Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Sinh lý thận 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.62 KB, 2 trang )

Thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu là loại thuốc làm tăng hình thành nước tiểu ở
thận, kết quả làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, có tác dụng làm giảm phù
(là trạng thái một mô, bộ phận nào đó bị ứ đọng dịch). Có 4 nhóm
thuốc lợi tiểu chính, chúng ta đi vào từng nhóm cụ thể.

1/ Lợi tiểu ức chế men CA
Ion bicarbonat HCO3- được tái hấp thu ở ống lượn gần nhờ tác
dụng của enzym CA (Carbonic anhydrase). Loại thuốc này ức chế
enzym CA làm giảm tái hấp thu ion HCO3- nên tăng đào thải ion này


làm một phần nước bị đào thải theo. Nói chung, tác dụng lợi tiểu
của thuốc không được cao nên người ta ít dùng.

2/ Lợi tiểu quai (quai Hê-len)
Thuốc lợi tiểu quai ức chế mạnh mẽ quá trình đồng vận
chuyển Na+, K+, Cl- ở nhành lên quai Hê-len. Từ đó làm giảm tái
hấp thu Na+, K+, Cl- dẫn đến tăng thải 3 ions này đến các ống thận
phía sau, do đó nước cũng bị hút theo. Kết quả là lượng nước tiểu
tăng lên. Ví dụ: furosemid

3/ Lợi tiểu kháng Aldosteron
Ở ống lượn xa, hormon Aldosteron có tác dụng giữ ion Na+ và
nước lại nên khi thuốc ức chế Aldosteron, nhiều Na+ và nước bị đẩy
vào ống góp làm tăng lượng nước tiểu. Ngoài ra dưới tác động của
Aldosteron, ion Na+ được tái hấp thu về lại máu đồng thời ion K+ bị
đào thải nên khi Aldosteron bị ức chế, K+ sẽ không bị đào thải theo
nước tiểu mà được giữ lại trong máu. Ví dụ: spirolacton

4/ Lợi tiểu thiazid


Ở ống lượn xa, ion Na+ được tái hấp thu theo cơ chế đồng vận
chuyển Na+/Cl-. Thiazid ức chế cơ chế này làm giảm tái hấp thu ion
Na+, từ đó tăng bài tiết Na+, làm tăng lượng nước mất theo.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×