Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển của rau hoa thiên lý tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.39 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐH NÔNG LÂM
KHOA NÔNG HỌC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG

TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ
ĐẾN SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA RAU HOA THIÊN LÝ TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

Mã số: SV2016-03

Chủ nhiệm đề tài: sinh viên Ma Đình Ân

Thái Nguyên năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐH NÔNG LÂM
KHOA NÔNG HỌC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG

TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ
ĐẾN SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA RAU HOA THIÊN LÝ TẠI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

Mã số: SV2016-03

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài

Chủ nhiệm đề tài

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

Thái Nguyên 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐH NÔNG LÂM
KHOA NÔNG HỌC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG

TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ
ĐẾN SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA RAU HOA THIÊN LÝ TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

Mã số: SV2016-03


Chủ nhiệm đề tài
(Ký, họ tên)

Xác nhận của Hội đồng nghiệm thu
(Ký, ghi rõ họ tên)
- Chủ tịch HĐ:………………………………………
- Phản biện 1:……………………………………….
- Phản biện 2:……………………………………….

Thái Nguyên 2017


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. MA ĐÌNH ÂN

Lớp k45 TT N02

2. LÒ VĂN DUY

Lớp k45 TT N02

3. BẾ THỊ HUỆ

Lớp k45 TT N01

4. NGUYÊN QUANG HƯNG

Lớp k45 TT N01



MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
1.2. Mục đích ......................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................... 3
2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu trên thế giới.............................................. 3
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ở Việt Nam .............................................. 3
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 5
3.1. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 5
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ..................................................................... 5
3.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 5
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 5
3.5. Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá ................................................................. 7
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 8
4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển hoa thiên lý ................ 8
4.1.1. Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính .................................................... 8
4.1.2. Động thái ra lá trên thân chính .................................................................... 9
4.1.3. Số nhánh trên thân chính của các giống tham gia thí nghiệm .................. 10
4.2. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến năng suất của hoa thiên lý ............... 11
4.3. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến khả năng chống chịu sâu bệnh của hoa
thiên lý ................................................................................................................. 11
4.4. Hạch toán kinh tế.......................................................................................... 11
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 13
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 13
5.2. Đề nghị ......................................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 14
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của các ............................ 8
Bảng 4.2. Số lá trên thân chính của các công thức thí nghiệm ............................. 9
Bảng 4.3. Số nhánh trên thân chính của các công thức thí nghiệm .................... 10
Bảng 4.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của hoa thiên lý ........... 11
Bảng 4.5. Sơ bộ hạch toán kinh tế cho công thức thí nghiêm ............................ 11
Bảng 4.6. Sơ bộ hoạch toán kinh tế cho 1ha ....................................................... 12


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO

CT

: Công thức

CTTN

: Công thức thí nghiệm

PB

: Phân bón


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ đến sinh
trưởng, phát triển của rau hoa thiên lý tại trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên.
- Mã số: SV2016-03

- Chủ nhiệm: Ma Đình Ân
Điện thoại: 01659007819 Email:
- Cơ quan chủ trì: Khoa Nông Học
- Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện:
- Thời gian thực hiện: tư 20/5/2016 đến 20/11/2016
2. Mục tiêu
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng hiên lý khi bón các loai phân hữu
cơ khác nhau.
- Sơ bộ đánh giá năng suất khi bón các loai phân hữu cơ khác nhau.
- Mô hình giới thiệu cho sinh viên học tập và thăm quan.
3. Nội dung chính
- Nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ đến
sinh trưởng và năng suất của hoa thiên lý tại trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
- Đánh giá năng suất khi bón các loai phân hữu cơ khác nhau.
- Đánh giá tình hình nhiễm sâu, bệnh hại trong thí nghiệm.
- Hoạch toán kinh tế.
4. Kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc
(khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế – xã hội, v.v…)
- Sơ bộ đánh giá được khả năng sinh trưởng và năng suất của thiên lý khi
được bón phân hưu cơ. Một số loai phân bón giúp tăng khả năng sinh trưởng
mạnh, năng suất khá cao, ....
5. Sản phẩm
6. Hiệu quả và khả năng áp dụng


INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information
- Project title: Effect of some organic fertilizers on the growth and
development of Telosma cordata at University of Agriculture and Forestry.
- Code number: SV2016-03

- Coordinator: Ma Dinh An
Tel: 01659007819 Email:
- Implementing institution: Faculty of Agronomy
- Cooperating Institution(s):
- Duration: from 20/5/2016 to 20/11/2016
2. Objective(s)
- Assess the possibility of reasonable growth while fertilizer porch of
different organic fertilizers.
- Preliminary assessment of productivity when applying different organic
fertilizers.
- The model introduces students to learn and visit.
3. Main contents
- Effect of some organic fertilizers on the growth and development of
Telosma cordata at University of Agriculture and Forestry.
- Evaluate the productivity of organic fertilizers applied different.
- Assessing the situation of pests and diseases in the laboratory.
- Economic accounting.
4. Results obtained
- Preliminary assessment is the growth and productivity of natural justice
when organic fertilizer. A certain type of fertilizer to increase the ability of
strong growth, high productivity.
5. Products
6. Effects and applicability


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thiên lý (Telosma cordata) là một loài thực vật dạng dây leo, được trồng
phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước nhiệt đới.

Theo theo kết quả nghiên cứu của bộ Y tế, trong 100g hoa thiên lý chứa
2,9g chất đạm, 2,8g bột đường, 3g chất xơ, 52mg canxi, 53mg phốtpho, 1,2mg
sắt, 1,17mg caroten (tiền sinh tố A), 0,19mg vitamin B1, 0,13mg B, 1,1mg PP,
45mg vitamin C và nhiều vitamin E và khoáng vi lượng khác
Do vậy, rau hoa thiên lý là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nó có
tác dụng như một loại thuốc chữa bệnh mất ngủ, bệnh trĩ ngoại, sa dạ con, đau
xương cốt… Một vài năm gần đây nhu cầu sử dụng rau hoa thiên lý ngày càng
tăng ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng… Thái Nguyên cũng là một
thành phố có lượng dân cư đông nhưng thị trường rau hoa thiên lý chưa đủ cung
cấp cho nhu cầu của người tiêu dùng.
Cây thiên lý đã trở thành một cây trồng gần gũi và thân thiết với nhà nông. Nó
không đòi hỏi nhiều phân bón, công lao động như một số cây trồng khác và có thể
chống chịu những điều kiện biến đổi bất lợi về môi trường (bão, hạn, mưa lớn...).
Hiện nay trong sản xuất rau hoa thiên lý người dân đã sử dụng nhiều các
loại phân vô cơ nhằm tăng năng suất nhanh chóng cho cây trồng, tuy nhiên nếu
sử dụng các lọai phân này trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kết cấu
đất, làm đất chua, nghèo dinh dưỡng, vi sinh vật có lợi hoạt động kém... làm ảnh
hưởng đến năng suất, chất lượng rau hoa thiên lý khi sản xuất lâu dài. Vì vậy
việc nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón hữu cơ đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất rau hoa thiên lý tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là
cần thiết. Nhằm tận dụng được nguồn phân bón trong chăn nuôi, cải tạo đất
trồng nông nghiệp, tăng chất hữu cơ và mùn trong đất, nâng cao độ phì nhiêu
của đất, tạo ra những sản phẩm rau hoa thiên lý đảm bảo về năng suất và chất

1


lượng cung cấp cho thị trường, tạo nguồn lợi kinh tế đồng thời góp phần làm đẹp
cảnh quan của trường.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, tập trung nhiều khu

công nghiệp, trường đại học, dân cư khá đông do vậy nhu cầu sử dụng rau xanh
lớn. Ngoài một số loại rau truyền thống như rau họ thập tự, họ cà, họ bầu bí thì
rau hoa thiên lý là một loại rau được thị trường quan tâm.
Mặc dù rau hoa thiên lý đem lại giá trị kinh tế khá cao nhưng chưa có
nhiều nghiên cứu về loại cây trồng này. Các hoạt động sản xuất chủ yếu dựa trên
kinh nghiệm của người dân. Do vậy việc nghiên cứu sử dụng phân bón hữu cơ
cho rau hoa thiên lý là việc làm có ý nghĩa và cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của một số loại phân bón hữu cơ đến sinh trưởng và phát triển của
rau hoa thiên lý tại trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích
Xác định được loại phân bón hữu cơ phù hợp cho rau hoa thiên lý tại
Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để xây dựng qui trình kỹ thuật cho
thiên lý, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế ở công thức luân canh cho người dân,
đặc biệt ở những vùng điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, có mức đầu tư
cho sản xuất thấp

2


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu trên thế giới
Thiên lý (Telosma cordata) là một loài thực vật dạng dây leo. Hoa thiên
lý được sử dụng với nhiều mục đích.
Rau hoa thiên lý là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nó có tác
dụng như một loại thuốc chữa bệnh mất ngủ, bệnh trĩ ngoại, sa dạ con, đau
xương cốt…

Theo Đông y, thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, có tác dụng an thần,
làm ngủ ngon giấc, giảm tiểu đêm, đỡ mệt mỏi, đau lưng, có tính chống viêm…
Còn theo nghiên cứu y học hiện đại, thành phần dinh dưỡng có trong cây thiên
lý bao gồm: chất xơ 3%, chất đạm 2,8%, và gồm chất bột đường, các vitamin
như C, B1, B2, PP và tiền vitamin A (caroten), cùng các khoáng chất cần cho cơ
thể như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) có hàm lượng khá cao…các
nguyên tố rất cần cho cơ thể con người
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ở Việt Nam
Hoa thiên lý là loại dây leo lá hình tim hoa mọc thành chùm, màu vàng,
trước kia người ta trồng hoa thiên lý chủ yếu làm cảnh nhưng vài năm ngần đây
hoa thiên lý chỉ xuất hiện cục bộ ở một số địa phương và nhỏ lẻ trong từng hộ
gia đình. Loài hoa này được biết đến như một đặc sản, một thực phẩm lành tính
mà còn được đông y phát hiện có những khả năng chữa bệnh hết sức hiệu quả.
Trong Đông y, cây thiên lý có tên khác là dạ lý hương, dạ lài hương. Hoa
thiên lý mọc thành từng chùm, vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, thanh
lọc cơ thể, chống rôm sảy rất hiệu quả.
Ngoài ra, hoa thiên lý có tác dụng an thần, kháng viêm, thúc đẩy hình
thành vết thương rất hiệu quả. Chính vì vậy, hoa thiên lý thích hợp dùng cho
những người mệt mỏi, mất ngủ, thận hư, đau lưng, và những người đang bị các
vết thương,…

3


Trong vài năm gần đây hoa thiên lý đã được người nông dân chọn loại rau
hoa thiên lý trồng thu hoạch bán ra thị trường như:
Theo Anh Tuấn (báo Nghệ An) gia đình Lê Công Tuấn ở xóm 1, xã Đại
Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An có 3 sào đất trồng hoa thiên lý mỗi
tháng thu nhập của gia đình anh khoảng 8 đến 10 triệu đồng, xã Đại Thành có
tới 70% người dân tham gia trồng hoa thiên lý khoảng 15 ha.

Bà Nguyễn Thị Liên (54 tuổi, ngụ ấp Xây Đá B, xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu
Thành, Sóc Trăng) 4 gốc thiên lý đã giúp bà thoát nghèo (Theo báo Thanh Niên).
Mô hình liên kết trồng hoa thiên lý ở xã Mỹ Đông, huyện Tháp
Mười, tỉnh Đồng Tháp giữa Giám đốc Công ty Hưng Thịnh Phát với 11 tổ viên
và vận động tổ viên trồng rau cung ứng cho doanh nghiệp với 3,4 ha và đã trồng
được 2,8 ha hoa thiên lý doanh nghêp hỗ trợ mua 40% giống cho người dân, và
thu mua hoa với mức giá 25.000 đồng/1kg (Theo Báo Đồng Tháp)
Từ các mô hình sản xuất cho ta thấy diện tích trồng hoa thiên lý ngày
càng tăng qua các năm gần đây, do hoa thiên lý dễ trồng, có thể trồng trên tất cả
các loại đất, thời gian cho thu hoạch chỉ từ 4-5 tháng sau khi trồng, ít sâu bệnh,
giá thành cao…. tuy nhiên, sản xuất hoa thiên lý là theo kinh nghiệm bản thân
và chủ yếu sử dụng nguồn phân chuồng và phân vô cơ người dân thường bổ
sung mỗi tháng 1 lần, 5-10kg phân chuồng hoai mục + 100-150g NPK
(10/16/18) cho 1gốc, khi dây leo 2m, rễ phát triển người dân sử dụng thêm nước
tiểu pha loãng 1/20 tưới cách gốc 60cm…trong sản xuất đã biết sử dụng phân
bón hữu cơ nhưng chưa có công thức phân bón hợp lý cho cây sinh trưởng phát
triển tốt.

4


PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu thí nghiệm là: Rau hoa thiên lý với 4 loại phân hữu cơ vi sinh:
- Phân hữu cơ vi sinh NTT
- Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh
- Phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm
- Phân chuồng
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Tại khu thí nghiệm trường ĐH Nông Thái Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu: ngày 20/5 đến 20/11 năm 2016
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến sinh trưởng của hoa
thiên lý.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến năng suất của hoa thiên lý.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến khả năng chống chịu
sâu bệnh hại hoa thiên lý.
- Sơ bộ hoạch toán kinh tế.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Thí nghiệm: Gồm 4 công thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên
hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại.
+ Công thức 1: Phân hữu cơ vi sinh NTT
+ Công thức 2: Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh
+ Công thức 3: Phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm
+ Công thức 4: Phân chuồng
- Trồng với mật độ: 2000 cây/ha (5m2/cây)
- Diện tích ô: 20 m2 (4 cây trên/ô)
- Tổng diện tích thí nghiệm: 20 x 3 = 60 m2
5


- Tổng số ô thí nghiệm là: 3 ô
* Quy trình kỹ thuật trồng
- Rau hoa thiên lý phải có chiều dài thân từ đến 40cm, số lá 10 lá/thân sinh
trưởng tốt mới đem trồng.
- Ngày trồng: 20/05/2016.
- Mật độ trồng: 2000 gốc/ha (5m2/gốc)
- Kỹ thuật trồng:
- Nền phân bón lót NPK: 1200kg/ha/năm (0,6kg/gốc)

+ Bón lót 100% NPK
- Công thức 1: Phân NTT, bón 7,5 kg/gốc/năm
- Công thức 2: Phân Sông gianh, bón 4,5 kg/gốc/năm
- Công thức 3: Phân Quế lâm, bón 4,5 kg/gốc/năm
- Công thức 4: Phân chuồng mục, bón 21 kg/gốc/năm
(Theo thuyết minh đề ra) và [1], [2], [3], [4], [5].
Chia nhỏ ra các đợt:
- Lần 1: bón lót 30% lượng phân.
- Lần 2: Sau 30 ngày trồng 30% lượng phân.
- Lần 3: Sau 60 ngày trồng 40% lượng phân còn lại.
* Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
+ Tưới nước giữ ẩm thường xuyên
+ Làm giàn: khi cây cao từ 1 mét
- làm giàn bằng: cột thép dùng làm trụ, dây thép cố định các trụ và để
dùng buộc lưới lên, cây tre nhỏ làm các đoạn khoảng 150cm cắm xuống gốc cho
hoa thiên lý bám, leo lên giàn.
+ Bón phân: Theo công thức
+ Xới cỏ, làm đất, che phủ giữ ẩm.
+ Thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại để có biện pháp phòng
trừ kịp thời.

6


3.5. Chỉ tiêu và phƣơng pháp đánh giá
Khả năng sinh trưởng thân lá
- Động thái tăng trưởng: Theo dõi các chỉ tiêu:
(Phương pháp theo dõi: theo dõi tất cả các cây thí nghiệm).
+ Chiều dài thân chính (cm): Đo từ gốc thân chính đến đỉnh sinh trưởng của
thân chính. Giai đoạn sau trồng 30 ngày và cứ sau 15 ngày theo dõi 1 lần đến khi

hoa nở, tính trung bình.
+ Số lá trên thân chính: Đếm số lá trên thân chính cùng với thời gian theo
dõi tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính, tính trung bình.
+ Số nhánh trên thân chính: Đếm số nhánh cấp 1, cấp 2, tính trung bình.
Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
- Số chùm hoa: Đếm số chùm hoa khi thu hoạch
- Trọng lượng chùm hoa: Năng suất/số chùm hoa (gam/cay).
- Năng suất: cân tổng thể hoa thu được qua các lần thu
(khi hoa suất hiện, sau 5 ngày đến 7 ngày thi thu hoạch, tính trung bình
trên công thưc)
Chống chịu sâu bệnh
Theo dõi thành phần sâu bệnh hại và tỷ lệ hại của:
- Sâu hại chính: Rệp, dế mèn
- Bệnh hại: vàng lá, đốm.
Hạch toán kinh tế
- Hạch toán kinh tế cho các công thức phân bón và so sánh giữa các công thức.
Phƣơng pháp xử lý số liệu
Tính toán, xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel

7


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hƣởng của phân bón đến sinh trƣởng, phát triển hoa thiên lý
4.1.1. Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính
Chiều dài thân chính là chỉ tiêu phản ánh khá trung thực về quá trình sinh
trưởng, phát triển của cây. Sự tăng trưởng chiều dài thân chính ảnh hưởng tới số
lá trên thân và quyết định đến năng suất của hoa sau này.
Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều dài thân chính thu được ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Động thái tăng trƣởng chiều dài thân chính của các
Công thức thí nghiệm
Đơn vị: cm

STT

Công thức

1

Ngày sau trồng
30

45

60

75

Phân bón NTT

121,3

175,0

230,0

381,7

2


Phân bón Sông gianh

142,3

180,0

235,0

336,7

3

Phân bón Quế lâm

122,3

181,7

258,3

293,3

4

Phân chuồng

170,0

208,3


276,7

328,3

Nhận xét:
- Giai đoạn 30 ngày sau trồng: các cây công thức 1 tăng 81,3 cm, công
thức 2 tăng 102.3 cm công thức 3 tăng 82,3 cm, công thức 4 tăng 130,0 cm.
Trong giai đoạn này: Công thức 4 cho cây sinh trưởng tốt nhất.
- Giai đoạn 30 ngày đến 45 ngày: các cây công thức 1 tăng 53,7 cm, công
thức 2 tăng 37.7 cm công thức 3 tăng 59,4 cm, công thức 4 tăng 38,3 cm.
Trong giai đoạn này: công thức 3 cho cây sinh trưởng tốt nhất.
- Giai đoạn 45 ngày đến 60 ngày: các cây công thức 1 tăng 55 cm, công
thức 2 tăng 55 cm công thức 3 tăng 76,6 cm, công thức 4 tăng 68,4 cm.
Trong giai đoạn này: công thức 3 cho cây sinh trưởng tốt nhất.
8


- Giai đoạn 60 ngày đến 75 ngày: các cây công thức 1 tăng 151,7 cm,
công thức 2 tăng 101,7 cm công thức 3 tăng 35 cm, công thức 4 tăng 51,6 cm.
Trong giai đoạn này: công thức 1 cho cây sinh trưởng tốt nhất.
Kết luận:
Qua các giai đoạn sinh trưởng, công thức 1 bón phân Sông Gianh cây có
khả năng phát triển thân chính mạnh nhất sau 75 ngày sau trồng.
4.1.2. Động thái ra lá trên thân chính
Cùng với sự tăng trưởng của thân chính, số lượng lá, tốc độ ra lá cũng là
chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình trạng sinh trưởng của cây.
Kết quả theo dõi động thái ra lá trên thân chính được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 4.2. Số lá trên thân chính của các công thức thí nghiệm
Đơn vị: lá

Công thức

STT

NTT

Ngày sau trồng
30

45

60

75

20,7

28,7

42,0

64,0

1

Phân bón

2

Phân bón Sông gianh


26,0

35,3

44,0

62,7

3

Phân bón Quế lâm

20,7

34,0

46,0

51,3

4

Phân chuồng

28,0

38,7

50,7


54,0

Nhận xét:
- Giai đoạn 30 ngày sau trồng: các cây công thức 1 tăng 10,7 lá, công thức
2 tăng 16,0 lá công thức 3 tăng 10,7 lá, công thức 4 tăng 18,0 lá.
Trong giai đoạn này: công thức 4 cho cây số lá nhiều nhất.
- Giai đoạn 30 ngày đến 45 ngày: các cây công thức 1 tăng 8 lá, công thức
2 tăng 9,3 lá công thức 3 tăng 13,3 lá, công thức 4 tăng 10,7 lá.
Trong giai đoạn này: công thức 3 cho cây số lá nhiều nhất.
- Giai đoạn 45 ngày đến 60 ngày: các cây công thức 1 tăng 13,7 lá, công
thức 2 tăng 8,7 lá công thức 3 tăng 12 lá, công thức 4 tăng 12 lá.
Trong giai đoạn này: công thức 1 có số lá/thân chính nhiều nhất.
9


- Giai đoạn 60 ngày đến 75 ngày: các cây công thức 1 tăng 10,7 lá, công
thức 2 tăng 8,7 lá công thức 3 tăng 13,3 lá, công thức 4 tăng 22 lá.
Kết luân:
Công thức 2 bón phân hữu cơ Sông Gianh làm số lá/thân chính tăng mạnh
nhất. Điều này cho thấy phân bón có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng
phát triển của cây trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng.
4.1.3. Số nhánh trên thân chính của các giống tham gia thí nghiệm
Để cây thiên lý sinh trưởng và phát triển tốt yêu cầu có kết cấu tán hợp lý.
Sự phân nhánh trên thân chính, dạng thân, độ che phủ quyết định kết cấu tán. Kết
quả theo dõi số nhánh trên thân chính của các giống được thể hiện ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Số nhánh trên thân chính của các công thức thí nghiệm
Đơn vị: nhánh
STT


Công thức

1

Ngày sau trồng
30

45

60

75

Phân hữu cơ NTT

4,3

10,7

21,7

32,7

2

Phân bón Sông gianh

5,0

13,3


22,7

32,7

3

Phân bón Quế lâm

3,3

9,7

23,0

31,3

4

Phân chuồng

3,7

9,0

18,3

28,7

Nhận xét:

- Kết quả theo dõi số nhánh trên thân chính trong giai đoạn 30 ngày trồng đều
cho tư 3,3 đến 5,0 nhánh, ở công thức số 2 số nhánh tang mạnh nhất là 5,0 nhánh.
- Các giai đoạn tiếp theo các công thức đều tăng từ 9 đến 13 nhánh.
Kết luận:
- Các công thức phân bón ảnh hưởng không lớn tới khả năng phân nhánh
của rau hoa thiên lý.
- Công thức 2 có số nhánh nhiều nhất

10


4.2. Ảnh hƣởng của phân bón hữu cơ đến năng suất của hoa thiên lý
- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Năng suất của cây trồng là một trong những chỉ tiêu quan trọng, nó phản
ánh kết quả của quá trình sinh trưởng, phát triển, đồng hoá và tích luỹ chất dinh
dưỡng của cây.
Bảng 4.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của hoa thiên lý

Công thức

STT

Chùm hoa/cây

Khối lƣợng

(chùm)

hoa/cây (gam)


1

Phân hữu cơ NTT

252

375,0

2

Phân bón Sông gianh

293

440,0

3

Phân bón Quế lâm

265

315,0

4

Phân chuồng

257


395,0

Kết luân:
Năng suất ở công thức 2 cao nhất so với các công thức 1, 3 và 4.
4.3. Ảnh hƣởng của phân bón hữu cơ đến khả năng chống chịu sâu bệnh
của hoa thiên lý
Qua thời gian thực hiện thí nghiệm, hầu như không thấy xuất hiện loại
sâu, bệnh hại nào làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây
4.4. Hạch toán kinh tế
Bảng 4.5. Sơ bộ hạch toán kinh tế cho công thức thí nghiêm
Đơn vị: đồng
Lãi thuần

STT

Công thức

Chi

Thu

1

Phân hứu cơ NTT

54,000

78.750

+24.750


2

Phân bón Sông Gianh

60,750

92,400

+31,650

3

Phân bón Quế Lâm

60,750

66,150

+ 5,400

4

Phân chuồng

63,000

82,950

+25,950


11

(thu-chi)


Bảng 4.6. Sơ bộ hoạch toán kinh tế cho 1ha
Đơn vị: triệu đồng
Lãi thuần

STT

Công thức

Chi

Thu

1

Phân hứu cơ NTT

36,0

52,5

+16,5

2


Phân bón Sông Gianh

40,5

61,6

+21,1

3

Phân bón Quế Lâm

40,5

44,1

+3,6

4

Phân chuồng

42,0

55,3

+13,3

(thu-chi)


Sau khi tính toán:
Nhận xét
CT 1: Phân hứu cơ NTT cho lãi 24.750 đồng sau khi đã trừ hết chi phí.
CT 2: Phân bón Sông Gianh cho lãi 31,650 đồng sau khi đã trừ hết chi phí.
CT 3: Phân bón Quế Lâm cho lãi 5,400 đồng sau khi đã trừ hết chi phí.
CT 4: Phân chuồng cho lãi 25,950 đồng sau khi đã trừ hết chi phí.
Tương ứng với 1ha qua bảng 6: Sơ bộ hoạch toán kinh tế cho 1ha.
Kết luận:
Công thức 2 phân bón Sông Gianh có hiệu quả tốt hơn các công thức khác.

12


PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua thí nghiệm đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của một số
phân bón hữu cơ tới thiên lý trong năm 2016 tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên chúng tôi rút ra kết luận như sau:
Sinh trưởng của hoa thiên lý:
Các công thức khác nhau đã ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của rau
hoa thiên lý trong đó: CT 1 bón phân hữu cơ NTT ảnh hưởng lớn nhất đến chiều
dài thân, số lá và số nhánh.
Năng suất và chất lượng các công thức thí nghiệm.
Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: phân bón hữu cơ.
- Công thức 1: Phân hứu cơ NTT cho 375,0 gam/gốc
- Công thức 2: Phân hữu cơ Sông Gianh cho 440,0 gam/gốc
- Công thức 3: Phân hữu cơ Quế Lâm cho 315,0 gam/gốc
- Công thức 4: Phân chuồng cho 395,0 gam/gốc
 Công thức 2: Phân hữu cơ Sông Gianh cho năng suất cao nhất là 440,0

gam/gốc.
Khả năng chống chịu sâu, bệnh hại
Tất cả các công thức trong thời tiến hành thí nghiệm đều không bị nhiễm
sâu bệnh.
Hạch toán kinh tế
Thấy được khả năng dầu tư và kết quả của việc sử dụng phân bón hữu cơ
trong viêc trồng rau hoa thiên lý.
5.2. Đề nghị
Cần tiếp tục trồng thêm một số vụ trên một số loại phân hữu cơ để đưa ra
kết luận chính xác hơn về tình hình sinh trưởng, phát triển và năng suất rau hoa
thiên lý. Từ đó lựa chọn được loại phân bón phù hơp cho thiên lý sinh trưởng
tốt, năng suất cao và chất lượng hoa đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng đưa vào
sản xuất.
13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thanh Bình (2008), Hỏi - đáp sử dụng phân bón, Nxb Khoa học tự
nhiên và Công nghệ.
2. Nguyễn Văn Bộ (2004), Báo cáo tổng kết sử dụng phân bón trong sản xuất.
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
3. Cẩm nang phân bón - GS.TS. Đường Hồng Dật.
4. Đường Hồng Dật (2008), Kỹ thuật bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng.
Nxb Khoa học tự nhiên và công nghệ.
5. GS.Võ Minh Kha, Hướng dẫn thực hành phân bón, Nxb Nông nghiệp, Hà Nôi.
6. Viện Thổ Nhưỡng nông hóa, 1998, Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón cây
trồng, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
7. Trung Tâm KHKT hóa chất Hà Nội 1998, Cẩm nang sử dụng phân bón,
Nxb Nông nghiệp Hà Nội.


14


PHỤ LỤC
Phân hữu cơ NTT: 2.400 đồng/kg
Phân bón hữu cơ Sông gianh: 4.500 đồng/kg
Phân bón hữu cơ Quế lâm: 4.500 đồng/kg
Phân chuồng: 1.000 đồng/kg
Hoa thiên lý: 70.000 đồng/kg
Phân NPK: 5.000 đồng/kg



×