Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

On tập học phần dân số, môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.29 KB, 25 trang )

Ôn tập Dân số, môi trường, HIV/AIDS
1. Trình bày các khái niệm cơ bản về: Môi trường, Hệ sinh thái và Tài nguyên
thiên nhiên. Phân tích sự ảnh hưởng của lối sống du canh du cư đến môi trường
tự nhiên.
2. Trình bày chính sách dân số ở Việt Nam. Nguyên nhân và hậu quả của bùng
nổ dân số.
3. Trình bày các phương pháp điều trị hội chứng cai nghiện ma túy, phục hồi các
chức năng sinh lí và biện pháp đề phòng kết lại (tái nghiện).
4. Phân tích các thời kì phát triển của dân số thế giới và tình hình gia tăng dân số
ở Việt Nam qua các năm .
5. Hãy nêu đặc điểm của HIV và các phương pháp phòng chống HIV/AIDS.
6. Trình bày chiến lược phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam nói chung và chiến
lược phòng chống HIV/AIDS của Bộ Giáo dục và đào tạo nói riêng
7. Thế nào là Ma tuý? Lạm dụng Ma tuý? Nghiện Ma tuý? Nguyên nhân của sự
lạm dụng Ma tuý.
8. Tại sao nói: dân số và tài nguyên thiên nhiên có mối quan hệ mật thiết với
nhau? Anh (Chị) hãy làm rõ mối quan hệ đó .
9. Anh (Chị) hãy trình bày các loại kết cấu dân số.
10. Phân tích nguyên nhân và hậu quả của sự ô nhiễm môi trường. Các chính
sách dân số và biện pháp bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
11. Trình bày hiện trạng môi trường trên thế giới và ở Việt Nam.
12. Trình bày các con đường lây nhiễm HIV và những biểu hiện của HIV/AIDS.
13. Hãy trình bày nguyên tắc của phương pháp cai nghiện Ma túy và các biện
pháp phòng chống Ma túy.
14. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư? Đặc điểm của từng
nhân tố.

1


Trả Lời


CHƯƠNG I
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
1.1.1. Dân số, kết cấu và động lực gia tăng dân số, tháp dân số
a. Khái niệm dân số
- Dân số là tổng số người sinh sống trên một lãnh thổ cụ thể, trong một thời gian
nhất định được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử xã hội lâu dài với
kết cấu, thành phần nhất định.
b. Kết cấu dân số
b.1. Khái niệm
- Là sự phân chia dân số thành những nhóm người theo những tiêu chuẩn nhất
định.
b.2. Các loại kết cấu dân số
b.2.1. Kết cấu dân số tự nhiên
- Là sự phân chia dân số thành những nhóm người theo tiêu chuẩn sinh học (tự
nhiên).
- Bao gồm:
+ Kết cấu dân số theo giới tính: là tương quan giữa giới này so với giới kia hoặc
so với tổng số dân. Nó bị tri phối bởi các yếu tố: chiến tranh, quan niệm, hệ tư
tưởng XH, phong tục tập quán sinh sống.
+ Kết cấu theo độ tuổi: là sự sắp xếp dân số theo những nhóm tuổi khác nhau,
qua đó cho biết tình hình sinh, tử, tính chất dân số, tuổi thọ TB của dân số, số
lượng lao động.
b.2.2. Kết cấu xã hội
- Là sự sắp xếp phân chia dân số theo các chỉ tiêu xã hội: Trình độ học vấn, lao
động nghề nghiệp...
+ Kết cấu theo lao động: Cho biết tình hình phân công LĐ trong xã hội, các hiện
tượng thất nghiệp, thiếu việc làm... của lực lượng lao động. Biết được tình hình
phát triển của DS => biết được chất lượng DS, tuổi thọ DS.
+ Kết cấu theo nghề nghiệp: cho biết tỉ lệ nam nữ, tình hình khả năng phát triển
dân số. Đặc điểm các ngành KT.

+ Kết cấu dân số theo trình độ văn hoá: phản ánh trình độ học vấn của dân cư
trong một nước. Nó bao gồm tỉ số người biết chữ và trình độ học vấn của dân
cư.
b.2.3. Kết cấu theo thành phần dân tộc, tôn giáo tín ngưỡng
+ Theo dân tộc: DS được hình thành từ nhiều dân tộc khác nhau. Mỗi quốc gia
có một dân tộc chiếm ưu thế nhất và ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc đó được lấy
làm ngôn ngữ, chữ viết phổ thông của quốc gia đó.
2


+ Theo tôn giáo tín ngưỡng: Các quốc gia khác nhau có sự khác nhau về tôn
giáo tín ngưỡng.
=> Kết cấu tôn giáo của dân số ảnh hưởng tới tình hình sản xuất, ngành nghề sx,
trật tự xã hội và môi trường, TNTN...
c. Động lực gia tăng dân số
c.1. Động lực gia tăng tự nhiên
- Là tỉ lệ chênh lệch giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử trong một thời gian nhất định.
- Đơn vị tính: %
- Công thức: Tg= S-T/ 10
Tg là tỉ số tăng tự nhiên
S là tỉ suất sinh
T là tỉ suất tử
- Trong đó:
S = (số trẻ sinh ra / DS trung bình)*100%
T = (số người chết đi / DS trung bình)*100%
- Động lực gia tăng tự nhiên phụ thuộc vào yếu tố sinh và tử.
- Tỉ xuất gia tăng dân số tự nhiên ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống,
tính chất dân số, sự phát triển dân số của từng quốc gia thế giới, tình hình sản
xuất ...
c.2. Động lực gia tăng cơ giới

- Là tỉ số giữa người xuất cư và số người nhập cư.
- Động lực tăng dân số cơ giới phụ thuộc vào chính trị, kinh tế, văn hoá, phong
tục tập quán…
- Động lực gia tăng cơ giới ảnh hưởng tới an toàn, trật tự XH, sản xuất, chất
lượng cuộc sống…
d. Tháp dân số (tháp tuổi)
- Là một dạng biểu đồ dùng để thể hiện kết cấu tự nhiên của dân số.
- Có 3 dạng tháp dân số:
+ Dạng mở rộng: đáy rộng, sườn dốc, đỉnh tháp nhỏ.
+ Dạng thu hẹp: đáy thu hẹp, sườn hơi dốc, đỉnh thấp hơi mở rộng (dân số
trưởng thành)
+ Dạng ổn định: đáy và đỉnh tháp gần bằng nhau (dân số già)
- Căn cứ vào hình dáng tháp dân số nhận biết được tính chất dân số:
+ DS trẻ: có số người ở độ tuổi 0-14 chiếm >35%, số người quá tuổi LĐ chiếm
<10%.
+ DS trưởng thành: Số người độ tuổi chưa LĐ và số người quá tuổi LĐ sấp xỉ
bằng nhau.
+ DS già có số người chưa LĐ chiếm 15-20%, số quá tuổi LĐ cao.
1.1.2. Sự phát triển dân số thế giới và Việt Nam a.1. Thời kì đầu:
a. Các thời kì phát triển dân số thế giới
- Từ khi xuất hiện loài người tới năm 6000 TCN.
- Dân số gia tăng rất thấp, là thời kì gắn liền với sự xuất hiện các bộ lạc, sử dụng
công cụ lao động bằng đồ đá. Trên thế giới có khoảng 5-10 triệu người, tỉ lệ gia
tăng chỉ đạt 0,0004%
3


a.2. Thời kì thứ 2:
- Từ năm 6000 TCN đến cuối thế kỉ XVII.
- Dân số phát triển với sự biến đổi không ngừng, tỉ lệ gia tăng dân số đạt 0,4%

đến 1%.
- Đầu CN: 133 triệu người
- 1250: 355 triệu người.
- 1650: 465 triệu người.
- 1682: 533 triệu người.
a.3. Thời kì thứ 3:
- Từ đầu TK 18 đến nay.
- Là thời kì dân số gia tăng rất nhanh việc kiểm soát về DS cũng được chú ý. Tỉ
lệ gia tăng dân số đạt 1,9% - 2,3%, có thời gian tăng lên tới 2,9%. Sự gia tăng
dân số nhanh xảy ra ở một số khu vực Đông Phi, Đông Nam Á, Nam Mĩ...
Thời gian để dân số tăng lên gấp đôi ngày càng ngắn lại đã dẫn đến hiện tượng
bùng nổ dân số (quả bom ds).
b. Tình hình gia tăng dân số trong khu vực và ở Việt Nam
b.1. Trong khu vực
- DS biến động theo dân số thế giới và phụ thuộc chặt chẽ vào sự biến động dân
số của các quốc gia thành viên.
- Năm 2013: 621 triệu người
- Đông Nam Á là khu vực có tỉ lệ gia tăng cao: Inđônexia, Việt Nam, Thái Lan,
Malaixia… Tỉ lệ gia tăng TB là 2,3%. Hiện nay giảm xuống 1,9% nhờ các thành
tựu KH và chính sách dân số.
b.2. Dân số Việt Nam
* Giai đoạn trước và trong thế kỉ 19: dân số gia tăng chậm, tỉ lệ gia tăng dân số
đạt 1,5% do KT kém PT cùng với những thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh…cho
tới đầu thế kỉ 20 dân số tăng cao tỉ lệ gia tăng lên 3,06 %.
* GĐ Từ 1950 đến 1995: dân số tăng nhanh có giai đoạn tỉ lệ gia tăng vượt quá
3%.
*GĐ từ sau năm 1995 đến nay: do áp dụng một số chính sách PT ds hợp lý tỉ
suất gia tăng dân số giảm xuống. Thời gian để dân số tăng gấp đôi đã giảm.
- Năm 2013: tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 1,07%.
* Chính sách dân số

- Mỗi gia đình có từ 1 – 2 con. Khoảng cách giữa các lần sinh từ 3 – 5 năm.
- Tổ chức DS – KHHGĐ ở các làng xã.
- Mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ, tư vấn về tránh thai và KHHGĐ.
- Đẩy mạnh giáo dục, truyền thông về dân số.
- Thực hiện đình sản tự nguyện cả nam và nữ…

4


1.1.3. Nguyên nhân và hậu quả của sự bùng nổ dân số
a. Nguyên nhân
- Do chế độ chính trị XH.
- Do tôn giáo tín ngưỡng phong tục tập quán sinh sống, trình độ dân trí.
- Số người ở độ tuổi sinh đẻ cao, tỉ lệ sinh cao.
- Do tồn tại quan niệm sống lạc hậu trọng nam khinh nữ trời sinh voi sinh cỏ,
sinh con quý tử, muốn có con trai, muốn đông con. Ở đa số các quốc gia châu
Á: Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam...
- Do chất lượng cuộc sống được nâng cao, KT-XH phát triển mạnh mẽ y tế và
điều kiện chăm sóc sức khỏe cho người được cải thiện đã làm giảm tỉ lệ tử
vong.
- Ở các nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nhu cầu lao động tay chân cao cũng là
nguyên nhân dẫn đến việc đông con.
b. Hậu quả của gia tăng dân số
- Gây sức ép lớn tới sự phát triển kinh tế.
- Tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên và TNTN.
- Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và an ninh MT
- Gây ra hiện tượng mất an toàn xã hội, là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của
các tệ nạn xã hội như: Thất nghiệp, trộm cắp, ma túy, cờ bạc, nghèo đói gia
tăng...
- Bùng nổ dân số khiến quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng.

Dân số thế giới ngày càng tăng mà tài nguyên thiên nhiên, năng lượng lại có
hạn, sự phân bổ tài nguyên thiên nhiên lại không đồng đều giữa các nơi trên thế
giới. Vì vậy, tất yếu sẽ dẫn đến sự cạnh tranh giữa các quốc gia về tài nguyên
thiên nhiên.
1.2. PHÂN BỐ DÂN CƯ
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
a. Khái niệm dân cư
- Dân cư là những người sống trên một lãnh thổ được đặc trưng bởi kết cấu, mối
quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính chất của việc phân công lao
động và cư trú theo lãnh thổ. Dân cư có các đặc điểm chủ yếu sau:
- Dân cư là lực lượng sản xuất chủ yếu của lãnh thổ.
- Dân cư là đối tượng chính tiêu thụ các sản phẩm do họ làm ra.
- Dân cư có quá trình tái sản xuất riêng của mình.
b. Phân bố dân cư
- Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một
lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.
- Để thể hiện tình hình phân bố dân cư trên một lãnh thổ, người ta sử dụng tiêu
chí mật độ dân số, được tính bằng tương quan giữa số dân trên diện tích tương
ứng với số dân đó. Đơn vị tính là: người/km2.
- Khi mới hình thành con người chọn những nơi ấm áp của vùng nhiệt đới làm
nơi cư trú. Bước sang giai đoạn trồng trọt, con người đã bắt đầu định cư. Ngày
nay con người đã sống khắp nơi trên địa cầu.
- Đặc điểm:
5


+ Biến động về phân bố dân cư theo thời gian.
+ Phân bố dân cư không đồng đều trong không gian. Theo thống kê năm 2010,
trên Trái Đất có 6,89 tỉ người, mật độ dân số trung bình là 49 người/km2. Song,
phân bố dân cư rất không đồng đều, có những vùng rất đông dân, lại có những

vùng thưa dân, thậm chí nhiều vùng không có người sinh sống.
c. Mật độ dân số
- Mật độ dân số là số người trên đơn vị diện tích (có thể gồm hay không gồm các
vùng canh tác hay các vùng có tiềm năng sản xuất). Thông thường nó có thể
được tính cho một vùng, thành phố, quốc gia, một đơn vị lãnh thổ, hay toàn bộ
thế giới.
Công thức: D = P/Q
Trong đó P là số dân thường trú của lãnh thổ. Q là diện tích lãnh thổ.
Nhiều trong số những vùng đất có mật độ dân số cao nhất thế giới là những
thành phố - quốc gia, tiểu quốc hay quốc gia lệ thuộc rất nhỏ. Các lãnh thổ đó
đều có diện tích nhỏ với mức độ đô thị hoá ở mức rất cao, và một dân số thành
thị chuyên biệt hoá trong một lĩnh vực kinh tế, tiêu thụ các nguồn tài nguyên
nông nghiệp từ bên ngoài, phản ánh sự khác biệt giữa mật độ dân số cao và nạn
nhân mãn

6


1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư
a. Nhân tố tự nhiên
- Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Có nhiều cách lí giải khác
nhau. Nhưng sự lí giải đúng đắn nhất theo quan điểm Macxit thì sự phân bố dân
cư là tác động của hàng loạt các nhân tố. Nhân tố tự nhiên có vai trò quan trọng
nhưng không phải là nhân tố quyết định.
- Tác động đến sự phân bố dân cư ở 2 góc độ. Dưới góc độ cá nhân con người
nhân tố tự nhiên tác động đến sức khỏe con người từ đó ảnh hưởng đến tình
hình dân cư trên thế giới. Dưới góc độ kinh tế nơi nào có điều kiện tự nhiên
thuận lợi các hoạt động sản xuất có điều kiện phát triển, nơi đó tập trung dân
cư.
a.1. Khí hậu

- Là nhân tố có ảnh hưởng rõ nét đến sự phân bố dân cư. Trên thực tế con người
tập trung đông nhất ở khu vực ôn đới, sau đó đến nhiệt đới. Dân cư ở vùng khí
hậu nóng ẩm trù mật hơn vùng khô hạn. Trong cùng một đới khí hậu người ta
cũng thích sống ở những nơi có kiểu khí hậu ấm ẩm, mát mẻ.
a.2. Nước
- Nước là nhân tố thứ 2 tác động tới sự phân bố dân cư. Nơi nào có nước thì nơi
đó có con người sinh sống, những nền văn minh đầu tiên của loài người thường
ở những lưu vực sông lớn như: sông Nin, Lưỡng Hà, Ấn – Hằng…
a.3. Địa hình và đất đai
- Những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ thường là châu thổ của các
con sông là những vùng đông dân vào vào loại nhất thế giới. Trên thế giới, phần
lớn dân cư sống dưới độ cao 200m.
a.4. Khoáng sản
Những vùng giàu khoáng sản có sức hút đặc biệt với con người. Nhân tố
khoáng sản có vai trò nhất định đến sự phân bố dân cư.
b. Nhân tố kinh tế - xã hội, lịch sử
b.1. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
- Ảnh hưởng đến phân bố dân cư ở các khía cạnh: quy mô tập trung, khả năng
phân bố. Ngày nay nhiều trung tâm dân cư lớn đã mọc lên ở vùng quanh năm
băng giá hay hoang mạc nóng, thậm chí ở biển.
b.2. Tính chất của nền kinh tế
- Những khu dân cư đông thường gắn với các hoạt động công nghiệp hơn so với
nông nghiệp. Trong các khu công nghiệp, kĩ thuật càng tiên tiến thì mức độ tập
trung dân cư càng giảm. Trong khu vực nông nghiệp, cơ cấu cây trồng ảnh
hưởng đến mức độ tập trung dân.
b.3. Lịch sử khai thác lãnh thổ
- Những nơi có lịch sử khai thác lâu đời là những nơi có mật độ dân cư trù mật
nhất điển hình như các đồng bằng Đông Nam á, Tây âu, đồng bằng Ấn Hằng….
có đông đúc hơn so với khu vực mới khai thác như ôxtrâylia, canađa… Ở Việt
Nam đồng bằng Sông Hồng có lịch sử khai thác lâu đời hơn nên dân cư đông

đúc hơn đồng bằng sông Cửu Long mới được khai thác, đất đai phì nhiêu.
b.4. Chuyển cư
7


- Chuyển cư có tác động không nhỏ đến phân bố dân cư. VD: từ 1750 – 1900,
DS châu Âu chỉ tăng 3 lần, DS châu Mỹ tăng 12 lần. Giữa thế kỉ 17 DS châu Phi
= 18,4% ds thế giới, đến 1975 = 8% ds TG.
1.2.3. Tình hình phân bố dân cư trên thế giới và ở Việt Nam
a. Tình hình phân bố dân cư trên thế giới
a.1.Sự biến động của phân bố dân cư theo thời gian
- Khi con người mới xuất hiện thì mật độ khoảng 0,00025 người /km 2. Sang thời
kì trồng trọt 1người/km2, tập trung ở Á, Phi, Âu. Đến 1650 mật độ trung bình là
3,7 người/km2. Từ thế kỉ 17 đến nay, biến động về phân bố dân cư giữa các lục
địa thể hiện rất rõ do sự chuyển cư của nhiều luồng lớn. Hiện nay mật độ trung
bình của thế giới là 36,4 người /km2.
a.2. Sự phân bố dân cư không đều theo không gian
- Vùng đồng bằng châu Á gió mùa là nơi tập trung dân cư cao, có nơi lên đến
vài ngàn người/km2 như hạ lưu sông Trường Giang, vùng ĐNA, ĐBA, Nam
Á… Ngược lại những hoang mạc, vùng rừng xích đạo hay đồng rêu mật độ dân
cư thưa thớt, khoảng 1người/km2.
b. Tình hình phân bố dân cư ở Việt Nam
b.1. Đặc điểm chung
- Dân cư tập trung đông nhất ở các vùng đồng bằng sông Hồng, ĐB sông Cửu
Long, ĐB duyên hải miền Trung và vùng Đông Nam Bộ.
- Dân cư thưa thớt nhất ở các vùng núi cao như Đông Bắc, Tây Bắc, Tây
Nguyên.
- Dân cư phân bố không đều giữa các tỉnh trong cả nước và ngay trong phạm vi
một tỉnh.
b.2. Sự phân bố dân cư ở đồng bằng

- Đồng bằng chiếm ¼ diện tích nhưng tập trung ¾ dân số của cả nước. ĐBSH
với diện tích 15000km2 có tới 14 triệu dân, tập trung đông ở Hà Nội, Hải Phòng,
TB, HD, HY… ĐBSCL có khoảng 15 triệu dân tập trung đông ở Vĩnh Long,
Tiền Giang…
b.3. Sự phân bố dân cư ở trung du và miền núi
- VN có ¾ là đồi núi nhưng tập trung ít dân cư. Địa hình càng cao thì mật độ dân
số càng thấp.
- Giữa các vùng trung du miền núi mật độ dân số cũng khác nhau, vd ở Đông
Bắc dân cư tập trung đông hơn Tây Bắc và Tây Nguyên.
b.4. Sự phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn
- Phân bố không đều, thành thị hơn 20% có xu hướng tăng, nông thôn chiếm hơn
60%.
1.3. MÔI TRƯỜNG VÀ TNTN. MỐI QUAN HỆ GIỮA DS VỚI MT VÀ
TNTN
1.3.1. Khái niệm môi trường, TNTN và sự phân loại TNTN
a. Định nghĩa môi trường
- Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người có ảnh
hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người như:
8


không khí, nước, đất, sinh vật, xã hội loài người…môi trường sống của con người
thường được phân chia thành các loại sau: môi trường tự nhiên, môi trường xã hội,
môi trường nhân tạo.
- Phân loại môi trường:
Tùy theo mục đích nghiên cứu và sử dụng, có nhiều cách phân loại khác nhau. Có thể
phân loại môi trường theo các đặc trưng sau:
+ Phân loại theo chức năng: môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, môi trường xã
hội.
+ Phân loại theo sự sống: môi trường vật lý, môi trường sinh học.

+ Phân loại theo thành phần tự nhiên: môi trường đất, môi trường nước, môi trường
không khí..
+ Còn một số cách phân loại khác như theo vị trí địa lý, theo khu vực dân cư sinh
sống.
b. Khái niệm TNTN
Là cơ sở cho SX là những vật chất tự nhiên có thể phục hồi hoặc không phục hồi
được.
c. Phân loại TNTN
- TNTN vô tận ánh sáng, nước, không khí…
- TNTN có thể phục hồi: độ phì của đất, sinh vật…
- TNTN không thể phục hồi: khoáng sản….
1.3.2. Hệ sinh thái, cân bằng sinh thái
a. Hệ sinh thái
- Là đồng tổ hợp của một quần xã SV với MT vật lý xung quanh nơi mà quần xã đó
tồn tại, trong đó các SV, MT tương tác với nhau để tạo nên chu trình vật chất và sự
chuyển hoá của năng lượng. => HST là quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự
nhiên nhất định cùng tồn tại và PT có tác động qua lại với nhau.
- Đa dạng sinh học: Là sự phong phú về nguồn gen, loài SV trong HST.
b. Cân bằng sinh thái
- Cân bằng sinh thái là một trạng thái mà ở đó số lượng của các quần thể ở trạng thái
ổn định, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện MT.
1.3.3. Tác động của dân số tới các thành phần môi trường, TNTN
a. Dân số với TN đất
- Khi ds tăng diện tích đất canh tác sẽ giảm vì dt đất dành cho cn, xây dựng nhà ở,
trường học, bệnh viện...
- DT đất hoang hóa bạc màu tăng nhanh do việc khai thác triệt để và không khoa học.
- Bình quân đất trên người giảm ở VN năm 2009 đất sử dụng trong nông nghiệp của
nước ta chỉ khoảng 9,4 triệu ha(28% tổng S đất tự nhiên) bình quân đất nông nghiệp
trên đầu người chỉ còn là 0,1ha, khả năng mở rộng không nhiều.
b. Dân số và TN sinh vật

- Ds tăng nhanh diện tích rừng bị thu hẹp hoặc bị mất. Ở VN trung bình ds tăng lên
1% thì rừng bị mất 2,5% S, hệ sinh thái bị phá vỡ sự cân bằng, các nguồn gen quý
hiếm bị suy giảm nghiêm trọng hoặc bị biến mất và làm cho nhiều loài sinh vật quý
hiếm bị tuyệt chủng: Bò rừng, Sói đỏ…
9


c. Dân số và TN nước
- Dân số tăng diện tích mặt nước giảm.
- Ô nhiễm nguồn nước do chất thải sinh hoạt, SX tăng.
- Làm thay đổi dòng chảy của sông, suối, giảm mực nước ngầm.
- Lượng nước sạch đang giảm một cách nghiêm trọng.
- Tại các vùng cửa sông, cửa biển khi ds tăng nhanh dẫn đến sự tác động mạnh mẽ
làm ô nhiễm nguồn nước => suy giảm hoặc biến mất nhiều loài sinh vật quý hiếm có
giá trị KT và giá trị khoa học cao.
- Diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp từ 300000ha năm 1999 xuống chỉ còn 100000
ha năm 2009. Việc khai thác san hô và các TN biển khác đã làm cho 600.000km2 vỉa
san hô trên thế giới bị mất và 300.000km2 san hô cần phải bảo vệ.
d. Dân số và khí quyển
- Dân số tăng dẫn đến tăng sản xuất để thoả mãn nhu cầu, làm cho lượng khí thải độc
hại tăng nhanh 2/3 lượng khí đi ôxitcacbon, khí CFC, NO2, CF2, CO2, SO2.. tăng cao
tạo ra hiệu ứng nhà kính, các hiện tượng đột biến của tự nhiên như Elnilo, suy giảm
lượng khí ozon, nhiệt độ không khí tăng TB 0,40c /năm.
- Theo báo cáo EPI 2012 do trung tâm nghiên cứu thuộc đại học Yale và đại học
Columbia của Hoa Kỳ cùng liên hiệp Châu âu thực hiện về chỉ số môi trường tổng
quát, Việt Nam chỉ số môi trường không khí đứng thứ 123 trên 132 nước được xếp
hạng, và theo dự báo, sẽ tiếp tục rớt hạng trong thời gian tới.
5. Lối sống du canh du cư của dân số ảnh hưởng tới các yếu tố TN
- Giảm diện tích rừng tự nhiên và rừng phòng hộ.
- Suy giảm đa dạng sinh học

- Đất trồng bị hoang hóa, bạc màu, cát hóa...

1.3.4. Nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm và suy thoái MT, các biện pháp bảo vệ,
cải tạo môi trường
a. Hiện trạng MT trên thế giới và ở Việt Nam
a.1. Các nước đang PT
- Rừng nhiệt đới bị giảm sút diện tích TB khoảng 11 triệu ha/năm.
- Đất đai bị sa mạc hóa, TB khoảng 26 tỉ tấn đất có giá trị bị rửa trôi mạnh.
- Mực nước ngầm giảm sút, các hiện tượng đột biến của tự nhiên diễn ra mạnh mẽ
như: lũ lụt kéo dài, rộng, hạn hán, cháy rừng thủy triều đỏ, triều cường…
- TN nước và sv thủy sinh bị cạn kiệt, ô nhiễm, suy thoái một số loại ĐV quí hiếm bị
tuyệt chủng hoặc đe dọa bị tuyệt chủng.
- Chất lượng cuộc sống thấp, an toàn trong LĐ, an ninh xã hội bị giảm sút, hiệu quả
KT thấp đời số người già và trẻ em bị suy dinh dưỡng và tỉ lệ tử vong cao.
- Các biện pháp BV và cải tạo MT TNTN chưa hợp lí và khoa học, vốn đầu tư cho
BVMT và n/c khoa học BVMT chưa được đầu tư thích đáng, các biện pháp BVMT
còn lạc hậu.
a.2. Các nước phát triển
- Hiện tượng ô nhiễm MT suy thoái và cạn kiệt TNTN xảy ra mạnh mẽ tuy nhiên do
10


nền KT phát triển vì vậy vốn đầu tư dành cho công tác BVMT cao, nhà máy, xí
nghiệp CN, sản xuất nông nghiệp đều có các thiết bị, dây chuyền xử lí chất thải trước
khi thải loại vào MT.
- Vấn đề bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng toàn cầu, là cơ sở để phát triển
bền vững.
a.3. Tình hình môi trường ở Việt Nam
* Sự biến đổi khí hậu: tần xuất thiên tai ngày càng tăng, lượng khí thải nhà kính tiếp
tục tăng, hiện tượng mưa axit đã thấy ở một số địa phương như Lào Cai, Cần Thơ.

* Rừng tự nhiên bị suy thoái: trung bình mỗi năm mất đi từ 120.000- 150.000ha rừng.
Rừng ngập mặn, rừng đầu nguồn đang bị khai thác quá mức có nơi không còn khả
năng phục hồi.
Mất rừng kéo theo diện tích đất bị hoang hoá, xói mòn, nhiễm chua phèn...
* Đất bị suy thoái, diện tích đất theo đầu người giảm:
- Việt Nam có 23 triệu ha đất bị thoái hoá nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường đất do
chất thải nông nghiệp và công nghiệp xảy ra nhiều nơi.
- Chỉ số bình quân đất đai theo đầu người ở nước ta rất thấp khoảng 0,488ha/ người.
* Đa dạng sinh học bị suy giảm nghiêm trọng:
- Lãnh thổ Việt Nam đa dạng về cảnh quan tự nhiên và các hệ sinh thái, đa dạng về
thành phần loài động thực vật.
- Hiện nay đa dạng sinh học trên đất liền và biển đang bị suy giảm, các loài động thực
vật quý hiếm đang ngày càng ít đi như tê giác, hổ , bò rừng...
* Tài nguyên nước đã bị ô nhiễm:
- Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng nước phong phú.
- Hiện nay phần lớn các sông đều bị ô nhiễm do nước thải và rác thải công nghiệp,
sinh hoạt, điển hình là các sông trong khu vực Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn...
* Môi trường khu công nghiệp và đô thị bị ô nhiễm: Môi trường đô thị và khu công
nghiệp ô nhiễm do dân số tập trung với mật dộ cao, các phương tiện giao thông vận
tải tăng, chất thải không được thu gom xử lý đúng quy trình...
* Môi trường nông thôn cũng đã ô nhiễm.
b. Nguyên nhân và hậu quả của sự ô nhiễm môi trường
b.1. Nguyên nhân
- Do hoạt động của con người gây ra: thải các khí độc vào bầu khí quyển, ô nhiễm do
thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất độc, các chất phóng xạ, các chất thải lỏng và rắn, do
các tác nhân sinh học...
- Do một số hoạt động của tự nhiên: lũ lụt, núi lửa..
b.2. Hậu quả của ô nhiễm môi trường
- Làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, gây ra nhiều bệnh tật cho con người và sinh vật.
- Làm suy giảm số lượng và chất lượng của các thành phần môi trường, có thể kìm

hãm sự phát triển của động thực vật hoặc đến mức tử vong...
- Gây ra một số tai biến lớn về khí hậu, MT, đe dọa sự tồn tại và PT của các HST, đa
dạng sinh học và của cả loài người…
c. Biện pháp bảo vệ môi trường
- Thực thi triệt để việc sinh đẻ có kế hoạch.
- Sử dụng hợp lí các tài nguyên tái tạo, duy trì cân bằng sinh thái.
11


- Đảm bảo sự giàu có về vốn gen các giống loài tự nhiên cũng như nuôi trồng, mang
lại lợi ích cho con người.
- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định về DS ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp
lí TNTN.
- Thông qua các phương tiện công cộng, tuyên truyền DS, bảo vệ môi trường.
- Đánh thuế môi trường.
CHƯƠNG II
2.1. ĐẠI DỊCH HIV/AIDS
2.1.1. HIV/AIDS
- HIV là hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. Đây là virut gây ra bệnh AIDS.
- AIDS là căn bệnh phá huỷ hệ thống miễn dịch của cơ thể người do loại virut HIV
gây ra.
2.1.2. Tác nhân gây AIDS phương thức lây nhiễm HIV, biểu hiện của AIDS và
khả năng điều trị
a. Tác nhân gây AIDS
a.1. Lịch sử phát triển
- Năm 1983, một nhóm nghiên cứu của viện Pasteur Paris đã phát hiện được virut có
liên quan đến bệnh hạch đặt tên là LAV (Lymphoademophathy Associated Virut).
- Tháng 5 – 1984 Robert Gallo và cộng sự ở viện ung thư quốc gia Hoa Kì phân lập
được virut có ác tính với tế bào lympho T4 của người đặt tên là HTL.V.III đồng thời
cũng phân lập được một loại virut mới đặt tên là HIV2. HIV 2 có phương thức lây

nhiễm giống như HIV1 tuy nhiên thời gian ủ bệnh dài hơn, chủ yếu gặp ở Tây và
Nam Phi.
- Năm 1986, hội nghị danh pháp quốc tế thống nhất tên gọi virut gây ra AIDS là
HIV1.
a.2. Đặc điểm của HIV
- HIV là loại virut gây nhiễm trùng chậm phát triển. Virut này có dạng hình cầu, bên
ngoài là lớp vỏ pepton, bên trong là lớp vỏ capsip. Vật liệu di truyền là ARN có dòng
di truyền ngược chiều từ ARN – ADN. ARN của virut được phiên mã thành ADN nhờ
enzym đặc biệt gọi là enzym phiên mã ngược.
- ADN của virut truyền vào trong nhân, lồng ghép với ADN của tế bào bị nhiễm trở
thành ADN tiền virut. Khi tế bào bị nhiễm phân chia, ADN tiền virut được chuyển cho
tế bào con.
a.3. Sức đề kháng của HIV
- Do có lớp vỏ lipip, HIV dễ bị bất hoại bởi các yếu tố như nhiệt độ, hoá chất…
- VD: Ở dạng đông khô, HIV mất hoạt tính ở 680C sau 120 phút.
a.4. Cơ chế hoạt động
- HIV xâm nhập vào máu, tự gắn vào phân tử chủ đạo của tế bào lympho T4. Sau khi
xâm nhập phá bỏ lớp màng men RT chuyển đoạn ARN thành ADN.
- Tiền virut đi vào tế bào chủ và được lồng ghép vào mã gien của cơ thể chủ. Trải qua
12


hàng loạt các bước sao chép khác virut HIV mới thoát ra ngoài tế bào.
- Virut HIV ẩn dật trong các hạch Lipo. Ở giai đoạn lâm sàng virut HIV tự tái sinh để
gây nhiễm các tế bào Lipo T4 khác dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị phá hủy dần.
b. Biểu hiện của HIV/AIDS
b.1. Sơ nhiễm (Gđ cửa sổ)
- Sau khi nhiễm HIV từ 2 – 8 tuần, bệnh nhân xuất hiện hội chứng lâm sàng với các
triệu chứng:
+ Sốt cao 38 – 400C, vã mồ hôi, nhức đầu, đau cơ, khớp, viêm họng, mệt mỏi tăng

dần.
+ Sưng hạch cổ, nách to
+ Phát ban dạng sởi, sẩn ngứa trên da.
+ Tăng bạch cầu Lympho, tăng transaminaza máu.
Sau các biểu hiện sơ nhiễm có hoặc không có triệu trứng khoảng 6 – 12 tuần sẽ có
kháng thể đặc hiệu tức có huyết thanh chuẩn đoán đoán HIV dương.
b.2. Giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng
- Người bị nhiễm HIV không có triệu chứng kéo dài thời gian này từ 6 tháng đến 10
năm.
b.3. Giai đoạn sưng hạch dai dẳng toàn thân (cận AIDS)
- Thời gian sưng hạch có thể kéo dài từ 3 tháng, tồn tại trong vòng 1 năm hoặc nhiều
năm, thường gặp ở vùng cổ, nách, dưới hàm hoặc vùng chẩm kem theo các dấu hiệu
sốt, vã mồ hôi vào đêm, sút cân, tiêu chảy.
b.4. Toàn phát (AIDS)
- Giai đoạn này bệnh nhân bắt đầu xuất hiện dần các biểu hiện lâm sàng tuỳ thuộc vào
mức độ tổn thương của hệ miễn dịch.
- Xuất hiện nhiễm trùng cơ hội như viêm phổi, viêm lão, loét hậu môn, lao, tưa lưỡi…
- Nhiễm trùng do chính HIV gây ra như ung thư lympho bào…
Mọi triệu chứng trên đều dẫn đến tử vong trong vòng từ 4 tháng đến 2 năm.
c. Khả năng điều trị
c.1. Điều trị trực tiếp với HIV
- Thuốc AZT ức chế khả năng phát triển của HIV, tuy nhiên khả năng này chỉ kéo dài
trong vòng 6 – 8 tháng.
- Thuốc DDC cũng có tác dụng như AZT nhưng khả năng kém hơn.
c.2. Điều trị suy giảm miễn dịch
Các loại thuốc này chủ yếu phục hồi khả năng miễn dịch.
c.3. Điều trị các nhiễm trùng cơ hội
- Là điều trị tình thế vì suy giảm miễn dịch nên rất khó khăn.
2.1.3. Các con đường lây nhiễm HIV/AIDS cách phòng chống
a. Các con đường lây nhiễm HIV

a.1. Lây nhiễm qua tình dục
- Là con đường lây nhiễm chủ yếu, chiếm 70 – 80%.
- Nguy cơ bị nhiễm qua hoạt động tình dục không an toàn phụ thuộc vào 4 yếu tố
chính:
+ Khả năng bạn tình đã bị nhiễm HIV.
13


+ Quan hệ tình dục không an toàn.
+ Số lượng virut có trong máu hoặc dịch tiết sinh dục của người bị nhiễm (Cá nhân
nhiễm HIV trở thành nguồn nhiễm lớn hơn khi chuyển thành AIDS và những bệnh
liên quan đến AIDS)
+ Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.
a.2. Lây nhiễm qua đường máu
- Đây là con đường có xác suất lây nhiễm cao nhất, tiến triển nhanh nhất.
- Nguy cơ nhiễm qua đường máu:
+ Truyền máu hoặc những phế phẩm của máu, thụ tinh nhân tạo, ghép các cơ quan…
+ Dùng nhiều lần các trang thiết bị truyền máu, những dụng cụ y tế hay thẩm mĩ…
mà không khử trùng kĩ.
a.3. Lây nhiễm từ mẹ sang con
- Giai đoạn thai nằm trong tử cung, người mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền virut cho
con qua bánh rau.
- Giai đoạn đi qua đường sinh dục của người mẹ trong lúc chuyển dạ.
- Giai đoạn cho con bú có thể làm cho trẻ bị lây nhiễm thông qua sữa mẹ.
b. Cách phòng chống HIV/AIDS
b.1. Phòng lây nhiễm qua đường tình dục
- Khuyến khích các hành vi tình dục an toàn: chung thuỷ một vợ một chồng, sử dụng bao
cao su khi quan hệ.
- Các biện pháp giáo dục:
+ Hướng dẫn các hành vi tình dục an toàn thông qua các phương tiện thông tin đại

chúng.
+ Tổ chức các cuộc tiếp xúc cá nhân, nhóm với những người có hành vi nguy cơ cao.
+ Thực hiện chương trình giáo dục tình yêu lành mạnh, tình dục an toàn.
+ Đào tạo đẩy mạnh mạng lưới tuyên truyền viên của các ngành đoàn thể tham gia
giáo dục sức khoẻ, phòng chống HIV/AIDS.
+ Phát triển các câu lạc bộ, các cuộc thi tìm hiểu, phòng chống HIV/AIDS..
+ Sản xuất, cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su.
+ Chuẩn đoán và điều trị sớm các bệnh lây qua đường tình dục.
b.2. Phòng lây nhiễm qua đường máu
- Thực hiện an toàn trong truyền máu.
- Ngăn ngừa các hành vi nghiện tiêm chích ma tuý không an toàn.
b.3. Phòng lây nhiễm từ mẹ sang con
- Phòng cho mẹ không bị nhiễm HIV.
- Tuyên truyền tư vấn để phụ nữ nhiễm HIV không nên có thai. Nếu đã có thai mà
muốn giữ cần có những hướng dẫn cụ thể.
Ngoài những biện pháp trên, mọi người đều không được kì thị với những người đã
nhiễm HIV, có những bịên pháp sống chung an toàn.
2.2. CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình lây nhiễn HIV/AIDS trên thế giới và cuộc đấu tranh chống đại dịch
AIDS trên thế giới
a. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới
14


- Tháng 7/1995 trên thế giới có 18.5 triệu người bị nhiễm HIV, đa số thuộc tuổi lao
động, số nam bệnh nhân nhiều hơn nữ.
- Năm 2000 có tới 90% các ca nhiễm HIV tập trung ở các nước đang phát triển. Trung
bình một năm có khoảng từ 6000 – 8000 người bị nhiễm
- Hiện nay đại dịch này đang phát triển nhanh ở các nước châu Phi, các nước ở vùng

Caribe. Ở châu Á đại dịch này đến muộn hơn nhưng tốc độ lây lan rất cao.
b. Chiến lược toàn cầu phòng chống nhiễm HIV/AIDS
b.1. Mục tiêu của chiến lược
- Do chưa có thuốc điều trị hay vắc xin phòng nhiễm HIV/AIDS vì vậy mục tiêu đầu
tiên là phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
- Giảm tác động của nhiễm HIV/AIDS đối với cá nhân và xã hội. Thực hiện mục tiêu
này thông qua hỗ trợ, chăm sóc, không kì thị với những người đã nhiễm bệnh.
- Huy động và thống nhất những nỗ lực của từng quốc gia và toàn cầu để phòng chống
nhiễm HIV/AIDS.
b.2. Phương hướng
- Phòng chống HIVAIDS dựa trên cơ sở sự liên kết chặt chẽ giữa các quốc gia, cơ
quan ban ngành đoàn thể.
- Công tác thông tin tuyên truyền là chiến lược trong công tác phòng chống
HIV/AIDS.
- Tạo môi trường xã hội và tâm lí thuận lợi cho phòng chống HIV/AIDS như thay đổi
thói quen, tập quán, phong tục… trở ngại cho việc triển khai các biện pháp có hiệu
quả.
- Chống đối xử kì thị với những người nhiễm HIV, tạo cho họ có cuộc sống bình thường,
hoà nhập cùng cộng đồng.
- Nghiên cứu xây dựng kế hoạch dự phòng nhằm giảm tác động kinh tế, XH do đại
dịch gây ra.
- Đầu tư cho công tác khoa học để có thể tìm ra thuốc chữa trị hay các biện pháp ngăn
chặn sự phát triển HIV có hiệu quả.
2.2.2. Tình hình lây nhiễn HIV/AIDS ở Việt Nam và cuộc đấu tranh chống đại dịch
AIDS ở Việt Nam
a. Thực trạng và xu hướng phát triển đại dịch HIV/AIDS ở VN
- Cuối năm 1990 VN phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên. Đến năm 1995 có khoảng
3800 bệnh nhân bị nhiễm, 317 người chuyển sang AIDS, 159 người bị chết.
- Theo tổ chức y tế thời gian trên mỗi năm VN có khoảng trên 100 người bị nhiễm
HIV và VN đang ở cuối giai đoạn 1, đầu giai đoạn 2 của sự bùng phát đại dịch này.

- Năm 2007 số người nhiễm HIV/AIDS của VN là: 128.367. Trong đó có 25.219 bệnh
nhân AIDS và 14.014 trường hợp tử vong do AIDS.
- Số người bị lây nhiễm ngày càng gia tăng. Tất cả mọi tỉnh thành tên toàn quốc đều
đã có trường hợp nhiễm.
- Đối tượng bị lây nhiễm gia tăng nhanh ở miền núi do gia tăng tệ nạn xã hội.
b. Chiến lược phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam
- Mục tiêu:
+ Phòng và hạn chế sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng.
15


+ Giảm tỉ lệ mắc và chết do nhiễm HIV.
+ Hạn chế tối đa hậu quả kinh tế, xã hội do đại dịch AIDS gây ra.
- Phương hướng:
+ Huy động toàn bộ cơ quan đoàn thể trong xã hội cùng tham gia phòng chống
HIV/AIDS.
+ Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục trong nhà trường, các tổ chức.
+ Tăng cường công tác chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS từ trung ương đến địa
phương.
c. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tại Điện Biên
c.1.Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tại Điện Biên
- Tháng 6/1998: phát hiện người có HIV đầu tiên.
- Chỉ sau hơn 10 năm Điện Biên đã là tỉnh đứng đầu cả nước về tỷ lệ nhiễm HIV với
4.890 trường hợp nhiễm HIV, trong đó 2.334 trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS
và 1.280 người đã tử vong do AIDS.
- Tỷ lệ người nhiễm HIV so với tổng số dân toàn tỉnh là 5%.
- Số người nhiễm HIV tăng nhanh, trung bình một ngày tỉnh Điện Biên phát hiện 3,58
người nhiễm HIV.
- Đáng báo động là trong số những người nhiễm HIV/AIDS thì có đến 85,28% thuộc
lứa tuổi từ 20 – 39 tuổi – là những lao động chính của gia đình và xã hội.

- Tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy là 42,5% và đã có dấu hiệu
lan ra cộng đồng.
Trong khi đó Điện Biên là địa bàn “nóng” về thực trạng ma túy; trong đó có đến
65,2% người nghiện chích ma túy.
-> Điều đó khiến tình trạng lây nhiễm HIV càng trởi nên phức tạp và khó kiểm soát.
c.2. Tình hình phòng chống HIV/AIDS tại Điện Biên
- Thành lập và củng cố hoạt động của 1 câu lạc bộ, 9 nhóm tự lực và 2 nhóm Hoa
Hướng Dương đã tích cực tuyên truyền dự phòng lây nhiễm HIV dưới nhiều hình
thức.
- 85% số người nhiễm HIV được tư vấn và hướng dẫn chăm sóc thường xuyên thông
qua việc thành lập các phòng khám ngoại trú, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị ARV cho
người nhiễm HIV.
- Các dự án do tổ chức quốc tế tài trợ như: Tổ chức Sức khỏe gia đình quốc tế, Tổ
chức Y tế Hà Lan, ADB, UNODC, UNICEF… được triển khai khá hiệu quả tại Điện
Biên.
- Thực hiện một số chiến lược cụ thể và đồng bộ các giải pháp như: cung cấp bơm
kim tiêm sạch, triển khai điều trị nghiện thay thế bằng Methadone…
d. Chiến lược phòng chống HIV/AIDS của Bộ GD & ĐT
* Mục tiêu:
- Giáo dục cho mọi người hiểu được tính chất nghiêm trọng của đại dịch AIDS.
- GD cho mọi người biết điều chỉnh hành vi, thái độ để có thể bảo vệ mình và tuyên
truyền cho mọi người.
* Đối tượng:
+ HS – SV các cấp.
+ Cán bộ giáo viên, công nhân viên trong ngành GD.
16


+ Cha mẹ HS – SV.
CHƯƠNG III

3.1. MỘT SỐ HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ MA TÚY
3.1.1. Ma túy, sự phân loại ma túy
a. Ma tuý
- Triết tự ma túy theo tiếng hán: Ma tức là đê mê. Túy tức là say sưa => Ma túy là
nhưng chất làm cho con người đê mê và say sưa.
- Ma tuý là bất kỳ chất nào khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều
cơ quan chức năng sinh lý như: hêrôin, côcain, thuốc phiện, moóc phin, rượu, bia....
- Theo nghĩa hẹp và thông dụng thì ma tuý là một số chất tự nhiên, hoặc được tổng
hợp có tác dụng ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh làm giảm đau hoặc có thể
gây ảo giác.
+ Nếu dùng đúng liều lượng, đúng lúc, đúng bệnh sẽ là thuốc tốt để chữa bệnh.
+ Nếu sử dụng không đúng mục đích chữa bệnh hoặc tự ý tăng liều lượng, tăng thời gian
điều trị ... sẽ gây nghiện.
b. Sự phân loại ma tuý
Hiện nay trên thế giới có hàng trăm loại ma tuý, người ta phân loại ma tuý theo
các cách khác nhau.
b.1. Phân loại theo nguồn gốc
b.1.1. Ma tuý có nguồn gốc tự nhiên
* Cây anh túc: còn gọi là cây thầu hay cây thuốc phiện.
- Là cây thảo, mọc hàng năm cao từ 0,5 - 1,5m hoa to, màu trắng, hồng, quả hình cầu hoặc hình
trứng, đường kính 3 - 6cm.
- Nhựa thuốc phiện: còn gọi là nha phiến, hay á phiện, phơi khô có màu thẫm, đặc
quánh .
- Trong y học nhựa thuốc phiện dùng làm chất giảm đau, chưa ho...; người nghiện
dùng để hút.
- Từ thuốc phiện chiết xuất moóc phin dạng tinh thể, từ moóc phin tinh chế ra hêroin
dạng bột trắng xốp còn gọi là bạch phiến có tác dụng giảm đau hơn moóc phin khoảng
hơn 10 lần rất độc dễ gây nghiện nên trong y học cũng rất hạn chế sử dụng . Hêroin
hiện đang rất thịnh hành ở các nước tư bản.
* Cây cần sa gọi là cây gai dầu, lanh mèo, đại ma có chứa hoạt chất Hasshish (bồ đà), là cây

thảo, mọc hàng năm cao 2- 3m, quả hình trứng nhọn, màu xám, trơn thường được gọi là hạt
cần sa.
- Cần sa được dùng dưới dạng hút thuốc, nhai, hít, uống. Y học sử dụng làm thuốc
chống co giật, an thần chống nôn mửa cho người bị ung thư, có tác dụng gây ảo giác
-> gây nghiện.
* Cây côca: Là cây gỗ, lá mọc so le, hoa nhỏ, mọc đơn hoặc tập trung 3 - 4 cái ở kẽ
lá, hoạt chất chính là quả của lá côca, lá côcain có tác dụng kích thích thần kinh trung
ương và gây nghiện, trong y học dùng một lượng nhỏ làm thuốc tê để chữa bệnh về
tai, mũi, họng, đau răng, còn phần lớn côcain được dùng làm ma tuý.
17


b.1.2. Ma tuý có nguồn gốc nhân tạo
* Các chất opiat hay "moóc phin nhân tạo":
- Dùng làm thuốc giảm đau, nhưng dùng liều cao, thường xuyên cũng gây nghiện.
- Thuộc nhóm có nhiều chất, điển hình là: Dolargan, oxycoden, Methaden, đặc biệt là
"hêrôin tổng hợp" có tác dụng mạnh hơn hêrôin nhiều lần.
* Các chất ức chế hệ thần kinh:
- Thuốc ngủ loại barbiturat: được dùng làm thuốc ngủ chống động kinh,...
- Thuốc an thần seduxen, Mecprobamat... có tác dụng chữa bệnh, chống lo âu, hồi hộp,
gây ngủ, dịu đau đầu... dùng nhiều dễ gây nghiện.
* Các chất kích thích hệ thần kinh:
- Amphetamin: Có tác dụng kích thích mạnh hệ thần kinh trung ương, tăng co bóp
tim, tăng huyết áp dùng liều vừa phải sẽ tăng khả năng lao động trí óc, giảm chứng
buồn ngủ, tăng sức lực... nếu dùng quá liều sẽ gây nghiện, rối loạn thần kinh dẫn đến
tâm thần.
- Meth:(methamphetamin): Có tác dụng kích thích mạnh hệ thần kinh, gây hưng phấn,
tạo cảm giác bay bổng, mạnh mẽ ... tuy nhiên Meth cũng kích thích làm não thiếu tập
trung và "đần" hẳn đi -> dùng nhiều gây nghiện.
- Phemetrazin (obexít) và phentemin (miraprent) kích thích thần kinh gây ít ngủ, không đói, được

dùng làm thuốc chống béo.
- Rượu trắng, hay cồn: kích thích hệ thần kinh gây khoái cảm, thấy khoan khoái,
huyên thuyên hay cáu giận, dễ gây gổ ... dùng nhiều gây nghiện.
b.2. Phân loại theo mức độ gây nghiện
b.2.1. Loại mạnh
Bao gồm những ma tuý luôn gây ra những hiện tượng nghiện, khi cai nghiện gây ra
những rối loạn về sinh lý, nếu lạm dụng chúng sẽ gây tác hại cho cá nhân và xã hội
như: thuốc phiện, hê rô in, côcain, Meth ...
b.2.2. Loại trung gian
Các chất này thường gây nghiện do phản ứng dược lí, gây tác hại đến cơ thể người
dùng như: các thuốc an thần gây ngủ:(se du xen), các thuốc giảm đau ( moóc phin,
dolargan...) các thuốc gây ảo giác (cần sa).
b.2.3. Loại nhẹ
Là các chất gây nghiện do phản ứng tâm lí, khi cai nghiện không gây ra rối loạn sinh
lí nghiêm trọng, ít gây tác hại cho cá nhân và xã hội như: ca phê, thuốc lá, rượu ...
3.1.2. Lạm dụng ma tuý, nghiện ma túy, tác hại của ma túy
a. Lạm dụng ma tuý
- Ma tuý được sử dụng vào mục đích trị liệu phải có sự chỉ định, hướng dẫn của bác
sĩ, mọi trường hợp khác như tự ý sử dụng ma tuý không phải do mục đích trị liệu, tự ý
kéo dài thời gian sử dụng quá liều trị liệu gọi là hiện tượng lạm dụng ma tuý.
- Mọi trường hợp lạm dụng ma tuý đều có thể dẫn đến nhiễm độc ma tuý.
b. Nghiện ma tuý
Là trạng thái nhiễm độc chu kỳ mãn tính do sử dụng lập lại nhiều lần một chất ma tuý
tự nhiên hay tổng hợp nào đó, đặc trưng của sự nhiễm độc là:
+ Cần tăng liều dùng.
18


+ Sự lệ thuộc về tâm sinh lí của người dùng vào tác động của chất đó.
+ Nếu thiếu thuốc sẽ làm theo những triệu chứng như: uể oải, hạ huyết áp, lên cơn co

giật, đau đớn ... và có thể làm bất cứ điều gì nếu có thuốc.
c. Tác hại của ma tuý
c.1. Tác hại của ma tuý đối với cá nhân và gia đình người nghiện
- Ảnh hưởng tới sức khoẻ: rối loạn tâm sinh lí ( tiêu hoá, thần kinh, tuần hoàn, hô
hấp...).
- Tai biến do tiêm chích: Nhiễm HIV/ AIDS, viêm gan B,C ...
- Các bệnh nhiễm khuẩn kèm theo: ghẻ lở, hắc lào....
- Ảnh hưởng tới nhân cách người nghiện:
+ Giảm sút nhân cách; luôn cảm thấy cuộc đời bế tắc, âu sầu, bi quan về sức khoẻ,
sống gấp gáp, không có mục đích...
+ Suy thoái đạo đức: thường xuyên xung đột với gia đình, li hôn, lang thang, bụi đời,
cướp giật, mại giâm, giết người... khánh kiệt về kinh tế, hạnh phúc gia đình tan vỡ.
c.2. Tác hại của ma tuý đối với xã hội
- Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại
dâm, băng nhóm....
- Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mĩ tục lâu đời của dân tộc.
- Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội.
- Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu
quả do ma túy đem lại. Ma túy còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch
HIV/AIDS.
- Ảnh hưởng đến giống nòi, hủy diệt giống nòi: do có các chất ma túy ảnh hưởng đến
hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá
trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện hoạt
hóa, dẫn tới suy yếu giống nòi.
3.1.2. Nguyên nhân của sự lạm dụng và nghiện ma túy
a. Nguyên nhân chủ quan
- Do thiếu hiểu biết về ma tuý và các chất gây nghiện.
- Sử dụng thuốc có chứa ma tuý không theo chỉ định của thầy thuốc.
- Tò mò, đua đòi.
- Bế tắc trong cuộc sống.

- Để giải trí, để có thành tích thể thao cao hơn ...
b. Nguyên nhân khách quan
- Do thói quen, tập quán của địa phương.
- Sự gia tăng của thị trường ma tuý.
- Bị rủ rê, bị lừa gạt, ép buộc....
- Thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội.
- Do coi nhẹ công tác phòng chống tệ nạn ma tuý của cộng đồng, không trừng trị và
xử lí nghiêm minh những người tiêm chích, nghiện hút.
3.1.4. Các phương pháp cai nghiện và các phương pháp phòng chống ma tuý
a. Các phương pháp cai nghiện ma tuý
19


a.1. Nguyên tắc
* Tác dụng của ma tuý đối với cơ thể.
- Trong cơ thể bình thường vẫn tiết ra một lượng endorphin có tác dụng làm giảm bớt
cơn đau khi cơ thể bị đau đớn, nhờ vào tuyến yên.
- Khi cơ thể sử dụng chất ma tuý có tác dụng làm giảm đau thì chúng sẽ thay thế dần
các endorphin, tuyến yên tiết endorphin ngày càng ít => Vì vậy cơ thể phải tăng lượng
ma tuý sử dụng nếu không sẽ bị đau đớn khi cử động và va chạm.
- Nếu người nghiện không dùng ma tuý nữa cai nghiện, thì trong 7 - 15 ngày đầu cơ
thể chưa kịp thích ứng với việc tiết ra endorphin như bình thường => người nghiện
phải chịu nhiều cơn đau vật vã và rối loạn cấp tính gọi đó là hội chứng cai nghiện .
* Hội chứng cai thuốc hay hội chứng cai nghiện:
- Nếu nghiện nhẹ thì có các biểu hiện ngáp, chảy nước mắt, nước mũi, vã mồ hôi, ớn
lạnh, nổi da gà ...
- Nếu nghiện nặng sẽ nôn mửa, xuất huyết đường tiêu hoá, đau cơ - xương khớp (dòi bò), co giật,
nhức đầu, hôn mê ...
* Chuẩn đoán xác định nghiện ma tuý:
- Có bằng chứng người nghiện đã dùng ma tuý.

- Xuất hiện hội chứng cai thuốc sau khi thôi dùng ma tuý.
a.2. Các phương pháp điều trị hội chứng cai nghiện
* Phương pháp cắt ngang: (Không dùng thuốc)
- Không cho người nghiện dùng bất kỳ một loại thuốc thay thế nào.
- Cách ly người nghiện với môi trường xã hội.
- Tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc.... để họ có niềm tin, nghị lực vượt qua.
- Kết hợp với xoa bóp, châm cứu.
* Phương pháp dùng thuốc:
- Gây ngủ kéo dài.
+ Cách li người nghiện với môi trường nghiện hút.
+ Dùng thuốc an thần cho người nghiện ngủ kéo dài (7 ngày).
+ Kết hợp xoa bóp châm cứu.
- Phương pháp đông tây y kết hợp:
+ Dùng các biện pháp vật lí, trị liệu, xoa bóp, xông hơi, châm cứu, thể dục,.... kết hợp
dùng thuốc bổ tiêm tĩnh mạch.
=> Nhìn chung các phương pháp cắt cơn đều có hiệu quả từ 5 - 15 ngày về mặt sinh lí
chỉ có tác dụng từ 15 - 20% trong việc người nghiện bỏ hẳn ma tuý , phần cơ bản còn
lại là làm sao để người nghiện hoà nhập lại được với cộng đồng.
a.3. Phục hồi các chức năng sinh lí
- Người nghiện sau khi cắt cơn còn rất yếu cả về tinh thần lẫn thể xác.
- Trong thời gian này nên giúp họ lao động nhẹ, tập thể dục theo bài, tham dự các hoạt
động văn hoá, giải trí,... để họ dần trở lại với cuộc sống cộng đồng.
a.4. Biện pháp đề phòng kết lại (Nghiện lại)
- Quá trình cai nghiện gồm 3 giai đoạn không thể tách rời:
+ Điều trị hội chứng cai nghiện
(giai đoạn I).
+ Phục hồi chức năng cơ thể (giai đoạn II).
20



+ Đề phòng hút lại ( giai đoạn III)
- Giai đoạn III là vô cùng khó khăn cần có nhiều biện pháp phối hợp.
+ Điều trị dứt điểm hội chứng cai thuốc cho người nghiện.
+ Dạy nghề, tạo công ăn việc làm.
+ Thông tin, tuyên truyền, giáo dục.
+ Phối hợp với gia đình, y tế, chính quyền các đoàn thể => quản lí theo dõi.
b. Các biện pháp phòng chống ma tuý
- Nâng cao trình độ dân trí.
- Đối với người nghiện: Kiên trì giáo dục, thuyết phục khơi dậy lòng tin và trách
nhiệm của họ đối với bản thân, với gia đình - xã hội, không xa lánh sỉ nhục, hắt hủi
họ.
- Giúp đỡ động viên người mắc bệnh đi cai nghiện.
- Gây dư luận, thái độ lên án tệ nạn nghiện ma tuý.
- Vận động bỏ trồng cây thuốc phiện.
- Đấu tranh và xử lí nghiêm minh những kẻ buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma tuý.
- Giúp gia đình người nghiện tin tưởng biện pháp phòng tái phát.
- Tạo công ăn việc làm, niềm vui cho cuộc sống.
3.2. CHỦ TRƯƠNG KIỂM SOÁT MA TUÝ CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
3.2.1. Các biện pháp tổ chức, hành chính, pháp chế trong kiểm soát ma túy
a. Vì sao phải kiểm soát ma tuý
- Hiểm hoạ ma tuý đang bao trùm lên toàn thế giới... đang đầu độc nhân loại.
- Theo số liệu của tổ chức y tế thế giới hiện nay có trên 500 triệu người nghiện ma tuý
(trên toàn cầu). Hàng năm tiêu thụ trên 330.3 tấn ma tuý.
- Ở Việt Nam vào những năm 90 tệ nạn trồng thuốc phiện rất nghiêm trọng. Tổng số
diện tích trồng thuốc phiện là: 15.049 ha năm 1994 giảm xuống còn 3770 ha được
trồng nhiều ở 9 tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Số người nghiện thuốc phiện và các loại ma tuý khác ở các tỉnh miền núi phía bắc là:
130.000 người . Ngày 5 tháng 12 năm 1994 cả nước có: 183.155 người nghiện ma tuý
và sử dụng 2 tấn thuốc phiện / năm.

- Số người nghiện thuốc phiện phân theo lứa tuổi thể hiện như sau:
9 - 16 tuổi chiếm : 13%
17 - 30 tuổi chiếm : 47%
31 - 45 tuổi chiếm : 26%
46 - 86 tuổi chiếm : 14%
- Hiện nay, cả nước có 185.000 người nghiện có hồ sơ quản lí, mỗi năm tăng thêm > 6.400 người và
> 90% ca tái nghiện.
- Tệ nạn ma tuý đã và đang gây nhiều tác hại cho bản thân người nghiện, gia đình và
xã hội như: buôn bán ma tuý, gây tội ác, gây rối loạn an ninh và thoái hoá đạo đức của
nhiều người.
+ Ma tuý huỷ hoại sức khoẻ, nhân cách người nghiện.
+ Tổn hại kinh tế.
21


- Phá vỡ hạnh phúc gia đình.
- Xói mòn thuần phong mỹ tục, dẫn tới suy thoái nòi giống, gây mất trật tự an ninh xã
hội.
- Tiêm chích ma tuý là môi trường thuận lợi cho HIV/ AIDS phát triển, lây truyền từ
người này sang người khác.
=> Như vậy tệ nạn xã hội phát sinh phát triển đã đến mức nghiêm trọng, gây thiệt hại
to lớn cả về sức khoẻ, kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội.
b. Các biện pháp tổ chức, hành chính, pháp chế trong kiểm soát ma tuý
b.1. Về tổ chức
- Trung ương thành lập ban chủ nhiệm chương trình quốc gia phòng chống, kiểm soát
ma tuý, với ban chủ nhiệm là bộ trưởng, trưởng ban dân tộc và miền núi.
- Tổ chức này có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các ngành, các địa phương
thực hiện chương trình phòng chống và kiểm soát ma tuý.
- Các địa phương đều có UB chỉ đạo phòng chống ma tuý do chủ tịch UBND tỉnh làm
chỉ đạo.

b.2. Về hành chính
- Hướng dẫn và thực hiện các chính sách chung định hướng sản xuất ở những vùng
hiện nay đồng bào trồng cây thuốc phiện.
b.3. Về pháp chế
- Phải kiểm tra, xoá bỏ ngay những tổ chức hút , chích ma tuý.
- Phải trừng trị nghiêm khắc những kẻ cầm đầu.
- Tăng cường kiểm soát, việc sản xuất tàng trữ, buôn bán,... ma tuý và sử lí các sản
phẩm là thuốc phiện và các chất ma tuý khác thu được.
- Khẩn trương xây dựng các văn bản pháp quy về vấn đề chống ma tuý.
3.2.2. Sự hợp tác quốc tế trong kiểm soát ma túy
- Nhà nước tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm soát ma tuý trên cơ sở
đảm bảo nguyên tắc phù hợp với pháp luật nước ta và LHQ.
- Có nhiều chính sách phù hợp và hiệu quả trong việc kiểm soát ma túy.
CHƯƠNG IV

4.1. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC DÂN SỐ, MÔI TRƯỜNG,
HIV/AIDS VÀ MA TUÝ TRONG NHÀ TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG
4.1.1. Thế nào là giáo dục dân số, bảo vệ môi trường, phòng chống HIV/AIDS và
ma tuý
- Là quá trình tuyên truyền vận động và cung cấp kiến thức, giúp cho cộng đồng có
được nhận thức đúng đắn về hậu quả của sự gia tăng dân số, sự phát triển của đại dịch
AIDS, tệ nạn ma tuý. Từ đó hình thành trong cộng đồng ý thức về nghĩa vụ của mình
trước các vấn đề xã hội trên.
4.1.2. Mục tiêu và nội dung GDDS
a. Mục tiêu
22


- Kiến thức: Giúp SV có những hiểu biết về các khái niệm DS, các quá trình biến đổi
DS, các yếu tố quyết định đến sự biến đổi DS.Mối quan hệ qua lại giữa DS – CLCS,

các chính sách, kế hoạch và chương trình DS.
- Kỹ năng: Đánh giá được mqh giữa CLCS với sự biến đổi DS và sự tiêu thụ các
nguồn tài nguyên hiện tại, trong tương lai đối với bản thân, cộng đồng, quốc gia, thế
giới.
- Thái độ: Có ý thức trách nhiệm đối với các vấn đề DS và việc cải thiện CLCS.
b. Nội dung
b.1. DS và chất lượng cuộc sống.
b.2. DS với tài nguyên, môi trường.
4.1.3. Mục tiêu và nội dung giáo dục phòng chống ma tuý
a. Mục tiêu
- Kiến thức: Làm cho những đối tượng cần giáo dục có được những kiến thức cần
thiết về các chất ma tuý, tình hình tệ nạn ma tuý trên thế giới và VN. Tác hại của lạm
dụng ma tuý đối với bản thân, gia đình và xã hội.
- Kỹ năng: Từ những kiến thức đã có, mọi người tự xây dựng các kĩ năng phòng
chống nghiện cho mình và người thân. Có các kĩ năng cần thiết để giáo dục phòng
chống lạm dụng ma tuý khi được giao nhiệm vụ.
- Thái độ: Có thái độ hành vi đúng đắn trong quá trình lựa chọn cuộc sống lành mạnh.
b. Nội dung
- Những kiến thức cơ bản về chất ma tuý.
- Những kiến thức về nguyên nhân, tác hại của nghiện ma tuý.
- Những kiến thức về mục đích, nội dung, phương pháp phòng chống lạm dụng ma
tuý trong nhà trường.
4.1.4. Mục tiêu và nội dung GDMT
a. Mục tiêu
- Kiến thức: có những hiểu biết về
+ Khái niệm MT, HST, các thành phần MT và quan hệ giữa chúng.
+ Nguồn tài nguyên, khai thác, tái tạo và phát triển bền vững.
+ Mối quan hệ giữa con người - Dân số - Môi trường.
+ Sự ô nhiễm và suy thoái MT, các biện pháp bảo vệ MT.
- Kĩ năng:

+ Có hành động cụ thể bảo vệ MT.
+ Phát hiện vấn đề về MT và ứng xử tích cực với các vấn đề MT nảy sinh.
+ Tuyên truyền vận động mọi người tham gia bảo vệ MT.
- Thái độ:
+ Yêu quý và tôn trọng thiên nhiên, có thái độ thân thiện với MT…
+ Quan tâm thường xuyên đến MT, Bảo vệ đa dạng sinh học, rừng, đất đai, nước…
b. Nội dung
- Tập trung vào các chủ đề cơ bản:
+ MT sống: Khái niệm MT, Tài nguyên thiên nhiên.
+ Quan hệ giữa MT và con người: con người là một thành phần của MT, Vai trò của
MT với con người, tác động của con người với MT, DS và MT.
+ Sự ô nhiễm và suy thoái MT:
23


+ Các biện pháp bảo vệ MT.
4.2. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC GIÁO DỤC DÂN SỐ, MÔI
TRƯỜNG, HIV/AIDS VÀ MA TUÝ TRONG NHÀ TRƯỜNG
4.2.1. Phương pháp giáo dục
a. Khái quát về PP giáo dục ds, MT, HIV/AIDS và ma túy
a.1. Phương pháp dạy học theo nội dung riêng được xây dựng thành từng chương, bài
cụ thể như:
- Bài: dân số, kết cấu dân số
- Bài: MT và TNTN
- Bài: HIV/AIDS và hậu quả của đại dịch AIDS.
- Bài: Ma túy và sự phân loại ma túy, tác hại của sự lạm dụng ma túy…
a.2. PP dạy tích hợp, lồng ghép nội dung dân số, môi trường HIV/AIDS và ma túy
trong các môn học trong nhà trường
- Phương pháp và mức độ tích hợp, lồng ghép tùy thuộc vào đặc điểm nội dung từng
môn học. Có nội dung có thể tích hợp được vào trong toàn bộ bài học hoặc môn học

nhưng có nội dung chỉ tích hợp được ở 1 đơn vị kiến thức hoặc chỉ dừng lại ở mức độ
liên hệ thực tế mà thôi.
b. Những môn học và những bài có khả năng tích hợp các nội dung trên
* Những môn học
- Môn địa lý
- Môn sinh học
- Môn giáo dục công dân
- Môn Văn học
- Môn Công nghệ, Kĩ thuật..
- Môn Tn - XH
* Những bài học có thể tích hợp nội dung ds, MT, HIV/AIDS và ma túy.
- Sinh học lớp 6,7,8,9 - cả 4 nd
- Địa lý 6,7,8,9- cả 4 nd
- GDCD lớp 6,7,8,9 - cả 4 nd
- Công nghệ lớp 6,7,8,9 có thể tích hợp nội dung dân số, MT, HIV/AIDS.
4.2.2. Phương pháp và hình thức tổ chức
a. Phương pháp
a.1. Nhóm các PP dùng lời
- Đặt và giải quyết vấn đề
- Giảng giải
- Đàm thoại gợi mở
a.2. Nhóm các PP trực quan
a.3. Nhóm PP khảo sát điều tra thực tế
a.4. Nhóm PP vận động trò chơi, phân vai, diễn chuyện.
b. Hình thức tổ chức
b.1. Dạy nội khóa
- Áp dụng cho loại bài có kiến thức toàn bài về Ngoại khóa Có thể theo hình thức
nào?
24



những vấn đề trên.
- Hình thức dạy học trên lớp GV có thể sử dụng nhiều PP khác nhau.
- Hình thức dạy học ngoài trời: GV lựa chọn địa điểm trước, HS đến địa điểm mang
theo các dụng cụ học tập
b.2. Dạy ngoại khóa
- Có thể tổ chức cho 1 lớp hay một khối lớp nghe báo cáo về một trong những vấn đề
trên.
- Có thể tổ chức cho HS tìm hiểu các vấn đề trên tại địa phương.
- Có thể tổ chức tham quan, dã ngoại. Hình thức này thường được áp dụng cho nội
dung môi trường.
- Tổ chức các hoạt động BVMT, phòng chống HIV và ma tuý tại địa phương…

25


×