Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu thử nghiệm men vi sinh TUAF – MULTIBIO trên đàn gà tại trại gia cầm khoa chăn nuôi thú y – trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 53 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐH NÔNG LÂM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM MEN VI SINH TUAF - MULTIBIO
TRÊN ĐÀN GÀ NUÔI TẠI TRẠI GIA CẦM KHOA CHĂN NUÔI
THÚ Y, TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

Mã số: SV2016 - 04

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Hằng

THÁI NGUYÊN, tháng 03 năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐH NÔNG LÂM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM MEN VI SINH TUAF - MULTIBIO
TRÊN ĐÀN GÀ NUÔI TẠI TRẠI GIA CẦM KHOA CHĂN NUÔI
THÚ Y, TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”


Mã số: SV2016 - 04

Chủ nhiệm đề tài
(Ký, họ tên)

Xác nhận của Hội đồng nghiệm thu
(Ký, ghi rõ họ tên)

- Chủ tịch HĐ: GS. TS Từ Quang Hiển
- Phản biện1: ThS. Hà Thị Hảo
- Phản biện 2: TS. Cù Thị Thúy Nga

Thái Nguyên, tháng 03 năm 2017


i

DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI
TT

Họ và tên

Lớp

1

Phạm Thị Biên

46TY N02


2

Hoàng Thị Diên

46TY N02

3

Dương Văn Hiền

46TY N02

4

Lê Văn Sáu

46TY N02

5

Nguyễn Anh Thư

46TY N02

Thời gian thực hiện: 01/2016 đến 12/2016
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Trang
Địa điểm nghiên cứu: Trại Chăn nuôi gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên.


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ..........................................................................22
Bảng 2.2: Chế độ dinh dưỡng của gà thí nghiệm .................................................22
Bảng 3.1: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) ...................26
Bảng 3.2: Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (gam) .........28
Bảng 3.3: Sinh trưởng tuyệt đối của gà qua các giai đoạn (g/con/ngày) ..............29
Bảng 3.4: Sinh trưởng tương đối của gà qua các giai đoạn (%) ..........................30
Bảng 3.5: Tiêu thụ thức ăn của gà Mía x Lương Phượng nuôi qua các tuần tuổi
(g/con/ngày).........................................................................................32
Bảng 3.6: Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà (kg) .......................33
Bảng 3.7: Ảnh của men vi sinh TUAF - MULTIBIO đến khả năng phòng một số
bệnh của gà thí nghiệm........................................................................35
Bảng 3.8: Sơ bộ hạch toán kinh phí cho 1kg khối lượng gà thí nghiêm xuất bán ...... 36


iii

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Ý nghĩa

Chữ viết tắt
CRD

Bệnh hô hấp mãn tính ở gà

Cs

Cộng sự


Đ

Đồng

ĐC

Đối chứng

ĐVT

Đơn vị tính

G

Gam

Kcal

Kilôcalo

Kg

Kilôgam

ME

Năng lượng

Nxb


Nhà xuất bản

Pr

Protein

SS

Sơ sinh

STT

Số thứ tự

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN

Thí nghiệm

TTTA

Tiêu tốn thức ăn


iv


TÓM TẮT KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung
Tên đề tài: “Nghiên cứu thử nghiệm men vi sinh TUAF – MULTIBIO
trên đàn gà tại trại Gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên”
Mã số: SV2016 - 04
Chủ trì đề tài: Nguyễn Thị Hằng

Tel: 01627774199

E-mail:
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học N ng L m Thái Nguyên.
Địa điểm thực hiện: Trại Gia cầm khoa Chăn nu i Th y.
Thời gian thực hiện: 01/2016 – 12/2016
2. Mục tiêu
- Đánh giá ảnh hưởng của men TUAF – MULTIBIO đến sức sống và
sức sinh trưởng của gà nu i tại trại Gia cầm khoa Chăn nu i Thú y –
Trường Đại học N ng L m Thái Nguyên.
- Đánh giá ảnh hưởng của men TUAF – MULTIBIO tới chỉ số tiêu tốn
thức ăn và hiệu quả kinh tế trong chăn nu i gà tại trại Gia cầm khoa Chăn
nuôi Thú y – Trường Đại học N ng L m Thái Nguyên.
- Đánh giá ảnh hưởng của men TUAF – MULTIBIO tới tác dụng phòng
bệnh đường tiêu hóa của gà nuôi tại trại Gia cầm khoa Chăn nu i Th y –
Trường Đại học N ng L m Thái Nguyên.
3. Nội dung chính
- Xác định được ảnh hưởng của men TUAF – MULTIBIO đến sinh
trưởng và sức đề kháng bệnh của đàn gà và hiệu quả kinh tế gà thí nghiệm
F1 (Mía x Lương Phượng) nu i tại trại Gia cầm khoa Chăn nu i Th y –
Trường Đại học N ng L m Thái Nguyên .
- Kết quả của đề tài là những th ng tin khoa học về tác dụng của men

TUAF – MULTIBIO và là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu sản xuất men chuyển

giao c ng nghệ cho người nu i.


v

4. Kết quả chính đạt đƣợc.
Việc bổ sung men vi sinh TUAF – MULTIBIO vào khẩu phần ăn làm
nâng cao tỷ lệ nuôi sống lô thí nghiệm tới 97,67% so với 93,00% l đối
chứng. Tăng trưởng của gà đến 10 tuần tuổi ở lô thí nghiệm đạt 1786,67g
so với 1620,00g ở l đối chứng. Khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn ở
gà thí nghiệm so với l đối chứng ở 10 tuần tuổi thì tiêu tốn thức ăn cho 1kg
tăng khối lượng là (2,59kg so với 2,75kg). L đối chứng gà hay mắc bệnh
và chết nhiều hơn l thí nghiệm (l ĐC là 32,61% còn lô TN là 16,13%).
L đối chứng hết 37.030đ/kg còn lô thí nghiệm hết 30.716đ/kg, tiết kiệm
hơn l đối chứng 3,734đ/kg
5. Sản phẩm
01 báo cáo khoa học.
6. Hiệu quả và khả năng áp dụng
Sử dụng cho các nông hộ và trang trại chăn nu i gia cầm thịt.


vi

SUMMARY RESULTS OF THEMES
1. General information

Project title: "Experimental Study TUAF probiotics - MULTIBIO on
chickens at farms Poultry Breeding Veterinary Sciences - University of

Thai Nguyen"
Code: SV2016 - 04
Chaired topic: Nguyen Thi Hang

Tel: 01627774199

E-mail:
Coordinating agency: Thai Nguyen University of Agriculture and
Forestry (TUAF)
Duration: from January 2016 to December 2016.
Location: the practice area of Animal Science in Thai Nguyen
University of Agriculture and Forestry.
2. Objectives
- Assess the impact of yeast TUAF - MULTIBIO to vitality and growth
of chickens at farms Poultry Breeding Veterinary Sciences - University of
Agriculture and Forestry.
- Assess the impact of yeast TUAF - MULTIBIO to feed consumption
index and economic efficiency at the chicken farm in Poultry Husbandry
Veterinary Sciences - University of Agriculture and Forestry.
- Assess the impact of yeast TUAF - MULTIBIO to preventive effects of
the chicken digestive tract in Livestock Farm Animal Science Veterinary
Medicine - University of Agriculture and Forestry.
3. The main contents
- Determine the impact of yeast TUAF - MULTIBIO on growth and
disease resistance of chickens and economic efficiency experiments
chicken F1 (Cane) breeding farm Livestock Breeding Veterinary Sciences University of Agriculture and Forestry Thai Nguyen .


vii


- The outcome of the subject is the scientific information on the effects
of yeast TUAF - MULTIBIO and as a basis for further study yeast production
technology transfer to farmers.
4. Main results achieved.
The addition of probiotics TUAF - MULTIBIO diets do improve survival
rate to treatments 93.00% 97.67% compared with the control group.
Growth to 10-week-old chickens in the experimental groups reached
1620,00g 1786,67g than in the control group. Usability and feed conversion
experiments in chickens than the control group at 10 weeks of age, the FCR
for 1kg weight increase is (2,59kg than 2,75kg). The control or sick and
dead chickens more treatments (32.61% Lot FCA is also experimental unit
is 16.13%). The control group all 37.030d / kg also plots out 30.716d / kg,
saving more than the control group 3,734d / kg.
5. Products
01 scientific report.
6. Effects and applicability
Use to farmers and the poultry farm meat.


viii

MỤC LỤC
DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI ............................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... ii
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... iii
TÓM TẮT KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... iv
SUMMARY RESULTS OF THEMES ................................................................ vi
MỤC LỤC .......................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................2
2.1. Mục tiêu ...................................................................................................2
2.2. Mục đích của đề tài ..................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...........................................3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...........................................................................4
1.1.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hoá của gia cầm .................................................4
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc bổ sung men vi sinh TUAF – MULTIBIO
trong chăn nu i gà...........................................................................................8
1.1.3. Sức sống và khả năng kháng bệnh ......................................................15
1.1.4. Khả năng chuyển hóa thức ăn .............................................................17
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................18
1.2.1. Các nghiên cứu trong nước .................................................................18
1.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................19
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM
VI NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................21
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................21
2.2. Nội dung nghiên cứu..................................................................................21
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................21
2.3.1. Phương pháp thiết kế thí nghiệm ........................................................21
2.3.2. Chế độ dinh dưỡng..............................................................................22


ix
2.3.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .......................................................23
2.3.4. Phương pháp theo dõi .........................................................................23
2.3.5. Khả năng chuyển hóa thức ăn và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối
lượng .............................................................................................................24
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..........................26
3.1. Tỷ lệ nuôi sống gà thí nghiệm ...................................................................26

3.2. Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm ...................................................27
3.2.1. Sinh trưởng tích lũy ............................................................................27
3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà qua các giai đoạn ..................................29
3.2.3. Sinh trưởng tương đối của gà qua các giai đoạn ................................30
3.2.4. Khả năng thu nhận thức ăn .................................................................31
3.2.5. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng ..........................................33
3.2.6. Khả năng phòng bệnh của men vi sinh TUAF - MULTIBIO đối với gà
thí nghiệm .....................................................................................................35
3.2.7. Hạch toán sơ bộ về sản phẩm .............................................................35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................37
1. Kết luận .........................................................................................................37
2. Tồn tại ...........................................................................................................37
3. Kiến nghị.......................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................39
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghề chăn nu i gà của nước ta đã có lịch sử rất l u đời nhưng do tập
quán chăn nu i lạc hậu cho nên người n ng d n chăn nu i chủ yếu theo
phương thức quảng canh, ph n tán, số lượng kh ng nhiều, sản phẩm làm ra
mang tính tự cung, tự cấp. Những năm gần đ y nghề chăn nu i gà có
những bước tiến nhanh và vững chắc.
Chăn nu i gà c ng nghiệp của nước ta hiện nay đã trở thành một trong
những nghề phát triển khá nhanh trong lĩnh vực n ng nghiệp. Với những
thuận lợi có được như về các giống gà cao sản, những tiến bộ kỹ thuật về
thức ăn, quy trình chăm sóc nu i dưỡng đã tạo ra những giống có năng suất

cao, thức ăn có chất lượng tốt, với quy trình phòng bệnh chặt chẽ, góp phần
đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm. Đ y chính là nền tảng rất quan trọng cho
nghề chăn nu i gà phát triển trong tương lai.
Muốn cho ngành chăn nu i gia cầm phát triển nhanh và bền vững thì
phải tiến hành đồng thời các biện pháp kỹ thuật, chăm sóc nu i dưỡng
nhằm làm tăng tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng, khả năng sản xuất và sức đề
kháng cho đàn gia cầm.
Tuy nhiên, vì lợi nhuận một số nhà chăn nu i đã sử dụng các
hoormone sinh trưởng để đẩy nhanh sự sinh trưởng của gia cầm nói riêng
và các loại vật nu i nói chung. Việc này g y hại cho sức khỏe cho người
tiêu dùng vì có thể g y tồn dư trong thịt dẫn đến giảm sức miễn dịch, ảnh
hưởng đến sự phát triển của trẻ em, tăng nguy cơ ung thư v và tuyến tiền
liệt,… Một số loại thực phẩm như thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá,… khi xuất
khẩu ra nước ngoài bị trả lại vì trong thịt có tồn dư hoormone. Vì vậy,
ngành chăn nu i đang khuyến khích phát triển chăn nu i theo hướng “An
toàn sinh học” nhằm đảm bào an toàn dịch bệnh, chất lượng thịt và sức
khỏe người tiêu dùng.


2

Để nâng cao số lượng cũng như chất lượng đàn gia s c, gia cầm phục
vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu, việc nghiên cứu
và đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật áp dụng vào thực tiễn sản xuất là điều hết
sức cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, các nhà khoa học khoa
Chăn nu i Th y, trường Đại học N ng L m Thái Nguyên đã nghiên cứu
và sản xuất thành công chế phẩm men vi sinh TUAF – MULTIBIO bổ sung
vào thức ăn nhằm kích thích tiêu hóa và tăng khả năng sinh trưởng, tăng
sức đề kháng cho vật nuôi.
Để đánh giá hiệu quả của men TUAF – MULTIBIO trước khi đi vào sản

suất và áp dụng ở quy mô lớn, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nu i Th y, giáo viên hướng dẫn chúng
tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thử nghiệm men vi sinh TUAF –
MULTIBIO trên đàn gà tại trại Chăn nuôi gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y

– Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
- Giúp sinh viên làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Cung cấp sản phẩm khoa học phục vụ cho CBGV và SV học tập,
nghiên cứu.
- Xác định được ảnh hưởng của men vi sinh TUAF - MULTIBIO đến sức
sống, sức sinh trưởng, chỉ số tiêu tốn thức ăn, hiệu quả kinh tế và tác dụng
phòng bệnh đường tiêu hóa của đàn gà lai F1 (Mía X Lương Phượng)
2.2. Mục đích của đề tài
- Từ kết quả nghiên cứu lấy đó làm cơ sở khoa học để đề xuất biện
pháp ứng dụng bổ sung men vi sinh TUAF - MULTIBIO vào chăn nu i nói
chung và chăn nu i gà nói riêng.
- Bản thân tập làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.


3

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả của đề tài góp phần bổ sung thêm những th ng tin vào tài
liệu học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành chăn nu i và th y
của các trường Đại học N ng Nghiệp.
- Kết quả của đề tài là cơ sở để khuyến khích người chăn nu i sử dụng
chế phẩm sinh học trong chăn nu i vì chất lượng sản phẩm và sức khỏe
người tiêu dùng.



4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hoá của gia cầm
Tiêu hóa là một quá trình ph n giải các chất dinh dưỡng trong thức ăn
từ những hợp chất hóa học phức tạp chuyển biến thành những hợp chất đơn
giản mà cơ thể gia cầm có thể hấp thu và lợi dụng được.
Theo Lê Hồng Mận và cs (2007) [6] sự trao đổi chất và năng lượng ở
gia cầm cao hơn so với động vật có v và được bồi bổ nhanh chính bởi quá
trình tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng. Khối lượng rất lớn các chất
tiêu hóa đi qua ống tiêu hóa thể hiện tốc độ và cường độ của các quá trình
tiêu hóa ở gà, vịt, ở gà còn non tốc độ là 30 – 39 cm/giờ, gà con lớn hơn là
32 – 40 cm/giờ và ở gà trưởng thành là 40 – 42 cm/giờ, chất tiêu hóa được
giữ lại trong ống tiêu hóa kh ng quá 2 – 4 giờ.
Cơ quan tiêu hóa gia cầm bao gồm: khoang miệng, hầu, thực quản
trên, diều, thực quản dưới, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non, manh tràng,
trực tràng và lỗ huyệt, đồng thời có sự tham gia của gan và tuyến tụy. Sự
hình thành cơ quan tiêu hóa ở dạng nếp gấp của ph i gà bắt đầu từ ngày ấp
thứ 2 (tức sau 24h), ở ngỗng và vịt bắt đầu sau khi ấp 30 - 60 giờ.
* Tiêu hóa ở miệng
Gia cầm mổ thức ăn bằng mỏ, một ph t mổ 180 - 240 lần, l c đói mổ
nhanh, mỏ mở rộng. Mặt trên lưỡi có răng rất nhỏ hóa sừng, hướng về cổ
họng để đưa thức ăn về phía thực quản - thị giác và x c giác kiểm tra tiếp
nhận thức ăn, còn vị giác và khứu giác kém hơn.
Tuyến nước bọt kém phát triển, thành phần chủ yếu là dịch nhầy.
Nước bọt có tác dụng thấm trơn thức ăn thuận tiện cho việc nuốt. Trong

nước bọt có chứa men amylaza nên có tác dụng đối với tiêu hóa. Gà mái có


5

thể tiết 7 - 25ml nước bọt trong một ngày đêm (bình qu n khoảng 12ml)
(Nguyễn Duy Hoan và cs, 1998 [5]).
* Tiêu hóa ở diều
Diều gà hình t i ở thực quản chứa được 100 - 120mg thức ăn. Giữa
các cơ thắt lại có ống diều để khi gà đói, thức ăn đi thẳng vào phần dưới
của thực quản và dạ dày kh ng qua t i diều.
Ở diều thức ăn được làm mềm, quấy trộn và tiêu hóa từng phần do các
men và vi khuẩn có trong thức ăn thực vật. Thức ăn cứng lưu lại trong diều
lâu hơn. Khi thức ăn và nước có tỉ lệ 1:1 thì được giữ lại ở diều 5 - 6 giờ.
Độ pH trong diều gia cầm là 4,5 - 5,8. Sau khi ăn từ 1- 2 giờ diều co
bóp theo dạng dãy với khoảng cách 15 - 20 phút, sau khi ăn từ 5 - 12 giờ là
10 - 12 phút.
Ở diều nhờ men amylaza của nước bọt chuyển xuống, tinh bột được
ph n giải thành đường đa rồi một phần chuyển thành đường glucoza.
* Tiêu hoá ở dạ dày
Dạ dày chia ra: Dạ dày tuyến và dạ dày cơ
+ Dạ dày tuyến
Cấu tạo từ cơ trơn là dạng ống ngắn, có vách dày, khối lượng khoảng
từ 3,5 - 6 gam.
Vách gồm màng nhầy, cơ và m liên kết
Dịch có chứa chlohydric, pepsin và musin. Sự tiết dịch diễn ra liên
tục, sau khi ăn càng được tăng cường.
Thức ăn kh ng giữ l u ở dạ dày tuyến, khi được dịch dạ dày làm ướt,
thức ăn chuyển xuống dạ dày cơ nhờ nhịp co bóp đều đặn của dạ dày cơ
(kh ng quá một lần/ph t).

+ Dạ dày cơ:
Cấu tạo từ cơ v n, có dạng hình đĩa hơi bóp ở phía cạnh. Dạ dày cơ
kh ng tiết dịch tiêu hóa mà dịch này từ dạ dày tuyến tiết ra chảy vào dạ dày cơ.


6

Thức ăn được nghiền nát bằng cơ học, trộn lẫn và tiêu hóa dưới tác
dụng của men dịch dạ dày, enzyme và các vi khuẩn. Acid Chlohydric tác
động làm cho các pepton và một phần thành các acid amin.
Từ dạ dày cơ, các chất dinh dưỡng được chuyển vào tá tràng có các
men của dịch ruột và tuyến tụy cùng tham gia, môi trường kiềm hóa tạo
điều kiện thích hợp cho sự hoạt động của các men ph n giải protein và
glucid. Sỏi và các dị vật trong dạ dày làm tăng tác động nghiền của vách dạ
dày. Tốt nhất nên cho gà ăn sỏi thạch anh vì kh ng bị ph n hủy bởi Acid
Chlohydric.
* Tiêu hoá ở ruột
Ruột non của gia cầm có đầu trên giáp với dạ dày cơ, đầu dưới giáp
với manh tràng. Ruột già của gia cầm kh ng phát triển, do trực tràng th
ngắn và hai manh tràng đổ vào đoạn đầu trực tràng tạo thành.
Quá trình cơ bản ph n tích men từng bước các chất dinh dưỡng đều
được tiến hành chủ yếu ở ruột non. Thành ruột cũng có lớp nhung mao
nhăn nheo. Các tuyến tiêu hóa ph n bố dọc thành niêm mạc ruột.
Dịch ruột gà lỏng, đục, kiềm tính, pH = 7,42 với độ đặc 1.0076 và
chứa các men amonlitic, lypolitic và enterokinaza.
Dịch tuyến tụy - pancreatic - lỏng, kh ng màu, hơi mặn, có phản ứng
hơi toan hoặc kiềm (pH = 6 ở gà, pH = 7,2 -7,5 ở gia cầm khác). Dịch này
có men tripsin, carboxin peptidaza, mantaza và lipaza.
Trong các chất kh của dịch này có các acid amin, lipid và các chất
khoáng CaCl2, NaCl, NaHCO3…

Gà một năm tuổi, l c bình thường tuyến tụy tiết ra 0,4 - 0,8ml/giờ, sau
khi 5 - 10 phút lượng tiết tăng gấp 3 - 4 lần, giữ cho đến giờ thứ 3, rồi giảm
dần. Thành phần thức ăn có ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch men của tụy:
thức ăn giàu protein n ng hoạt tính proteolyse lên 60%, giàu lipid tăng hoạt
tính của lypolitic,…


7

Mật của gia cầm được tiết liên tục từ t i mật vào đường ruột, lỏng
màu sáng hoặc xanh đậm, tính kiềm, pH =7,3 - 8,5.
Mật có vai trò đa dạng trong quá trình tiêu hóa của gia cầm, g y nên
nhũ tương mỡ, hoạt hóa các enzym tiêu hóa của dịch tụy, kích thích làm
tăng nhu động ruột, tạo điều kiện hấp thu các chất dinh dưỡng đã được tiêu
hóa, đặc biệt là các acid béo mà ch ng tạo thành các hợp chất dễ hòa tan.
Mật ngăn cản việc g y nên vết loét trên màng nhầy của dạ dày cơ và có
tính diệt khuẩn.
Ở ruột glucid được ph n giải thành các monosaccarid do men amylaza
của dịch tụy, một phần của dịch ruột.
Phần dưỡng chất kh ng được hấp thu ở ruột non chuyển xuống manh
tràng và van hồi manh tràng của ruột già.
Ruột già kh ng có tuyến tiết dịch tiêu hóa, chỉ có tế bào chén của màng
nhầy tiết ra dịch nhầy. Quá trình tiêu hóa trong ruột già phụ thuộc vào enzyme
của ruột non đi xuống, các enzyme này chỉ hoạt động ở phần đầu ruột già. Ở
đ y cũng diễn ra quá trình tiêu hóa như ở ruột non.
Trong ruột già còn có hệ vi sinh vật cư tr , về số lượng và chủng loại
giống như trong dạ cỏ của động vật nhai lại. Các vi sinh vật này hoạt động
chủ yếu ở manh tràng, ph n giải cellulose, bột đường, protein.
Quá trình tiêu hóa trong ruột già một phần do tác dụng của emzyme ở
ruột non đi xuống còn chủ yếu nhờ tác dụng của hệ vi sinh vật. Quá trình

tiêu hóa cellulose và tiêu hóa protein tạo ra các acid béo bay hơi và các
amino acid sẽ được hấp thu ở đ y.
Một số vi khuẩn lại sử dụng một số chất trong ruột già để tổng hợp
nên vitamin K, vitamin B12 và phức hợp vitamin B. Trong ruột già còn có
quá trình viên ph n, tạo ph n (Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn, 2005 [7]).


8

1.1.2. Cơ sở khoa học của việc bổ sung men vi sinh TUAF – MULTIBIO
trong chăn nuôi gà
Men TUAF – MULTIBIO do các nhà khoa học của khoa Chăn nu i Thú
y, trường Đại học N ng L m Thái Nguyên đã nghiên cứu và sản xuất thử
nghiệm năm 2015. Men là một hỗn hợp các loại vi sinh vật có lợi để bổ
sung vào đường tiêu hóa của gia s c, gia cầm.
Thành phần men bao gồm:
- Bacillus subtillis (min – max)………………………..109 – 1010CFU
- Lactobacillus spp (min – max)……………..…….... 109 – 1010CFU
- Saccharomyces cerevisiae (min – max)……….…… 109 – 1010CFU
- Chất mang vừa đủ ……………………………………………… 1kg
- Kháng sinh, dược liệu …………………………………… Kh ng có
- Hoormone ………………..…………………………….. Kh ng có
Men TUAF – MULTIBIO là một loại chế phẩm vi sinh cao cấp. Các vi
khuẩn trong men hoạt động và tạo ra các loại vitamin và acid amin trong
quá trình lên men, ức chế các vi khuẩn có hại trong đường ruột làm cho chế
phẩm có tác dụng:
- Phòng chống tiêu chảy, viêm đại tràng, còi cọc cho lợn con và bê,…
- Giữ c n bằng hệ vi sinh vật đường ruột, chống rối loạn tiêu hóa sau
khi dùng kháng sinh.
- Kích thích tiêu hóa, tăng khả năng chuyển hóa thức ăn gi p lợn, bò,

dê, cừu, gà, vịt, ngan tăng trưởng nhanh, mau lớn.
1.1.2.1. Vi khuẩn Bacillus subtillis
Bacillus subtilis là loại vi khuẩn Gram dương, có khả năng mọc được
khi có sự hiện diện của oxy và có thể tạo thành dạng đặc biệt khi tế bào ở
trạng thái nghỉ được gọi là nội bào tử (endospore). B. subtilis là vi khuẩn
đại diện cho loài (genus) Bacillus của họ Bacillaceae (family). Năm 2004,
dựa trên phương pháp ph n tích 16S rRNA người ta ph n chia
loài Bacillus thành nhiều họ và loài vi khuẩn tạo bào tử khác nhau. Những


9

thành viên của họ Bacillus được đề cập ở đ y là loại vi khuẩn “ gram
dương, kỵ khí hay kỵ khí tùy tiện, tạo nội bào tử”. Về cơ bản theo ph n loại
của Bergey, B.subtilis thuộc:
- Giới (kingdom): Bacteria
- Ngành (phylum): Firmicutes
- Lớp (class): Bacilli
- Bộ (order): Bacillales
- Họ (family): Bacillaceae
- Loài (genus): Bacillus
* Tính chất
Loài Bacillus ph n bố rộng rãi và đa dạng trong tự nhiên. Trong điều
kiện sống khó khăn, ch ng có khả năng tạo ra bào tử gần như hình cầu để
tồn tại trong thời gian dài.
* Đặc tính trị liệu
Từ l u, người ta đã biết đến khả năng kháng khuẩn của B. subtilis,
những người n ng d n của nhiều nước từ xa xưa, một cách v tình họ đã
dùng nước ng m rơm rạ cho tr u bò uống để chữa bệnh viêm ruột. Chính
sự có mặt của B. subtilis là nguyên nh n chữa được bệnh này. B. subtilis có

vai trò lớn trong việc giữ ổn định thế qu n bình vi khuẩn trong ruột bằng cơ
chế cạnh tranh sinh tồn và khả năng g y ức chế các vi khuẩn g y bệnh ở
đường ruột do tác dụng bởi những sản phẩm tiết của nó. Theo nguồn
bioone.vn [18], B. subtilis có hệ thống men tương đối hoàn chỉnh có khả
năng thủy ph n glucid, lipid, protid, enzyme cellulase biến đổi chất xơ
thành các loại đường dễ tiêu, lecitinase thủy ph n các chất béo phức hợp,
enzyme ph n giải gelatin, enzyme ph n giải fibrin và một loại enzyme
giống lysozyme g y tác dụng trực tiếp dung giải một số typ vi
khuẩn Proteus g y bệnh trong đường ruột. B. subtilis còn được đánh giá là
một trong những loại vi khuẩn an toàn và hiệu quả nhất để sử dụng trong
ngành công nghệ sinh học sản xuất các acid amin quan trọng như: lysine,
valine, tyrozine, proline, threonine, isoleusine, aspastic…


10

B. subtilis còn có khả năng tổng hợp một số chất kháng sinh có tác dụng
ức chế sinh trưởng hoặc tiêu diệt một số vi sinh vật khác, tác dụng lên cả vi
khuẩn gram m lẫn gram dương, nấm g y bệnh như: Bacitracin, Bacilysin,
Baxilomicin (A,B,C,R), Bacillopectin, Mycobacillin, Subtilin (A,B,C),
Prolimicin…Nhờ các kháng sinh này mà B. subtilis có khả năng cạnh tranh
tốt với các vi khuẩn khác và người ta đã ứng dụng ch ng để tái tạo lại sự c n
bằng vi khuẩn trong ruột. B. subtilis còn có khả năng đồng hóa một số vitamin
như B2 (Riboflavin) đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể
động thực vật, có mặt trong tất cả các tế bào, tham gia vào các quá trình dinh
dưỡng và h hấp của sinh vật. Trong 1 gam sinh khối kh Bacillus có 7,8 g
riboflavin
Nhiều nước trên thế giới đã dùng B. subtilis như là một chế phẩm trợ
sinh hay còn gọi là probiotic, chứa các vi sinh vật sống có tác dụng làm cải
thiện hệ vi sinh vật ở cơ thể vật chủ.

Các chế phẩm từ B. subtilis được bán ở hầu hết các nước ch u

u

ngay khi còn biết ít về cơ chế tác dụng của ch ng. Bào tử của B. subtilis có
thể qua được rào chắn tiêu hóa, một phần bào tử nảy mầm trong ruột non
và sinh s i trong đường ruột. Ngoài ra một số tác dụng l m sàng của B.
subtilis đã được biết như là tác nh n kích thích miễn dịch, nhờ tác dụng
kích thích tiết IgA, một loại globulin tiết có trên bề mặt tế bào biểu m
niêm mạc có khả năng ức chế, ngăn chặn vi sinh vật g y bệnh x m nhập
vào cơ thể.
* Cơ chế tác dụng
Bacillus subtilis tồn tại trong sinh phẩm ở trạng thái bào tử, nhờ vậy
khi uống vào dạ dày nó kh ng bị acid cũng như các men tiêu hóa ở dịch vị
phá hủy. Ở ruột, bào tử nảy mầm và phát triển thành thể hoạt động. Giai
đoạn này, B. subtilis tổng hợp nhiều chất có hoạt tính sinh học có lợi cho cơ
thể như các enzyme thủy ph n, các vitamin, acid amin,… Một số enzyme
như protease, -amylase và một số enzyme khác hoạt động mạnh có lợi cho
tiêu hóa ở ruột, ch ng có vai trò:


11

- Làm cho pH ở ruột ổn định, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn sinh
hơi và vi khuẩn g y bệnh.
- Cung cấp ngay cho cơ thể một số men cần thiết, làm cho tiêu hóa trở lại
bình thường trong khi hệ vi khuẩn ở ruột chưa lập lại trạng thái c n bằng.
Ở thành bào tử B. subtilis có enzyme giống như lysozyme có khả năng dung
giải trực tiếp một số vi khuẩn g y bệnh như: Proteus, Staphylococus, E. coli.
Các chất kháng sinh do B. subtilis tiết ra có tác dụng ức chế sự phát

triển và tiêu diệt một số loài vi khuẩn g y bệnh tạo điều kiện cho các vi
khuẩn bình thường ở ruột phát triển tái lập lại trạng thái c n bằng. Ở trong
ruột, các chất sinh học này kh ng chỉ được giải phóng khi B. subtilis còn
sống mà ngay cả khi ch ng đã chết, xác vi khuẩn vẫn tiếp tục giải phóng ra
các enzyme, kháng sinh, vitamin có lợi cho cơ thể.
Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng kh ng nhất thiết là probiotic sống
mới có lợi cho đại tràng vì tác dụng này xảy ra gián tiếp qua chuỗi AND
kích thích miễn dịch kh ng methyl hóa. Vi khuẩn probiotic có thể ức chế
viêm đại tràng th ng qua các thành phần cấu tr c được nhận diện bằng thụ
thể đặc hiệu của miễn dịch bẩm sinh như tương tự thụ thể “Toll”. B.
subtilis kh ng nh n lên trong ruột, ch ng chỉ chuyển từ dạng bào tử sang
dạng hoạt động rồi bị đào thải hoàn toàn. Như vậy khả năng cạnh tranh
của B. subtilis đối với vi khuẩn g y bệnh kh ng chỉ ở số lượng tế bào vi
khuẩn mà còn nhờ vào các hoạt chất sinh học mà nó tiết ra. Trong những
năm gần đ y, khoa vi sinh vật của bệnh viện Bạch Mai đã đánh dấu hỗn
dịch B. subtilis bằng đồng vị phóng xạ trong điều trị bệnh đường ruột và
kết luận: “Hỗn dịch B. subtilis sau khi vào cơ thể chuột lang, được tập
trung rất nhiều trong ruột già, lưu giữ tại đó một lượng đáng kể cho đến
ngày thứ ba và kh ng đi vào máu”. Như vậy để điều trị các bệnh
đường ruột, khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa sau khi dùng kháng sinh
l u dài thì B. subtilis là một vũ khí lợi hại, rẻ tiền, dễ sử dụng, có thể áp
dụng rộng rãi trong điều trị. Các chế phẩm trợ sinh từ B.subtilis khi đi vào
cơ thể có tác dụng theo bốn cơ chế chủ yếu:


12

- Trung hòa độc tố.
- Cạnh tranh với mầm g y bệnh
- Thay đổi chuyển hóa của vi sinh vật

- Kích thích miễn dịch của cơ thể vật chủ.
Nhờ các cơ chế tác dụng này B. subtilis mang các đặc tính trị liệu và
hiện nay đã được sử dụng rộng rãi làm chế phẩm sinh học dưới dạng men
tiêu hóa sống.
1.1.2.2. Vi khuẩn Lactobacillus spp
Lactobacillus là vi khuẩn kỵ khí tùy ý Gram dương. Ch ng là những
vi khuẩn có dạng hình que dài, kh ng sinh bào tử, tế bào thường xếp đ i
hoặc thành chuỗi, kh ng di động. Chủng nhóm chính của vi khuẩn acid
lactic, hầu hết các chủng của ch ng đều biến đổi đường thành lactose và
những đường khác thành acid lactic. Ch ng là vi khuẩn rất phổ biến và
thường là lành tính. Ở người, ch ng có mặt ở m đạo và ruột. Nhiều loài có
ở thực vật đang ph n rã. Sự sản xuất acid lactic làm ngăn cản sự phát triển
của một vài loài vi khuẩn có hại khác.
Lactobacillus được sử dụng để sản xuất các chế phẩm c ng nghiệp
như sữa chua, ph mai, dưa cải, dưa chua, rượu, bia, kim chi và những thức
ăn lên men khác, cũng như thức ăn ủ chua cho động vật.
Vi khuẩn Lactobacillus là nhóm vi khuẩn được sử dụng nhiều nhất
trong các chế phẩm probiotic.
* Đặc tính và chức năng sinh học
Đặc tính và chức năng sinh học của Lactobacillus gồm:
- Ph n giải protein:
Lactobacillus sản sinh enzyme protease ph n giải protein thành các
polypeptide mạch ngắn.
Hoạt tính này của vi khuẩn gi p cho protein của cơ thể vật chủ tiêu
hóa dễ dàng. Vì vậy, các chế phẩm từ hoạt động lên men của Lactobacillus


13

được đánh giá là nguồn dinh dưỡng có giá trị cao cho các đối tượng: trẻ sơ

sinh, người già, người đang dưỡng bệnh hay gia s c non.
- Ph n giải lipid:
Nhờ có enzyme lipase, Lactobacillus có khả năng ph n cắt chất béo ở
dạng triglyceride thành các axit béo và glycerol. Điều này cũng có nghĩa về
mặt dinh dưỡng đối với người và vật nu i.
- Ph n giải đường lactose:
Lactobacillus mang enzyme beta – galactosidase, glycolase và lactic
dehyrogenase có tác dụng chuyển hóa đường lactose thành acid lactic. Đ y
là một acid hữu cơ có những đặc tính sinh học đặc biệt.
- Sản xuất bacteriocin và các chất kháng khuẩn
Bacteriocin là protein hay hợp chất protein do vi khuẩn sản xuất có hoạt
tính diệt khuẩn trực tiếp. Cơ chất này gi p vi khuẩn Lactobacillus thể hiện
được hoạt tính ức chế đối với các vi sinh vật g y thối trong hệ tiêu hóa. Vi
khuẩn Lactobacillus còn có thể ức chế sự phát triển của các vi sinh vật g y
thối nhờ vào những sản phẩm trao đổi chất khác như: H2O2, CO2 và diacetyl.
* Ứng dụng của vi khuẩn Lactobacillus
- Trong chăn nu i:
Theo nguồn en.m.wikipedia.org [19], Lactobacillus có hiệu quả trong
phục hồi sự c n bằng hệ vi sinh vật đường ruột và gi p hình thành hệ vi
sinh vật dạ cỏ. Nhờ vào sự giảm nồng độ NH3 và hạn chế vi sinh vật g y
thối nhiễm vào đường ruột, Lactobacillus có hiệu quả kích thích tăng
trưởng ở động vật.
- Trong y học:
Lactobacillus cải thiện được tình trạng tiêu chảy, tăng nhu đ ng ruột,
chữa được chứng táo bón.
Lactobacillus duy trì pH m đạo khoảng 4 – 4,5 nhờ vào hoạt động lên
men glycogen thành acid lactic. M i trường này kh ng thích hợp cho vi
khuẩn phát triển.



14

Các chế phẩm chứa Lactobacillus đều cho thấy hiệu quả trong chữa trị
những rối loạn và viêm nhiễm bao gồm: viêm ruột kết, đầy hơi, ung bướu,
làm hạ cholesterol trong máu, đau đầu, viêm m đạo kh ng điển hình và cải
thiện được tình trạng kh ng sử dụng được lactose.
1.1.2.3. Vi khuẩn Saccharomyces cerevisiae
Theo nguồn vi.wikipedia.org [20], Saccharomyces cerevisiae là một
loại nấm men được biết đến nhiều nhất có trong bánh mì nên thường gọi là
“men bánh mì”, là một loại vi sinh vật thuộc chi Saccharomyces lớp
Ascomycetes ngành nấm. Loài này có thể xem là loài nấm hữu dụng nhất
trong đời sống con người từ hàng ngàn năm trước đến nay. Nó được dùng
rộng rãi trong lên men bánh mì, rượu, bia.
Saccharomyces cerevisiaelà một trong những loài sinh vật nh n chuẩn
được khoa học dùng nhiều nhất, cùng với E.coli là hai loài sinh vật m hình
phổ biến nhất.
* Đặc điểm hình thái
Tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae có dạng hình cầu hay hình
trứng, có kích thước nhỏ, từ 5 – 14 µm.
Thành tế bào dày khoảng 25 nm (chiếm khoảng 25% khối lượng kh
tế bào), cấu tạo từ gucan và mannan.
Thành tế bào chứa khoảng 10% protein, trong số protein này có một là
enzyme. Dưới lớp thành tế bào là lớp màng tế bào chất, cấu tạo chủ yếu
gồm protein (50%), lipid (40%) và một ít polisaccarid.
* Đặc tính sinh học
Saccharomyces cerevisiae là đơn bào nên có thể tiến hành thí nghiệm
như vi khuẩn, đồng thời có những đặc tính chủ yếu điển hình của
Eukaryota và có ty thể với bộ gen AND nhỏ, giống với vi khuẩn nên nó có
thể nu i trong m i trường dịch thể hay đặc và tạo khuẩn lạc trên m i
trường thạch.



×