Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
----------

BÙI THỊ THU THỦY

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO
QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
----------

BÙI THỊ THU THỦY

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO
QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số: 60140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Tố Oanh

HÀ NỘI, 2017



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu và dữ liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong
bất kỳ luận văn nào.
Tác giả

Bùi Thị Thu Thủy


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi đóng
vai theo chủ đề” được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Khoa
Giáo dục Mầm non, Phòng Sau đại học, các thầy cô giáo và đồng nghiệp đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Tố Oanh, người
thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên, khích lệ, dành nhiều thời
gian trao đổi và định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của CBQL, GVMN, các
cháu lớp mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non: MN Việt Đan (Thành
phố Bắc Ninh-Bắc Ninh), MN Thị trấn Phố Mới (Huyện Quế Võ-Bắc Ninh).
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong Gia đình của tôi đã
luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn


Bùi Thị Thu Thủy


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. I
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. II
MỤC LỤC ....................................................................................................... III
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ VI
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................VII
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................... VIII
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
8. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
TRẺ MẪU GIÁO QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ ................ 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 7
1.1.1. Những nghiên cứu về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
mẫu giáo ......................................................................................................... 7
1.1.2. Những nghiên cứu về trò chơi đóng vai theo chủ đề ......................... 10
1.1.3. Những nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo qua trò
chơi đóng vai theo chủ đề ............................................................................ 11
1.2. Lí luận về giáo dục kĩ năng sống ............................................................. 12

1.2.1. Lí luận về kĩ năng sống ...................................................................... 12
1.2.2. Giáo dục kĩ năng sống........................................................................ 16
1.3. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ......................................................... 19
1.3.1. Đặc điểm sinh học .............................................................................. 19
1.3.2. Đặc điểm tâm lí .................................................................................. 19
1.3.3. Đặc điểm phát triển xã hội ................................................................. 21
1.4. Lí luận về trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục mầm non ......... 23
1.4.1. Khái niệm trò chơi đóng vai theo chủ đề ........................................... 23
1.4.2. Đặc điểm của trò chơi đóng vai theo chủ đề...................................... 24
1.4.3. Vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục kĩ năng sống
cho trẻ mẫu giáo ........................................................................................... 26
1.4.4. Cấu trúc của trò chơi đóng vai theo chủ đề ....................................... 27
1.5. Giáo dục kĩ năng sống qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm
non ................................................................................................................... 29


iv

1.5.1. Khái niệm giáo dục kĩ năng sống qua trò chơi đóng vai theo chủ đề 29
1.5.2. Mục tiêu và nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo qua
trò chơi đóng vai theo chủ đề ....................................................................... 30
1.5.3. Nội dung và phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo
qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ................................................................ 31
1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ............................................................ 36
1.6.1. Chương trình giáo dục mầm non ....................................................... 36
1.6.2. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên .................................................. 36
1.6.3. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường trong hoạt động giáo dục kĩ
năng sống ..................................................................................................... 37
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 37

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ ...... 39
2.1. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi đóng vai theo chủ đề
trong Chương trình giáo dục mầm non hiện hành .......................................... 39
2.1.1. Mục tiêu giáo dục trong Chương trình giáo dục mầm non................ 39
2.1.2. Nội dung giáo dục .............................................................................. 39
2.1.3. Phương pháp giáo dục kĩ năng sống trong Chương trình giáo dục
mầm non ....................................................................................................... 41
2.1.4. Giáo dục kĩ năng sống qua trò chơi đóng vai theo chủ đề trong
Chương trình giáo dục mầm non ................................................................. 42
2.1.5. Đánh giá sự phát triển của trẻ ............................................................ 43
2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trò chơi
đóng vai theo chủ đề ....................................................................................... 43
2.2.1. Tổ chức khảo sát ................................................................................ 43
2.2.2. Kết quả khảo sát ................................................................................. 46
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 71
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU
GIÁO QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ ................................. 73
3.1. Đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua
trò chơi đóng vai theo chủ đề .......................................................................... 73
3.1.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi qua trò chơi đóng vai theo chủ đề .................................................. 73
3.1.2. Biện pháp 1. Lập kế hoạch tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề theo
hướng tăng cường các cơ hội giáo dục kĩ năng sống cho trẻ từ khâu chuẩn bị
đến chia sẻ sau khi chơi ............................................................................... 74
3.1.3. Biện pháp 2. Cung cấp tri thức, kinh nghiệm cho trẻ về các hoạt động
thực tiễn trong cuộc sống, về các quan hệ xã hội giữa các thành viên trong


v


gia đình, nhà trường và cộng đồng, về các chuẩn mực xã hội, về các cách
thích ứng và giải quyết vấn đề. .................................................................... 77
3.1.4. Biện pháp 3. Khuyến khích trẻ tự chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, tự lựa
chọn góc chơi, vai chơi và thay đổi vai chơi ............................................... 79
3.1.5. Biện pháp 4. Tạo ra các tình huống có vấn đề trong trò chơi đóng vai
theo chủ đề, tạo cơ hội thực hành các kĩ năng sống cho trẻ ........................ 81
3.2. Thực nghiệm sư phạm .............................................................................. 82
3.2.1. Tổ chức thực nghiệm ......................................................................... 82
3.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm ........................................................... 84
3.2.3. Đánh giá kết quả .............................................................................. 100
Kết luận chương 3 ......................................................................................... 100
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 101
1. Kết luận ..................................................................................................... 101
2. Khuyến nghị .............................................................................................. 102
2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo ............................................................... 102
2.2. Với Ban giám hiệu trường mầm non .................................................. 103
2.2. Với giáo viên mầm non ....................................................................... 103
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN VĂN .................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 105
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 112


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐC: Đối chứng
GD: Giáo dục
GV: Giáo viên

GVMN: Giáo viên mầm non
MN: Mầm non
MG: Mẫu giáo
KN: Kĩ năng
KN1: Kĩ năng giao tiếp
KN2: Kĩ năng thương lượng thuyết phục
KN3: Kĩ năng tư duy phê phán
KNS: Kĩ năng sống
TB: Trung bình
TCĐVTCĐ: Trò chơi đóng vai theo chủ đề
TN: Thực nghiệm
TTN: Trước thực nghiệm
STN: Sau thực nghiệm
XL: Xếp loại


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm GVMN được khảo sát .................................................... 44
Bảng 2.2. Nhận thức của GV về KNS ............................................................ 46
Bảng 2.3. Nhận thức của GV về việc cần thiết GD KNS cho trẻ .................. 47
Bảng 2.4. Nhận thức của GV về vai trò của TCĐVTCĐ trong GD KNS ............. 48
Bảng 2.5. Nhận thức của GV về nội dung giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo .......... 49
Bảng 2.6. Hình thức GD KNS cho trẻ mẫu giáo ................................................. 50
Bảng 2.7. Mức độ lồng ghép nội dung GD KNS trong các hoạt động khác .. 51
Bảng 2.8. Nội dung GDKNS qua TCĐVTCĐ ................................................ 51
Bảng 2.9. Thực trạng thiết kế TCĐVTCĐ để GD KNS cho trẻ ..................... 52
Bảng 2.10. Thực trạng tổ chức TCĐVTCĐ để GD KNS ............................... 56
Bảng 2.11. Các yếu tố ảnh hưởng ................................................................... 59

Bảng 2.12. Mức độ biểu hiện KNS của trẻ MG 5-6 tuổi ................................ 65
Bảng 3.1. Mức độ biểu hiện KNS của trước thực nghiệm.............................. 84
Bảng 3.2. Biểu hiện các KNS của nhóm TN và ĐC trước TN ....................... 86
Bảng 3.3. Kết quả giáo dục KNS nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm............. 89
Bảng 3.4. Biểu hiện 3 KNS của nhóm TN trước và sau thực nghiệm ............ 92
Bảng 3.5. Biểu hiện 3 KNS của nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm............ 97
Bảng 3.6. Biểu hiện từng KNS của nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm ...... 98


viii

DANH MỤC CÁCBIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Kết quả giáo dục KN giao tiếp, KN thương lượng thuyết phục,
KN tư duy phê phán của trẻ MG 5-6 tuổi ....................................................... 66
Biểu đồ 2.2. Kết quả đánh giá tổng hợp cả 3 KNS của trẻ MG 5-6 tuổi ........ 66
Biểu đồ 3.1. Kết quả biểu hiện KNS ở nhóm TN và ĐC trước TN ................ 85
Biểu đồ 3.2. Độ phân tán điểm số của nhóm TN và ĐC trước TN................. 86
Biểu đồ 3.3. Biểu hiện từng KNS của trẻ nhóm TN và ĐC trước TN ............ 87
Biểu đồ 3.4. Kết quả giáo dục KNS nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm ........ 90
Biểu đồ 3.5. Độ phân tán điểm số của nhóm TN và ĐC sau TN .................... 92
Biểu đồ 3.6. Biểu hiện các KNS nhóm TN trước và sau thực nghiệm ........... 93


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc.
Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã
hội và của mỗi gia đình. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, việc giáo dục

trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục nhằm
hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Vào đầu thập kỷ
90 của thế kỉ XX, các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), Quỹ cứu trợ nhi đồng (UNICEF), Tổ chức giáo dục văn hóa và khoa
học (UNESCO), các nhà giáo dục thế giới đã quan tâm đến việc giáo dục
năng lực ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày,
trong đó có đề cập kĩ năng sống.
Xã hội hiện nay luôn biến động, đã và đang làm thay đổi cuộc sống của
con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động
tích cực, còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc
biệt là trẻ em. Nếu mỗi người, trong đó có trẻ em không có năng lực để ứng
phó, để vượt qua những thách thức thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc
sống. Do đó, việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em đang trở thành nhiệm vụ
quan trọng giúp mỗi người có thể sống tích cực, sống hạnh phúc, sống có ý
nghĩa.
Theo UNESCO, 8 tuổi đã là quá trễ để giáo dục kĩ năng sống, vì đến độ
tuổi này ở trẻ đã hình thành phần lớn các giá trị; và gắn với nó là các kĩ năng
sống. Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cần được tiến hành từ bậc học mầm
non.
Giáo dục gia đình giữ một vai trò quan trọng trong việc dạy trẻ thích
ứng và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Muốn vậy, người lớn phải tạo


2

môi trường cho trẻ trải nghiệm, thực hành. Nhưng trên thực tế, trong xã hội
hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học của trẻ mà không chú ý
đến giáo dục các kĩ năng cho trẻ. Gia đình luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ
trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác, khó thích ứng hoặc
tự bảo vệ mình trong những tình huống luôn biến động hàng ngày.

Những năm gần đây, mục tiêu giáo dục trẻ mầm non của Bộ Giáo dục
và Đào tạo rất chú trọng tới việc lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực
của trẻ. Tuy nhiên, giáo dục kĩ năng sống cho trẻ như thế nào lại là một vấn
đề cần đặt ra nhiều câu hỏi. Chương trình giáo dục mầm non của nước ta luôn
trong tình trạng đổi mới, tuy nhiên nội dung GD KNS trong CT GDMN còn
mang tính dàn trải, chưa xác định một cách hệ thống và chính xác những
KNS cơ bản cần giáo dục cho trẻ.
Với trẻ mầm non, trò chơi đóng vai theo chủ đề (TCĐVTCĐ) giữ vai
trò không nhỏ trong sự phát triển nhân cách nói chung, giáo dục kĩ năng sống
của trẻ em nói riêng. Qua trò chơi, trẻ tiếp thu được những kinh nghiệm đáng
giá, những hiểu biết về thế giới xung quanh nói chung và các quan hệ xã hội
của người lớn nói riêng. Đặc biệt thông qua trò chơi, trẻ được lĩnh hội và rèn
luyện những kĩ năng sống một cách tự nhiên và đầy hứng thú, nhờ vậy hiệu
quả giáo dục sẽ cao hơn các hình thức khác. Song trong thực tiễn, ở trường
mầm non hiện nay, GD KNS cho trẻ mẫu giáo qua các loại trò chơi, đặc biệt
là trò chơi đóng vai theo chủ đề còn chưa được quan tâm đúng mức. Vì thế
việc GD KNS cho trẻ còn nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng đến chất lượng GD
KNS cho trẻ mẫu giáo.
Chính vì những lí do trên mà tôi đã chọn nghiên cứu đề tài:“Giáo dục
kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi đóng vai theo chủ đề”.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo thông qua
trò chơi đóng vai theo chủ đề, nhằm góp phần nâng cao kết quả giáo dục cho
trẻ, giúp trẻ dễ dàng thích ứng với môi trường xã hội luôn biến động.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ

mẫu giáo lớn qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mẫu giáo.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quan hệ giữa trò chơi đóng vai theo chủ đề với việc giáo dục kĩ năng
sống của trẻ ở độ tuổi mẫu giáo.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn được
thiết kế và tổ chức dựa theo bản chất và đặc điểm của trò chơi đóng vai theo
chủ đề, phù hợp với đặc điểm vận động, đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo
thì có thể nâng cao được kết quả giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo
thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.
5.2. Điều tra và đánh giá thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu
giáo lớn thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non tỉnh Bắc
Ninh.
5.3. Đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn
thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm
kiểm chứng sự đúng đắn của những biện pháp đã đề xuất.


4

6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung: đề tài tập trung vào việc giáo dục nhóm kĩ
năng giải quyết vấn đề (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thương lượng, thuyết phục,
kĩ năng tư duy phê phán) cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: điều tra thực trạng được tiến hành
đối với giáo viên mầm non và trẻ thuộc tỉnh Bắc Ninh. Thực nghiệm sư phạm
được tiến hành tại 1 trường mầm non thuộc thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc
Ninh.

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập tài liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu; tiến hành đọc,
phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát và hệ thống hóa để xây dựng các luận
điểm khoa học cho đề tài nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
- Quan sát hoạt động tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề của giáo
viên ở một số trường mầm non.
- Quan sát những biểu hiện kĩ năng sống của trẻ trong trường mầm non.
- Quan sát hoạt động của giáo viên khi tổ chức trò chơi đóng vai theo
chủ đề để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn nhằm đề xuất những
biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ một cách tốt nhất.
7.2.2. Phương pháp đàm thoại
Trao đổi với giáo viên mầm non nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo
viên về sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo và ý nghĩa


5

của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
mẫu giáo.
7.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Dùng phiếu điều tra thăm dò nhận thức của giáo viên về kĩ năng sống
và giáo dục kĩ năng sống, đồng thời tìm hiểu những biện pháp đã sử dụng để
giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.
7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết về việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi
đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non.
7.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm tác động: Tiến hành thực nghiệm các biện pháp giáo dục
đã xây dựng đối với nhóm trẻ thực nghiệm.
7.2.6. Phương pháp xử lý số liệu
- Dùng các công thức của toán thống kê để phân tích số liệu thu được.
- Dùng các phương tiện kĩ thuật để nghiên cứu (lấy thông tin, lưu giữ
thông tin, xử lý thông tin, trình bày kết quả nghiên cứu…)
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị; Tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận văn có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo
qua trò chơi đóng vai theo chủ đề
- Chương 2: Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo qua trò
chơi đóng vai theo chủ đề


6

- Chương 3: Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo qua trò
chơi đóng vai theo chủ đề


7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
TRẺ MẪU GIÁO QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống
cho trẻ mẫu giáo
Từ cuối những năm 1960, thuật ngữ KNS đã được các nhà tâm lý học

thực hành đưa ra và coi đó như một khả năng xã hội quan trọng trong việc
phát triển cá nhân. Trong Diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người họp tại
Senegan (tháng 4-2000), Chương trình hành động Dakar đã đề ra 6 mục tiêu,
trong đó mục tiêu 3 cho rằng: “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học
được tiếp cận chương trình giáo dục kĩ năng sống phù hợp”, đồng thời mục
tiêu 6 yêu cầu: “Khi đánh giá chất lượng giáo dục cần phải đánh giá kĩ năng
sống của người học”. Như vậy có thể thấy chương trình này đã nhấn mạnh
việc đảm bảo cho người học được tiếp cận những chương trình KNS phù
hợp.[6,tr9]
Các tổ chức WHO, UNICEF, UNESCO đã đưa ra các định nghĩa khác
nhau về KNS và triển khai giáo dục KNS cho nhiều đối tượng với những vấn
đề khác nhau.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) [ 5,6,7] cho rằng kĩ năng sống bao gồm
các kĩ năng:
- Kĩ năng nhận thức bao gồm những kĩ năng cụ thể như: tư duy phê
phán, tư duy phân tích, khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu
quả, ra quyết định, tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị.


8

- Kĩ năng đương đầu với cảm xúc bao gồm: ý thức trách nhiệm, kiềm
chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lý, tự giám sát và tự điều
chỉnh.
- Kĩ năng xã hội (kĩ năng tương tác): giao tiếp, tính quyết đoán, từ chối,
hợp tác, sự cảm thông, chia sẻ, khả năng nhận thấy sự thiện cảm của người
khác.
Theo UNESCO [6, tr17] thì 3 nhóm trên được coi là những kĩ năng
sống chung, ngoài ra còn có những kĩ năng sống liên quan đến các vấn đề cụ
thể khác nhau trong đời sống xã hội như:

- Vệ sinh, vệ sinh thực phẩm, sức khỏe, dinh dưỡng.
- Các vấn đề về giới, giới tính, sức khỏe sinh sản.
- Ngăn ngừa và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS.
- Phòng tránh rượu, thuốc lá và ma túy.
- Ngăn ngừa thiên tai, bạo lực, rủi ro.
- Hòa bình và giải quyết xung đột.
- Gia đình và cộng đồng.
- Giáo dục công dân.
- Bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
- Phòng tránh buôn bán trẻ em và phụ nữ.
Với mục đích là giúp người học có những kĩ năng ứng phó với các vấn
đề của cuộc sống và tự hoàn thiện mình, UNICEF [6, tr18] đưa ra các loại kĩ
năng sống theo các mối quan hệ như sau:
- Kĩ năng nhận biết và sống với chính mình


9

+ Kĩ năng tự nhận thức
+ Lòng tự trọng (self esteem)
+ Sự kiên định
+ Đương đầu với cảm xúc
+ Đương đầu với căng thẳng
- Những kĩ năng nhận biết và sống với người khác:
+ Kĩ năng quan hệ - tương tác liên nhân cách
+ Sự thông cảm - thấu cảm (Empathy)
+ Đứng vững trước áp lực tiêu cực của bạn bè hoặc người khác
+ Thương lượng
+ Giao tiếp có hiệu quả
- Các kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả:

+ Tư duy phê phán
+Tư duy sáng tạo
+ Ra quyết định
+ Giải quyết vấn đề
Có thể kể đến các nghiên cứu về KNS của Nguyễn Thanh Bình [6], [7],
Hoàng Thị Băng [9], Nguyễn Thị Mai Hà [17], Nguyễn Thị Thanh Hằng [26],
Nguyễn Thị Thu Hồng [27], Nguyễn Công Khanh [28], Trần Anh Tuấn [44, 45],
Nguyễn Thị Oanh [37], [38], Huỳnh Văn Sơn [39], Nguyễn Trọng Tuân [53],
Nguyễn Xuân Thanh [54].. đã nêu khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa và cách rèn
luyện KNS, kinh nghiệm giáo dục KNS của một số nước trên thế giới...
Nghiên cứu về KNS và giáo dục KNS cho người trưởng thành và học sinh


10

phổ thông khá phong phú: Nguyễn Thanh Bình [7], Nguyễn Đức Thạc [40],
Lưu Thu Thủy, Trần Thị Tố Oanh [41]…thông qua các hoạt động trên lớp,
hoạt động ngoại khóa.
Hiện nay trào lưu giáo dục KNS cho trẻ em ngay từ bậc học MN đang
phát triển rất mạnh mẽ. Đã có những nghiên cứu đề cập đến GD KNS của trẻ
MN như Lê Bích Ngọc [30,31,32,33] về rèn luyện KNS cho trẻ trong chế độ
sinh hoạt, về cách lập kế hoạch GDKNS tích hợp với Chương trình GDMN từ
tiếp cận giá trị, Vũ Thị Nhân [35] nghiên cứu việc giáo dục kĩ năng hợp tác
cho trẻ, Mã Thanh Thủy, Nguyễn Thị Triều Tiên [42] nghiên cứu việc giáo
dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, Trần Thị Tâm [51]
nghiên cứu việc GD KNS qua trò chơi dân gian. Những tác giả khác như
Trương Thị Bích Hoa Dung [12], Trịnh Thúy Giang, Nguyễn Văn Hùng
[14,15,16], Nguyễn Thị Thanh Huyền [24], Lê Thị Huyên, Nguyễn Hữu Do
[25], Doãn Đăng Thanh, Lê Thị Huyên [55], Nguyễn Thị Minh Trang [52],
Nguyễn Thị Hồng Vân [57], Cao Văn Quang [58] cũng đã quan tâm đến các

vấn đề khác liên quan đến GDKNS như kĩ năng thiết kế hoạt động GDKNS
của GVMN, GD KNS trong Chương trình GDMN. Tuy nhiên còn nhiều vấn
đề GD KNS cho trẻ mầm non đòi hỏi cần phải nghiên cứu tiếp tục, như đặc
điểm KNS của trẻ MN, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục KNS cho
trẻ MN theo từng lứa tuổi, để có thể đưa ra những câu trả lời sâu sắc và rõ
ràng hơn.
1.1.2. Những nghiên cứu về trò chơi đóng vai theo chủ đề
Thuật ngữ trò chơi được nhiều tác giả đề cập đến ngay từ thế kỉ XIX
như: J.I.Russo, I.G.Pestalôxi, R.Owen, v.v…Tuy nhiên các tác giả chỉ đề cập
đến vai trò của trò chơi khi nghiên cứu các vấn đề triết học, xã hội học. Từ
những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu sâu về
trò chơi của trẻ. Nhiều tác giả (J.Piaget [63], L.X.Vưgốtxki[62], Đ.B.Encônhin


11

[61] đều khẳng định: trò chơi, đặc biệt là TCĐVTCĐ có vai trò quan trọng
trong việc hình thành hành vi và nhân cách cho trẻ. Ph.Silơ, J.Piaget,
L.X.Vưgốtxki, Đ.B.Encônhin v.v…đã có những nghiên cứu khái quát về trò
chơi, bản chất, nguồn gốc, xuất xứ, cấu trúc tâm lý của trò chơi. Những
nghiên cứu cụ thể về trò chơi như: đặc điểm các loại trò chơi trẻ em
(Z.M.Bôguxlapxki [64], N.Ia Mikhailenco v.v..); các điều kiện, phương pháp
tổ chức trò chơi ở các lứa tuổi (P.K.Smith, C.A.Kazlôva, A.M.Maxacôv..[ 64].
Tại Việt Nam, các nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Bích [8], Nguyễn
Ngọc Châm [10], Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh [11],
Nguyễn Thị Phương Nga [36], Trần Thị Trọng, Phạm Thị Sửu [47], Nguyễn
Ánh Tuyết [48,49,50], Đinh Văn Vang [56], Lê Minh Thuận [46] v.v… đã chỉ
ra rất rõ khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, phương pháp tổ chức TCĐVTCĐ.
1.1.3. Những nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo
qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

Để GD KNS cho trẻ mẫu giáo, có thể sử dụng nhiều con đường khác
nhau, tuy nhiên trò chơi là một phương tiện vô cùng hữu hiệu và quan trọng.
Khi nghiên cứu về trò chơi của trẻ, L.X.Vưgốtxki [ 2], đã nhấn mạnh đến việc
thỏa thuận và hợp tác giữa các trẻ trong khi tham gia trò chơi. Ông cho rằng,
chính sự hợp tác đó đã làm tăng sự hiểu biết của trẻ. Theo ông, tất cả các trò
chơi đều có luật và việc chấp hành đúng luật chơi là điều kiện để duy trì trò
chơi, dựa vào luật chơi để điều chỉnh hành vi của các vai chơi, qua đó trẻ
hiểu được các hành vi xã hội.
Vũ Thị Ngân [35], Mã Thanh Thủy, Nguyễn Thị Triều Tiên [42], Phạm
Thị Thu Thủy [43], Doãn Đăng Thanh, Lê Thị Huyên [55] đã nhấn mạnh vai
trò của TCĐVTCĐ như một phương thức GD KNS hữu hiệu, cách tổ chức


12

TCĐVTCĐ để GD một kĩ năng sống cụ thể như kĩ năng giao tiếp, hay kĩ năng
giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, những nghiên cứu nêu trên vẫn chưa giải quyết nhiều vấn đề
trong hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non nói chung, và cho trẻ
5-6 tuổi nói riêng, đặc biệt việc thiết kế TCĐVTCĐ, việc liên kết giữa
TCĐVTCĐ với các hoạt động giáo dục khác trong trường mầm non hiện nay.
1.2. Lí luận về giáo dục kĩ năng sống
1.2.1. Lí luận về kĩ năng sống
1.2.1.1. Khái niệm kĩ năng sống
Khái niệm kĩ năng được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Quan niệm về
kĩ năng của Đặng Thành Hưng được lựa chọn sử dụng trong luận văn, như
sau: “kĩ năng là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức
về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học-tâm lí khác của
cá nhân (chủ thể có kĩ năng đó) như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá
nhân… để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ

thành công theo chuẩn hay qui định”Error! Reference source not found.. Kĩ năng là
hành động có thật chứ không phải là khả năng thực hiện hành động và kĩ năng
cũng chưa phải là năng lực vì năng lực có cơ cấu phức tạp và giá trị to lớn
hơn rất nhiều so với kĩ năng.
Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống và mỗi quan niệm lại được diễn
đạt theo những cách khác nhau:
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ góc độ sức khỏe, xem xét kĩ năng sống
là những kĩ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn và
khỏe mạnh. Rộng hơn, kĩ năng sống là những năng lực mang tính tâm lí xã
hội và kĩ năng về giao tiếp để tương tác hiệu quả với người khác và giải quyết
có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày.[7, tr7]


13

Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc
(UNESCO) cho rằng kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ
các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày, đồng thời coi kĩ năng
sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục đó là: Học để biết (Learning to know);
Học để tự khẳng định mình (Learning to be); Học để chung sống với người
khác (Learning to live together); Học để làm (Learning to do).[7, tr7]
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), kĩ năng sống là cách
tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý
đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng. [7, tr7]
Những quan điểm về kĩ năng sống như đã trình bày ở trên rất đa dạng,
tuy nhiên vẫn chưa lột tả được một cách đầy đủ về bản chất của kĩ năng sống.
Quan niệm của WHO nhấn mạnh đến kĩ năng của cá nhân có thể duy trì trạng
thái tinh thần và có khả năng thích nghi tích cực khi tương tác với người khác
và với môi trường của mình, quan niệm này mang tính khái quát nhưng chưa
thể hiện các kĩ năng cụ thể. Quan niệm của UNESCO khá chi tiết, cụ thể vì đã

nhấn mạnh thêm kĩ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ. Quan niệm của
UNICEF nhấn mạnh rằng kĩ năng không hình thành một cách độc lập mà hình
thành tồn tại trong mối tương tác mật thiết có sự cân bằng với kiến thức và
thái độ.
Ngoài ra còn có những quan niệm về kĩ năng sống là nhấn mạnh năng
lực điều chỉnh hành vi của con người và thay đổi để có những hành vi tích
cực, nhờ đó người ấy có khả năng điều chỉnh và quản lí hiệu quả những nhu
cầu của mình.
Kĩ năng sống là kĩ năng bậc cao, là kĩ năng của những kĩ năng khác.
Trong luận văn, sử dụng quan niệm kĩ năng sống của Đặng Thành Hưng: kĩ
năng sống là những kĩ năng giúp cá nhân thích ứng tốt với hoàn cảnh sống và


14

giải quyết ổn thỏa những vấn đề của cuộc sống nhờ cá nhân sử dụng phù hợp
tri thức, những kĩ năng khác và kinh nghiệm của mình và chúng cho phép cá
nhân có thể sống hạnh phúc, hiệu quả và thành công [20].
Có nghĩa, kĩ năng sống là loại kĩ năng bậc 2, bậc 3, bậc N so với những
kĩ năng khác. Nó phản ánh hiệu quả thực tế của những kĩ năng khác trong đời
sống hiện thực [20].
Bản chất của KNS là kĩ năng tự quản bản thân và kĩ năng xã hội cần
thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói
cách khác, KNS là cách làm chủ bản thân của mỗi người, cách ứng xử phù
hợp với những người khác và với xã hội, cách ứng phó tích cực trước các tình
huống của cuộc sống .
Kĩ năng sống có cấu trúc và điều kiện (sinh học, tâm lí, xã hội) như mọi
kĩ năng khác, chỉ có nội dung cụ thể của các thành tố cấu trúc là khác nhau.
Mỗi kĩ năng sống có các thành phần cấu trúc chung như sau: [21]
- Hệ thống thao tác

- Trình tự logic của quá trình thực hiện các thao tác
- Các quá trình điều chỉnh hành động
- Nhịp độ thực hiện và cơ cấu thời gian
1.2.1.2. Đặc điểm kĩ năng sống
Kĩ năng sống bao gồm những đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Kĩ năng sống vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. KNS
mang tính cá nhân vì đó là khả năng của cá nhân. KNS mang tính xã hội vì
KNS phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, chịu ảnh
hưởng của truyền thống và văn hóa của gia đình, cộng đồng, dân tộc. Kĩ năng
sống thay đổi theo lứa tuổi, theo hoàn cảnh và môi trường sống.


15

- KNS gắn với những vấn đề cụ thể diễn ra trong cuộc sống của chủ
thể, nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể liên quan đến nhu cầu, lợi ích…của
chủ thể.
- KNS đòi hỏi giải quyết các vấn đề gắn chặt với sự tồn tại, với lợi ích
của chủ thể, vì vậy có tác dụng thúc đẩy chủ thể tích cực, chủ động thực hiện
các hành vi cần thiết.
- KNS đòi hỏi tính linh hoạt bởi các tình huống trong cuộc sống khá đa
dạng và thường biến đổi, do đó khi sử dụng KNS cũng cần sự linh hoạt, uyển
chuyển để có thể mang lại sự thành công.
- KNS gắn với tính giá trị, chịu sự định hướng của các giá trị sống như
trung thực, khoan dung, trách nhiệm, hợp tác, yêu thương…Các giá trị tạo
thành hệ thống chuẩn mực mà con người phải tôn trọng và hướng tới.
Mỗi đứa trẻ trong xã hội là một cá thể với những đặc điểm khí chất, tri
thức, kinh nghiệm riêng nên việc sử dụng KNS rất khác nhau và kết quả đem
lại cũng rất khác nhau. Những trẻ có KNS nói chung, luôn thuận lợi, thành
công hơn trong sinh hoạt và cuộc sống. Với mỗi hoàn cảnh, môi trường sống

mới, trẻ có KNS đều có thể thích nghi được một cách nhanh nhất và trẻ có
khả năng giải quyết một cách tốt nhất những vấn đề mà mình gặp phải.
1.2.1.3. Phân loại kĩ năng sống
Theo khái niệm này, có 2 nhóm kĩ năng sống nền tảng là: [20] nhóm kĩ
năng thích ứng với hoàn cảnh sống và nhóm kĩ năng giải quyết các vấn đề
trong cuộc sống. Các nhóm trên bao gồm các kĩ năng thành phần như: kĩ năng
nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thương lượng thuyết phục, kĩ năng tư
duy phê phán, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng hợp tác, kĩ năng ứng phó
với căng thẳng, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng phòng ngừa tai
nạn thương tích...


×