Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng rừng phòng hộ tại ban quản lý rừng phòng hộ sông đà tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.3 KB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐINH THỊ HUYỀN THƯ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
RỪNG PHÒNG HỘ TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ SÔNG ĐÀ
TỈNH HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐINH THỊ HUYỀN THƯ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
RỪNG PHÒNG HỘ TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ SÔNG ĐÀ
TỈNH HÒA BÌNH

Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60.31.10



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. Lê Minh Chính

Hà Nội, 2011


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam,
theo chương trình đào tạo Cao học Khoá 17 (2009-2011), chuyên ngành Kinh
tế nông nghiệp, tôi xây dựng đề cương và đi nghiên cứu, thực tập với nội
dung “Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng rừng phòng hộ
tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đà - tỉnh Hòa Bình” nay đã hoàn
thành Luận văn tốt nghiệp cho khoá học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện
tốt cho chúng tôi suốt quá trình học tập tại trường. Cảm ơn các Thầy, cô trong
khoa Đào tạo Sau Đại học, thầy cô bộ môn Kinh tế và các bộ môn khác đã
nhiệt tình giảng dạy truyền đạt kiến thức, giúp đỡ tạo điều kiện trong công
tác, học tập hàng ngày nay đã đạt kết quả.
Đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ quý báu, tận tình của Tiến sỹ Lê Minh
Chính đã tạo điều kiện, chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực tập và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị đã tạo mọi điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình thực tập đạt kết quả tốt tại TP.Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, anh em, bạn bè và các
học viên trong lớp K17 đã ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.

Do điều kiện thời gian và năng lực có hạn, bản thân tôi cũng đã cố
gắng, nỗ lực hết mình đề hoàn thành Luận văn tốt nghiệp nhưng sẽ không
tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được các thầy, cô, các nhà khoa
học, các đồng nghiệp và mọi người tiếp tục đóng góp ý kiến để xây dựng
chuyên đề nghiên cứu ngày được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2011
Tác giả

Đinh Thị Huyền Thư


ii

MỤC LỤC
Trang
Trang phu ̣ bià
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
MỤC LỤC ........................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 3
1.1. Hệ thống cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. ..................................... 3
1.1.1. Những vấn đề chung về quản lý ...................................................... 3
1.1.2. Khái niệm, phân loại và chức năng của rừng phòng hộ. ................ 4
1.1.3. Tiêu chuẩn định hình các loại rừng phòng hộ. ............................... 5
1.1.4. Nguyên tắc phát triển và tổ chức quản lý rừng phòng hộ. ............. 6
1.1.5. Quản lý khai thác, tiêu thụ gỗ và lâm sản khác thuộc rừng phòng hộ. ......... 7
1.1.6. Các chính sách liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát

triển rừng phòng hộ. ................................................................................. 7
1.2. Lâm nghiệp Việt Nam và chiến lược phát triển giai đoạn 2006-2020 ............ 10
1.2.1. Sơ lược lịch sử chính sách liên quan đến ngành lâm nghiệp. ...... 10
1.2.2. Vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại Việt Nam .............. 13
1.2.3. Đóng góp của lâm nghiệp vào nền kinh tế quốc dân .................... 15
1.3. Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020............ 16
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 17
2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 17
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................ 17
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 17


iii

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 17
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................... 17
2.2.3. Thời gian nghiên cứu: 2006 - 2010. ............................................. 17
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 17
2.3.1. Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng phòng hộ tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đà - tỉnh Hòa
Bình ......................................................................................................... 17
2.3.2. Tác động của các chính sách liên quan đến công tác quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng phòng hộ tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đà tỉnh Hòa Bình.. ........................................................................................ 18
2.3.3. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng rừng
phòng hộ tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đà - tỉnh Hòa Bình. ..... 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 18
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin ................................................... 18
2.4.2. Phương pháp phân tích thông tin.................................................. 18
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 19

3.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực
nghiên cứu ................................................................................................... 19
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 19
3.1.2. Đặc điểm dân sinh kinh tế xã hội .................................................. 21
3.1.3. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng ............................................. 21
3.1.4. Diễn biến tài nguyên rừng............................................................. 24
3.2. Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng phòng hộ tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đà. ........................... 24
3.2.1. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại Ban
quản lý rừng phòng hộ Sông Đà. ............................................................ 24


iv

3.2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng phòng hộ tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đà. ...... 31
3.3. Tác động của các chính sách liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng phòng hộ tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đà. ........................ 34
3.3.1. Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu lâm nghiệp ........................ 34
3.3.2. Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu kinh tế ............................... 37
3.3.3. Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu xã hội ................................ 43
3.3.4. Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu môi trường ........................ 55
3.4. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng quản lý
rừng phòng hộ tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đà. ........................... 56
3.4.1. Nhân rộng mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng ................... 56
3.4.2. Quản lý rừng phòng hộ theo hướng đa mục đích ......................... 61
3.4.4. Phát triển cơ chế REDD và CDM trong bối cảnh biến đổi khí hậu
................................................................................................................. 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 101
TÀ I LIỆU THAM KHẢO



v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KÝ HIỆU

NỘI DUNG

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

UBND

Ủy ban nhân dân

HGĐ

Hộ gia đình

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

GĐGR

Giao đất giao rừng


MTR
QLRCĐ

Môi trường rừng
Quản lý rừng cộng đồng


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
TÊN BẢNG

STT

TRANG

1.1

Các chỉ tiêu Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng cuối năm 2010

14

1.2

Thu nhập của hộ gia đình từ Chương trình 661

15

3.1


Hiện trạng đất đai vùng dự án

22

3.2

Tổng hợp khối lượng vốn đầu tư DA 661 giai đoạn 1999-2007

26

3.3

Khối lượng các công trình lâm sinh giai đoạn 2006-2010

28

3.4

Nhu cầu vốn đầu từ dự án từ năm 2006-2010

30

3.5

Thống kê số lớp tập huấn, tuyên truyền

30

3.6


Thống kê bảng nội quy, biển báo

35

3.7

Sự thay đổi tài nguyên rừng được giao

36

3.8

Độ che phủ rừng của tỉnh Hòa Bình từ 2006 đến 2010

37

3.9

Dự báo nhu cầu gỗ và lâm sản

38

3.10

Dự tính giá trị sản xuất cho một số sản phẩm chính

42

3.11


Thay đổi diện tích rừng trồng theo huyện/TP 2006-2010

42

3.12

Diện tích có rừng phân theo chủ quản lý từ 2006-2010

43

3.13

Sự thay đổi diện tích rừng theo chủ sử dụng từ 2006-2010

44

Kết quả thực hiện Dự án 661 của các xã, phường thuộc CT

45

3.14
3.15

135 giai đoạn 2006-2009
Kết quả giao đất lâm nghiệp theo Nghị định 02/CP 1994 cho
HGĐ

46



vii

3.16

Kết quả giao đất lâm nghiệp theo Nghị định 02/CP 1994 cho

46

tổ chức
3.17

Đơn giá chi phí đầu tư cho 1 ha công trình lâm sinh

48

3.18

Sự hưởng lợi của người dân từ rừng phòng hộ đầu nguồn

49

3.19

Tóm tắt giá trị của rừng

61

3.20

Giá quyền sử dụng rừng phòng hộ là rừng tự nhiên theo


67

phương pháp thu nhập
3.21

Giá quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng trồng theo phương

70

pháp chi phí
3.22

Kết quả khai thác gỗ thương mại

82

3.23

Tổng hợp khí nhà kính theo các khí thải

96


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta. Rừng không
những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái
cực kỳ quan trọng, tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu

chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn
định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất,
làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước và
làm giảm mức ô nhiễm không khí. Vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển tài
nguyên rừng hiện nay được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Một trong những đòi hỏi
để thực hiện thành công nhiệm vụ này là phải có những cơ chế thích hợp thu
hút sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư vào công tác quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành và áp
dụng nhiều chính sách có tác động mạnh đến đời sống của nhân dân như
giao đất lâm nghiệp khoán quản lý bảo vệ rừng, quy chế quản lý rừng phòng
hộ, quy chế hưởng lợi…Tuy nhiên, có một số nguyên nhân làm cho tài
nguyên rừng ngày càng thu hẹp đó là: áp lực về dân số ở các vùng có rừng
tăng nhanh, nghèo đói hoàn cảnh kinh tế khó khăn, người dân sinh kế chủ
yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng, việc xem xét đánh giá và xác định
giá trị rừng còn hạn chế, trình độ dân trí vùng sâu vùng xa còn thấp, kiến
thức bản địa chưa được phát huy, hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa
phát triển, cơ cấu xã hội truyền thống có nhiều thay đổi.
Hiện trạng này đang đặt ra một vấn đề là trong khi xây dựng các quy
định về quản lý bảo vệ rừng trên phạm vi cả nước, phải nghiên cứu và tính
toán nhu cầu thực tế chính đáng của người dân mới có thể đảm bảo tính khả


2

thi của các quy định, đồng thời bảo đảm cho rừng không bị khai thác lợi dụng
quá mức, ảnh hưởng xấu đến chức năng của rừng tự nhiên.
Điều kiện địa lý, địa hình, sự phân bố dân cư và các khu vực kinh tế
trọng điểm càng ngày càng thấy vai trò tác dụng to lớn của rừng phòng hộ
trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đảng và nhà nước đã

có nhiều quyết sách đúng đắn về bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó, vấn đề
rừng phòng hộ luôn luôn được chú ý đặc biệt. Thực tế, rừng phòng hộ trồng
diện tích tăng lên nhưng chất lượng rừng còn thấp, chưa thoả mãn với chức
năng phòng hộ. Do vậy, cần nâng cấp rừng phòng hộ. Hơn nữa, đây là việc
làm cần thiết và tiếp nối của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, bởi sang năm
2010, Dự án đi vào kết thúc. Rừng phòng hộ đã trồng cần được duy trì, củng cố,
nâng cấp để đảm bảo chức năng của chúng.
Từ văn bản đến thực tế trong việc xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn
đã giải quyết rất nhiều vấn đề, góp phần tạo nên nhiều ha rừng trồng cho chức
năng phòng hộ. Tuy nhiên chất lượng rừng chưa đảm bảo bởi vậy cần thực
hiện việc nâng cấp trên cơ sở khoa học nhằm phát huy hiệu quả phòng hộ,
không lãng phí lao động và tiền của, mặt khác cần bổ sung các nội dung để
đảm bảo các lâm phần này đựơc bền vững.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số giải
pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng rừng phòng hộ tại Ban quản lý
rừng phòng hộ Sông Đà - tỉnh Hòa Bình” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Với sự lựa chọn này, tôi hy vọng rằng đề tài sẽ đem lại cho người đọc những
cái nhìn tổng quát về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ
hiện nay, thấy được những mặt tích cực trong công tác quản lý cũng như
những hạn chế còn tồn tại. Từ những phân tích đó, luận văn sẽ đưa ra một số
giải pháp góp phần hạn chế những vấn đề còn thiếu sót.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Hệ thống cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
1.1.1. Những vấn đề chung về quản lý
Quản lý là sự tác động của tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên

đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng hiệu quả nhất các tiềm năng, các
cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi
trường [7].
Với định nghĩa trên, nói đến quản lý phải bao gồm các yếu tố sau:
Phải có ít nhất một chủ thể là tác nhân tạo ra các tác động và ít nhất một
đối tượng bị quản lý trực tiếp nhận tác động của chủ thể và các khách thể khác
chịu sự tác động gián tiếp từ chủ thể.
Phải có mục tiêu được xác định rõ từ đầu, là căn cứ để chủ thể quản lý tạo
ra những chuỗi tác động cụ thể.
Theo ITTO (tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế), quản lý rừng là quá trình
quản lý những lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn những
mục tiêu quản lý rừng đã đề ra một cách rõ ràng, như đảm bảo sản xuất liên
tục những sản phẩm và dịch vụ mong muốn mà không làm giảm đáng kể
những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những
tác động không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội.
Theo Dawkins H.C. and Philip M.S, quản lý rừng là sự quản lý rừng và
đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học,
năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng
trong quá trình thực hiện và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và


4

xã hội của rừng ở cấp địa phương, cấp quốc gia và toàn cầu và không gây ra
những tác hại đối với hệ sinh thái khác.[10]
1.1.2. Khái niệm, phân loại và chức năng của rừng phòng hộ.
1.1.2.1. Khái niệm
Rừng phòng hộ là rừng được xây dựng và phát triển cho mục đích bảo
vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn đất, hạn chế thiên tai,
điều hòa khí hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi trường.

1.1.2.2. Phân loại rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ được phân thành 4 loại gồm rừng phòng hộ đầu nguồn;
rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
rừng phòng hộ môi trường sinh thái.
Phân cấp rừng phòng hộ theo mức xung yếu bao gồm:
- Vùng rất xung yếu: gồm những nơi đầu nguồn nước, có độ dốc lớn,
gần sông, gần hồ, có nguy cơ bị xói mòn mạnh, có yêu cầu cao nhất về điều
tiết nước, những nơi bờ biển thường bị sạt lở đe dọa đời sống nhân dân, có
nhu cầu cấp bách nhất về phòng hộ, phải quy hoạch đảm bảo tỷ lệ che phủ của
rừng trên 70%.
- Vùng xung yếu: gồm những nơi có độ dốc, mức độ xói mòn và điều
tiết nguồn nước trung bình, có điều kiện kết hợp phát triển sản xuất lâm
nghiệp, có yêu cầu cao về bảo vệ và sử dụng đất, phải xây dựng rừng phòng
hộ kết hợp sản xuất, đảm bảo độ tỷ lệ che phủ rừng tối thiểu 50%.
1.1.2.3. Chức năng chính của các loại rừng phòng hộ
- Rừng phòng hộ đầu nguồn có tác dụng điều tiết nguồn nước cho các
dòng chảy, các hồ chứa nước để hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn
chế bồi lấp lòng sông, lòng hồ.


5

- Rừng phòng hộ chắn gió hại, chống cát bay có tác dụng phòng hộ
nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cư, các vùng sản xuất, các công trình khác.
- Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển có tác dụng ngăn cản sóng, chống
sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển, tăng độ bồi tụ phù sa, hạn chế xâm
nhập mặn vào nội đồng, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Rừng phòng hộ môi trường sinh thái có tác dụng điều hòa khí hậu,
hạn chế ô nhiễm không khí ở khu đông dân cư, kết hợp phục vụ du lịch, nghỉ ngơi.
1.1.3. Tiêu chuẩn định hình các loại rừng phòng hộ.

Trong từng khu rừng phòng hộ, diện tích có rừng phải được bảo vệ,
diện tích chưa có rừng phải được khoanh nuôi tái sinh hoặc trồng rừng để đảm
bảo tiêu chuẩn định hình của từng loại rừng phòng hộ như sau:
- Rừng phòng hộ đầu nguồn phải tạo thành vùng tập trung có cấu trúc
hỗn loài, khác tuổi, nhiều tầng, có độ tàn che trên 0,6 với các loài cây có bộ rễ
sâu và bám chắc.
- Rừng phòng hộ chắn gió hại, chống cát bay phải có ít nhất một đai
rừng chính rộng tối thiểu 20m kết hợp với các đai rừng phụ tạo thành ô khép
kín; rừng phòng hộ đối với sản xuất nông nghiệp và các công trình kinh tế
được trồng theo băng, theo hàng. Mỗi đai, băng rừng gồm nhiều hàng cây,
khép tán theo cả bề mặt cũng như theo chiều thẳng đứng.
- Rừng phòng hộ chắn sóng ven biển phải có ít nhất một đai rừng rộng
tối thiểu 30m gồm nhiều hàng cây khép tán, các đai rừng có cửa so le nhau
theo hướng sóng chính.
- Rừng phòng hộ môi trường sinh thái gồm hệ thống các đai rừng, dải
rừng và hệ thống cây xanh xen kẽ khu dân cư, khu công nghiệp, bảo đảm
chống ô nhiễm không khí, tạo cảnh quan kết hợp du lịch, giải trí. Diện tích
rừng bình quân đầu người khoảng 20 m2.


6

1.1.4. Nguyên tắc phát triển và tổ chức quản lý rừng phòng hộ.
1.1.4.1. Nguyên tắc
Rừng phòng hộ đầu nguồn phải được xây dựng thành rừng tập trung,
liền vùng, nhiều tầng.
Rừng phòng hộ được Nhà nước thống nhất quản lý và xác lập thành hệ
thống các khu rừng phòng hộ quốc gia. Mỗi khu rừng phòng hộ được xác lập,
tổ chức quản lý theo mục đích sử dụng trên từng địa bàn cụ thể và có chủ
quản lý. Chủ rừng được giao quản lý rừng và quyền sử dụng đất; chịu trách

nhiệm quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng theo quy định của
pháp luật.
Mọi tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ, xây dựng và phát
triển rừng theo quy định của pháp luật. Mọi hành vi xâm hại đến rừng và đất
lâm nghiệp đều bị xử lý theo pháp luật.
Việc kết hợp sản xuất lâm nghiệp-nông nghiệp-ngư nghiệp, kinh doanh
cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, khai thác lâm sản và các lợi ích khác
của rừng phòng hộ phải tuân theo quy chế quản lý rừng.
1.1.4.2. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ
Những khu rừng phòng hộ đầu nguồn tập trung có diện tích từ 5000 ha
trở lên hoặc có diện tích dưới 5000 ha có tầm quan trọng về chức năng phòng
hộ hoặc rừng phòng hộ ven biển phải có Ban quản lý. Ban quản lý khu rừng
phòng hộ là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập
theo quy chế quản lý rừng.
Ngoài ra, những khu rừng phòng hộ không thuộc các loại trên thì Ủy
ban nhân dân tỉnh trực thuộc trung ương giao cho các tổ chức kinh tế; ủy ban
nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao cho hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư thôn quản lý, bảo vệ và sử dụng.


7

1.1.5. Quản lý khai thác, tiêu thụ gỗ và lâm sản khác thuộc rừng phòng hộ.
Quy chế quản lý 3 loại rừng quy định mang tính nguyên tắc về khai
thác tận dụng lâm sản trong rừng phòng hộ như sau:
- Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên: Được phép khai thác cây gỗ
chết, cây sâu bệnh, cây ở mật độ quá dầy với cường độ khai thác không quá
20% nhằm mục đích loại bỏ cây già cỗi, cây sâu bệnh, tăng khả năng tái sinh
và chất lượng rừng.
Được phép tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ như măng, tre nứa mà

không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng, trừ các loại thực vật,
động vật rừng nguy cấp quý hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ.
Song song với việc khai thác tận thu, chủ rừng phải quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng bằng các biện pháp như trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, làm
giàu rừng.
- Đối với rừng phòng hộ là rừng trồng: Rừng phòng hộ được Nhà nước
đầu tư trồng được khai thác cây phù trợ, tỉa thưa rừng trồng khi có mật độ lớn
hơn mật độ quy định với cường độ khai thác không quá 20% và đảm bảo rừng
có độ tàn che trê 0,6 sau tỉa thưa.
Khi cây trồng chính đạt tiêu chuẩn khai thác, được phép khai thác chọn
với cường độ không quá 20% hoặc chặt trắng theo băng hoặc theo đám nhỏ
dưới 1 ha ở vùng xung yếu và dưới 0,5 ha ở vùng rất xung yếu.
Sau khi khai thác chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại
rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp tục quản lý bảo vệ.
1.1.6. Các chính sách liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng phòng hộ.
a) Giao, cho thuê đất rừng phòng hộ để xây dựng và phát triển rừng
Giao, cho thuê đất để xây dựng và phát triển rừng phòng hộ từ lâu đã
được Nhà nước quan tâm và đã thể chế hóa các quy định về giao, cho thuê đất


8

lâm nghiệp trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, không có văn
bản điều chỉnh riêng cho đất rừng phòng hộ mà trong từng văn bản Luật, Nghị
định, Thông tư hướng dẫn về giao, cho thuê đất lâm nghiệp có những điều quy
định cụ thể cho đất rừng phòng hộ.
Thực hiện Luật Đất đai năm 1993, ngày 15/1/1994 Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 02/CP về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức hộ gia đình, cá
nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

Ngày 2/12/1998 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai được
ban hành để hướng dẫn thi hành luật trong lĩnh vực đất lâm nghiệp, tiếp đó ngày
16/11/1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 163/CP về giao đất, cho thuê
đất lâm nghiệp cho tổ chức hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào
mục đích lâm nghiệp.
Tiếp tục quá trình đổi mới của đất nước, ngày 26/11/2003 Quốc hội đã thông
qua Luật Đất đai mới, quy định về giao đất, cho thuê đất rừng phòng hộ như sau:
- Đối tượng được giao, cho thuê đất rừng phòng hộ:
Nhà nước giao đất rừng phòng hộ đầu nguồn cho tổ chức quản lý rừng
phòng hộ để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ
gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng. Ủy ban
nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao đất ở, đất sản xuất nông
nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng.
Ðất rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và đất quy hoạch trồng
rừng phòng hộ được giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại chỗ có nhu cầu
và khả năng để bảo vệ và phát triển rừng.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cho
tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh
doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng.


9

Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai để quy
định cụ thể việc giao, giao khoán đất rừng phòng hộ; quyền, nghĩa vụ và lợi ích
của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao khoán đất rừng phòng hộ.
Hồ sơ xin giao đất, thuê đất, gồm: Đơn xin giao đất, thuê đất; dự án
đầu tư của tổ chức theo quy định của pháp luật; đối với người Việt Nam định
cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có dự án đầu tư và bản

sao giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư có công chứng của
Nhà nước.
- Căn cứ để giao đất, cho thuê đất:
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch đô thị, quy hoạch xây
dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất.
b) Giao rừng phòng hộ
Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng đối với các
Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức sự nghiệp nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ
trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng phòng hộ theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.
c) Khuyến khích đầu tư xây dựng rừng phòng hộ
Nhà nước cấp kinh phí đầu tư để quản lý, bảo vệ, xây dựng phát triển
rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu theo dự án, phương án, kế hoạch được
cấp có thẩm quyền phê duyệt và chi cho hoạt động của Ban quản lý rừng phòng hộ.
Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng
rừng phòng hộ. - Chính sách và giải pháp thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha
rừng được quy định tại Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ
tướng chính phủ.


10

d) Quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được
giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất rừng phòng hộ để bảo vệ và phát triển rừng.
- Những quy định chung
Trường hợp Nhà nước đầu tư vốn và giao khoán cho các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân (gọi chung là hộ nhận khoán) để bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi
rừng, trồng rừng mói, hộ nhận khoán có nghĩa vụ thực hiện đúng kế hoạch, nội

dung yêu cầu hợp đồng giao khoán và được hưởng quyền lợi sau:
- Được nhận chi phí tiền công bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh
rừng, trồng rừng mới theo kết quả thực hiện hợp đồng khoán với Ban quản lý rừng.
- Được khai thác củi khô, lâm sản phụ dưới tán rừng
- Hộ nhận khoán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng kết hợp trồng rừng
bổ sung được hưởng toàn bộ sản phẩm tỉa thưa, các sản phẩm không xâm hại
đến tán rừng (hoa, quả, nhựa, măng...) và các nông lâm sản phụ dưới tán rừng
- Tùy theo từng dự án cụ thể, khi hết thời hạn khoán nếu hộ nhận khoán
có nguyện vọng và trong quá trình nhận khoán thực hiện đúng nội dung trong
hợp đồng thì được nhận khoán chu kỳ tiếp theo.
- Trường hợp hộ tự đầu tư vốn để khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng
rừng mới trên đất chưa có rừng được hưởng 100% sản phẩm nông nghiệp và
lâm nghiệp khi rừng đạt tiêu chuẩn khai thác.
1.2. Lâm nghiệp Việt Nam và chiến lược phát triển giai đoạn 2006-2020
1.2.1. Sơ lược lịch sử chính sách liên quan đến ngành lâm nghiệp.
1.2.1.1. Chính sách lâm nghiệp trước Cách mạng tháng 8 năm 1945
- Chính sách lâm nghiệp thời đại phong kiến: Các triều đại phong kiến
ở Việt Nam đã quy định những luật lệ về lâm nghiệp mà chủ yếu là quy định
các loại thuế và thể lệ thu thuế như thuế sừng tê giác, ngà voi; các loại hương
liệu gỗ và hoa quả, mật ong, kỳ nam, trầm hương, việc khai thác và vận
chuyển vỏ quế.


11

- Chính sách lâm nghiệp thời kỳ pháp thuộc (1858-1945): Năm 1859
các chế độ, chính sách lâm nghiệp được người Pháp xây dựng và sau đó được
bổ sung chỉnh sửa. Đến 1938, các văn bản về lâm nghiệp đã thể hiện theo
những nội dung cơ bản:
* Về xác lập các loại lâm phận

+ Lâm phận ổn định lâu dài: là những diện tích đất lâm nghiệp có rừng
hoặc chưa có rừng để làm nhiệm vụ cung cấp gỗ và các lâm sản khác; trồng
rừng đảm bảo yêu cầu về phòng hộ, cảnh quan..
+ Lâm phận tạm thời: là những diện tích rừng có khả năng chuyển sang
mục đích sản xuất nông nghiệp, khi có nhu cầu và có đủ điều kiện sẽ chuyển
sang đất canh tác nông nghiệp.
+ Các khu trồng rừng: gồm diện tích đất trống và nơi có rừng nghèo kiệt.
* Về các quy định trong quản lý lâm nghiệp
Quy định về cấp giấy phép khai thác, vận chuyển gỗ và lâm sản, về thể
lệ săn bắn, về các giải pháp lâm sinh để tái sinh rừng sau khai thác…
1.2.1.2. Chính sách lâm nghiệp thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
Thời kỳ này, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có chủ trương xây
dựng nền kinh tế kháng chiến với nguyên tắc: vừa kháng chiến vừa kiến quốc,
tự cung tự cấp về mọi mặt. Do đó, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp có vai
trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Theo đó, một số chính sách về lâm
nghiệp có nội dung chính sau:
- Về quyền sở hữu: Sở hữu đất đai và rừng là của toàn dân do Nhà nước
đại diện quản lý.
- Về bảo vệ rừng: Có quy định về bảo vệ rừng, về các hoạt động không
được phép trong việc khai thác, vận chuyển chế biến gỗ và lâm sản, trách
nhiệm về tài chính và các hình thức xử phạt vi phạm…


12

- Về trồng rừng: quy định về việc sử dụng đất để trồng rừng, phân phối
đất đai, hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng…
1.2.1.3. Chính sách lâm nghiệp trước ngày thống nhất đất nước (1955-1975)
Từ năm 1955-1975, Việt Nam tạm thời chia làm 2 miền: miền Bắc và
miền Nam với 2 chế độ chính trị, kinh tế xã hội khác nhau, theo đó các chính

sách về lâm nghiệp cũng khác nhau:
- Ở miền Bắc, ngành lâm nghiệp xây dựng theo mô hình XHCN và
quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp.
- Ở miền Nam: trong những vùng thuộc quyền kiểm soát của chính
quyền Sài Gòn, ngành lâm nghiệp được xây dựng và phát triển theo mô hình
TBCN, hoạt động theo cơ chế thị trường, tự do cạnh tranh. Trong vùng do
Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam kiểm soát, ngành lâm nghiệp mới bắt
đầu hình thành chủ yếu làm nhiệm vụ phục vụ bảo vệ và xây dựng căn cứ địa
kháng chiến.
1.2.1.4. Chính sách lâm nghiệp sau ngày thống nhất đất nước (1976-2002)
- Chính sách lâm nghiệp trước thời kỳ đổi mới (1976-1985): được thực
hiện theo kế hoạch chung, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Nhà
nước không cho lực lượng tư nhân hoạt động trong sản xuất kinh doanh lâm
nghiệp mà việc này được thực hiện chủ yếu dựa vào các lâm trường quốc
doanh và các hợp tác xã lâm nghiệp. Đối với hộ gia đình, cá nhân, Nhà nước
tiếp tục thực hiện chính sách giao đất giao rừng, đồng thời quy định quyền
hưởng lợi tùy theo số vốn và sức lao động họ bỏ ra.
- Chính sách lâm nghiệp thời kỳ đổi mới (1986-2002): Năm 1986, Nhà
nước chuyển hướng quản lý nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp
sang nền kinh tế thị trường. Theo đó, ngành lâm nghiệp cũng từng bước
chuyển từ một nền lâm nghiệp chủ yếu dựa vào khai thác lợi dụng tài nguyên
rừng sang phát triển toàn diện, gắn khai thác với tái sinh rừng. Từ một nền


13

lâm nghiệp độc canh cây rừng sang thâm canh theo phương thức nông lâm kết
hợp. Từ nền lâm nghiệp Nhà nước quản lý theo cơ chế tập trung, bao cấp, lấy
quốc doanh làm chủ lực sang một nền lâm nghiệp xã hội, sản xuất hàng hóa
trên cơ chế nhiều thành phần, lấy hộ nông dân làm đơn vị kinh tế tự chủ..

1.2.2. Vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại Việt Nam
Nước ta có tổng diện tích tự nhiên trên 33 triệu ha, trong đó diện tích
đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp là 16,24 triệu ha, được phân chia theo
3 loại như sau: đất quy hoạch phát triển rừng đặc dụng: 2.199.342 ha chiếm
13,5%; đất quy hoạch phát triển rừng phòng hộ: 5.552.328 ha chiếm 34,2%;
đất quy hoạch phát triển rừng sản xuất: 8.495.823 ha chiếm 52,3% (Chỉ thị số
38/2005/CT-TTg ngày 5/12/2005 của Thủ tướng chính phủ). Diện tích đất
lâm nghiệp phân bố chủ yếu trên các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là
nơi sinh sống của 25 triệu người với nhiều dân tộc ít người, trình độ dân trí
thấp, kinh tế chậm phát triển, đời sống còn nhiều khó khăn.
Năm 1943, Việt Nam có 14,3 triệu ha rừng, độ che phủ là 43%; đến
năm 1990 chỉ còn 9,18 triệu ha, độ che phủ rừng là 27,2%. Thời kỳ 19801995 bình quân mỗi năm mất 110 nghìn ha rừng tự nhiên. Tuy nhiên từ 19952009 diện tích rừng của Việt Nam đã tăng liên tục nhờ trồng rừng và những
nỗ lực phục hồi rừng tự nhiên, bình quân mỗi năm tăng khoảng 282.600 ha
(trong đó diện tích rừng tự nhiên tăng 148.900 ha/năm, diện tích rừng trồng
tăng 133.700 ha/năm).
Năm 2010, cả nước đã hoàn thành chỉ tiêu theo Nghị quyết số
73/2006/QH 11 ngày 29/11/2006 về điều chỉnh chỉ tiêu, nhiệm vụ của Dự án
trồng mới 5 triệu ha rừng. Kết quả cụ thể như sau:


14

Bảng 1.1: Các chỉ tiêu Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng cuối năm 2010.
Đã thực hiện

Kế hoạch

Tỷ lệ đạt

(ha)


(ha)

được

Diện tích bảo vệ rừng

2.507.355

1.500.000

167%

Diện tích khoanh nuôi

922.768

803.000

115%

Diện tích trồng rừng mới

1.091.431

1.000.000

109%

Diện tích rừng đặc dụng


252.015

250.000

100,8%

Diện tích rừng sản xuất

839.416

750.000

111,9%

Chỉ tiêu

Nguồn: Cục lâm nghiệp, 2010
Tính đến ngày 31/12/2009 diện tích rừng toàn quốc là 13.258.843 ha,
trong đó 10.339.305 ha rừng tự nhiên và 2.919.538 ha rừng trồng. Độ che phủ
rừng tăng từ 37% năm 2005 lên 39,1% năm 2009. Trong những năm gần đây,
tỷ lệ trồng rừng sản xuất tăng mạnh do các chính sách cởi mở trong phát triển
rừng, hơn nữa có nhiều tiến bộ trong công tác giống giúp tăng năng suất rừng
trồng, rút ngắn chu kỳ kinh doanh.
Diện tích rừng có tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học rừng
tự nhiên vẫn suy giảm. Trong giai đoạn 2000-2005, diện tích rừng tự nhiên là
rừng giàu giảm 10,2%, rừng trung bình giảm 13,4% trong khi đó rừng phục
hồi tăng 20,7%, rừng trồng tăng 50,8%. Trong tổng số hơn 10 triệu ha rừng tự
nhiên, diện tích rừng có trữ lượng giàu và trung bình gồm 2,5 triệu ha chủ yếu
phân bố trong hệ thống các khu rừng đặc dụng, phòng hộ. Diện tích rừng tự

nhiên là rừng sản xuất hiện nay chủ yếu là đối tượng rừng nghèo, trữ lượng
thấp. Công tác trồng rừng thời gian qua gặp không ít khó khăn, hạn chế. Điều
kiện thời tiết khắc nghiệt khô hạn kéo dài, vốn đầu tư theo yêu cầu của dự án
còn thiếu so với chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước. Diện tích trồng rừng phòng


15

hộ chủ yếu tập trung ở vùng núi cao, vùng sâu, độ dốc lớn, xa dân cư, giá
nhân công thấp.
1.2.3. Đóng góp của lâm nghiệp vào nền kinh tế quốc dân
Mặc dù GDP lâm nghiệp chính thức chỉ chiếm 1% tổng GDP quốc gia
nhưng ngành lâm nghiệp có những đóng góp to lớn vào nền kinh tế quốc dân
thông qua công nghiệp chế biến lâm sản xuất khẩu và các giá trị môi trường
rừng. Trong giai đoạn 1995-2005 kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ đã tăng từ 61
triệu USD năm 1996 lên 1.570 triệu USD năm 2005. Tổng kim ngạch xuất
khẩu lâm sản ngoài gỗ hiện nay đạt trên 200 triệu USD/năm, dự kiến sẽ tăng
bình quân 10-15%/năm, đạt 700-800 triệu USD vào năm 2020.
Ngành lâm nghiệp đã và đang thực hiện các hoạt động quản lý và sản
xuất lâm nghiệp trên diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi
- nơi sinh sống của nhiều dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp. Thực tiễn
hiện nay cho thấy ngành lâm nghiệp đã đóng góp tích cực vào việc tạo việc
làm, tăng thu nhập từ rừng cho người nông dân. Tầm quan trọng của công
việc này với thu nhập của các hộ gia đình được thể hiện như sau:
Bảng 1.2 : Thu nhập của hộ gia đình từ Chương trình 661
Tỷ lệ thu nhập HGĐ từ DA

Số lao động

Tỷ lệ %


Dưới 25% trong tổng thu nhập HGĐ

2.910.063

62

25% đến 50% trong tổng thu nhập HGĐ

1.194.199

25

564.473

13

4.657.211

100

Trên 50% trong tổng thu nhập HGĐ
Tổng

Nguồn: Cục lâm nghiệp, 2010
Từ khi triển khai thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đến nay, dự
án đã góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn miền núi. Đến
năm 2010, dự án đã thu hút được một lượng lớn lao động nông thôn với



16

4.657.211 lao động, chủ yếu là đồng bào dân tộc miền núi. Việc làm này đã
giúp họ tăng thu nhập và ổn định cuộc sống thông qua khoán bảo vệ rừng,
chăm sóc rừng, trồng mới rừng.
1.3. Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020.
Xuất phát từ yêu cầu của xã hội đối với ngành lâm nghiệp trong giai
đoạn mới, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt
Nam giai đoạn 2006-2020 với mục tiêu và nhiệm vụ như sau: " Thiết lập,
quản lý, bảo vệ, phát triển 16,24 triệu ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp,
nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42-43% năm 2010 và 47% vào năm 2020; đảm bảo
có sự tham gia rộng rãi hơn của các thành phần kinh tế và các tổ chức xã hội
vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào sự phát
triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân
nông thôn miền núi".
Để đạt được các mục tiêu tổng thể trên, chiến lược đã xác định mục tiêu
cụ thể đối với ngành lâm nghiệp như sau:
Về kinh tế: Quản lý tốt rừng tự nhiên hiện có, gia tăng diện tích và năng
suất rừng trồng, tăng cường các hoạt động nông lâm kết hợp và sử dụng có
hiệu quả các diện tích đất trống đồi trọc phù hợp cho phát triển lâm nghiệp.
Sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ có tính cạnh tranh đáp ứng nhu cầu
trong nước và xuất khẩu.
Về xã hội: Cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng thông qua xã hội
hóa và đa dạng các hoạt động lâm nghiệp, tạo công ăn việc làm, nâng cao
nhận thức của người dân đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước tạo
cho người dân có thể sống bằng nghề rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo,
đảm bảo an ninh quốc phòng.
Về môi trường: Bảo vệ rừng nhằm thực hiện hiệu quả các chức năng
phòng hộ, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, giảm nhẹ thiên tai, tạo nguồn
thu cho ngành lâm nghiệp thông qua các dịch vụ môi trường.



×