Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

THIẾT kế bài GIẢNG môn hóa học lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.51 MB, 210 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Sách giáo khoa (SGK) Hoá học 9 theo chương trình Trung học Cơ sở (THCS) mới đã được chính
thức đưa vào sử dụng trong cả nước từ năm học 2005 - 2006. Sách được viết phù hợp với trình độ chung của
học sinh (HS) cả nước. Tuy nhiên trong dạy học giáo viên (GV) phải luôn luôn chú ý tạo điều kiện cho HS
phát huy được tính tích cực, tự lực trong việc tiếp thu kiến thức. Cuốn sách này nhằm gợi ý cho GV những
phương án tổ chức hoạt động đa dạng của HS để cho đại đa số HS đạt được mục tiêu cơ bản của chương
trình và tạo điều kiện cho GV và những trường có điều kiện có điều kiện tốt về cơ sở vật chất, thiết bị đồ
dùng dạy học có thể sử dụng để dạy học và tạo điều kiện cho HS khá, giỏi đạt được một số mục tiêu nâng
cao.
Mỗi bài học có hai phương án tổ chức hoạt động dạy học
A- Phương án cơ bản.
B- Phương án nâng cao
Phương án cơ bản bám sát mục tiêu của chương trình và chi tiết hoá phương án trình bày trong SGK.
Không những sách giới thiệu nội dung các hoạt động mà còn giới thiệu hệ thống các câu hỏi, dự kiến những
suy nghĩ và hành động của HS có thể xảy ra để GV tham khảo.
Phương án nâng cao không đưa thêm nội dung kiến thức mà chỉ làm rõ hơn, sâu sắc hơn và đặc biệt
chú ý đến nâng cao vai trò tích cực, tự lực, sáng tạo của HS trong quá trình xây dựng kiến thức. Phương án
này giúp cho GV có thể triển khai tuỳ theo các khả năng, điều kiện cụ thể của từng đối tượng HS, từng GV,
từng lớp, từng trường để giúp HS đạt được mục tiêu về kĩ năng, năng lực đã được nêu trong chương trình,
nhưng chưa được thể hiện tường minh trong SGK. Phương án nâng cao chú ý rèn cho HS phương pháp nhận
thức, xây dựng lập luận chặt chẽ, phương pháp nghiên cứu, suy luận và đặc biệt là phương pháp đặc trưng
của khoa học thực nghiệm.
Các tác giả đã cố gắng giới thiệu những kinh nghiệm tốt của GV đã dạy thí điểm chương trình này.
Tuy nhiên vì thời gian còn ít nên việc viết cuốn sách này cũng còn nhiều hạn chế. Các tác giả mong nhận
được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp và các độc giả quan tâm để cho cuốn sách được phong phú, hoàn
chỉnh hơn, phục vụ có hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng dạy, học môn hoá học theo chương trình mới.

Các tác giả

PHẦN MỞ ĐẦU
I. MỤC TIÊU MÔN HOÁ HỌC LỚP 9


Mục tiêu chung của môn Hoá học (HH) ở trường Trung học cơ sở (THCS) là giúp cho học sinh (HS)
một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về HH, hình thành ở các em một số kĩ năng
phổ thông, cơ bản và thói quen làm việc khoa học, góp phần làm nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ
nghĩa, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, chuẩn bị cho HS học lên và đi vào cuộc sống.
Về kiến thức:
- HS có được một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản ban đầu về hoá học.
- Có được một số kiến thức cơ bản, kĩ thuật tổng hợp về nguyên liệu, sản phẩm, quá trình HH, thiết
bị sản xuất hoá chất và môi trường.
Về kĩ năng:
HS có được một số kĩ năng phổ thông, cơ bản và thói quen làm việc khoa học: kĩ năng cơ bản, tối
thiểu làm việc với các chất HH, dụng cụ thí nghiệm; kĩ năng giải bài tập HH và tính toán v.v...
Về thái độ tình cảm:

1


HS có lòng ham thích học tập bộ môn HH; có ý thức tuyên truyền và vận dụng tiến bộ của khoa học
kĩ thuật nói chung và HH nói riêng vào sản xuất, đời sống ...
Trên cơ sở mục tiêu chung đó, môn HH lớp 9 có mục tiêu cụ thể như sau:
Về kiến thức:
- HS biết những tính chất HH chung của mỗi hợp chất vô cơ: oxit, axit, bazơ, muối và của đơn chất
kim loại, phi kim.
- Biết tính chất, ứng dụng, điều chế của một số chất cụ thể về vô cơ, về hữu cơ.
- Hiểu mối quan hệ về tính chất HH giữa đơn chất và hợp chất, giữa các hợp chất với nhau; mối quan
hệ giữa thành phần và cấu tạo phân tử với tính chất HH của các hợp chất hữu cơ.
- Biết vận dụng dãy hoạt động HH của kim loại, bảng tuần hoàn tính chất các nguyên tố HH; thuyết
cấu tạo nguyên tử; vận dụng biện pháp bảo vệ đồ dùng bằng kim loại không bị ăn mòn.
- Biết các chất HH còn gây ra sự ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường.
Về kĩ năng:
- Biết tiến hành những thí nghiệm HH đơn giản

- Biết vận dụng những kiến thức HH đã học để từng bước có thể giải thích một số hiện tượng HH,
một số thí nghiệm HH.
- Biết viết công thức, phương trình HH, giải bài tập HH.
Về thái độ tình cảm:
HS có hứng thú, ham thích học môn HH, có niềm tin khoa học; có ý thức tuyên truyền và vận dụng
tiến bộ khoa học kĩ thuật trong đời sống, sản xuất; rèn luyện phẩm chất, thái độ cần thiết như cẩn thận, kiên
trì, trung thực, có tinh thần hợp tác trong học tập.
II. CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 9
Tổng số tiết học: 2 tiết/ tuần x 35 tuần = 70 tiết
Học kì I: 2 tiết/ tuần x 18 tuần = 36 tiết
Học kì II: 2 tiết/ tuần x 17 tuần = 34 tiết
Trong đó:
Loại hình
Lí thuyết
Luyện tập
Thực hành
Ôn tập
Kiểm tra
Số tiết
47
6
7
4
6
Tỷ lệ
67%
8,6%
10%
5,8%
8,6%

1. Cấu trúc chương trình
Chương trình Hoá học lớp 9 gồm 5 chương:
Chương I: Các loại hợp chất vô cơ: 19 tiết (13 tiết lí thuyết, 2 tiết luyện tập, 2 tiết thực hành, 2 tiết kiểm tra)
Chương II: Kim loại: 11 tiết (7 tiết lí thuyết, 1 tiết luyện tập, 1 tiết thực hành, 1 ôn tập, 1 tiết kiểm tra)
Chương III: Phi kim - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: 12 tiết (9 tiết lí thuyết, 1 tiết luyện
tập, 1 tiết thực hành, 1 tiết kiểm tra)
Chương IV: Hiđrocacbon - Nhiên liệu: 11 tiết (9 tiết lí thuyết, 1 tiết luyện tập, 1 tiết thực hành, 1 tiết kiểm
tra)
Chương V: Dẫn xuất hiđrocacbon - Polime: 16 tiết (10 tiết lí thuyết, 3 tiết luyện tập, 2 tiết thực hành, 1 tiết
kiểm tra)
2. Nội dung
Chương trình HH lớp 9 gồm 2 phần: HH vô cơ và HH hữu cơ
2.1. Về HH vô cơ: từ chương I đến chương III. Nội dung chủ yếu trong các chương:
Chương I: Nghiên cứu về các loại hợp chất vô cơ
- Tính chất HH chung của oxit. Một số oxit axit và oxit bazơ quan trọng: CaO, SO2.

2


- Tính chất HH chung của axit. Một số axit quan trọng: HCl, H2SO4.
- Tính chất HH chung của bazơ. Một số bazơ quan trọng: NaOH, Ca(OH)2. Khái niệm về thang pH.
- Tính chất HH chung của muối. Một số muối quan trọng: NaCl, KNO3. Phân bón HH.
Kết thúc chương là sự hệ thống mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ là cơ sở cho việc nghiên
cứu về các chất vô cơ trong chương trình HH lớp 9.
Chương II: Nghiên cứu về kim loại
- Tính chất vật lí, tính chất hoá học chung của kim loại. Dãy hoạt động hoá học của kim loại.
- Một số kim loại quan trọng: nhôm, sắt. Nghiên cứu về tính chất, ứng dụng, nguyên tắc sản xuất
từng kim loại. Khái niệm về hợp kim sắt: gang, thép. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn
mòn.
Chương III: Nghiên cứu về phi kim

- Tính chất vật lí, tính chất hoá học chung của phi kim.
- Một số phi kim quan trọng: clo, cacbon, silic. Nghiên cứu về tính chất, ứng dụng, nguyên tắc điều
chế; Một số hợp chất quan trọng (của cacbon). Sơ lược về công nghiệp silicat.
- Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: Nguyên tắc sắp xếp, cấu tạo bảng (ô nguyên tố, chu
kì, nhóm). Sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Cơ sở để nghiên cứu, học tập về bảng tuần hoàn các nguyên tố HH ở lớp 9 là những kiến thức cơ bản
ban đầu về cấu tạo nguyên tử (thành phần hạt nhân nguyên tử, điện tích hạt nhân, các lớp electron nguyên tử,
số electron trên mỗi lớp). Tính chất của kim loại và phi kim.
2.2. Về HH hữu cơ
Chương IV: Hiđrocacbon. Nhiên liệu
- Một số khái niệm về hợp chất hữu cơ, HH hữu cơ, hợp chất hữu cơ.
- Một số hiđrocacbon đơn giản.
- Sơ lược về dầu mỏ, khí tự nhiên; nhiên liệu.
Chương V: Dẫn xuất của hiđrocacbon. Polime
- Nghiên cứu về các dẫn xuất hiđrocacbon tiêu biểu: rượu etylic, axit axetic, chất béo, các gluxit
(glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ), protit. Sơ lược về polime.
- Bước đầu học về mối liên hệ giữa các hợp chất hữu cơ etylen, rượu etylic, axit axetic.
III. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG SGK HH LỚP 9
1. Cấu trúc: SGK HH lớp 9 gồm 5 chương, 56 bài
Chương I: Các hợp chất hữu cơ
14 bài
Chương II: Kim loại
10 bài
Chương III: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học 9 bài
Chương IV. Hiđrocacbon. Nhiên liệu
10 bài
Chương V: Dẫn xuất của hiđrocacbon. Polime
13 bài
2. Một số nội dung mới
Để tăng tính thực hành và ứng dụng, tính cập nhật, SGK HH lớp 9 đã được đưa vào một số nội dung

mới chủ yếu là các chất cụ thể, các hiện tượng, phản ứng hoá học làm rõ hơn tính chất của các chất. (Xem
bảng).
Bảng: Một số nội dung mới trong SGK HH lớp 9
TT
Nội dung
Vị trí trong SGK
1
Oxit trung tính
Bài 1 - Chương I
2
Axit clohiđric; Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat
Bài 4 - Chương I
3
Canxi hiđroxit; Thang pH
Bài 8 - Chương I
4
Một số muối quan trọng: NaCl, KNO3
Bài 10 - Chương I

3


5
6
7

8

9


Phân vi lượng
Dãy hoạt động HH của kim loại (thành bài riêng, học kĩ hơn)
Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố HH: dạng bảng dài, vận
dụng cấu tạo nguyên tử (hạt nhân nguyên tử, lớp vỏ electron của
nguyên tử) để giải thích sự biến thiên tính chất các nguyên tố (học 2
tiết).
Hiđrocacbon. Nhiên liệu: thành một chương. Khái niệm về hợp chất
hữu cơ, cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, metan, etylen, axetilen,
benzen, dầu mỏ và khí thiên nhiên, nhiên liệu: tách thành từng bài
riêng học kĩ hơn.
Dẫn xuất của hiđrocacbon. Polime: thành một chương. Rượu etylic,
axit axetic, chất béo, mối liên hệ giữa rượu etylic, axit axetic, chất béo,
glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ, ...: tách thành từng bài riêng
học kĩ hơn.

Bài 11 - Chương I
Bài 17 - Chương I
Bài 31 - Chương I

Chương IV

Chương V

3. Phương pháp biên soạn
SGK HH lớp 9 được biên soạn theo yêu cầu chung của đổi mới cách biên soạn SGK THCS, không
phải biên soạn theo cách thông báo kiến thức đơn thuần như trước đây, mà theo hướng tăng cường hướng
dẫn HS tự học, hoạt động chiếm lĩnh tri thức. SGK còn giúp GV đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS.
- Mở đầu mỗi chương đều có một trang đầu chương gồm tên chương, số thứ tự của chương, 2 thông
tin là những nội dung cơ bản của chương (được viết ngắn gọn) và một hình ảnh tiêu biểu liên quan đến nội

dung của chương.
Mở đầu mỗi bài đều có một vài dòng ngắn gọn xác định mục tiêu cần đạt của bài học. Chẳng hạn, bài
1 “Tính chất hoá học của oxit. Khái niệm về sự phân loại oxit”, khẳng định có 2 oxit axit và oxit bazơ (học ở
lớp 8), bài này chỉ đề cập đến tính chất hoá học của chúng. GV không nên mở rộng hoặc nhắc lại quá nhiều
khái niệm về oxit, sẽ không đủ thời gian. Khi sử dụng sách, GV và HS cần lưu ý chi tiết này, GV cần suy
nghĩ để làm rõ trọng tâm bài học như soạn, giảng, hướng dẫn HS học, giới hạn mức độ kiến thức, kĩ năng cần
đạt của từng bài.
Kết thúc mỗi bài, kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài học được in bằng phông chữ khác, trong khung
màu để HS và GV tập trung chú ý.
- Phương pháp dạy học đặc trưng của môn HH được chú ý thể hiện trong SGK HH lớp 9. Tính chất
HH của chất, qui luật biến đổi HH, một số định luật, khái niệm v.v... được khái quát, hệ thống trên cơ sở
những hiện tượng HH cụ thể, những thí nghiệm được thực hiện, nghiên cứu, mô tả trong SGK. Các thí
nghiệm trong SGK HH lớp 9 lựa chọn theo nguyên tắc thí nghiệm được thực hiện bằng các dụng cụ, phương
pháp đơn giản nhất, bảo đảm mức độ thành công cao nhất, khả thi nhất để GV và HS có thể thực hiện được
trong điều kiện của trường THCS Việt Nam. Các thí nghiệm có thể do GV thực hiện hoặc tổ chức cho HS
thực hiện. Mỗi thí nghiệm phần lớn được trình bày theo trình tự: cách thực hiện, hiện tượng quan sát được,
nhận xét, giải thích, phương trình hoá học của phản ứng. Từ các thí nghiệm, hiện tượng, rút ra kết luận và
tính chất của chất. Thí dụ, bài 17 “Dãy hoạt động hoá học của kim loại”, trả lời câu hỏi: Dãy hoạt động hoá
học của kim loại được xây dựng như thế nào ? SGK dùng 4 cặp thí nghiệm đối chứng (3 thí nghiệm do HS
thực hiện, 1 thí nghiệm do GV thực hiện) để rút ra nhận xét có tính chất bắc cầu: Natri hoạt động hơn sắt, sắt
hoạt động hơn đồng, đồng hoạt động hơn bạc, sắt hoạt động mạnh hơn hiđro, đồng hoạt động yếu hơn hiđro.
Từ đó rút ra kết luận: Sắp xếp Na, Fe, H, Cu, Ag. Sau đó mở rộng cho dãy hoạt động hoá học của một số kim
loại. Ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại được nêu ngắn gọn (6 dòng) dễ nhớ, dễ hiểu.

4


- Bài luyện tập, ôn tập được biên soạn như một trong những nét mới nhất trong SGK HH lớp 9. Bài
gồm 2 phần: kiến thức cần nhớ và bài tập. Phần kiến thức cần nhớ lưu ý GV, HS những kiến thức quan trọng
cần ghi nhớ; phần bài tập gồm những bài tập tiêu biểu, liên quan đến những kiến thức, kĩ năng của phần đã

học.
- Bài thực hành trong SGK viết ngắn gọn, gồm mục tiêu cần đạt, nội dung tiết thực hành, các thí
nghiệm cần thực hiện. Để tiến hành được tiết thực hành cần có sự chuẩn bị chu đáo của GV ở phòng thí
nghiệm, giúp đỡ HS thực hiện trên lớp. SGV HH lớp 9 biên soạn chi tiết có tác dụng bổ sung giúp GV có thể
tổ chức tiết học. Ngoài ra còn “Vở thực hành thí nghiệm HH lớp 9” giúp GV, HS có thể thực hiện tốt các tiết
thực hành.
4. Cấu trúc hình thức của SGK HH lớp 9
SGK HH lớp 9 được biên soạn theo hướng tăng kênh hình, giảm kênh chữ. Kênh hình đã thực sự là
một nguồn thông tin, với tỉ lệ chiếm khoảng 30% diện tích trang sách, với màu đẹp, thực sự đã làm cho cuốn
SGK HH lớp 9 trở nên sinh động, hấp dẫn.
Mục “Em có biết” cuối những bài thích hợp cung cấp cho HS những tư liệu tham khảo, kiến thức
thực tế liên quan đến nội dung bài học một cách khá phong phú, làm tăng tính thực tiễn, cập nhật của SGK.
Trong số 56 bài của SGK HH lớp 9 có tới 22 bài có mục “Em có biết” giúp HS học tập hứng thú hơn.
IV. YÊU CẦU VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Dạy học HH ở trường THCS nói chung, ở lớp 9 nói riêng, yêu cầu GV thực sự là người tổ chức,
hướng dẫn cho HS hoạt động nhận thức hoá học một cách chủ động, sáng tạo như: quan sát, tìm tòi, thực
hành thí nghiệm, thảo luận nhóm ... để tự lực, tích cực chiếm lĩnh tri thức mới.
Nhiều nội dung khoa học trong SGK mới được trình bày theo phương pháp nghiên cứu hoặc tìm tòi
nghiên cứu từng phần kiến thức (phương pháp khám phá). GV cần biết tổ chức, hướng dẫn, gợi ý giúp HS
hoạt động khám phá để từ đó phát hiện và tiếp thu được kiến thức. GV cũng cần tập luyện cho HS biết sử
dụng thí nghiệm HH, mô hình, mẫu vật, đồ dùng trực quan hoặc tư liệu để rút ra những kết luận khoa học cần
thiết.
- Định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức
của HS, giúp HS từng bước hình thành khả năng tự lực khám phá kiến thức mới. Đó cũng chính là con
đường để từng bước giúp HS hình thành và phát triển phương pháp học tập, mà quan trọng nhất là phương
pháp tự học.
Phương pháp suy lí, qui nạp thường được sử dụng đặc biệt ở 3 chương cuối. Ở đây thường đề cập đến
một số chất hoá học cụ thể trước khi đi đến những lí thuyết chung. Đồng thời phương pháp suy lí diễn dịch cũng
được sử dụng tăng dần theo thời gian học tập HH.
- GV cũng cần hiểu rõ lí do tăng thời lượng cho các loại hình luyện tập, ôn tập, thực hành, ... Trong

dạy học, GV cần giành nhiều thời gian cho HS hoạt động thí nghiệm thực hành, luyện tập vận dụng kiến
thức, chú ý và kiên trì rèn luyện phương pháp học tập.
- Phương pháp dạy học trong chương trình HH lớp 9 với 2 phần HH vô cơ và HH hữu cơ cũng có
những đặc trưng khá rõ rệt.
Đối với phần HH vô cơ, bắt đầu là sự nghiên cứu tính chất chung của kim loại, phi kim, sau đó
nghiên cứu từng chất tiêu biểu, điển hình, quan trọng. Học xong chương trình HH lớp 9 HS đã có kiến thức
cơ bản phổ thông THCS về HH vô cơ, có cái nhìn khái quát về từng loại hợp chất vô cơ, về kim loại, phi kim
và mối liên hệ giữa chúng qua bảng tuần hoàn các nguyên tố HH.
Đối với phần HH hữu cơ thì đây là lần đầu tiên HS học tập, nghiên cứu. HS được học từ các chất cụ
thể. Đây là việc học tập, nghiên cứu từng chất cụ thể nhưng GV cũng phải hình dung và hiểu rõ mỗi chất
thường là tiêu biểu cho từng loại chất hữu cơ mà HS sẽ được học lên sau này.

5


- GV cũng cần quan tâm đến yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá, đó là tăng yêu cầu kiểm tra đánh giá
năng lực thực hành, vận dụng, tổng hợp kiến thức và thí nghiệm hoá học để HS không chỉ dừng lại ở học
thuộc lí thuyết, hiểu lí thuyết. Các hình thức kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan được áp dụng rộng
rãi và cũng khuyến khích cân đối việc đánh giá của GV với việc tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của HS.

PHẦN HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CÁC CHƯƠNG, BÀI
HOÁ HỌC LỚP 9
CHƯƠNG 1. CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
PHẦN 1. MỞ ĐẦU CHƯƠNG
I. MỤC TIÊU
1. Cơ bản
- Biết và vận dụng để phân loại, hệ thống hoá các loại hợp chất vô cơ.
- Biết các tính chất hoá học đặc trưng và ứng dụng của mỗi loại hợp chất vô cơ.
- Viết được các phương trình hoá học minh hoạ cho mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
- Có kỹ năng ngôn ngữ hoá học như viết chính tả hoá học, gọi tên chất, sử dụng các thuật ngữ hoá

học.
- Có kỹ năng thực hành, quan sát thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận đúng.
- Biết giải bài tập, trả lời các câu hỏi dạng nhận biết chất, tách chất, viết các phương trình biểu diễn
dãy biến hoá, bài tập tính theo công thức và phương trình hoá học, bài tập xác định công thức phân tử các
chất vô cơ.
2. Nâng cao
- Học sinh lập luận chặt chẽ và trình bày được mối quan hệ về tính chất hoá học giữa oxit, bazơ, axit
và muối.
- Có kỹ năng đọc tài liệu, tóm tắt các nội dung quan trọng để thảo luận nhóm, đánh giá các ý kiến
thảo luận của các bạn trong nhóm và trong lớp.
- Phát triển kỹ năng đặt câu hỏi, phát hiện vấn đề từ phần đọc của mình. Từ đó tìm hiểu sâu hơn nội
dung bài học thông qua mạng internet, sách tham khảo...
- Biết tổ chức, bố trí các thí nghiệm một cách hợp lí để chứng minh hay bác bỏ một ý kiến nào đó
trong nội dung bài học.
II. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Về nội dung
- Trình tự hình thành các khái niệm theo nguyên tắc đi từ dễ đến khó và những hiểu biết về khái
niệm này dùng làm cơ sở cho khái niệm sau. Cụ thể ở lớp 8, trong chương 4 oxi – không khí, học sinh học về
khái niệm oxit ở bài 26 trang 89 - 91. Còn các khái niệm ban đầu về axit – bazơ - muối được học ở bài 37
trang 126 – 130 chương 5 hiđro – nước. Như vậy khi kết thúc chương trình lớp 8, học sinh đã biết định
nghĩa, thành phần hoá học, tên gọi của các oxit, bazơ, axit và muối. Học sinh đã bước đầu làm quen với một
số loại phản ứng hoá học cơ bản như: Phản ứng kết hợp, phản ứng phân huỷ, phản ứng thế...
- Trong chương 1 của lớp 9, theo trình tự oxit, axit, bazơ, muối, các nội dung nghiên cứu về từng loại
hợp chất như sau:
+ Dựa vào tính chất hoá học hoặc vật lí để phân loại chất.
+ Nghiên cứu các chất tiêu biểu có nhiều ứng dụng cho từng loại hợp chất.
+ Bài luyện tập và thực hành sau mỗi hai loại hợp chất vô cơ có tác dụng khắc sâu các kiến thức về
tính chất hoá học, mối liên hệ của chúng.

6



- Giữa các bài có sự liên quan chặt chẽ. Chẳng hạn ngay từ bài oxit, khi nghiên cứu tính chất hoá học
của oxit đã đề cập đến phản ứng của khí cacbonic với canxi hiđroxit, một bazơ kiềm.

2. Về phương pháp
A. Phương án cơ bản
- Đa dạng hoá các phương pháp dạy học. Trong đó chú trọng dạy học thông qua tổ chức các hoạt
động của học sinh. Các hoạt động có thể là:
+ làm thí nghiệm thực hành theo nhóm,
+ quan sát thí nghiệm, nhận xét hiện tượng,
+ thảo luận nhóm,
+ đọc tài liệu, ghi ra giấy các câu hỏi,
+ giải đáp câu hỏi theo lớp…
- Khai thác tốt các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện có:
+ Sơ đồ, tranh, biểu bảng.
+ Mô hình, mẫu vật.
+ Các phương tiện nghe, nhìn: radio, tivi, máy chiếu, đầu VCD, DVD..
B. Phương án nâng cao
- Phát triển khả năng vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá của HS.
- Mở rộng, đào sâu hơn các nội dung kiến thức của sách giáo khoa, gắn với thực tiễn thông qua các
câu hỏi và bài tập bổ sung.
- Xây dựng giáo án điện tử, tận dụng thế mạnh đa môi trường(multimeđia) để gây hứng thú học tập
và tăng cường khả năng nhiều giác quan cùng làm việc của học sinh.
- Giao việc tìm kiếm thông tin liên quan đến bài học cho HS thông qua các phương tiện kỹ thuật:
+ mạng Internet
+ từ điển đa phương tiện Encarta,
+ tài liệu tham khảo khác cho các nhóm học sinh.
- Tổ chức thảo luận theo lớp, giáo viên là người tổng kết, đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm là
người khích lệ, động viên thành quả lao động của các em.

- Tạo ra một số trò chơi, như giải đố ô chữ, tôi là ai?, ai nhanh nhất?... thông qua đó học sinh(HS)
lĩnh hội được kiến thức một cách nhẹ nhàng.

PHẦN 2. CÁC BÀI CỤ THỂ
Bài 1(1 tiết)
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXIT
KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT
I. MỤC TIÊU
1. Cơ bản
- Biết được các tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit.
- Biết khái quát về sự phân loại các oxit dựa vào các tính chất hoá học đặc trưng của chúng.
- Biết làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.
- Biết trả lời các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa. Viết các phương trình hoá học, giải bài tập
tính theo công thức và phương trình hoá học.
2. Nâng cao
- Học sinh phân biệt được dấu hiệu bản chất trong số các tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit.
Vận dụng được các kiến thức đã học trong các tình huống mới.
- Biết tự làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận.
- Biết vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề thực tế trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, bình kip cải tiến để điều chế CO2, đèn cồn. Lọ thuỷ tinh miệng
rộng có nút cao su để đốt P đỏ.

7


Hoá chất: CuO, HCl, CaCO3, dung dịch nước vôi trong(Ca(OH)2), quỳ tím, P đỏ, nước cất. Dung
dịch CuSO4 để khử độc của P.
Những nơi có điều kiện có thể sử dụng máy vi tính, máy chiếu, đĩa CD các thí nghiệm Hoá học 9.
phần mềm mô phỏng…

III. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Phương án cơ bản
Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập
Giáo viên có thể nêu một số câu hỏi như sau:
- Viết công thức hoá học của hợp chất chiếm bốn phần năm bề mặt Trái Đất.
HS trả lời: H2O.
- Viết công thức hoá học của chất khí, thực vật sử dụng trong quá trình quang hợp.
HS trả lời: CO2.
- Hai hợp chất trên thuộc loại hợp chất nào?
HS trả lời: Chúng đều thuộc loại oxit.
GV vậy oxit có những tính chất hoá học như thế nào? Đó là nội dung của bài học hôm nay.
I. Tính chất hoá học của oxit
Hoạt động 2: Oxit bazơ có những tính chất hoá học nào ?
GV nêu câu hỏi có phải tất cả các oxit bazơ đều tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ hay không?
Các oxit bazơ có thể tác dụng với nước: Na2O, K2O, CaO, BaO…
Na2O + H2O  2NaOH - Dung dịch bazơ (kiềm.)
Các oxit bazơ không tác dụng với nước: CuO, FeO, Fe2O3…
Kết luận: Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm).
Hoạt động 3: Theo nhóm, các em học sinh thực hiện các thí nghiệm 1, 2.
Thí nghiệm 1: CuO tác dụng với HCl.
Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm một ít bột CuO màu đen, thêm 1- 2ml dung dịch HCl vào, lắc nhẹ, hơ
nóng đều trên ngọn lửa đèn cồn rồi đốt tập trung vào đáy ống nghiệm. Giới thiệu phiếu học tập trong đó nêu
rõ cách tiến hành thí nghiệm, phần hiện tượng, phương trình hoá học để trống.
Giáo viên yêu cầu học sinh điền đầy đủ các thông tin vào phiếu học tập, sau đó mời một nhóm đại diện lên
trình bày, các nhóm nhận xét và giáo viên kết luận
Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Thí nghiệm 2: Điều chế CO2 từ CaCO3 và dung dịch axit HCl bằng bình kip cải tiến. Dẫn khí CO2 đi vào
dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2) cho đến khi xuất hiện vẩn đục(CaCO3) thì dừng lại. HS quan sát, ghi
chép các hiện tượng và ghi nhận xét, phương trình hoá học. Mời một nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác
cùng thảo luận, giáo viên kết luận.

Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
Ngược lại, có một số oxit axit không tác dụng với nước như SiO2…
Vậy: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
Hoạt động 4: Hãy kể 3 oxit bazơ có thể tác dụng với oxit axit tạo thành muối và 3 oxit không tác dụng với
oxit axit.
Các oxit bazơ có thể tác dụng với oxit axit: Na 2O, K2O, CaO, BaO…Các phản ứng nói chung là chậm, khó
quan sát nên không yêu cầu làm thí nghiệm. Giáo viên có thể nêu một ví dụ trong thực tế, phản ứng tôi vôi
nên thực hiện ngay sau khi nung vôi. Nếu vôi sống để lâu ngày trong không khí sẽ chuyển một phần thành đá
vôi, theo phương trình phản ứng:
CaO + CO2  CaCO3
Các oxit không tác dụng với oxit axit: FeO, Fe3O4, CuO…
Kết luận: Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
Hoạt động 5: Giáo viên(GV) yêu cầu học sinh(HS) phát biểu kết luận chung về tính chất hoá học của oxit
bazơ. Giáo viên bổ sung nếu học sinh phát biểu chưa đầy đủ.
Hoạt động 6: Khái quát về sự phân loại oxit
Qua phần I, các em đã được Biết về tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit, trong đó có những tính chất
chung và những tính chất riêng. Để định nghĩa một loại hợp chất cần dựa vào các tính chất chung. GV yêu
cầu HS vận dụng phần I để nêu định nghĩa oxit bazơ, oxit axit. Sau đó GV bổ sung nếu chưa đầy đủ.
1. Oxit bazơ Sách giáo khoa Hoá học 9.

8


2. Oxit axit Sách giáo khoa Hoá học 9.
3. Oxit lưỡng tính*
4. Oxit trung tính*
* Hai loại oxit 3 và 4 sẽ học sau.
Hoạt động 7: Tổng kết và vận dụng
Tổng kết như SGK.
Vận dụng: HS vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.


B. Phương án nâng cao
Hoạt động 1: Tổ chức tính huống học tập
Đây là bài học đầu tiên của một chương cho nên rất cần thiết có sự định hướng của chương và của bài thứ
nhất. Có thể dùng câu hỏi dành cho cả lớp như sau:
Người ta đã và đang nghiên cứu các chất vô cơ như thế nào?
Đây là một câu hỏi tự luận dạng mở. Có nhiều cách trả lời câu hỏi trên đều được chấp nhận. Những câu hỏi
dạng này kích thích HS suy nghĩ sâu hơn về bài học và cả những vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống.
Dự kiến một số phương án trả lời câu hỏi của HS:
- Người ta phân loại các chất vô cơ thành hai loại là đơn chất và hợp chất. Các hợp chất vô cơ được
chia thành oxit, axit, bazơ và muối và hệ thống hoá các tính chất của chúng.
- Người ta đã và đang nghiên cứu các chất vô cơ dựa vào định luật tuần hoàn và bảng hệ thống tuần
hoàn.
- Người ta đã và đang nghiên cứu các chất vô cơ nhằm phục vụ cuộc sống của con người.
- Người ta đã và đang nghiên cứu các chất vô cơ nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản của loài người
như nạn đói, ô nhiễm môi trường, sự phá huỷ tầng ozon, mưa axit, hiệu ứng nhà kính…
GV tổng kết, bổ sung và giới thiệu nội dung chương 1, bài 1.
Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm về từng nội dung nhỏ của bài học trong khoảng 5 – 7 phút. Chia nội
dung bài học thành 5 phần nhỏ tương ứng với 5 nhóm HS:
Phần 1: Tính chất hoá học chung của oxit bazơ – nhóm 1.
Phần 2: Tính chất hoá học khác của oxit bazơ – nhóm 2.
Phần 3: Tính chất hoá học chung của oxit axit – nhóm 3.
Phần 4: Tính chất hoá học khác của oxit axit – nhóm 4.
Phần 5: Khái quát về sự phân loại oxit – nhóm 5.
Giao cho mỗi nhóm đọc sách giáo khoa, tổ chức làm các thí nghiệm theo sách giáo khoa, tóm tắt ý chính, ghi
các thắc mắc ra giấy.
Hoạt động 3: Thảo luận chung cả lớp. Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận, nêu các thắc mắc của
nhóm. GV giải đáp thắc mắc, nhận xét và kết luận.
Chú ý: oxit axit CO2, (SO2, SO3) tác dụng với Ca(OH)2 có thể chia thành 3 trường hợp.
1. Chỉ tạo ra muối trung tính CaCO3 (CaSO3, CaSO4)

CO2
+ Ca(OH)2  CaCO3 + H2O
Khi số mol Ca(OH)2 lớn hơn hoặc bằng số mol CO2(SO2, SO3). Hoặc điều kiện nước vôi trong dư
cũng chỉ tạo ra muối trung tính.
n Ca(OH)2
a=
 1
n CO2
2. Chỉ tạo ra muối axit Ca(HCO3)2, (Ca(HSO3) 2 , Ca(HSO4) 2)
2CO2 + Ca(OH)2  Ca(HCO3)2
Khi số mol Ca(OH)2 bằng hoặc nhỏ hơn một nửa số mol CO2(SO2, SO3).
n
a=

Ca(OH)2

n CO

 0,5

2

3. Tạo ra hỗn hợp hai muối CaCO3 và Ca(HCO3)2

9


0,5  a  1
Hoạt động 4. Tổng kết và vận dụng
Như phương án A.

Bài tập nâng cao
Nung 26,8 g hỗn hợp hai muối CaCO3 và MgCO3 thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc).
a. Tính khối lượng CaO và MgO thu được.
b. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 ở trên vào 250ml dung dịch NaOH 2M. Cô cạn dung dịch thì thu được
những chất nào? Tính khối lượng mỗi chất.
Hướng dẫn
a) n
= 6,72 : 22,4 = 0,3 mol
CO2
CaCO3
t0
CaO + CO2
x mol
x mol
x mol
MgCO3
t0
MgO + CO2
y mol
y mol
y mol
Khối lượng của hai muối = 100x + 84y = 26,8 (I)
Số mol của hai muối
= x
+ y = 0,3 (II)
Giải hệ ta được
x = 0,1 ; y = 0,2.
mCaO = 0,1 x 56 = 5,6 g ; m MgO = 0,2 x 40 = 8,0 g.
b) nNaOH = 0,25 x 2 = 0,5 mol
Số mol NaOH lớn hơn số mol CO2 nhưng chưa gấp 2 lần, cho nên tạo ra hỗn hợp hai muối. Các phương trình

hoá học:
CO2 + 2NaOH
Na2CO3 + H2O
a mol 2a mol
a mol
CO2 + NaOH
NaHCO3
b mol b mol
b mol
Số mol CO2
= a + b = 0,3 (*)
Số mol NaOH = 2a + b = 0,5 (**)
Giải hệ phương trình ta được a = 0,2 mol ; b = 0,1 mol.
m
= 0,2 x 106 = 21,2 (g); m
= 0,1 x 84 = 8,4 (g).
Na2CO3
NaHCO3
IV. THÔNG TIN BỔ SUNG
Gợi ý về thiết kế phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
Lớp:
Nhóm:
Bài: Một số oxit quan trọng- Lớp 9
Phần kiểm tra:
Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, hoặc D đứng trước phương án chọn đúng trong các câu hỏi
sau:
Câu 1. Oxit axit là những oxit tác dụng được với
A. dung dịch bazơ tạo thành muối và nước .
B. nước tạo thành axit

C. oxit bazơ tạo thành muối
D. tất cả A, B, C đều đúng
Câu 2. Oxit bazơ là những oxit tác dụng được với
A. dung dịch axit tạo thành muối và nước. .
B. oxit axit tạo thành muối

10


C. nước tạo thành dung dịch bazơ
D. tất cả A, B, C đều đúng.
Câu 3. Khi phân tích một oxit của sắt thấy oxi chiếm 30% khối lượng. Oxit đó là:
A. FeO.

C. Fe2O3.

B. Fe3O4

D. Cả 3 oxit trên.

Câu 4. Có những chất sau: H2O, NaOH, CO2, Na2O, Các cặp chất có thể phản ứng với nhau là
A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 5. Cho 1,6 gam Fe2O3 tác dụng 100ml dung dịch axit HCl 1M. Sau phản ứng, giả sử thể tích dung dịch

không thay đổi, nồng độ axit HCl trong dung dịch sau phản ứng là:
A. 0,3M

B. 0,4M

C. 0,5M

D. 0,6M

2. Phần thí nghiệm
Tên thí nghiệm

Cách tiến hành
TN

Hiện tượng TN

Giải thích và
pt hoá học

Thí nghiệm 1
CuO + HCl
Thí nghiệm 2
CO2 + Ca(OH)2
Thí nghiệm 3
Đốt Pđỏ  P2O5 
H3PO4 (Chỉ tiến
hành ở phương án
nâng cao)
Ghi chú: Thìa, muỗng đựng Pđỏ sau khi đốt cháy, có thể sinh ra một dạng thù hình khác của photpho là Ptrắng

rất độc. Người ta khử độc của Ptrắng bằng cách ngâm thìa, muỗng trong dung dịch CuSO4, phương trình hoá
học xảy ra là:
2Ptrắng + 5CuSO4 + 8H2O  2H3PO4 + 5Cu + 5H2SO4
Bài 2: ( tiết 1)
MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG
I. MỤC TIÊU
1. Cơ bản
- Biết được các tính chất vật lí và hoá học của canxi oxit và lưu huỳnh đioxit, cách điều chế khí SO2
trong phòng thí nghiệm và sản xuất hai oxit trên trong công nghiệp.
- Biết các ứng dụng của canxi oxit và lưu huỳnh đioxit.
2. Nâng cao
- Biết làm thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận.
- Vận dụng để trả lời các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa và nâng cao.

11


II. CHUẨN BỊ
- Tranh, mẫu vật. Phần mềm mô phỏng hoạt động của lò nung vôi.
- Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm: Cốc thuỷ tinh 100ml, đèn cồn, dung dịch phenolphtalein, nước,
canxi oxit, lưu huỳnh bột.
- Những nơi có điều kiện sử dụng máy tính, máy chiếu, khai thác thông tin trên mạng internet phục vụ
bài học. Hoặc giao việc tìm kiếm thông tin về chủ đề bài học cho các nhóm học sinh.
III. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Phương án cơ bản
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
GV viết lên bảng các từ” vôi sống, vôi tôi, đá vôi”chất nào là canxi hiđroxit, canxi oxit, canxi cacbonat và
chúng có công thức hoá học như thế nào?
HS quan sát mẩu vôi sống, nhận xét về trạng thái, màu sắc. GV bổ sung CaO có nhiệt độ nóng chảy rất cao
25850C.

Hoạt động 2: HS tiến hành các thí nghiệm theo nhóm.
Thí nghiệm 1. Cho canxi oxit tác dụng với nước. Trong thực tế tôi vôi, người ta cho vôi sống vào nước, mà
không làm ngược lại để vôi chín đều.
HS quan sát hiện tượng, rút ra nhận xét. Có thể thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein vào dung dịch
Ca(OH)2(Nước vôi trong) từ đó kết luận đó là dung dịch bazơ. HS viết phương trình phản ứng hoá học giữa
canxi oxit và nước:
CaO + H2O  Ca(OH)2
GV lưu ý học sinh hiện tượng toả nhiệt mạnh trong phản ứng tôi vôi. Từ đó HS cần chú ý rất cẩn thận khi đi
cạnh các hố tôi vôi, rất nguy hiểm.
Ca(OH)2 tan ít trong nước, phần tan tạo thành dung dịch bazơ.
CaO có tính chất hút ẩm mạnh nên được dùng để làm khô nhiều chất.
Thí nghiệm 2. Cho canxi oxit tác dụng với dung dịch axit HCl. HS quan sát hiện tượng xảy ra, viết phương
trình hoá học.
Đại diện một nhóm HS trình bày kết quả thí nghiệm và viết phương trình hoá học trên bảng.
GV nêu câu hỏi: Tính chất hoá học trên của CaO có thể được ứng dụng trong những lĩnh vực nào của cuộc
sống? HS suy nghĩ và trả lời: Khử chua cho đất, xử lí nước thải...
CaO tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
Hoạt động 3: Vôi sống để lâu trong không khí có lợi hay có hại?
-Tác dụng của CaO với CO2 chậm và không có điều kiện quan sát trên lớp cho nên không yêu cầu thí
nghiệm.
- GV có thể giới thiệu với HS hiện tượng xảy ra khi để vôi sống lâu ngày ngoài không khí sẽ có phản
ứng:
CaO +
CO2  CaCO3
Đây là một phản ứng hoá học không mong muốn. Vì vậy, để hạn chế phản ứng này người ta thường tôi vôi
ngay sau khi nung.
Kết luận: Canxi oxit là một oxit bazơ.
Hoạt động 4: ứng dụng của canxi oxit
HS đọc SGK tự tóm tắt và phát biểu trước lớp. GV bổ sung.
Hoạt động 5: Sản xuất canxi oxit như thế nào?

GVnêu một hệ thống các câu hỏi:
- Nguyên liệu và nhiên liệu của quá trình sản xuất vôi ?
- So sánh cấu tạo và hoạt động của lò nung vôi thủ công và lò nung công nghiệp.
- Các phản ứng hoá học diễn ra trong lò nung vôi như thế nào ?
HS đọc sách giáo khoa, quan sát tranh, mô hình và trả lời hệ thống câu hỏi. GV bổ sung.
Kết luận: SGK
Hoạt động 6. Tổng kết và vận dụng
Tổng kết: Như nội dung SGK
Vận dụng kiến thức đã học giải bài tập 1,2 SGK.
B. Phương án nâng cao

12


Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
Xây dựng ô chữ với nội dung”Canxi oxit”
Ô chữ hàng ngang gồm chín chữ cái, đây là tên gọi của sản phẩm phản ứng nung vôi.
C

A

N

X

I

O

X


I

T

Trả lời: Canxi oxit.
Hoạt động 2: HS tiến hành các thí nghiệm theo nhóm.
Các nhóm tự làm thí nghiệm, hoàn chỉnh các nội dung phiếu học tập. Sử dụng phiếu học tập được thiết kế
trên bản trong và chiếu qua overhead (Máy chiếu qua đầu).
GV chú ý cách làm thí nghiệm, cách quan sát, cách lập luận của HS.
Hoạt động 3: Vôi sống để lâu trong không khí có lợi hay có hại?
Như phương án A.
Hoạt động 4: ứng dụng của canxi oxit
Yêu cầu HS xây dựng sơ đồ biểu diễn các ứng dụng của canxi oxit. HS trình bày sơ đồ, thảo luận. GV cũng
có thể yêu cầu các nhóm chuẩn bị trước tư liệu về ứng dụng của CaO bằng cách truy cập internet, dùng từ
điển đa phương tiện Encarta.
Hoạt động 5: Sản xuất canxi oxit như thế nào?
Sử dụng phần mềm mô phỏng hoạt động của lò nung vôi(máy vi tính, máy chiếu đa năng). HS xem mô
phỏng, kết hợp đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
- Nguyên liệu và nhiên liệu của quá trình sản xuât vôi?
- Các phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình nung vôi? Viết các phương trình hoá học đó.
Hoạt động 6. Tổng kết và vận dụng
Tổng kết: Như nội dung SGK
Vận dụng: Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, D đứng trước phương án chọn đúng.
1. Khi cho CaO vào nước thu được
A. dung dịch CaO.
B. dung dịch Ca(OH)2.
C. chất không tan Ca(OH)2.
D. cả B và C.
Phương án đúng là D.

2. Ứng dụng nào sau đây không phải của canxi oxit:
A. Công nghiệp luyện kim.
B. Sản xuất đồ gốm.
C. Công nghiệp xây dựng, khử chua cho đất
D. Sát trùng, diệt nấm, khử độc môi trường.
Phương án đúng là B.
3. Canxi oxit có thể tác dụng với các chất nào sau đây?
A. H2O, CO2, HCl, H2SO4.
B. CO2, HCl, NaOH, H2O.
C. H2O, HCl, Na2SO4, CO2.
D. CO2, HCl, NaCl, H2O.
Phương án đúng là A.
Lưu ý: Hoạt động nhóm có mục đích rèn luyện khả năng hợp tác, quản lí, giao tiếp của HS. Qua quá trình
tìm, đọc tài liệu và thảo luận, HS ghi những thắc mắc ra giấy và đưa ra thảo luận trước lớp. GV nên dự kiến
các thắc mắc của HS để giải đáp và tổng kết nội dung kiến thức bài học.

Bài 2(Tiết 2)
LƯU HUỲNH ĐIOXIT
A- Phương án cơ bản
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.

13


Ở lớp 8, khi học về tính chất hoá học của oxi, chúng ta đã Biết phản ứng cháy của lưu huỳnh trong
oxi. Vậy sản phẩm của phản ứng giữa lưu huỳnh và oxi là chất gì?
HS trả lời đó là lưu huỳnh đioxit.
GV Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn các tính chất và ứng dụng của lưu huỳnh đioxit. GV ghi tên bài
học và các đề mục lên bảng.
Hoạt động 2: Lưu huỳnh đioxit có những tính chất gì?

1. Tính chất vật lí
HS quan sát lọ thuỷ tinh đựng khí SO2, nhận xét màu sắc.
Khối lượng mol của SO2 là 64 gam, năng gấp ~ 2,2 lần không khí.
Hoặc dùng diêm lấy lửa, HS nhận xét về mùi của khí SO2.
GV bổ sung: SO2 là một chất khí độc, gây ho, viêm đường hô hấp, sát trùng, diệt nấm mốc.
2. Tính chất hoá học
GV yêu cầu học sinh tái hiện lại các tính chất hoá học của oxit axit. SO2 là một oxit axit, có đầy đủ tính chất
hoá học của một oxit axit.
SO2 tác dụng với nước
GV tiến hành thí nghiệm biểu diễn, dẫn khí SO2 qua một cốc thuỷ tinh đựng nước cất. Thử dung dịch thu
được bằng quỳ tím, quỳ chuyển sang màu đỏ. HS quan sát, nhận xét và viết phương trình HH.
SO2
+ H2O  H2SO3 (dung dịch axit sunfurơ)
Phản ứng trên giải thích vì sao SO2 là một trong những nguyên nhân gây ra mưa axit.
Hoạt động 3: Thí nghiệm do HS tự làm
SO2 tác dụng với dung dịch bazơ
Theo nhóm, HS thu khí SO2 vào lọ thuỷ tinh, có nút kin. Thêm vào mỗi lọ 10 – 15 ml dung dịch nước vôi
trong, lắc nhẹ, quan sát, nhận xét và viết phương trình HH.
SO2 + Ca(OH)2  CaSO3 + H2O
Hoạt động 4: HS đọc sách giáo khoa, phát biểu về tính chất tác dụng với oxit bazơ.
Lưu huỳnh đioxit có thể tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối sunfit.
SO2
+ Na2O  Na2SO3
Kết luận: Lưu huỳnh đioxit là một oxit axit.
Hoạt động 5: Lưu huỳnh đioxit có những ảnh hưởng gì đến cuộc sống ?
Gv có thể chuẩn bị một phiếu học tập ở dạng bảng chưa hoàn chỉnh. HS nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa
và hoàn chỉnh bảng. GV cử một nhóm trình bày. có thể thiết kế bảng như sau:
Tính chất của SO2
1. Là chất khí không màu, mùi hắc, độc,
có thể diệt trùng, nấm mốc.


Ứng dụng và tác hại của SO2
- Dùng để bảo quản dược liệu, hàng
mây tre xuất khẩu, chổi chít…
- Những căn phòng lâu ngày không có
người ở bị ẩm, mốc. Trước khi ở, người
ta đốt một lượng nhỏ lưu huỳnh tạo ra
SO2 để sát trùng và diệt nấm mốc.

2. SO2SO3  H2SO4

3. SO2 do các nhà máy nhiệt điện thải ra
có thể bay xa hàng trăm km, kết hợp với
H2O tạo thành mưa axit.
Hai ô trống của bảng để trình bày ứng dụng quan trọng nhất của SO2 là sản xuất axit sunfuric và tác hại gây
ra mưa axit.
Hoạt động 6: Điều chế lưu huỳnh đioxit như thế nào?

14


Gv yêu cầu HS phân biệt điều chế ở phòng thí nghiệm với điều chế trong công nghịêp. Có thể đưa bảng trống
yêu cầu HS tự hoàn chỉnh sau cùng GV kết luận.

Quy mô

Điều chế SO2 trong PTN
Điều chế lượng nhỏ SO2

Sản xuất SO2 trong CN

Sản xuất lượng lớn SO2

Thiết bị

Đơn giản, rẻ tiền

Phức tạp, đắt tiền

Phản ứng

Na2SO3 + H2SO4 SO2 + H2O + 1. Đốt S trong không khí
Na2SO4
S + O2  SO2
2. Đốt quặng pirit
4FeS2 + 11O2  2Fe 2O3
8SO2
Hoạt động 7: Tổng kết và vận dụng
1. Khi cho SO2 vào nước ta thu được :
A. Dung dịch SO2.
B. Dung dịch H2SO4.
C. SO2 không tan trong nước.
D. Dung dịch H2SO3.
Phương án đúng là D.

+

2. Điền từ “có” hoặc “không” vào các ô trống trong bảng sau

Tác dụng với
nước(H2O)


Tác dụng với khí
cacbonic(CO2)

Tác dụng với natri
hiđroxit(NaOH)

Tác dụng với khí
oxi, có xúc tác

CaO
SO2
CO2
B – Phương án nâng cao
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
GV sự phát triển công nghiệp nếu không quan tâm đến bảo vệ môi trường sẽ gây hậu quả xấu. Điển
hình là mưa axit, cây cối, cá trong ao hồ bị chết, các công trình xây dựng bị phá huỷ. Hoá chất nào là thủ
phạm chính gây ra mưa axit?
HS xem phần mềm mô phỏng “acid rain” tức là mưa axit. Sau đó thảo luận và trả lời câu hỏi trên.
Thủ phạm chính gây ra mưa axit là lưu huỳnh đioxit do các nhà máy nhiệt điện thải ra khí quyển. Vậy ngoài
tác hại, lưu huỳnh đioxit còn có tính chất và ứng dụng gì? Đó là nội dung của bài lưu huỳnh đioxit.
Hoạt động 2 – 4: Tổ chức như phương án A.HS đã được học ở bài 1.
HS làm thí nghiệm theo nhóm, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập. Đại diện một nhóm lên trình bày, sử
dụng máy tính, máy chiếu. Các nhóm khác nêu câu hỏi thắc mắc, đại diện nhóm trình bày trả lời. GV tóm tắt
lại và bổ sung nếu cần.
Hoạt động 5- 7: Nội dung như phương án A.
Tận dụng sự hỗ trợ của máy vi tính, máy chiếu làm tăng tính hấp dẫn, sinh động của bài học.
Bài tập nâng cao:
Hấp thụ hoàn toàn 1,68 lit khí SO2(đktc) vào 5,00 lit dung dịch canxi hiđroxit 0,001M. Viết các
phương trình hoá học. Tính khối lượng chất kết tủa và nồng độ CM của dung dịch thu được sau phản ứng. Coi

thể tích dung dịch không đổi.
Hướng dẫn
n
= 1,68 : 22,4 = 0,075(mol). n
= 5,00 x 0,001 = 0,005(mol)
SO2
Ca(OH)2
Số mol của SO2 lớn hơn số mol Ca(OH)2 nhưng chưa gấp đôi, cho nên sẽ tạo ra hỗn hợp hai muối.
Các phương trình hoá học:

15


SO2 + Ca(OH)2  CaSO3 + H2O (1)
xmol xmol
xmol
2SO2 + Ca(OH)2  Ca(HSO3)2 (2)
ymol
y/2mol
y/2mol
Theo bài ra ta có hệ phương trình:
x + y = 0,075 (I)
x + y/2 = 0,05 (II) Giải hệ ta được y = 0,05 mol; x = 0,025mol.
Khối lượng chất kết tủa: 0,025 x 120 = 3,00(gam).
Nồng độ CM của dung dịch Ca(HSO3)2 là 0,025 : 5,00 = 0,005 M.
IV. THÔNG TIN BỔ SUNG
Cách xây dựng câu đố giải ô chữ hoá học
Phát triển kỹ năng ngôn ngữ hoá học, tăng hứng thú học tập môn hoá học cho HS.
Ví dụ. Ô chữ hàng ngang và cột dọc.
1

2
3
4
5
Hàng 1: Tên sản phẩm của phản ứng nung vôi, 9 chữ cái.
Hàng 2: Một loại hợp chất vô cơ làm đỏ giấy quỳ tím, 4 chữ cái.
Hàng 3: Một loại tơ được chế tạo từ polime thiên nhiên, 9 chữ cái.
Hàng 4: Tên của một axit chứa nitơ, 6 chữ cái.
Hàng 5: Tên một nguyên tố cần thiết cho sự hô hấp, 3 chữ cái.
Ô chữ cột dọc: Tên của một kim loại thường được sử dụng nhiều làm chất trao đổi nhiệt.
Trả lời: Natri.

Bài 3: (1 tiết)
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA AXIT
I. MỤC TIÊU
1. Cơ bản
- Biết được các tính chất hoá học của axit.
- Biết làm thí nghiệm, quan sát các hiện tượng xảy ra, nhận xét và rút ra kết luận.
- Biết giải bài tập, trả lời các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa. Viết các phương trình hoá học,
giải bài tập tính theo công thức và phương trình hoá học.
2. Nâng cao
- Phát triển kỹ năng đọc tài liệu, trình bày vấn đề học tập, đề xuất câu hỏi, tranh luận, bảo vệ ý kiến
của cá nhân hay của nhóm.
- Biết sử dụng các phương tiện hiện đại như mạng internet, từ điển đa phương tiện Encarta, máy vi
tính để tìm kiếm, chọn lọc và sắp xếp thông tin.
II. CHUẨN BỊ
- Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm, dung dịch axit HCl, H2SO4, Fe, Al, Fe2O3, CuSO4
và NaOH.
- Những nơi có điều kiện sử dụng máy tính, máy chiếu, khai thác thông tin trên mạng internet phục
vụ bài học. Giao việc tìm kiếm thông tin về chủ đề bài học cho các nhóm học sinh.

III. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A - Phương án cơ bản
Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập

16


GV Dung dịch axit HCl có những tính chất hoá học nào?
HS trả lời dựa vào phản ứng đã học như
CaO + 2HCl  CaCl2 + H2O
GV ngoài tính chất trên, dung dịch axit HCl nói riêng và axit nói chung còn có những tính chất hoá học nào
khác? Đó là nội dung nghiên cứu của bài hôm nay.
Hoạt động 2. Thí nghiệm thực hành theo nhóm của HS
GV hướng dẫn HS tiến hành các thí nghiệm theo nhóm.
HS làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, nhận xét và kết luận. Thông qua làm việc nhóm, phát triển kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng làm việc tốt vơi người khác, kỹ năng thuyết phục, quản lí, kỹ năng phát biểu một vấn đề
khoa học.
Đây là hoạt động trọng tâm của bài. GV lưu ý HS tiến hành thí nghiệm theo đúng hướng dẫn, sử dụng hoá
chất an toàn và tiết kiệm, không tự ý làm các thí nghiệm khác.
Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho GV và HS.
Thí nghiệm, cách tiến
Hiện tượng
Nhận xét, kết luận
hành
Thí nghiệm 1: Nhỏ 1
giọt dung dịch axit(HCl,
H2SO4 loãng) vào một
mẩu giấy quỳ tím.

Thí nghiệm 2: Cho một

mẩu kim loại: Fe( Al hay
Mg, Zn…) vào một ống
nghiệm, thêm 1-2 ml
dung dịch axit HCl.
Thí nghiệm 3: Lấy một ít
bazơ không tan như
Cu(OH)2 thêm 1-2ml
dung dịch axit H2SO4 lắc
nhẹ.
Thí nghiệm 4: Lấy một ít
oxit Fe2O3( CuO, CaO…)
vào ống nghiệm, thêm 12ml dung dịch axit HCl,
lắc nhẹ.

Sau khi các nhóm đã hoàn thành thí nghiệm và điền đầy đủ các thông tin vào những ô trống trong bảng trên,
GV yêu cầu một nhóm đại diên trình bày kết quả trước lớp. cả lớp theo dõi và nhận xét. GV bổ sung và kết
luận về các tính chất của axit.
Hoạt động 3: Nghiên cứu sự phân loại axit
HS nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi về sự phân loại các axit. HS có thể đề xuất các câu hỏi, ghi
ra giấy yêu cầu giải đáp chung cho cả lớp.
Sách giáo khoa hoá học 9 dựa vào độ mạnh, yếu của các axit để phân loại.
Hoạt động 4. Tổng kết và vận dụng
Vận dụng các kiến thức đã học, HS trả lời các câu hỏi và bài tập.
1. Những chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch axit H2SO4 loãng
A. Cu

C. HCl

17



B. Al

D. CO2

Phương án đúng là B.
2. Có thể dùng một chất nào sau đây để nhận Biết các lọ dung dịch không dán nhãn, không màu: NaCl,
Ba(OH)2, H2SO4 .
A. Phenolphtalein

C. Quỳ tím

B. Dung dịch NaOH

D. Dung dịch BaCl2

Phương án đúng là C.
3. Dung dịch axit HCl có thể tác dụng được với chất nào sau đây:
A. Na2CO3

C. NaOH

B. Fe

D. cả A, B, C đều đúng.

Phương án đúng là D.
B. Phương án nâng cao
Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập
Như phương án A.

Hoạt động 2. Thí nghiệm thực hành theo nhóm của HS.
Để tiết kiệm thời gian, có thể chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm làm một thí nghiệm, quan sát hiện tượng,
viết phương trình hoá học và trình bày trước lớp.
Các nhóm khác nêu câu hỏi, bổ sung. Cuối cùng GV kết luận.
Hoạt động 3: Nghiên cứu sự phân loại axit
GV nêu câu hỏi: cơ sở của sự phân loại các axit là gì?
HS trả lời: - Dựa vào độ mạnh, yếu của axit(như SGK).
GV bổ sung: - Dựa vào thành phần phân tử của các axit.
Có hai loại là axit hiđric (trong phân tử không có oxi) và axit có oxi.
Ví dụ: HCl, HBr là axit hiđric. HNO3 và H2SO4 là axit có oxi.
Hoạt động 4. Tổng kết và vận dụng
Như phương án A.
Bài tập nâng cao:
Có một dung dịch hỗn hợp A gồm 0,1 mol HCl và 0,02 mol H2SO4. Cần bao nhiêu ml dung dịch
NaOH 0,2M để trung hoà dung dịch A?
Hướng dẫn:
Có thể quy số mol axit H2SO4 (hai lần axit) thành axit HCl(một lần axit) bằng cách nhân đôi số mol của
H2SO4.
Tổng số mol axit một lần là 0,1 + (0,02 x2) = 0,14(mol).
Số mol NaOH cần thiết để trung hoà 0,14 mol axit một lần axit là 0,14 mol.
Vậy thể tích dung dịch NaOH 0,2 M cần thiết là: 0,14 : 0,2 = 0,7(lit)
Hay VNaOH = 700 ml.
IV. THÔNG TIN BỔ SUNG
1. Giới thiệu trò chơi “tôi là ai”?
Mục tiêu:
- Phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ hoá học.
- Thay đổi không khí lớp học để nhanh chóng thu hút lại sự chú ý của HS.
Hướng dẫn:
Trước hết giáo viên giới thiệu nội dung của trò chơi, trong đó 3 người tình nguyện tham gia sẽ đứng trên
bảng, quay mặt về phía cả lớp. Đằng sau lưng của họ là công thức hoá học của 3 chất. Nhiệm vụ của ba

người chơi là đặt câu hỏi “có hoặc không” với số lượng ít nhất để tìm ra tên của chất đằng sau lưng họ là chất
gì. Cả lớp có nhiệm vụ trả lời có hoặc không cho các câu hỏi mà người chơi đặt ra. Nếu cả lớp trả lời là có thì
người chơi tiếp tục đặt câu hỏi cho đến khi xác định rõ chất cần tìm. Nếu câu trả lời là không thì đến lượt bạn
chơi tiếp theo nêu câu hỏi.
Ví dụ:

18


Công thức hoá học là NaCl.
Các câu hỏi người chơi có thể đặt ra là:
Chất của tôi là chất vô cơ?
Chất của tôi gồm hai nguyên tố?
Chất của tôi gồm một kim loại và một phi kim?
Chất của tôi có vị mặn?
Chất của tôi là NaCl?
2. Tư liệu về axit sunfuric
Ngày nay, mặc dù axit sunfuric là một trong những hoá chất cơ bản, được ứng dụng rộng rãi nhất của
công nghiệp Hoá học, nhưng mãi cho đến trước thế kỷ 16, người ta chỉ Biết rất ít về nó.
Quy trình sản xuất axit sunfuric đầu tiên trong công nghiệp được phát triển bởi Leblanc (1790) với
nguyên liệu là khoáng sắt II sunfat(FeSO4) và natri cacbonat, nhưng giá thành rất đắt. Quy trình tổng hợp axit
sunfuric bằng cách đốt cháy lưu huỳnh với kali nitrat(KNO3) được đề xuất lần đầu tiên bởi Johann Glauber
và được thương mại hoá bởi Joshua Ward ở nước Anh vào năm 1740. Quy trình này nhanh chóng bị thay thế
bởi phương pháp phòng chì, do nhà phát minh John Roebuck đề xuất năm 1746 và được nhiều người khác
cải tiến. Năm 1830, Peregrine Phillips ở nước Anh phát minh phương pháp tiếp xúc để sản xuất axit
sunfuric. Do nhiều ưu điểm như sản xuất H2SO4 với giá thành hạ, nồng độ axit cao… cho nên ngày nay
người ta vẫn đang sử dụng phương pháp tiếp xúc.
Ở nước ta, nhà máy supe photphat Lâm Thao là một cơ sở sản xuất axit sunfuric lớn. Hầu hết lượng
axit sunfuric của nhà máy này được dùng để sản xuất phân lân, acquy chì axit…
Trong hệ Mặt Trời, có một ngôi sao mà khí quyển của nó chủ yếu là cacbon đioxit và axit sunfuric,

đó là sao Kim (tên tiếng Anh: Venus) hành tinh thứ hai theo thứ tự cách xa Mặt Trời, gần Trái Đất.
Bài 4 (2 tiết)
MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG
I. MỤC TIÊU
1- Cơ bản
- Biết được các tính chất vật lí và hoá học của axit clohiđric và axit sunfuric, cách sản xuất hai axit
trên trong công nghiệp. Cách nhận biết axit sunfuric và các muối sunfat.
- Biết các ứng dụng của axit clohiđric và axit sunfuric.
2- Nâng cao
- Biết làm thí nghiệm, quan sát, nhận xét và rút ra kết luận.
- Biết vận dụng kiến thức hoá học trong giải bài tập, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Kỹ
năng viết các phương trình hoá học, giải bài tập hỗn hợp.
II. CHUẨN BỊ
Phương tiện kỹ thuật dạy học:
Những nơi có điều kiện có thể sử dụng máy vi tính, máy chiếu đa năng, máy chiếu qua đầu. Liệt kê
một số trang Web để HS có thể tham khảo về các axit HCl và H2SO4 hoặc từ điển đa phương tiện Encarta.
GV nên có hiểu Biết nhất định về sử dụng và khai thác thông tin trên mạng internet và tiếng anh. Sử dụng
phần mềm mô phỏng các quá trình sản xuất axit HCl và H2SO4
Những nơi khác có thể cho HS làm việc ở nhà theo nhóm tìm kiếm thông tin về bài học không chỉ
trong sách giáo khoa. Sử dụng các tranh, ảnh, sơ đồ minh hoạ.
Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, phễu lọc, giấy lọc, đèn cồn, cốc thuỷ tinh 100ml.
Hoá chất: HCl, H2SO4, Fe, Zn, Al, ddNaOH, Cu(OH) 2, CuO, đường kính, quỳ tím.
III. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Phương án cơ bản
HS đã được học về tính chất của axit. Bài này nghiên cứu sâu hơn về hai axit quan trọng nhất trong
công nghiệp hoá học là HCl và H2SO4.
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
1. Chất nào sau đây không tác dụng với axit HCl ?
A. Cu.
B. Zn.

C. Mg
D. Fe.
Phương án đúng là A

19


2. Chất nào sau đây tác dụng được với axit HCl với cả CO2?
A. Al
B. Zn
C. Dung dịch NaOH
D. Fe.
Phương án đúng là C.
3. Để pha loãng H2SO4 đặc người ta thực hiện:
A. rót từ từ H2SO4 loãng vào lọ đựng H2SO4 đặc và khuấy đều
B. rót từ từ H2O vào H2SO4 đặc và khuấy đều
C. rót từ từ H2SO4 đặc vào lọ đựng H2SO4 loãng và khuấy đều.
D. rót từ từ H2SO4 đặc vào lọ đựng H2O và khuấy đều.
Phương án đúng là D.
Hoạt động 2: Nghiên cứu tính chất axit của HCl và H2SO4
Trên cơ sở các kiến thức đã học ở bài trước, HS tái hiện các tính chất hoá học của một axit. HS phát biểu về
tính chất hoá học của axit, nêu ví dụ minh hoạ và viết các phương trình hoá học.
GV kết luận về tính chât axit của dung dịch HCl và dung dịch H2SO4.
Hoạt động 3: Ngoài các tính chất của một axit, dung dịch H2SO4 đặc còn có những tính chất riêng. GV biểu
diễn các thí nghiệm đồng tác dụng với axit H2SO4 đặc, đun nóng và đường saccarozơ (C12H22O11) tác dụng
với axit H2SO4 đặc. Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm, phát biểu hiện tượng, nêu nhận xét và rút ra kết luận.
Cách tiến hành thí nghiệm(GV
Hiện tượng
Nhận xét và kết luận
biểu diễn)

Thí nghiệm 1: đồng tác dụng với
axit H2SO4 đặc, đun nóng. Lấy 2
ống nghiệm, mỗi ống có một lá
đồng nhỏ, thêm vào ống thứ nhất
2ml dung dịch axit H2SO4 đặc,
ống thứ hai thêm 2ml dung dịch
axit H2SO4 loãng, Đun nóng nhẹ
cả hai ống nghiệm
Thí nghiệm 2: cho khoảng 5,0
gam đường kính(C12H22O11) vào
cốc thuỷ tinh dung tích 100ml,
thêm vào 5 - 10ml dung dịch axit
H2SO4 đặc.
Thí nghiệm 3: Lấy 2 ống
nghiệm, ống 1 lấy 1ml dung dịch
H2SO4, ống 2 lấy 1ml dung dịch
Na 2SO4. Nhỏ vào mỗi ống
nghiệm 3 – 4 giọt dung dịch
BaCl2. Để phân biệt axit sunfuric
và muối sunfat có thể dùng quỳ
tim hoặc một trong các kim loại
như Fe, Al, Zn…
Kết thúc tiết thứ nhất của bài sau hoạt động 3.
Hoạt động 4: Ứng dụng của axit sunfuric
HS nghiên cứu sơ đồ hình 1.12 trang 17 sách giáo khoa Hoá học 9 và trả lời câu hỏi vì sao axit
H2SO4 là một trong các hoá chất cơ bản của nền công nghiệp hoá chất.
GV bổ sung và kết luận.
Hoạt động 5: Nghiên cứu quá trình hoá học sản xuất axit sunfuric.
Dùng phương pháp thuyết trình, giới thiệu cho HS phương pháp tiếp xúc để sản xuất H2SO4.


20


GV có thể chuyển ý từ nhu cầu ứng dụng rộng rãi axit sunfuric trong công nghiệp, người ta phải sản xuất axit
sunfuric. Các nguyên liệu có thể là quặng pirit (FeS2) hoặc từ lưu huỳnh. Có thể tóm tắt quy trình sản xuất
qua ba gia đoạn như sau:
Giai đoạn sản xuất khí lưu huỳnh đioxit (SO2)
S + O2  SO2
Hoặc 4FeS2 + 11 O2  8SO2 + 2Fe 2O3
Giai đoạn sản xuất lưu huỳnh tri oxit (SO3) bằng cách oxi hoá SO2 (chất xúc tác là V2O5 ở nhiệt độ 450 0C).
2SO2

V2O5
+ O2 
2SO3
450 0C

Giai đoạn hấp thụ SO3 vào H2O thành axit H2SO4
SO3
+ H2O  H2SO4
Hoạt động 6: Nhận Biết axit sunfuric và muối sunfat.
HS đọc tài liệu, thảo luận, ghi thắc mắc ra giấy và GV giải đáp thắc mắc.
Hoạt động 7: GV kết luận về hai axit HCl và H2SO4 như sách giáo khoa.
Vận dụng: HS làm bài tập 3 trang 19 sách giáo khoa Hoá học 9.
B – Phương án nâng cao
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Như phương án A.
Hoạt động 2: Nghiên cứu tính chất axit của HCl và H2SO4
HS tái hiện các tính chất hoá học của một axit.
HS phát biểu về tính chất hoá học của axit, nêu ví dụ minh hoạ và viết các phương trình hoá học.

GV kết luận về tính chât axit của dung dịch HCl và dung dịch H2SO4.
Hoạt động 3: Nghiên cứu tính chất của dung dịch H2SO4 đặc
HS tự làm theo nhóm các thí nghiệm đồng tác dụng với axit H2SO4 đặc, đun nóng và đường
saccarozơ(C12H22O11) tác dụng với axit H2SO4 đặc.
HS quan sát thí nghiệm, phát biểu hiện tượng, nêu nhận xét và rút ra kết luận.
GV kết luận về tính chât của dung dịch H2SO4 đặc.
Kết thúc tiết 1 của bài 3.
HS làm các bài tập 3,4 trang 19 SGK.
Hoạt động 4: Ứng dụng của axit sunfuric
HS nghiên cứu sơ đồ hình 1.12 trang 17 sách giáo khoa Hoá học 9 .
HS tự xây dựng sơ đồ ứng dụng của axit sunfuric
HS trả lời câu hỏi vì sao axit H2SO4 là một trong các hoá chất cơ bản của nền công nghiệp hoá chất.
GV bổ sung và kết luận.
Hoạt động 5: Nghiên cứu quá trình hoá học sản xuất axit sunfuric.
GV giới thiệu phần mềm mô phỏng quá trình sản xuất axit sunfuric do các tác giả: Đặng Thị Oanh và Phạm
Ngọc Bằng xây dựng.
HS được nghiên cứu trước trên máy vi tính ở nhà.
HS trả lời các câu hỏi trong phiếu giao việc của GV. Khi đến lớp, GV yêu cầu trình bày kết quả chuẩn bị và
thảo luận chung toàn lớp. Cuối cùng GV kết luận.
Lưu ý: Thực ra để tránh hiện tượng toả nhiệt mạnh khi hợp nước, tạo ra các phân tử axit sunfuric dạng
sương mù, người ta không dùng nước mà dùng dung dịch H2SO4 đặc để hấp thụ SO3 tạo ra oleum:
H2SO4.nSO3. Nhưng để đơn giản trong dạy học vẫn sử dụng phản ứng của SO3 với H2O.
Hoạt động 6: Nhận Biết axit sunfuric và muối sunfat.
Thuốc thử của axit sunfuric và các muối sunfat tan là chất nào ?
HS đọc tài liệu, thảo luận, ghi thắc mắc ra giấy và GV giải đáp thắc mắc.
Hoạt động 7: GV kết luận về hai axit HCl và H2SO4 như sách giáo khoa.
Vận dụng: Hãy khoanh tròn một trong các chữ A, B, C, D đứng trước phương án chọn đúng.
1. Axit sunfuric đặc, dư tác dụng với 10,0 gam hỗn hợp CuO và Cu thì thu được 2,24 lit khí (đktc). Khối
lượng(gam) của CuO và Cu trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 3,6 và 6,4

B. 6,8 và 3,2

21


C. 0,4 và 9,6
D. 4,0 và 6,0
Phương án đúng là A.
2. Nhận biết các dung dịch không màu đựng trong các lọ thuỷ tinh không nhãn: MgCl2, Na2SO4, H2SO4, HCl
bằng phương pháp hoá học. Viết phương trình phản ứng hoá học, nếu có.
Hướng dẫn
- Dùng quỳ tím để thử, nếu quỳ tím chuyển sang màu đỏ thì đó là axit HCl, H2SO4. Nếu quỳ tím không thay
đổi màu thì đó là các muối MgCl2, Na 2SO4.
- Dùng thuốc thử BaCl2 nếu cóa kết tủa trắng thì đó là H2SO4, Na2SO4.
BaCl2 + H2SO4
BaSO4 + 2HCl
BaCl2 + Na2SO4
BaSO4 + 2NaCl
Nếu không có hiện tượng gì thì đó là axit HCl và muối MgCl2.
Bài 5: (1 tiết)
LUYỆN TẬP: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXIT VÀ AXIT
I. MỤC TIÊU
1. Cơ bản
- Biết được các tính chất hoá học của oxit bazơ và oxit axit và quan hệ giữa hai loại oxit. tính chất
hoá học của axit.
- Biết các ứng dụng của các oxit và axit quan trọng.
- Biết giải bài tập, trả lời các câu hỏi, trong sách giáo khoa.
2. Nâng cao
- Viết các phương trình hoá học, giải dạng bài tập hỗn hợp.
- Phát triển tư duy so sánh, vận dụng về mối quan hệ giữa các loại oxit và axit.

II. CHUẨN BỊ
-Xây dựng và sử dụng sơ đồ tính chất hoá học của oxit axit, oxit bazơ và của axit.
- Xây dựng phiếu học tập cho HS làm việc theo nhóm.
III. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A - Phương án cơ bản
Hoạt động 1: Tóm tắt và hệ thống hoá lí thuyết về oxit, axit ở dạng sơ đồ.
HS nghiên cứu các sơ đồ trang 20 sách giáo khoa hoá học 9.
GV yêu cầu HS đưa ra các ví dụ để minh hoạ các tính chất của các oxit và axit.
Sau khi HS đã hoàn thành nhiệm vụ, GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh những kiến thức lí thuyết cơ bản.
Hoạt động 2: Vận dụng
Có thể yêu cầu HS hoàn thành các câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan như sau:
1. Có các oxit: CaO, CO2, SO2, Na 2O, CuO, CO. Hãy cho Biết các oxit nào có thuộc tính sau:
A. tác dụng với kiềm…………………………..
B. tác dụng với axit…………………………….
C. không tác dụng với cả kiềm và axit…………
D. tác dụng với nước…………………………..
2. Có các oxit: CaO, CO2, SO2, CuO, H2O. Hãy cho Biết các oxit nào có thể điều chế bằng phản ứng hoá học
sau:
A. Phản ứng hoá hợp:……………………………….
B. Phản ứng phân huỷ:……………………………………
C. Cả hai loại phản ứng trên:…………………………….
D. Phản ứng khác.
3. Cho axit sunfuric đặc, nóng tác dụng với đồng. Các sản phẩm gồm muối đồng II sunfat, khí sunfurơ và
nước. Tổng các hệ số trong phương trình hoá học đã cho là:
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Phương án đúng là C.
4. Cho 4,0 gam hỗn hợp Mg và MgO tác dụng hoàn toàn với 200ml dung dịch axit sunfuric 2M. Thể tích khí

thu được là 2,24 lit (đktc). Hãy chọn câu trả lời đúng.

22


A. Chất khi thu được là khí sunfurơ.
B. Chất khi thu được là khí hiđro.
C. Chất khi thu được là khi cacbonic.
D. Chất khi thu được là cacbon monoxit.
Phương án đúng là B.
5. Cho 4,0 gam hỗn hợp Mg và MgO tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch axit sunfuric loãng. Thể
tích khí thu được là 2,24 lit (đktc). Khối lượng của Mg và MgO trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 2,4 và 1,6 gam.
B. 2,2 và 1,8 gam.
C. 1,2 và 2,8 gam.
D. 1,8 và 1,2 gam.
Phương án đúng là A.
6. Cho 4,0 gam hỗn hợp Mg và MgO tác dụng hoàn toàn với 200ml dung dịch axit sunfuric 2M. Thể tích khí
thu được là 2,24 lit (đktc). Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi sau phản ứng, nồng độ mol/l của dung
dịch axit sunfuric còn lại và của muối magie sunfat lần lượt là:
A. 1,2M và 0,7M
B. 1,5M và 0,7M
C. 1,3M và 0,7M
D. 1,3M và 0,07M
Phương án đúng là C.
7. Khí CO có lẫn các tạp chất là CO2 và SO2. Chọn hoá chất kinh tế nhất, dễ tìm nhất để loại bỏ tạp chất
trong số các chất sau?
A. Dung dịch Ba(OH)2.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch KOH.

D. Dung dịch Ca(OH)2.
Phương án đúng là D.
B - Phương án nâng cao
Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập
Oxit bazơ không có tính chất hoá học nào sau đây?
A. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
C. Tác dụng với nước tạo thành bazơ tan (kiềm).
D. Tác dụng với kiềm tạo thành muối và nước.
Để có thể trả lời chính xác loại câu hỏi này cần hệ thống hoá các tính chất hoá học của oxit, của axit.
Hoạt động 2. Vận dụng
Nội dung câu hỏi như phương án A. Tổ chức lớp học thành 7 nhóm, mỗi nhóm chịu trách nhiệm thảo luận và
đưa ra đáp án của một câu hỏi trắc nghiệm. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và nêu ý kiến đồng tình hay
phản đối.
Bài tập nâng cao
Cho 100,00 ml dung dịch H2SO4 tác dụng với 100,00 ml dung dịch NaOH 1M. Để trung hoà dung
dịch thu được sau phản ứng cần thêm 100,00 ml dung dịch KOH 0,100 M. Tính nồng độ CM của dung dịch
H2SO4 ban đầu.
Hướng dẫn:
nNaOH = 0,1 x 1 = 0,1 (mol); n KOH = 0,1 x 0,1 = 0,01 mol
Vậy số mol của H2SO4 ban đầu là (0,1 + 0,01) : 2 = 0,055 (mol).
CM của H2SO4 là 0,055 : 0,1 = 0,55 M.

BÀI 6 THỰC HÀNH
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT VÀ AXIT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức

23



- HS biết cách tiến hành thí nghiệm hòa tan CaO, P2O5 trong nước và thử tính chất của dd thu được,
thí nghiệm nhận biết các dd H2SO4, HCl, Na2SO4 mất nhãn theo hướng dẫn của SGK.
- Khắc sâu kiến thức hóa học của oxit:
Một số oxit bazơ tác dụng với nước thành dd bazơ.
Nhiều oxit axit tác dụng với nước thành dd axit
Tính chất hóa học dd axit; làm đổi màu chất chỉ thị màu; cách nhận biết dd axit, gốc sunfat.
2. Kỹ năng:
- HS nắm được cách lấy hóa chất rắn, lỏng, cách hòa tan một chất, nhận biết hóa chất đựng trong các
lọ mất nhãn.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát hiện tượng và rút ra kết luận.
- Rèn luyện kỹ năng làm phiếu thực hành hóa học.
II. NỘI DUNG.
1. Tính chất hóa học của oxit
Thí nghiệm 1: Phản ứng của canxi oxit với nước
Thí nghiệm 2: Phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước
2. Bài tập thực hành: Nhận biết HCl, H2SO4, Na2SO4.
III. CHUẨN BỊ:
1. Dụng cụ:
Ống nghiệm
Ống nhỏ giọt (công tơ hút)
Giá thí nghiệm
Chổi rửa
Cốc đựng nước
Muỗng đốt hóa chất rắn
Lọ thủy tinh miệng rộng có nút nhám
Kẹp ống nghiệm
Muỗng lấy hóa chất rắn
Muỗng đốt hóa chất rắn


Đèn cồn
Giẻ lau
Đũa khuấy thủy tinh

2. Hóa chất
CaO: 1 mẩu nhỏ bằng hạt ngô
Dd H2SO4
(Chọn vôi sống mới sản xuất, xốp,
Dd Na2SO4
nhẹ, được bảo quản trong lọ kín)
Quỳ tím
P đỏ
Dd bazơ
Dd HCl
3. Học sinh:
- Ôn tập tính chất hóa học của oxit, axit
- Tính chất CaO, SO2, HCl, H2SO4
4. Chuẩn bị phiếu học tập
Phiếu số 1: Viết phương trình hóa học thực hiện những biến đổi theo sơ đồ sau cho biết ý nghĩa của
từng phản ứng trong đời sống sản xuất:
2
3
4
CaO

Ca(OH)2  CaCO3  CaO
1
Phiếu số 2: Có 3 lọ không ghi nhãn, mỗi lọ đựng một trong những chất rắn: CuO, BaCl2, Na2CO3.
Chỉ chọn 1 thuốc thử để có thể nhận biết được cả ba chất trên. Lập sơ đồ chỉ rõ cách làm, viết phương trình
hóa học các phản ứng.

Phiếu số 3: Cho các chất sau: CuO, H2O SO2, HCl, H2SO4, CO2.
Hãy chọn những chất thích hợp đã cho để điền vào chỗ trống trong phương trình hóa học sau:
1.
2HCl +
?

CuCl2 +
?

24


2.
3.

?
?

+ Na2SO3
+ CaSO3




Na 2SO4
CaCl2

+
+


?
?

+
+

?
?

4.
?
+
?

H2SO3
IV. LƯU Ý VỀ AN TOÀN TRONG THÍ NGHIỆM
- Phản ứng của CaO với nước rất mạnh, tỏa nhiều nhiệt, không làm thí nghiệm với lượng CaO lớn,
nước sẽ bắn vào người. Không sờ tay ướt vào vôi sống.
- Phản ứng của P và O2 cháy mạnh, tỏa nhiều nhiệt, chỉ lấy một lượng P. Không để muỗng đựng hóa
chất đang cháy chạm vào thành lọ thủy tinh. Khi làm thí nghiệm không ghé mặt gần lọ thủy tinh.
- Làm thí nghiệm với các dd axit H2SO4, HCl phải cẩn thận, không để axit dây vào quần áo.
V. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
GV: - Chúng ta đã nghiên cứu 2 loạt hợp chất vô cơ là oxit, axit và một số oxit, axit quan trọng. Hôm
nay, bằng thực nghiệm, chúng ta sẽ kiểm chứng lại một số tính chất của oxit và axit.
- Một số lưu ý về an toàn trong khi thí nghiệm.
Hoạt động 2: ôn tập một số kiến thức liên quan.
GV: Dùng phiếu số 1. Yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ trong phiếu.
HS: - Thực hiện các nhiệm vụ được giao
- Thảo luận, báo cáo kết quả công việc.

GV: - Uốn nắn để HS viết đúng các phương trình hóa học.
- Nói rõ về ý nghĩa từng phản ứng trong đời sống và sản xuất.
Phương trình 1: Sự "sống lại của vôi" (vôi sống + CO2 + hơi nước  vôi bột).
Phương trình 2: tôi vôi
Phương trình 3: tạo ra lớp màng mỏng trên lớp nước ở hố tôi vôi
Phương trình 4: Trong lò nung vôi.
GV: Dùng phiếu 2 - yêu cầu HS thực hiện
HS: - Thực hiện phiếu 2
- Thảo luận, báo cáo kết quả.
GV: Dẫn dắt HS, đến cách làm:
Thuốc thử: H2SO4
Sơ đồ:
CuO

dd màu xanh
BaCl2
+
dd

kết tủa BaSO4
Na2CO3

có khí CO2 bay ra
Hoạt động 3: Thí nghiệm 1 - phản ứng của can xi oxit với nước
HS: Thực hiện thí nghiệm.
Cách làm:
- Lấy một mẩu nhỏ bằng hạt ngô (0,5g) canxi oxit (vôi sống) cho vào ống nghiệm, để ống nghiệm
lên giá thí nghiệm. Dùng ống nhỏ giọt nhỏ 2 - 3 ml nước cất vào ống nghiệm. Lấy đũa thủy tinh khấy đều, để
yên khoảng 1 phút.
- Lấy tay sờ nhẹ thành ống nghiệm bên ngoài.

- Lấy đũa thủy tinh nhúng vào dd trong ống nghiệm, nhỏ từng giọt dd vào mẩu giấy qùy tím (hoặc
dùng ống nhỏ giọt nhỏ vài giọt dd phenolphtalein vào dd thu được). Quan sát hiện tượng. Trả lời câu hỏi 1.
Nêu hiện tượng quan sát được. Viết phương trình hóa học của phản ứng, gọi tên chất sản phẩm và
cho biết chúng thuộc loại chất nào ?
GV: - Theo dõi, hướng dẫn HS làm thí nghiệm.

25


×