,6
7,26S 18,2
7,3
5,8
ở vùng ngoại ô
Tấn nhiên liệu
4,3
20S
50
20
16
(WHO, Geneva, 1993 (S là hàm lượng % của lưu huỳnh trong nhiên liệu
(S=0.05%); Đường vận chuyển trong dự án này là đường vùng ngoại ô).
Trong giai đoạn thi công: Thiết kế dự án ước tính có khoảng 5.200 tấn khối lượng
nguyên vật liệu, vật tư thiết bị cần vận chuyển đén khu vực dự án quy ra khoảng 325
lượt xe tiêu chuẩn (trọng tải xe 16 tấn) lưu thông vào khu vực dự án. Số lượt xe không
tải được quy đổi thành xe có trọng tải 32 tấn sẽ là 325/2,86 = 114 lượt, tổng lượt xe ra
vào công trường dự án trong thời gian thi công xây dựng dự án là 439 lượt xe hay 3
lượt xe/ngày nếu ước tính số ngày thi công dự án là 150 ngày. Vậy tải lượng các chất
khí ô nhiễm được dự báo theo hệ số từ bảng 3.1 và trình bày như trong bảng sau:

14



Bảng 3.2. Hệ số phát thải khí do 1 phương tiện tham gia giao thông
Các chất ô
Tổng quãng
Tải lượng
Hệ số (kg/1000 Km)
nhiễm
đường (km)
(kg/ngày)
1
Bụi
1,6
3
0,0048
2
SO2
7,43S
3
0,001115
3
NOX
24,1
3
0,0723
4
CO
3,7
3
0,0111
5
VOC

3
3
0,009
(S là hàm lượng % của lưu huỳnh trong nhiên liệu (S=0,05%))
Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải từ các xe tải nặng như tính toán ở trên là
không qua lớn. Mặt khác hoạt động của dự án được diễn ra trong một khu vực không
gian công trường rộng rãi, thoáng đãng nên bụi và khí thải sẽ bị pha loãng và phát tán
nhanh vào không khí, mức độ ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh là khong đánh
kể. Tuy nhiên sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân xây dựng.
Ngoài ra, sự gia tăng mật độ xe trong một thời gian sẽ làm tăng khả năng xảy ra
tai nạn giao thông trong khu vực dự án, gây bụi, tiếng ồn trên đường vận chuyển gây
ảnh hưởng dến cuộc sống của người dân dọc theo tuyến dường vận chuyển.
Ô nhiễm không khí trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng
Trong giai đoạn xây dựng của dự án, khí thải sẽ phát sinh do hoạt động của các
máy móc thiết bị cơ giới trên công trường như máy ủi, máy xúc, máy lu,…Khí thải các
phương tiện này có chứa các chất ô nhiễm là SOx, NOx, CO và bụi.
Ô nhiễm bụi sinh ra trong quá trình thực hiện thi công dự án do khối lượng công
việc phải thi công nhiều, các phương tiện thi công phải hoạt động suốt ngày đêm.
Trong trường hợp thi công triển khai mạnh vào mùa khô thì ô nhiễm bụi cho toàn vùng
vào thời điểm này là cao nhất. Nồng độ bụi có thể gấp 10 -15 lần so với nồng độ bụi
cho phép, nồng độ bụi sẽ giảm dần sau khi thi công xong các công trình. Thành phần
bụi: chủ yếu là bụi đất đá, bụi cát, bụi xi măng, bụi khói nhựa đường. Các loại bụi
trong thi công xây dựng không độc hại song nó ảnh hưởng trực tiếp tới cán bộ công
nhân thi công công trình, mĩ quan khu vực, quá trình quang hợp của cây xanh và ảnh
hưởng tới sức khoẻ dân cư trong khu vực.
1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
 Nguồn tác động do tiếng ồn
TT

Trong quá trình thi công xây dựng của dự án, tiếng ồn gây ra chủ yếu do các máy

móc thi công, các phương tiện vận tải trên công trường và do sự va chạm của máy móc
thiết bị, các loại vật liệu bằng kim loại, máy ép cọc bê tông...

15


Bảng 3.3. Tiếng ồn do các thiết bị xây dựng tạo ra ở khoảng cách 15m so với
thiết bị xây dựng
STT
Thiết bị xây dựng
Độ ồn tạo ra (dBA)
1
Máy xúc
72 – 85
2
Máy cuốc
73 – 93
3
Máy kéo
76 – 96
4
Máy ủi
80 – 93
5
Máy lát đường
86 – 88
6
Xe tải
82 – 93
7

Xe cẩu
75 – 87
8
Máy bơm
69 – 71
9
Máy phát điện
71 – 82
10
Máy nén khí
74 – 86
11
Máy khoan đá
81 – 98
12
Máy đóc cọc bê tông (giá trị cực đại)
95 – 105
13
Máy rung
70 – 80
14
Cưa máy
72 – 81
(Nguồn: GS. TS Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa
học kỹ thuật, Hà Nội – 1997)
Từ bảng 3.3 cho thấy hầu hết các máy móc xây dựng đề gây độ ồn cao (trên 70
dBA) trong khoảng cách 15m, vượt giới hạn cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT về
độ ồn tại khu vực thông thường.
Để đánh giá phạm vi chịu ảnh hưởng của độ ồn từ khu vực công trường có thể sử
dụng công thức toán học làm cơ sở cho mô hình là công thức xác định độ ồn tại một

điểm có khoảng cách d (m) so với nguồn phát tiếng ồn:
Li=Lp - ∆Ld - ∆Lb - ∆Ln (dBA)
Trong đó:
Li: Mức ồn truyền tới điểm tính toán ở môi trường xung quanh, dBA
Lp: Mức ồn của nguồn gây ồn, dBA
∆Ld: Mức ồn giảm đi theo khoảng cách, dBA
∆Ld = 20*lg[(r2/r1)1+a]
Trong đó:
r1: khoảng cách dùng để xác định mức âm đặc trưng của nguồn gây ồn, thường lấy
bằng 1m đối với nguồn điểm
r2: khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn tính từ nguồn gây ồn, m
a: Hệ số kể đến của ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất, đối với mặt
đất trống trải a = 0
∆Lb: mức ồn giảm đi khi truyền qua vật cản. Khu vực dự án có địa hình rộng
thoáng và không có vật cản nên ∆Lb = 0
16


∆Ln : mức ồn giảm đi do không khí và các bề mặt xung quanh hấp thụ. Trong
phạm vi tính toán nhỏ, chúng ta có thể bỏ qua mức độ giảm ồn này
Nguồn: GS. TS Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học
kỹ thuật, Hà Nội – 1997
Như vậy có thể thấy rằng, độ ồn giảm theo hàm số logarit theo khoảng cách tính
từ điểm phát sinh tiếng ồn. Trong trường hợp tiêu cực nhất (không có vật cản, địa hình
bằng phẳng, không có thảm thực vật) thì nếu khoảng cách tính tới thiết bị tăng lên gấp
đôi (r2 = 2r1) thì độ ồn sẽ giảm đi xấp xỉ 6 dB.
Như vậy, kết quả tính toán bằng mô hình cho trường hợp tiêu cực nhất về khả lăng
lan truyền tiếng ồn do các máy móc thiết bị và xe tải sử dụng cho dự án tạo ra trong
quá trình hoạt động được trình bày như bảng 3.4
Bảng 3.4. Lan truyền tiếng ồn do máy móc, thiết bị xây dựng

Máy móc thiết bị

Tiếng ồn máy móc thiết
bị cách 15m

Khoảng cách tính tới
máy móc thiết bị (m) để
độ ồn giảm xuống còn 70
dBA
60 -240
60 – 240
30 – 120
240 – 960

Máy ủi
80 – 93
Xe tải
82 – 93
Xe cẩu
75 – 87
Máy đóc cọc bê tông
95 – 105
(giá trị cực đại)
Từ các số liệu trong bảng 3.4 có thể rút ra các kết luận sau:
Trong trường hợp chỉ có máy ủi, xe tải, xe cẩu hoạt động thì tiếng ồn trên 70 dBA
chỉ nằm trong phạm vi khoảng 240m tính từ công trường.
Trong trường hợp máy đóng cọc bê tông hoạt động, phạm vi chịu ảnh hưởng bởi
tiếng ồn với cường độ trên 70 dBA nawfmt rong khoảng 240 – 960 m tính từ khu vực
đóng cọc.
Do khu vực xây dựng dự án cách rất xa khu vực dân cư nên tiếng ồn từ công

trường xây dựng khó có thể ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh.
 Đánh giá tác động do rung
Nguồn gây rung động trong quá trình thi công xây dựng của dự án là từ các
máymóc thi công, các phương tiện vận tải trên công trường, đóng cọc bê tông,
cọckhoan nhồi... Mức rung có thể biến thiên lớn phụ thuộc vào nhiều yếu tố vàtrong
đó các yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất là nền đất, móng công trình vàtốc độ khác
nhau của dòng xe khi chuyển động.
Tuy nhiên, công trình nằm xa rất xa khu dân cư nên không bị ảnh hưởng bởi
những tác động của dự án.
3.2.ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
17


3.2.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
3.2.1.1. Ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất
Trong quá trình hoạt động của nhà máy, nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường chủ
yếu do nguồn phát thải bụi gồm:
Bụi phát sinh khi đổ nguyên vật liệu vào các phễu tiếp nhận, các vị trí chuyển đổi
giữa các băng tải vận chuyển thạch cao, clanke, phụ gia.
Công đoạn định lượng nguyên liệu: Bụi clanke và phụ gia phát sinh trong quá
trình đổ clanke, phụ gia vào két chứa và rút ra cung cấp cho nghiền xi măng.
Công đoạn nghiền xi măng: Bụi phát sinh khi cấp các nguyên liệu vào máy nghiền
xi măng và trong quá trình vận chuyển xi măng đến si lô chứa.
Công đoạn chứa, đóng bao và xuất xi măng: Bụi phát sinh khi rút xi măng bột từ
si lô xi măng, các điểm đổ trung chuyển giữa các thiết bị vận chuyển xi măng bột, tại
khu vực máy đóng bao xi măng và tại vị trí xuất xi măng bao cũng như xuất xi măng
rời.
Mặc dù, việc sản xuất nguyên liệu được diễn ra ở dây chuyền xi măng số 1 đang
hoạt động rồi vận chuyển qua cho dây chuyền nghiền xi măng số 2 xong quá trình này

vẫn phải được đánh giá tác động do quá trình này sẽ phát sinh một lượng bụi vào môi
trường từ công đoạn đập đá vôi, đất sét, nghiền than,…Bụi, khói, khí độc (so 2, nox)
phát sinh ở công đoạn nung clanke và làm nguội clanke.
Tóm lại nguồn gây ô nhiễm không khí của nhà máy chủ yếu do bụi phát sinh trong
quá trình vận chuyển, tiếp nhận, đập, nghiền, vận chuyển nguyên nhiên liệu, nghiền và
đóng bao xi măng và do khói, bụi, khí độc (so 2, nox) của hệ thống lò nung và làm
nguội clanke (của dây chuyền sản xuất clanhke đang hoạt động).
Các chất ô nhiễm đặc trưng từ hệ thống sản xuất đối với môi trường không khí là
bụi (bụi thạch cao, clanhe, xi măng...).
3.2.1.2. ô nhiễm không khí do hoạt động làm việc , sinh hoạt của công nhân
Nguồn phát sinh khí thải chủ yếu bao gồm :
- Khí thải di chạy máy phát điện khi có sự cố mất điện …
- Lượng khí thoát từ khu vệ sinh ( qua hệ thống quạt gió là không đáng kể ) .
- Lượng phát thải ở đây là không lớn và phân tán nên mức độ ảnh hưởng là không đáng
kế .
- Quá trình phân hủy chất hữu cơ trong quá trình lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt , hệ
thống xử lý nước thải , bùn thải , cống thoát nước của dự án sẽ phát sinh một số khí
gây mùi hôi H2S, CH4 , NH3 v…, tuy nhiên ảnh hưởng không đáng kể và có thể kiểm
soát bằn các biện pháp quản lý phù hợp
3.2.3. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
 Nguồn tác động do tiếng ồn và độ rung
18


Tiếng ồn và rung phát ra chủ yếu từ các thiết bị như động cơ, tiếng ồn của máy
nghiền, máy bơm, quạt gió hoặc từ các phương tiện vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu
và sản phẩm khi hoạt động.
Tiếng ồn gây ảnh hưởng trực tiếp đến người công nhân vận hành sản xuất. Khi
người công nhân tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao, trong một thời gian dài sẽ làm
thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp. Ngoài ra tiếng ồn còn ảnh hưởng tới

các cơ quan khác của cơ thể như làm rối loạn chức năng thần kinh, gây bệnh đau đầu,
chóng mặt có cảm giác sợ hãi. Tiếng ồn cũng gây nên các tổn thương cho hệ tim mạch
và tăng các bệnh đường tiêu hóa.
 Nguồn tác động ô nhiễm nhiệt
Trong quá trình sản xuất xi măng, một số công đoạn có các thiết bị phát nhiệt ra
môi trường xung quanh như khu vực nghiền xi măng, buồng đốt phụ máy nghiền.
Tổng các nhiệt lượng này tỏa vào không gian xung quanh lớn làm nhiệt độ không
khí các khu vực này cao ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của cơ thể con người, gây ảnh
hưởng tới sức khỏe và năng suất lao động.
Nhiệt độ cao sẽ gây nên những biến đổi về sinh lý và ở cơ thể con người như mất
nhiều mồ hôi, kèm theo đó là mất mát một lượng các muối khoáng (như các ion K, Na,
Ca, I, Fe và một số sinh tố). Nhiệt độ cao làm cho cơ tim cũng phải làm việc nhiều
hơn, chức năng của thận, của hệ thần kinh trung ương cũng bị ảnh hưởng.
3.2.4. Tính tải lượng
Tải lượng bụi và khí thải được tính toán theo phương pháp tính toán nhanh của
WHO như sau:
E = A . EF , kg/năm
Trong đó :
E – Tải lượng chất ô nhiễm, kg/năm.
A – Công suất tấn clinker/năm
EF – Hệ số tải lượng phát thải theo WHO kg/tấn clinker
Tính tải lượng bụi
Theo phương pháp tính toán nhanh của WHO, tải lượng bụi phát sinh từ các công
đọan sản xuất chính thuộc dây chuyền sản xuất số 2 được tính toán dự báo như trong
bảng sau.
Bảng 3.5. bảng tính tải lượng bụi phát sinh từ các công đoạn sản xuất thuộc
dây chuyền sản xuất xi măng số 2
TT

Công đoạn sản xuất


Hệ số phát thải bụi
( kg/ tấn clanke)
19

Khối lượng bụi
Tấn/ngày

Tấn / năm


1

0,14

0,415

124,5

2

Kho nguyên liệu và phụ
gia
Chứa, xuất clanke

0,12

0,356

106,7


3

Nghiền xi măng

0,05

0,15

44,5

4

Silo xi măng

0,13

0,39

115,6

5

Đóng bao và xuất

0,01

0,03

8,89


Theo phương pháp tính toán nhanh của WHO, tải lượng bụi phát sinh thêm từ các
công đọan sản xuất thuộc dây chuyền sản xuất xi măng số 1 (đang hoạt động) để cung
cấp nguyên liệu đã được định lượng cho dây chuyền xi măng số 2 được tính toán dự
báo như trong bảng sau:
Bảng 3.6. bảng tính tải lượng bụi phát sinh thêm từ các công đoạn sản xuất
của dây chuyền xi măng số 1 (đang hoạt động) để cung cấp nguyên liệu cho dây
chuyền xi măng số 2
TT

Công đoạn sản xuất

Hệ số phát thải bụi
( kg/ tấn clanke)

Khối lượng bụi
Tấn/ngày

Tấn / năm

1
2
3
4
5

Đập đá vôi
Kho đá vôi
Đập sét
Đập phụ gia

Kho than

0,14
0,17
0,134
0,02
0,1

0,415
0,5
0,4
0,3

124,488
151,164
119.15
17,784
88,9

6

Nghiền than

10

29,64

8892

7


Nghiền nguyên liệu

4,2

12,45

3734,64

8

Trộn nguyên liệu

0,05

0,15

44,46

9

Nung clanke

120

355,68

106704

10


Làm nguội clanke

10,6

31,42

9425,52

Ghi chú: Công xuất của dây chuyền sản xuất xi măng số 2 thuộc nhà máy xi
măng Đồng Lâm là 889.200 tấn clanke/năm . Thời gian hoạt động của dây chuyền sản
xuất xi măng số 2 là 300 ngày/năm.
Qua 2 bảng trên có thể thấy , trong trường hợp không có các biện pháp kiểm soát
bụi , tổng lượng bụi phát thải vào không khí xung quanh để sản xuất ở dây chuyền xi
măng số 2 có thể lên tới hằng trăm ngàn tấn / năm.
20


Trong số các công đoạn sản xuất thì các công đoạn sản xuất có khả năng phát sinh
bụi lớn bao gồm:
• Công đoạn nghiền than
• Công đoạn nung clanke.
• Công đoạn làm nguội clanke
Tính tải lượng NOx , SOx
Các khí ô nhiễm NOx , SOx, CO2
Trong công đoạn nung clinker, việc đốt nhiên liệu là than đá sẽ phát sinh thải vào
môi trường khói thải có chứa nhiều khí độc hại như NOx, SO2 và một lượng lớn khí
CO2 .
Tải lượng các khí đôc ( NOx , SOx ) trong khói thải từ lò nung clanke được tính
toán dự báo vào phương pháp đánh giá nhanh của WHO và trình bày trong bảng 3.7

Bảng 3.7. Tải lượng các khí ô nhiễm chính trong khí thải lò nung clanke
TT
1
2

Khí độc

Hệ số ô nhiễm theo
( kg / tấn clanke)

SO2
NOx

1,02
2,15

Tải lượng ô nhiễm
Tấn /
Tấn/
ngày
năm
3,023
906,984
6,37
1911,78

Với lưu lượng khí thải của ống khói lò nung là 760.579Nm3 / h thì nồng độ NO 2
và SO2 trong khói thải lò nung nếu so sánh với mức giới hạn tối đa cho phép quy định
tại QCVN 23: 2009 / BTNM (cột B2: SO 2 = 500 m/Nm3 , NO2 = 1000 mg / Nm3 và kv
= 1,0 áp dụng cho khu vực thuộc loại 3, kp = 1,0 áp dụng cho công suất 0,6 < P ≤ 1.5

triệu tấn/năm) thì nồng độ SO2 và NO2 vẫn thuộc giới hạn cho phép.
Tính Tải lượng CO2:
Theo thống kê của WHO , lượng CO 2 phát sinh từ việc sản xuất 1 tấn clanke là
khoảng 900kg , do vậy mỗi năm sản xuất 889.200 tấn clanke đưa vào môi trường
khoảng 800.280 tấn CO2 mỗi năm.
3.2.5. Áp dụng mô hình Gauss tính toán sự lan truyền ô nhiễm bụi trong giai
đoạn hoạt động.
Do tải lượng ô bụi từ 3 công đoạn: nghiền than, nung clanke, làm nguội từ clanke
là lớn nhất nên sẽ áp dụng mô hình gauss cho bụi ở 3 công đoạn này.
THÔNG TIN ĐẦU VÀO:
1. Thông tin về ống khói:
Thông số kỹ thuật ống khói

Lò nung

Chiều cao (m)
Đường kính ống khói (m)

90
3,5
21

Làm nguội
clanke
40
3,5

Nghiền
than
21

1,6


Vận tốc khí thải (m/s)
Nhiệt độ khí thải (0C)
Lưu lượng khí thải (m3/h)
Lưu lượng khí thải (m3/s)

20
150
760579
211,27

15
120
182200
50,61

2. Một số thông số khác
- Khí tượng:

Hướng gió: Tây Nam, tốc độ gió: 2-3,5 m/s
- Độ ổn định:
Loại: Nông thôn
Giá trị: B
- Nhiệt độ: 25(°C)
- Áp suất: 1013(Mbar)
- Điều kiện biên: Phản xạ
- Vệt nâng ống khói: Holland
3. Tải lượng ô nhiễm:

TT

Công đoạn sản xuất

Khối lượng bụi
Tấn/ngày

1
2
3

Nghiền than
Nung clanke
Làm nguội clanke

29,64
355,68
31,42

22

Tấn / năm
8892
106704
9425,52

g/s
343,05
4116,67
363,63


10
90
91200
25,33


4. Chạy mô hình
 Mô hình Gauss- Bụi lò nung clanke

Đường đồng mức thể hiện diện tích vùng ô nhiễm bụi như sau:

Hình 3.1. Đường đồng mức thể hiện diện tích vùng ô nhiễm theo hướng gió Tây Nam.
Đồ thị dọc theo hướng gió theo kết quả chạy mô hình Gauss như sau:

23


Dựa vào biểu đồ thể hiện nồng độ bụi trong không khí dọc theo hướng gió tại lò
nung nhà máy cho thấy nồng độ bụi cao nhất nằm cách ống khói trong khoảng xấp xỉ
1100m với Cmax = 5,052 (mg/m3) tương đương 5052 (µg/m3) vượt gấp nhiều lần so
với QCVN 05:2013 quy định 300 (µg/m3)
 Mô hình Gauss- Bụi của quá trình làm nguội clanke
Đường đồng mức thể hiện diện tích vùng ô nhiễm bụi như sau:

Hình 3.2. Đường đồng mức thể hiện diện tích vùng ô nhiễm bụi theo hướng gió
Tây Nam.
Đồ thị dọc theo hướng gió theo kết quả chạy mô hình như sau:

Dựa vào biểu đồ thể hiện nồng độ bụi trong không khí dọc theo hướng gió tại lò

nung nhà máy cho thấy nồng độ bụi cao nhất nằm cách ống khói trong khoảng xấp xỉ
400m với Cmax = 4,317 (mg/m 3) tương đương 4317 (µg/m 3) vượt gấp nhiều lần so
với QCVN 05:2013 quy định 300 (µg/m3)
 Mô hình Gauss – Bụi của quá trình nghiền than
24


Đường đồng mức thể hiện diện tích vùng ô nhiễm bụi như sau:

Hình 3.3. Đường đồng mức thể hiện diện tích vùng ô nhiễm theo hướng gió Tây
Nam.
Đồ thị dọc theo hướng gió theo kết quả chạy mô hình Gauss như sau:

Dựa vào biểu đồ thể hiện nồng độ bụi trong không khí dọc theo hướng gió tại lò
nung nhà máy cho thấy nồng độ bụi cao nhất nằm cách ống khói trong khoảng xấp xỉ
200m với Cmax = 12.2207 tương đương 12220,7 (µg/m3) vượt gấp nhiều lần so với
QCVN 05:2013 quy định 300 (µg/m3)

25


×