Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tham luận ĐMPPKT tiến tới DMPPDH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.63 KB, 4 trang )

Phòng gd&đt sầm sơn cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Tr ờng thcs trung sơn Độc lập Tự do Hạnh phúc
Tham luận Đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy Đổi mới
phơng pháp dạy học đối với môn địa lí THCS.
(Ngời viết: Đoàn Thị Hoa Tr ờng THCS Trung Sơn)
Nội dung bài viết này tôi không đi sâu vào li luận về quan điểm , mục đích , ý
nghĩa yêu cầu cũng nh quy trình kiểm tra , đánh giá của học sinh mà trên cơ sở lý
luận và qua thực tế giảng dạy tôi đua ra một vài ý kiến nhìn nhận về việc đổi mới kiểm
tra , đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông nói chungvà những ý kiến đề
xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá học sinh thúc đẩy quá trình
đổi mới phơng pháp dạy học nâng cao chất lợng giáo dục góp phần vào việc thực hiện
chống bệnh thành tích trong giáo dục và khắc phục tình trạng hs ngồi nhầm lớp.
Một thục tế hiện nay cho thấy : cách đánh giá của chúng ta quá thiên về việc
kiểm tra kiến thức của ngời học hơn là đánh giá xem ngời học có thể xử dụng nhữnh
kiến thức ấy để giải quyết vấn đề nh thế nào và để đạt đợc kết quả trong công việc dạy
và học
Quan niệm của đại đa số giáo viên là làm thế nào để học sinh nắm đợc bài , hiểu
bài và làm bài thi cho thật tốt .Điều đó dẫn đến hậu quả là học sinh chỉ biết tiếp thu
kiến thức nh một cái máy chứ không phải nh một ngời biết tổng hợp ,đánh giá và phê
phán kiến thức đợc dạyđể từ đó có thể phát huy sáng tạo nền tảng kiến thcs vốn có.
Bên cạnh đó phần đa giáo viên có quan niệm việc ra đề kiểm tra cho học sinh
đơn giản là có điểm số ghi vào sổ điểm , từ đó có căn cứ để cuối kì, cuối năm đánh giá
học sinh .Và cho rằng việc áp dụng xu hớng hiện đại hoá trong việc kiểm tra đánh giá
là một khó khăn với các trờng học ở nớc ta hiện nay
Và một thực tế nữa cho thấy năng lực của nhiều giáo viên còn hạn chế khó đua
ra đợc những đề kiểm tra có căn cứ khoa học đặc biệt là những giáo viên mới ra trờng,
hơn nữa điều kiện làm việc của giáo viên còn khó khăn ,cơ sở vật chất và phơng tiện
đánh giá còn nhiều thiếu thốn , mỗi giáo viên lại đảm đơng một khối lợng công việc
lớn, sĩ số lớp lại đông.Vì thế giáo viên không còn thời gian để đầu t cho hoạt đọng
kiểm tra ,đánh giá .
Vậy trớc những khó khăn đó ,chúng ta đành bó tay sao ? và đành bằng lòng với


phơng pháp kiểm tra ,đánh giá truyền thống sao ?
Chẳng còn con đờng nào khác , nếu muốn thật sự đổi mới phơng pháp dạy học
chúng ta cần phải tiến hành đổi mới phơng pháp kiểm tra , đánh giá.Và việc đầu tiên
chúng ta phải làm đó là nâng cao nhận thức của giáo viên cũng nh cán bộ quản lý về
tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá cũng nh sự cần thiết phải học cách kiểm
tra, đánh giá.
Vấn đề tiếp theo là chúng ta phải đổi mới hình thức , đổi mới phơng pháp và kĩ
thuật kiểm tra đánh giá.
1.Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá.
- Cần đa dạng hoá các hình thức kiểm tra đánh giá: ngoài việc duy trì và tiếp tục
hoàn thiện các hình thức kiểm tra đánh giá truyền thống nh kiểm tra nói, viết bài tập
cần từng bớc áp dụng các hình thức kiểm tra đánh giá mới nh: phiếu hỏi, phiếu quan
sát, các bài tập theo chủ đề.
Kết hợp đánh giá định kỳ và thờng xuyên trong suốt quá trình học tập. Trong
tiết học không nhất thiết phải đánh giá đầu giờ học mà cần phải kiểm tra đánh giá hoạt
động xây dựng kiến thức mới và củng cố bài học của học sinh ở cuói tiết học.
- Cần phải tăng cờng sử dụng kênh hình, bảng thống kê để đa dạng hoá các hình
thức đánh giá.
Để tạo điều kiện cho học sinh đợc tham gia vào việc đánh giá kết quả học tập
đòi hỏi giáo viên phải xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng hình thức đánh
giá và cần có thông tin phản hồi từ kết quả kiểm tra đánh giá. Có nh vậy học sinh mới
có thể tự đánh giá đợc mức độ đạt đợc của mình so với mục tiêu môn học, thấy đợc
những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục của bản thân. Đồng
thời học sinh cũng thấy đợc sự chính xác và khách quan của giáo viên khi đánh giá.
2/ Đổi mới phơng pháp và kỹ thuật đánh giá.
Để có thể đánh giá đợc các năng lực của học sinh nh mục tiêu đã đề ra, cần phải
áp dụng nhiều phơng pháp, kỹ thuật đánh giá khác nhau. Hiện nay trong nhà trờng phổ
thông đã hình thành một hệ thống và kỹ thuật đánh giá rất đa dạng, phong phú, trên cơ
sở đó giáo viên có thể lựa chọn, sử dụng thích hợp với mục đích, đối tợng, điều kiện
tiến hành đánhgiá, có thể kể ra một số phơng pháp đánh giá nh sau:

- Phơng pháp quan sát, ghi chép nhật ký.
- Phơng pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.
- Phơng pháp trắc nghiệm.
- Phơng pháp tự đánh giá.
- Phơng pháp kết hợp các lực lợng giáo dục giữa giáo viên và học sinh.
Trong thực tiễn hiện nay chúng ta mới chủ yếu áp dụng các phơng pháp trắc
nghiệm trong kiểm tra đánh giá.
- Các phơng pháp trắc nghiệm giáo dục đợc chia làm hai loại: trắc nghiệm vấn
đáp và trắc nghiệm viết. Trắc nghiệm viết lại đợc chia làm hai nhóm: trắc nghiệm tự
luận và trắc nghiệm khách quan. Mỗi loại trắc nghiệm có những u điểm và hạn chế
riêng, vì vậy cần kết hợp linh hoạt các loại trắc nghiệm nhằm đánh giá đợc khách
quan, chính xác kết quả học tập của học sinh.
Song không nên quá thiên về phơng pháp này hay phơng pháp kia, phải căn cứ
vào mục tiêu và nội dung cần kiểm tra để lựa chọn phơng pháp kiểm tra cho phù hợp.
Trong mỗi đề kiểm tra viết, đặc biệt là đề kiểm tra 1 tiết, học kỳ cần có cả hai loại câu
hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan. Số lợng câu hỏi của hai loại trên không nhất
thiết phải bằng nhau trong một đề kiểm tra, tuỳ thuộc vào mục tiêu và nội dụng kiểm
tra mà số lợng câu hỏi loại này hay loại kia nhiều hay ít.
Hiện nay khoa học giáo dục hiện đại đã đa ra nhiều phơng pháp và kỹ thuật
kiểm tra có thể áp dụng cho một môn khoa học, giúp cho ngời giáo viên dể dàng có đ-
ợc thông tin phản hồi từ phía học sinh nhằm cải tiến hoạt động dạy- học của thầy và
trò.
* Những khó khăn trong quá trình đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
bộ môn Địa lí trong trờng phổ thông và ý kiến đề xuất.
- Hoạt động kiểm tra đánh giá gắn liền với mục tiêu và nội dung đào tạo. Vì vậy
cần phải đầu t nhiều công sức mới có kết quả nh mong muốn. Song bên cạnh đó vẫn có
những bất cập cơ bản nh: nhận thức về hoạt động đánh giá còn khá đơn giãn cả về mục
tiêu yêu cầu cũng nh quy trình, điều kiện và kỹ năng đánh giá. Kỹ năng đánh giá của
giáo viên thờng dựa vào thói quen kinh nghiệm, dễ bị cảm tính chủ quan chi phối qua
các mặt nh: hạnh kiểm, đạo đức, hoàn cảnh hay văn thể, mỹ, lao động

Điều kiện và phơng tiện đánh giá của giáo viên hiện nay còn nhiều khó khăn.
Sự thống nhất chuẩn mực trong đánh giá giữa các giáo viên, các bộ môn cha đợc
đề ra đúng mức.
- Điều kiện theo dõi lớp học, học sinh quá đông, phơng thức hoạt động của lớp
học còn thụ động, vai trò chủ thể của học sinh ít phát huy nên khó nhận diện đợc bản
chất để đánh giá đúng mức.
- Do đặc thù của bộ môn nên thời gian tiếp xúc với học sinh quá ít, (1,0 và 1,5
tiết/tuần). Vì vậy sự phối kết hợp các lực lợng để có cái nhìn toàn diện và biện chứng
của giáo viên đối với đối tợng đánh giá còn nhiều giới hạn.
- Việc triển khai nội dung về việc kiểm tra đánh giá qua các chuyên đề, qua các
cấp quản lý và ngay cả giáo viên trực tiếp đứng lớp cũng cha chặt chẽ, thấu đáo, đang
còn hời hợt dẫn đến nhiều giáo viên vẫn còn lúng túng trong các quy trình kiểm tra
đánh giá đặc biệt là việc ra đề thi, đề kiểm tra theo sơ đồ ma trận.
- Trình độ sử dụng máy vi tính và áp dụng công nghệ thông tin vào trong dạy
học nói chung và trong khâu kiểm tra đánh giá nói riêng còn nhiều hạn chế, cha đồng
bộ dẫn đến sự thống nhất trong nhóm, trong tổ chuyên môn còn gặp nhiều khó khăn.
Từ những hạn chế và khó khăn nêu trên tôi thiết nghĩ vấn đề giáo viên phổ
thông đợc bồi dỡng kiến thức về đánh giá nói chung và soạn các bài kiểm tra nói riêng
là một việc làm cấp bách hiện nay.
Ngày 17 tháng 02 năm 2009
Ngời viết
Đoàn Thị Hoa

×