Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Luật so sánh: Pháp luật các nước Viễn Đông và pháp luật châu Phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.58 KB, 7 trang )

PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC VIỄN ĐÔNG
I. Đặc điểm chung
Các nước khu vực Viễn Đông rất khác nhau về mọi mặt.
- Khu vực này gồm nhiều quốc gia với nhiều truyền thống lịch
sử và văn minh riêng.
- Tuy nhiên ở các quốc gia này đều cho rằng trật tự xã hội cần
được bảo vệ chủ yếu bằng những phương thức:
+ Thuyết phục
+ Kỹ thuật môi giới
+ Sự đánh giá có tính chất tự phê bình về hành vi ứng xử.
+ Tinh thần ôn hòa và hòa giải
II. Cơ sở của phát luật các nước Viễn Đông:
Có 3 trường phái tư tưởng ảnh hưởng lớn tới pháp luật cổ đại:
- Nho giáo cho rằng tế bào của xã hội là gia đình với trật tự
trên dưới khắt khe và quyền lực gần như tối cao của người gia
trưởng. Yếu tố quan trọng trong Nho giáo là “ Tam cương, ngũ
thường”. Nguyên tắc chính trong Nho giáo gầm có: Tình phụ tử, sự
phục tùng cấp trên, cấm đoán mọi sự thái quá và chính quyền
cũng cần tránh sự chuyên quyền trong cai trị.
- Chủ nghĩa pháp trị: Ra đời vào TK III TCN, trường phái pháp trị
cho rằng chính quyền không chỉ cần được dựa trên phẩm hạnh của
nhà cầm quyền (đức trị) mà còn cần phải dựa trên sự điều chỉnh
của pháp luật (pháp trị).
- Đạo giáo.
III. Pháp luật nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
- Từ 1/10/1949, Trung Quốc theo chính thể cộng hòa nhân dân,
theo đó hệ thống pháp luật mới được thiết lập.
- Những năm đầu tiên dưới chính quyền mới, mọi đạo luật được
ban hành trước đây đều bị hủy bỏ, hệ thống tòa án bị xóa bỏ.



- Thập kỉ 60, 70 của TK XX, Trung Quốc cải tổ xã hội và cách
mạng văn hóa, Hiến pháp các năm 1954, 1975 cũng đã củng cố
vai trò nhà nước.
- Từ những năm 80 của TK XX, chính sách mới được ban hành ở
Trung Quốc. Mở đầu cho sự ban hành một hệ thống pháp luật mới
là sự ban hành Hiến pháp 1982, theo sau Hiến pháp 1982 là một
loạt các đạo luật khác như: bộ luật Hình sự, bộ luật Tố tụng Hình
sự…
- Đặc biệt là sự nội hóa pháp luật quốc tế.
IV. Khái quát pháp luật Nhật Bản.
- Tính nhị nguyên: Thể hiện ở sự kết hợp và cùng có hiệu lực
của quy phạm truyền thống và các quy phạm tiếp nhận từ hệ
thống Roman – Giecmanh.
- Quan niệm “ Pháp luật sống”: Các quy phạm được hình thành
dưới sự ảnh hưởng của quan niệm thần quyền, Phật giáo, Nho giáo,
quy phạm truyền thống của hành vi ở xã hội Nhật Bản.
Người Nhật Bản coi trọng truyền thống gia đình và thường giả
quyết các xung đột mà không qua thủ tục Tòa án.

PHÁP LUẬT CHÂU PHI
I. Giai đoạn tiền thuộc địa
Châu Phi có một hệ thống tập quán phong phú. Tuy nhiên, sự
khác biệt giữa các tập quán trong một vùng hay một nhóm dân tộc
không đáng kể. Do đó, các hệ thống pháp luật châu Phi có những
nét tương đồng về nguyên tắc, các chế định, kỹ thuật pháp lý, có
thể nói rằng chúng hình thành một hệ tộc chung mặc dầu không rõ
ai là ông tổ chung của chúng.
1. Quan điểm của châu Phi về trật tự xã hội.
- Trong tư tưởng người châu Phi, tuân thủ tập quán có nghĩa là
kính trọng tổ tiên. Nếu vi phạm tập quán sễ dẫn đến sự nổi dậy

của tổ tiên, gây nên những hiểm họa từ trời đất.


- Khác với phương Tây: người châu Phi có cái nhìn tĩnh tại, họ
quan tâm đến nhóm người, đẳng cấp, xóm làng, bộ tộc… không
quan tâm đến các yếu tố tác động như cá nhân, gia đình.
- Đối với người châu Phi, không tồn tại khoa học pháp lý cũng
như luật gia, không có sự phân biệt giữa luật công và luật tư, luật
dân sự và luật hình sự…
2. Vai trò của tố tụng
Ở châu Phi khi có hành vi vi phạm tập quán, việc hòa giải các
bên liên quan được chú trọng hơn việc thiết lập quyền hạn, vì:
+ Không có bộ máy thực thi phán quyết
+ Điều tiêu biểu cho xã hội châu Phi là cá nhân thường từ chối
sự thực thi có lợi cho mình.
Những khó khăn trong việc nghiên cứu tập quán:
+ Không đồng nhất về ngôn ngữ.
+ Truyền thống xã hội ở châu Phi mang tính đặc thù cao.
+ Phần lớn những tập quán ở châu Phi vẫn là những tập quán
truyền miệng.
3. Sự ảnh hưởng của Kito giáo và Hồi giáo:
- Kito giáo: Diễn ra ở Ethiopia (TK XIV) và diễn ra ở các vùng
khác (TK XIX). Ngày nay trong số dân cư ở châu Phicos khoảng
30% theo Kito giáo.
- Hồi giáo: Diễn ra ở các nước Tây Phi (TK XI) và diễn ra tại các
nước như Somali, các nước dọc Ấn Độ Dương (TKXIV đến TK XV).
Ảnh hưởng:
+ Một mặt, tập quán tiếp tục có hiệu lực (thậm chí mâu thuẫn
với tôn giáo)
+ Mặt khác, quá trình Kito giáo và Hồi giáo đã làm giảm lòng

tin vào các thế lực siêu nhiên ở người châu Phi, đưa đến sự lụi tàn
của tập quán. Tập quán vẫn giữ được ý nghĩa xã hội thực tế nhưng
uy tín của tập quán bị phá vỡ khi tư tưởng về một trật tự xã hội và
đạo đức mới được phỏ biến rộng rãi.


II. Giai đoạn thuộc địa:
1. Quan điểm của các nước đô hộ.
Vào TK XIX, cả lục địa đen rơi vào sự thống trị của châu Âu,
điều này tạo ra sự khác biệt giữa các vùng châu Phi.
+ Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha: thực hiện chính sách đồng
hóa, dựa trên luận điểm “giá trị bình đẳng của tất cả mọi người và
ưu thế nền văn minh châu Âu”. Chính sách này đã tồn tại cho đến
cuối thời kỳ thuộc địa.
+ Anh: chính sách cai trị gián tiếp, không cố gắng để quan
điểm của họ chiếm ưu thế ở các nước thuộc địa.
Điều này dẫn đến một hệ quả là các nước thuộc đế chế Anh
hiện nay coi mình là nước thuộc hệ thống thông luật, còn những
nước trước đây là thuộc địa của Pháp coi mình là nước thuộc hệ
thống Roman – Giec manh.
Ảnh hưởng:
+ Một mặt, có sự tiếp nhận pháp luật hiện đại trong những lĩnh
vực mà luật tập quán mất tác dụng.
+ Mặt khác, có thể thấy sự đổi mới của tập quán trong những
lĩnh vực tập quán có quyền điều chỉnh riêng.
2. Pháp luật mới:
- Trong quá trình xác lập các thuộc địa, các nước châu Âu đã
phát triển pháp luật như: luật công ty cổ phần, luật sở hữu trí tuệ…
- Một bộ phận người phương Tây đến sinh sống và dẫn tới sự du
nhập của pháp luật phương Tây.

Ảnh hưởng:
+ Một mặt, pháp luật được hình thành theo mô hình phương
Tây được tiếp nhận ở châu Phi.
+ Mặt khác, để áp dụng pháp luật, các Tòa án dạng châu Âu
được thành lập.
3. Hạn chế phạm vi ảnh hưởng của pháp luật tập quán


- Những cơ quan quản lý cũ bị hủy bỏ hoặc tổ chức lại đặt dưới
sự kiểm tra.
- Trong luật hình sự, chính quyền thực dân cấm những tập quán
man rợ, lạc hậu.
- Luật tập quán bị giới hạn trong lĩnh vực luật tư, điều chỉnh
mối quan hệ gia đình, chế độ ruộng đất và những nghĩa vụ dân sự
thuần túy.
- Trong lĩnh vực luật tập quán được tuân thủ bằng cách này hay
cách khác nó được phương Tây hóa.
4. Pháp luật của châu Phi.
a. Pháp luật mới:
- Việc áp dụng pháp luật của các nước cai trị tại Tây Phi thuộc
Pháp và ở Madagasca không có tính chất trọn vẹn.
- Tại lãnh thổ thuộc Anh, thần dân ảnh ở những vùng khác
nhau tuân thủ theo những chế độ pháp lý khác nhau.
Kết quả là pháp luật các nước châu Phi ngày càng khác nhau
và khác với pháp luật vào thời điểm mới tiếp nhận.
b. Pháp luật truyền thống:
Bất chấp sự ảnh hưởng của pháp luật châu Âu lên châu Phi,
luật tập quán dưới sự ảnh hưởng của Kito giáo và Hồi giáo vẫn tiếp
tục thay đổi để thích nghi với điều kiện mới.
Ảnh hưởng:

+ Một mặt, các quố gia châu Phi tuyên bố về nguyên tắc tôn
trọng tập quán thuộc địa.
+ Mặt khác, ở các quốc gia này có những hành động tích cực
cải cách và hệ thống hóa pháp luật tập quán.
III. Các nhà nước độc lập.
1. Sự khẳng định nền pháp luật hiện hành.
Pháp luật theo xu hướng phương Tây đã dần được khẳng định
và chấp nhận trong các nhà nước mới giành được độc lập, điều này


được ngay cả những nước tuyên bố theo định hướng xã hội chủ
nghĩa chấp nhận.
Trong lĩnh vực luật công, hình mẫu Hiến Pháp với nền dân chủ
đa nguyên không phù hợp với xã hội châu Phi và vì thế các nước
đều nghiêng về chính thể Tổng thống.
Trong lĩnh vực luật tư, bên cạnh việc tiếp rục duy trì các quy
phạm tập quán truyền thống, các quy phạm, những cơ chế cản trở
sự phát triển của đất nước cũng dần được loại bỏ.
2. Sự khôi phục lại những giá trị truyền thống.
Sau khi giành được độc lập, các quốc gia châu Phhi đều giành
cho pháp luật truyền thống một vị trí đáng kể.
Ở Madagasca, vào năm 1957, Quốc hội nước này đã ra quyết
định về pháp điển hóa tập quán. Tại Senegal cũng tiến hành hoạt
động này.
3. Cuộc cải cách trong lĩnh vực tổ chức tòa án.
Các hệ thống pháp luật hiện đại của châu Phi có thể tiếp nhận
thành công một số yếu tố luật tập quán truyền thống. Tuy nhiên nó
cũng không tránh khỏi việc là suy thoái những giá trị truyền thống
của luật tập quán.
Kito giáo và Hồi giáo đã từng phá vớ hệ thống tập quán còn tư

tưởng duy lý hiện đại thì làm mất đi nền tảng của tập quán khi
tách rời hoàn toàn pháp luật khỏi yếu tố huyền thoại.
Luật tập quán phù hợp với xã hội tĩnh, nền kinh tế nông nghiệp
mang tính chất tự cấp, tự túc, pháp luật không thể được tạo ra từ
khuôn tập quán vì mục đích của luật pháp mới là biến đổi truyền
thống đến mở đường cho sự giải phóng về kinh tế và xã hội bởi vậy
luật không thể không mâu thuẫn với tập quán được.
Với quan điểm trên, tại tất cacr các quốc gia châu Phi đã tiến
hành khối lượng công việc lập pháp khổng lồ. Ở các quốc gia nói
tiếng Pháp đã thông qua hơn 100 bộ luật, bao trùm hầu hết các
lĩnh vực: dân sự, hình sự, tố tụng hình sự, đầu tư, luật lao động,
luật tổ chức tòa án, hợp đồng và trái vụ.


Tuy nhiên, thái độ của dân chúng đối với pháp luật mới rất
khác nhau, có những đạo luật đi vào cuộc sống dễ dàng, cũng có
những đạo luật gặp phải sự chống đối của dân chúng.

Tóm lại: Pháp luật ở châu Phi hiện nay rất phức tạp. Các nước
châu Phi trước đây là thuộc địa của nhiều đế quốc, hiện nay vẫn
chịu ảnh hưởng về văn hóa, chính trị của nhiều quốc gia châu Âu,
châu Mý. Do đó không có sự đồng nhất về mô hình tổ chức và thực
hiện pháp luật ở các quốc gia này.
Mặt khác, hầu hết các quốc gia châu Phi là kém phát triển, do
đó việc tổ chức và thực hiện pháp luật phải học hỏi và ấp dụng từ
các mô hình hệ thống pháp luật tiến bộ khác. Các quốc gia châu
Phi sau khhi giành được độc lập đã đi theo con đường chủ nghĩa
dân tộc theo riêng từng quốc gia, điều này khong tạo cho châu Phi
một hệ thống pháp luật thống nhất. Đó là thách thức lớn đối với
pháp luật các quốc gia châu Phi hiện nay.




×