HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
DƯƠNG THỊ LÝ
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI
HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành :
Quản trị kinh doanh
Mã số :
60.34.01.02
Người hướng dẫn khoa học :
TS. Lê Văn Liên
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Dương Thị Lý
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình, tôi đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên tận tình của các tập thể và cá nhân trong Học viện
Nông nghiệp Việt Nam. Tôi xin trân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo Khoa Kế toán
và Quản trị kinh doanh, Bộ môn Kế toán Tài chính, Kế toán quản trị, Tài chính… Học
Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho tôi các kiến thức thiết thực, sâu rộng
thực tế về quản trị kinh doanh cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp
của mình.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Lê Văn Liên đã tận
tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn của mình.
Tôi cũng chân thành cảm ơn các cán bộ trong phòng TC-KH huyện Việt Yên,
KBNN huyện Việt Yên, UBND huyện Việt Yên, các cán bộ xã trong huyện Việt yên...
tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn của mình.
Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày
tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Dương Thị Lý
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan .............................................................................................................................................i
Lời cảm ơn ............................................................................................................................................... ii
Mục lục .................................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................................................v
Danh mục bảng .......................................................................................................................................vi
Danh mục sơ đồ .................................................................................................................................... vii
Phần 1. Mở đầu..................................................................................................................................... 1
1.1
Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
1.2
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ....................................................................... 3
2.1
Cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện ............................ 3
2.1.1
Quản lý chi ngân sách Nhà nước ...................................................................... 3
2.1.2
Nội dung chi ngân sách Nhà nước cấp huyện ................................................. 12
2.1.3
Quy trình quản lý chi Ngân sách Nhà Nước cấp huyện .................................. 16
2.1.4
Vai trò của quản lý chi Ngân sách Nhà Nước cấp huyện ................................ 19
2.1.5
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chi ngân sách Nhà nước cấp huyện .............. 21
2.2
Cơ sở thực tiễn về quản lý chi ngân sách Nhà nước tại huyện Việt Yên,
tỉnh Bắc Giang ............................................................................................... 22
2.2.1
Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách Nhà nước một số địa phương trong
nước .............................................................................................................. 22
2.2.2
Bài học kinh nghiệm quản lý chi ngân sách Nhà nước cho huyện Việt Yên,
tỉnh Bắc Giang................................................................................................ 26
Phần 3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ....................... 27
3.1
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 27
3.1.1
Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 27
3.1.2
Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................. 29
3.1.3
Tình hình phát triển kinh tế xã hội ................................................................. 30
iii
3.2
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 35
3.2.1
Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................ 35
3.2.2
Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu .......................................................... 37
3.2.3
Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 37
3.2.4
Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 37
Phần 4. Kết quả nghiên cứu........................................................................................................... 38
4.1
Tình hình chi ngân sách Nhà nước tại huyện Việt Yên trong giai đoạn
2013-2015 ..................................................................................................... 38
4.2
Quy trình quản lý chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Việt Yên ........ 41
4.2.1
Lập, duyệt và phân bổ dự toán chi ngân sách Nhà nước huyện ....................... 41
4.2.2
Thực hiện chi ngân sách Nhà nước ................................................................ 48
4.2.3
Kiểm soát chi và quyết toán chi ngân sách ..................................................... 58
4.3
Đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện
Việt Yên ........................................................................................................ 73
4.3.1
Kết quả đạt được............................................................................................ 74
4.3.2
Hạn chế ......................................................................................................... 76
4.3.3
Nhân tố ảnh hưởng ........................................................................................ 78
4.4
Định hướng và giải pháp về quản lý chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn
huyện Việt Yên .............................................................................................. 80
4.4.1
Định hướng về quản lý chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Việt Yên ....... 80
4.4.2
Giải pháp về quản lý chi ngân sách Nhà nước trên đại bàn huyện Việt Yên .......... 82
Phần 5. Kết luận ................................................................................................................................. 90
Tài liệu tham khảo ................................................................................................................................ 95
Phụ lục ................................................................................................................................................... 96
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐVSDNS
Đơn vị sử dụng ngân sách
HCSN
Hành chính sự nghiệp
HĐND
Hội đồng nhân dân
KBNN
Kho bạc Nhà nước
KCN
Khu Công nghiệp
KHNS
Kế hoạch nhân sự
KHĐT
Kế hoạch đầu tư
KSC
Kiểm soát chi
KT-XH
Kinh tế xã hội
NSĐP
Ngân sách địa phương
NĐ-CP
Nghị định-Chính phủ
NSNN
Ngân sách Nhà nước
NSTW
Ngân sách Trung ương
QL NSX
Quản lý ngân sách xã
QLTS
Quản lý tài sản
SDNS
Sử dụng ngân sách
SNGD
Sự nghiệp giáp dục
TCĐT
Tổ chức đầu tư
TDTT
Thể dục thể thao
THCS
Trung học cơ sở
TSCĐ
Tài sản cố định
TW
Trung ương
UBND
Ủy ban nhân dân
XDCB
Xây dựng cơ bản
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1
Hiện trạng cơ cấu kinh tế theo GDP của huyện Việt Yên 2013 – 2015.....29
Bảng 3.2
Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2013 – 2015 .............................30
Bảng 3.3
Số lượng phiếu và câu hỏi điều tra tại các đơn vị về quản lý chi
NSNN .....................................................................................................36
Bảng 4.1
Chi và cơ cấu các khoản chi chủ yếu trên địa bàn huyện Việt Yên
giai đoạn 2013-2015 ................................................................................39
Bảng 4.2
Định mức phân bổ ngân sách chi quản lý hành chính Nhà nước,
Đảng đoàn thể: ........................................................................................43
Bảng 4.3
Dự toán chi qua các năm 2013 - 2015......................................................47
Bảng 4.5
Chi và cơ cấu các khoản chi thường xuyên của huyện Việt Yên ..............50
Bảng 4.6
Số bổ sung từ ngân sách huyện cho ngân sách các xã năm 2015 huyện Việt Yên .......................................................................................57
Bảng 4.7
Tình hình các khoản mua sắm TSCĐ không được thanh toán giai
đoạn 2013-2015 ......................................................................................63
Bảng 4.8
Tình hình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện
Việt Yên giai đoạn 2013 - 2015 ...............................................................65
Bảng 4.9
Thống kê các khoản chi thường xuyên bị từ chối thanh toán qua
KBNN huyện Việt Yên giai đoạn năm 2013-2015 ...................................65
Bảng 4.10
Số công trình, dự án chưa thẩm định quyết toán giai đoạn 2013 –
2015 ........................................................................................................67
Bảng 4.11
Tình hình vi phạm qua thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2013 – 2015 ............69
Bảng 4.12
Bảng so sánh giữa thực hiện chi và dự toán chi huyện Việt Yên qua
các năm từ 2013-2015 .............................................................................71
Bảng 4.13
Tổng hợp ý kiến đánh giá về quản lý chi thường xuyên ...........................73
Bảng 4.14
Tổng hợp ý kiến đánh giá về quản lý chi XDCB ......................................74
Bảng 4.15
Trình độ chuyên môn của công chức tài chính xã ....................................78
vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Quy trình phân bổ dự toán chi Ngân sách Nhà Nước ....................................7
Sơ đồ 2.2 Quy trình kiểm soát chi “một cửa” tại KBNN.............................................11
vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Dương Thị Lý
Tên luận văn: “Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc
Giang”.
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.01.02
1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Việt Yên,
tỉnh Bắc Giang. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN tại
địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thu thập dữ liệu gồm dữ
liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp; Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu; Phương pháp
phân tích số liệu và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.
3. Kết quả nghiên cứu chính
Ngoài việc mô tả tình hình chung của huyện Việt Yên, luận văn đã đạt được kết
quả sau:
Một là, đã làm rõ được thực trạng về chi NSNN trên địa bàn huyện Việt Yên,
tỉnh Bắc Giang như việc chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi khác NSNN.
Hai là, đã đánh giá được thực trạng và đưa ra được những ưu, nhược điểm trong
quản lý chi NSNN tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang như: việc lập dự toán chi đã đảm
bảo đúng luật, chặt chẽ, đúng tiến độ; việc chi ngân sách đã đảm bảo tiết kiệm, tránh
lãng phí; công tác quyết toán chi minh bạch, kịp thời... Tuy nhiên, việc lập dự toán còn
mang tính hình thức, thiếu chính xác; việc chi ngân sách còn dàn trải, chưa đúng định
mức quy định; việc quyết toán báo cáo còn chậm và chưa đạt chất lượng cao,...
Ba là, luận văn đã đưa ra được một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý
chi NSNN tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang như: nâng cao chất lượng công tác lập dự
toán; hoàn thiện công tác chấp hành dự toán; nâng cao chất lượng quyết toán NSNN
huyện; phối hợp với KBNN, phát huy tối đa chức năng kiểm soát chi NSNN huyện;
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính và đầu tư hiện đại hóa công
nghệ phục vụ công tác quản lý chi NSNN.
4. Kết luận
Thông qua quản lý chi NSNN huyện Việt Yên đã huy động được các nguồn lực
của xã hội, phân phối và sử dụng cho nhu cầu phát triển kinh tế, thực hiện các chính
sách xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước.
viii
THESIS ABSTRACT
Author: Duong Thi Ly
Thesis title: "Management of the State budget in Viet Yen district, Bac Giang
province".
Major: Business Administration
Code: 60.34.01.02
1. Purpose of the study
Based on the assessment of the state of budget expenditure management Viet
Yen district, Bac Giang province. Then, proposed a number of solution in order to
improve management of state budget expenditures in Viet Yen district, Bac Giang
province in the coming time.
2. Research Method
Thesis use the following methods: Method of data collection including
secondary data and primary data; Processing method and data synthesis; Data analysis
methods and systems research targets.
3. Main results
In addition to describing the general situation of the Viet Yen District, the thesis
has achieved the following results:
The first, has clarified the status of state budget expenditures Viet Yen district,
Bac Giang province, such as the recurrent expenditure, capital expenditure growth and
spending budget.
The second, have assessed the situation and give the advantages and
disadvantages of budget expenditure management in Viet Yen district, Bac Giang
province, such as: the preparation of cost estimates have to ensure compliance with the
law, strictly according to schedule ; the budget was to ensure savings, avoid waste;
settlement work expenditures transparent, timely ... However, the estimation was
superficial, precision equipment; the budget is still scattered and not properly prescribed
norms; the finalization of the report has been slow and not high quality, ...
The third, the thesis has given some solutions to perfect the management of state
budget expenditures in Viet Yen district, Bac Giang province, such as: enhancing the
quality of the estimation; perfect the execution of the estimates; improve the quality of
the district budget settlement; in coordination with the State Treasury, maximize
ix
functionality district budget expenditure controls; improve the quality of the staff
working in finance and investments to modernize technology for the management of
state budget expenditures.
4. Conclusion
Budget expenditure management through Viet Yen district has mobilized social
resources, distribution and use to the needs of economic development, implementation
of social policies, ensuring defense and security of the country.
x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, cùng với quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và
quốc tế, hoạt động của ngân sách nhà nước có vị trí hết sức quan trọng, thể hiện
qua việc huy động và phân bổ nguồn lực hợp lý, đảm bảo cân đối thu chi, lành
mạnh tình hình tài chính; đảm bảo thực hiện công bằng xã hội; thúc đẩy kinh tế
phát triển nhanh, ổn định và bền vững, từ đó đưa nước ta từ một nước nông
nghiệp, kém phát triển trở thành một nước công nghiệp. Tuy nhiên, nguồn lực
huy động phục vụ cho phát triển của đất nước là có hạn, tình hình quản lý chi
ngân sách thời gian qua vẫn còn thất thoát, lãng phí, tham nhũng, kém hiệu quả
trong sử dụng vốn ngân sách nhà nước, gây bất bình trong dư luận xã hội. Sử
dụng có hiệu lực, hiệu quả các nguồn lực thông qua công cụ ngân sách nhà nước
là hết sức cần thiết không chỉ ở cấp quốc gia mà đòi hỏi các cấp chính quyền địa
phương phải thực hiện. Huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là một huyện nông
nghiệp có quy mô kinh tế nhỏ, lực lượng sản xuất kém phát triển, giá trị sản xuất
không cao, trong khi đó nhu cầu chi cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội là rất lớn,
nhất là những khoản chi cho giáo dục, y tế, đảm bảo xã hội nên đòi hỏi việc nâng
cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước là hết sức cần thiết, góp phần phục vụ
phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Đối với huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, ngoài các công tác chi ngân sách
trên địa bàn huyện đã có nhiều tiến bộ, các định mức phân bổ chi ngân sách do
Sở Tài chính hướng dẫn đã được áp dụng ở địa phương, góp phần tích cực trong
việc quản lý chi ngân sách địa phương, phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã
hội, nâng cao đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện quản lý
chi NSNN vẫn còn nhiều hạn chế bất cập với tình hình thực tế của các địa
phương cần phải tiếp tục điều chỉnh và bổ sung. Cụ thể như: Việc lập, chấp hành
và quyết toán NSNN tại địa phương đã thực hiện khá tốt, song còn chậm, chưa
đổi mới, đôi khi còn chưa đúng theo quy định của Nhà nước; Tình trạng quản lý
chi NSNN vẫn còn thất thoát chưa bao quát hết các khoản chi, chưa có quan
điểm xử lý rõ ràng về các khoản chi sai quy định của Nhà nước hoặc chưa tập
trung đúng mức về quản lý chi NSNN; Công tác quyết toán là khâu rất quan
trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức, chưa làm đủ sổ sách; Đội ngũ quản
lý chi NSNN còn hạn chế về chuyên môn, chậm đổi mới.
1
Tăng cường quản lý chi NSNN sao cho có hiệu quả, chính là yếu tố quyết
định để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội mà Đại hội đảng
bộ huyện Việt Yên lần thứ XXII đã đề ra.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế đề tài “Quản lý chi ngân sách Nhà
nước tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang” được chọn để nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh
Bắc Giang. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN
tại địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi NSNN cấp huyện.
- Đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN tại địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh
Bắc Giang trong thời gian 2013-2015.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN trên địa
bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các nội dung liên quan đến quản lý chi NSNN cấp huyện: Như
quản lý chi đầu tư phát triển, quản lý chi thường xuyên, chi khác.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
+ Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách trên
địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
+ Các yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý chi
NSNN cấp huyện.
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Việt, tỉnh
Bắc Giang
-Phạm vi về thời gian:
+ Số liệu sử dụng cho phân tích thực trạng từ năm 2013- 2015, đề xuất giải
pháp cho những năm tiếp theo.
+ Thời gian thực hiện đề tài là từ tháng 03. 2015 đến tháng 03.2016
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP
HUYỆN
2.1.1. Quản lý chi ngân sách Nhà nước
2.1.1.1. Khái niệm, nguyên tắc về quản lý chi ngân sách Nhà nước
* Khái niệm quản lý chi ngân sách Nhà nước
Quản lý chi ngân sách là quá trình phân phối lại quỹ tiền tệ tập trung một
cách có hiệu quả nhằm thực hiện chức năng của Nhà nước trên cơ sở sử dụng hệ
thống chính sách, pháp luật. Chi ngân sách mới thể hiện ở khâu phân bổ ngân
sách còn hiệu quả sử dụng ngân sách như thế nào thì phải thông qua các biện
pháp quản lý. Rõ ràng quản lý chi ngân sách sẽ quyết định hiệu quả sử dụng vốn
ngân sách.
Quản lý chi NSNN là quá trình thực hiện có hệ thống các biện pháp phân
phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm phục vụ chi tiêu cho bộ máy và thực
hiện các chức năng của Nhà nước. Thực chất quản lý chi NSNN là quá trình sử
dụng các nguồn vốn chi tiêu của Nhà nước từ khâu lập kế hoạch đến khâu sử
dụng ngân sách đó nhằm đảm bảo quá trình chi tiết kiệm và hiệu quả, phù hợp
với yêu cầu của thực tế đang đặt ra theo đúng chính sách chế độ của Nhà nước
phục vụ các mục tiêu KT-XH.
Vấn đề quan trọng trong quản lý chi NSNN là việc tổ chức quản lý giám
sát các khoản chi sao cho tiết kiệm và có hiệu quả cao, muốn vậy cần phải quan
tâm các mặt sau:
- Quản lý chi phải gắn chặt với việc bố trí các khoản chi làm cơ sở cho
việc quản lý xây dựng quy chế kiểm tra, kiểm soát.
- Bảo đảm yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí và quản lý các
khoản chi tiêu ngân sách Nhà nước.
- Quản lý chi phải thực hiện các biện pháp đồng bộ, kiểm tra giám sát
trước, trong và sau khi chi.
- Phân cấp quản lý các khoản chi cho các cấp chính quyền địa phương và
các tổ chức trên cơ sở phải phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển KT-XH của các cấp
theo luật ngân sách để bố trí các khoản chi cho thích hợp.
- Quản lý chi ngân sách phải kết hợp quản lý các khoản chi ngân sách
3
thuộc vốn Nhà nước với các khoản chi thuộc nguồn của các thành phần kinh tế
để tạo ra sức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu quả chi.
- Những nguyên tắc về quản lý chi ngân sách Nhà nước
Lý thuyết kinh tế học hiện đại cho rằng nền kinh tế muốn phát triển ổn
định cần có sự phối hợp giữa bàn tay chính phủ và bàn tay thị trường trong quá
trình tái phân phối thu nhập. Điều này có nghĩa là quy mô của chi tiêu NSNN nên
có sự giới hạn nhất định, và sự giới hạn chi tiêu dựa trên các khía cạnh như: cần
tiết kiệm và hạn chế chi phí hành chính, hoặc hạn chế những hoạt động của khu
vực công mà sự quản lý hoạt động không hiệu quả so với hoạt động của khu vực
tư trong lĩnh vực tương ứng. Bên cạnh đó, việc chi tiêu cũng cần có sự linh hoạt
theo chu kỳ kinh tế, khi nền kinh tế bị suy thoái, cần tăng chi tiêu để thúc đẩy
kinh tế phát triển, và ngược lại khi nền kinh tế trong giai đoạn hưng thịnh thì cần
cắt giảm quy mô chi tiêu NSNN.
Vậy những yêu cầu về điều hành NSNN nói chung hay về quản lý chi
NSNN nói riêng mà Nhà nước ta đặt ra là gì? Xét về mục tiêu tổng quát trong
việc điều hành NSNN nói chung, hay quản lý chi NSNN nói riêng, đó chính là
mục tiêu thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững trong điều kiện sử dụng ngân
sách hiệu quả, tiết kiệm; thực hiện công bằng xã hội và đảm bảo các mục tiêu về
chính trị xã hội như quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Mục tiêu này được thiết lập
phù hợp với phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước
trong từng thời kỳ. Còn những nguyên tắc quản lý chi (Luật NSNN năm 2003) cụ
thể là:
Tôn trọng kỷ luật tài chính tổng thể chính là một yêu cầu quan trọng trong
công tác quản lý chi NSNN. Đối với một nền kinh tế, nguồn lực tài chính cung
ứng để thỏa mãn các nhu cầu là có giới hạn, nếu để chi tiêu ngân sách gia tăng sẽ
dẫn đến những hậu quả gia tăng gánh nợ của nền kinh tế trong tương lai, gia tăng
gánh nặng về thuế, phá vỡ cân bằng kinh tế, và ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng
kinh tế. Việc củng cố kỷ luật tài chính tổng thể được thiết lập dựa vào những chỉ
tiêu tổng thể vĩ mô như quy mô GDP, sự gia tăng chi hàng năm trong tổng GDP,
tỷ lệ nợ/GDP ... (Tuân thủ theo yêu cầu này, mục tiêu của nước ta đến năm 2010
chính là kiểm soát và duy trì tỷ lệ bội chi NSNN không quá 5% GDP; kiểm soát
nợ Chính phủ, nợ ngoài nước của quốc gia ở mức không quá 50% GDP).
Đồng thời, NSNN được cân đối theo nguyên tắc tổng số chi thường xuyên
không được lớn hơn tổng số thu từ thuế, phí, lệ; trường hợp còn bội chi, thì số
4
bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân
sách. Bội chi NSNN được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước.
Vay bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng
cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân
sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.Và việc phân bổ nguồn lực tài chính
theo những ưu tiên cũng rất có ý nghĩa trong điều kiện ngân sách hạn hẹp. Đối
với nước ta trong giai đoạn hiện nay, ngân sách được ưu tiên bố trí cho các công
trình, dự án phát triển hạ tầng kinh tế trọng điểm quốc gia; cho các chương trình
mục tiêu quốc gia, chương trình xoá đói giảm nghèo, các chương trình phát triển
kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi, Tây nguyên, vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
vùng biên giới khó khăn. Đồng thời, Nhà nước cũng có chủ trương tăng mức
ngân sách cho đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo; tăng mức đầu tư
cho khoa học và công nghệ, y tế, văn hoá, sự nghiệp bảo vệ môi trường…
Từ thực tế công tác điều hành ngân sách trong những năm qua, yêu cầu về
sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả NSNN cũng là một trong những yêu cầu quan
trọng được đặt ra. Việc lập dự toán ngân sách cũng như việc chấp hành ngân sách
đều cần quán triệt việc thực hiện các Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
Luật Phòng chống tham nhũng... Tất cả nhằm mục tiêu đảm bảo việc xây dựng
dự toán ngân sách, bố trí và sử dụng ngân sách thực sự tập trung, chặt chẽ, tiết
kiệm, chống lãng phí, chống dàn trải, phân tán nhằm nâng cao chất lượng dự toán
và hiệu quả ngân sách
2.1.1.2. Chu trình và quản lý chu trình chi ngân sách Nhà nước
Chu trình ngân sách là một quá trình với những khâu nối tiếp nhau là lập,
chấp hành và quyết toán ngân sách, trong đó trung tâm của một chu trình ngân
sách là việc tổ chức thực hiện dự toán ngân sách. Hoạt động ngân sách có tính
chu kỳ, lặp đi lặp lại, hình thành nên các chu trình ngân sách liên tục. Một chu
trình ngân sách có độ dài thời gian dài hơn một năm ngân sách, vì năm ngân sách
trùng với khâu chấp hành ngân sách còn lập ngân sách phải được thực hiện ở
năm ngân sách trước đó, quyết toán ngân sách lại được thực hiện trong năm ngân
sách tiếp theo. Quản lý chu trình NSNN được thực hiện bằng công cụ kế hoạch
thông qua ba khâu chủ yếu với những ý nghĩa và tác dụng riêng. Lập NSNN là
quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính của
Nhà nước để từ đó xác lập các chỉ tiêu thu, chi, dự trữ ngân sách năm một cách
đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Đồng thời, trên cơ sở đó, vạch ra
5
những biện pháp lớn về kinh tế xã - hội nhằm tổ chức thực hiện tốt các chỉ tiêu
đã đề ra. Nếu khâu lập ngân sách được thực hiện chính xác, khoa học sẽ tạo điều
kiện thuận lợi rất lớn cho các khâu tiếp theo, đặc biệt là khâu chấp hành ngân
sách. Việc lập NSNN được thực hiện với hai phương pháp chủ yếu, đó là phương
pháp phân bổ từ trên xuống và phương pháp lập từ cơ sở, tổng hợp từ dưới lên. Ở
nước ta, từ trước đến nay, lập NSNN thường vận dụng kết hợp cả hai phương
pháp này, trong đó, phương pháp lập từ cơ sở, tổng hợp từ dưới lên là chủ yếu,
còn phương pháp phân bổ thường chỉ áp dụng khi giao số kiểm tra và giao kế
hoạch chính thức. Bộ Tài chính có nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch NSNN và trình
Chính phủ xem xét, sau đó Chính phủ trình Quốc hội thảo luận và phê duyệt.
Chấp hành NSNN là khâu tiếp theo trong chu trình NSNN. Đây là quá
trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế - tài chính và hành chính nhằm biến
các chỉ tiêu thu chi ghi trong kế hoạch NSNN năm trở thành hiện thực. Đây là
khâu cốt yếu, trọng tâm có ý nghĩa quyết định và liên quan đến trách nhiệm của
tất cả các cấp, các ngành, các đơn vị có liên quan đến hoạt động thu chi NSNN.
Trong quá trình chấp hành NSNN, nếu có sự thay đổi về thu, chi thì việc điều
chỉnh phải được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy trình đối với từng trường
hợp cụ thể, đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật tài chính.
Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách. Đây là
việc tổng hợp lại quá trình thực hiện dự toán ngân sách năm nhằm đánh giá lại
toàn bộ kết quả hoạt động của một năm ngân sách: thành công, tồn tại và rút kinh
nghiệm cho năm ngân sách tiếp theo.
Xây dựng và thực hiện NSNN ở nước ta đã trải qua nhiều quá trình thay
đổi để phù hợp với lịch sử và những đặc điểm kinh tế xã hội của đất nước trong
từng thời kỳ. Và gần đây nhất là Luật NSNN được ban hành mới vào năm 2015
(83/2015/QH13), đã xác định các quy định cụ thể để quản lý ngân sách với mục
tiêu rõ ràng là “quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động
và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng
ngân sách Nhà nước, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả
ngân sách và tài sản của Nhà nước, tăng tích lũy nhằm thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an
ninh, đối ngoại”.
6
* Nội dung quy trình phân bổ dự toán thu- chi ngân sách Nhà nước
Sơ đồ 2.1. Quy trình phân bổ dự toán chi Ngân sách Nhà Nước
Nguồn: Nghị định 60/2003/NĐ-CP
7
- Mô tả
Bước 1. Ban hành hướng dẫn và thông báo số kiểm tra dự toán NS:
Hàng năm, để lập và phân bổ dự toán ngân sách cho năm sau, căn cứ vào
Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán và thông báo số kiểm tra của Bộ Tài
chính, căn cứ Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội và dự toán ngân sách của địa phương,
Phòng KHNS có nhiệm vụ:
- Xây dựng hướng dẫn lập dự toán thu NSNN, chi NSĐP và thông báo số
kiểm tra cho các sở ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thành
phố;
- Lấy ý kiến tham gia của các phòng chuyên quản đối với dự thảo văn bản
hướng dẫn và số kiểm tra (các phòng có ý kiến trong thời hạn 2 ngày);
- Hoàn chỉnh văn bản báo cáo Giám đốc Sở xem xét, ký ban hành trước ngày
1/7 hàng năm.
Bước 2. Lập dự toán và tổng hợp dự toán NSĐP:
- Phòng KHNS, các phòng chuyên quản trả lời những kiến nghị, thắc mắc đề
xuất (nếu có) của các sở ban ngành, các đơn vị, UBND các huyện, thành phố
trong quá trình lập dự toán theo hướng dẫn của Sở Tài chính
- Các sở ban ngành, đoàn thể, các đơn vị, UBND huyện, thành phố lập dự
toán ngân sách của đơn vị, cấp mình gửi về Sở Tài chính, Cục Thuế, Sở KHĐT
(chậm nhất ngày 10/7 hàng năm).
-Phòng KHNS tổng hợp dự toán ngân sách địa phương theo mẫu biểu hướng
dẫn của Bộ Tài chính.
- Sở Tài chính thống nhất với Cục Thuế, Sở KHĐT báo cáo Chủ tịch tỉnh, TT
HĐND dự toán ngân sách địa phương năm dự toán (trước ngày 20/7).
Bước 3. Thảo luận dự toán với Bộ Tài chính:
Theo thời gian thông báo của Bộ Tài chính, Sở Tài chính, Cục Thuế và
UBND tỉnh thảo luận dự toán ngân sách với Bộ Tài chính vào năm đầu của thời
kỳ ổn định ngân sách (những năm tiếp theo, nếu tổ chức thảo luận thì UBND tỉnh
phải có đăng ký với Bộ Tài chính). Riêng Sở KHĐT thảo luận kế hoạch đầu tư
XDCB với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
8
Bước 4. Phân bổ dự toán ngân sách địa phương (hoàn thành trước 25/10):
Căn cứ dự toán các sở ban ngành, các đơn vị (đơn vị dự toán cấp 1), UBND
huyện, thành phố; kết quả thảo luận dự toán với Bộ Tài chính; căn cứ chế độ chi
tiêu hiện hành, định mức chi do UBND tỉnh quyết định, Sở Tài chính tổ chức
thảo luận dự toán thu, chi ngân sách với các sở ban ngành, các đơn vị, UBND
huyện, thành phố theo phân công như sau:
- Phòng KHNS chủ trì phối hợp với Phòng Tài chính HCSN tiến hành thảo
luận dự toán với các sở, ban, ngành khối tỉnh theo kế hoạch thảo luận dự toán
do Phòng KHNS xây dựng (thời gian, đơn vị tuỳ theo từng năm trong chu kỳ
ngân sách).
- Phòng KHNS tổ chức thảo luận dự toán chi ngân sách huyện, thành phố,
đồng thời phối hợp với Cục Thuế thảo luận dự toán thu ngân sách huyện,
thành phố.
- Phòng QL NSX phối hợp với Phòng KHNS thảo luận dự toán thu, chi ngân
sách xã, phường, thị trấn với UBND, Phòng Tài chính kế hoạch huyện, thành
phố, đồng thời phối hợp với Cục Thuế thảo luận dự toán thu ngân sách huyện,
thành phố.
- Phòng TCĐT phối hợp với Sở KHĐT rà soát biểu tổng hợp danh mục các
công trình, dự án của tỉnh do Sở KHĐT gửi và có ý kiến về danh mục, tiến độ và
nguồn vốn XDCB dự kiến; tổng hợp dự toán chi đầu tư phát triển sau đó gửi về
Phòng KHNS để tổng hợp.
Bước 5. Tổng hợp dự toán ngân sách địa phương (hoàn thành trước
ngày 31/10):
- Phòng KHNS phối hợp với Cục Thuế, Sở KHĐT, các phòng chuyên quản
tổng hợp kết quả thảo luận dự toán, cân đối ngân sách tỉnh, huyện, xã báo cáo
Giám đốc Sở theo mẫu biểu quy định của Bộ Tài chính, các loại báo cáo theo yêu
cầu của HĐND tỉnh, UBND tỉnh.
- Giám đốc Sở xem xét chuẩn bị báo cáo UBND tỉnh, Ban Kinh tế ngân sách
và TT HĐND tỉnh.
- Phòng KHNS hoàn thiện phương án phân bổ dự toán theo yêu cầu của Giám
đốc Sở.
9
Bước 6. Xem xét, báo cáo UBND tỉnh để trình Thường trực HĐND tỉnh
(trước 15/11):
Sở Tài chính, Cục Thuế, Sở KHĐT tổ chức báo cáo UBND tỉnh, Thường
trực HĐND tỉnh (có sự tham gia của Ban Kinh tế ngân sách của HĐND tỉnh)
toàn bộ dự toán thu, chi ngân sách năm dự toán, thuyết minh căn cứ lập và phân
bổ dự toán.
Bước 7. Điều chỉnh phương án phân bổ dự toán ngân sách địa phương
(trước 25/11):
Căn cứ quyết định giao dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, phòng KHNS
trao đổi với các phòng chuyên quản, tiếp nhận phương án thu ngân sách của Cục
Thuế, tổng hợp, điều chỉnh phương án phân bổ dự toán (Nếu số liệu giao dự toán
thu, chi ngân sách do Bộ Tài chính giao chưa thống nhất với phương án phân bổ
của địa phương) và báo cáo Giám đốc Sở để báo cáo UBND tỉnh.
UBND tỉnh xem xét và trình HĐND tỉnh thông qua dự toán ngân sách cho
năm sau tại kỳ họp HĐND cuối năm.
Trong quá trình xem xét của UBND tỉnh hay HĐND tỉnh, Phòng KHNS là
đầu mối xử lý, thuyết minh các nội dung theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
Bước 8. Chuẩn bị các biểu mẫu giao dự toán:
Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND và quyết định của UBND, phòng
KHNS chuẩn bị các biểu mẫu giao dự toán theo quy định gửi Sở Kế hoạch và
Đầu tư.
-
Sở KHĐT chuẩn bị các biểu mẫu giao dự toán XDCB và tổng hợp
chung trình UBND tỉnh.
Bước 9. Công khai dự toán (chậm nhất sau 60 ngày HĐND tỉnh ban hành
Nghị quyết về dự toán ngân sách):
Sau khi UBND tỉnh quyết định giao dự toán thu, chi NSNN của tỉnh, Phòng
KHNS xây dựng biểu mẫu công khai dự toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, báo
cáo Giám đốc Sở trình UBND tỉnh quyết định công khai dự toán ngân sách tỉnh.
Phòng KHNS phối hợp với các phòng chuyên quản đôn đốc các sở ban
ngành, đoàn thể, các đơn vị, UBND các huyện, thành phố tổ chức công khai dự
toán theo quy định. Đồng thời tổng hợp kết quả công khai dự toán báo cáo
UBND, HĐND tỉnh và Bộ Tài chính.
10
Bước 10. Lưu hồ sơ
* Nội dung thực hiện chi NSNN tại KBNN
Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm soát chi “một cửa” tại KBNN
(Nguồn: Quyết định 1116/QĐ-KBNN)
Ghi chú:
Hướng đi của chứng từ, hồ sơ KSC
Hướng đi của chứng từ thanh toán
Bước 1: Cán bộ KSC tiếp nhận hồ sơ chứng từ
Trong bước này cán bộ kiểm soát chi chỉ kiểm tra bộ hồ sơ, chứng từ, tiến
hành phân loại hồ sơ chứng từ, nếu có sai sót thì cán bộ KSC hướng dẫn đơn vị
sử dụng ngân sách lập lại, bổ sung hồ sơ còn thiếu, lập phiếu giao nhận hồ sơ và
thực hiện cam kết thời gian sử lý công việc
Bước 2: Kiểm soát chi
Sau khi hoàn thành tiếp nhận, phân loại hồ sơ cán bộ KSC kiểm tra số dư
tài khoản dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách; kiểm tra hồ sơ, chứng từ có hợp
pháp hợp lệ hay không; Kiểm soát nội dung chi có phù hợp với tiêu chuẩn, định
mức chế độ của cấp có thầm quyền quy định và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn
vị; kiểm soát mẫu dấu và chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng trên giấy rút
dự toán với bản đăng ký mẫu dấu, chữ được lưu tại KBNN; kiểm tra hồ sơ chứng
từ có hợp lệ, hợp pháp; kiểm soát hồ sơ, tài liệu theo quy định đối với từng khoản
chi (Chi thanh toán cá nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm, sửa chữa,
các khoản chi khác); kiểm soát việc tuân thủ thanh toán không dùng tiền mặt.
11
Sau khi hoàn thành công tác kiểm soát chi, cán bộ KSC tiến hành xử lý hồ sơ,
chứng từ và lưu trữ theo chế độ quy định.
Đây là bước quan trọng nhất của quy trình KSC NSNN qua KBNN, trong
bước này cán bộ KSC đã tiến hành kiểm soát các điều kiện của các khoản chi
phải có trong dự toán được duyệt, đúng chế độ, định mức của Nhà nước và quy
chế chi tiêu của đơn vị, được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách chuẩn chi và
đầy đủ hồ sơ quy định từng khoản chi.
Bước 3: Kế toán trưởng kiểm soát, ký chứng từ
Sau khi kiểm soát xong, cán bộ KSC trình kế toán trưởng hồ sơ, chứng từ,
kế toán trưởng kiểm tra và sẽ ký trên chứng tư đồng thời ký trên chương trình kế
toán kho bạc.
Bước 4: Giám đốc ký
Giám đốc xem xét nếu đủ điều kiện thì ký chứng từ giấy và chuyển cho
cán bộ KSC. Trường hợp giám đốc không đồng ý thì chuyển trả hồ sơ cho cán bộ
KSC để dự thảo văn bản thông báo từ chối tạm ứng/ thanh toán gửi khách hàng
Bước 5: Thực hiện thanh toán
Trường hợp thanh toán bằng chuyển khoản: cán bộ KSC thực hiện tách tài
liệu, chứng từ KSC và chuyển chứng từ cho thanh toán viên. Đối với trường hợp
thanh toán các khoản chi NSNN bằng tiền mặt, cán bộ KSC đóng dấu “ Kế toán”
lên các liên chứng từ; chuyển các chứng từ chi tiền cho thủ quỹ theo đường bộ.
Bước 6: Trả tài liệu, chứng từ cho khách hàng
Sau khi thực hiện kiểm soát và thanh toán các khoản chi NSNN, cán bộ
KSC tiến hành lưu, trả lại hồ sơ, chứng từ cho đơn vị sử dụng ngân sách.
Bước 7: Chi tiền mặt tại quỹ
Sau khi nhận chứng từ chi NSNN bằng tiền mặt từ cán bộ KSC, cán bộ
thủ quỹ thuộc phòng Kho quỹ tiến hành kiểm soát chứng từ chi tiền mặt. Nếu
khớp đúng thì thực hiện chi tiền cho khách hàng.
2.1.2. Nội dung chi ngân sách Nhà nước cấp huyện
* Chi đầu tư phát triển: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng
kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn do địa phương quản lý; Đầu tư và
hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà
nước theo qui định của pháp luật. Chi đầu tư phát triển trong các chương trình
12
quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện. Các khoản chi về đầu tư phát triển
khác theo quy định của pháp luật.
Chi đầu tư phát triển được cấp phát chủ yếu từ ngân sách trung ương và
một bộ phận đáng kể của ngân sách địa phương và bao gồm các khoản chi cơ bản
sau đây:
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản: là khoản chi tài chính Nhà nước được đầu
tư cho các công trình thuộc kết cấu hạ tầng (cầu cống, bến cảng, sân bay, hệ
thống thuỷ lợi, năng lượng, viễn thông…) các công trình kinh tế có tính chất
chiến lược, các công trình và dự án phát triển văn hóa xã hội trọng điểm, phúc lợi
công cộng nhằm hình thành thế cân đối cho nền kinh tế, tạo ra tiền đề kích thích
qúa trình vận động vốn của doanh nghiệp và tư nhân nhằm mục đích tăng trưởng
kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản có tầm quan trọng trong việc tạo ra cơ sở vật
chất kỹ thuật cho nền kinh tế và xã hội, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hợp
lý theo định hướng của Nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển và
nâng cao năng suất lao động xã hội.
- Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp Nhà nước: là khoản chi gắn
liền với sự can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực kinh tế. Với khoản chi này một
mặt Nhà nước bảo đảm đầu tư vào một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh cần thiết
tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội, mặt khác nhằm hình thành một cơ
cấu kinh tế hợp lý.
- Chi góp vốn cổ phần, vốn liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh
vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam các công ty cổ phần được hình thành thông qua quá trình cổ phần hoá
doanh nghiệp quốc doanh hoặc thành lập mới. Các doanh nghiệp liên doanh được
thành lập trên cơ sở liên doanh liên kết giữa các tổ chức kinh tế với nhau. Các
doanh nghiệp này tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế kể cả ở những
lĩnh vực có vị trí trọng yếu ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.
- Chi cho các quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển: Quỹ
hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển quốc gia là những tổ chức tài
chính có tư cách pháp nhân, thực hiện chức năng huy động vốn và tiếp nhận các
nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước để cho vay đối với các chương trình, dự án
phát triển các ngành nghề thuộc diện ưu đãi và các vùng khó khăn theo quy định
13
của chính phủ (chương trình đánh bắt xa bờ, chương trình phát triển kinh tế biển,
phát triển rừng … ). Trong quá trình hình thành và hoạt động của các quỹ này
được ngân sách Nhà nước cấp vốn điều lệ ban đầu và bổ sung vốn hàng năm để
thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Chi dự trữ Nhà nước: Dự trữ quốc gia cho phép duy trì sự cân đối và ổn
định trong phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế phát sinh trong quá
trình hoạt động của nền kinh tế và trong những trường hợp nhất định cho phép
ngăn chặn, bù đắp các tổn thất bất ngờ xảy ra đối với nền kinh tế, xã hội. Trong
nền kinh tế thị trường, hoạt động của các quy luật kinh tế có thể dẫn đến những
biến động phức tạp không có lợi cho nền kinh tế hoặc xảy ra thiên tai đòi hỏi
phải có một khoản dự trữ giúp nhà nước điều tiết thị trường, khắc phục hậu quả.
Khoản dự trữ này được hình thành bằng nguồn tài chính được cấp phát từ ngân
sách Nhà nước hàng năm. Dự trữ quốc gia được sử dụng cho hai mục đích:
* Chi thường xuyên: Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo dạy nghề,
y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, văn học, nghệ thuật, thể dục, thể thao, khoa học,
công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do địa phương quản lý; giáo dục phổ
thông, bổ túc văn hoá, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân tộc nội trú và các hoạt
động giáo dục khác; Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề,
đào tạo ngắn hạn và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác; Phòng bệnh, chữa
bệnh và các hoạt động y tế khác; Các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng
chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác; Bảo tồn, bảo tàng, thư
viện, biểu diễn nghệ thuật, và các hoạt động văn hoá khác; Phát thanh, truyền
hình và các hoạt động thông tin khác; Bồi dưỡng, huấn luyện huấn luyện viên,
vận động viên các đội tuyển cấp tỉnh; các giải thi đấu cấp tỉnh; quản lý các cơ sở
thi đấu thể dục, thể thao và các hoạt động thể dục, thể thao khác; nghiên cứu
khoa học, phát triển công nghệ; các sự nghiệp khác do địa phương quản lý.
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do địa phương quản lý gồm: Sự nghiệp
giao thông (duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường và các công trình giao
thông khác, lập biển báo và các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên các
tuyến đường; Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi, ngư nghiệp, diêm nghiệp và lâm
nghiệp (duy tu bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thuỷ lợi, các trạm trại
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; công tác khuyến lâm, khuyến nông,
khuyến ngư, chi khoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi
thuỷ sản); Sự nghiệp thị chính (duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa
14