Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về giảng dạy Vật lí - 10/2011
15
TÍCH HỢP LÝ THUYẾT TRIZ TRONG DẠY HỌC DỰ ÁN VỀ CÁC ỨNG
DỤNG CỦA VẬT LÍ TRONG KỸ THUẬT - MỘT PHƯƠNG PHÁP HIỆU QUẢ
ĐỂ RÈN TƯ DUY KỸ THUẬT CHO SINH VIÊN
Đỗ Hương Trà. Khoa Vật lí, ĐH Sư phạm Hà Nội
Nguyễn Thanh Nga. Đại học GTVT (cơ sở 2)
Mở đầu: Dạy học dự án (DHDA) là một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện
quan điểm dạy học định hướng vào người học, quan điểm dạy học định hướng hoạt động
và quan điểm dạy học tích hợp. DHDA góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy
và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc
tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, đề cao thần trách
nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học.
Lý thuyết giải các bài toán sáng chế (theo tiếng Nga là Теория решения
изобретательских задач, viết tắt là TRIZ, hay tên tiếng Anh là Theory of Inventive
Problem Solving ) là phương pháp luận tìm kiếm những giải pháp kỹ thuật mới, cho
những kết quả khả quan, ổn định khi giải những bài toán khác nhau, rất thích hợp với việc
dạy học các ứng dụng của vật lí trong kỹ thuật, đặc biệt đối với việc rèn tư duy kỹ thuật cho
sinh viên ngành kỹ thuật.
Trong dạy học vật lí, TRIZ có vai trò quan trọng, nó giúp người học dễ tìm ra các
phương pháp giải quyết vấn đề, các biện pháp kỹ thuật, cách xử lý các khó khăn trong thực
tế. Đặc biệt, đối với sinh viên ngành kỹ thuật, TRIZ có thể được vận dụng để rèn tư duy
kỹ thuật cho sinh viên. Bài báo trình bày kết quả dạy học dự án tích hợp lý thuyết
TRIZ khi dạy học về các ứng dụng của vật lí trong kỹ thuật.
1. Cơ sở của việc tích hợp lý thuyết giải các bài toán sáng chế (TRIZ) trong dạy học
dự án
Tiền đề cơ bản của TRIZ là các hệ kỹ thuật phát triển tuân theo các quy luật
khách quan, nhận thức được. Chúng được phát hiện và sử dụng để giải một cách có ý
thức những bài toán sáng chế (bao gồm các hoạt động sáng tạo hoặc đổi mới).
Sáng tạo
là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì đồng thời có cả tính mới (so với một đối tượng trước
đó) và tính ích lợi (cái mới đó đem lại ích lợi trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể như về
mặt thời gian, về chức năng, về độ ổn định hay về giá thành).
Đổi mới giống với sáng tạo ở chỗ tìm cái mới và cái có lợi. Tuy nhiên đổi mới không
có nghĩa chung chung mà có ý nghĩa tập trung vào quá trình biến ý tưởng sáng tạo thành
hiện thực, được chấp nhận lâu dài, ổn định, đem lại lợi ích và không gây thêm các vấn đề
phát sinh [3]
Hạt nhân của TRIZ là thuật toán giải các bài toán sáng chế (viết tắt theo tiếng
Nga là ARIZ). ARIZ là một chương trình các hành động tư duy có định hướng. ARIZ
có tính logic và linh động. Về mặt logic, ARIZ phân nhỏ bài toán sáng chế thành từng
Đỗ Hương Trà. Khoa Vật lí, ĐH Sư phạm Hà Nội ;Nguyễn Thanh Nga. Đại học GTVT (cơ sở 2)
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về giảng dạy Vật lí - 10/2011
16
phần, vừa sức với người gỉai, nó khai thác thế mạnh của từng người giải như kiến thức, kinh
nghiệm, trí tưởng tượng,... và hạn chế mặt yếu như tính ỳ tâm lý, sự phân tán trong suy
nghĩ của người giải. Lợi ích của ARIZ là nâng cao hiệu suất tư duy sáng tạo khi giải quyết
vấn đề và ra quyết định. Có nhiều nguyên tắc sáng tạo trong kĩ thuật, ở đây chúng tôi chỉ
tập trung một số nguyên tắc thường dùng khi giải các bài toán sáng chế về các ứng dụng
của vật lí trong kĩ thuật [5]
a. Nguyên tắc biến hại thành lợi
(a) Sử dụng những tác nhân có hại (thí dụ tác động có hại của môi trường) để thu
được hiệu ứng có lợi.
(b) Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác.
(c) Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.
b. Nguyên tắc chứa trong
(a) Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối
tượng thứ ba …
(b) Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác
c. Nguyên tắc tự phục vụ
(a) Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ,…
(b) Sử dụng phế liệu, chất thải, năng lượng dư.
d. Nguyên tắc vạn năng
Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia của
các đối tượng khác.
e. Nguyên tắc phân nhỏ
(a) Chia đối tượng thành các phần độc lập.
(b) Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
(c) Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng.
Việc giải các bài toán sáng chế có thể được tiến hành thuận lợi trong dạy học dự
án (DHDA). Với DHDA, người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự
kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn. DHDA nhấn mạnh tư duy sáng tạo giải quyết vấn
đề và ra quyết định của người học trong tất cả các giai đoạn thực hiện dự án nhằm giải
quyết các vấn đề gắn với thực tiễn [1]. Điều này sẽ rất có lợi đối với người học nếu họ
vận dụng các thuật toán giải các bài toán sáng chế để nghiên cứu các ứng dụng của vật
lí trong kĩ thuật
2. Triz với việc phát triển tƣ duy kĩ thuật cho sinh viên ngành kỹ thuật
2.1. Tư duy kỹ thuật và bài toán kỹ thuật
Tư duy kỹ thuật là sự phản ánh khái quát các nguyên lý kỹ thuật, các quá trình kỹ
thuật, hệ thống kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ trong thực tiễn liên quan đến
ngành nghề kỹ thuật. Đó là loại tư duy xuất hiện trong lĩnh vực lao động kỹ thuật
Đỗ Hương Trà. Khoa Vật lí, ĐH Sư phạm Hà Nội ;Nguyễn Thanh Nga. Đại học GTVT (cơ sở 2)
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về giảng dạy Vật lí - 10/2011
17
nhằm giải quyết bài toán có tính chất kỹ thuật (nhiệm vụ hay tình huống có vấn đề
trong kỹ thuật) [4].
Các bài toán kỹ thuật rất đa dạng, phụ thuộc vào các ngành kỹ thuật tương ứng, như
bài toán thiết kế chế tạo, bài toán gia công, bài toán bảo quản, bài toán tìm lỗi,..Có hai đặc
điểm cơ bản của bài toán kỹ thuật, đó là:
(1) Không đầy đủ dữ kiện, các yêu cầu đặt ra thường mang tính khái quát và có thể
có nhiều đáp số, yêu cầu cần phải tìm tòi, hoàn thiện
(2) Có mối liên hệ rất chặt chẽ giữa hành động trí óc và hành động thực hành,
kinh nghiệm thực tiễn. Sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành càng chặt chẽ, khăng khít
thì càng cho kết quả có độ tin cậy và chính xác cao.
2.2. Đặc trưng cơ bản của tư duy kỹ thuật
a. Tư duy kỹ thuật có tính chất lý thuyết - thực hành
- Các thành phần lý thuyết của hoạt động tư duy khi giải bài toán kỹ thuật được biểu hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau: (1) Hành động vận dụng những kiến thức kỹ thuật đã
có; (2) Hành động hình thành khái niệm kỹ thuật kết hợp với những khái niệm đã lĩnh hội từ
trước..v.v.
- Các hành động thực hành cũng có những chức năng không giống nhau, có thể phân
hành động thực hành ra các loại sau: (1) Hành động thử - tìm tòi; (2) Hành động thực hiện;
(3) Hành động kiểm tra; (4) Hành động điều chỉnh.
b. Tư duy kỹ thuật có mối liên hệ rất chặt chẽ giữa các thành phần khái niệm và hình
tượng (hình ảnh) trong hoạt động
Hình ảnh đóng vai trò là điểm tựa cho việc lĩnh hội những khái niệm, những tri thức lý
thuyết, tạo điều kiện để quá trình nắm vững và cụ thể hóa khái niệm được dễ dàng. Các
hình ảnh và khái niệm là những thành phần cần thiết và có giá trị ngang nhau trong tư
duy kỹ thuật. Như vậy, hoạt động tư duy kỹ thuật là quá trình thống nhất biện chứng giữa
lý thuyết và thực hành, giữa khái niệm và hình ảnh.
c. Rèn luyện và phát triển tư duy kỹ thuật
Tư duy kĩ thuật có thể bao gồm:
a.So sánh: nhằm phân biệt được sự giống nhau và khác nhau về tính chất của các đối
tượng cần so sánh
b.Sắp xếp: nhận biết các mối liên hệ về tính chất giữa các đối tượng, nhóm với nhau
c. Cụ thể hóa: áp dụng những cái tổng thể để triển khai một đối tượng cụ thể nào đó
d. Phân loại: sắp xếp các đối tượng thành một nhóm hoặc các nhóm khác nhau tùy tính
chất của các đối tượng
e. Khái quát hóa: tổng hợp những thành phần cơ bản chung nhất lại và loại bỏ những yếu
tố không cơ bản
f. Tương tự hóa: nhận thấy các cấu trúc giống nhau của các hiện tượng hoặc sự vật.
Đỗ Hương Trà. Khoa Vật lí, ĐH Sư phạm Hà Nội ;Nguyễn Thanh Nga. Đại học GTVT (cơ sở 2)
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về giảng dạy Vật lí - 10/2011
18
Trong quá trình thực hiện các hoạt động kĩ thuật, các nguyên tắc sáng tạo
trong kỹ thuật của TRIZ sẽ là những cơ sở định hướng hữu hiệu để giải quyết các bài toán
sáng chế. Mặt khác, cùng với việc vận dụng các nguyên tắc của TRIZ, tư duy kĩ thuật sẽ
được rèn luyện và phát huy.
3. Kết quả thu được
Nghiên cứu được tiến hành trong 2 tuần đối với sinh viên năm thứ nhất khoa
Công trình, trường Đại học giao thông năm học 2010 - 2011
Xuất phát từ câu hỏi: “Việc tìm hiểu các kiến thức về Từ trường và Cảm ứng
điện từ có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của khoa học kỹ thuật” đã
dẫn dắt sinh viên thảo luận, hình thành các ý tưởng ban đầu về các dự án.
Trên cơ sở các ý tưởng do sinh viên đề xuất, họ được quan sát một số hình ảnh
về các thiết bị máy móc kỹ thuật như: máy phát điện, loa điện, động cơ điện, hệ thông rơ
le điều khiển tự động, bếp từ, ghita điện,…Từ đó, sinh viên đã thảo luận, trao đổi để tìm ra
những ứng dụng khác có liên quan đến kiến thức “Từ trường và cảm ứng điện từ”. Điều
này đã tập trung được sự chú ý của sinh viên đến phần nội dung kiến thức này và dẫn
sinh viên một cách tự nhiên đến các câu hỏi như:
1. Trong giao thông vận tải, con người đã ứng dụng những kiến thức đó để chế tạo ra các
thiết bị máy móc gì?
2. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của các thiết bị máy móc đó như thế nào?
Lớp được chia thành các nhóm dự án dựa trên sự quan tâm, hứng thú của người
học. Các dự án đều xuất phát từ các vấn đề bức xúc của thực tiễn như: tai nạn giao
thông, khủng hoảng thiếu năng lượng điện, an toàn trong các công trình xây dựng như cầu
cống, đường xá, nhà cửa và hầm đường bộ.
Các nhóm đều đã trình bày được lí do lựa chọn dự án và nêu được mục tiêu của các
dự án. Sau đó, với việc sử dụng sơ đồ tư duy, sinh viên đã xác định được các tiểu chủ đề,
đưa ra được giải pháp để giải quyết vấn đề, lên kế hoạch thực hiện dự án, phân công nhiệm
vụ và dự kiến sản phẩm cuối cùng. Nhiệm vụ các nhóm đề cập đều là giải quyết các bài
toán sáng chế các thiết bị kĩ thuật vận dụng các kiến thức về Từ trường và Cảm ứng điện
từ để giải quyết vấn đề của thực tiễn.việc
Sáu dự án tương ứng với 6 vấn đề cần giải quyết. Dưới đây chúng tôi trình bày
kĩ một trong số các dự án đó. Với dự án “Nghiên cứu giải pháp đảm bảo an toàn cho
các phương tiện lưu thông trong đường hầm - hoàn chỉnh hệ thống cung cấp điện thắp
sáng trong đường hầm”, sinh viên đã biết đặt ra ý tưởng (lí do) của dự án với một bài
toán thực tế giải quyết nạn ùn tắc giao thông trong đường hầm; xác định được vấn đề
cần giải quyết đó là việc thiếu ánh sáng bên trong đường hầm; đề xuất được giải pháp
giải quyết vấn đề
và dự kiến được sản phẩm của nhóm. Tiến trình giải quyết vấn đề nhằm thực hiện dự án
được thể hiện như trong sơ đồ dưới đây:
Đỗ Hương Trà. Khoa Vật lí, ĐH Sư phạm Hà Nội ;Nguyễn Thanh Nga. Đại học GTVT (cơ sở 2)
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về giảng dạy Vật lí - 10/2011
19
Trong đường hầm thường rất tối nếu không có đủ hệ thống chiếu sáng sẽ gây khó khăn cho các phương tiện giao
thông qua đường hầm, dễ xảy ra tai nạn trong đường hầm, gây ách tắc giao thông, kẹt xe.. ở bên trong đường hầm, điều
này cực kỳ nguy hiểm. Vậy phải giải quyết và ngăn ngừa vấn đề này bằng cách nào?
Hoàn thiện hệ thống cung cấp điện thắp sáng trong đường hầm
Nghiên cứu đặc điểm của đường hầm hệ thống thông gió, không khí bên trong đường hầm nhiệt độ
bên trong đường hầm…
Nghiên cứu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy phát điện chạy bằng sức gió
Thu thập thông tin, tìm hiểu về hệ thống phá t điện chạy bằng sức gió: cánh quạt tu bin, bộ truyền
động...
Vận dụng kiến thức để thiết kế hệ thống phát điện chạy bằng sức gió bố trí trong đường hầm
Trong đường hầm cần có một hệ thống chiếu sáng để đảm bảo an toàn giao thông,
nếu trường hợp hệ thống dẫn điện đến đường hầm bị sự cố cần phải có một hệ thống
phát điện thay thế tạm thời
Theo lý thuyết cứ đào sâu vào trong lòng đất 3m thì nhiệt độ lại tăng lên 10 C .Cộng
với nhiệt lượng mà các phương tiện lưu thông qua hầm toả ra tạo nên một nguồn
năng lượng khá lớn. Ta có thể lợi dụng nguồn năng lượng này để tạo ra nguồn điện
cung cấp tạm thời cho đường hầm
Máy phát điện hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, gồm có khung dây và
nam châm. Tua bin của máy phát điện được gắn với cánh quạt bố trí trên các lỗ thông
gió của đường hầm.
Bố trí trạm máy biến áp để biến đổi điện áp của máy phát điện, cung cấp điện cho hệ
thống chiếu sáng bên trong đường hầm
Bằng việc thu thập thông tin thực tế và vận dụng kiến thức đã học có thể thiết kế mô hình hệ thống phát điện chạy bằng
sức gió, cung cấp điện cho hệ thống chiếu sáng trong đường hầm. Điều này sẽ tiết kiệm được một khoảng chi phí rất
lớn, đồng thời đảm bảo an toàn cho các phương tiện giao thông qua đường hầm.
Hình 1. Sơ đồ tiến trình nêu và giải quyết vấn đề tương ứng với vấn đề của dự án
Như vậy nhóm đã đưa ra giải pháp thiết kế hệ thống phát điện chiếu sáng trong đường hầm
bằng cách tận dụng nguồn năng lượng gió để chuyển thành điện năng thắp sáng hệ thống
đèn trong đường hầm. Qua đó, nhóm nêu được yêu cầu tất yếu phải chế tạo hệ thống cánh
quạt gắn trên các lỗ thông gió của đường hầm làm quay tua bin của máy phát điện. Giải
pháp đề ra đã dựa trên nguyên tắc của ARIZ như:
- Tận dụng chính nguồn năng lượng gió để thiết kế máy phát điện nhỏ (nguyên tắc tự
phục vụ);
- Máy phát điện thiết kế chính trong hệ thống thông gió của đường hầm (nguyên tắc
chứa trong và nguyên tắc vạn năng)
- Hay biến nhược điểm (khí tạo ra trong đường hầm) thành ưu điểm (luồng khí tạo ra
năng lượng gió) (nguyên tắc biến hại thành lợi)…
Để thực hiện dự án, nhóm đã tìm hiểu, phân tích đặc điểm của đường hầm thông qua
các tài liệu sách vở, internet, báo chí... Sau đó các thành viên trong nhóm trao đổi thảo
Đỗ Hương Trà. Khoa Vật lí, ĐH Sư phạm Hà Nội ;Nguyễn Thanh Nga. Đại học GTVT (cơ sở 2)
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về giảng dạy Vật lí - 10/2011
20
luận với nhau và trao đổi với các thành viên khác trong lớp, tham vấn giáo viên hướng dẫn.
Nhóm đã phân tích được nhiều chi tiết quan trọng, làm cơ sở cho việc thiết kế hệ thống
máy phát điện chiếu sáng trong đường hầm, cụ thể như:
- Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều các hầm đào xuyên núi để mở
đường. Ở các hầm đó, lượng điện năng tiêu thụ cho việc thắp sáng là rất lớn .
- Trong hầm gió lúc nào cũng nhiều do chênh lệch áp suất bên trong và bên ngoài.
- Các núi ở nước ta một bên gió rất mạnh (do vị trí địa lý).
- Gió đi lên cao khi di chuyển vào trong hầm
- Các khí trong hầm thường là khí độc, nên hầm nào cũng cần có hệ thống thông gió Nhiệt độ trong hầm lúc nào cũng nóng hơn bên ngoài...
Điều thành công nhất trong dự án là đã xây dựng được mô hình hệ thống phát điện
bằng sức gió lấy từ bên trong đường hầm, hệ thống phát điện này sẽ cung cấp điện liên tục
chiếu sáng bên trong đường hầm, tiết kiệm một khoản chi phí rất lớn và bảo đảm an toàn
giao thông cho các phương tiện lưu thông qua đường hầm.
(1)- Luồng gió thoát ra trong đường hầm làm quay tua bin máy phát điện
(2)- Luồng gió nóng bốc lên trong đường hầm và luồng gió do các phương tiện lưu
thông gây ra
(3)- Trạm đặt hệ thống cánh quạt làm quay tua bin máy phát và trạm đặt máy phát
(4)- Cột thông gió của đường hầm
(5)- Trạm đặt máy biến áp để cung cấp điện cho hệ thống đèn chiếu sáng trong đường
hầm
(6)- Hệ thống máy hút gió từ bên ngoài vào trong đường hầm
(7)- Hệ thống trụ điện
(8)- Hệ thống dây dẫn
(9)- Hệ thống bóng đèn thắp sáng đường hầm
Sinh viên đã tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của hệ thống máy phát
điện chạy bằng sức gió, từ đó tìm cách bố trí hệ thống cánh quạt làm quay tua bin máy
phát điện. Bên cạnh đó, họ cũng phân tích được ưu, nhược điểm và những khó khăn
gặp phải như chi phí ban đầu khi tiến hành xây dựng công trình thực tế cho các đường
hầm. Tuy nhiên lợi ích của công trình này thì rất lớn, cả về mặt an toàn cho các
Đỗ Hương Trà. Khoa Vật lí, ĐH Sư phạm Hà Nội ;Nguyễn Thanh Nga. Đại học GTVT (cơ sở 2)
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về giảng dạy Vật lí - 10/2011
21
phương tiện lưu thông cũng như tiết kiệm chi phí điện năng. Đó là hoạt động đổi mới và
điều này cũng thể hiện khả năng đánh giá, phân tích độc lập.
Như vậy, với việc sử dụng các nguyên tắc sáng tạo của TRIZ, người học đã có
được công cụ mang tính định hướng nhằm tìm kiếm giải pháp nhanh và chính xác hơn, hạn
chế được nhiều các phương án thử sai, đồng thời có cách tiếp cận tìm kiếm hệ thống
các giải pháp. Đi xa hơn nữa, nhóm cũng nêu lên được những ứng dụng quan trọng khác
từ ý tưởng này, chẳng hạn, dùng máy phát điện loại nhỏ gắn trên các ngọn cây ở những
cánh rừng sử dụng năng lượng gió để chạy những con chíp báo động khi có cháy rừng,
các vùng gần biển trên các con đường có thể bố trí các tua pin gió tạo điện năng thắp
sáng đèn đường (có thể ứng dụng ở Việt Nam)... (nguyên tắc tự phục vụ, nguyên tắc vạn
năng). Hay một nhóm sinh viên khác từ hiện tượng tai nạn giao thông gia tăng đã xác
định bài toán cần giải quyết là:
1) Xác định các loại phanh sử dụng trong phương tiện giao thông, ví dụ, ô tô.
2) Xác định cách tiếp cận giải quyết: Phân tích các ưu, nhược điểm các loại phanh.
3) Đưa ra ý tưởng thiết kế hệ thống phanh từ
5) Biến ý tưởng đó thành kế hoạch hành động, phân công công việc thực hiện dự án
6) Thiết kế phanh từ, cho vận hành. Phân tích điểm được và chưa được, từ đó nêu biện
pháp cải tiến.
Sản phẩm của các nhóm không chỉ là các bài trình chiếu mà sinh viên còn thiết kế các
trang web để giới thiệu sâu hơn các vấn đề của dự án cũng như họ đã chế tạo các sản
phẩm thật: máy phát điện; bo mạch dùng trong máy dò kim loại sử dụng trong các
công trình xây dựng, giao thông; phanh từ,… Bài trình bày của các nhóm được soạn
thảo theo hướng mở, có tính tương tác cao giữa người trình bày (nhóm thực hiện) với
người theo dõi thông qua các câu hỏi mở khi đề xuất vấn đề và giải pháp thực hiện...
Điều đó làm cho không khí lớp học sôi nổi và không có sự khác biệt nhiều về vai trò
giữa nhóm thực hiện dự án và khán giả. Sự lĩnh hội kiến thức một cách sáng tạo, có
phê phán cũng được thể hiện rất rõ khi các nhóm trình bày. Trong quá trình giải quyết
nhiệm vụ dự án, các nhóm đều đưa ra được giải pháp và thực hiện được giải pháp, điều
đó chứng tỏ sinh viên bước đầu hình thành năng lực giải quyết vấn đề.
Kết quả thu được từ 6 nhóm cũng thể hiện được sự chủ động tích cực, sáng tạo
trong học tập. Quá trình thực hiện sản phẩm dự án, buộc sinh viên phải so sánh, sắp xếp,
phân loại, sử dụng tương tự và khái quát hóa các vấn đề về kĩ thuật, như vậy tư duy kĩ
thuật của họ đã được rèn luyện tốt. Ngoài ra dạy học dự án đã phát triển được các kĩ năng
trong cuộc sống như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tìm kiếm và đánh
giá thông tin, kĩ năng thực hành giỏi…..
4. Kết luận
Với những kết quả rất tích cực từ phía người học, việc tích hợp lý thuyết giải
các bài toán sáng chế trong quá trình tổ chức dạy học dự án các ứng dụng kỹ thuật của
vật lí mở ra hướng áp dụng dạy học dự án tích hợp lý thuyết TRIZ cho một số nội
Đỗ Hương Trà. Khoa Vật lí, ĐH Sư phạm Hà Nội ;Nguyễn Thanh Nga. Đại học GTVT (cơ sở 2)
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về giảng dạy Vật lí - 10/2011
22
dung có nhiều ứng dụng thực tiễn, nhất là môn vật lí đại cương trong các trường đại học
kỹ thuật. Đây cũng là một trong những con đường rèn tư duy kĩ thuật.
Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Hương Trà. Dạy học dự án và tiến trình thực hiện. Tạp chí GD số 157/2007.
Trang 12-14, 23.
2. Nguyễn Thanh Nga, Đỗ Hương Trà. Tổ chức dạy học dự án một số nội dung kiến thức
Vật lí đại cương ngành kỹ thuật trường đại học GTVT. Tạp chí Thiết Bị Giáo Dục, số
55/2010, trang 12-15.
3. Phan Dũng. Phương pháp luận sáng tạo. Nhà xuất bản trẻ. 2010
4. Nguyễn Văn Tuấn. Phương pháp dạy kỹ thuật chuyên ngành. 2007
5. Guenrich Alshuller. 40 principes d’innovation TRIZ. Edition Seredlinski
6. Thomas, J.W. Dạy học theo dự án- Tổng quan. Novato, CA: Viện giáo dục Buck,
1998.
7. Christiansen, J, 2004. Project based learning.
8. www.hcmuns.edu.vn
Đỗ Hương Trà. Khoa Vật lí, ĐH Sư phạm Hà Nội ;Nguyễn Thanh Nga. Đại học GTVT (cơ sở 2)