Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

TÀI LIỆU bồi DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN TRUNG học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.06 KB, 78 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
NGUYỄN VĂN HỒ

TÀI LIỆU
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
TRUNG HỌC CƠ SỞ
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 2

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG THANH HÓA

LƯU HÀNH NỘI BỘ
1


LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện Thông tư số 30/2011/TT-BGD ĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình bồ dưỡng thường xuyên giáo viên
phổ thông; Thông tư số 31/2011 ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS; Quyết định
số 202/QĐ-SGD&ĐT ngày 10/4/2013 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Thanh hoá về việc thành lập Ban biên soạn tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo
viên và Quy định về biên soạn tài liệu bồi dưỡng thuờng xuyên giáo viên năm
2013. Tiểu ban biên soạn tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS tổ chức
biên soạn và xuất bản Tài liệu bồi duỡng thường xuyên giáo viên THCS bộ môn
Lịch sử.
Tài liệu bồi duỡng thường xuyên giáo viên THCS bộ môn Lịch sử được biên
soạn theo tinh thần đổi mới, phù hợp với việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên,
thể hiện ở cấu trúc và cách trình bày dưới các hình thức hoạt động của người học.
Các thông tin phản hồi và hoạt động tự đánh giá được giới thiệu xuyên suối trong
các bài, giúp giáo viên học tập tích cực và từng bước hỗ trợ để tự đánh giá kết quả
và điều chỉnh học tập trong quá trình bồi dưỡng. Chương trình tập trung vào nội


dung dạy học lịch sử địa phương Thanh Hoá góp phần nâng cao trình độ giáo viên
giúp giáo viên phổ thông để dạy tốt chương trình lịch sử địa phương Thanh Hoá ở
trường THCS.
Các tác giả rất mong nhận được sự góp ý của đông đảo đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý giáo dục để tiếp tục hoàn thiện bộ tài liệu này.
Xin trân trọng cảm ơn các ý kiến đóng góp cho tài liệu!

2


CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
MÔN LỊCH SỬ THCS
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Chương trình BDTX giáo viên năm 2013 bộ môn lịch sử THCS có ý nghĩa và
tác dụng quan trọng trong việc thực hiện nguyên lý giáo dục của đảng là học đi đôi
với hành. Chương trình tập trung vào nội dung dạy học lịch sử địa phương Thanh
Hoá góp phần nâng cao trình độ giáo viên giúp giáo viên phổ thông để dạy tốt
chương trình lịch sử địa phương Thanh Hoá ở trường THCS. Học xong chương
trình, học viên có thể đạt các yêu cầu sau:
Tự hào ngay từ buổi bình minh của lịch sử, cách ngày nay 30 đến 40 vạn
năm, Thanh Hoá đã là nơi sinh sống của con người. Giúp học viên thấy được
những đóng góp cụ thể của nhân dân các địa phương trong quá trình phát triển của
lịch sử dân tộc.
Nắm được những kiến thức cơ bản, trọng tâm của lịch sử địa phương Thanh
Hoá trong quá trình dạy và học lịch sử địa phương ở các trường THCS.
Góp phần giáo dục các thế hệ sau tình yêu đối với quê hương, đất nước, với
dân tộc, lòng kính trọng đối với tổ tiên và các thế hệ đi trước. Người học tự hào với
lịch sử quê hương qua đó thấy được trách nhiệm của mình với địa phương, với dân
tộc, với tổ tiên và các thế hệ mai sau.


3


B. KẾ HOẠCH BDTX BẬC THCS.
Số
TT

Bài

1

Bài 1

2

Bài 2

3

Bài 3

4

Bài 4

Nội dung

Thanh Hoá từ thời kỳ tiền sử đến thế kỷ x
Thanh Hoá thời kỳ dựng nước và chống quân đô hộ
phương bắc

Thanh Hoá trong thời kỳ hình thành và phát triển của
nhà nước Việt Nam (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV)
Thanh Hoá từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI

Số tiết

Số hoạt
động

2

2

2

1

6

3

2

1

4

2

Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân

5

Bài 5

dân Thanh Hoá từ cuối thế kỷ XVIII đến hết Chiến
tranh thế giới lần thứ nhất 1918

6

Bài 6

Thanh Hoá từ năm 1919 đến năm 1945

4

2

7

Bài 7

Thanh Hoá từ sau cách mạng tháng tám đến 1975

4

2

Bài 8

Thanh Hoá trong công cuộc đổi mới đất nước


4

2

Bài 9

Thanh Hoá trong giai đoạn từ 1996 đến 2005

2

1

8

9

Cộng

30

4


BÀI 1
THANH HOÁ TỪ THỜI KỲ TIỀN SỬ ĐẾN THẾ KỶ X
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nhận thức được Trên đất Thanh Hóa, từ xa xưa đã có người sinh sống. Trải
qua hàng chục vạn năm, những con người đó đã chuyển dần từ Người tối cổ đến

người tinh khôn.
- Nắm được địa điểm sinh sống, phân biệt và hiểu được giai đoạn phát triển
của người nguyên thủy trên đất Thanh Hóa.
- Hiểu được ý nghĩa quan trọng trong đời sống vật chất, tinh thần của người
tối cổ trên đất Thanh Hóa. Những chuyển biến lớn có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong đời sống kinh tế của người nguyên thủy: Nâng cao kĩ thuật mài đá, phát minh
thuật luyện kim, phát minh nghề nông trồng lúa nước.
- Người nguyên thủy trên đất Thanh Hóa đã xây dựng cho mình cuộc sống
vật chất và tinh thần riêng, vừa đầy đủ vừa phong phú tuy còn sơ khai.
2. Về tư tưởng, tình cảm
Học viên ý thức được:
- Lịch sử lâu đời của tỉnh Thanh. Bồi dưỡng về ý thức lao động, sự sáng tạo
trong lao động và tinh thần cộng đồng.
- Khắc sâu về lòng yêu quê hương, đất nước và ý thức về văn hóa dân tộc.
- Lòng biết ơn Bà Triệu đã dũng cảm chiến đấu giành độc lập cho dân tộc.
3. Về kỹ năng
- Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh.
5


- Rèn luyện thêm những kĩ năng liên hệ thực tế, quan sát hình ảnh và nhận xét.
II. TÀI LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ HỌC TẬP
- Tài liệu lịch sử địa phương.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử lớp 6
- Một số tranh ảnh, đồ dùng, thiết bị theo yêu cầu của chương trình
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN
Thực hiện trong thời gian 2 tiết (Mỗi hoạt động thực hiện trong 1 tiết)

HOẠT ĐỘNG 1
(Thực hiện trong 1 tiết)

IV. NỘI DUNG
1. Nội dung chính
- Các điều kiện tự nhiên và dấu tích của người tối cổ trên đất Thanh Hoá.
- Đặc điểm địa hình Thanh Hoá những thuận lợi cho người tố cổ sinh sống.
- Địa điểm sinh sống của người tối cổ trên đất Thanh Hoá.
- Các giai đoạn phát triển của người tinh khôn, những bước tiến trong công
cụ sản xuất.
2. Thông tin hỗ trợ
a. Điều kiện tự nhiên và dấu tích của Người tối cổ trên đất Thanh Hoá
- Thanh Hoá là vùng đất rất cổ. Khắp nơi trên đất Thanh Hoá, các nhà địa
chất đã tìm thấy trầm tích đá cổ.
- Địa hình Thanh Hoá khá phức tạp, núi và trung du chiếm trên 70 % còn lại
là đồng bằng và ven biển.

6


- Khí hậu hai mùa nóng-lạnh rõ rệt, thuận lợi cho cuộc sống của cỏ cây,
muông thú và con người.
- Những năm 1960-1978 các nhà khảo cổ học đã lần lượt phát hiện hàng loạt
di tích của người tối cổ trên đất Thanh Hoá: núi Đọ (Thiệu Hoá), núi Nuông, núi
Quan Yên (Yên Định)...
b. Địa điểm sinh sống của Người tối cổ trên đất Thanh Hoá
- Người tối cổ sống như thế nào?
+ Sống trên các địa hình khác nhau: từ miền núi đến đồng bằng, trú ngụ
trong các hang vào mùa đông.
+ Sống thành bầy, chủ yếu bằng hái lượm và săn bắt, nhặt ốc ven sông, suối,
hái quả, đào củ trong rừng cùng với săn thú.
- Ngay từ buổi bình minh của lịch sử, cách ngày nay 30 đến 40 vạn năm,
Thanh Hoá đã là nơi sinh sống của con người.

c. Các giai đoạn phát triển của Người tinh khôn
- Các giai đoạn phát triển, vùng sinh sống:
+ Từ núi Đọ, núi Nuông, núi Quan Yên đã mở rộng vùng sinh sống ra nhiều
nơi như: núi Một (Cẩm Thuỷ), Mái Đá Điều, Mái Đá Nước, hang Anh Rồ, con
Moong ở Thạch Thành...
+ Qua hàng chục vạn năm, từ văn hoá núi Đọ người tối cổ đã chuyển dần
sang giai đoạn phát triển mới với văn hoá Sơn Vi rồi phát triển liên tục cho đến văn
hoá Hoà Bình, Hoa Lộc.
- Công cụ sản xuất được cải tiến với việc dùng nhiều loại đá. Công cụ đá, đã
biết mài lưỡi cho sắc, biết dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ và đồ dùng cần
thiết, sau đó biết làm gốm; biết trồng trọt và chăn nuôi.
V. CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ
7


1. Ở giai đoạn đầu người tối cổ trên đất Thanh Hoá sống như thế nào?
2. Những giai đoạn phát triển của Người tối cổ ở Thanh Hoá? Qua các giai đoạn
đó công cụ lao động có bước tiến gì mới?
3. Đời sống vật chất và tinh thần của người tối cổ như thế nào?
Thông tin phản hồi cho câu hỏi tự đánh giá.
Câu 1. Bạn hãy đối chiếu câu trả lời của mình với thông tin hỗ trợ.

HOẠT ĐỘNG 2
(Thực hiện trong 1 tiết)
ĐỜI SỐNG KINH TẾ- VĂN HOÁ CỦA CƯ DÂN CỔ
TRÊN ĐẤT THANH HOÁ
IV. NỘI DUNG
1. Nội dung chính
- Tình hình kinh tế của người Thanh Hoá.
- Đời sống vật chất và đời sống tinh thần.

2. Thông tin hỗ trợ
a. Tình hình kinh tế
- Từ Cồn Chân Tiên đến giai đoạn Đồng Khối rồi Quỳ Chữ cho đến văn hoá
Đông Sơn, kinh tế của người Thanh Hoá ngày càng phát triển và đạt được những
thành tựu rực rỡ:
+ Công cụ bằng đá dần dần được thay thế bằng công cụ đồng, sắt.
+ Kinh tế bao gồm nhiều ngành nghề trong đó nông nghiệp trồng lúa là
ngành chủ đạo.
+ Nông nghiệp: bên cạnh việc trồng lúa tẻ, lúa nếp, nghề trồng rau củ, cây ăn
quả... đã có từ trước được chú trọng.
8


+ Hái lượm, săn bắt, chăn nuôi và đánh cá là những nghề phụ vẫn tồn tại và
phát triển.
+ Chăn nuôi đã gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp nhưng chưa tách thành nghề
kinh tế độc lập.
+ Nghề đánh cá, nghề đan lát, dệt vải, đúc đồng được chú trọng phát triển.
+ Ngành thủ công, nghề làm đồ gốm có nhiều thay đổi. Gốm sứ có nhiều
bước phát triển, màu sác, hoa văn phong phú
b. Đời sống vật chất và tinh thần
- Đời sống vật chất có những thay đổi lớn:
+ Ở nhà sàn, có cả nhà đất; nguyên liệu làm nhà gồm: gỗ, tre, nứa, lá... kiến
trúc tựa vào bộ khung, mái cong hình thuyền và sàn thấp.
+ Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, rau củ, quả hạt, tôm tép, trai, ốc,... có cả
thịt các loại thú rừng do săn bắn và thịt gia súc, gia cầm... còn có các loại hương
liệu, gia vị như gừng, mắm, muối.
- Đời sống tinh thần thay đổi:
+ Phụ nữ lao động thì mặc váy quấn, váy quây đàn ông thường đóng khố.
+ Ngày hội nam nữ đều mặc váy xoè, mũ có cắm đầy lông chim.

+ Biết đeo các đồ trang sức, nam cũng như nữ đều đeo khuyên tai, vòng tay.
+ Đời sống tinh thần đã đạt tới mức khá cao:
Dịp lễ tết, hội hè, trai gái ăn mặc đẹp với những bộ gõ rộn ràng, âm thanh
vang xa của trống đồng, chuông đồng nhảy múa ca hát.
Người chết chôn cất trong vò, đã có tục hoả táng, cải táng trong thạp, thố,
trong tiểu gốm.
Tục cà răng, nhuộm răng.
9


V. CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ
1. Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người tối cổ trên đất
Thanh Hoá?
Thông tin phản hồi cho câu hỏi tự đánh giá.
Câu 1. Bạn hãy đối chiếu câu trả lời của mình với thông tin hỗ trợ.

10


BÀI 2
THANH HOÁ THỜI KỲ DỰNG NƯỚC VÀ CHỐNG QUÂN ĐÔ HỘ
PHƯƠNG BẮC
(Thực hiện trong 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được tình hình kinh tế- xã hội nước ta thời kỳ dựng nước và chống
quân đô họ phương Bắc.
- Những nét chính về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
- Ý thức về lịch sử lâu đời của Tỉnh Thanh. Ý thức về lao động, sự sáng tạo
trong lao động và tinh thần cộng đồng. Lòng yêu quê hương, đất nước và ý thức về

văn hóa dân tộc. Tự hào và biết ơn Bà Triệu đã dũng cảm chiến đấu giành độc lập
cho dân tộc.
2. Về tư tưởng, tình cảm
Bồi dưỡng ý thức về:
- Lịch sử lâu đời của Tỉnh Thanh. Bồi dưỡng về ý thức lao động, sự sáng tạo
trong lao động và tinh thần cộng đồng.
- Khắc sâu về lòng yêu quê hương, đất nước và ý thức về văn hóa dân tộc.
- Biết ơn Bà Triệu đã dũng cảm chiến đấu giành độc lập cho dân tộc.
3. Về kỹ năng
- Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh.
- Rèn luyện thêm những kĩ năng liên hệ thực tế, quan sát hình ảnh và nhận
xét.
II. TÀI LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ HỌC TẬP
- Tài liệu lịch sử địa phương.
11


- Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử lớp 6.
- Một số tranh ảnh, đồ dùng, thiết bị theo yêu cầu của chương trình.
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN
Thực hiện trong thời gian 2 tiết.

HOẠT ĐỘNG
(Thực hiện trong 2 tiết)
IV. NỘI DUNG
1. Nội dung chính
- Kinh tế- xã hội của nước ta thời kỳ dựng nước và chống quân đô hộ
phương Bắc.
- Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
2. Thông tin hỗ trợ

a. Tình hình kinh tế - xã hội
- Kinh tế:
+ Nghề trồng lúa nước phát triển mạnh.
+ Nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, nghề đánh cá cũng được chú trọng.
+ Thủ công nghiệp: nghề đúc đồng, nghề sắt, nghề gốm đã có những bước
phát triển và thay đổi. Đặc biệt có sự kết hợp chặt chẽ trong kỹ thuật đúc đồng, rèn
sắt, với những kinh nghiệm chế tác hình dáng mới của người Hán.
+ Hệ thống giao thông đường sông, đường biển, đường bộ mở rộng để giao
lưu trao đổi hàng hoá.
+ Đô thị ra đời, phát triển như: Tư Phố - trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế
của quận Cửu Chân, bên cạnh đó còn có: Đông Sơn, Xuân Lập, Hoàng Lý...

12


+ Nghề gốm có nhiều thay đổi và có hững bước phát triển: gốm được tạo lớp
men mỏng, có màu đỏ tươi, mận chín.
+ Nghề làm đá phát triển thịnh vượng, hình thành các công xưởng nhỏ,
chuyên làm đồ mỹ nghệ.
- Văn hoá xã hội:
+ Các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ, ở nước ta đã tồn tại hai lối
sống, hai nền văn hoá là văn hóa Việt và văn hoá Trung Quốc. Trong đó lối sống
Việt, nền văn hoá Việt là chủ thể.
+ Thuần phong, mỹ tục được duy trì: thờ cúng tổ tiên, những anh hùng dân
tộc.
+ Đạo Nho, đạo Phật, đạo Lão du nhập vào nước ta ngày một phát triển.
b. Phong trào kháng chiến chống xâm lược phong kiến phương Bắc
- Những nét chính về Bà Triệu và cuộc khởi nghĩa:
+ Tên thật Triệu Thị Trinh, sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ, tức năm
226, em gái Triệu Quốc Đạt - một hào trưởng lớn ở miền núi huyện Quan Yên,

thuộc quận Cửu Chân (nay là xã Định Công, huyện Yên Định)
+ Bà là người có sức khoẻ, có chí lớn và giàu mưu trí. Năm 19 tuổi, bà đã
cùng anh trai tập hợp trai tráng trong vùng, luyện tập võ nghệ, hợp binh với anh nổi
dậy khởi nghĩa.
+ Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Hậu Lộc- Thanh Hoá)
giành nhiều thắng lợi.
+ Do sự chênh lệch về lực lượng, qua địch vừa đánh, vừa mua chuộc, chia rẽ
nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Bà Triệu hy sinh trên núi Tùng (Phú ĐiềnHậu Lộc). Nơi đây nhận dân xây đền và lăng mộ ghi nhớ công ơn Bà.

13


V. CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ
1. Sự phát triển kinh tế- xã hội của nước ta thời kỳ dựng nước và chống quân
đô hộ phương Bắc.
2. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (Diễn biến, kết quả, ý nghĩa).
Thông tin phản hồi cho câu hỏi tự đánh giá.
Câu 1. Từ những thông tin hỗ trợ đánh đối chiếu câu trả lời của mình.

14


BÀI 3
THANH HOÁ TRONG THỜI KỲ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
(từ thế kỷ X đến thế kỷ XV)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Tên gọi qua các thời kỳ, đặc điểm địa lý tự nhiên, những truyền thống quý
báu của con người Thanh Hóa.

- Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV kinh tế, văn hóa, giáo dục có nhiều bước phát
triển. Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp có nhiều chuyển biến và đạt
được một số thành tựu nhất định như: diện tích đất đai được mở rộng, thủy lợi được
chú ý, nhiều nghề thủ công mới xuất hiện.
- Văn hóa lưu giữ đậm nét truyền thống văn hóa người Việt cổ: văn hóa của
chủ nhân trống đồng Đông Sơn với nhiều trò diễn dân gian giữ gìn và phát huy.
- Giáo dục phát triển, Thanh Hóa xuất hiện nhiều bậc đại nho, nhiều người
đỗ đạt cao tại các khoa thi.
- Ở Thanh Hoá thời kỳ này Phật giáo đã hoà đồng và tín ngưỡng dân gian để
tồn tại và phát triển. Nhiều đền, chùa được xây dựng và tu bổ.
- Tinh thần tham gia kháng chiến chống phong kiến phương Bắc xâm lược
của nhân dân Thanh Hóa. Thanh Hóa đã đóng góp những vị tướng tài, những
gương chiến đấu dũng cảm góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến. Ý
nghĩa nghĩa của những đóng góp đó.
- Tự hào, tự tôn về quê hương đất nước, ý thức độc lập, tự chủ trong xây
dựng kinh tế, quý trọng giữ gìn, phát huy các truyền thống văn hóa của quê hương
do cha ông để lại.

15


- Bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước, ý thức bảo vệ độc lập dân
tộc trước nguy cơ bị xâm lược. Biết ơn những anh hùng dân tộc, những tấm gương
dũng cảm chiến đấu giành độc lập cho quê hương, đất nước.
2. Về tư tưởng, tình cảm
- Khắc sâu lòng tự hào, tự tôn về quê hương đất nước, ý thức độc lập, tự chủ
trong xây dựng kinh tế, quý trọng giữ gìn, phát huy các truyền thống văn hóa của
quê hương do cha ông để lại.
- Khắc sâu tinh thần yêu quê hương, đất nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc
trước nguy cơ bị xâm lược. Biết ơn những anh hùng dân tộc, những tấm gương dũng

cảm chiến đấu giành độc lập cho quê hương, đất nước.
3. Về kỹ năng
- Bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ, lập biểu đồ, kĩ năng sử dụng bản đồ khi học
bài, trả lời câu hỏi.
- Rèn luyện thêm những kĩ năng phân tích, so sánh, liên hệ thực tế, quan sát
hình ảnh và nhận xét.
II. TÀI LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ HỌC TẬP
- Tài liệu lịch sử địa phương.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử lớp 7.
- Một số tranh ảnh, đồ dùng, thiết bị theo yêu cầu của chương trình.
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN
Thực hiện trong thời gian 6 tiết (Mỗi hoạt động thực hiện trong 2 tiết)

16


HOẠT ĐỘNG 1
TÊN GỌI QUA CÁC THỜI KỲ, ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ CON NGƯỜI
(Thực hiện trong 2 tiết)
I. NỘI DUNG
1. Nội dung chính
- Tìm hiểu tên gọi Thanh Hoá qua các thời kỳ.
- Đặc điểm địa lý tự nhiên, sự hình thành các vùng kinh tế.
- Đặc điểm và những truyền thống quí báu của người Thanh Hoá.
2. Thông tin hỗ trợ
a. Tên gọi qua các thời kỳ và địa lý tự nhiên
- Biết tên gọi Thanh Hoá qua các thời kỳ từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV như:
đạo Ái Châu, Phủ Thanh Hoá, Thanh Hoá phủ lộ, trấn Thanh Đô, phủ Thiên
Xương, thừa tuyên Thanh Hoa.
- Hiểu địa lý tự nhiên có ba vùng rõ rệt: vùng ven biển, vùng đồng bằng,

vùng trung du.
- Các trung tâm kinh tế lớn tiêu biểu như Tư Phố, giáp Bối Lý và các tụ điểm
lớn tập trung cư dân được hình thành: Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, Hà Trung, Thọ
Xuân, Triệu Sơn, Tĩnh Gia, Nông Cống...
b. Con người tỉnh Thanh
- Thanh Hoá là một cộng đồng gồm nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Mường,
Thái, Mông, Dao, Khơ Mú, Thổ, Tày.
- Ngay từ thời tối cổ, người Thanh Hoá đã xây dựng nên văn hoá núi Đọ, làm
nên Văn hoá Đông Sơn.

17


- Người Thanh Hoá có truyền thống yêu nước, anh dũng trong đấu tranh bảo
vệ quê hương đất nước. Đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động xây dựng quê
hương.
- Truyền thống quý báu, nhân dân Thanh Hoá qua nhiều thời kỳ lịch sử đã
góp phần tô đậm thêm truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
II. CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ
1. Nêu tên gọi Thanh Hoá qua các thời kỳ?
2. Người tối cổ đã xây dựng nên nền văn hoá nào? Những truyền thống quí
báu của họ?
Thông tin phản hồi cho câu hỏi tự đánh giá.
Từ những thông tin hỗ trợ đánh đối chiếu câu trả lời của mình.
III. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
- Sưu tầm thêm những thông tin chi tiết về tên gọi Thanh Hoá qua các thời kỳ
- Đặc điểm cụ thể của các dân tộc sinh sống trên đất Thanh Hoá

HOẠT ĐỘNG 2
TÌNH HÌNH KINH TẾ, VĂN HOÁ, GIÁO DỤC

(Thực hiện trong 2 tiết)
I. NỘI DUNG
1. Nội dung chính
- Sự chuyển biến về kinh tế trên các lĩnh vực: nông nghiệp, thủ công nghiệp
và thương nghiệp.
- Những thành tựu về về văn hoá, giáo dục.
2. Thông tin hỗ trợ
18


a. Sự chuyển biến về kinh tế
- Nông nghiệp: Đến thế kỷ X đồng bằng Thanh Hoá đã được khai khẩn, mở
rộng... Kinh tế nông nghiệp phát triển không chỉ đủ tự cung cấp mà còn góp phần
cung cấp cho cả nước khi có chiến sự.
- Thời Lý ruộng đất ở Thanh Hoá tiếp tục được mở rộng, cơ bản ruộng đất là
của công, làng xã. Một số ruộng đất công làm thờ phụng, tế lễ, phong cấp cho con
cháu, tướng lĩnh có công, làm các đền chùa.
- Thời Trần tiếp tục quan tâm đến nông nghiệp: cho nạo vét, tu bổ, đào lại
các sông thời Lê, Lý. Mở mang diện tích trồng trọt, phát triển sản xuất, tiến hành
đắp đê, phòng lụt, khai khẩu đất hoang, cho phép được mua bán ruộng. Chế độ thuế
khoá hợp lý. Một phần ruộng đất vua Trần thưởng công cho các quý tộc tướng lĩnh
có công.
- Thời Hồ, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy gọi là: “Thông bảo hội sao”
vào năm 1396, ban hành chiếu “Hạn chế danh điền”
Thủ công nghiệp và thương nghiệp: các nghề thủ công cổ truyền như đúc
đồng, sắt, làm công cụ lao động, nghề ươm tơ, dệt vải, nghề đan lát, làm muối, đi
biển... đến thời kỳ này phát triển thêm một bước.
Thế kỷ X nghề dệt đã có những tiến bộ mới về sợi và chất lượng dệt nhiều
trung tâm dệt nổi tiếng: Kẻ Đừng, Hoằng Lộc, Hoằng Phúc (Hoằng Hoá), Liên Phố
(Thọ Xuân), Hồ Nam (Vĩnh Lộc), Thiệu Yên...

Nghề đục đá: Qua bàn tay điêu luyện của nghệ nhân, nhiều sản phẩm bằng
đá có giá trị cao về nghệ thuật dùng xây dựng, trang trí đền, chùa, miếu mạo, lăng
tẩm.
Nghề đúc đồng, sắt, nghề gốm, đan lát, và nghề đi biển có những bước phát
triển rõ rệt.

19


Nhiều trung tâm thương nghiệp sầm uất hình thành như: Tư Phố, Giáp Bối
Lý; xuất hiện nhiều chợ để trao đổi mua bán: Chợ Giáng (Vĩnh Lộc), Chợ Bản
(Yên Định), Chợ Sơn Môi (Quảng Xương), Chợ Sen (Nông Cống), Chợ Thịnh Mỹ
(Thọ Xuân), Chợ Quăng (Hoằng Hoá)...
b. Sự phát triển của văn hoá, giáo dục
- Văn hoá: Lưu giữ khá đậm nét truyền thống văn hoá của người Việt Cổ. Đó
là nền văn hoá của chủ nhân trống đồng Đông Sơn, các trò diễn dân gian giữ gìn và
phát huy: các trò Ngô, trò Tú Huần, hát Xuân Phả, trò Chèo chải, Múa đèn...
Tập quán cổ và tín ngưỡng dân gian được duy trì và phát triển. Việc thờ cúng
tổ tiên, người có công luôn luôn được đặt vào vị trí hàng đầu.
Thanh Hoá giai đoạn này phật giáo đã hoà đồng và tín ngưỡng dân gian để
tồn tại và phát triển. Nhiều đền, chùa được xây dựng và tu bổ: Chùa Sùng Nghiêm
(Hậu Lộc), Linh Xứng (Hà Trung), Báo Ân (Vĩnh Lộc), Hương Nghiêm, Trịnh
Nghiêm, Minh Nghiêm (Đông Sơn)
Đến thời Trần nho giáo dần dần chiếm ưu thế. Tuy nhiên Phật giáo vẫn phát
triển mạnh với nhiều chùa mới xuất hiện: Chùa Đông Sơn, Chùa Du Anh dưới chân
núi Xuân Đài có Động Hồ Công nổi tiếng (Vĩnh Lộc) Chùa Cam Lộ (Hậu Lộc)
Chùa Vân Lỗi (Nga Sơn) Chùa Hương Phúc (Quảng Xương). Không chỉ là nơi
“tụng kinh niệm phật” mà còn là chứng tích ghi nhớ chiến công nhân dân chống
giặc Nguyên Mông năm 1285.
Giáo dục: Từ khoa thi đầu tiên tổ chức vào năm Ất Mão (1075) chế khoa

minh kinh bác học cùng với sự phát triển của giáo dục là cơ sở góp phần xuất hiện
những bậc đại nho ở Thanh Hoá vào các thời kỳ sau như: Lê Văn Hưu, Đào Tiêu,
Lê Thân, Lê Quát... Chế độ giáo dục khoa cử được coi trọng, ngày càng qui củ và
chính qui. Thanh Hoá đã có nhiều người đỗ đạt cao.

20


Khoa thi chọn Tam Khôi (1247) Lê Văn Hưu đậu bảng nhãn, khoa thi Tam
giáo Đào Diễn và Hoàng Hoa đỗ Ất khoa. Lê Văn Hưu, Đào Tiêu, Trương Phỏng
đỗ bảng nhãn. Lê Thân, Lê Quát đỗ bảng nhãn.
II. CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ
1. Nêu những chuyển biến trên lĩnh vực kinh tế?
2. Nêu những nét chính về sự phát triển văn hoá- giáo dục qua các thời kỳ?
* Thông tin phản hồi cho câu hỏi tự đánh giá.
Từ những thông tin hỗ trợ đối chiếu với câu trả lời của mình.
III. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
1. Sưu tầm, tìm hiểu thêm làng nghề truyền thống và các di tích lịch sử, văn
hoá ở địa phương.
2. Các trò diễn dân gian ở địa phương.

21


HOẠT ĐỘNG 3
NHÂN DÂN THANH HOÁ THAM GIA CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC XÂM LƯỢC
(Thực hiện trong 2 tiết)
I. NỘI DUNG
1. Nội dung chính

- Thân thế, sự nghiệp của Lê Hoàn đóng góp của nhân dân Thanh Hoá trong
cuộc kháng chiến chống Tống.
- Nhân dân Thanh Hoá góp phần vào cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên của dân tộc.
2. Thông tin hỗ trợ
a. Lê Hoàn và những đóng góp của nhân dân Thanh hoá trong cuộc
kháng chiến chống Tống.
- Lê Hoàn người làng Trung Lập, huyện Thuỵ Nguyên, phủ Thiệu Thiên
(nay là xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh hoá) ông sinh ngày 15 tháng 7
năm Tân Sửu (941).
- Mùa Xuân 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy tiến vào xâm lược
nước ta. Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy “Vua tự làm tướng đi đánh giặc”. Ông tổ chức
cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng để chặn chiến thuyền địch. Nhiều trận chiến
đấu ác liệt diễn ra trên sông Bạch Đằng, cuối cùng quân thuỷ bị đánh lui.
- Trên bộ quân ta chặn đánh quân Tống quyết liệt, quân thuỷ bị đánh bại
không kết hợp được với quân bộ nên địch bị tổn thất nặng buộc phải rút lui về
nước. Thừa thắng quân ta truy kích tiêu diệt quân Tống đại bại, Hầu Nhân Bảo bị
giết, cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.
- Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi biểu thị ý chí quyết tâm chống
ngoại xâm của quân dân ta với sự đóng góp to lớn của nhân dân Thanh Hoá mà
22


đứng đầu là Lê Hoàn. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chứng tỏ một bướic phát
triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt.
- Trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước của Lê Hoàn có phần đóng góp
không nhỏ của nhân dân Thanh Hoá. Những tướng lĩnh tài ba như Đào Lang, ba
anh em họ Trần làm tướng thuỷ quân, Lê Lương, Khuông Việt đại sư Ngô Chân
Lưu, Thái hậu họ Dương... là những gương mặt tiêu biểu của đất Thanh Hoá trên
các lĩnh vực quân sự, kinh tế, văn hoá giúp Lê Hoàn làm nên sự nghiệp.
a. Nhân dân Thanh Hoá góp phần vào cuộc kháng chiến chống quân

Mông - Nguyên của dân tộc
- Năm 1285, được tin quân Mông Nguyên chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ
2, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước
về Thăng Long để bàn cách đánh giặc.
- Tham gia hội nghị Diên Hồng ở Thanh Hoá có Chu Văn Lương (người làng
Nam Ngạn, Thành phố Thanh Hoá), Mai Phúc Trường, người làng Dầu (Quang
Lộc, Hậu Lộc). Tinh thần quyết chiến của Hội nghị Diên Hồng đã thông qua các
bậc phụ lão về với nhân dân Thanh Hoá.
- Chu Văn Lương tập hợp những trai tráng khoẻ mạnh, thạo nghề sông nước,
luyện tập lên đường ra bắc phối hợp với quân đội nhà Trần.
- Mai Phúc Trường tổ chức dân binh luyện tập võ nghệ, tích trữ lương thảo
sẵn sàng chiến đấu.
- Trong các trận chiến đấu, Thanh Hoá không chỉ là chiến trường mà có lúc
còn là trung tâm của bộ chỉ huy. Rất nhiều tấm gương anh dũng chiến đấu chống
quân Nguyên của nhân dân Thanh Hoá còn lưu truyền đến nay như: Chu Văn
Lương, Đại toái Lê Mạnh, Mai Phúc Trường, đặc biệt là Phạm Sĩ người được Phạm
Ngũ Lão tiến cử với Trần Hưng Đạo và được cử làm tướng có nhiều công lao đánh
giặc, sau này được nhà vua phong thái ấp ở trang Trân Xá (Hà Bắc).
23


II. CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ
1. Trình bày sự hiểu biết của em về Lê Hoàn.
2. Đóng góp của nhân dân Thanh Hoá đối với cuộc kháng chiến chống
Tống?
3. Nhân dân Thanh Hoá tham gia cuộc kháng chiến chống phong kiến
phương Bắc như thế nào?
* Thông tin phản hồi cho câu hỏi tự đánh giá.
Từ những thông tin hỗ trợ thực hiện trả lời câu hỏi tự đánh giá.
III. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

1. Tìm hiểu các tư liệu lịch sử về Lê Hoàn và cuộc kháng chiến chống Tống.
2. Sưu tầm tư liệu lịch sử về: Chu Văn Lương, Đại toái Lê Mạnh, Mai Phúc
Trường, Phạm Sĩ.

24


BÀI 4
THANH HOÁ TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN THẾ KỶ XVI
(Thực hiện trong 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Học viên nắm được những nét chính về Lê Lợi và hoạt động của nghĩa
quân trên đất Thanh Hoá.
- Những đóng góp của nhân dân Thanh Hóa đối với cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn.
2. Về tư tưởng, tình cảm
- Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua mọi gian khổ, anh dũng, bất khuất
của nghĩa quân Lam Sơn.
- Khắc sâu lòng yêu nước, tự hào, tự cường dân tộc. Biết ơn những anh hùng
dân tộc, những tấm gương dũng cảm chiến đấu giành độc lập cho quê hương, đất
nước.
- Bồi dưỡng sinh tinh thần, quyết tâm vượt mọi khó khăn để học tập và phấn
đấu vươn lên.
3. Về kỹ năng
- Trả lời câu hỏi, tham khảo các tài liệu để bổ sung cho bài học.
- Rèn luyện thêm những kĩ năng phân tích, so sánh, liên hệ thực tế, quan sát
hình ảnh và nhận xét.
II. TÀI LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ HỌC TẬP
- Tài liệu lịch sử địa phương.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử lớp 7.
- Các tư liệu lịch sử về cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn.
25


×