Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Suy nghĩ về định hướng phát triển y tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.06 KB, 21 trang )

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

BẠO HÀNH NHÂN VIÊN Y TẾ

Tp. HCM, 08/2017

1


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên, em xin cám ơn chân thành đến các thầy cô đã bỏ ra thời gian công
sức đã tạo module Kinh tế - y tế, đặc biệt là thầy Dũng và thầy Kiệt.
Theo cảm nhận nhỏ bé của em, Module này rất ý nghĩa đối với sinh viên cuối Y5
đầu Y6 của chúng em. Bởi thời gian này chúng em đã có những kiến thức cơ bản về
ngành và hiểu vấn đề hiện tại trong ngành y tế, kinh tế, xã hội thu nhỏ trong cơ sở y tế và
xã hội Việt Nam hiện nay. Tuy hiểu, nhưng cái hiểu của đa số chúng em còn mơ hồ,
không rõ ràng và chưa hề có định hướng chính xác về tương lai sau này mặc đã là Y5.
Thầy cô đã tạo ra Module giúp em tiếp cận có hệ thống, mở ra từng khúc mắc
trong lòng về ngành và xã hội. Giúp chúng em đào sâu vào những kiến thức riêng rẽ và
gắn kết chúng lại với nhau bằng hệ thống hoá kiến thức theo các chủ đề bài giảng.
Module đã trả lời nhiều câu hỏi qua những bài học ý nghĩa, nhưng sau mỗi bài học
lại mở ra nhiều câu hỏi, qua nhiều câu hỏi, lại xuất hiện bất cập trong xã hội mà không ai


chịu trả lời đáp án.
Nên em xin chọn chủ đề là: “Bạo hành y tế ở Việt Nam”
Trân trọng cảm ơn,

Tp HCM, 12/8/2017

2


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Lời cảm ơn

2

Mục lục

3

Danh sách hình vẽ

4

Danh sách bảng biểu


5

Danh sách các thuật ngữ viết tắt

5

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

6

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

7

2.1/ Khái niệm về bạo hành

7

2.2/ Các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn

7

2.3/ Ảnh hưởng từ các vấn đề khác trong xã hội hiện đại

8

2.4/ Ngành y tế là ngành đặc thù

8


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG

9

3.1/ Thực trạng mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân
trong giai đoạn những năm gần đây:
3.2/ Lời nhận xét của một đàn anh trong ngành - BS Võ Văn Sơn
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tài liệu tham khảo

9
10
12
14

Phụ lục:
+ Hướng dẫn phòng ngừa bạo hành công sở
cho nhân viên y tế và nhân viên công tác xã hội.

3

15


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH HÌNH VẼ

Danh sách hình
Tên hình

Hình ảnh 01
Hình ảnh 02
Hình ảnh 03
Hình ảnh 04

Hình ảnh bạo hành y tế ở BV Việt Tiệp Hải Phòng
Người đàn ông cầm tệp giấy tấn công nhân viên Bệnh
viện Đa khoa T.Ư Thái Nguyên
Nữ y tá mang thai bị nam nhân viên y tế đạp vào bụng
Bác sĩ D. tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất bị
người nhà bệnh nhân đánh bất tỉnh trưa 16/4

4

Trang
9
10
10
11


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH BẢNG BIỂU

DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
WHO: World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới.
NVYT : nhân viên y tế
CSCSSK : cơ sở chăm sóc sức khoẻ


5


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
“Nam thanh niên lăng mạ bác sĩ, đánh bảo vệ bệnh viện” tại BV Vĩnh Phúc, Hà
Nội, theo báo Dân Trí đưa tin ngày Thứ Năm, 03/08/2017 - 14:53
Hoặc vụ BS thạch thất và tên mãnh phu
Nội dung bài báo nói lên thực trạng đáng báo động hiện nay, đó chính là “Bạo
hành nhân viên y tế”
Nhưng ở đâu cũng vậy luôn có những thành phần “con sâu làm sầu nồi canh”.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hành động bạo hành trên, và cần xử trí như thế
nào, hơn thế nữa là chúng ta có thể phòng chống những nguy cơ đó không.
Đề tài này sẽ trả lời về vấn đề bạo hành trong môi trường hành nghề y và các nội
dung liên quan để có cái nhìn tổng quan:
1/ Khái niệm cơ bản về bạo hành
2/ Ảnh hưởng từ các vấn đề khác trong xã hội hiện đại
3/ Các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn tại CSCSSK
4/ Ngành y tế là ngành đặc thù
5/ Thực trạng đang diễn ra
6/ Kết luận
7/ Kiến nghị

6


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.1/ Khái niệm về bạo hành:
Bạo hành bao gồm các hành vi bạo lực không giới hạn bởi các tổn thương thân thể
mà còn về tinh thần.
Bạo hành nhân viên tại cơ sở làm việc là hành vi bạo lực của khách hàng bao gồm
cả hành vi bạo lực và gây thiệt hại tài sản chủ chủ doanh nghiệp.
Các loại bạo lực tại nơi làm việc, chủ yếu dựa theo người thực hiện hành vi:
1/ Người thực hiện không có quan hệ hợp pháp với nơi làm việc và mực
đích chính là thực hiện một vụ cướp (tiền mặt, ma túy) hoặc các hành vi
phạm tội khác không liên quan đến nhân viên
2/ Người thực hiện có quan hệ khách hàng với nhân viên, và có biểu hiện
không hài lòng với dịch vụ một cách thái quá.
3/ Người thực hiện có quan hệ đồng nghiệp cùng làm việc chung cơ sở kinh
doanh (Vd: ông chủ, người giám sát, bảo vệ, thu ngân, ...).
Vậy ở cơ sở y tế cũng có những dạng bạo hành kể trên, nhưng tần số lại không
giống nhau, chúng ta cần phải giải quyết mẫu thuẫn có tần số nhiều và nghiêm trọng so
với loại còn lại. Theo đề tài sẽ trình bày xoay quanh vấn đề mối quan hệ thầy thuốc và
bệnh nhân/ thân nhân tại cơ sở y tế.
Có nhiều yếu tố liên quan đến vấn đề bạo hành cần phải tìm hiểu từng khía cạnh
của vấn đề sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc và giải quyết hiệu quả cho vấn đề. Vậy
bạo hành trong chăm sóc y tế đến từ đâu và các yếu tố gây xuất hiện bạo hành tại các
trung tâm chăm sóc sức khoẻ là gì ?
2.2/ Các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn
Yếu tố nhân viên làm việc tại các trung tâm chăm sóc sức khoẻ
Ngành y tế là ngành đặc thù, bởi các sản phẩm tạo ra của ngành y tế là sức khoẻ
con người bị suy giả. Dựa theo nhu cầu khám chữa bệnh từng cá thể bệnh nhân.
Đặc biệt là đối tượng để làm việc là trên cơ thể người bệnh với các khó chịu về
đau ốm, bệnh, tật và mối quan hệ xã hội người bệnh. Áp lực đó rất nặng, gánh
lên vai các nhân viên mà có lẽ chỉ người trong ngành y tế mới hiểu, cảm nhận
được.
• Tình trạng thiếu nhân lực và tăng thời gian làm việc thường xuyên cũng làm ảnh

hưởng đến năng suất lao động gây nên tăng tỷ lệ bạo lực.


7


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Các khoảng thời gian bạo lực thường liên quan đến buổi khuya, ban đêm, thời
gian ăn, thời gian thăm bệnh, thời gian vận chuyển bệnh nhân. Khi nhân viên
thường bị giảm bớt tạo mà nhu cầu của bệnh nhân tăng lên bất thường.
• Tần suất làm việc và tương tác với các bệnh nhân có vấn đề về tâm lý, tâm thần,
nghiện rượu, người có yếu tố bạo lực cũng gây nên tình trạng trên.
• Làm việc tại các khu vực có tội phạm cao, tại một cơ sở làm việc bị cô lập hoặc
phải làm việc một mình nhưng không có hệ thống hỗ trợ khẩn cấp cũng làm
tăng nguy cơ bị tấn công.


2.3/ Ảnh hưởng từ các vấn đề khác trong xã hội hiện đại:
Nhân viên chăm sóc sức khoẻ và nhân viên dịch vụ cộng đồng cũng có nguy cơ bị tấn
công do tăng bạo lực trong xã hội của chúng ta. Các gánh nặng tâm lý của người dân
trong xã hội: sự gia tăng thất nghiệp, đói nghèo và vô gia cư; giảm dịch vụ xã hội cho
người nghèo và bệnh tâm thần; sự gia tăng hoạt động liên quan đến băng đảng và sử
dụng ma túy và bia rượu.
Ảnh hưởng của truyền thông: thiếu các thông tin chính xác, đưa ra các nhận định chủ
quan của người bệnh nhưng không có kiến thức chuyên gia hoặc nêu lên một chuyên
gia giấu tên nào đó làm giấy lên làn sóng dư luận. Khi đưa các thông tin sai lệch lại
không công khia xin lỗi người bị hại. Báo chí lại quan tâm đến lợi ích nhóm mà làm
ảnh hưởng diện rộng các hành vi tiêu cực trong xã hội.
2.4/ Ngành y tế là ngành đặc thù:

Nhân viên bị tấn công cảm thấy bị nghi ngờ, trầm cảm, sợ hãi, căng thẳng sau những
chấn thương.Mối quan hệ với gia đình và bạn bè sụt giảm nghiêm trọng, giảm khả
năng làm việc hiệu quả tại nơi làm việc, sự vắng mặt ngày càng tăng và ra khỏi ngành
chăm sóc sức khoẻ.
Đồng nghiệp đồng cảm với nạn nhân và sẽ có những biện pháp phòng chống riêng của
họ, tiêu cực nhất có lẽ là nền y tế Việt Nam kém phát triển, liên đới đến nhiều ngành
nghề kinh tế trong xã hội.

8


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG
3.1/ Một số hình ảnh về bạo hành tại CSCSSK

Người đàn ông cầm tệp giấy tấn công nhân viên Bệnh viện Đa khoa T.Ư Thái Nguyên

9


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Nữ y tá mang thai bị nam nhân viên y tế đạp vào bụng

Hình ảnh bạo hành y tế ở BV Việt Tiệp Hải Phòng

10



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Bác sĩ D. tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất
bị người nhà bệnh nhân đánh bất tỉnh trưa 16/4
3.2/ Lời nhận xét của một đàn anh trong ngành - BS Võ Văn Sơn :
“Trên các diễn đàn ở Việt Nam, đáng tiếc là vẫn còn nhiều ý kiến biện minh
hoặc thông cảm cho hành vi bạo hành nhắm vào nhân viên y tế. Trên thực tế, Bộ Y tế
và các cơ quan quản lý y tế đã thành lập nhiều kênh thông tin để người bệnh phản ánh
những bức xúc của mình. Nhưng bạo lực vẫn diễn ra, và người ta vẫn đổ lỗi cho bức
xúc
Ngoài những thiệt hại mà nhân viên y tế phải gánh chịu do những vụ bạo
hành mang lại, người bệnh và xã hội cũng phải gánh chịu nhiều hậu quả. Không nhân
viên y tế nào có thể toàn tâm toàn ý vào việc phục vụ bệnh nhân *khi luôn phải phòng
thủ trước thân nhân, bệnh nhân. Và như vậy, khả năng sai sót y khoa xảy ra sẽ tăng cao.
Sẽ có nhiều hệ lụy khó lường xảy ra nếu sự an toàn của nhân viên y tế khi đang hành
nghề không được bảo đảm.”
Truy cập từ ngày 10-8-2017, 20h00’

11


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1/ Kết luận:
Với tình trạng bạo hành nhân viên y tế vẫn còn tiếp diễn như hiện nay thì nền y tế nước
ta sẽ khó phát triển so với khu vực và thế giới. Bởi những ảnh hưởng tiêu cực đến mọi
người trong xã hội nên cần có những biện pháp thiết thực xây dựng lại hình ảnh của

nhân viên y tế trong mắt của người bệnh, thân nhân người bệnh.
Đối với riêng nhân viên y tế và những người có trách nhiệm trong ngành cần đánh giá
đúng và đủ của tình hình hiện nay, đừng vì những lợi ích cá nhân mà đánh mất tương
lai sau này của con em dân tộc Việt Nam.
Một số ý kiến có lẽ không mới, nhưng em cảm thấy hiện tại các cơ sở y tế nơi em thực
tập vẫn chưa nhìn thấy được sự quan tâm đúng mức của vấn đề
Sau đây là một số kiến nghị có thể làm được tại Việt Nam, dựa trên những phương án
có sẵn của các nước phát triển
4.2/ Kiến nghị:
Các biện pháp bảo vệ khổi vấn đề bạo hành
o Phân loại tốt các bệnh nhân, người nhà bệnh nhân có yếu tố nguy cơ bạo
lực trước khi khám bệnh, đưa vào bài học nguyên tắc hành nghề y để
đảm bảo an toàn tối thiểu cho nhân viên y tế trước khi thực hiện chuyên
môn của mình
o Hệ thống báo động nhanh về bạo lực là bắt buộc tại mọi cơ sở y tế. Đặc
biệt tại các đơn vị tâm thần, bệnh viện tuyến cuối, phòng cấp cứu, phòng
khám, địa phương đặc biệt.
o Các biện pháp phòng vệ từ xã có thể thực hiện như: mang theo vũ khí, tụ
tập đông người, người có hành vi nguy hiểm cộng đồng. Đó cũng cần
thực hiện đồng bộ, với lực lượng an ninh có chuyên ngành để giải quyết.
• Sau khi sự việc đã xảy ra
o Hỗ trợ cho nạn nhân
 Bắt buộc người phạm tội chi trả tất cả các khoản chi phí tổn
thương về thân thể cho nạn nhân
 Chi phí tinh thần cho nạn nhân của bạo lực cần được công nhận
và ngay cả khi thương tích cơ thể không xảy ra, các dịch vụ tư vấn
chuyên môn có thể được yêu cầu để giúp phục hồi nhân viên.
 Ngoài ra, bên trong ngành cũng thực hiện các chế độ bảo vệ nhân
viên bởi các trường hợp là nạn nhân trong vụ bạo hành, tạo điều
kiện tái lao động lại sau thời gian chờ hồi phục, an ủi động viên

các nhân viên còn lại bằng chính sách hợp lý
o Người thực hiện hành vi bạo hành
 Xử lý theo pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam


12


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Các biện pháp giáo dục ý nghĩa tại cơ quan độc lập nhà nước về
hành vi gây hại cho xã hội, cải tạo không giam giữ, thực hiện
nhiều giờ công ích trong xã hội.
 Lưu hồ sơ khách hàng có nguy cơ bạo lực tại cơ sở y tế, công khai
rộng rãi hồ sơ liên viện, liên cơ quan, để giảm thiểu nguy cơ sau
này.
o Thông tin tại cơ sở y tế về bạo hành
 Các phương pháp ngăn ngừa tấn công khác có thể mở rộng cơ sở
dữ liệu quốc gia bằng các hệ thống thu thập thông tin và báo cáo
chuẩn.
 Đánh giá, nghiên cứu và đưa ra lời khuyên về hậu quả tấn công
sau khi hành hung, nhu cầu phục hồi cho việc trở lại làm việc,
thời gian làm việc sau khi bị tấn công, và về các kỹ thuật phòng
ngừa thương tích và tử vong do bạo lực.


13


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM

Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] WHO (2003). Guidelines on Workplace Violence in the Health Sector
Truy cập ngày 10-08-2017 từ
/>risonGuidelines.pdf
[2] The New England Journal of Medicine (2016), Workplace Violence against Health
Care Workers in the United States
/>[3] OSHA - Occupational Safety and Health Administration (2015), Preventing
Workplace Violence in Healthcare
/>[4] OSHA - Occupational Safety and Health Administration (2015), Guidelines for
Preventing Workplace Violence for Healthcare and Social Service Workers
/>[5] Báo điện tử Kinh Kế Sài Gòn Online (2017). “Thiếu quy định, nghề bác sĩ đang trở
nên nguy hiểm” của luật sư Trần Hồng Phong, đăng 27/7/2017, 14:08
Truy cập ngày 10-08-2017 từ />[5] Báo điện tử Vnexpress.net (2017. “Bạo hành nhân viên y tế” của bác sĩ Võ Xuân
Sơn, đăng ngày 29/8/2015
Truy cập ngày 10-08-2017 từ />
14


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
PHỤ LỤC: HƯỚNG DẪN PHÒNG NGỪA BẠO HÀNH CÔNG SỞ CHO NHÂN
VIÊN Y TẾ VÀ
NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI.
Sở Sức Khỏe, An Toàn Nghề Nghiệp (OSHA)
www.osha.gov
OSHA
www.osha.gov
Đạo Luật Sức Khỏe, An Toàn Nghề Nghiệp năm 1970
"Nhằm bảo đãm những điều kiện làm việc an toàn và khỏe mạnh; cho phép thi hành các

quy chuẩn dưới đạo luật; hổ trợ và khuyến khích các bang nổ lực bảo đãm các điều kiện
làm việc an toàn và khỏe mạnh; cung cấp các nghiên cứu, thông tin, giáo dục và đào tạo,
trong lỉnh vực sức khỏe và an toàn nghề nghiệp...."
Tài liệu này tổng quan về các quyền của người lao động theo Đạo Luật Sức Khỏe, An
Toàn Nghề Nghiệp (OSH Act). Tài liệu này không thay đổi hoặc xác định các trách nhiệm
phải tuân thủ như đã được đề ra trong Đạo Luật Sức Khỏe, An Toàn Nghề Nghiệp và các
quy chuẩn của Sở Sức Khỏe, An Toàn Nghề Nghiệp. Hơn nữa, bởi vì việc diễn giải và
chính sách thi hành có thể thay đổi theo thời gian, cho nên người đọc cần tham khảo các
diễn giải và quyết định quản lý hiện hành của Ủy Ban Sức Khỏe, An Toàn Nghề Nghiệp
và tòa án, đối với việc yêu cầu tuân thủ theo các hướng dẫn bổ sung của Sở Sức Khỏe, An
Toàn Nghề Nghiệp.
Nội dung trong tài liệu này thuộc về công cộng, có thể sao chép lại một phần hoặc toàn bộ
tài liệu mà không cần xin phép. Yêu cầu trích dẫn nguồn sao chép nhưng không bắt buộc.
Khi cần, có thể yêu cầu những thông tin này dưới dạng đặc biệt dành cho người khiếm
thính, khiếm thị. Voice phone: (202) 693-1999; teletypewriter (TTY) number: 1-877-8895627.

15


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
HƯỚNG DẪN PHÒNG NGỪA BẠO HÀNH CÔNG SỞ CHO NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ
NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI.
Bộ Lao Động Hoa Kỳ
Sở Sức Khỏe, An Toàn Nghề Nghiệp
OSHA 3148-04R 2015
BỘ LAO ĐỘNG
LIÊN BANG HOA KỲ
BỘ LAO ĐỘNG HOA KỲ
Tài liệu hướng dẫn này chỉ có tính chất cung cấp thông tin và hướng dẫn, không phải là

quy chuẩn hoặc điều luật. Tài liệu này không tạo dựng nên các nghĩa vụ pháp lý mới,
cũng không làm thay đổi các nghĩa vụ hiện hành theo các quy chuẩn của Sở Sức Khỏe,
An Toàn Nghề Nghiệp hoặc của Đạo Luật Sức Khỏe, An Toàn Nghề Nghiệp năm 1970.
Nhằm tuân thủ theo Đạo Luật Sức Khỏe, An Toàn Nghề Nghiệp, chủ lao động phải tuân
thủ theo các quy chuẩn, điều luật về sức khỏe và an toàn đã được Sở Sức Khỏe, An Toàn
Nghề Nghiệp hoặc tổ chức tại bang do sở này chấp thuận, ban hành và thi hành. Ngoài ra,
trong Điều Khoản Bổn Phận Chung của Đạo Luật, đoạn 5(a)(1) buộc chủ lao động phải
cung cấp một môi trường lao động không có nguy cơ có thể gây tử vong hoặc thương tích
nghiêm trọng. Ngoài ra, đoạn 11(c)(1) của Đạo Luật nêu rõ "không ai được phép đuổi
hoặc bằng bất cứ một phương cách nào, phân biệt đối xử với người nhân viên đã nộp đơn
than phiền, đã theo đuổi các tiến trình tố tụng liên quan đến Đạo Luật này, hoặc đã hay
sắp làm chứng trước tòa, hoặc bởi vì người nhân viên đó đã đại diện cho chính mình hoặc
cho nhân viên khác về bất kỳ một quyền lợi nào do Đạo Luật này quy định". Việc trả thù
hoặc phân biệt đối xử chống lại một nhân viên đã báo cáo tai nạn, chấn thương, có liên
quan với bạo hành công sở, có liên quan với hướng dẫn này, tới chủ lao động hoặc Sở Sức
Khỏe, An Toàn Nghề Nghiệp, là một hành vi phạm luật theo đoạn 11(c) của Đạo Luật.
Ngoài ra, văn kiện 29 CFR 1904.36 nêu rõ đoạn 11(c) của Đạo Luật nghiêm cấm phân
biệt đối xử chống lại người nhân viên đã báo cáo tình trạng bệnh, chấn thương, hoặc tử
vong có liên quan đến điều kiện lao động.
MỤC LỤC
Tổng quan về hướng dẫn
Bạo hành công sở: Tác động của nơi làm việc
Bạo hành với nhân viên y tế và nhân viên công tác xã hội.
Các yếu tố nguy cơ: Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy cơ gây xảy ra bạo hành công
sở

16


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM

Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Chương trình phòng ngừa bạo hành
1. Cam kết của ban quản lý và sự tham gia của nhân viên.
2. Phân tích nơi làm việc và nhận diện các yếu tố nguy cơ.
3. Kiểm soát và phòng ngừa các yếu tố nguy cơ.
4. Đào tạo về sức khỏe và an toàn.
5. Lưu giữ thông tin và đánh giá chương trình.
Các bảng biểu trong chương trình phòng ngừa bạo hành công sở.
Thư mục
Các chương trình, dịch vụ, hổ trợ của Sở Sức Khỏe, An Toàn Nghề Nghiệp
Chương trình đánh giá sức khỏe của Viện Sức Khỏe, An Toàn Nghề Nghiệp Quốc Gia
(NIOSH)
Các văn phòng vùng của Sở Sức Khỏe, An Toàn Nghề Nghiệp.
Liên lạc với Sở Sức Khỏe, An Toàn Nghề Nghiệp.
TỔNG QUAN VỀ HƯỚNG DẪN
Nhân viên y tế và nhân viên công tác xã hội phải đối mặt với những nguy cơ đáng kể xảy
ra bạo hành liên quan với công việc. Sở Sức Khỏe, An Toàn Nghề Nghiệp có sứ mệnh
giúp các chủ lao động giải quyết những nguy cơ nghiêm trọng này. Tài liệu này cập nhật
các hướng dẫn năm 1996 và 2004 của Sở Sức Khỏe, An Toàn Nghề Nghiệp, nhằm phòng
ngừa bạo hành công sở cho nhân viên y tế và nhân viên công tác xã hội. Các hướng dẫn
phòng ngừa bạo hành của Sở Sức Khỏe, An Toàn Nghề Nghiệp được xây dựng dựa trên
thực tế tốt nhất của ngành và các phản hồi từ các bên liên quan. Hướng dẫn này khuyến
cáo xây dựng các chính sách và các quy trình thủ tục nhằm loại trừ hoặc giảm thiểu bạo
hành công sở trong môi trường y tế và công tác xã hội.
Các hướng dẫn này phản ánh các dạng môi trường làm việc khác nhau và bao gồm những
phương cách mới nhất và hiệu quả nhất nhằm làm giảm nguy cơ xảy ra bạo hành công sở.
Loại hình cơ sở không những xác định loại nguy cơ tồn tại mà cả những biện pháp thích
hợp có sẳn nhằm làm giảm hoặc loại trừ các nguy cơ xảy ra bạo hành.
Trong phạm vi hướng dẫn này, chúng tôi nhận diện ra 5 loại cơ sở làm việc khác nhau:
- Môi trường bệnh viện là những cơ sở y khoa rộng lớn.

- Môi trường điều trị điều dưỡng bao gồm những cơ sở như nhà dưỡng lão, và những cơ
sở điều trị dài ngày khác.
- Môi trường dịch vụ/điều trị không điều dưỡng: bao gồm những phòng khám nhỏ tại địa
phương và các trung tâm sức khỏe tâm thần.

17


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
- Môi trường các cơ sở chăm sóc trong cộng đồng: bao gồm các cơ sở điều dưỡng dựa vào
cộng đồng, nhóm hổ trợ.
- Môi trường tại nhà bao gồm nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe tại nhà hoặc nhân viên
công tác xã hội đến nhà.
Thực tế thì những hướng dẫn này nhằm đến một phổ rộng nhiều loại nhân viên, bao gồm
cả nhân viên trong các cơ sở điều trị tâm thần, khoa cấp cứu của bệnh viện, các phòng
khám tâm thần địa phương, các trung tâm điều trị cai nghiện, nhà thuốc, các trung tâm
chăm sóc địa phương, và các cơ sở chăm sóc điều dưỡng dài hạn. Các nhân viên y tế và
nhân viên công tác xã hội được bao gồm trong hướng dẫn này gồm: y tá có chứng chỉ
hành nghề, phụ tá y tá, các kỷ thuật viên trị liệu, các kỷ thuật viên, nhân viên y tế chăm
sóc tại nhà, nhân viên công tác xã hội, nhân viên cấp cứu, bác sĩ, dược sĩ, y sĩ, y tá, và các
nhân viên hổ trợ khác, phải tiếp xúc với khách hàng có tiền sử bạo hành. Chủ lao động
nên sử dụng hướng dẫn này để xây dựng nên các chương trình phòng ngừa bạo hành thích
hợp, đưa nhân viên tham gia vào chương trình để bảo đãm các nhu cầu và quan điểm của
họ được nhận biết và được giải quyết trong chương trình.
BẠO HÀNH CÔNG SỞ: TÁC ĐỘNG CỦA BẠO HÀNH CÔNG SỞ ĐỐI VỚI NHÂN
VIÊN Y TẾ VÀ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI.
Nhân viên y tế và nhân viên công tác xã hội phải đối mặt với nguy cơ đáng kể xảy ra bạo
hành liên quan với công việc. Viện Sức Khỏe, An Toàn Nghề Nghiệp Quốc Gia (NIOSH)
định nghĩa bạo hành công sở là "hành vi bạo hành (bao gồm xâm hại cơ thể và đe dọa

xâm hại) nhằm đến nhân viên đang làm việc hoặc đang thực thi bổn phận của mình".
Theo Phòng Thống Kê Lao Động (Bureau of Labor Statistics (BLS), 27 trong số 100
trường hợp tử vong trong môi trường y tế và công tác xã hội xảy ra trong năm 2013 là do
hành vi bạo hành.
Mặc dù truyền thông có khuynh hướng chỉ tập trung vào các trường hợp xảy ra giết người
tại nơi làm việc, nhưng đa số các trường hợp bạo hành công sở cũng đưa đến những chấn
thương nghiêm trọng mặc dù không tử vong. Các thống kê dựa vào dữ liệu của Phòng
Thống Kê Lao Động (BLS) và của Điều Tra Nạn Nhân Tội Ác Quốc Gia (NCVS) đều cho
thấy bạo hành công sở là một mối đe dọa trong môi trường y tế và công tác xã hội. Dữ
liệu của Phòng Thống Kê Lao Động cho thấy đa số các chấn thương do bạo hành và cần
phải nghỉ việc dài ngày đều xảy ra trong môi trường y tế và công tác xã hội. Từ năm 2011
đến 2013, bạo hành công sở dao động trong khoảng 23540 đến 25630 trường hợp mỗi
năm, với 70-74% trường hợp xảy ra trong môi trường y tế và công tác xã hội. Đối với
nhân viên y tế, bạo hành chiếm 10-11% trường hợp chấn thương tại nơi làm việc, và gây
nghỉ việc dài ngày, khi so với tỷ lệ 3% đối với nhân viên của mọi ngành tư nhân khác.
Trong năm 2013, một số lớn các trường hợp bạo hành đưa đến nghỉ việc dài ngày đối với
nhân viên trong môi trường y tế và hổ trợ xã hội (thay đổi trong khoảng 13-36/10.000
18


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
nhân viên). So với tất cả các ngành tư nhân khác, nghỉ việc do bạo hành trong năm 2013
chỉ xấp xỉ 3/10.000 nhân viên toàn thời gian. Dữ liệu về tỷ lệ bạo hành công sở của Phòng
Thống Kê Lao Động cũng được xác thực bằng dữ liệu của phòng Điều Tra Nạn Nhân Tội
Ác Quốc Gia (NCVS), ước lượng từ năm 1993 đến 2009, nhân viên y tế có tỷ lệ bị bạo
hành công sở cao hơn nhân viên của tất cả các ngành khác 20% (6.5/1000 so với
5.1/1000). Ngoài ra, bạo hành công sở trong ngành y chiếm 10.2% tất cả các vụ bạo hành
công sở. Cũng cần phải ghi nhận rằng, các nghiên cứu cho thấy bạo hành công sở thường
không được báo cáo đầy đủ, cho nên tỷ lệ thực tế có thể cao hơn nhiều so với con số được

báo cáo.
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ: NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
XẢY RA BẠO HÀNH CÔNG SỞ
Nhân viên y tế và nhân viên công tác xã hội đối mặt với nguy cơ gia tăng xảy ra bạo hành
công sở chủ yếu do hành vi bạo hành của bệnh nhân, khách hàng và/hoặc người đang
được điều dưỡng. Trong khi một chẩn đoán cụ thể hoặc một loại bệnh nhân cụ thế không
có liên quan với tiên lượng xảy ra bạo hành, nhưng các nghiên cứu dịch tể đều thống nhất
cho thấy: những cơ sở nội trú bệnh nhân, điều trị tâm thần cấp tính, điều dưỡng lão khoa
dài ngày, khoa cấp cứu trong các thành phố có lưu lượng cấp cứu cao, và các cơ sở điều
dưỡng, công tác xã hội trong ngày đều đối diện với nguy cơ cao nhất. Đau đớn, tiên lượng
xấu, môi trường xung quanh không quen thuộc, các thuốc sử dụng làm thay đổi tâm thần
và khí sắc, sự tiến triển của bệnh, tất cả đều có thể góp phần tạo nên sự kích động và bạo
hành.
Nhân viên y tế đối mặt với nguy cơ đáng kể xảy ra bạo hành liên quan đến công việc
Trong khi chấn thương tại nơi làm việc của nhân viên y tế chiếm dưới 20% tất cả mọi
trường hợp chấn thương...
Thì nhân viên y tế lại là nạn nhân của 50% các trường hợp tấn công xâm hại.
Nguồn: Phòng Thống Kê Lao Động.
Trong khi mỗi yếu tố nguy cơ riêng biệt có thể thay đổi tùy theo loại hình và nơi chốn của
cơ sở y tế/cơ sở công tác xã hội, cũng như loại hình tổ chức, thì các yếu tố nguy cơ bao
gồm :
Các yếu tố nguy cơ liên quan với bệnh nhân, khách hàng, và loại hình cơ sở




Làm việc trực tiếp với người có tiền sử bạo hành, nghiện thuốc hoặc rượu, thành
viên băng đảng, và thân nhân của bệnh nhân hoặc khách hàng;
Vận chuyển bệnh nhân và khách hàng;
Làm việc đơn độc trong cơ sở hoặc tại nhà bệnh nhân;

19


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế






Thiết kế nội thất nơi làm việc kém và xấu, cản tầm nhìn của nhân viên hoặc không
có lối thoát khi xảy ra biến cố bạo hành.
Kém chiếu sáng tại phòng, hành lang, nơi đậu xe, và những nơi khác;
Thiếu phương tiện liên lạc khẩn cấp;
Tần suất mang theo hỏa khí, dao, hoặc các loại vũ khí khác của bệnh nhân, thân
nhân bệnh nhân và bạn bè của bệnh nhân; và
Làm việc ở vùng có tỷ lệ phạm tội cao.
Những yếu tố nguy cơ liên quan đến việc tổ chức










Thiếu các chính sách và chương trình đào tạo cho nhân viên các kỷ năng nhận biết,

xử trí hành vi gây hấn và bạo hành leo thang của bệnh nhân, khách hàng, khách thăm,
hoặc nhân viên;
Làm việc trong tình trạng thiếu nhân viên - đặc biệt trong giờ ăn và giờ thân nhân
thăm bệnh;
Tình trạng thay nhân viên vì nghỉ việc nhiều;
Không đủ bảo vệ và nhân viên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc;
Bệnh nhân hoặc khách hàng phải chờ đợi lâu; phòng chờ quá đông và không thoải
mái;
Tự do di chuyển không giới hạn trong phòng khám, bệnh viện; và
Cảm nhận thấy bạo hành được thừa nhận và nạn nhân sẽ không có khả năng báo
cho cảnh sát và/hoặc áp lực công luận.
CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG NGỪA BẠO HÀNH
Chương trình phòng ngừa bạo hành công sở, được tích hợp trong chương trình sức khỏe
và an toàn chung của tố chức, là một lối tiếp cận hiệu quả nhằm làm giảm hoặc loại trừ
nguy cơ xảy ra bạo hành công sở. Các yếu tố cấu thành giúp xây dựng một chương trình
phòng ngừa bạo hành công sở có hiệu quả bao gồm :
(1) Cam kết của ban quản lý và sự tham gia của nhân viên,
(2) Phân tích nơi làm việc,
(3) Kiểm soát và phòng ngừa các yếu tố nguy cơ,
(4) Đào tạo về sức khỏe và an toàn, và
(5) Lưu giữ thông tin và đánh giá chương trình.
Chương trình phòng ngừa bạo hành tập trung vào việc xây dựng các quá trình, các quy
trình thủ tục thích hợp đối với nơi làm việc.
Một cách cụ thể, chương trình phòng ngừa bạo hành công sở cần phải có các mục tiêu và
mục đích rõ ràng nhằm phòng ngừa bạo hành, thích hợp với quy mô và sự phức tạp của
hoạt động, ứng dụng thích hợp cho các tình huống cụ thể và các cơ sở hay đơn vị cụ thể.
20


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM

Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Các yếu tố cấu thành chương trình cần độc lập với nhau và phải được định kỳ đánh giá lại
và điều chỉnh nhằm đáp ứng với các thay đổi xảy ra trong tổ chức, ví dụ như mở rộng cơ
sở, thay đổi người quản lý, khách hàng, hoặc các quy trình thủ tục. Và cũng như với bất
kỳ một chương trình sức khỏe và an toàn nào, chương trình phòng ngừa bạo hành cần
phải được định kỳ đánh giá lại.

21



×