Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Lựa chọn và sử dụng tác phẩm văn học giáo dục tình yêu biển đảo cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------------

LÊ THỊ HUYỀN TRANG

Lựa chọn và sử dụng tác phẩm văn học
giáo dục tình yêu biển đảo cho trẻ 5 – 6 tuổi
ở trường mầm non

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội - 2016


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT
1
2
3
4
5
6

Chữ viết tắt
CSGD
ĐC
GDMN
LQTPVH
TN
SL



Chữ viết đầy đủ
Chăm sóc giáo dục
Đối chứng
Giáo dục mầm non
Làm quen tác phẩm văn học
Thực nghiệm
Số lượng

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1


1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu....................................................................................5
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..............................................................5
5. Giả thuyết khoa học......................................................................................5
6. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................5
7. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................6
8. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................6
9. Đóng góp mới của đề tài..............................................................................7
10. Cấu trúc luận văn........................................................................................7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG............8
TÁC PHẦM VĂN HỌC GIÁO DỤC TÌNH YÊU BIỂN ĐẢO............................8
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON..................................................8

1.1. Cơ sở ngữ văn............................................................................................8
1.1.1. Một số đặc trưng cơ bản của văn học dành cho trẻ em lứa tuổi mầm non...8
1.1.2. Ý nghĩa của tác phẩm văn học với giáo dục tình yêu biển đảo cho trẻ mẫu

giáo..................................................................................................................18
1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng TPVH giáo dục tình yêu biển đảo
cho trẻ 5-6 tuổi................................................................................................25
1.2.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi..........................................25
1.2.2. Đặc điểm tiếp nhận văn học của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi........................29
1.3. Cơ sở giáo dục học..................................................................................31
1.3.1. Một số khái niệm...................................................................................31
1.3.2. Một số quan điểm giáo dục hiện đại.....................................................32
1.4. Các hình thức sử dụng tác phẩm văn học để giáo dục tình yêu biển đảo cho
trẻ mầm non.....................................................................................................35
Kết luận chương 1...........................................................................................39
Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG TÁC PHẨM VĂN HỌC............40
GIÁO DỤC TÌNH YÊU BIỂN ĐẢO CHO TRẺ 5-6 TUỔI...............................40


Ở TRƯỜNG MẦM NON......................................................................................40

2.1. Khái quát địa bàn điều tra........................................................................40
2.2. Mục đích nghiên cứu thực trạng..............................................................40
2.3. Đối tượng điều tra....................................................................................41
2.4. Nội dung và phương pháp điều tra..........................................................41
2.5. Tiêu chí và thang đánh giá những biểu hiện tình yêu biển đảo của trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi.....................................................................................................43
2.6. Kết quả nghiên cứu thực trạng................................................................46
Kết luận chương 2...........................................................................................59
Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÁC PHẦM............61
VĂN HỌC GIÁO DỤC TÌNH YÊU BIỂN ĐẢO CHO TRẺ 5-6 TUỔI............61
VÀ TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM........................................................................61

3.1. Lựa chọn tác phẩm văn học giáo dục tình yêu biển đảo cho trẻ 5-6 tuổi ở

trường mầm non..............................................................................................62
3.1.1. Nguyên tắc lựa chọn tác phẩm..............................................................62
3.1.2. Những TPVH viết về biển đảo được lựa chọn để sử dụng giáo dục tình yêu
biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.................................................................63
3.2. Đề xuất biện pháp sử dụng tác phẩm văn học giáo dục tình yêu biển đảo cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.......................................................................................65
3.2.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp.....................................................65
3.2.2. Các biện pháp đề xuất...........................................................................65
3.3. Thực nghiệm............................................................................................72
3.3.1. Mục đích thực nghiệm...........................................................................72
3.3.2. Đối tượng thực nghiệm.........................................................................73
3.3.3. Địa bàn và thời gian thực nghiệm.........................................................73
3.3.4. Điều kiện thực nghiệm..........................................................................73
3.3.5. Nội dung thực nghiệm...........................................................................73
3.3.6.Cách tiến hành thực nghiệm..................................................................73
3.3.7. Kết quả thực nghiệm.............................................................................85


Kết luận chương 3.........................................................................................104
KẾT LUẬN..........................................................................................................106

1. Kết luận chung..........................................................................................106
2. Kiến nghị sư phạm....................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................109

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC BIỂU ĐỒ



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Biên giới, Biển đảo luôn là vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm của
mọi người. Đối với mỗi người dân Việt Nam, biển đảo quê hương như một
phần máu thịt của chính mình phải được giữ gìn và bảo vệ. Thực hiện QĐ số
373/QĐ-TTg ngày 23/3/2010 của Thủ tưởng Chính phủ về việc phê duyệt “
Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý bảo vệ bền vững Biển và
Hải đảo Việt Nam”, mỗi người dân Việt Nam đã và đang thể hiện tình yêu
của mình đối với đất nước bằng ý thức gìn giữ và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
từ những việc làm nhỏ nhất. Đề tài biển đảo đã và luôn là nguồn cảm hứng
cho các nhà văn. Những sáng tác của họ không chỉ góp phần làm phong phú
thêm kho tàng văn học Việt Nam mà còn là phương tiện thể hiện tình yêu
với biển đảo, với đất nước và con người quê hương.
1.2. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là bậc học
đầu tiên, là giai đoạn khởi đầu cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân
cách con người. Các mặt của sự phát triển toàn diện đó đan xen, hòa quyện
vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau mà không tách rời. Ở lứa tuổi này, với tâm hồn
thơ ngây, trong trắng, chưa có nhiều trải nghiệm cá nhân, nhận thức về thế
giới xung quanh ở mức cảm tính nên việc tiếp xúc với cái đẹp lấp lánh của
ngôn từ và trí tưởng tượng phong phú trong tác phẩm văn học thiếu nhi sẽ là
cơ sở để các em rung động và cảm nhận được vẻ đẹp về một thế giới bao la
đầy âm thanh, màu sắc và sự huyền bí. Trong một thời đại có rất nhiều
phương tiện cho con người sử dụng để nhận thức thế giới thì văn học là một
phương tiện giáo dục có ưu thế riêng rất cần được phát huy.
Không giống như các loại hình nghệ thuật khác, văn học phản ảnh đời
sống bằng chất liệu ngôn từ và bằng hình tượng nghệ thuật. Trẻ thơ vốn đã
sẵn trong đầu trí tưởng tượng phong phú nên khi gặp những yếu tố kì ảo, đẹp
đẽ trong các tác phẩm văn học thì trí tưởng tượng ở trẻ càng được thăng hoa,
giúp các em phát triển trí tuệ và thưởng thức cái đẹp, tâm hồn nhạy cảm, tinh
1



tế hơn. Văn học dành cho những “bạn đọc đặc biệt” này phù hợp với thị hiếu,
với tâm lý nhằm hướng trẻ đạt tới chân – thiện – mỹ và đặc biệt hơn là góp
phần phát triển nhân cách ban đầu cho trẻ.
1.3. Một đất nước có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ với hơn 3.000 km bờ
biển, việc ươm mầm tình yêu biển đảo cho công dân từ lứa tuổi mầm non là
việc cần làm và phải làm; qua đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, ham học hỏi, có
hiểu biết đúng và có ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo ngay từ thời thơ ấu.
Việc lựa chọn và sử dụng các tác phẩm văn học giáo dục tình yêu biển đảo
cho trẻ mầm non là bước đầu hình thành cho trẻ ý thức và tình yêu với biển
đảo, với các chú bộ đội hải quân, là tạo cơ hội cho trẻ được làm quen, nhận
biết về biển, đảo Việt Nam. Thông qua các tác phẩm văn học chúng ta không
chỉ truyền đạt kiến thức mà còn truyền cho trẻ tình yêu thắm thiết đối với
những vùng biển, đảo của Tổ quốc thân yêu. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ
thói quen, hành vi bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo. Chính vì
những lý do trên chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Lựa chọn và sử
dụng tác phầm văn học giáo dục tình yêu biển đảo cho trẻ 5 – 6 tuổi ở
trường mầm non”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
2.1.1. Các công trình nghiên cứu về vai trò của tác phầm văn học
trong giáo dục trẻ mầm non.
Đặc điểm của trẻ mầm non là rất ngây thơ, hồn nhiên và trong sáng, vì
vậy các hình tượng văn học sẽ dễ dàng làm tâm hồn các em rung động. Tác
giả A.V Zaporozetx đề cao vai trò của TPVH trong việc giáo dục đạo đức cho
trẻ mầm non. Tác giả cho rằng: "Trong số những phương pháp tạo ý niệm đạo
đức, văn học nghệ thuật chiếm một vị trí đặc biệt. Cần cho trẻ nghe những
tác phẩm dễ hiểu, trong đó nổi lên nội dung đạo đức - thái độ tốt đối với con
người, khiêm tốn, lao động hòa thuận, dũng cảm" [23.39]
Tiếp xúc với các tác phẩm văn học với những hình tượng, nhân vật và

nội dung gần gũi không chỉ làm phong phú về nhận thức mà còn làm giàu tâm
2


hồn mỗi con người. Nhà tâm lý học người Nga L.X.Vugoxki cho rằng: “Tác
phẩm nghệ thuật không tách rời cuộc sống, trái lại nó phản ánh cuộc sống
một cách có nghệ thuật. Bởi thế cho trẻ được tiếp xúc với tác phẩm nghệ
thuật là việc làm cần thiết” [23.40].
Nhà nghiên cứu phê bình văn học Nga V.G.Bielinxki từng nói: "Một
tác phẩm viết cho thiếu nhi là để giáo dục mà giáo dục là một sự nghiệp vĩ
đại vì nó quyết định số phận con người" [79.41]. Qua đó khẳng định và đề cao
vai trò của TPVH trong giáo dục, đặc biệt là hình thành và phát triển nhân
cách con người.
Tác giả Phạm Minh Hoa viết:“ …trong những vần thơ, trang truyện,
trẻ sẽ được làm quen với thế giới tưởng tượng hư cấu diệu kỳ, những tri thức
cuộc sống phong phú, phát triển vốn từ,…và hơn hết là biết hướng đến những
giá trị tốt đẹp – cái Thiện trong cuộc sống” [27.24]. Những bài thơ, trang
truyện bao giờ cũng có một sức hấp dẫn kỳ lạ với trẻ lưa tuổi mầm non.
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết khẳng định:“ Nếu đứng ở phương diện sư
phạm thì có thể coi đây là một phương tiện giáo dục tuyệt vời”. Không cần
phải đao to búa lớn, không cần đến những điều răn dạy khô khan hay mệnh
lệnh áp đặt mà bằng cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của trẻ thơ, bằng chính
ngôn ngữ của các cháu, nhà thơ đã làm cho công tác giáo dục của mình trở
nên nhẹ nhàng, thấm sâu vào lòng con trẻ. Những bài thơ đó thường mang
nội dung sâu sắc và phong phú về nhiều mặt mà trẻ lại dễ dàng tiếp nhận, dễ
thuộc, dễ nhớ" [34].
Tác giả Hà Nguyễn Kim Giang cho rằng:“ Cho trẻ làm quen với văn
học góp phần mở rộng nhận thức phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo
dục thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ, hứng thú đọc sách, kỹ năng đọc và kể tác
phẩm cho trẻ” [28.11]. Theo tác giả văn học xây dựng hình tượng bằng chất

liệu ngôn từ, các tác phẩm văn học được xây dựng không chỉ góp phần mở
rộng nhận thức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ, hứng thú đọc sách mà
còn có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách, giáo dục đạo đức cho
3


trẻ em. Tác giả cũng đưa ra một số nguyên tắc khi lựa chọn tác phẩm văn học
cho trẻ mẫu giáo cùng với các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động này
ở trường mầm non: "Việc lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp với tâm lý nhận
thức, phù hợp với mục đích giáo dục trở thành một nhiệm vụ quan trọng đặt
ra trước các nhà sư phạm" [11]. Qua đó tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng
của việc lựa chọn các tác phẩm văn học trong quá trình giáo dục trẻ mầm non.
Tác giả Lã Thị Bắc Lý đã dành nhiều tâm huyết và công sức để nghiên
cứu về văn học với giáo dục trẻ thơ, có thể kể tới những công trình nghiên
cứu văn học tiêu biểu dành cho trẻ em như: Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ
em lứa tuổi mầm non [21], Những truyện hay dành cho trẻ mẫu giáo [20],
Giáo trình Văn học trẻ em [23], Văn học thiếu nhi trong nhà trường [24]….
Trong các công trình nghiên cứu trên, tác giả đặc biệt đi sâu phân tích những
ví dụ cụ thể về vai trò của văn học với giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức,
giáo dục trí tuệ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Cũng theo tác giả:
"Văn học thiếu nhi có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách con người ngay từ thuở ấu thơ, là hành trang cho mỗi người trên
suốt đường đời”[5.20].
2.1.2. Các công trình nghiên cứu về vai trò của tác phẩm văn học
giáo dục tình yêu biển đảo cho trẻ mầm non.
Nhóm các tác giả Phan Lan Anh, Trần Thị Thu Hòa trong lời giới thiệu
của cuốn “Hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi
trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục mẫu giáo 5 tuổi” viết: “Việc
đưa nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào cấp học
mầm non sẽ tạo cơ hội cho trẻ được làm quen, nhận biết về biển, đảo Việt

Nam. Trên cơ sở đó hình thành những thói quen, hành vi bảo vệ tài nguyên,
môi trường biển, hải đảo”[1].
Tác giả Bùi Thanh Truyền trong bài viết "Thơ về biển đảo dành cho
thiếu nhi" đã viết: "Thơ về biển - đảo đã tích cực bồi dưỡng chất nhân văn cái sẽ đi cùng những chủ nhân của đất nước trong thế kỷ 21, để tình cảm, ý
4


thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, Tổ quốc được khởi tạo và nảy nở
trong các em một cách tự nhiên, bền chắc, giúp cho chất người trong mỗi bé
thơ được phát huy". Cũng theo tác giả "...Tích hợp giáo dục cho trẻ tình yêu
quê hương, đất nước lòng tự hào dân tộc qua thơ văn về biển đảo là một
hướng đi sát hợp, hữu hiệu" [33].
Các tác phẩm văn học giáo dục tình yêu biển đảo cho thiếu nhi được rất
nhiều các tác giả quan tâm, nghiên cứu và đề cập đến thông qua những tác
phầm thơ, truyện của mình. Song, các tác phẩm văn học dành cho trẻ em lứa
tuổi mầm non về chủ đề biển đảo chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc. Vì
vậy số lượng các tác phẩm còn hạn chế và cần được lựa chọn một cách hợp lý
để sao cho phù hợp với trẻ lứa tuổi mầm non.
3. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp sử dụng TPVH giáo dục tình
yêu biển đảo cho trẻ 5 – 6 tuổi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở
trường mầm non, tạo điều kiện cho việc hình thành những phẩm chất đạo đức
tốt đẹp, giáo dục trẻ tình yêu quê hương, đất nước.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
4.1. Khách thể nghiên cứu.
Quá trình giáo dục tình yêu biển đảo cho trẻ mẫu giáo.
4.2. Đối tượng nghiên cứu.
Các biện pháp sử dụng tác phẩm văn học giáo dục tình yêu biển đảo
cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.
5. Giả thuyết khoa học.

Nếu lựa chọn các tác phẩm văn học và có các biện pháp sử dụng thích
hợp trong các hoạt động ở trường mầm non thì sẽ phát huy được hiệu quả của
văn học trong việc giáo dục tình yêu biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu.
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc lựa chọn và sử dụng TPVH giáo
dục tình yêu biển đảo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
5


5.2. Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng TPVH giáo dục tình yêu biển
đảo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
5.3. Lựa chọn tác phẩm, đề xuất biện pháp sử dụng TPVH giáo dục
tình yêu biển đảo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non và tổ chức thực nghiệm.
7. Phạm vi nghiên cứu.
6.1. Phạm vi về tác phẩm: Các tác phẩm viết về biển đảo phù hợp với
trẻ mầm non.
6.2. Phạm vi về lứa tuổi: Qúa trình nghiên cứu được thực hiện trên trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn huyện Văn Yên –
Tỉnh Yên Bái.
6.3. Phạm vi về tổ chức hoạt động: Nghiên cứu việc sử dụng TPVH
giáo dục tình yêu biển đảo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non trong một số
hoạt động như:
- Hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
- Hoạt động khám phá khoa học.
- Hoạt động tạo hình
- Hoạt đông vui chơi
- Hoạt động tham quan, dã ngoại.
8. Phương pháp nghiên cứu.
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
Đọc, tổng hợp, phân tích, khái quát và hệ thống hóa các nguồn tài liệu

có liên quan đến đề tài nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát: Quan sát môi trường và các đồ dùng trực
quan, quá trình tổ chức hoạt động, việc sử dụng TPVH ở trường mầm non của
cô và trẻ.
- Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện với giáo viên và trẻ.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến.

6


- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm sư phạm với 3 bước: Thực
nghiệm khảo sát, thực nghiệm hình thành và thực nghiệm kiểm chứng.
8.3. Phương pháp sử lý số liệu bằng thống kê toán học.
9. Đóng góp mới của đề tài.
9.1. Hệ thống hóa một số kiến thức lý luận liên quan đến việc sử dụng
TPVH giáo dục tình yêu biển đảo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
9.2. Tập tư liệu các TPVH viết về biển đảo phù hợp với trẻ mẫu giáo.
9.3. Hệ thống hóa các biện pháp sử dụng TPVH giáo dục tình yêu biển
đảo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
10. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu thàm khảo, nội dung
chính của luận văn được cấu tạo 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận của việc lựa chọn và sử dụng tác phẩm văn
học giáo dục tình yêu biển đảo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
+ Chương 2: Thực trạng việc lựa chọn và sử dụng tác phẩm văn học
giáo dục tình yêu biển đảo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
+ Chương 3: Đề xuất một số biện pháp sử dụng tác phẩm văn học giáo dục
tình yêu biển đảo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non và tổ chức thực nghiệm.


7


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG
TÁC PHẦM VĂN HỌC GIÁO DỤC TÌNH YÊU BIỂN ĐẢO
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.1. Cơ sở ngữ văn
1.1.1. Một số đặc trưng cơ bản của văn học dành cho trẻ em lứa tuổi
mầm non
Văn học thiếu nhi trong chương trình “Chăm sóc – giáo dục mầm non”,
do đối tượng phục vụ chủ yếu là trẻ lứa tuổi mầm non, những “bạn đọc” còn
chưa biết đọc, biết viết nên ngoài những tiêu chí chung của văn học thiếu nhi,
nó còn có những đặc điểm được nhấn mạnh, phù hợp với đặc điểm tâm lý,
sinh lý đặc thù của lứa tuổi này.
1.1.1.1. Đặc trưng về nội dung
Các tác phẩm văn học viết cho trẻ em không chỉ là thế giới muôn màu,
muôn vẻ của cuộc sống mà còn là những mảng đề tài lớn như: Tổ quốc, quê
hương, cách mạng, lịch sử…. cho đến những đề tài gần gũi, nhỏ bé mà các em
được tiếp xúc hàng ngày như: hoa nở, chim hót… thiên nhiên, con người hay
cả những dòng chảy của thời gian….đều có thể được tìm thấy trong các
TPVH viết cho trẻ em.
Nội dung các TPVH dành cho trẻ em vô cùng đa dạng và phong phú. Các
tác giả luôn muốn mượn lời trẻ thơ để viết lên những tác phẩm sao cho các em
dễ dàng tiếp nhận, yêu văn học dân tộc và phát triển toàn diện nhân cách.
Có thể ví tác phẩm văn học như là một bộ phận cấu thành của toàn bộ
cuốn bách khoa toàn thư về đời sống và bản thân mỗi tác phẩm cũng là một
thế giới, một xã hội thu nhỏ mà ta có thể tìm thấy muôn mặt, muôn vẻ của
cuộc đời. Có thể nói, cuộc sống có bao nhiêu "những cái gì" thì cũng có bấy
nhiêu "những cái đó" có mặt trong các trang viết của văn học thiếu nhi dành

cho lứa tuổi mầm non. Những mảng đề tài lớn như: Tổ quốc, quê hương, dân
gian và lịch sử, cách mạng và kháng chiến, chiến đấu và xây dựng, Bác Hồ và

8


dân tộc... (Em yêu miền Nam - Hoàng Hải, Hoa quanh lăng Bác - Nguyễn
Bao, Hòn đá Sa Pa - Nguyễn Ngọc Trung) cho đến những đề tài gần gũi, nhỏ
bé mà các em được tiếp xúc hàng ngày như: hoa nở, con chim hót, ong và
bướm, làn gió thơm, mẹ và cô, trí khôn của con người, đặc điểm của các con
vật (Chú đỗ con - Viết Linh, Cây dây leo - Xuân Tửu, Hương rừng - Minh
Chính, Trí khôn của ta đây, Mười quả trứng tròn – Phạm Hổ...). Thiên nhiên
và con người, quá khứ và hiện tại, hôm nay và ngày mai... đều có thể tìm thấy
trong các tác phẩm văn học dành cho trẻ em.
Trẻ mẫu giáo là lứa tuổi đang say sưa kiếm tìm và khám phá thế giới
xung quanh. Vì thế văn học dành cho các em cũng phải đáp ứng được nhu cầu
để mở rộng vốn hiểu biết và thêm yêu cuộc sống.
Đó là những con vật các em yêu thích, với những đặc điểm ngộ nghĩnh:
Cái mỏ tí hon
Cái chân bé xíu
Lông vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời
(Mười quả trứng tròn – Phạm Hổ)
Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong.
(Em yêu nhà em - Đoàn Thị Lam Luyến)
"...Ban mai nắng dịu, chim hót líu lo. Gió ngào ngạt mùi của mật và
phấn hoa. Mùa xuân, ngày nào cũng là ngày hội. Muôn loài vật trên đồng lũ

lượt kéo nhau đi. Những anh Chuồn Chuồn Ớt đỏ thắm như ngọn lửa. Những
cô Chuồn Chuồn Kim nhịn ăn để thân hình mảnh dẻ, mắt to, mình nhỏ xíu,
thướt tha bay lượn. Các anh Sáo Đá bay rối rít, vút lên cao rồi lại hạ xuống
thấp. Các chú Bọ Ngựa vung gươm tập múa võ trên những chiếc lá to. Các ả

9


Cánh Cam diêm dúa, các chị Cào Cào xòe áo lụa đỏm dáng. Cà Cộ, Bọ
Muỗm...ai cũng có áo mới..."
(Trích Mùa xuân trên cánh đồng - Xuân Quỳnh)
Đó là những hình ảnh thiên nhiên sinh động, hấp dẫn và chứa chan tình
yêu thương:
Miền Nam có lắm dừa xanh
Có sông lắm cá chạy quanh ruộng đồng
Lúa vàng bát ngát mênh mông
Em yêu dừa ngọt, yêu đồng miền nam
(Em yêu miền Nam - Hoàng Hải)
Hoa lá muôn màu khoe sắc luôn thu hút sự chú ý của các em:
Hoa cà tim tím

Hoa vừng nho nhỏ

Hoa mướp vàng vàng

Hoa đỗ xinh xinh

Hoa lựu chói chang

Hoa mận trắng tinh


Đỏ như đốm lửa

Rung rinh trước gió...

(Hoa kết trái - Thu Hà)
Ông mặt trời chiếu sáng muôn vật, bé thấy thật gần gũi, thân thương
như một người bạn của chính mình:
"Ông mặt trời óng ánh
Tỏa nắng hai mẹ con
Bóng con và bóng mẹ
Dắt nhau đi trên đường
Ông díu mắt nhìn em
Em nhíu mắt nhìn ông
Ông ở trên trời nhé
Cháu ở dưới này thôi
Hai ông cháu cùng cười...."
(Ông mặt trời - Ngô Thị Bích Hiền)

10


Trăng ở trên trời nhưng lại rất gần gũi và thân thiết với tuổi thơ.
Trần Đăng Khoa đã so sánh trăng với những hình ảnh rất đẹp nhưng lại rất
đời thường:
"Trăng ơi từ đâu đến?

Trăng ơi từ đâu đến?

Trăng ơi từ đâu đến?


Hay từ cánh đồng xa

Hay biển xanh diệu kỳ

Hay từ một sân chơi

Trăng hồng như quả chín

Trăng tròn như mắt cá

Trăng bay như quả

Lửng lơ treo trước nhà

Chẳng bao giờ chớp mi

bóng

Bạn nào đá lên trời".
(Trăng ơi từ đâu đến - Trần Đăng Khoa)
Đó là hình ảnh quê hương, đất nước rộng lớn nhưng lại vô cùng thân
thuộc, gần gũi với các em:
"...Quê hương là bàn tay mẹ
Dịu dàng hái lá mồng tơi
Bát canh ngọt ngào tỏa khói
Sau chiều tan học mưa rơi..."
(Quê hương - Đỗ Trung Quân)
"Nghỉ hè bé lại thăm quê
Được đi lên rẫy, được về tắm sông"

(Về quê - Nguyễn Thắng)
Là hình ảnh Bác Hồ vĩ đại, râu tóc bạc phơ, khuôn mặt hiền từ đáng
kính... ai đã một lần được gặp thì không thể nào quên "Kẹo ngon Bác cho, Tộ
đã ăn hết từ lâu. Nhưng tình thương của Bác đối với các cháu nhỏ thì Tộ vẫn
còn nhớ mãi, không thể nào quên được...." (Trích Niềm vui bất ngờ).
"Bé em mắt sáng xoe tròn,
Vươn mình tay nhẹ xoa chòm râu thưa
Bác cười, Bác nói hiền hòa
Nâng bàn tay nhỏ nõn nà búp tơ"
(Bác thăm nhà cháu - Thái Hòa)
Có thể nói, cuộc sống hàng ngày quanh ta, lọc qua một tâm hồn trẻ thơ
hồn nhiên, dễ cảm cùng với con mắt quan sát tinh tế và lối suy nghĩ giàu hình

11


tượng của trẻ nhỏ bỗng trở nên một thế giới sinh động, lạ lùng, đầy âm thanh,
hình khối và hương sắc vui tươi [25].
1.1.1.2. Đặc trưng về nghệ thuật
- Về thể loại văn học dành cho trẻ em:
Thể loại là hình thức sáng tác văn học nghệ thuật, phân chia theo
phương thức phản ánh hiện thực. Nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm của
sáng tác nghệ thuật ngôn từ. Theo đó văn học dành cho trẻ em có những đặc
trưng riêng.
Tác phẩm văn học dành cho trẻ em dưới dạng văn xuôi thường là
những truyện ngắn như: Cô Mây (Nhược Thủy), Giọt nước tí xíu (Nguyễn
Linh), Chú đỗ sót (Nguyễn Thị Như), Chú vịt xám (Thu Thủy st), truyện Đôi
dép bên đường của Trần Thị Châu Mỹ chỉ có nửa trang giấy A4 hay một số
truyện ngắn khác cũng được các em rất yêu thích như Bác Gấu đên và hai
chú Thỏ (Dương Đình Hy st), Gà cánh tiên (Thùy Linh), Đôi bạn dưới biển

san hô (Như Mai), Bồ Nông có hiếu (Phong Thu).... Truyện cho trẻ mầm non
được dùng để kể hoặc để các em tự đọc (rất ít trẻ có thể đọc được), vì thế
truyện không chỉ ngắn mà kết cấu cũng phải rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ đối
thoại được chọn lọc kĩ càng góp phần tăng thêm sự sinh động, giúp trẻ có thể
"yên tâm" nghe kể hoặc kể lại - một đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nà các nhà
văn luôn chú ý và "tôn trọng".
Các tác phẩm truyện dành cho trẻ em có cách dẫn truyện rất ngắn gọn
mà thu hút. Ngay cả cách vào truyện cũng rất gọn gàng, "nhanh nhẹn" như
chính sự linh hoạt, "dễ thay đổi" của các em:
"Có một chú đỗ con nằm ngủ khì trong cái chum khô ráo và tối om suốt
một năm. Một hôm, khi tỉnh dậy, Đỗ con ngạc nhiên thấy mình đang nằm
giữa những hạt đất li ti, xôm xốp. Chợt có tiếng lộp bộp bên ngoài. Đỗ con
hỏi:
- Ai đó?
Có tiếng trả lời:
12


- Cô đây!
Thì ra là cô Mưa Xuân đem nước đến tắm mát cho Đỗ con. Khi tắm
xong chú lại nhắm mắt ngủ khì...". (Chú đỗ con - Viết Linh) [29].
Hay, "Ở một nhà kia, có hai anh em thỏ xám sống cùng mẹ. Bố đi làm
xa, nên cậu nào cũng tỏ ra là đứa con biết thương mẹ nhất và đáng khen
nhiều nhất" (Ai đáng khen nhiều hơn - Phong Thu) [29].
Thể loại văn vần mà trong đó thơ là loại hình văn học được trẻ dễ học,
dễ thuộc và có thể sáng tác được. Thơ dành cho các em cũng có những đặc
điểm vừa giống, vừa khác với thơ dành cho người lớn. Nói đến thơ là nói đến
tình cảm, sự xúc cảm mãnh liệt, là "nghệ thuật bậc nhất của trí tưởng tượng".
Thơ dành cho trẻ nhỏ không chỉ giúp các em biết xúc động trước vẻ đẹp của
thiên nhiên, biết trân trọng trước việc làm tốt của con người mà còn phải giúp

các em nhận biết và nâng cao khả năng nhận thức, bởi vì: có hiểu mới cảm
được, có thấy mới học được. Với các em, cái mới là cái quan trọng nhưng vui
tươi, dí dỏm là không thể thiếu. Mặt khác, thơ dành cho trẻ mầm non cũng
phải ngắn. Ngắn và dồn dập như chính nhịp thở của các em. Ngắn nhưng phải
rõ chứ không thể đơn điệu và sơ lược. Về điểm này, các nhà thơ đã học tập
được rất nhiều từ những bài đồng dao, những câu tục ngữ trong kho tàng văn
học dân gian của dân tộc. Thực tế cho thấy, có những bài thơ chỉ có 4 câu,
mỗi câu 4 chữ như bài Con chim hót - Phạm Hổ, hoặc có 4 câu, mỗi câu 5 chữ
như bài Đêm vườn - Hồ Tĩnh Tâm hoặc dài hơn một chút như: Chú giải
phóng quân - Cẩm Thơ (12 câu thể lục bát). Buổi sáng - Hoàng Gia Minh (12
câu 4 chữ)... Tuy nhiên, điều quan trọng là các tác giả đã đặt ra vấn đề mới và
viết về cái các em cần thì sẽ được các em yêu thích và nhớ lâu.
Thể loại văn vần mà trong đó thơ là loại hình văn học mà trẻ rất yêu
thích và dễ đọc, dễ thuộc và có thẻ sáng tác được. Có thể nói vần là một yếu
tố không thể thiếu trong thơ viết cho các em. Thơ không chỉ có vần mà còn có
cách gieo vần thật phù hợp với sự tiếp nhận cuả các em, ví dụ:
Bắp cải xanh
13


Xanh man mát
Bắp cải sắp
Sắp vòng tròn
Búp cải non
Nằm ngủ giữa
(Bắp cải xanh – Phạm Hổ)
Thơ dành cho trẻ em thường ngắn và dồn dập như chính nhịp thở của
các em vậy. Đặc điểm này được các tác giả học được rất nhiều từ thể loại
đồng giao, vè, tục ngữ trong kho tàng văn học dân gian dân tộc.
- Sử dụng từ ngữ chọn lọc, trong sáng, chính xác và dễ hiểu: Ngôn

ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ trong TPVH dành cho trẻ em có những đặc
trưng riêng. Nhà thơ Tú Mỡ đã có những kinh nghiệm quý báu "Làm thơ cho
các em cũng phải cân nhắc từng từ, chọn lọc từng chữ, dùng không những
cho đúng và phải cho thật đắt, thật sướng nữa".
Sự ngắn gọn không chỉ thể hiện ở dung lượng của tác phẩm mà còn thể
hiện trong cả câu văn, câu thơ. Đối với thơ thường là những bài thơ 2 chữ, 3
chữ, 4 chữ, 5 chữ hoặc lục bát:
Chim chích bông
Bé tẹo teo
Rất hay trèo
Từ cành na
Sang cành bưởi
Sang bụi duối
(Chim chích bông - Nguyễn Viết
Bình)
Hay nói ầm ĩ
Là con bịt bầu
Hay hỏi đâu đâu
Là con chó vện
14


(Kể cho bé nghe - Trần Đăng Khoa)
Đối với truyện, sử dụng chủ yếu là câu ngắn, một cụm chủ vị, hạn chế
câu ghép, câu nhiều thành phần cú pháp:
"...Mùa đông tràn về. Từng đợt gió thổi lạnh buốt. Mây xám phủ kín bầu
trời. Không gian ảm đạm. Lá vàng trút xuống. Cành cây khẳng khiu, trơ trụi. Tia
nắng nhỏ ngày ngày cần mẫn thắp những ngọn lửa trên những cây cái bé xinh..."
(Trích truyện ngắn Tia nắng nhỏ - Nguyễn Hải Vân)
Ngoài ra TPVH dành cho trẻ em rất hồn nhiên, dễ hiểu, phải thật tự

nhiên và trong sáng như chính tâm hồn của các em vậy:
Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một cái bút chì
Và mang một mẩu bánh mỳ con con
(Mèo con đi học - Phan Thị Vàng Anh)
Khó khăn của các tác giả khi viết cho thiếu nhi là miêu tả sao cho đúng,
cho sát và thích hợp với từng lứa tuổi. Ngôn ngữ trong tác phẩm của các em
vì thế phải vừa văn chương, vừa đời thường, vừa bay bổng như tuổi thơ vừa
"trực quan sinh động".
Ngôn ngữ TPVH thiếu nhi có phần gần với khẩu ngữ, vừa cụ thể, chi tiết,
cặn kẽ nhưng cũng tinh tế điêu luyện vừa giúp các em nắm nắm bắt được nội
dung tác phẩm, ý đồ của tác giả lại vừa có thể cùng bay bổng với nhân vật:
Ai dậy sớm

Ai dậy sớm

Bước ra nhà

Đi ra đồng

Cau ra hoa

Có vầng đông

Đang chờ đón

Đang chờ đón

(Ai dậy sớm - Võ Quảng)

- Hài hước, vui tươi: Chất hài hước, vui tươi vô cùng cần thiết cho cả
truyện và thơ viết cho thiếu nhi. Trẻ mầm non là lứa tuổi "học mà chơi, chơi
mà học", cuộc sống của các em luôn tràn ngập niềm vui, hồn nhiên, trong
sáng. Do vậy văn học dành cho trẻ em cũng phải luôn tạo ra những tiếng cười
hóm hỉnh, sự thích thú, tinh nghịch thì mới thu hút được các em:
15


Mèo con rình bắt

Mèo con nhanh thế

Cái đuôi của mình

Đuôi còn nhanh hơn

Vồ phải, vồ trái

Mèo dừng lại nghỉ

Đuôi chạy vòng quanh

Đuôi vẫy chờn vờn...

(Mèo con - Phong Qúy)
"...Lời qua, tiếng lại thế là hai anh em nhảy vào đánh nhau. Bỗng con giun
lại xuất hiện. Hai anh em gà lại nhảy vào bắt. Nhưng con giun lại đâu rồi?...
Chợt hai anh em cùng nhìn thấy một con chuột. Chuột ta không nén
nổi, cười to:
- Đấy là cái đuôi của tôi. Hai anh em gà thật ngốc!..."

(Trích truyện Hai anh em gà con - Lê Thị Quế)
- Hệ thống âm thanh, nhịp điệu sống động: Âm thanh nghệ thuật độc
đáo, sống động là một đặc điểm rất nổi bật của văn học dành cho trẻ em bởi
những thứ đó tác động trực tiếp đến giác quan của trẻ, phù hợp với đặc điểm
tư duy hình tượng của trẻ, vừa tạo không khí vui tươi, lôi cuốn trẻ:
Xình xịch, xình xịch
Đoàn tàu rời ga
Tu, tu, tu... huýt
Hồi còi vọng xa
(Đoàn tàu lăn bánh - Tạ Hữu Hiền)
"Thỏ tấu nhạc lên rộn rã. Công mềm mại và rực rỡ trong vũ điệu rừng
xanh, Họa Mi cất cao giọng ca thánh thót của mình, cả rừng núi tưng bừng,
muông thú say sưa nhảy múa..." (Những nghệ sỹ của rừng xanh - Lê Anh).
- Chứa đựng nhiều hình ảnh đẹp mới lạ hấp dẫn: Đối với trẻ mầm
non, mọi thứ xung quanh đều trở nên mới mẻ, hấp dẫn lạ kỳ. Vì vậy mà trong
các sáng tác của các em hay những sáng tác dành cho các em cũng chứa đựng
những hình ảnh đẹp, mới lạ và hấp dẫn. "Đến ông mặt trời cũng làm việc.
Buổi sáng ông dậy nấu ăn đỏ một góc trời phía đông, rồi khoan thai cầm cây
16


gậy làm bằng nắng vàng dắt đàn mây trắng đi chăn trên đồng cỏ xanh
biếc..." (Cả nhà đều làm việc - Hạ Huyền). Chỉ có văn học thiếu nhi, đặc biệt
là những tác phẩm dành cho trẻ mầm non mới có những đoạn tả cảnh độc đáo
như thế.
Văn học dành cho các em không cần quá cầu kỳ, thậm chí là phải thật
đơn giản, gần gũi nhưng cũng không thể qua loa, cẩu thả trong việc sử dụng
ngôn từ, chọn lựa hình ảnh và cấu tứ. Các em thích những câu truyện có tính
tiết li kì, vui tươi, dí dỏm, mọi sự việc luôn luôn chuyển động, hoạt bát. Với
nhiều chủ đề đa dạng các TPVH viết cho thiếu nhi cần đảm bảo yêu cầu về

nghệ thuật, gắn với đặc điểm tâm sinh lý để trẻ dễ dàng tiếp nhận và làm quen
một cách tốt nhất.
- Yếu tố truyện trong thơ và yếu tố thơ trong truyện: Đây cũng là
một đặc điểm khá nổi bật của các TPVH thiếu nhi. Khác với thơ viết cho
người lớn, hầu hết thơ là thơ tâm trạng bào gồm hệ thống những cảm xúc, nỗi
niềm, suy tưởng... các tác phẩm thơ ở đây còn có thể "kể" lại được. Ngoài
những truyện thơ ngắn như: Mèo đi câu cá, Nàng tiên ốc, Bồ câu và ngan...
những bài thơ ngắn cũng đều kể lại một sự việc, hiện tượng: Dán hoa tặng
mẹ, Chiếc cầu mới, Chú bò tìm bạn, Xe chữa cháy, Bướm em hỏi chị...
Nếu yếu tố truyện trong thơ giúp các em có thể nhanh chóng nắm bắt
được tác phẩm để từ đó liên hệ, phát hiện và cảm nhận được những vẻ đẹp
của thiên nhiên, cuộc sống thì yếu tố thơ trong truyện lại như một chất xúc tác
làm cho câu truyện có thêm sức lôi cuốn, hấp dẫn mạnh mẽ. Mỗi câu chuyện
viết cho các em là những bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc. Chất thơ của truyện
sẽ làm cho những bài học ấy không bị khô khan, cứng nhắc. Những truyện
như Giọng hót chim Sơn Ca, Hoa mào gà, Giọt nước Tí Xíu, Chú Đỗ con, Bồ
Nông có hiếu, Cây gạo... chẳng khác nào những bài thơ bằng văn xuôi.Cùng
với chất thơ bay bổng, ý nghĩa của câu chuyện có thể sẽ còn theo các em mãi
trong cuộc đời.
17


1.1.2. Ý nghĩa của tác phẩm văn học với giáo dục tình yêu biển đảo
cho trẻ mẫu giáo
1.1.2.1. Tác phẩm văn học giúp trẻ nhận biết về những miền quê có
biển và giáo dục trẻ tình yêu với biển đảo
TPVH viết về biển đảo là sự song hành của bề dày truyền thống với
tính thời sự, qua đó giáo dục trẻ tình yêu với biển đảo quê hương, mà trước
hết là biển rộng bao la của đất nước:
Biển rộng trùng trùng xanh đất nước

Trời cao lồng lộng đẹp câu hò
Một dãy non sống quyền tự chủ
Giữ vững kết đoàn xây ước mơ.
(Biển đảo quê hương - Nguyễn Kim)
Đến với thế giới về biển đảo, ta bắt gặp ở đó nhiều định nghĩa "có một
không hai" về biển - một kiểu định nghĩa mang tính triết lý rất trẻ con:
Biển to hơn cái ao nhà
Không ai ra gánh nước
(Biển - Nguyễn Ngọc Phú)
Như chiếc chảo rất lớn
Ông trời định nấu canh
Lỡ tay bỏ nhiều muối
Nên thôi, lại để dành!
(Biển - Đặng Hấn)
Sự chuyển đổi không gian, cái nhìn đã mang lại hứng khởi cho trẻ, giúp
khai mở những cánh cửa tâm hồn chưa in vết tháng năm. Những con sóng
được nhân hóa như một người bạn thân quen với trẻ:
Nước với trời là bạn
Cũng mặc áo màu xanh
Mây trắng như trang sách
Mở cả hai học cùng
18


Con ven theo bờ cát
Là một dải sân trường
Sóng rủ nhau đi học
Theo chân bé lon ton
(Biển của bé - Nguyễn Đức Quang)
Không gian đặc biệt của biển, đảo trong cái nhìn của trẻ thơ vừa lạ lẫm vừa

rất đỗi thân quen. Ngay cả những con sóng cũng khiến bé ngơ ngác, giật mình:
Bãi cát dài như lụa
Ngỡ nắng vàng ngủ quên
Hàng dừa nghiêng tay múa
Gọi gió lành thổi lên
(Mùa hè ở Cù Lao Chàm - Nguyễn Lãm Thắng)
Cũng rừng cây bãi cát
Cũng giếng nước cửa nhà
Đảo như làng của bé
Từ đất liền trôi ra
(Đảo - Vũ Duy Thông)
Lần đầu tiên gặp sóng
Bé sợ...chạy giật lùi
Bây giờ, bé đuổi sóng
Sóng nhẹ nhàng rút lui
(Sóng và bé - Phạm Hổ)
Hình ảnh những miền quê có biển, nơi có sóng vỗ rì rào, sóng biển lấp
lánh và thuyền đầy ắp cá mỗi chiều về:
Quê em trên bãi biển
Khuất sau rừng phi lao
Quanh năm nghe rì rào
Lá reo và sóng vỗ...
(Quê em ở vùng biển - Nhược Thủy)
Lấp lóe lửa chài sao hiện ra
May bay lóng lánh cánh buồm xa
19


Em mang sắc biển về quê đó
Sắc biển xanh trên những mái nhà

(Mang biển về quê - Trần Đăng Khoa)
Bãi biển như một bức tranh phong cảnh đẹp vô cùng với nước biển xanh
mênh mông, với những thuyền về đầy ắp cá mỗi chiều ngả bóng mặt trời:
Quê em bên bãi biển

Từng đoàn thuyển ra khơi

Phong cảnh đẹp vô cùng

Chiều ngả bóng mặt trời

Nước biển xanh mênh mông

Thuyền về đầy ắp cá

Sóng xô tràn bãi cát

Quê em giàu đẹp quá

Sớm ngày vang tiếng hát

Em tha thiết yêu quê

(Bãi biển quê em - St)
Những hình ảnh thân quen, đời thường được Tế Hanh đưa vào trong
thơ với những gì bình dị nhất, giúp trẻ cảm nhận được tình làng quê qua cánh
buồm nâu mộc mạc, mùi muối bể mặn nồng, yêu những con người lao động
chân chất, can trường:
...Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
(Quê hương - Tế Hanh)
Bên cạnh đó là thấm thía sức mạnh, vẻ đẹp của tình đoàn kết, sắt son
nghĩa tình của mỗi người dân Việt Nam nói chung thông qua hình ảnh giọt
nước và biển lớn:
Góp lại bao ngày
Thành dòng suối nhỏ

20


×