Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

Thực trạng bệnh sốt rét và công tác tổ chức quản lý phòng chống sốt rét tại 2 huyện miền núi tỉnh nghệ an giai đoạn 2009 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.64 KB, 107 trang )

LÒÌ CẢM ƠN
Trong suôt thời gian học tập lớp chuyên khoa II chuyên ngành Quản lý y tế
tại Trường Đại học y dược Thái Bình, tôi luôn nhận dược sự giúp đỡ nhiệt tình
của các thầy, cô giáo là các giảng viên của nhà trường đã trực tiếp trang bị, bồi
dưỡng kiến thức, đạo đức nghề nghiệp, phương pháp nghiên cứu và tư duy khoa
học cho tôi, đồng thời được cơ quan đồng nghiệp, bạn bè quan tâm và tạo điều
kiện về thời gian, động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Với lòng kính trọng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành
tới Ban Giám Hiệu nhà trường, các thầy cô giáo Phòng Quản lý đào tạo sau đại
học, Khoa y tế công cộng Trường Đại học y dược Thái Bình, đặc biệt là Nhà giáo
nhân dân, PGS.TS Phạm Văn Trọng - Trưởng Khoa y tế công cộng đã trực tiếp
giúp đỡ hướng dần tôi trong học tập, nhất là trong quá trình hình thành ý tưởng,
triển khai và hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Sỡ y tế Nghệ An và các phòng, ban
chuyên môn; Lãnh đạo và phòng tổ chức Trung tâm Phòng chống sốt rét - Ký sinh
trùng Côn trùng tĩnh đã tạo điều kiện cho tôi theo học lớp chuyên khoa 2- chuyên
ngành Quán lý y tế; Các đồng chí cán bộ của Phòng kế hoạch, khoa xét nghiệm
Trung tâm Phòng chống sốt rét - Ký sinh trùng- Côn trùng Nghệ An; Lãnh đạo
chính quyền địa phương, Trung tâm y tế 2 huyện Quế Phong, Tân Kỳ cùng các
Trạm trưởng, nhân viên y tế thôn bản trong vùng sốt rét lưu hành đã quan tâm tạo
điều kiện cung cung cấp số liệu chính xác, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu
và hoàn chinh luận án này./.
BS. Nguyên Văn Long


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACT

Artemisinin based combination therapy (Trị liệu
kết hợp dựa vào thuốc Artemisinin)


An

Anopheles

BNSR

Bệnh nhân sốt rét

CTQG PCSR

Chương trình quốc gia phòng chống sốt rét

DDT

Dichlorodiphenyltrichloroethane

ĐD

Điều dường

GDSK

Giáo dục sức khoè

KH

Ke hoạch

KST


Ký sinh trùng

KSTSR

Ký sinh trùng sốt rét

LSSR

Lâm sàng sốt rét

NHS

Nữ hộ sinh

NVYT

Nhân viên y tế

NVYTTB

Nhân viên y tế thôn bản

p

Plasmodium

PCR

Polymerase Chain Reaction (Phản ứng khuếch đại gen) Phònu


PCSR

chống sốt rét

PCSR-KST-CT Phòng chổng sốt rét-ký sinh trùng-côn trùng Số lượng Sốt rét
SL
Trung học sơ sở Trung học phố thông Trạm y tế Uỷ ban nhân
SR
THCS

USD

THPT

WHO

TYT
UBND

dân
United States Dollar World Health Organization (Tổ chức Y tế
Thế giới)


LỜI CAM ĐOAN
Tỏị xin cam đoan đây là côm* trình nghiên cứu của riêng tôi. Các sô liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ
công trình nào khác.

MỤC LỤC


Nguvễn Văn Long

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình bệnh nhân sốt rét tại địa bàn nghiên cứu theo năm .... 37

Bảng 3.26. Thông tin về hoạt động giám sát của y tế xã đổi với NVYTTB . 54


Báng 3.27. Kiên thức của trườn« trạm y tô xă vê tiêu chuân chân đoán sôt rét.. 55
Bảng 3.28. Kiến thức của tixrớng trạm y tế xã về đặc điếm lâm sàng bệnh SR.. 55
/

t

Báng 3.30. Cách xử trí cúa y tê xã khi bệnh nhân có diên biên nặng..................56
/

f

\

•>

;

Bảng 3.29. Kiến thức về việc phải làm của y tế xã sau khi đã chẩn đoán LSSR 56

Bảng 3.31. Kiến thức của trưởng trạm y tế xã về nơi sử dụng màn tẩm hóa chất 57
Bảng 3.32. Kiến thức của trưởng trạm y tế xã về nơi phun hóa chất diệt muỗi.. 57
Bảng 3.33. Kiến thức của trưởng trạm về yếu tố nguy cơ trục tiếp dự báo dịch 58


DANH MỤC BIỂU ĐÒ



6



ĐẶT VÁN ĐÈ

Sốt rét là một bệnh do ký sinh trùng P l a s m o d i u m gây nên và do muồi
Anopheles truyền từ người bệnh sang người lànhBệnh sốt rét tác hại trực tiểp đến thể
chất, tính mạng con người và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế văn hoá xã hội của
cộng đồng, của quốc gia thậm chí cả một khu vục trên thể giới [35].
Việt Nam nằm ớ vùng nhiệt đới có nhiều điều kiện thuận lợi để bệnh sốt rét
phát triển: 2/3 diện tích cả nước vói khoảng 50% dân số sống trong vùng sốt rét lưu
hành. Vào những năm đầu thập kỷ 90, hàng năm cả nước có trên một triệu người
mắc sốt rét, hàng nghìn người chết và hàng trăm vụ dịch sốt rét xẩy ra. Với sự quan
tâm của Đàng và Nhà nước và sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Y tế, chương trình phòng
chống sốt rét cùng với mạng lưới chuyên khoa các tuyến từ Trung ương đến thôn
bãn và cộng đồng đã tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống và tình hình sốt
rét đã được cải thiện rõ rệt [5].
Chương trình phòng chống sốt rét Quốc gia Việt Nam trong những năm qua
đã thu được thành tựu đáng kc Năm 1991, cả nước cỏ 4.646 người chết, 144 vụ dịch
và 1.091.201 người mắc sốt rét thì đến cuối 2010, cá nước còn: 21 người chết, 3 vụ

dịch và 666.153 bệnh nhân mắc sốt rét [19]. Các điều tra cho thấy người dân sống ớ
vùng sâu vùng xa ít tiếp cận với các dịch vụ y tế và ít sử dụng màn, chịu gánh nặng
sốt rét lớn nhất [I0],[16]. Bệnh sốt rét có ảnh hưỡng đáng kể đến nghèo đói và phát
triển xã hội ờ những vùng này. Kế hoạch phòng chống sốt rét Quốc gia giai đoạn
2006-2015 có mục tiêu chung là tiếp tục đẩy lùi sốt rét và phát triền các yếu tố bền
vừng trone phòng chống sốt rét; phấn đấu đến năm 2015 bệnh sốt rét không còn là
một vấn đề sức khoè quan trọng trong cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế xã hội
ở Việt Nam. Mục tiêu cụ thổ của Chiến lược này là: Giảm tỷ lệ mắc sốt rét xuống
dưới 1,0/1.000 dân năm 2010 và 0,5/1.000 dân vào năm 2015; Giảm tỷ lệ chết sốt
rét xuống dưới 0,02/100.000 dân năm


7

2010 và duy tri tỷ lộ chêt dưới 0,02/100.000 dân đên năm 2015; không có dịch sốt rét
lớn xẩy ra. Tại quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Thủ
Tướng chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét
ỏ' Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 đã đưa ra mục tiêu:
Khống chế người dân mắc bệnh sốt rét dưới 0,15 người/1000, tỷ lộ người dân chết do
bệnh sốt rét dưới 0,02/100.000; Không còn tỉnh nào trong giai đoạn PCSR tích
cực[6].
Nghệ An là một tỉnh có 2/3 diện tích là núi rừng , điều kiện về địa lý tự nhicn,
khí hậu rất thuận lợi cho sự phát sinh và phát triển của bệnh sốt rét . Là một tinh
nghèo so với cả nước , nhận thức về phòng chống sốt rét hạn chế nhất là đồng bào các
dân tộc ít người ở vùng sâu , vùng xa. Vì vậy tình hình sốt rét luôn diễn biến phức tạp
so với các tỉnh Miền Bắc. Mặc dù chương trình phòng chổng sốt rét tại Nghệ An đã
đạt được những kết quả đáng kể nhưng mầm bệnh sốt rét vẫn còn. ký sinh trùng sốt
rét tại Nghệ An vẫn chiếm một ty lệ nhất định, vấn đề bệnh dịch sốt rét có nguy cơ
quay trờ lại do những biến động về thời tiết và môi trường. Đẻ cung cấp những dữ
liệu cho việc rút kinh nghiệm, duy trì được các yếu tố bền vững tiến tới đẩy lùi bệnh

sốt rét tại địa phương, chúng tôi dã tiến hành nghicn cứu đề tài: “ T h ự c t r ạ n g
bệnh sốt rét và công tác tô chức quản lý phòng chổng sốt rét tại2
h u y ệ n m i ề n n ú i t ỉ n h N g h ệ A n g i a i đ o ạ n 2 0 0 9 - 2 0 1 3 ” với 2 mục tiêu
sau:
MỤC TIÊU NGHIÊN cửu
/. Mô tả thực trạng bệnh sốt rét tại 2 huyện miền núi tinh Nghệ An giai đoạn
2009 - 2013.
2. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ Y tể xã, y tế thôn bản về
bệnh sốt rét và công tác quản lý, phòng chống sốt rét tại địa bàn nghiên cứu.


8

CHƯƠNG 1
TỎNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Đại cương bệnh sốt rét

1.1.1. Nguyên nhân sinh bệnh sốt rct
Bệnh sốt rét đã được loài người quan tâm và nghiên cứu từ rất lâu. Khoảng
400 năm trước công nguyên, Hipocrate (Hy Lạp) đã mô tả chi tiết các triệu chứng lâm
sàng bệnh sốt rét. Năm 1880, Lavcran (Pháp) lần đầu tiên phát hiện ký sinh trùng sốt
rét ở máu bệnh nhân Algieria. Năm 1886 Golbi (Italy) phát hiện 2 loại KSTSR ớ
người là P l a s m o d i u m v i v a x v à P l a s m o d i u m m a l a r i a e . Đen năm 18891890 Celli và Marchiafava (Italy) phát hiện ra một loài ký sinh trùng sốt rét ở người
là P l a s m o d i u m . Khoảng 3 thập kỷ sau, năm 1922 Stepphens phát hiện một loại ký
sinh tràng sốt rét là P l a s m o d i u m o v a l e [35].
Năm 1897, Ronald Ross (Anh) lần đầu tiên phát hiện ký sinh trùng sốt rét phát
triển ỡ cơ thể muồi (Anppheles. stephensi) tại Ản Độ. Các nghiên cứu về mầm bệnh
gây bệnh sốt rét và cơ chế lây truyền sốt rét tiếp tục được các nhà khoa học nghiên

cứu và chứng minh. Năm 1898, Ronald Ross thí nghiệm ký sinh trùng sốt rét ở người
và chim xác định muồi A n o p h e ỉ e s là trung gian truyền bệnh sốt rét cho người. Năm
1898 Grassi, Bignami và Bastianclli (Ý) thỉ nghiệm toàn bộ chu kỳ phát triển của ký
sinh trùng sốt rét ở muồi và người, họ đã khẳng định nghiên cứu của Ronald Ross
[49],
Với một loạt các nghicn cửu của các nhà khoa học như vậy, đến nay người ta
đã khẳng định nguyên nhân của bệnh sốt rét là do ký sinh trùng sốt rét (mầm bệnh
phát triển trong máu bệnh nhân) được muồi A n o p h e l e s (trung gian truyền bệnh) đốt
truyền từ người bệnh sang người lành (cơ thể cảm thụ). Như vậy nguyên nhân gây
bệnh sốt rét do 3 yếu tố: Ký sinh trùng sốt rct ( P l a s m o d i u m ) - . Mâm bệnh; Muôi
sôt rét A n o p h e l e s : Trung gian truyên bệnh và Cơ thế cảm thụ: Con người. Thiếu 1


9

trong 3 yếu tố trên thì không thể có quá trình sinh bệnh sốt rét. Những đặc điểm riêng
biệt của mồi yếu tố liên quan đến quá trình sinh bệnh sốt rét [3].
Mầm bệnh: Nguyên nhân gây bệnh sốt rét là do ký sinh trùng sốt rét có gàn
100 loại nhưng đến nay người ta mói biết có 4 loại KSTSR là P l a s m o d i u m
f a l c i p a r u m , p . v i v a x , P. o v a l e v à p . m a l a r i a e . Trong máu người mang
KSTSR ta thường gặp hai thể: Thể vô tính (Tư dưỡng, phân liệt) và Thể hữu tính
(Giao bào) [46],
Ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) trong cơ thể người gày bệnh sốt rét KSTSR rất
nhó và chỉ thấy được bằng kính hiển vi phóng đại 1000 lần. Chu kỳ sống cùa KSTSR
phải hoàn thành qua hai vật chủ: Giai đoạn sinh sản hữu tính ở cơ thể muỗi (vật chủ
chính); Giai đoạn sinh sản vô tính ở cơ thể người (vật chủ phụ) gây ra những hiện
tượng bệnh lý.
Đời sống của KSTSR trong cơ thể người có hạn định tuỳ theo loại ký sinh
trùng sốt rét mà chúng tồn tại trong cơ thể người từ 6 tháng đến 3 năm một sổ trường
hợp có thể tồn tại lâu hơn, trên 10 năm như (p . m a l a r i a e ) . Một người nào đó muốn

biết mình cỏ mắc bệnh sốt rét hay không, cách chẩn đoán chính xác nhất là dựa vào
kết quả xét nghiệm tìm kỷ sinh trùng sốt rét trong máu bằng kính hiển vi [4],
Trung gian truyền bệnh: Muồi A n o p h e l e s là vật chù trung gian truyền
bệnh sốt rét. Trên thế giới có khoáng 420 loài A n o p h e l e s khác nhau. Trong đó có
khoảng 70 loài được xác dịnh là vector truyền bệnh sốt rót [49]. Do các đặc điểm về
địa lý khí hậu và sinh thái của muồi mà ở mỗi vùng mỗi nước có các loại truyền bệnh
sốt rét chính khác nhau. Những yểu tố để xác định một loại muồi là vector truyền
bệnh sốt rét bao gồm: Nhiễm thoa trùng ở tuyển nước bọt;
ưa đốt người; Tần số đốt ngắn; Mật độ cao ớ mùa sốt rét. Các loại vector truyền bệnh
sốt rét ờ Việt nam gồm: Loại truyền bệnh chính (gồm 2 vector chính): A n . m i n i m u s :
Muỗi sống ở bìa rừng, trong rừng, rừng savan, bọ gậy sống ở ven suối quang, nước


1
0

chẩy chậm. A n . d i r u s : Muồi ở rừng rậm. bìa rừng, rừng thưa, bọ gậy sống ở vũng
nước đọng, dưới bóng râm trong rừng. Loại truvền bệnh phụ (gồm 2 vectorphụ ):
An.aconitus,

An.maculatus,

An.jeyporiensis

(Vùng

núi);

A n . s u n d a i c u s , A n . s u b p i c t u s (Vcn biển nước lợ).


Cơ thể cảm thụ: Nói chung tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh sốt rét nếu bị
muỗi A n o p h e l e s nhiễm KSTSR (Thố thoa trùng ớ tuyến nước bọt đốt). Ở Việt Nam
sốt rct là một bệnh xã hội có tỷ lệ mắc cao nhất so với các loại bệnh, về lứa tuổi thì ớ
vùng sốt rét lưu hành tỷ lệ nhiễm bệnh ờ trẻ em bao giờ cũng cao vỉ người lớn đã mắc
sốt rét nên có miễn dịch (Miễn dịch không bền vững) do đỏ làm giảm tỷ lộ nhiễm
bệnh, về giới tính không liên quan đến yếu tố cảm thụ sốt rét nên tỷ lộ mắc sốt rét
tương đương giữa nam và nữ.
Một số ngành nghề có liên quan đến rừng núi (Làm việc trong rừng, ngủ lại
trong rừng) thườne có tỷ lệ mắc sốt rét cao. Dân cư từ vùng thành thị, đồng bằng vào
vùng sốt rét lưu hành dễ nhiễm bệnh sốt rét và khi mắc bệnh sốt rét thì bệnh nặng vì
chưa có miến dịch sốt rét [24],
Định nghĩa ca bệnh: Đổ chẩn đoán bệnh sốt rét người ta dựa vào định
nghĩa ca bệnh bao gồm: Bệnh nhân xác định là sốt rét: Có ký sinh trùng sốt rét thế vô
tính trong máu, xét nghiệm bằng phương pháp eicm sa dươne tính , nếu không có
kính hiển vi thì dùng que thử kháng nguyên chẩn đoán nhanh dương tính [4],
Bệnh nhân nghi sốt rét (Sốt rét lâm sàng): trường hợp không được xét nghiệm
máu, hoặc xét nghiệm máu âm tính, hoặc chưa có kết quả xét nghiệm nhưng có 4 đặc
điểm sau: Hiện đang sốt (>37,5°C) hoặc có sốt trong vòng 3 ngày gần đây; Không
giải thích được nauyên nhân sốt khác; Đang ớ hoặc qua lại vùng sốt lưu hành hoặc có
tiền s ừ sốt rét thời gian gần đây ; Điều trị bằna thuốc sốt rét có đáp ứng tốt trona
vòng 3 ncày.
1.1.2. Tác hai của bênh sốt rét
••


1
1

Trên thế giới bệnh sốt rét phân bổ từ 64° vĩ độ Bắc - 32° vĩ độ Nam bệnh sốt
rét gây nhiều vụ dịch lớn giết hại nhiều người. Theo tài liệu của WHO (1991) đã cho

thấy Sau 36 năm tiến hành tiêu diệt sốt rét và phòng chống sốt rét (1954-1991) trên
toàn thế giới vẫn còn trên 2 tỷ người sống trong vùng sốt rét (Gần 50% dân số thế
giới) ờ 100 nước tử vong do sốt rét hàng năm từ 1-2 triệu người, số mắc sốt rét mới
hàng năm là 110 triệu người [24]. Trong thập kỷ qua chươna trinh tiêu diệt sốt rét và
phòng chống sốt rét tuy có mang lại một số kết quả song hơn 10 năm trở lại đây
chương trình gặp một số khó khăn nên sốt rét vấn được coi là một trong những bệnh
xã hội gây tác hại hàng đầu cho nhân loại [22],
1.1.3. Phòng chống bệnh sốt rét
Nguyên nhân sinh bệnh sốt rét là do mầm bệnh (ký sinh trùng sốt rét) gây nên
nó được muồi A n o p h e l e s truyền từ người bệnh sang người lành (con người), vì vậy
muốn phòng chống bệnh sốt rét phải diệt mầm bệnh (KSTSR), diệt trung gian truyền
bệnh và báo vệ khối cảm thụ (con người) [25].
1.1.4. Dich tê hoc bênh sôt rét


«

é

Dịch tễ học bệnh sốt rét (SR) là một phức hợp các yếu tố liên quan mắt xích:


1
2

Các yếu tố vât chù, tác nhân:
N g u ồ n b ệ n h : Là người mang kv sinh trùng sốt rét (KSTSR), có thế là bệnh
nhân hoặc người lành mang ký sinh trùng (ký sinh trùng lạnh - asymptomatic).
Tr u n g g i a n t r u y ề n b ệ n h ( v e c t o r ) : Muồi đốt người có ký sinh trùng thể giao
bào, muỗi phải sống đủ lâu đổ giao bào phát triển thành thoa trùng và phải đốt được

một hoặc nhiều người. C ơ t h ê c a m t h ụ : Người lành, chưa có miễn dịch SR hoặc
đà có miền dịch nhưng đă giảm thấp.

Các yếu tố môi trường:
N h i ệ t đ ộ : Thời gian một chu kỳ phát triển của Plasmodium trong cơ thế
người phụ thuộc vào nhiệt độ ngoài trời: > 14,5°c đối với p . v i v a x , p . m a ỉ a r i a e ,
p . o v a l e ; >16°c đối với p . f a l c i p a r u m . Nhiệt độ có liên quan đến tuổi thọ của
muồi, từ 20 đến 30°c, muồi cái có thể sống trên dưới 4 tuần kể cả khi có nhiễm ký
sinh trùng sốt rét. Muồi càng sống lâu càng thuận lợi cho chu kỳ phát triển ký sinh
trùng trong cơ thồ muồi. Điều này có lien quan đến sự phát triển của muồi theo mùa,
hay mùa truyền bệnh. Những nước ôn đới, muồi không phát triển vào những tháng
lạnh; những nước nhiệt đới, cận nhiệt đới, muồi phát triển quanh năm với đỉnh cao
vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Rất hiếm tìm thấy muỗi A n o p h e l e s ở độ cao
từ 2.000 - 2.500m. Thời gian mỗi chu kỳ tiêu sinh tuỳ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ
thuận lợi từ 20 đến 30°c [42].
Đ ộ ấ m : Ảnh hưởng đến tuổi thọ của A n o p h e l e s sống lâu khi có độ ẩm
tương đối cao (ít nhất > 60%).
L ư ợ n g m ư a v à m ù a m ư a : Ảnh hưởng đến sự phát triền của quần thể
muỗi. Khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho cả p . f a l c i p a r u m , p . m a l a r i a e v à
p . o v a l e . Vùng cận nhiệt đới thuận lợi cho p . f a l c i p a r u m v à p . v i v a x , còn vùng
ôn đới thì p . v i v a x nhiều hơn p f a l c i p a r u m , p . m a ỉ a r i a e hầu như không có.


1
3

S i n h c ả n h : Ảnh hưởng chủ yếu đến vector truyền bệnh sốt rét, tạo nên
những hình thái sốt rét khác nhau: sốt rét rừng núi, sốt rét ven biên, sốt rét cao
nguyên, sốt rét đô thị.v.v.
S i n h h ọ c : Động vật rừng, động vật nuôi, thuỷ sán, tuỳ nơi, tuỳ lúc động vật

có tác dụng là mồi thu hút muồi đốt, do vậy làm giảm tiếp xúc người - muỗi. Nhiều
loài thuỷ sản ăn bọ gậy và có thế làm phương tiện sinh học để chống muồi.
Các hoạt động của con người có tác động lớn đến tất cả các khâu lan truyền
bệnh. Các hoạt động đó có thể làm tăng nguy cơ sốt rét . Giao lưu dân cư các vùng
như di dân tự do, xây dựng đường giao thông, nhà máy thủy điện, thuỷ lợi thói quen
ngù đêm tại nương rấy không nằm màn đều cỏ khả nàng làm lan truyền bộnh sốt rét.
Tuy nhiên có những hoạt động làm giám sốt rét như khai thông mương máng,
lấp hồ ao phát quang bụi rậm , dời chuồng gia súc xa nhà ở , đô thị hóa,
nâng cao mức sống cùa dân .v.v. Kiển thức và thu nhập kinh tế của người dân có tác
động lớn đến công tác phòng chổng sốt rét.
1.1.5. Giám sát dich tễ bênh sốt rét
••

Theo dõi liên tục tất cả các yếu tố, biến cố và sự tiến triển của bệnh có liên
quan đến hiệu quá các biện pháp phòng chống từ đó xem có đạt được mục tiêu của
chương trình không. Cụ thể, giám sát dịch tễ là một hệ thống công việc cố định,
thường xuyên nhằm cung cấp các thông tin về bệnh sốt rét và các hoạt động phòng
chống; Là cơ sờ đế giải quyết vấn đề, lập kế hoạch và tổ chức các biện pháp kỹ thuật
cho chương trình PCSR. Giám sát dịch tễ học sốt rét sẽ giúp cho việc dự báo và phát
hiện sớm nguy cơ dịch và dịch sốt rét đế có biện pháp can thiệp sớm và hiệu quả [26].
• Mục đích của giám sát dịch tễ bệnh sốt rét:
-

Xác định số ca mới mắc và hiện mắc

-

Xác định mức độ nghiêm trọng của ca bệnh và tử vong



1
4

- Xác định các tác động của các ca mắc và chết (Ánh hưởng đến lao động, sản xuất
xã hội, chi phí dịch vụ y tế v..v)
-

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm tăng số ca bệnh và nguyên nhân

-

Đe xuất biện pháp can thiệp
Ngày nay, những kỹ thuật hiện đại có thế cho phép phát hiện nhanh chóng các

ổ dịch trọng điểm, cải thiện trang thiết bị đế chẩn đoán và điều trị cho các khu vực
càn thiết. Việc đẩy mạnh các hoạt động phổ biến như phân phối phòng chống vector
và thuốc men, cũng như việc triển khai các chiến dịch thay đôi hành vi, thói quen đòi
hói các mạng lưới khác nhau đê quản lý, tìm hiểu, đánh giá các dữ liệu và nhiều tố
chức cùng phối hợp hoạt động can thiệp [8j. Theo qui định về giám sát dịch tề 1997
của Bộ y tế dịch sốt rét được
xác định là ở trong vùng sốt rét lưu hành số ca mắc sốt rét trong một tháng tăng trên
trị số hàng tháng cùng k ỳ năm trước của 3 nãm liên tục + 2 độ lệch chuân của cua
một xã [26].
1.1.6. Phân vùng dịch tễ sốt rét và can thiệp
Xác định được các vùng dịch tề sốt rét theo mức độ lưu hành khác nhau và dân
số nguy cơ của từng vùng. Xây dựng chiến lược, biện pháp can thiệp phù họp làm cơ
sớ lập kế hoạch phòng chống sốt rét (phòng chống vector, điều trị và quán lý bệnh
nhân sốt rét theo từng vùng). Dựa vào địa lý, sinh cảnh muỗi và mức độ dịch, vùng
dịch tề sốt rét được phân thành 5 vùng theo tiêu chuẩn của chương trinh PCSR quốc
gia năm 2009 [18]. Cụ thể như sau:

Vùng 1: Vùng không có sốt rét lưu hành. Là những vùng đồng bàng, đồng
bằng ven biến, thị trấn, thị xã, thành phố, vùng núi cao trên lOOOm ở miền Bắc và
trên 1500m ở miền Nam.

về sinh cánh, đây là những vùng chủ yếu là ruộng trồng lúa, trồng màu, rừng
phi lao, không có khe suối, núi cao có rừng và thác, ở những vùng này không có muỗi


1
5

A n . m i n ỉ m u s , A n . d i r u s và muồi A n . s i m d a i c u s ; Không có ký sinh trùng sốt rét
nội địa (Không có lan truyền bệnh sốt rét)
Biện pháp can thiệp: Phát hiện, chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh nhân sốt rét,
đặc biệt người mang KSTSR từ nơi khác về. Quán lv dân di biến động đi và về từ
vùng sốt rét lưu hành cấp thuốc sốt rét và tẩm màn cho người đi vào vùng sốt rét.
Tăng cường truyền thông giáo dục sức khoẽ cho cộng đồng.
Vùng 2: Là vùng nguy cơ sốt rét quay trớ lại. Đây là các vùng sốt rét lưu hành
cũ, không còn ký sinh trùng nội địa trong vòng 5 năm trớ lại đây.
Biện pháp can thiệp: Tiến hành giám sát dịch tề sốt rét thường xuyên. Có biện pháp phòng
chống vector thích họp khi có ký sinh trùng sốt rét nội


địa. Phát hiện, chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh nhân sốt rét. Quản lý dân di
biến động đi và về từ vùng sốt rét lưu hành, cấp thuốc sốt rét và tẩm màn cho người đi
vào vùng sốt rét. Đặc biệt là duy trì truyền thông giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng.
Vùng 3: Vùng sốt rét lưu hành nhẹ. Là vùng có đồi thấp, nước chảy, cao
nguyên 800-1000 m (Miền Bắc), núi nhô ra biên (Miền Nam) ven biển, về canh tác
vùng này có ruộng lúa, đồng màu, vườn cây công nghiệp, cây ăn quả, trảng cỏ cây
bụi, suối to, mương, lạch nước. Bắt đầu có muồi A n . m i n i m u s , hoặc A n . d i r u s ,

A n . s u n d a i c u s . Là vùng có kv sinh trùng sốt rét nội địa. Chỉ số bệnh nhân sốt rét 15 người/1000 dân/năm.
Biện pháp can thiệp: Phát hiện chẩn đoán điều trị, quản lý bệnh nhân sốt rét,
người mang ký sinh trùng sốt rét. Vận động nhân dân nằm màn chỉ tấm màn ở các nơi
giáp với các vùng sốt rét lưu hành vừa và nặng. Việc giám sát dịch tễ sốt rét phải
được thực hiện thường xuyên. Củng cố màng lưới y tế cơ sờ, quán lý Y, dược tư nhân.
Quản lý di biến động dân di cư đi và về từ các vùng không cỏ.

Vùng 4: Vùng sốt rét lưu hành vừa. Là vùng núi đồi, nước chảy có nhiều khc
suối. Ven bien nước lợ (miền nam). Vùng rừng thưa xcn kẽ sa van, cây bụi quanh
rừng rậm, rừng cây công nghiệp. Có điều kiện phát triển sinh sàn tốt cho muỗi
A n . m i n i m u s . Từ Thanh Hoá trở vào có A n . d i m s , từ Bình Thuận trở vào có A n .
sundaicus.
Tại những vùng này có ký sinh trùng sốt rét nội địa. Chi số bệnh nhân sốt rét
là 5-10 nsười/iooo dân /năm. Tỷ lộ p , f a l c i p a r u m < 70%

Vùng 5: Vùng sốt rét lưu hành nặng, về địa lý, đây là vùng núi rừng nước chấy, rừng bằng nam
bộ. Rừng rậm, bìa rừng, rừng tái sinh, rừng cây công nghiệp (cao su, cà phê...), nhiều khe suối
vũng nước đọng. Có điều kiện


1
7

sinh sản phát triến tốt cho muồi A n . m i n i m u s trú cá trong và ngoài nhà. Từ
Thanh Hoá trở vào muồi A n . d i n t s có điều kiện phát triển mạnh. Đây là vùng có
KSTSR nội địa. Chỉ số bệnh nhân sốt rét là trên 10 người /1000 dân /năm, ( p .
f a l c i p a r u m > 70%).
Biện pháp can thiệp: Phát hiện chấn đoán điều trị, quản lý bệnh nhân sốt rét,
người mang ký sinh trùng sốt rét (ưu tiên thuốc hiệu lực cao). Vận động nhân dân
nằm màn tẩm hoá chất ở nhà và trong rừng. Ưu tiên phun vùng có điếm nóng (nguy

cơ xây dịch). Giám sát dịch tề sốt rét thường xuyên. Truyền thông giáo dục sức khoe
cho cộng đồng. Củng cố Y tế cơ sờ, điểm kính hiển vi, quản lý Y dược tư nhân. Sớm
phát hiộn và có biện pháp bảo vệ dân vùng không có sốt rét lưu hành đến. cấp thuốc
sốt rét cho nhừng đối tượng đi rừng ngủ rẫy. Phối họp đa ngành quân dân Y.
1.2.

Tình hình bệnh sốt rét trên thế giói

1.2.1. Chưong Trình tiêu diệt sốt rét trên thế giói 1955-1968
Nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật những năm 1950 con người đã hiểu biết
cơ bản về bệnh sốt rét. Nàm 1955 cuộc họp lần thứ XIV của tổ chức Y tế thế giới
(WHO) đà đề ra chương trình PCSR trôn toàn thế giới có thời hạn (10 - 12 năm) với 4
giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị (2 năm); Giai đoạn tấn công (4 năm); Giai đoạn củng
cố (3 năm) và giai đoạn bảo vệ (nhiều năm).
+ Giai đoạn chuẩn bị: Chuẩn bị cán bộ vật tư làm thí điểm (Điều tra cơ bản,
phân vùng dịch tề sốt rét, nghiên cứu muỗi truyền bệnh).
+ Giai đoạn tấn công: Tiến hành các biộn pháp diet muồi truyền bệnh bằng
cách phun hóa chất (DDT) triệt để trong cả nước, kết hợp với điều trị toàn dân trong
vùng sốt rét lưu hành nhằm đạt ty lệ KSTSR hàng năm chi còn 01 KSTSR/10.000
dân, tỷ lệ KSTSR ở trẻ em < 2 tuổi bằng 0.
+ Giai đoạn củng cố: Ngừng phun hóa chất (DDT) và điều trị rộng rãi,
thực hiện giám sát dịch tễ , quản lý thanh toán các ô bệnh còn lại trong 3 năm liền


1
8

không phát hiện được bệnh nhân sốt rét nào mắc tại địa phương thì kết thúc giai đoạn
củng cố.
+ Giai đoạn bảo vệ: Là giai đoạn cuối cùng của chương trình tiêu diệt sốt rét

chỉ cần phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh ở vùng biên giới với các nước chưa tiêu
diệt sốt rét. Triệt để quản lý nguồn bệnh sốt rét từ ngoài xâm nhập vào.
Trong 10 năm đầu (1956-1965) Chương trình này tiến hành thuận lợi, vì vậy
bệnh sốt rét đã được tiêu diệt ở các nước châu Âu, một phần châu Á của Liên Xô (cũ)
một số nước Cận Đông, Bắc Mỳ, Châu úc, một số nước của Châu Á (Nhật Bản, Triều
Tiên, Singapore).
Từ 1966 trở đi chương trình tiến chậm, có nơi sốt rét quay trở lại (Ẩn Độ,
Srilanka, Nam mỹ, Dông nam Á). Vì thế tại cuộc họp lần thứ 17 của hội đồng chuyên
viên sốt rét - WHO đã tìm ra 12 khó khăn trong việc tiến hành công trình tiêu diệt sốt
rét trong đó có 3 khó khăn về kỳ thuật, đó là: Muồi sốt rét kháng hóa chất diệt (53
loại kháng DDT); Muồi sốt rét trú ẩn ngoài nhà (Tránh DDT); Ký sinh trùng sốt rct
kháng thuốc ( P. / a l c i p a r u m kháng nhóm 4-aminoquinolcin) và 9 khó khăn về tổ
chức kinh tế xã hội.
1.2.2. Chưomg Trình phòng chống sốt rét trên thế giói từ 1969 đến nay.
Ở kỳ họp 22 WHO đã xét lại tình hình và đưa ra chiến lược mới. Một chương
trình phòng chống sốt rét không có hạn định về thời gian và mục tiêu lâu dài là tiến
tới tiêu diệt sốt rét, trên phạm vi toàn thế giới. Tùy theo từng bước đề ra chương trình
phòng chổng hay thanh toán sốt rét cho phù hợp.
Từ 1969-1979: Mỗi nước có chiến lược khác nhau, nhưng thực tế khách quan
đã chứng minh là những nước ở vùng nhiệt đới (Đông Nam Á, Châu Phi, Nam Mỹ)
việc tiêu diệt bệnh sốt rét trong thời gian có hạn định là không thè thực hiện được. Từ
1979 WHO đã chuyên sang chiên lược mới xác định 4 loại hình mục tiêu. Loại hình
mục tiêu 1: Giảm và đề phòng tử vong do sốt rét. Loại hình mục tiêu 2: Giảm và đề


1
9

phòng tử vong do sốt rét. Giảm mắc ở những tập thể bị đe dọa (Trẻ em, phụ nừ có
thai, khách du lịch ...). Loại hình mục tiêu 3: Giống như mục tiêu 2, thêm giảm mắc

sốt rét ở từng thời điểm. Loại hình mục tiêu 4: Có chương trình phòng chống sốt rét
trong cả nước với mục tiêu cuối cùng là thanh toán từng bước bệnh sốt rét.
Từ năm 1979 trở đi tình hình sốt rét trên thế giới thay đổi rất ít, khó khăn trên
vẫn còn là trở ngại lớn đối với chương trình phòng chổng sốt rét. Từ 1985, WHO đưa
ra chương trinh phòng chống sốt rét vào nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu. Trước
tình hình sốt rét trên thế giới có xu hướng tăng lên. Tại hội nghị Bộ trưởng Y tế các
nước sốt rét họp tại Amsterdam tháng 10/1992 đã khẳng định lại chiến lược phòng
chống sốt rét trên toàn cầu trước kia với mục tiêu: Giảm chết, giảm mắc và giảm thiệt
hại do sốt rét.
1.3. Tình hình sốt rét ở Viêt Nam
1.3.1. Các giai đoạn chính trong công tác PCSR
+ Giai đoạn 1958 - 1975: Do đất nước bị chia cắt nên chương trình tiêu diệt
sốl rét được tiến hành riêng biệt ở 2 Miền Nam - Bắc. Ờ Miền Bắc: 1958- 1960 là giai
đoạn chuẩn bị, 1964 là giai đoạn tấn công, từ 1965-1975: giai đoạn cuối tấn công, kết
quả là còn 5 KSTSR /vạn dân năm 1975. Ớ Miền Nam: 1958-1959 là giai đoạn chuẩn
bị, 1960-1964 tấn công, 1965-1975 bò dỡ tấn công. Kết quả: dịch sốt rét tăng cao dịch
nổ ra ờ nhiều nơi vào năm 1975.
+ Giai đoạn 1976 - 1990: Chương trình tiêu diệt sốt rét chuyển sang thanh
toán sốt rét trong phạm vi cả nước theo loại hình mục tiêu 4 cùa WHO. Trong hơn 30
năm (1958 - 1990) tiến hành chống sốt rét. Việt Nam đã đạt nhiều thành tích, song do
thiếu điều kiện để duy trì thành quà, sốt rét quay trờ lại trong phạm vi cả nước mà
đinh cao là năm 1991 cả nước có hơn 1 triệu người mắc 4.646 người chết, gây chấn
động dư luận xã hội. Từ năm 1992 Chính phủ đã quan tâm thật sự đến chương trình
phòng chống sốt rét.


2
0

+ Giai đoạn 1991 - 2000: Mục tiêu tổng quát của chương trình quốc gia

phòng chống sốt rét giai đoạn 1991-1995 là khống chế tốc độ tăng sốt rét (chết, mắc,
dịch sốt rét). Mục tiêu giai đoạn 1996-2000 là giảm tỷ lệ chết 60% giảm tỷ lệ mắc
50% so với năm 1995 không để dịch lớn xẩy ra từng bước phát triển các yếu tố bền
vững và không để sốt rét quay trớ lại.
+ Giai đoạn 2001 - 2005: Mục tiêu chung: tiếp tục đấy lùi bệnh sốt rét tập
trung vào vùng sốt rét lưu hành nặng vào các nhóm dân nguy cơ cao dân di biến động
vào các vùng sốt rét lưu hành. Phát triển các yếu tố bền vững và không đổ sốt rét
quay trở lại. Mục tiêu cụ thổ năm 2001-2005: Giảm chết sốt rét 5% so với năm 2000.
Giảm mắc sốt rét 5% so với năm 2000. Không để dịch sốt rét lớn xẩy ra.
+ Giai đoạn 2006-2015: Mục tiêu chung là: Tiếp tục đẩy lùi sốt rét và phát
triển các yếu tố bền vững trong phòng chống sốt rét. Phấn đấu đến năm 2015 bệnh sốt
rét không còn là một vấn đề sức khoe quan trọne trong cộng đồng, góp phần phát
trien kinh tế xã hội ở Việt nam.
Mục tiêu cụ thể là: Giảm tỷ lệ mắc sốt rét xuống dưới 1,0/1.000 dân năm 2010
và 0,5/1.000 dân vào năm 2015. Giảm tỷ lộ chết sốt rét xuống dưới 0,02/100.000 dân
năm 2010 và duy trì tỷ lệ chết dưới 0,02/100.000 dân đến năm 2015 và không có dịch
sốt rét lớn và vừa xấy ra.
• Thành quả:
Chương trình quốc gia phòng chống sốt rét (PCSR) của Việt Nam trong nhũng
năm qua đã thu được một số kết quả tốt trong việc làm giảm tỷ lệ chết và mắc sốt rét.
Từ năm 1991 đến năm 2002 số ca ký sinh trùng sốt rét dương tính giảm từ 1.091.201
xuồng còn 666.153. Sô chêt do sôt rét giảm từ 4.646 xuống còn 60 ca [19]. Tuy nhiên,
sốt rét vẫn còn là vấn đề lớn còn ảnh hưởng đến sức khoé của người dân sống trong
rừng và bìa rừng cũng như ở một số vùng ven biển, và ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh té của đất nước. Năm 2002, có 61 tinh thành của Việt Nam có người mắc ký sinh


2
1


trùng sốt rét, trong đó có 21 tỉnh sốt rét vẫn còn là một vấn đề quan trọng. Trong số
hơn 80 triệu người Việt Nam có khoảng 35 triệu người sống trong vùng sổt rét lưu
hành cỏ neuy cơ bị mắc sốt rét [5],
Năm 2001, có 257.793 ca sốt rét lâm sàng (5,8/1.000 dân), 91 ca chết
(0,12/100.000 dân). Năm 2002 số ca sốt rét giảm: 185.529 ca SR lâm sàng (4,2/1.000
dân) và 60 ca chết (0,06/100.000 dân). Tuy nhiên vẫn có nguy cơ xảy dịch trong
những năm qua.
Những chỉ số nàv đối với toàn quốc là thấp, tuy nhiên sốt rét ờ Việt Nam tập
trung chù yếu ở miền núi và dân tộc ít người, những cộng đồng sống ỡ vùng sâu vùng
xa, gần rừng, và ớ những nơi có dân di cư [48] [59],
Ký sinh trùng SR p . f a l c i p a r u m kháng thuốc hiện đang lan rộng ở Việt
Nam, dặc biệt ở các tỉnh Miền Trung và Miền Nam [53]. Tỷ lệ kháng Cloroquinc với
test in vivo từ 30-85%, trong khi kháng sulphadoxine- pyrimethamine từ 30-80%
bệnh nhân theo từng vùng. Kháng Mefloquine và Artesunate không nghiêm trọng
lắm, nhưng cùng phát hiện được khoáng 1 - 18% [55],
1.3.2. Thực trạng công tác PCSR hiện nav
1.3.2.1. Tình hình chung
Định hướng của Chương trình Quốc gia Phòng chống sốt rét (CTQG PCSR)
hiện nay là tập trung ưu tiên cho dân nghèo hoặc nhỏm dân di biến động. Sốt rét ở
Việt Nam gắn liền chặt chẽ với nghèo đói. Những nhóm dân tộc ít người sống trong
rừng và bìa rừng thường chịư gánh nặng nghèo đói và bệnh tật. Bởi vậy, những nỗ lực
phòng chống sốt rét tập trung cho các nhóm đối tượng này cần được cung cấp những
nhu cầu cần thiết.
Chính phú Việt Nam có chủ trương tự cung cấp nguồn lực cho công tác PCSR
vào cuối thập kỷ. Đặc biệt chú trọna việc nâng cao năng lực cho Chương trình PCSR
ỏ' tất cả các tuyến. Tiếp tục quan tâm và đầu tư cho công tác Phòng chống sốt rét ở


2
2


Việt Nam nhàm đảm báo tất cả những người nghèo sống trong vùng sốt rét lưu hành
đều có màn tránh muồi và được tiếp cận tốt các dịch vụ y tế. Nâna cao chất lượng
chấn đoán và điều trị bệnh và giảm chi phí cho các hộ nghèo, ổn định và nâng cao
mức sống cho đồng bào dân tộc ít người cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu đã
được xác định [6].
1.3.2.2. Năng lực của quốc gia trong phòng chống sốt rét
Hệ thống chuyên khoa PCSR chịu trách nhiệm về công tác PCSR trên phạm vi
toàn quốc. Tuyến trung ương có Ban chủ nhiệm Dự án Quốc gia PCSR, Viện Sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng Trung Ương chì đạo kỹ thuật trên phạm vi toàn quốc và
trực tiếp phụ trách các tỉnh phía Bắc. Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy
Nhơn phụ trách các tinh miền Trung và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng thành
phố IIỒ Chí Minh phụ trách các tỉnh Nam Bộ - Lâm Đồng. Tuyến tỉnh các Trung tâm
PCSR tinh (hoặc Trung tâm Y tế dự phòng). Tuyến huyện có Trung tâm y tế huyện
phân công cán bộ chuyên trách công tác PCSR, có các điểm kính hiển vi xã, liên xã.
Tuyến xã có cán bộ Y tế xã theo dõi công tác PCSR và có điểm kính hiển vi xã. Thôn
bàn có nhân viên y tế thôn. Hầu hết các thôn đều có nhân viên y tể thôn bản nhưng
còn thiếu ờ vùng sâu vùng xa. vùng biên giới [35].
Từ năm 2001, 2002 tổng ngân sách chi cho PCSR hàng năm khoảng 12,9 triệu
USD trona đó 45% (5,83 triệu USD) từ ngân sách nhà nước chi mua thuốc SR, màn,
bình phun, hoá chất, kính hiến vi, lam kính, tiêm chích máu và các hoá chất xét
nghiệm chẩn đoán, sổ còn lại chi cho các hoạt động giáo dục truyền thông, đào tạo lại
về PCSR, công phun tẩm, điều tra giám sát và các hoạt động thực địa khác. Hàng năm
Dự án PCSR đã bào vệ 12 triệu người ở vùng SR lưu hành bàng hoá chất diệt muồi
(9,5 triệu người được bảo vệ bằng tẩm màn, 2,5 triệu người được báo vệ bằng phun
tồn lưu), số lượng thuốc SR sử dụng trong điều trị bệnh nhân SR và cấp/uổng thuốc
dự phòng khoáng 2,5 triệu liều thuốc SR các loại.


2
3


Kinh phí PCSR do Chính phủ Việt Nam cấp, người dân không phải trả tiền cho
việc khám, chẩn đoán bệnh và thuốc SR cũng như cấp màn và hoá chất phun tẩm. Tuy
nhiên ngân sách Nhà nước dành cho PCSR còn hết sức hạn hẹp, trong đó một số phần
không nhỏ dành cho mua vật tư, trang thiết bị, màn và hoá chất. Kinh phí dành cho
hoạt động giám sát, đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác PCSR, nâng cao
chất lượng quản lý và hướng dần nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách còn hạn chế.

về hệ thống quản lý đổi với nguồn ngân sách Nhà nước cho CTQG PCSR: sau
khi kế hoạch PCSR hàng năm được nhà nước phê duyệt, Bộ Tài chính trực tiếp
chuyến kinh phí cho Sớ Tài Chính tinh. Sở Tài Chính tỉnh căn cứ vào kế hoạch của
tỉnh đã được duyệt chuyến kinh phí cho Trung tâm PCSR tinh và phòng tài chính các
huyện trong tỉnh. Phòng tài chính sẽ chi kinh phí cho Trung tâm Y tế xã hoạt động
theo kế hoạch đã được phê duyệt. Tại Trung tâm PCSR tình và Trung tâm Y tế huyện
đều có một đơn vị tài chính kế toán để giúp giám đốc quán lý chi tiêu và quyết toán
kinh phí được phân bổ.
Việc quán lý và phân phối vật tư trang thiết bị PCSR: Sau khi kế hoạch mua
sắm vật tư trang thiết bị PCSR hàng năm được phê duyệt, Viện sốt rét - Ký sinh trùng
- Công trùng trung ương tố chức mua sắm theo quy chế hiện hành cùa Việt Nam (Đấu
thầu cạnh tranh rộng rãi trong nước) và phân phối các Trung tâm PCSR tỉnh căn cứ
vào kế hoạch phân phối cho các Trung tâm Y tế huyện. Trung tâm Y tế huyện phân
phối cho các xã và các hoạt động do Trung tâm Y tế huyện trực tiếp triển khai. Một
phần kinh phí khác được Bộ Tài Chính và CTỌG PCSR uỷ quyền cho địa phương tự
mua như thuốc sốt rét thông thường, chi cho hoạt động giáo dục truyền thông, đào
tạo, giám sát, hồ trợ phun tẩm, vận chuyển... Theo dõi giám sát việc quản lý và sử
dụng vật tư trang thiết bị PCSR được thực hiện bởi Trung tâm Y tế huyện, Trung tâm
PCSR tinh, Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung Ương và các Viện Sốt rét KST - CT khu vực. Vai trò của y dược tư nhân trong PCSR: Hiện nay hộ thống Y
dược tư nhân ngày càng phát triển rộng khắp trên phạm vi toàn quốc. Riêng trong lĩnh



2
4

vực sốt rét, y dược tư nhân phát triển mạnh và tham gia chấn doán điều trị bệnh nhân
SR (Bệnh nhân phái trả tiền) tại các vùng SR nặng như Miền Trung - Tây Nguycn,
Đông Nam Bộ. Qua điều tra nghiên cứu Y dược tư nhân tham gia PCSR năm 1998 ớ
3 tinh Sông Bé, Gia Lai và Sơn La cho thấy Y dược tư nhân là cơ sờ y tế gần dân nhất
(95% - 97% có bán thuốc SR) nhưng còn chẩn đoán sai (5% - 17%), điều trị SR
không đủ liều so với phác đồ quy định (9%). Do vậy Chương trình Quốc gia Phòng
chống sốt rét cần đào tạo cập nhật cho họ về chẩn đoán điều trị theo phác đồ mới nhất
của Bộ y tế ban hành và các biện pháp PC'SR để họ có thể khám và điều trị SR có
hiệu quả hơn, đồng thời tham gia vận động nhân dân thực hiện các biện pháp PCSR ở
cộng đồng.
1.3.2.3. Những khó khăn và tồn tại đối vói chuông trình PCSR:
Dân sống trong vùng sốt rét rất lớn (35 triệu người) chiếm gần 40% dân số
toàn quốc trong khi đó độ bao phũ còn hạn chế (Phòng chống muỗi đốt cho 12 triệu
người), và chất lượng các biện pháp PCSR chưa đảm bào như mong muốn.
Hoạt động cùa màng lưới y tê cơ sở còn yêu , thiêu đặc biệt là nhân viên y tế
thôn bán do chất lượng thấp, ở nhiều tĩnh trọng điểm sốt rét nhân viên y tế thôn bán
còn quá móng, phổ biến ở khu vực miền núi và Tây Nguyên [38].
Mạng lưới y tế chuyên khoa sốt rét ở các cấp tuy đà có nhiều cố gắng nhưng
còn một số hạn chế về kiến thức chuyên khoa sâu và kỹ thuật phòng chống. Công tác
giáo dục truyền thông PCSR tuy có nhiều tiến bộ nhưng chưa đi vào chiều sâu và
thực hiện thường xuyên cho đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa. Hiện nay kinh phi
truyền thông không chuyển về chương trình mục tiêu PCSR mà chuyển về Trung tâm
truyền thông giáo dục sức khoe của tinh nên rất hạn chế trong truyền thông nâng cao
nhận thức về PCSl trong nhân dân [44],


2

5

Di biến động dân lớn , dân cỏ thói quen ngủ lại trong rừng , nương rẫy hoặc di
dân tự do hay có tổ chức vào vùng sốt rét lưu hành đế kiếm sống như đi Miền TrungTây Nguyên, đi Lào, các nước Châu Phi.v.v. [ 16],[ 17].
Kinh tế, tập quán, nhận thức, hành vi PCSR của nhân dân còn thấp [33].
Nguồn lực PCSR không ổn định, các Dự án hợp tác quốc tế đã két thúc từ năm 2002.
Những nhu cầu thiết yếu nhu' phương tiện đi lại (ô tô, xe máy, xe dạp ...), trang thiết
bị y tế cho giám sát dịch tễ, giám sát côn trùng, phòng chổng dịch còn thiếu nhiều.
Chế độ chính sách cho cán bộ làm công tác PCSR chưa tương xứng với thực tế.
Chính quyền Y tế địa phương một số nơi còn chủ quan [5].
1.4.

Tình hình sốt rét tại Nghệ An
Nghệ An là tỉnh trọng điếm sốt rét cùa Miền Bắc trước kia và cả nước hiện

nay. Dân số đông (hơn 3 triệu người), 12 dân tộc khác nhau về phòng tục tập quán,
nhất là dân tộc thiểu số vùng sâu , vùng xa. Dân số nằm trong vùng sốt rét 1,4 triệu
người trong dó có gần 800 ngàn dân số nằm trong vùng sốt rét vừa và nặng theo phân
vùng dịch tc can thiệp hiện nay [35], Nghệ An CÓ419 km
đường biên giáp với nước bạn Lào . Tuvến biên giới này hơ nên bà con 2 bên giao
lưu thường xuyên trong khi Lào chưa có biện pháp PCSR tốt như Việt Nam nên khả
năng lan truyền sốt rét từ Lào sang Việt Nam là nguy cơ cao
Bệnh sốt rét ở Nghệ An cũng thăng trầm qua nhiều giai đọan: Cã tỉnh tham
gia "Tiêu diệt sốt rét" giành thắng lợi trọn vẹn và mừng thành công năm 1964. Hơn
10 năm sau sốt rét tăng dần theo nhịp độ chung của cả nước, nhất là vùng rừng núi,
diễn biến phức tạp sau năm 1975. Đen năm 1980 và nhiều năm liền tiếp theo, bệnh
sốt rét diễn biến càng phức tạp và thực sự quay trở lại trong khi định hướng chiến
lược chưa kịp thay đổi. Dịch sốt rét liên tiếp xẩy ra vào những năm 1983, 1987 và
đỉnh cao là năm 1991, đà xẩy ra 68 vụ dịch, có trên 108 ngàn người mắc, gần 8000
KSTSR và 824 người chết, gây ra hậu quả nghiêm trọng, một gánh nặng cho đời



×