Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của tập đoàn giống chè tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.3 KB, 45 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM
KHOA NÔNG HỌC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN GIỐNG CHÈ TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
Mã số: SV2016 - 01

Chủ nhiệm đề tài: Dương Thị Thảo

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM
KHOA NÔNG HỌC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN GIỐNG CHÈ TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN


Mã số: SV2016 - 01

Chủ nhiệm đề tài
(Ký, họ tên)

Xác nhận của Hội đồng nghiệm thu
(Ký, ghi rõ họ tên)

- Chủ tịch HĐ: PGS.TS Luân Thị Đẹp
- Phản biện 1: TS. Phạm Văn Ngọc
- Phản biện 2: TS. Trần Đình Hà

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”, “ Lý thuyết đi đôi với
thực tiễn” mỗi sinh viên ra trường cần trang bị cho mình những kiến thức cần
thiết về lý luận cũng như thực tiễn. Do đó nghiên cứu khoa học là hoạt động
cần thiết đối với mỗi sinh viên. Quá trình nghiên cứu khoa học giúp cho sinh
viên củng cố và hoàn thiện kiến thức đã được các thầy cô giáo trau dồi suốt
trong suốt quá trình học tập, học hỏi kinh nghiệm, phương pháp làm việc, trau
dồi thêm kiến thức và kỹ năng thực tế nhằm đáp ứng được yêu cầu của thực
tiễn, nhu cầu nhân lực ngày càng cao của xã hội.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Nông Học, chúng em đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng
sinh trưởng, phát triển của tập đoàn giống chè tại trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên”.

Sau một thời gian thực hiện đến nay đề tài nghiên cứu đã được hoàn
thành. Em xin được cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Ban chủ nhiệm khoa
và các thầy cô trong Khoa Nông học, gia đình, bạn bè những người quan tâm
giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, chúng em
xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Dương Trung Dũng người đã tận tâm
theo dõi, chỉ bảo và hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Do điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bản báo cáo này
của em không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Em rất kính mong nhận được những
ý kiến đóng góp chân thành từ các thầy, các cô để bài báo cáo của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 23 tháng 02 năm 2017
Sinh viên

Dương Thị Thảo


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
MỤC LỤC ..................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ ÔNG
NGHỆ CẤP TRƯỜNG ................................................................................. vi
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS ............................................ vii
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2

1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 2
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 3
2.2. Phân loại cây chè ..................................................................................... 3
2.2.1. Phân loại cây chè. ............................................................................... 3
2.2.2. Phân bố của cây chè. ............................................................................ 4
2.3. Tình hình nghiên cứu chè trên thế giới và trong nước .............................. 5
2.3.1. Tình hình nghiên cứu chè trên thế giới ................................................. 5
2.3.2. Tình hình nghiên cứu chè trong nước ................................................... 8
1.3.Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới .......................................... 12
2.4. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam ....................................................... 14
2.4.1. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam ..................................................... 14
1.4.2. Tình hình sản xuất chè ở Thái Nguyên ................................................ 15
Phần 3 .......................................................................................................... 18
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 18
3.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 18


iii

3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................. 19
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 19
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ........................................................... 19
3.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi .............................. 21
3.5. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 22
Chương 4 ..................................................................................................... 23
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................. 23
4.1. Đặc điểm hình thái của các giống chè nghiên cứu ................................. 23
4.1.1. Đặc điểm hình thái lá của các giống chè. ........................................... 23

4.1.2. Đặc điểm hình thái thân cành của các giống chè ................................ 27
4.2. Khả năng sinh trưởng của các giống chè................................................ 28
4.2.1. Chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao cây của các giống chè .................... 28
4.2.2. Chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính gốc của các giống chè ................ 31
4.3. Chỉ tiêu năng suất của các giống chè ..................................................... 32
PHẦN 5 ....................................................................................................... 34
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 34
5.1. Kết luận ................................................................................................. 34
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 35


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.Thống kê các giống chè mới và diện tích đã áp dụng
trong sản xuất ............................................................................................... 10
Bảng 2.2 :Diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới từ năm 2007-2014:... 12
Bảng 2.3: Tình hình sản lượng chè của thế giới và một số nước có sản lượng
chè cao từ 2007-2014: .................................................................................. 13
Bảng 2.4 : Diện tích, năng suất, sản lượng chè tại Việt Nam ........................ 14
Bảng 3.1: Tên và nguồn gốc của một số giống chè nghiên cứu..................... 18
Bảng 4.1. Đặc điểm kích thước lá của các giống chè .................................... 23
Bảng 4.2: Đặc điểm hình dạng, màu sắc lá của cây chè ................................ 25
Bảng 4.3: Đặc điểm hình thái thân cành của các giống chè .......................... 27
Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống chè ............... 29
Bảng 4.5: Động thái tăng trưởng đường kính gốc của các giống chè ............ 31
Bảng 4.6: Đặc điểm búp của các giống chè .................................................. 32



v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CT:

Công thức

FAO:

Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc

KH – KT:

Khoa học kỹ thuật

NXB:

Nhà xuất bản

ĐHNL:

Đại học Nông Lâm

NN&PTNT:

Nông nghiệp và phát triển nông thô


vi


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của tập đoàn giống chè
tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Mã số: SV2016 - 01
- Chủ nhiệm: Dương Thị Thảo
Điện thoại: 01647707130

Email:

- Cơ quan chủ trì: Khoa Nông Học- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Những người tham gia thực hiện đề tài:
Dương Thị Thảo
Nguyễn Thị Phương Liên
Đinh Thị Minh
Nông Thị Như Quỳnh
Đào Thị Thu Trang
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 5/2016 đến tháng 11/2016
2. Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng của tập đoàn giống
chè trong mô hình tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, kết quả nghiên cứu
là cơ sở cho công tác chọn tạo giống, phục vụ nghiên cứu khoa học.
3. Nội dung chính:

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái của một số giống chè.
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống chè.
- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống chè.
4. Kết quả nghiên cứu đã đạt được:


- Đã mô tả và đánh giá được đặc điểm hình thái của các giống chè, các
chỉ tiêu phân biệt các giống chè.
- Đánh giá được một số chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của các giống chè.
- Đánh giá được một số yếu tố cấu thành năng suất của các giống chè
nghiên cứu.
5. Sản phẩm:
- Mô hình 30 giống chè
- 01 khóa luận tốt nghiệp
6. Hiệu quả và khả năng áp dụng:


vii

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information:
- Project title: Research into the development and growth of tea varieties of
Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry
- Code number: SV2016 - 01
- Coordinator: Duong Thi Thao
Tel: 01647707130

Email:

- Implementing institution: Thai Nguyen University of Agriculture and
Forestry
- Cooperating Institution(s):
Duong Thi Thao
Nguyen Thi Phuong Lien
Dinh Thi Minh

Nong Thi Nhu Quynh
Dao Thi Thu Trang
- Duration: from 05/2016 to 11/2016
2. Objective(s): To assess the morphology and growth ability of the tea group in
the model at Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry, the results of the
study are the basis for seed research and scientific research.
3. Main contents:
- Research into morphological characteristics of some tea varieties.
- Research into the growth of some tea varieties.
- Research into the components of the yield of some tea varieties.
4. Results obtained:
- Morphological characteristics of tea varieties, criteria for distinguishing tea
varieties have been described and evaluated.
- Evaluation of some indicators of tea seed growth.
- Assessment of some of the factors that contribute to the productivity of the tea
varieties studied.
5. Products:
- Model 30 varieties of tea
- 01 graduation thesis
6. Effects and applicability:


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây chè (Camellia sinensis (L) O.Kuntze) là cây công nghiệp dài ngày,
trồng một lần cho thu hoạch nhiều năm. Tuổi thọ của chè kéo dài 50 – 70
năm, cá biệt nếu chăm sóc tốt có thể tới hàng trăm năm. Cây chè có nguồn

gốc nhiệt đới và Á nhiệt đới, sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu nóng và
ẩm. Tuy nhiên nhờ sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, cây chè đã được
trồng ở nơi khá xa với nguyên sản của nó. Việt Nam là một trong những quê
hương của cây chè. Cây chè và sản phẩm chè từ lâu đời đã trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn của nền nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực
phẩm nước ta.
Hiện nay, trên thế giới có trên 60 quốc gia trồng chè, nhưng tập trung
chủ yếu ở các nước châu Á và châu Phi. Sản phẩm từ cây chè đang được sử
dụng rộng rãi trên khắp thế giới dưới nhiều công dụng khác nhau nhưng phổ
biến nhất vẫn là đồ uống.
Việt Nam có điều kiện tự nhiên phù hợp cho cây chè sinh trưởng phát
triển. Sản xuất chè giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất Nông nghiệp,
sản phẩm chè là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Sản xuất chè cho thu nhập
chắc chắn, ổn định góp phần quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa Nông nghiệp, nông thôn. Do vậy, Việt Nam có chủ trương phát triển
chè trên cả hai hướng: Ổn định diện tích, thay thế giống chè cũ bằng các
giống chè chọn lọc, trồng các nương chè theo kỹ thuật thâm canh, gắn với
công nghệ và kỹ thuật chế biến mới, tạo sản phẩm chè chất lượng cao, an
toàn, đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ.
Trong sản xuất nông nghiệp, giống có vai trò rất quan trọng trong việc
nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm. Giống được coi là tiền
đề của sản xuất, là tư liệu không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Ở
tất cả các nước trồng chè, giống chè tốt là biện pháp được quan tâm hàng đầu,


2

được coi là khâu đột phá nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng chè mới phù
hợp với điều kiện sinh thái giới thiệu cho sản xuất.
Xuất phát từ những vấn đề thực tế trên, nhằm đánh giá đặc điểm của các

giống chè nhập nội, từ những kết quả đánh giá có thể bảo tồn các nguồn gen
quý nhằm duy trì đa dạng sinh học hoặc hỗ trợ quá trình lai- chọn tạo giống
thông qua chọn lựa các cặp bố mẹ trong các phép lai để thu được ưu thế lai
cao nhất. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh
trưởng, phát triển của tập đoàn giống chè tại trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng của tập đoàn giống
chè trong mô hình tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, kết quả nghiên
cứu là cơ sở cho công tác chọn tạo giống, phục vụ nghiên cứu khoa học.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã
học và làm quen dần với công việc thực tế.
Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên
trong quá trình điều tra nghiên cứu.
Có kết luận sơ bộ về khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống
chè. Theo đó đề tài cũng xem như là một tài liệu tham khảo cho người trồng
chè và sinh viên các khóa tiếp theo.
Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống chè làm cơ sở cho việc
đánh giá vật liệu phục vụ cho công tác bảo tồn giống và chọn tạo giống.
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


3

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây chè thuộc ngành hạt kín ( Angiospermac) lớp hai lá mầm

(Dicotyledonae), bộ chè (Theales), họ chè ( Thease), chi chè (Camellia), loài
(Sinensis), tên khoa học là camillia Sinensis (L) O. Kuntze, được phân làm 4
thứ chè khác nhau (Colen Stuart – 1919). Đó là thứ chè Trung Quốc lá nhỏ
(Camellia Sinensis var bohea), thứ chè Trung Quốc lá to (Camellia Sinensis
var macrophylla); thứ chè Ấn Độ (Camellia Sinensis var. Assamica) và chè
Shan (Camellia Sinensis var.Shan). Mỗi thứ chè có đặc điểm hình thái: Thân,
cành, lá, búp khác nhau, có khả năng cho năng suất, chất lượng khác nhau, có
yêu cầu sinh thái khác nhau và phạm vi phân bố khác nhau.
Hiện nay chè được phân bố khá rộng trong những điều kiện tự nhiên rất
khác nhau từ 30 độ vĩ nam (Natan – Nam Phi) đến 45 độ vĩ bắc (Gruzia –
Liên Xô) là những nơi có điều kiện tự nhiên khác rất xa vùng nguyên sản.
Chè được trồng ở Nhật Bản năm 805 – 814, Indonesia năm 1684, Liên Xô
năm 1833, Xrilanca năm 1837 – 1840, Ấn Độ năm 1834 – 1840 và Tasmania
(châu Đại Dương) năm 1940.
2.2. Phân loại cây chè
2.2.1. Phân loại cây chè.
Tên khoa học của cây chè được thống nhất là Camellia sinensis (L)
O.Kuntze và có tên đồng nghĩa là Thea sinensis L. (Nguyễn Ngọc
Kính,1979)[8]
Việc phân loại chè dựa vào các cơ sở sau:
- Cơ quan sinh dưỡng: Loại thân bụi thân gỗ, hình dạng của tán, hình
dạng và kích thước của lá, số đôi gân lá.
- Cơ quan sinh thực: Độ lớn của cánh hoa, số lượng đài hoa, vị trí phân
nhánh của đầu nhụy cái.
- Đặc tính sinh hóa: Chủ yếu dựa vào hàm lượng tanin. Mỗi giống chè
có hàm lượng tanin biến đổi nhất định (Nguyễn Văn Hùng, 2006) [12]
Chè Camellia sinensis được chia làm bốn thứ.


4


• Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellea sinensis var.bohea)
Đặc điềm: Cây bụi, thân thấp, phân cành nhiều, lá nhỏ, dày màu xanh
đậm. Lá dài 3,5 – 6,5cm, có 6-7 đôi gân lá không rõ, răng cưa nhỏ, không
đều, búp nhỏ, hoa nhiều, năng suất thấp, phẩm chất bình thường, khả năng
chịu rét ở nhiệt độ 12oC-15oC phân bố chủ yếu ở miền Đông Nam Trung
Quốc, Nhật Bản và một số vùng chè khác.
• Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var.marcophyla)
Đặc điểm: Thân gỗ nhỏ, cao 5m trong điều kiện sinh trưởng tự nhiện, lá
to trung bình chiều dài từ 5-7cm, màu xanh nhạt, bóng. Răng cưa sâu không
đều, trung bình 8-9 đôi gân lá rõ. Năng suất cao, phẩm chất tốt, nguyên sản ở
Vân nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc).
• Chè Shan (Camellia sinensis var.shan)
Đặc điểm: Thân gỗ, cao 6-10m, lá to, dài 15-18cm,có màu xanh nhạt,
đầu lá dài răng cưa nhỏ và dày. Tôm chè nhiều lông tơ trắng mịn trông như
tuyết nên thích ứng ở điều kiện ấm, ẩm, địa hình cao. Năng suất cao, phẩm
chất tốt, nguyên sản ở Vân Nam (Trung Quốc) miền Bắc Mianma và Việt Nam.
• Chè Ấn Độ( Camellea sinensis var atxamica)
Đặc điểm: Thân gỗ cao tới 17m, phân cành thưa, lá dài 20-30cm mỏng,
mềm, thường có màu xanh đậm, dạng lá hình bầu dục có trung bình 12-15 đôi
gân lá. Rất ít hoa quả, không chịu được rét hạn. Năng suất phẩm chất tốt.
Trồng nhiều ở Ấn Độ, Mianma, Vân nam (Trung Quốc) và một số vùng khác.
(Nguyễn Văn Hùng, 2006)[12].
2.2.2. Phân bố của cây chè.
Sự phân bố của cây chè phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. Các kết quả
nghiên cứu đều đi tới một kết luận chung : Vùng khí hậu nhiệt đới là thích
hợp cho cây chè. Tuy nhiên do KH-KT ngày càng phát triển, đã lai tạo, chọn
lọc nhiều giống chè khác nhau và được trồng rộng rãi trên thế giới, hiện nay
chè được phân bố khá rộng từ 42 độ vĩ Bắc Pochi( Liên Xô cũ) đến 27 độ
Nam Coriente (Achentina).



5

Sự phân bố của cây chè tùy theo điều kiện đất đai và địa hình cũng có
sự khác nhau. Đất trồng chè tốt phải có phản ứng chua, nhiều mùn, thoát nước
tốt và có độ dốc thoải. Ảnh hưởng của độ cao đã hình thành nên các vùng chè
với những giống chè khác nhau và chất lượng khác nhau. Các nhà khoa học
đều cho rằng: Chè trồng ở những vùng có độ cao lớn hơn so với mặt nước
biển thường có chất lượng tốt hơn chè trồng ở vùng thấp. Chè trồng ở Hoàng
Sơn ( An Huy – Trung Quốc), vùng dajilling (Ấn Độ) có độ cao lớn hơn so
với mặt nước biển, có chất lượng nổi tiếng trên thế giới. Ở Việt Nam chè có
chất lượng cao được trồng ở Hà Giang, Mộc Châu, Nghĩa Lộ- Yên Bái.
Về điều kiện khí hậu chè sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 15-20 độ C, tổng
nhiệt độ hàng năm vào khoảng 8.000oC, lượng mưa trung bình hàng năm
1.500 – 2000 mm, độ ẩm đất 70-80%. Sự phân bố chè theo những điều kiện tự
nhiên khác nhau đã tạo nên những vùng chè có chất lượng khác nhau, tạo nên
hương vị riêng của mỗi vùng. ()[5]
Theo Nguyễn Ngọc Kính (1979)[8], các vùng sản xuất chè chủ yếu ở
Việt Nam:
- Vùng chè Tây Bắc
- Vùng chè Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn
- Vùng chè Trung Du - Bắc Bộ
- Vùng chè bắc Trung Bộ
- Vùng chè Tây Nguyên
2.3. Tình hình nghiên cứu chè trên thế giới và trong nước
2.3.1. Tình hình nghiên cứu chè trên thế giới
2.3.1.1. Những kết quả nghiên cứu về giống chè.
Công tác chọn tạo giống trong chè có vai chè rất quan trọng. Việc chọn
lọc, lai tạo giống mới không chỉ quyết định tới khả năng cho năng suất, chất

lượng mà còn ảnh hưởng đên khả năng mở rộng địa bàn, chính vì vậy công
tác nghiên cứu chè được quan tâm từ rất sớm.


6

Năm 1905, Trạm nghiên cứu chè đầu tiên được thành lập trên đảo
Java(Indonexia). Đến năm 1913 Cohen suart đã phân biệt các giống chè dựa
trên hình thái, nghiên cứu sinh lí của sự ra hoa, kết quả, xác định được những
dấu hiệu đầu tiên của sự lựa chọn với những tương quan cơ bản của các yếu
tố cấu thành năng suất. ()[2]
Các nước có thành tựu nổi bật trong việc lựa chọn giống mới là:
Theo PGS Đỗ NGọc Quỹ và cs (2000)[10] thì từ những năm 50 của thế
kỷ 20 Ấn Độ đã thành công trong việc chọn ra 100 giống chè tốt trong đó có
102 giống chè được nhân giống bằng phương pháp vô tính. Đến năm 2009,
Ấn Độ đã có trên 80% diện tích chè được trồng bằng giống tốt. Trong đó có
trên 20% giống trồng bằng phương pháp giâm cành.
Trung quốc có lịch sử trồng chè từ rất sớm. Đời nhà Tống, Trung Quốc
đã có 7 giống chè tốt được chọn theo phương pháp cá thể: Các giống Đại
Bạch Trà, Thiết Quan Âm, Thủy Tiên… Đã có từ 200 năm nay là các giống
triết canh do nhân tạo ra. (Nguyễn Ngọc Kính, 1979),(Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn
Kim Phong, 1991)[8],[9]
Srilanka qua nhiều năm chọn lọc cá thể kết hợp chọn dòng có sản
lượng cao với tính chịu hạn, khả năng chống chịu sâu bênh. Kết quả tạo ra
nhiều dòng TRI777, TRI2043, TRI 2025 phù hợp với vùng núi cao trung du
và vùng núi thấp. Gần đây thêm dòng CT9 cho năng suất cao, chất lượng tốt,
khả năng ra rễ mạnh. (Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong, 1991) [9]
Nhật Bản: Công tác chọn tạo dòng rất được chú ý. Các giống chè ở đây
chủ yếu là giống chè trung du lá nhỏ. Hiện nay Việt Nam nhập hai giống từ
Nhật Bản là Yabukita và giống Yakatamidori. Đây là giống có khả năng chế

biến chè xanh chất lượng tốt. (Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong, 1991) [9]
2.3.1.2. Những kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây chè.
* Những nghiên cứu về chu kì phát triển cá thế cây chè của các nhà
khoa học cho thấy: Chè có hai chu kì phát triển là chu kì phát triển lớn và chu
kì phát triển nhỏ.


7

Chu kì phát triển lớn hay chu kì phát dục cá thể thì chia thành 5 giai
đoạn (theo các tài liệu của Trung Quốc ):
- Giai đoạn phôi thai (giai đoạn hạt giống): Được tính từ khi tế bào
trứng thụ tinh bắt đầu phân chia, hình thành cho tới khi chín.
- Giai đoạn cây con được tính khi hạt chè nảy mầm cho đến khi cây chè
ra hoa kết quả lần đầu. Giai đoạn này kéo dài 1 đến 2 năm.
- Giai đoạn cây non: Được tính từ khi chè ra hoa, kết quả lần đầu tiên
khi cây chè định hình (có bộ khung tán ổn định) giai đoạn này kéo dài 2 đến 3 năm.
- Giai đoạn chè lớn (giai đoạn chè kinh doanh sản xuất): Được tính từ
khi cây chè có bộ tán ổn định bước vào giai đoạn kinh doanh, thu hoạch búp
tới khi có thể thay tán mới. Giai đoạn này kéo dài 30 đến 40 năm hoặc lâu hơn.
- Giai đoạn chè già cỗi (hết giai đoạn kinh doanh, sản xuất được tính từ
khi chè có biểu hiện thay tán lá đến khi chè già và chết.
Chu kì phát triển nhỏ (chu kì phát triển hàng năm): Tính từ khi mầm
chè bắt đầu phân hóa sau đốn cho đến khi mầm chè ngừng sinh trưởng. Nó
gồm hai quá trình phát triển song song đó là quá trình sinh trưởng sinh dưỡng
và sinh trưởng sinh thực.
- Quá trình sinh trưởng sinh dưỡng: Bao gồm sinh trưởng búp, cành và
sinh trưởng rễ.
- Quá trình sinh trưởng sinh thực là quá trình hình thành chồi hoa, nở
hoa, thụ phấn và kết hạt.

* Nghiên cứu mối quan hệ giữa lá chè và năng suất chè của K.E
Bakhotatde (1971) đã chỉ ra chỉ tiêu về lá làm căn cứ chọn giống chè như sau:
Màu sắc, kích thước lá, cấu tạo giải phẫu lá.
- Lá có màu vàng có lợi cho các chỉ tiêu sinh lý sinh hóa
- Lá có màu cà phê có lợi cho chỉ tiêu sinh lý
* I.G.Kerkatde (1080) đã nghiên cứu về hình dạng lá chè dựa trên góc
nghiêng của lá: Góc tối ưu cho quang hợp là 45 độ.


8

2.3.2. Tình hình nghiên cứu chè trong nước
2.3.2.1 Những kết quả nghiên cứu về giống chè
Năm 1918 trạm nghiên cứu chè đầu tiên ở Việt Nam được thành lập, từ
đó công tác nghiên cứu chè được tiến hành rộng rãi và sâu sắc hơn. Theo
Dupasquer-1920 đến 1923 Việt Nam đã trồng được 10.368 ha chè đầu tiên
với giống chè là Trung du, Shan và Atxam (Ấn Độ), đã thu nhập được tập
đoàn gồm: 43 giống chè trong đó chủ yếu là chè trung quốc lá to (Nguyễn
Ngọc Kính, 1979)[8]. Bên cạnh việc điều tra thu thập các giống, trạm chè phú
hộ cũng tiến hành nhập các giống từ nhiều nước. Từ năm 1918-1927 đã thu
thập 13 giống từ Ấn Độ, Miến Điện, Trung Quốc và tiến hành bố trí thí
nghiệm và so sánh từ kết quả nghiên cứu năm 1923 Dupasquier cho rằng: Chè
Manipua và Atxam được trồng từ Ấn độ tới nay đã tỏ ra thích hợp với sản
xuất và cho kết quả tốt ở Việt Nam. Đối với giống Trung du ông nhận xét:
Trung du là giống ít đòi hỏi nhất, nó mọc ngay trên đất xấu .
Năm 1969-1978, nhiều cuộc điều tra và nhập nội giống được tiến hành.
Trong thời gian này tác giả Đỗ Ngọc Quỹ, Trần Thanh, Nguyễn Văn Niệm đã
đề ra phương pháp chọn dòng, chọn ra được giống chè PH1 và 1A là hai
giống cho năng suất cao và phẩm chất tốt (Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim
Phong, 1991)[9]. Từ năm 1976-1990, bằng phương pháp chọn dòng của tác

giả Nguyễn Văn Niệm, Trần Thị Lư đã chọn ra giống TRI777, TH3 là 2 giống
có triển vọng được bộ nông nghiệp cho phép khảo nghiệm ra sản xuất. Năm
1994 đã có 33 giống chè được nhập nội vào Việt Nam trong đó có 9 giống chè
Đài Loan; 15 giống Trung Quốc; 11 giống Nhật Bản; 2 giống Ấn Độ. Đến
nay nhu cầu sử dụng giống tốt trong sản xuất ngày càng tăng, nên công tác
giống ngày càng được quan tâm hơn. Hiện nay nước ta có trên 130 giống chè,
trong đó có hơn 30 giống đã được đưa ra trồng sản xuất đại trà
()[16] tại viện nghiên cứu chè Việt Nam (nay là
trung tâm nghiên cứu chè – viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía bắc)


9

đã xây dựng được một vườn bảo tồn nguồn gen chè lưu giữ được nhiều giống
từ nhiều nơi trên thế giới và trong nước


10

Bảng 2.1.Thống kê các giống chè mới và diện tích đã áp dụng
trong sản xuất
STT

Tên giống chè

Năm công nhận

Diện tích áp dụng

giống

1

PH1

Quốc gia 1986

2 Vạn ha, trồng tại các tỉnh trồng chè

2

PH1

Khảo nghiệm 1986

20 ha, tại Phú Thọ, Nghệ An, Lâm Đồng.

3

TH3

Khảo nghiệm 1989

20 ha tại Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La

4

TRI777

Quốc gia 1997


500 ha tại Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái
Nguyên

5

LDP1

Quốc gia 2002

1,5 Vạn ha tại Các Tỉnh trồng Chè

6

LDPH2

Khảo nghiệm 1994

2000ha tại Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh.

7

Kim Tuyên

Khảo nghiệm 2003

1000ha tại Lâm Đồng, Lạng Sơn, Phú Thọ,
Yên Bái, Sơn La.

8


Bát Tiên

Khảo nghiệm 2003

800 ha tại Sơn La, Tuyên Quang, Lâm
Đồng, Yên Bái.

9

Thúy Ngọc

Khảo nghiệm 2003

400 ha Tại Lâm Đồng, Lạng Sơn, Phú Thọ,
Yên Bái, Sơn La.

10

Phúc Vân Tiên Khảo nghiệm 2003

10ha tại Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An,
Yên Bái.

11

Keo Am Tích

Khảo nghiệm 2003

10ha tại Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An,

Yên Bái.

12

PT95

Khảo nghiệm 2003

15ha, tại Phú Thọ, Nghệ An, Thái Nguyên,
Yên Bái

13

Hùng Đỉnh

Khảo nghiệm 2003

Bạch
14

Cây Chè Shan
đầu dòng
Tổng

10ha, tại Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An,
Yên Bái

Khảo nghiệm 2003

1000ha, Tại Yên Bái, Hà Giang, Sơn La,

Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu.
40.785ha=35,5% diện tích

2.3.2.2.Những kết quả nghiên cứu về sinh trưởng sinh dưỡng


11

Nguyễn Ngọc Kính (1979) [8] cho rằng búp chè hoạt động sinh trưởng
theo một quy luật nhất định và hình thành các đợt sinh trưởng theo thứ tự thời gian.
Sơ đồ sinh trưởng được tóm tắt:
Mầm chè
được
phát
động

Lá vảy
ốc mở

Lá thật
xuất
hiện

Cành chè
ngừng sinh
trưởng
(Hoặc hái
búp)

Mầm

chè
được
phát
động

Giai đoạn
hiện

Giai đoạn
ẩn

Thời kỳ
hoạt động

Thời kỳ
tiềm sinh
ĐỢT SINH
TRƯỞNG

Theo tác giả Nguyễn Ngọc kính 1979 [8] cho thấy : Trong năm chè có
3 đến 5 đợt sinh trưởng, điều kiện thâm canh cao, có thể có tới 8 đến 9 đợt
sinh trưởng. Thời gian hình thành 1 đợt sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc
vào giống, tuổi cây, điều kiện đất đai, khí hậu, chế độ canh tác.
Tác giả Đỗ Văn Ngọc (1991) khi nghiên cứu về hệ số diện tích lá cho
rẳng: Hệ số diện tích lá và mật độ búp cho quan hệ thuận với nhau từ tháng 5-12.
Nghiên cứu các tính trạng của chè liên quan đến chất lượng thì tác giả
Nguyên Văn Niệm(1992)[12] : Cho rằng dạng lá lồi lõm, màu xanh vàng có
chất lượng tốt hơn dạng xanh đậm, nhẵn bằng. Các giống chè Shan có nhiều
lông tuyết dù ở cả vùng thấp thì chất lượng cũng cao.



12

1.3.Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới
Chè hiện nay chiếm khoảng 1/3 lượng tiêu dùng của thị truờng đồ uống
nóng thế giới, nhưng chỉ chiếm 20% tổng giá trị của thị trường. Theo đánh giá
của chuyên gia trong các nước sản xuát kinh doanh chè thuộc tổ chức Nông Lương Quốc tế, những năm cuối thế kỉ XX có trên một nửa dân số thế giới
uống chè. Hầu hết các nước đều có người uống chè, trong đó khoảng 160
nước có người uống chè. Mức tiêu thụ chè bình quân đầu người một năm trên
toàn thế giới là 0,5 kg/ người/năm và con số này sẽ càng tăng lên trong thời
gian tới (Người Hữu Khải 2005) [7].
Trước nhu cầu tiêu thụ chè chất lượng cao ngày càng tăng lên các nước
sản xuất và xuất khẩu chè buộc phải đầu tư chiều sâu cho các vùng cải tiến
giống, thực hiện nghiêm ngặt hơn nữa các kỹ thuật canh tác, thu hái khiến cho
chè tăng lên rõ rệt.
Diện tích, năng suất, sản lượng chè trên thế giới từ năm 2007 đến năm
2014 được thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2 :Diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới từ năm 2007-2014:
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
STT
Năm
(1.000 ha)
(tạ/ha)
(1.000 tấn)
1
2007
2880,29

13,88
3998,62
2
2008
2978,63
14,20
4230,32
3
2009
3039,13
14,10
4284,52
4
2010
3145,18
14,64
4603,52
5
2011
3400,10
14,04
4773,90
6
2012
3504,97
14,36
5034,64
7
2013
3616,41

14,79
5349,09
8
2014
3799,83
14,64
5561,34
(Nguồn: Theo FAOSTAT, 2016)
Qua sô liệu thống kê diện tích, năng suất, sản lượng chè trong giai đoạn
từ năm 2007 – 2014 cho thấy:
Diện tích chè thế giới tăng đều qua các năm từ năm 2007-2014 và cao
nhất vào năm 2014 với 3799,83 nghìn ha.
Năng suất chè thế giới nhìn chung tăng từ năm 2007- 2014, tuy nhiên
năng suất có sự giảm sút trong các giai đoạn từ 14,20 tạ/ha (năm 2008) xuống
14,10 tạ/ha (năm 2009), từ 14,64 tạ/ha (năm 2010) xuống 14,04 (năm 2011),


13

từ 14,79 (năm 2013) xuống 14,64 (năm 2014). Năng suất cao nhất là 14,79
tạ/ha (năm 2013).
Mặc dù năng suất có sự giảm sút ở 1 số năm nhưng sản lượng chè vẫn
tăng nhanh qua các năm, tăng mạnh nhất trong giai đoạn năm 2011-2012 từ
4773,90 nghìn tấn lên 5561,34 nghìn tấn.
Ngày nay trên thế giới có khoảng 40 nước trồng chè. Chè tập trung
nhiều nhất ở Châu Á sau đó đến Châu Phi. Các nước có diện tích trồng chè
lớn như Ấn Độ, Trung Quốc...

Bảng 2.3: Tình hình sản lượng chè của thế giới
và một số nước có sản lượng chè cao từ 2007-2014:

(Đơn vị tính: nghìn tấn)
Tên Nước

2007

2008

2009

Năm
2010
2011

2012

2013

Trung Quốc 1.183,00 1.274,98 1.375,78 1.467,47 1.640,31 1.804,66 1.939,18
Ấn Độ
973,00
987,00
972,70
991,18 1.095,46 1.135,07 1.208,78
Kenya
369,60
345,80
314,20
399,01
377,91
369,40

432,40
Sri lanka
305,22
318,70
290,00
331,40
327,50
330,00
340,23
Việt Nam
164,00
173,50
185,70
198,47
206,60
211,50
217,70
Indonexi
150,62
153,97
156,90
150,34
150,20
143,40
145,80
Nhật Bản
94,10
96,50
86,00
85,00

82,10
85,90
84,80
Bangladesh
58,50
59,00
59,50
60,00
60,50
62,52
66,26
Myanmar
27,70
29,00
30,26
31,06
31,00
94,60
96,30
3998,62
4230,32
4284,52
4603,52
4773,90
5034,64
5349,09
Toàn thế giới

2014
2.110,77

1.207,31
445,11
338,03
228,36
154,40
83,60
63,78
98,60
5561,34

( Nguồn: Theo FAOSTAT, 2016)
Bảng 2.3 cho thấy sản lượng chè ở các nước tăng qua các năm, trong
đóTrung Quốc là nước có sản lượng chè lớn nhất với 2.110,77 nghìn tấn (năm
2014), tiếp đó là Ấn Độ 1.207,31 nghìn tấn ( năm 2014). Việt Nam đứng thứ
5 về sản lượng trong tổng số 10 nước có sản lượng chè lớn nhất thế giới.
Sản xuất chè trên thế giới tập trung chủ yếu ở châu Á. Trong số 10
nước dẫn đầu về sản lượng thì có tới 7 nước châu Á.


14

2.4. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam
2.4.1. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam
Trong những năm qua, chính phủ và các bộ đã quan tâm trong lĩnh vực
nghiên cứu khoa học - công nghệ giúp ngành chè chọn tạo, nhập nội được
nhiều giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt, hỗ trợ nông dân ngành chè,
cải tiến quy trình canh tác và chế biến...
Cả nước hiện có khoảng 125.000ha đất trồng chè. Trong đó, diện tích
chè đang cho thu hoạch là 113.000ha, năng suất bình quân đạt 8 tấn búp
tươi/1ha. Trong năm 2014, Việt Nam có khoảng 500 cơ sở sản xuất chế biến

chè, với tổng công suất trên 500.000 tấn chè khô/năm. Trong số 180.000 tấn
chè khô của năm 2014, Việt Nam xuất khẩu được 130.000 tấn, kim ngạch đạt
230 triệu USD; sản lượng chè nội tiêu vào khoảng 33.000 tấn, doanh thu
2.300 tỷ đồng. Sản phẩm chè Việt Nam đã có mặt gần 100 quốc gia, vùng
lãnh thổ, đứng vào hàng thứ 6 trên thế giới về sản lượng và thứ 5 về xuất khẩu.
Cây chè hiện nay được phân bố trên địa bàn 40 tỉnh thành trong cả
nước, tập trung chủ yếu ở những vùng chè trọng điểm như : Thái Nguyên, Hà
Giang, Phú Thọ, Yên Bái...(Agroviet.gov.vn)[1]
Dưới đây là số liệu về diện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt
Nam giai đoạn 2007-2014:

Bảng 2.4 : Diện tích, năng suất, sản lượng chè tại Việt Nam
Năm

Diện tích (nghìn
ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (Nghìn
tấn)

2007

107,40

15,27

164,00


2008

108,80

15,95

173,50

2009

111,40

16,67

185,70

2010

113,20

17,53

198,47

2011

114,40

18,06


206,60

2012

114,43

18,48

211,50


15

2013

114,83

18,96

217,70

2014

115,44

19,78

228,36

( Nguồn: Theo FAOSTAT, 2016)

Qua bảng trên ta thấy diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam có
sự tăng trưởng khá mạnh từ năm 2017 đến năm 2014.
Diện tích trồng chè của Việt Nam tăng trung bình trong những năm từ
2007 đến 2014. Trong đó diện tích trồng chè tăng nhanh nhất trong giai đoạn
2008-2009 tăng 2,6 nghìn ha.
Năng suất chè của Việt Nam cũng tăng đều qua các năm và cao nhất là
19,78 tạ/ha (năm 2014)
Sản lượng chè tăng với tốc độ nhanh, năm 2007 (164,00 nghìn tấn) đến
năm 2014 (228,36 nghìn tấn) sản lượng tăng thêm 64,36 nghìn tấn.
Theo hiệp hội chè Việt Nam để giữ vững và ổn định thị trường chè,
hiệp hội và các tỉnh sẽ đưa ra một số giải pháp: Xác định các giống chè mới
có năng suất chất lượng để đưa vào canh tác, đồng thời chọn phương pháp
nhân giống cho từng loại chè thành phẩm như: Chè xanh, chè CCT, chè
OTT... Bên cạnh đó sẽ dần thay thế các diện tích chè giống cũ, lâu năm năng
suất thấp bằng các giống chè mới có năng suất cao chất lượng tốt và cải tiến
kỹ thuật trồng mới theo hướng giảm và tối ưu hóa số lượng cây cho phù hợp
từng giống chè ()[3]

1.4.2. Tình hình sản xuất chè ở Thái Nguyên
Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, được chia làm bốn
mùa rõ rệt: Xuân - hạ - thu - đông. Tông số giờ nắng trong năm dao động từ
1300 – 1750 giờ và phân phối tương đối đều vào các tháng. Tổng tích nhiệt
độ vượt 7.5000c. Với lượng mưa khá lớn, trung bình từ 1.500 – 2.500 mm.
Nói chung, khí hậu Thái Nguyên phù hợp cho phát triển nông, lâm nghiệp đặc
biệt là cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chè. Tính đến hết năm
2016 diện tích trồng lại và trồng mới chè đạt gần 1300 ha, tổng diện tích chè
toàn tỉnh là hơn 21.300 ha (đứng thứ 2 cả nước sau Lâm Đồng), trong đó diện


16


tích chè cho sản phẩm là 18.770 ha, có trên 12.000 ha chè kinh doanh, hàng
năm cho sản lượng khoảng trên 70.000 tấn chè búp tươi. Tỉnh đã có quy
hoạch phát triển cây chè lên 15.000 đến 20.000 ha với sản lượng khoảng
105.000 tấn chè búp tươi/năm.
Thái Nguyên đã quy hoạch vùng sản xuất chè thành 2 vùng chính: Vùng
chè Tân Cương gồm có Tân cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân và vùng chè Trại
Cài. Sản phẩm chè Thái Nguyên với thương hiệu nổi tiếng là chè Tân Cương
đã chiếm được một thị trường khá rộng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người
dân địa phương, trong nước và thế giới. Thái Nguyên đã có những bước tăng
trưởng mạnh mẽ cả về diện tích, năng suất, sản lượng cũng như chất lượng
chè và đã trở thành một trong những vùng chè nổi tiếng cả nước.


×