Tải bản đầy đủ (.ppt) (57 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.32 KB, 57 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM,
CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ
QUYỀN CON NGƯỜI
PGS,TS NGUYỄN THANH TUẤN


A. MỞ ĐẦU
1.Mục đích:
-Về kiền thức: Giúp học viên nắm vững cơ sở lý luận, thực tiễn hình thành
quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về QCN.
-Về kỹ năng: Rèn luyện phương pháp tư duy logic, khả năng nghiên cứu và
hoạt động thực tiễn độc lập, sáng tạo về QCN hiện nay ở VN
- Về tư tưởng: Củng cố niềm tin và nỗ lực thực hiện đúng nền tảng tư tưởng
của Đảng trên lĩnh vực QCN ở VN hiện nay.


2. Nội dung
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH
CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH
CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ QUYỀN CON NGƯỜI


3. Tài liệu
1/ Trung tâm nghiên cứu quyền con người - quyền công dân (CRIGHTS) ,
Hỏi – đáp về quyền con người, Nxb. Hồng Đức, 2014.
2/ Wolfgang Benedek, chủ biên, Tìm hiểu về QCN, Nxb. Tư pháp, HN,
2008.
3/ Nguyễn Thanh Tuấn, chủ biên, Quyền con người trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Nxb. Lý luận chính trị ,
Hà Nội, 2014.




B. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH
CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

1.1. Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con
người
1.1.1. Cách tiếp cận duy vật biện chứng về quyền con người
- Cách tiếp cận kép: tính tự nhiên – XH của QCN; tính nhân loại và
tính giai cấp của QCN.
- Về bản thể: mang tính phổ quát: tính loài người;lý tưởng giải phóng –
phát triển con người toàn diện và tự do.
- Về thực tiễn: mang tính đặc thù: thực tiễn hình thành, bảo đảm QCN có
tính đặc thù; “tự do của giai cấp này là sự mất tự do của giai cấp khác”,
“bình đẳng chỉ tồn tại trong nội bộ của giai cấp có cùng quyền lợi”


- Lý tưởng về QCN phổ quát chính là lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản.
Vương quốc của tự do đích thực là vương quốc của chủ nghĩa cộng sản.
- Quan điểm phổ quát về QCN xuất hiện là kết quả của quá trình tư bản
hoá với việc mở rộng thị trường và xuất khẩu các giá trị văn hoá
- Chủ nghĩa tự do phương Tây có cội nguồn sâu xa từ yêu sách tự do về
sức lao động và thị trường tự do; là hệ quả trực tiếp của nền sản xuất
TBCN.


- Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở những XH kém và đang phát
triển đã làm thay đổi hệ giá trị truyền thống và thúc đẩy sự du nhập giá trị
phương Tây. Từ đó dẫn đến việc tiếp nhận một cách có ý thức những giá trị

toàn cầu của QCN tại những quốc gia cơ bản dựa trên văn hoá truyền
thống
có tính đặc thù.
- Tính phổ quát mang bản chất kép: là sự thống nhất của tính phổ quát và
tính đặc thù. Xét cả mặt nhận thức luận, QCN không thuần túy mang bản
chất
phổ quát, cũng không thuần túy mang bản chất đặc thù. Vì vậy, việc tuyệt
đối hóa dạng thức nào, đều là cách tiếp cận phiến diện, siêu hình về QCN.


1.1.2. Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về quyền con người
QCN là: (i) một phạm trù lịch sử gắn với con người hiện thực; (ii) là kết tinh
của nền sản xuất xã hội của loài người trên 5 phương diện: tái sản xuất
vật chất, tinh thần, con người, nhu cầu và ý thức (thông tin, tri thức); (iii) Nhân
quyền của giai cấp tư sản thực chất là đặc quyền của giai cấp này; (iv) Cốt
lõi gồm quyền sống, lao động và tự do nhằm tồn tại, hoạt động và được phát
triển tự do; (v) gắn với Nhà nước và pháp luật; (vi) Giành lấy dân chủ (quyền
chính trị ) là mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng XHCN. Trên cơ sở đó, xã
hội hóa sản xuất kinh tế; từ đó, phát triển tất cả các QCN (KT,XH, VH, CT,
DS), để từng bước bảo đảm QCN cho đại đa số thành viên XH; cuối cùng
bảo đảm tự do cho tất cả mọi người.


1.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người
(i) QCN gắn với quyền DT; trong đó QCN là gốc.
(ii) Chủ thể của QCN gồm tất cả các hạng người trong XH.
(iii)Nội dung cốt lõi của QCN: ĐL – TD – HP.
(iv) Nội dung cơ bản: Dân quyền, Tài quyền và NQ; không đồng nhất
QCN với QCD.



1.2. Tinh hoa tư tưởng Việt Nam về quyền con người
- Tính chất: (i) Tập trung vào các nhóm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa;
(ii) Quyền tập thể (cộng đồng, xã hội) cao hơn quyền cá nhân hay quyền
cá nhân tồn tại trong quyền tập thể;(iii) Bổn phận cao hơn nghĩa vụ
(trách nhiệm) và bổn phận, nghĩa vụ cao hơn quyền; (iv) Quyền lợi thông
qua bổn phận.
( Khác với phương Tây, xã hội VN không xác định quyền mà mỗi cá nhân
cần phải có. Thay vào đó, nó quy định những nghĩa vụ mà các cá nhân
phải thực hiện; và các cá nhân tự giác thực hiện các nghĩa vụ này với
tính cách là những bổn phận: Người có bổn phận; nhà có gia phong (hay
gia pháp); làng có hương phong (hay hương ước); quân có quân phong;
nước có quốc pháp. )


- Giá trị của tư tưởng truyền thống về QCN: (i) Phản ánh truyền thống dân
tộc (yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì
nghĩa
– GSTr.V.Giàu); Không chỉ liên quan đến quyền cá nhân, mà liên quan đến
quyền lợi chung của toàn cộng đồng, toàn xã hội; (ii) Tôn trọng quyền lực
nhà
nước quốc gia - dân tộc; (iii) Thân dân, dựa vào dân, đề cao vai trò của
nhân
dân; (iv) cơ bản là quyền luân lý, đạo đức;(v) Chính danh; (vi) Tôn trọng
“người trên kẻ dưới” cụ thể; (vii) Công bằng.


- Hạn chế lịch sử: (i) Tính cá nhân chủ yếu ẩn sau các tư tưởng mang tính
đạo học, tôn giáo; (ii) Cơ bản mang tính đẳng cấp; (iii) Tính đa dạng
nhưng

rời rạc, có khi không thống nhất trong các hình thức khác nhau (văn
chương,
nghệ thuật, phong tục, tập quán,...); (iv) Quyền mờ nhạt so với bổn phận và
lợi
ích cộng đồng, xã hội


1.3.Tinh hoa tư tưởng nhân loại về QCN
1.3.1.Thời kỳ trước CNTB: Chủ yếu kế thừa quan điểm đạo đức, tôn giáo
1.3.1.1. Ở phương Đông: Các tài liệu tôn giáo, như Kinh Vệ đà, Đạo Do
thái cổ, Kinh Thánh, Kinh Koran và sách Luận ngữ củaKhổng Tử , ... đã
nêu những vấn đề về nghĩa vụ, quyền và bổn phận của con người.
- Tại vùng Đông Á: Trong các tư tưởng có tính đạo học của Trung Quốc
cổ đại, chỉ có tư tưởng của Mặc Địch (khoảng 478 – 392 tr.CN) và của
Dương Chu (khoảng 395 – 335 tr.CN) là rất gần với tư tưởng về QCN
hiện đại. Vì hai tư tưởng này dựa vào cái cá nhân có tính bình đẳng.


- Nền tảng và cốt lõi của các tư tưởng khác ở Trung Quốc, đều dựa trên
con người bổn phận và có tính bất bình đẳng. Những yếu tổ về QCN của
các tư tưởng này đều “mờ mở nhân ảnh”; và phải gạn đục khơi trong thì
Mới có thể kế thừa cho phù hợp với tư tưởng nhân quyền hiện đại. Thí dụ:
(i) Tư tưởng về cá nhân và QCN kiểu “Đạo trung dung” của Nho giáo;
(ii) Tư tưởng về cá nhân và QCN theo kiểu “vô vi” của Đạo gia;v.v....
- Tại Ấn Độ: Đạo Phật, Đạo Hin –đu, ... Xuất phát và hướng đến
con người, nhưng Đạo Phật hiện nay mờ nhạt. Đạo Hin –đu cho đến nay
vẫn mang đậm tính đẳng cấp.


- Tại vùng Tây Nam Á:

+ Về pháp luật: (i) Bộ luật của Urukagina ở  Lagash(khoảng năm
2.350 TCN) bàn đến những khái niệm về quyền ở mức độ nào đó, (văn
bản chính thức vẫn chưa được tìm thấy). (ii) Bộ luật cổ nhất hiện còn là
Luật Ur-Nammu  (khoảng 2.050 Tr.CN). (iii) Bộ luật Hammurapi
(khoảng 1.780 Tr.CN) : gồm nhiều luật, kể cả  luật về nữ quyền, quyền trẻ
em, quyền của nô lệ và hình phạt nếu những luật này bị vi phạm ở nhiều
khía cạnh khác nhau.


+ Về tư tưởng: Trụ Cyrus (Cyrus Cylinder) được cho là hiến chương đầu
tiên của QCN thế giới. Vua Cyrus II, tức Cyrus Đại đế (559 Tr.CN – 530
Tr.CN) của Đế quốc Ba Tư, tôn trọng các vị thần trong tín ngưỡng, tôn
giáo khác, tức là khoan dung và kính trọng các tôn giáo khác; quyết định
giải phóng nô lệ; xác lập mọi nhóm sắc tộc đều bình đẳng; quan niệm  
về chính phủ có trách nhiệm với nhân quyền.
+ Về tôn giáo: Đạo Do thái cổ, đạo cơ đốc thờ một thần trên cơ sở các cá
nhân bình đẳng. Từ đạo Cơ đốc hình thành Hồi giáo,và Công giáo (Thiên
chúa giáo) Tin lành, Chính thống giáo ở châu Âu.


- Ở phương Tây:
+ Về tôn giáo: Từ Ki tô giáo hình thành: Công giáo, Tin lành và Chính
thống giáo. Ki tô giáo là một cơ sở của văn hóa NQ ở phương Tây, với các
đặc điểm: (i) Bình đẳng về giá trị con người (không người nào cao quý hơn
người nào);


(ii) Bình đẳng của đời sống cá nhân con người; (iii) Bình đẳng của phụ
nữ;
(iv) Chống chế độ nô lệ;  (v) Tôn trọng tự do cá nhân; (vi) hai học thuyết

về luân lý và về pháp luật liên quan đến QCN đều là sản phẩm của Kitô
Giáo.
+ Về pháp luật: Bộ Luật La-mã (khoảng 450 Tr. CN – khoảng TK V sau
CN): quy định quyền của công dân La mã (Nữ 12 tuổi và nam từ 14 tuổi
không bị điên có đủ năng lực hành vi pháp lý. Trên 25 tuổi được tham gia
vào tất cả các quan hệ chính trị - pháp lý)


1.3.2. Thời kỳ CNTB
Chủ yếu kế thừa: 2 trường phái pháp luật về QCN: (i) Thuyết nhân quyền
tự
nhiên (natural right) gồm 2 quan niệm: coi QCD là gốc của mọi quyền; coi
quyền tự nhiên là gốc của mọi quyền. (ii) Thuyết nhân quyền thực chứng
(pháp lý) - legal rights
1.3.3. Trong giai đoạn hiện nay:
Chủ yếu kế thừa (i) Quan điểm duy vật biện chứng.(Đây là nền tảng tư
tưởng
ở VN);
(ii) Thuyết nhân quyền pháp lý và thuyết tương đối văn hóa về QCN;
(iii) Quan điểm phổ quát về QCN.


1.4. Lý luận quốc tế về quyền con người
Thứ nhất, nguồn gốc của QCN
- Các giá trị nền tảng là nguồn gốc của quyền con người: Nhân văn;
Phẩm giá; Tự do; Bình đẳng; Công bằng; Khoan dung.
- Nguồn gốc (Nguồn tư tưởng – lý luận – pháp lý):
+ Tự nhiên: thực thể tự nhiên – XH của con người
+ XH: (i) Đạo đức: Rèn luyện, thực hành “làm người” (thiện, lương tâm,
bổn phận, hạnh phúc...); (ii) Tôn giáo Đông-Tây; (iii) Triết học: Đông, Tây;

(iv) Chính trị Đông, Tây; (v) Pháp lý: Luật Hammurapi (XVIII Tr.CN),
Hiến chương Magna Cata (TKXII),....
- Nguồn: Nguồn tài liệu (văn kiện luật quốc tế,...)


Thứ hai, các cấp độ nội hàm của QCN
- Bản năng: quyền sinh tồn về tính mạng
- Bản thể (thực thể tự nhiên& XH): Quyền tồn tại thực thể tự nhiện- XH &
- Quyền tồn tại về thực thể XH
- Bản chất: Nhân phẩm, nhân cách trong các hoạt động XH


Thứ ba, 2 phương diện quyền của con người
- Con người:
+ Sinh ra – Trẻ em - Thanh niên - Lão – Bệnh – Tử
+ Giới tính- Giới, GC, DT, TG,VH
+ Người yếu thế
- Phương diện quyền về thực thể tự nhiên – xã hội: Ăn – Uống - Ở- Mặc Đi lại – Vui chơi – Không bị tra tấn - Giới tính
- Phương diện quyền về thực thể xã hội
+ Nhóm các quyền DS, CT
+ Nhóm các quyền KT,XH, VH
- Tính thống nhất &khác biệt giữa các phương diện quyền &nhóm quyền


Thứ tư, nguyên tắc, đặc điểm của QCN
- Nguyên tắc: Bình đẳng
- Đặc điểm: (i) Tính phổ biến (hay tính không thể chuyển nhượng) & tính
đặc thù; (ii) Tính thống nhất (liên hệ&phụ thuộc lẫn nhau); (iii) Tính pháp
quyền (tính tối thượng của pháp luật; luật hóa; kiểm soát quyền lực NN;
NN&CD bình đằng trước pháp luật; tính minh bạch về giải trình& trách

nhiệm pháp lý, đạo đức)


Thứ năm, tính thống nhất và khác biệt giữa QCN&QCD
- Tính thống nhất
+ Mối quan hệ của cá nhân với cộng đồng (QCN) và cá nhânvới quốc gia
(QCD).
+ Chịu quy định của giới hạn quyền.
+ Thực tại của QCN là QCD; viễn cảnh của QCD là QCN.
- Tính khác biệt - Xem Bảng sau.


Quyền con người

Lịch sử

Tư tưởng xuất hiện trong các nền văn
minh cổ đại; luật nhân quyền quốc tế chỉ
có từ 1945

C/cụ ghi Luật quốc tế (toàn cầu và khu vực) và
nhận & luật quốc gia
b/đảm

Quyền công dân

Từ La mã cổ đại, đặc biệt từ
cách mạng tư sản
Luật quốc gia


Nội hàm Những tự do và bảo đảm mà mọi thành
Những tự do và bảo đảm mà
viên nhân loại được hưởng và được cộng một quốc gia dành cho các
đồng quốc tế bảo vệ.
công dân của nước mình.
Tính
chất

Tự nhiên, vốn có, không do chủ thể nào
ban phát; thể hiện vị thế của mỗi cá nhân
với quốc gia mà cá nhân đó là công dân
và với cộng đồng nhân loại.

Do các NN xác định bằng pháp
luật; thể hiện vị thế của mỗi cá
nhân trong quan hệ với quốc
gia mà cá nhân đó là công dân.


×