Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Nghiên cứu kiến thức sinh thái địa phương của dân tộc thiểu số jrai phục vụ quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại huyện eahleo tỉnh đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.06 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN HỮU HOÀ

Nghiên cứu kiến thức sinh thái địa phƣơng
của dân tộc thiểu số Jrai phục vụ quản lý
rừng dựa vào cộng đồng tại huyện EaH'leo
tỉnh Đăk Lăk.

Luận văn Thạc sĩ khoa học lâm nghiệp
Chuyên ngành: Lâm học

Hà Tây, tháng 7 năm 2007


ii

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN HỮU HOÀ

Nghiên cứu kiến thức sinh thái địa phƣơng
của dân tộc thiểu số Jrai phục vụ quản lý


rừng dựa vào cộng đồng tại huyện EaH'leo
tỉnh Đăk Lăk

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60 62 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Bảo Huy

Hà Tây, tháng 7 năm 2007


iii

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và nghiên cứu chương trình đào tạo sau đại học, do trường Đại học
Lâm nghiệp tổ chức tại trường Đại học Tây Nguyên, được sự nhất trí của trường Đại học Lâm
nghiệp, tơi tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu kiến thức sinh thái địa phương
của dân tộc thiểu số Jrai phục vụ quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại huyện Ea H'leo tỉnh
Đăk Lăk”.
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng cảm ơn:
-

PGS.TS Bảo Huy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu.

-

Tồn thể các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ trường Đại học Lâm nghiệp, trường Đại

học Tây Nguyên đã trực tiếp giảng dạy tôi trong thời gian tơi theo học chương trình
đào tạo sau đại học.

-

Tồn thể cán bộ khoa Sau đại học trường Đại học Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo
trường Đại học Tây Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành chương
trình đào tạo này.

-

Ban giám đốc và tập thể cán bộ Công ty Lâm nghiệp Ea H’leo đã quan tâm và tạo
điều kiện cho tơi được tham gia khố học này.

-

Ban quản lý và toàn thể cán bộ Dự án Phát triển nông thôn Đăklăk, đặc biệt là TS.
Daniel Muller - cố vấn trưởng dự án, đã tạo cho tơi có đủ điều kiện thuận lợi để được
tham gia chương trình đào tạo này.

-

Các Già làng và cộng đồng dân tộc Jrai thuộc các buôn: Chăm, Kary và Taly, xã
EaSol, huyện Ea H’leo, tỉnh Đăk Lăk đã có nhiều chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi
cho tơi trong q trình thu thập các thông tin quý báu.

Tôi vô cùng biết ơn sự quan tâm đặc biệt của gia đình, TS. Võ Hùng và các đồng nghiệp,
đặc biệt là các học viên lớp Cao học lâm nghiệp khoá 12 B đã động viên và giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, cũng như trong thời gian nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nổ lực học hỏi, nhưng do năng lực và thời gian còn

nhiều hạn chế, nên thiếu sót là điều khơng thể tránh khỏi khi thực hiện đề tài này. Kính mong
được sự chân thành chỉ bảo của quý thầy cô giáo, các nhà khoa học và mong được sự góp ý
nhiệt tình của các đồng nghiệp, để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Tác giả: Nguyễn Hữu Hòa


iv

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. xi
ĐẶT VẤN ĐỀ

...................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1:

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 7

1.1. Ngoài nước ...........................................................................................7
1.2. Trong nƣớc .......................................................................................12
CHƢƠNG 2:

ĐỐI TƢỢNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............. 20

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................20
2.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu ........................................................20
2.2.1.

2.2.2.
2.2.3.
CHƢƠNG 3:

3.1.
3.2.
3.3.
3.4.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 20
Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................... 27
Đặc điểm các buôn nghiên cứu .......................................................... 31
MỤC TIÊU – NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 40

Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................40
Giả định nghiên cứu .........................................................................40
Nội dung nghiên cứu ........................................................................43
Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................44

3.4.1.
3.4.2.
CHƢƠNG 4:

Phương pháp luận, quan điểm nghiên cứu ........................................ 44
Phương pháp nghiên cứu cụ thể ........................................................ 45
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 59

4.1. Đặc điểm quản lý tài nguyên rừng và kiến thức sinh thái cơ sở tại
các cộng đồng thôn buôn ................................................................59
4.1.1.

Thay đổi trong sử dụng đất, rừng tại các buôn nghiên cứu ................ 60
4.1.2.
Kiến thức sinh thái địa phương cơ sở của cộng đồng dân tộc thiểu số
bản địa Jrai ......................................................................................................... 71

4.2. Sơ đồ hóa, hệ thống hóa kiến thức sinh thái địa phƣơng (LEK)
của cộng đồng dân tộc thiểu số Jrai. .............................................91
4.2.1.
Các kiểu dạng mối quan hệ giữa các thành tố kiến thức và các loại
mệnh đề tuyên bố về kiến thức sinh thái địa phương ........................................ 91


v

4.2.2.
Sơ đồ hóa và hệ thống kiến thức sinh thái địa phương về quản lý sử
dụng gỗ và lâm sản ngồi gỗ ........................................................................... 101
4.2.3.
Sơ đồ hóa và hệ thống kiến thức sinh thái địa phương về quản lý sử
dụng nguồn nước ............................................................................................. 111
4.2.4.
Sơ đồ hóa và hệ thống kiến thức sinh thái địa phương về quản lý sử
dụng đất và canh tác nương rẫy ...................................................................... 118

4.3. Các ý tƣởng thử nghiệm phát triển kỹ thuật trong quản lý rừng
cộng đồng dựa vào kiến thức sinh thái địa phƣơng đã phát hiện ..
.........................................................................................................127
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 130

Kết luận ....................................................................................................130

Kiến nghị..................................................................................................136
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 137
PHỤ LỤC

.................................................................................................. 140


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 2.5:
Bảng 3.1:
Bảng 4.1:
Bảng 4.2:
Bảng 4.3:
Bảng 4.4:
Bảng 4.5:
Bảng 4.6:
Bảng 4.7:
Bảng 4.8:
Bảng 4.9:
Bảng 4.10:
Bảng 4.11:
Bảng 4.12:
Bảng 4.13:
Bảng 4.14:


Các loại đất xã Ea Sol................................................................................. 24
Thành phần dân tộc của xã Ea Sol ............................................................ 27
Mô tả lịch sử buôn Chăm qua các thời kỳ theo các sự kiện ....................... 33
Mô tả lịch sử buôn Kary qua các thời kỳ theo các sự kiện ........................ 35
Mô tả lịch sử buônTaly qua các thời kỳ theo các sự kiện .......................... 38
Khung logic nghiên cứu ............................................................................. 43
Ma trận các vấn đề, nguyên nhân và giải pháp trong quản lý sử dụng tài
nguyên đất, nước và rừng tại buôn Chăm .................................................. 63
Ma trận các vấn đề, nguyên nhân và giải pháp trong quản lý sử dụng đất,
rừng ở buôn Kary ....................................................................................... 66
Ma trận các vấn đề, nguyên nhân và giải pháp trong quản lý sử dụng đất,
rừng ở buôn Taly ........................................................................................ 69
Kiến thức sinh thái địa phương cơ sở dưới dạng câu tuyên bố về quản lý gỗ
và lâm sản ngồi gỗ, dân tộc Jrai, bn Chăm ........................................... 72
Kiến thức sinh thái địa phương cơ sở dưới dạng câu tuyên bố về quản lý sử
dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ, dân tộc Jrai, buôn Kary .............................. 74
Kiến thức sinh thái địa phương cơ sở về quản lý sử dụng gỗ và lâm sản
ngồi gỗ, dân tộc Jrai, bn Taly ............................................................... 76
Kiến thức sinh thái địa phương cơ sở dưới dạng câu tuyên bố về quản lý
sử dụng nguồn nước, dân tộc Jrai, buôn Chăm .......................................... 79
Kiến thức sinh thái địa phương cơ sở dưới dạng câu tuyên bố về quản lý sử
dụng nguồn nước, dân tộc Jrai, buôn Kary ................................................ 81
Kiến thức sinh thái địa phương cơ sở ưới dạng câu tuyên b, về quản lý sử
dụng nguồn nước, dân tộc Jrai, buôn Taly ................................................. 83
Kiến thức sinh thái địa phương cơ sở dưới dạng câu tuyên bố về quản lý sử
dụng đất và canh tác nương rẫy, dân tộc Jrai, buôn Chăm......................... 85
Kiến thức sinh thái địa phương cơ sở dưới dạng câu tuyên bố về quản lý sử
dụng đất và canh tác nương rẫy, dân tộc Jrai, buôn Kary .......................... 87
Kiến thức sinh thái địa phương cơ sở dưới dạng câu tuyên bố về quản lý sử

dụng đất và canh tác nương rẫy, dân tộc Jrai, buôn Taly ........................... 88
LEK của dân tộc Jrai về quản lý sử dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ. ......... 103
Kiến thức kinh nghiệm của dân tộc Jrai về quản lý sử dụng nguồn nước. ....
.............................................................................................................. 113


vii

Bảng 4.15: Kiến thức kinh nghiệm của dân tộc Jrai, buôn Chăm về quản lý sử dụng
đất và canh tác nương rẫy. ........................................................................ 120
Bảng 4.16: Các giải pháp đề xuất ứng dụng LEK trong quản lý rừng cộng đồng của
dân tộc Jrai ................................................................................................ 127


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ quan hệ giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu ........ 42
Người dân vẽ sơ đồ thay đổi trong sử dụng đất ......................................... 48
Sơ đồ bánh thực hiện tại hiện trường về thay đổi sử dụng đất, rừng ......... 48
Ma trận về các vấn đề, nguyên nhân và giải pháp trong thay đổi sử dụng
đất, rừng ...................................................................................................... 49
Hình 3.5: Người dân thảo luận về LEK...................................................................... 50
Hình 3.6: Sơ đồ quan hệ giữa các nhân tố sinh thái và kiến thức liên kết thực hiện tại
hiện trường với cộng đồng ......................................................................... 50
Hình 3.7: Mơ tả kiến thức sinh thái địa phương dưới dạng câu tuyên bố liên kết với
sơ đồ, thực hiện thông qua phỏng vấn........................................................ 51
Hình 3.8: 4 loại định dạng thành tố kiến thức trong Win AKT ................................. 52
Hình 3.9: Kiến thức được liên kết hệ thống hóa theo câu lệnh .................................. 56
Hình 3.10: Kiến thức được liên kết hệ thống hóa theo sơ đồ của phần mềm .............. 56

Hình 3.11: Sử dụng công cụ Boolean Search để tạo lập chủ đề, tìm kiếm LEK theo
nguồn, từ khóa ............................................................................................ 57
Hình 4.1: Sơ đồ thay đổi sử dụng đất, rừng của buôn Chăm qua các thời kỳ ............ 61
Hình 4.2: Thay đổi sử dụng đất, rừng buôn Kary qua các thời kỳ ............................. 65
Hình 4.3: Thay đổi sử dụng đất bn Taly qua các thời kỳ ....................................... 68
Hình 4.4: Sơ đồ liên kết cơ sở giữa các nhân tố sinh thái theo chủ đề quản lý gỗ và
lâm sản ngoài gỗ của dân tộc Jrai, bn Chăm .......................................... 73
Hình 4.5: Sơ đồ quan hệ cơ sở giữa các nhân tố sinh thái về quản lý sử dụng gỗ và
lâm sản ngoài gỗ dân tộc Jrai, bn Kary .................................................. 75
Hình 4.6: Sơ đồ quan hệ cơ sở giữa các nhân tố sinh thái và kiến thức về quản lý sử
dụng gỗ và lâm sản ngồi gỗ dân tộc Jrai, bn Taly ................................ 77
Hình 4.7: Sơ đồ liên kết cơ sở giữa các nhân tố sinh thái theo chủ đề quản lý nguồn
nước của dân tộc Jrai, bn Chăm ............................................................. 80
Hình 4.8: Sơ đồ quan hệ cơ sở giữa các nhân tố sinh thái và kiến thức về quản lý sử
dụng nguồn nước, dân tộc Jrai, bn Kary ................................................ 82
Hình 4.9: Sơ đồ quan hệ cơ sở giữa các nhân tố sinh thái và kiến thức về quản lý sử
dụng nguồn nước, dân tộc Jrai, bn Taly ................................................. 84
Hình 4.10: Sơ đồ liên kết cơ sở giữa các nhân tố sinh thái theo chủ đề quản lý sử dụng
đất và canh tác nương rẫy của dân tộc Jrai, bn Chăm ............................ 86
Hình 3.1:
Hình 3.2:
Hình 3.3:
Hình 3.4:


ix

Hình 4.11: Sơ đồ quan hệ cơ sở giữa các nhân tố sinh thái và kiến thức về quản lý sử
dụng đất và canh tác nương rẫy của dân tộc Jrai, bn Kary..................... 88
Hình 4.12: Sơ đồ quan hệ cơ sở giữa các nhân tố sinh thái và kiến thức về quản lý sử

dụng đất và canh tác nương rẫy của dân tộc Jrai, bnTaly ...................... 89
Hình 4.13: Sơ đồ quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nước ............................. 92
Hình 4.14: Sơ đồ chiều hướng quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng lâm sản
ngoài gỗ ...................................................................................................... 94
Hình 4.15: Sơ đồ biểu diễn dịng kinh nghiệm trên quan hệ liên quan đến quản lý đất
canh tác ....................................................................................................... 95
Hình 4.16: Thơng tin cơ sở trong file hệ thống hóa LEK của cộng đồng dân tộc Jrai . 96
Hình 4.17: Thơng tin về nguồn dữ liệu, cộng đồng, cá nhân cung cấp thơng tin trong
file hệ thống hóa LEK của cộng đồng dân tộc Jrai .................................... 97
Hình 4.18: Ba chủ đề LEK được hệ thống hóa trong Win AKT .................................. 98
Hình 4.19: 191 câu tuyên bố LEK theo 4 dạng liên kết ............................................... 99
Hình 4.20: 191 các mối liên hệ LEK được biểu hiện thành sơ đồ quan hệ ................ 100
Hình 4.21: Câu tuyên bố LEK theo chủ đề quản lý gỗ và LSNG trong Win AKT .... 101
Hình 4.22: Sơ đồ quan hệ các nhân tố kiến thức theo chủ đề quản lý gỗ và lâm sản
ngoài gỗ trong Win AKT......................................................................... 102
Hình 4.23: Sơ đồ biểu diễn quan hệ của các nhân tố liên quan quản lý sử dụng gỗ và
lâm sản ngoài gỗ – Dân tộc Jrai, bn Chăm ........................................... 109
Hình 4.24: Sơ đồ quan hệ theo 1 hoặc 2 chiều giữa các nhân tố kiến thức về quản lý
gỗ và lâm sản ngoài gỗ,– Dân tộc Jrai, bn Taly ................................... 110
Hình 4.25: Sơ đồ quan hệ theo 1 hoặc 2 chiều giữa các nhân tố kiến thức và biểu hiện
câu tuyên bố về quản lý gỗ và lâm sản ngoài gỗ – Dân tộc Jrai, bn Chăm
.............................................................................................................. 111
Hình 4.26: 59 câu tun bố về LEK liên quan đến quản lý nguồn nước của cộng đồng
Jrai được hệ thống và lưu trữ trong phần mềm Win AKT ....................... 112
Hình 4.27: Sơ đồ biểu diễn dịng kinh nghiệm trên sơ đồ quan hệ các nhân tố liên
quan đến nguồn nước – Dân tộc Jrai, buôn Kary ..................................... 116
Hình 4.28: Sơ đồ quan hệ theo 1 hoặc 2 chiều giữa các nhân tố ảnh hưởng về quản lý
nguồn nước,– Dân tộc Jrai, bn Kary..................................................... 117
Hình 4.29: 68 câu tuyên bố liên quan đến quản lý đất và canh tác nương rẫy được hệ
thống hóa lưu trữ trong Win AKT ............................................................ 119



x

Hình 4.30: Sơ đồ biểu diễn dịng kinh nghiệm trên sơ đồ quan hệ của các nhân tố liên
quan đến quản lý sử dụng đất và canh tác nương rẫy – Dân tộc Jrai, bn
Kary .......................................................................................................... 124
Hình 4.31: Sơ đồ quan hệ theo 1 hoặc 2 chiều giữa các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý
sử dụng đất và canh tác nương rẫy,– Dân tộc Jrai, bn Chăm ............... 125
Hình 4.32: Sơ đồ quan hệ theo 1 hoặc 2 chiều giữa các nhân tố ảnh hưởng đến quản
lý sử dụng đất và canh tác nương rẫy,– Dân tộc Jrai, buôn Taly ............. 126


xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải thích

AKT:

Agroecological Knowledge Toolkíts: Cơng cụ kiến thức sinh thái nơng lâm kết
hợp

GĐGR:

Giao đất giao rừng

ICRAF:


International Center for Research in Agroforestry: Trung tâm nghiên cứu
nông lâm kết hợp quốc tế

LEK:

Local Ecological Knowledge: Kiến thức sinh thái địa phương

LSNG:

Lâm sản ngoài gỗ

SEANAFE:

Asian South-East Network for Agroforestry Education: Mạng lưới giáo dục
nông lâm kết hợp Đông Nam Á


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Để thực hiện quản lý rừng dựa vào cộng đồng, thì một trong những vấn đề cần
quan tâm là nghiên cứu hệ thống kinh nghiệm, kiến thức địa phương, làm cơ sở cho
việc phát triển các giải pháp kỹ thuật cũng như quản lý rừng thích ứng và bền vững.
Tây Nguyên là nơi cư trú lâu đời của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa,
có đời sống vật chất, tinh thần gắn bó với quản lý tài nguyên rừng; từ đây đã hình thành
các kiến thức bản địa có giá trị, vấn đề đặt ra là phát hiện, hệ thống hóa, ứng dụng nó
trong phương thức quản lý rừng cộng đồng – một phương thức đang được Chính phủ
Việt Nam thừa nhận qua Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.
Việt Nam có trên 60% diện tích đất tự nhiên là đồi núi, thuộc đối tượng sản xuất

lâm nghiệp, phần lớn diện tích này phân bố ở vùng cao, là nơi cư trú của hầu hết các
cộng đồng dân tộc thiểu số, có nền văn hóa và hệ thống canh tác khác biệt. Từ bao đời
nay, người dân bản địa vùng cao đã sống dựa vào rừng, rừng và đất lâm nghiệp luôn
gắn liền với đời sống của người dân nơi đây, nó vừa là đối tượng tác động vừa là môi
trường sống của họ, và vì thế đã hình thành nên những nét kiến thức, văn hóa đặc trưng
theo từng vùng, miền. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, do nhiều nguyên nhân khác
nhau, tài nguyên rừng đã suy giảm một cách nhanh chóng, hệ quả của nó là những tác
hại khơn lường khơng chỉ về mặt kinh tế, mơi trường sinh thái mà cịn cả về văn hóa xã
hội. Trong khi đó, đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân nơi đây vẫn cịn
nhiều khó khăn. Người dân sống gần rừng, đặc biệt là các cộng đồng người đồng bào
dân tộc thiểu số tại chỗ, thì ít được hưởng lợi hợp pháp từ rừng và chưa tích cực tham
gia vào cơng tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
Vậy vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên
thiên nhiên gắn liền với việc nâng cao đời sống của người dân địa phương một cách
bền vững. Để thực hiện được vấn đề này, nhất thiết phải dựa vào những cộng đồng cư


2

dân đã từng gắn bó cuộc sống vật chất, tâm linh với rừng qua nhiều thế hệ, đó chính là
những cộng đồng người đồng bào dân tộc thiểu số bản địa.
Vì vậy, trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2001 - 2010
đã xác định: “ Hướng phát triển của lâm nghiệp trong giai đoạn tới là phải đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển từ nền lâm nghiệp chủ yếu khai thác tài nguyên
rừng sang nền lâm nghiệp nhân dân với trọng tâm là bảo vệ, khôi phục và phát triển
rừng, để đảm bảo khả năng phịng hộ mơi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ
hệ động thực vật quý hiếm của rừng, phát triển công nghiệp chế biến vừa và nhỏ với
thiết bị và công nghệ tiên tiến, gắn với vùng nguyên liệu tập trung để nâng cao hiệu
quả kinh tế của rừng; khai thác tiềm năng lao động, giải quyết cơng ăn việc làm góp
phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân miền núi, xã hội hóa nghề

rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư; nâng cao vai trị và giá trị đóng góp của ngành lâm
nghiệp vào phát triển kinh tế quốc dân” [1]
Trong gần 10 năm trở lại đây, trong định hướng phát triển lâm nghiệp, Chính
phủ đã có nhiều chính sách, chủ trương về phân cấp phân quyền trong quản lý tài
nguyên rừng, giao đất giao rừng, chế độ hưởng lợi từ rừng cho người quản lý rừng; chủ
trương về xã hội hóa nghề rừng, phát triển lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp cộng đồng.
Đây là các cơ sở pháp lý quan trọng trong phát triển lâm nghiệp dựa vào người dân,
cộng đồng.
Quá trình đổi mới trong quản lý sử dụng tài nguyên từ việc quản lý tập trung
sang hình thái quản lý có sự tham gia của người dân là một chuyển hướng mang tính
chiến lược của ngành lâm nghiệp từ lâm nghiệp thuần tuý nhà nước sang lâm nghiệp
nhân dân - lâm nghiệp xã hội. Vấn đề này đã tạo ra nhiều nhân tố tích cực mới, đa dạng
hố các hình thức quản lý và phương thức tiếp cận đối với quản lý tài ngun rừng.
Qua đó, ngồi lâm nghiệp quốc doanh còn phát huy được vai trò của các thành phần
kinh tế khác, đặc biệt là cộng đồng và hộ gia đình tham gia quản lý bảo vệ và phát triển
vốn rừng.


3

Xã hội hoá về bảo vệ và phát triển rừng hiện nay đang là vấn đề quan tâm của
toàn cầu. Thực tế trên thế giới đã có nhiều nước với nhiều nghiên cứu để tiếp cận và
phát triển mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng và đã có những thành công đáng
kể.
Ở Việt Nam, theo Bảo Huy “… quản lý rừng cộng đồng ở các vùng cao và các
định chế của nó đã tồn tại khách quan trong tiến trình quản lý sử dụng tài nguyên thiên
nhiên của các cộng đồng dân tộc thiểu số, ở một vài nơi cộng đồng vẫn duy trì phương
thức này một cách ngầm định trong bn làng và kiểm sốt được hoạt động sử dụng tài
nguyên đất, rừng trong cộng đồng; tuy nhiên chúng chưa được đánh giá đầy đủ và thừa
nhận một cách chính thức trong hệ thống quản lý tài nguyên hiện nay. Song song với

nó, hoạt động lâm nghiệp ở cơ sở chưa có phương pháp tiếp cận thích hợp, vai trò của
cộng đồng, người dân trong quản lý kinh doanh rừng chưa được coi trọng, cộng đồng
dân tộc thiểu số thay vì sử dụng luật tục, truyền thống để bảo vệ và phát triển rừng thì
lại đứng ngồi cuộc vì rừng chưa mang lại lợi ích cho cộng đồng; điều này đã làm mất
đi một nguồn lực quan trọng trong phát triển rừng bền vững vùng cao. Đứng trước thực
trạng đó, về phía nhà nước đã có các chính sách hỗ trợ cho tiến trình khơi phục và phát
triển mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng như giao đất giao rừng, chế độ hưởng
lợi từ rừng, cùng với các chương trình hỗ trợ phát triển nơng thơn miền núi, xố đói
giảm nghèo…” [4]
Cuộc sống gắn bó với thiên nhiên qua nhiều thế hệ từ ngàn đời nay của các cộng
đồng người đồng bào dân tộc thiểu số bản địa đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong
sản xuất, đã được trải nghiệm qua nhiều thế hệ và là kết quả đóng góp của mọi thành
viên trong cộng đồng. Đó là những kiến thức vơ giá được đúc rút từ sự tương tác của
các cư dân với điều kiện tự nhiên nơi họ sinh sống. Có thể coi đây là những yếu tố văn
hóa sản xuất, sinh hoạt của các tộc người, như vậy nó cũng có xu hướng biến đổi thích
ứng với mơi trường cụ thể.


4

Hệ thống kiến thức bản địa của một cộng đồng địa phương là một trong những
nguồn lực quan trọng có tính chất quyết định đến sự phát triển bền vững của cộng
đồng, xã hội nếu như hệ thống kiến thức đó được phát huy đúng mức. Phát hiện và vận
dụng được hệ thống kiến thức sinh thái của cộng đồng chính là giải pháp thu hút sự
tham gia quản lý, sử dụng tài nguyên của cộng đồng dân cư đó.
Tây nguyên được xác định là “mái nhà xanh” của cả khu vực Miền trung và phía
Nam, là nơi bắt nguồn của nhiều hệ thống sông lớn như: sông Ba, sông Đồng Nai, sơng
Mê Kơng và cịn là đầu nguồn của nhiều nhà máy thủy điện lớn như Yaly, Ya Dring,
Thác Mơ và Trị An... ĐăkLăk là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên này và cũng là
một tỉnh có tỷ lệ che phủ của rừng tự nhiên gần như lớn nhất nước. Vai trị của diện

tích rừng tự nhiên ở ĐăkLăk khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với địa bàn tỉnh mà
còn hết sức quan trọng đối với cả khu vực Miền trung - Tây nguyên. Xác định được
điều đó, trong những năm qua lãnh đạo tỉnh ĐăkLăk đã có nhiều nỗ lực tìm kiếm các
giải pháp hữu hiệu để bảo vệ và phát triển vốn rừng. Trong chiến lược phát triển lâm
nghiệp của tỉnh, ĐăkLăk đã chú trọng đến việc giao đất giao rừng cho người dân quản
lý sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Trong những năm qua, Đăklăk đã được ưu
ái với nhiều chương trình dự án hỗ trợ phát triển lâm nghiệp trong và ngoài nước. Cùng
với sự nổ lực của địa phương, kết quả là Đăklăk đã giao được hơn 24.000 ha rừng tự
nhiên và đất trống lâm nghiệp cho người dân quản lý sử dụng. Trong đó tại địa bàn xã
EaSol, huyện Ea H’ leo đã tiến hành giao được 3.164 ha đất lâm nghiệp cho ba cộng
đồng là người đồng bào dân tộc thiểu số Jrai quản lý sử dụng theo phương thức quản lý
rừng cộng đồng. Mặt khác, tại địa phương Đăklăk hiện nay đã và đang triển khai thực
hiện nhiều chương trình nhằm thu hút sự tham gia của người dân, nhất là cộng đồng
người đồng bào dân tộc thiểu số bản địa, trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển tài nguyên
rừng như giao khóan bảo vệ rừng theo chương trình thuộc dự án 661; giao khoán đất
lâm nghiệp theo nghị định 181/NĐ-CP; trồng cây phân tán; chương trình hỗ trợ người


5

dân trồng rừng sản xuất ; … Đối tượng tham gia chính là các cộng đồng người đồng
bào dân tộc thiểu số bản địa.
Bên cạnh đó hệ thống kiến thức bản địa của các cộng đồng người đồng bào dân
tộc thiểu số bản địa có ý nghĩa rất lớn đối với việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ mơi trường, nơi cộng đồng đó sinh sống. Đặc biệt, do đặc thù của cơng
tác lâm nghiệp, thì vai trò của hệ thống kiến thức sinh thái của cư dân vùng cao có ý
nghĩa rất lớn trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên.
Hệ thống kiến thức bản địa của một cộng đồng bao gồm cả kiến thức về các khía
cạnh của đời sống, kể cả việc quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Trong
khuôn khổ đề tài này, chỉ quan tâm nghiên cứu về hệ thống kiến thức về sinh thái ở địa

phương của cộng đồng người đồng bào dân tộc thiểu số bản địa Jrai, nhằm phục vụ cho
việc phát triển các giải pháp kỹ thuật cơng nghệ thích ứng, dựa vào cộng đồng ở địa
phương.
Thực tế cho thấy nhiều nơi sau giao đất giao rừng chưa tiến hành được các biện
pháp kỹ thuật, quản lý kinh doanh rừng và đất rừng có hiệu quả, điều này ngồi những
trở ngại thông thường ở vùng dân tộc thiểu số như hạn chế nguồn vốn, tiếp cận thị
trường, cơ sở hạ tầng thì điều quan trọng là chưa tìm được phương pháp phát triển
cơng nghệ thích hợp, phù hợp với năng lực, nguyện vọng và vận dụng được những
kinh nghiệm quản lý rừng của cộng đồng đã hình thành từ lâu đời ở vùng cao.
Như vậy, trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tiến bộ
khoa học kỹ thuật, thì những kiến thức sinh thái nào cịn được bảo tồn ? và có ý nghĩa
thực tiển như thế nào ? kiến thức nào mất đi ? tại sao ? Sự thay đổi này đã ảnh hưởng
như thế nào đến đời sống kinh tế, xã hội của cộng đồng dân tộc Jrai? Làm thế nào để
bảo tồn và gắn kiến thức sinh thái địa phương với tri thức khoa học phục vụ cho việc
quản lý tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững tại khu vực nghiên cứu ?


6

Để trả lời những câu hỏi nêu trên, xét thấy cần có những nghiên cứu về hệ thống
kiến thức sinh thái của cộng đồng người đồng bào dân tộc thiểu số bản địa, nhằm phục
vụ tốt hơn trong lĩnh vực lâm nghiệp cộng đồng, một lĩnh vực đang được sự quan tâm
của tồn cầu.
Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài "Nghiên cứu kiến thức sinh
thái địa phương của dân tộc thiểu số Jrai phục vụ quản lý rừng dựa vào cộng đồng,
tại huyện Ea H'leo, tỉnh Đăk Lăk". Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp
phần vào cơ sở lý luận, gắn kiến thức khoa học với kiến thức sinh thái địa phương và
đề xuất một số kiến nghị nhằm sử dụng, bảo tồn và phát triển hệ thống kiến thức vô giá
này, phục vụ cho các hoạt động lâm nghiệp cộng đồng ở khu vực nghiên cứu, đồng
thời sẽ góp phần phát triển lâm nghiệp xã hội ở Việt Nam.



7

CHƢƠNG 1:

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Hiện nay, khi mà nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị xâm hại một cách
nghiêm trọng, độ che phủ của rừng giảm sút nhanh chóng, dẫn theo sự thay đổi mạnh
mẻ về khí hậu, hệ quả là nhiều vùng bị sa mạc hóa, thiên tai xảy ra liên tục và gây
nhiều thiệt hại nghiêm trọng, thì vấn đề quản lý bảo vệ và phát triển rừng là mối quan
tâm không chỉ riêng của một quốc gia nào, mà nó đã trở thành một vấn đề toàn cầu.
Hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều tích cực tìm kiếm các giải pháp hữu
hiệu để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, trong đó việc quản lý rừng dựa vào cộng
đồng là một giải pháp đang được đánh giá cao và thu hút sự quan tâm, chú ý của toàn
xã hội. Cộng đồng tham gia quản lý rừng ở đây được hiểu là các cộng đồng người đồng
bào dân tộc thiểu số bản địa. Trong khi việc tiếp cận với kiến thức khoa học cịn nhiều
thử thách với các cộng đồng, thì kiến thức sinh thái bản địa của họ chính là cơng cụ
quan trọng cần được vận dụng trong q trình tham gia quản lý rừng.

1.1. Ngoài nước
Rất nhiều nước trên thế giới hiện nay đã áp dụng khá thành công phương thức
quản lý rừng dựa vào cộng đồng, trên cơ sở kiến thức bản địa của các cộng đồng thiểu
số để xây dựng các mơ hình quản lý rừng cộng đồng.
Một số nước như Nepal, Bangladesh, Philippines, Thái Lan đã phát triển khá
thành cơng các cách tiếp cận có sự tham gia và hình thành các định chế, phương thức
quản lý rừng dựa vào cộng đồng, nhóm sử dụng rừng (Forest User Group – FUG).
RECOFTC - Trung tâm đào tạo lâm nghiệp cộng đồng trong khu vực châu Á Thái
Bình Dương đã hơn 20 năm phát triển các phương pháp luận tiếp cận có sự tham gia để

quản lý rừng cộng đồng [4].
Tháng 9/2001 tại Chiang Mai – Thái Lan đã tổ chức một hội thảo quốc tế về
Lâm nghiệp cộng đồng, trong đó đã phản ánh nhu cầu phát triển phương thức quản lý


8

rừng dựa vào cộng đồng ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Những vấn đề cần quan
tâm để phát triển lâm nghiệp cộng đồng trong khu vực như:
– Phân cấp và chuyển giao quyền sở hữu và sử dụng tài nguyên rừng cho
cộng đồng.
– Xây dựng các mô hình hợp tác giữa các cộng đồng và các bên liên quan
để phát triển lâm nghiệp cộng đồng.
– Phát triển một hệ thống chính sách đồng bộ hỗ trợ cho phát triển lâm
nghiệp cộng đồng.
– Phát triển các cách tiếp cận cả về kỹ thuật và xã hội để xây dựng các kế
hoạch quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng.
Về quan điểm, khái niệm lâm nghiệp cộng đồng và kiến thức sinh thái địa
phương đã được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm nghiên cứu và cũng đã cho
nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Dưới đây là một số các quan điểm, khái niệm
liên quan.
Về phạm vi thuật ngữ cộng đồng, theo FAO ((1996) [4]) một cộng đồng được
định nghĩa như là “những người sống tại một chỗ, trong một tổng thể” hoặc là “một
nhóm người sinh sống tại cùng một nơi theo những luật lệ chung”. ý tứ về tính chất
tổng thể hoặc cùng nhau gắn bó là gốc ngữ nghĩa trong thuật ngữ cộng đồng, nó giúp
trả lời câu hỏi ai là người nằm trong một hệ quản lý tập thể đặc biệt. Trong khi từ
“cộng đồng” ẩn dụ một nhóm người “tổng thể” sống tại một vị trí hoặc cùng với nhau
theo cách nào đó, thì từ “thơn xã” có nghĩa là giữa những nhóm người khác nhau. Sự
phân biệt giữa cộng đồng và thôn xã khá quan trọng trong khi nghiên cứu những ai có
quyền hưởng lợi một vài tài ngun cơng cộng và lợi ích được phân bổ như thế nào.

Tiếp theo đó là thuật ngữ “Lâm nghiệp cộng đồng (Community Forestry)” đây
là một thuật ngữ sẽ không bao giờ kết thúc việc tìm kiếm định nghĩa, theo FAO (1978)
“Lâm nghiệp cộng đồng là bao gồm bất kỳ tình huống nào mà người dân địa phương


9

tham gia vào hoạt động lâm nghiệp”, tuy vậy nó thường được sử dụng với nghĩa hẹp
hơn như là các hoạt động lâm nghiệp được tiến hành bởi cộng đồng hoặc nhóm người
dân địa phương (J.E. Michael Arnold (1999). Ở Nepal dùng thuật ngữ “Nhóm sử dụng
rừng” (Forest User Group) để chỉ hoạt động lâm nghiệp cộng đồng được tổ chức bởi
các nhóm đồng sử dụng tài nguyên rừng trong một làng [4].
Như vậy khái niệm lâm nghiệp cộng đồng đã được nhiều quốc gia trên thế giới
đề cập đến, với các thuật ngữ khác nhau, nhưng đều nói đến sự tham gia của người dân
bản địa trong tiến trình quản lý sử dụng tài nguyên tại địa phương, cho dù tài ngun
đó là của ai. Sự hình thành các khái niệm này với mong muốn rằng tài nguyên thiên
nhiên được quản lý bền vững hơn từ những người đang sống phụ thuộc vào nó, và
những giải pháp quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đóng góp vào việc sinh kế và
cải thiện đời sống người dân từ hoạt động này.
Trên thế giới hiện nay cũng có nhiều khái niệm khác nhau về thuật ngữ “kiến
thức bản địa”: Thuật ngữ kiến thức bản địa được Robert Chambers dùng đầu tiên trong
một ấn phẩm xuất bản 1979, tiếp theo đó Brokensa (1999) và D.M. Warren (1999) sử
dụng vào những năm 1980 và tiếp tục phát triển cho đến ngày nay [6]. Theo Louise G.
1998 : “Kiến thức bản địa là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa, hoặc của một
cộng đồng tại một khu vực cụ thể nào đó. Nó tồn tại và phát triển trong những hồn
cảnh nhất định với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng (người già, trẻ,
đàn ông, phụ nữ) ở một vùng địa lý xác định”. Thuật ngữ kiến thức sinh thái địa
phương (Local Ecological Knowledge - LEK) được phát triển bởi tổ chức Nghiên cứu
nông lâm kết hợp quốc tế - ICRAF, đồng thời ICRAF cũng đã phát triển giải pháp ứng
dụng công nghệ thông tin trong hệ thống hóa LEK bằng phần mềm Win AKT 5.0 [12].

LEK do ICRAF phát triển dựa trên khái niệm kiến thức bản địa của cộng đồng dân tộc
thiểu số, nhưng hướng đến các kiến thức sinh thái phục vụ phát triển các mơ hình nơng
lâm kết hợp có sự tham gia của cộng đồng, do đó phạm vi kiến thức được giới hạn về


10

mặt kỹ thuật, sinh thái và không hạn chế phải là kiến thức nguyên thủy, nó có thể là
kiến thức được chia sẻ, tích lũy cùng với sự phát triển của cộng đồng.
Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về kiến thức bản địa. Các
chuyên gia như R. Chambers; D.M. Warren và Katherine Warner là những người có
nhiều đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu kiến thức bản địa ở nhiều quốc gia đang phát
triển tại châu Á và châu Phi. Theo Hoàng Xuân Tý (1998) hiện nay có trên 3.000
chuyên gia tại 124 nước đang hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu kiến thức bản địa.
Một mạng lưới quốc tế nghiên cứu và sử dụng kiến thức bản địa đã được thành lập năm
1987 thông qua Trung tâm nghiên cứu kiến thức bản địa phục vụ nông nghiệp
(CIKARD) ở đại học Iowa state, Hoa kỳ. Những năm gần đây, nhiều quốc gia ở châu
Á như ấn Độ, Indonesia, Philipine... đã tham gia tích cực trong các mạng lưới trao đổi
thông tin về kiến thức bản địa phục vụ cho các chương trình khuyến nơng lâm và phát
triển nơng thơn [4].
Vào năm 1996 Paul Hebinck đã có cơng trình nghiên cứu về Mạng lưới kiến
thức chính thống và khơng chính thống trong bảo tồn lâm nghiệp ở Zimbahue đã chỉ ra
rằng: “Để quản lý và phát triển rừng bền vững phải dựa vào tri thức địa phương”. Tại
khu vực Maldives, giới chính quyền địa phương đã nhận ra rằng: “Chính sách phổ cập
kỹ thuật mới trong phịng trừ dơi và chuột hại mùa màng đã thất bại do chưa nghiên
cứu đầy đủ nền tảng cơ sở kiến thức bản địa của người dân địa phương” (Dannuy
Hunter, 1996) [9].
Qua quá trình nghiên cứu về phát huy tác dụng của kiến thức bản địa ở
Venezuela các tác giả Consulo Quiroz, Vesski (1992) đã rút ra bài học bổ ích như sau:
“Đừng cho rằng những nhà khuyến nông luôn nhạy bén với vấn đề kiến thức bản địa;

Đừng tiêu tốn quá nhiều thời gian cho việc nói về kiến thức bản địa, cách tốt nhất là
hãy trực tiếp nghiên cứu và học hỏi từ thực tế, lắng nghe, học hỏi và chia sẻ cùng nông
dân”.


11

Từ việc nghiên cứu kiến thức bản địa ở Châu phi. O.D. Atteh (1992) đã coi kiến
thức bản địa là chìa khóa cho sự phát triển ở cấp địa phương. Bentley (1989) tổng kết
từ các hội thảo đã giới thiệu khả năng về sự tham gia của người dân trong phát triển
nông nghiệp ở các môi trường phức tạp và đã đưa ra nguyên tắc cơ bản là: “Người dân
có những kiến thức có giá trị … Họ tiến hành những thực nghiệm nông nghiệp của
riêng họ và các nhà khoa học nên gia nhập vào quá trình này để cải tiến việc phát triển
và nghiên cứu sử dụng đất” [9].
Kiến thức của con người là trung tâm của mọi sự phát triển, hầu hết tại các nước
trên thế giới, trong quá trình sống, tiếp cận với tự nhiên, con người đã hình thành nên
những hệ thống quản lý tài nguyên truyền thống với những kỹ thuật về sản xuất nông
lâm nghiệp, sử dụng tài nguyên, cũng như bảo tồn nó. Người dân bản địa tham gia
trong tiến trình quản lý sử dụng rừng, bên cạnh những kiến thức khoa học ít ỏi mà họ
có được, thì những kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn sản xuất và đời sống văn hóa
qua nhiều thế hệ chính là nguồn lực quan trọng giúp họ đạt kết quả trong vấn đề này.
Những kiến thức vô giá ấy đã được trải nghiệm qua nhiều thế hệ và đã được chắt lọc
qua thực tiễn, đã hình thành nên một lượng kiến thức to lớn và truyền từ đời này sang
đời khác một cách không thành văn. Tuy nhiên, vấn đề này cũng chỉ mới được cộng
đồng thế giới quan tâm trong vài thập kỷ trở lại đây, khi mà nhu cầu về quản lý tài
nguyên thiên nhiên phải dựa vào cộng đồng ở mức cần thiết như hiện nay.
Tuy cách tiếp cận với kiến thức bản địa ở nhiều nước trên thế giới khơng hồn
tồn giống nhau, nhưng đều có điểm chung là sự trực tiếp chia sẻ với nông dân, người
dân bản địa, bằng nhiều biện pháp và công cụ khác nhau để thu hút sự tham gia của họ
và chính sự tự nguyện tham gia này, chúng ta sẽ hiểu được nhiều hơn về tri thức của họ

và những gì họ cần để hỗ trợ cho tiến trình quản lý tài nguyên thiên nhiên thích hợp và
bền vững.


12

1.2. Trong nƣớc
Việt nam là một nước có nền văn hóa nơng nghiệp lâu đời, truyền thống về sản
xuất nơng nghiệp và quản lý nguồn tài nguyên đã được hình thành thơng qua q trình
sản xuất và tương tác với thiên nhiên từ hàng ngàn năm nay. Với sự đa dạng về thành
phần dân tộc (54 dân tộc), phân bố trên nhiều vùng sinh thái khác nhau đã hình thành
nên nét văn hóa riêng cho từng vùng miền. Mỗi dân tộc ở mỗi địa phương khác nhau
cũng đã hình thành và lưu truyền lại những tập tục, kinh nghiệm khác nhau. Trong quá
trình nghiên cứu của mình, các nhà xã hội học, dân tộc học, các nhà nghiên cứu chuyên
ngành khác đã dày công nghiên cứu và phát hiện được nhiều kinh nghiệm truyền thống
quý báu, có giá trị trong đời sống và sản xuất của nhiều cộng đồng, đặc biệt là các cộng
đồng dân tộc thiểu số sống ở vùng cao.
Việt nam có gần 2/3 diện tích lãnh thổ tồn quốc là đồi núi, nơi đó là địa bàn
sinh sống của hầu hết các dân tộc thiểu số bản địa. Cuộc sống gắn bó mật thiết với
thiên nhiên qua nhiều thế hệ đã hình thành nên hệ thống kiến thức hết sức phong phú
của từng tộc người. Những kiến thức và kinh nghiệm của các cộng đồng được gọi với
nhiều tên khác nhau.
Theo Bảo Huy và Võ Hùng (2002) [3] kiến thức và kinh nghiệm của cộng đồng
được gọi với các tên sau:
Kiến thức bản địa (IK: Indigenous knowledge): Đây là hệ thống kiến thức của
nguời dân và cộng đồng trong một khu vực nhất định. Nó bao gồm các kiến thức ở
nhiều lĩnh vực khác nhau, của các giới, thế hệ tuổi tác khác nhau.
Kiến thức kỹ thuật bản địa (ITK: Indigenous Technical Knowledge): Nó nằm
trong phạm trù kiến thức bản địa nhưng được xem xét cụ thể về khía cạnh kỹ thuật.
Kiến thức địa phương (LK: Local knowledge): Cũng tương tự như kiến thức bản

địa, nhưng nó đề cập đến hệ thống kiến thức không chỉ của một cộng đồng dân cụ thể


13

mà là một hệ thống kiến thức ở một vùng, địa phương cụ thể, có thể bao hàm sự hịa
nhập và giao lưu kiến thức giữa các dân tộc cùng chung sống.
Kiến thức sinh thái địa phương (LEK: Local Ecological Knowledge): Đây là hệ
thống kiến thức bao gồm kiến thức bản địa và kiến thức địa phương, nhưng được cụ thể
hóa trong khía cạnh liên quan đến sinh thái, đến quản lý và sử dụng tài nguyên thiên
nhiên: rừng, đất rừng, nguồn nước. Nó phản ảnh những kiến thức kinh nghiệm của
từng nhóm cộng đồng đang cùng nhau sinh sống trong từng vùng sinh thái nhân văn,
đây là hệ thống kiến thức kết hợp được các hiểu biết của bên trong lẫn bên ngoài, sự
giao thoa kế thừa giữa kinh nghiệm của các dân tộc đang chung sống, sự kiểm nghiệm
các kỹ thuật mới du nhập và sự thích ứng nó với điệu kiện sinh thái địa phương.
Như vậy, với 4 cách gọi nêu trên, tác giả đã phân tích đến các lĩnh vực và phạm
trù liên quan, cho ta thấy được ở mỗi cách gọi khác nhau, mặc dù đều nói về kiến thức
của người dân và cộng đồng được hình thành trong q trình sống, nhưng cũng có sự
khác nhau về lĩnh vực và phạm trù liên quan. Thực tế hiện nay, khi xã hội ngày càng
phát triển, sự hòa nhập và trao đổi kinh nghiệm giữa các cộng đồng dân cư diễn ra phổ
biến ở nhiều nơi. Qua đó những kinh nghiệm, kiến thức của mỗi dân tộc, mỗi cộng
đồng đều được kiểm nghiệm và chắt lọc. Với cách gọi “Kiến thức sinh thái địa
phương” (LEK: Local Ecological Knowledge), tác giả đã phân tích đến các khía cạnh
liên quan ( sinh thái, quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên: rừng, đất rừng, nguồn
nước) và sự hình thành của nó có kết hợp giữa các hiểu biết truyền thống và tri thức
hiện đại, vì vậy đây là hệ thống kiến thức có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực quản lý
sử dụng các nguồn tài nguyên.
Bảo Huy, khi nghiên cứu về kiến thức sinh thái địa phương trong quản lý tài
nguyên thiên nhiên [6], tác giả đã sử dụng phương pháp Phát triển cơng nghệ có sự
tham gia - PTD (Participatory Technology Development) và các công cụ phỏng vấn,

ma trận đơn giản được áp dụng để phát hiện các kiến thức địa phương theo một chủ đề
nhất định. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân, các mối quan hệ, thiết lập các sơ đồ quan


14

hệ giữa các nhân tố của kiến thức sinh thái, sau đó tác giả đã sử dụng phần mềm Win
AKT 5.0 để hệ thống hoá và tạo lập cơ sở dữ liệu kiến thức sinh thái địa phương theo
chủ đề, dân tộc và liên kết với nhau. Tác giả đã đưa ra kết luận: “ Các nhân tố của kiến
thức sinh thái địa phương trong quản lý tài nguyên rừng có quan hệ với nhau chặt chẽ
và khả năng ứng dụng công cụ phần mềm Win AKT để tạo cơ sở dữ liệu mở là khả thi
phục vụ cho sưu tập, cập nhật và áp dụng LEK trong phát triển quản lý rừng dựa vào
cộng đồng …Như vậy từ kết quả phân tích hệ thống LEK cho thấy có một loạt các vấn
đề về quản lý đầu nguồn, sử dụng rừng cần được phát triển hoặc thử nghiệm để tạo tiền
đề cho các giải pháp quản lý sử dụng rừng bền vững, dựa vào cộng đồng. Các ý tưởng
này sẽ được lồng ghép trong tiếp cận Phát triển công nghệ có sự tham gia (PTD) để
phát triển hệ thống giải pháp kỹ thuật trên các trạng thái rừng và đất rừng. Có thể thấy
rằng tiếp cận LEK và sử dụng công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ rất đắc lực cho việc xác
định hệ thống giải pháp kỹ thuật, công nghệ, quản lý tài nguyên thích ứng, dựa vào
kinh nghiệm, kiến thức cộng đồng”.
Theo Hoàng Xuân Tý, 1998 [8] “… phần lớn các nhà nghiên cứu đều sử dụng
các phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) và đánh giá nơng thơn có sự tham
gia (PRA) để thu thập và phân tích kiến thức bản địa …”, phương pháp này cũng mắc
phải những hạn chế nhất định. Cũng theo tác giả này cần “tăng cường sơ đồ hóa thơng
tin, sử dụng các mơ hình, bản đồ vật thể để thảo luận” trong nghiên cứu kiến thức bản
địa.
Tác giả Nguyễn Huỳnh Thuật (2005, [9]) khi nghiên cứu về kiến thức bản địa
của người Mạ và S’Tiêng về quản lý và sử dụng rừng để đề xuất giải pháp quản lý bền
vững vườn Quốc gia Cát tiên, đã nhấn mạnh: “Tri thức bản địa là một vấn đề nghiên
cứu hấp dẫn nhưng việc vận dụng tri thức bản địa trong các bối cảnh chuyển biến

nhanh chóng lại là thách thức của các nhà nghiên cứu phát triển. Thái độ ứng xử đối
với nguồn tri thức này cịn có sự khác biệt. Ngun nhân của những khác biệt này phần
nào xuất phát từ cách tiếp cận được sử dụng để tư liệu hóa, đánh giá và vận dụng trong


×