Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận kết thúc lớp bồi dưỡng ngạch kiểm lâm viên chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.6 KB, 16 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghệ An là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp
lớn nhất cả nước. Toàn tỉnh có 1.160.242,4 ha đất lâm nghiệp (Chiếm 70,72%
tổng diện tích tự nhiên), trong đó diện tích rừng tự nhiên 737.762,72 ha
(Chiếm 63,27% diện tích đất lâm nghiệp); diện tích rừng trồng 166.880,17 ha
(chiếm 14,31% diện tích đất lâm nghiêp).
Trong số 166.880,17 ha rừng trồng có 21.585,15 ha rừng trồng thông
(thuần loài 17.775,26 ha; hỗn giao 3.809,89 ha). Những diện tích rừng
trồng thông này phần lớn được trồng từ các chương trình dự án: Dự án
trồng rừng PAM 2780, Chương trình 327, dự án trồng rừng Pam 4304, dự
án trồng rừng Việt Đức (KFW4)...
Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chiến lược phát triển lâm
nghiệp của ngành. Chuyển từ lâm nghiệp truyền thống (Lâm trường Quốc
doanh) sang lâm nghiệp xã hội. Hệ thống các lâm trường đã chuyển đổi sang
nhiều hình thức khác nhau, chuyển sang Ban quản lý rừng đặc dụng; Ban
quản lý rừng phòng hộ, Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp...Lực
lượng lao động tại các đơn vị sau chuyển đổi không còn nhiều như trước đây.
Các đơn vị đã giao khoán cho nhiều thành phần kinh tế khác nhau như: Các
hộ là công nhân viên, các nhóm hộ dân, hộ gia đình, doanh nghiệp tư
nhân...gần các khu rừng và có đủ điều kiện để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ,
xây dựng và khai thác sử dụng rừng trồng thông.
Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ trong hợp đồng giao khoán có
nhiều nhóm hộ, hộ gia đình, cá nhân không thực hiện đúng quy trình khai thác
sử dụng bền vững rừng trồng thông. Đặc biệt trên số diện tích do UBND các
xã quản lý. Dẫn đến tình trạng nhiều diện tích rừng trồng thông bị khai thác
sai quy trình, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rừng thông.
Ngoài ra mâu thuẫn từ lợi ích kinh tế do giao khoán chưa phù hợp, gắn lợi ích
người dân gần rừng, sống trong rừng với công tác xây dựng và bảo vệ đã dẫn
đến hiện tượng đốt, phá rừng liên tục xẩy ra.
1



Từ tình huống nảy sinh như trên,vận dụng những kiến thức cơ bản về
quản lý hành chính nhà nước, tiểu luận của tôi sẽ tiến hành xác định mục tiêu
xử lý tình huống, phân tích nguyên nhân và hậu quả của việc khai thác nhựa
thông sai quy trình. Trên cơ sở đó tìm phương án giải quyết, đồng thời rút ra
những bài học kinh nghiệm trong quản lý hành chính nhà nước nhằm thực
hiện tốt mục tiêu quản lý rừng bền vững. Vì vậy tôi chọn chuyên đề: “Xử lý vi
phạm trong quá trình thực hiện khai thác nhựa thông tại Công ty TNHH Một
thành viên Lâm nghiệp ĐL, huyện ĐL”.
Tình huống sử dụng trong tiểu luận này xuất phát từ một câu chuyện có
thật. Song để vấn đề thêm hấp dẫn (phục vụ mục đích chính là làm quen với
việc xử lý tình huống trong quản lý hành chính nhà nước) nên một số chi tiết
đã được sửa đổi hoặc tô vẽ thêm, với lời kể có phần cường điệu. Vì vậy, nội
dung tiểu luận này có thể xem là một tình huống giả định, không phản ánh
thực trạng hay nhằm đánh giá năng lực, trách nhiệm quản lý nhà nước của bất
kỳ tổ chức hay cá nhân nào.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Mô tả tình huống
1. Khái quát tình hình cơ bản
1.1. Vị trí, diện tích
- Vị trí: Diện tích rừng thông đưa vào thiết kế khai thác nhựa nằm ở 5
tiểu khu, bao gồm 954E, 955B, 955C, 955D, 957C thuộc địa bàn 4 xã Huyện ĐL, thuộc rừng và đất Lâm nghiệp đã được nhà nước giao cho Công ty
TNHH Một thành viên Lâm nghiệp ĐL quản lý, sử dụng.
- Diện tích: Tổng diện tích đưa vào thiết kế khai thác nhựa thông năm
2016 là 409,8ha, trong đó rừng phòng hộ: 91,9ha, rừng sản xuất: 318,1ha.
1.2. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình, đất đai: Rừng thông nhựa do Công ty TNHH Một thành viên
Lâm nghiệp ĐL quản lý được trồng trên những dạng lập địa khô, nghèo kiệt,
2



độ dốc bình quân 25 - 350, tỷ lệ đá nổi 20 - 25%, tỷ lệ đá lẫn 25 -30%, đất
Feralít đỏ vàng được hình thành trên đá thạch sét và đá sa thạch, độ dày tầng
đất từ 0,5 -1,5m.
Độ cao tuyệt đối
Độ cao tương đối

200 - 400m
50 - 200m

Hướng phơi đại địa hình là Tây Nam - Đông Bắc
- Khí hậu, thủy văn
Theo kết quả nghiên cứu của Đài khí tượng thuỷ văn Bắc trung bộ thì
khu vực rừng thông đưa vào thiết kế khai thác nhựa nằm trong vùng nhiệt đới
gió mùa, chịu ảnh hưởng của 2 luồng gió chính, gió mùa Đông Bắc thổi từ
tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió Tây Nam xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 9.
Số ngày mưa bình quân trong năm 80 - 120 ngày
Lượng mưa bình quân năm 1.978mm
Độ ẩm không khí bình quân 86%
Nhiệt độ bình quân trong năm 240 C
Trong vùng có nhiều hồ đập, Khe suối phục vụ tưới tiêu cho sản xuất
Nông - Lâm nghiệp và tham gia vào đại tuần hoàn khí hậu.
2. Tình huống xảy ra: Thực hiện Quyết định số 277/QĐ-KL ngày
02/4/2016 của Chi cục Kiểm lâm Nghệ An về việc thành lập đoàn kiểm tra
quy trình khai thác nhựa thông năm 2016 tại Công ty TNHH Một thành viên
Lâm nghiệp ĐL.
Ngày 03/4/2016 đoàn đã tiến hành kiểm tra quy trình khai thác nhựa
thông tại lô a, khoảnh 2, tiểu khu 957C, diện tích khai thác nhựa thông 2,5 ha;
Chủ hộ nhận khoán khai thác nhựa thông ông: Nguyễn Văn A;
Chủ rừng: Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp ĐL.

Kết quả kiểm tra:
- Đối tượng rừng khai thác nhựa thông: Rừng trồng cây thông cấp tuổi
V thuộc quy hoạch đất rừng sản xuất.
- Về công tác PCCCR: Thực hiện nghiêm túc công tác PCCCR;
- Về kỹ thuật khai thác: Đạt yêu cầu theo qui định;
3


- Về số cây khai thác: 1.677 cây/ 1.600 cây được cấp phép khai thác.
+ Số cây khai thác nhựa thông đúng quy trình: 1.200 cây;
+ Số cây vi phạm qui định trong khai thác nhựa thông: 227 cây;
Trong đó:
Số cây khai thác vi phạm về quy trình (mở sai mặt đẽo):150 cây;
Số cây khai thác trái phép (không có số bài cây):77 cây.
Kết luận: Chủ hộ nhận khoán khai thác nhựa thông ông: Nguyễn Văn A đã
vi phạm quy trình khai thác nhựa thông được qui định tại điều 7, điều 8 và điều 11
của Quyết định số 2531/NN-KHCN/QĐ ngày 4/10/1997 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về việc ban hành Quy trình kỹ thuật khai thác nhựa cây thông 2 lá.
II. Mục tiêu xử lý tình huống
1. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ và phát triển rừng đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12
năm 2004;
- Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng
và quản lý lâm sản;
- Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản
ngoài gỗ;
- Quyết định số 2531/NN-KHCN/QĐ ngày 4/10/1997 của Bộ Nông

nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy trình kỹ thuật khai thác nhựa cây
thông 2 lá.
- Hướng dẫn số 621/HD/NN-LN ngày 18/4/2007 của Sở Nông nghiệp
và PTNT về việc hướng dẫn tạm thời thiết kế khai thác nhựa thông;
- Biên bản kiểm tra ngày 03/4/2016 của Chi cục Kiểm lâm Nghệ An với
Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp ĐL và ông: Nguyễn Văn A, về
việc kiểm tra thực hiện kiểm tra quy trình khai thác nhựa thông.
2. Mục tiêu
4


Với tình huống trên mục tiêu đặt ra là làm sao để các hộ dân khai thác
thực hiện đúng quy trình khai thác sử dụng và phát triển rừng bền vững, vừa
đảm bảo được lợi ích về kinh tế của người dân, vừa đảm bảo tính nghiêm
minh của pháp luật.
III. Phân tích nguyên nhân, hậu quả của tình huống
Ngày 7/01/2016 Sở nông nghiệp và PTNT Nghệ An có quyết định số
267/QĐ-SNN về việc Phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác nhựa thông năm
2016 cho Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp ĐL.
Quyết định qui định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm:
- Các tổ chức:
+ Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp ĐL: Chỉ đạo, giám sát
thực hiện khai thác nhựa thông.
+ Hạt kiểm lâm sở tại: Kiểm tra, xử lý các hành vi, vi phạm trong quá
trình tổ chức thực hiện khai thác nhựa thông.
- Hộ nhận khoán khai thác: Thực hiện khai thác nhựa thông đúng nội dung
hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt và đảm bảo quy trình, quy phạm hiện hành.
1. Nguyên nhân khách quan
Qua nghiên cứu tình huống thấy rằng trong số cây thông khai thác nhựa sai
qui định có đến 150 cây/227 cây vi phạm qui định mở máng đẽo (chiếm 66%).

Nguyên nhân dẫn đến vi phạm này một phần do công tác thiết kế khai
thác của Tư vấn thiết kế (không đánh dấu mặt bài cây khai thác) cũng như công
tác giám sát, kiểm tra của Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp ĐL và
Hạt kiểm lâm sở tại, đây là những thiết sót trong công tác quản lý và điều hành
sản xuất.
Công tác tập huấn kỹ thuật khai thác nhựa thông cho các hộ dân chưa
được coi trọng, dẫn đến nhận thức của người dân không hiểu được ảnh hưởng
của hành vi khai thác sai quy trình sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển, sinh
trưởng bền vững của cây thông cũng như làm giảm sản lượng về lâu dài cho
nhựa của cây thông.

5


Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong trong lĩnh vực
về bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều hạn chế.
2. Nguyên nhân chủ quan
Khi nhận khoán khai thác nhựa thông các hộ nhận khoán đã được bên
giao khoán ký kết hợp đồng khai thác, bàn giao hồ sơ thiết kế khai thác. Tuy
nhiên trong quá trình thực hiện khai thác do chạy theo lợi nhuận, sản lượng mà
các hộ nhận khoán đã vi phạm quy trình khai thác cụ thể hộ ông: Nguyễn Văn A
đã khai thác sai quy trình trên 227 cây thông, trong đó có 77 cây không được
phép khai thác nhựa đây là hành vị cố ý và đã vi phạm pháp luật về bảo vệ và
phát triển rừng.
3. Hậu quả
- Về kinh tế: Hành vi, vi phạm của ông: Nguyễn Văn A xét về giá trị
kinh tế là không lớn (Tính đến thời điểm phát hiện số lượng nhựa thông thu
được từ khai thác trái phép là 151kg theo giá thị trường hiện tại khoảng
2.951.000 đồng). Tuy nhiên nó lại gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh
trưởng, phát triển của cây thông dẫn đến làm giảm khả năng chịu chống gió

bão của cây, giảm khả năng phòng hộ của rừng và ảnh hưởng đến mục tiêu
quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững của nhà nước.
- Về xã hội: Tạo nên sự bất bình đẳng đối với các hộ khai thác thực hiện
nghiêm túc quy trình khai thác.Vì vậy nếu không phát hiện xử lý nghiêm rất có
thể sẽ tạo hiệu ứng dây chuyền lên các hộ khai thác khác, gia tăng tình trạng vi
phạm trong lĩnh vực khai thác lâm sản, làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng.
Tuy nhiên phải khẳng định việc xử lý phải hợp tình, hợp lý để tạo cơ hội
cho các hộ vi phạm nhận ra được hành vi của mình là vi phạm pháp luật, cũng
như lập lại sự công bằng cho các hộ khai thác khác, để người dân an tâm sản
xuất và chính họ là những người bảo vệ rừng hiệu quả nhất. Khi đó các quyết
định quản lý hành chính nhà nước tại địa phương mới phát huy hiệu quả.

6


IV. Phương án giải quyết tình huống
1. Mục tiêu của phương án
Nhằm tuyên truyền, phổ biến đến những người dân tham gia thực hiện
khai thác lâm sản theo hướng sử dụng và phát triển rừng bền vững, Luật bảo
vệ và phát triển rừng.
Tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vự khai thác lâm
sản. Phát huy vai trò hoạt động của cán bộ địa phương cơ sở và cán bộ Kiểm
lâm trong công tác chỉ đạo, giám sát, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong quá
trình tổ chức thực hiện khai thác lâm sản.
2. Các phương án giải quyết tình huống
Từ tình huống xẩy ra như trên sau khi họp đánh giá kết quả kiểm tra
tình hình thực hiện quy trình khai thác nhựa thông tại Công ty TNHH Một
thành viên Lâm nghiệp ĐL. Đoàn kiểm tra và các thành viên liên quan đã
phân tích hành vi, vi phạm trong quá trinh khai thác nhựa của ông: Nguyễn
Văn A qua 2 hành vi vi phạm.

- Hành vi vi phạm thứ nhất: Vi phạm về thực hiện quy trình khai thác tại
150 cây khi tự ý chuyển máng mới khi máng khai thác cụ chưa khai thác xong.
Yếu tố chủ quan của hành vi vi phạm này là do hộ khai thác chạy theo
lợi ích kinh tế vì khi chiều dài của máng khai thác cao lên thì công tác tác
nghiệp khai thác nhựa gặp nhiều khó khăn dẫn đến chi phí cho sản phẩm tăng.
Yếu tố khách quan của hành vi vi phạm này một phần do công tác tư
vấn thiết kế khai thác không đánh dấu mặt khai thác, công tác tuyên truyền,
quản lý, giám sát của chủ rừng chưa tốt, đã tác động đến ý thức chấp hành
quy trình khai thác của người khai thác khi áp lực về sản lượng và chi phí
ngày càng cao dẫn đến hành vi vi phạm này. Vì vậy đây là tình tiết có thể xem
xét giảm nhẹ khi xử lý vi phạm cho ông Nguyễn Văn A.
- Hành vi vi phạm thứ hai: Vi phạm về khai thác trái phép tại 77 cây
không có dấu bài cây khai thác, đây là hành vi cố ý đã vi phạm Luật bảo vệ và
phát triển rừng.
Từ những phân tích trên đoàn đưa ra các phương án xử lý như sau:
7


Phương án 1:
Căn cứ khoản 1, Điều 12. Luật bảo vệ và phát triển rừng đã được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông
qua ngày 03 tháng 12 năm 2004 qui định: Những hành vi bị nghiêm cấm “
khai thác rừng trái phép”;
Căn cứ khoản 4. Đối với thực vật rừng, dẫn xuất, bộ phận của chúng;
than hầm, than hoa, Điều 12. Vi phạm các quy định về khai thác rừng trái
phép, của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của
Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản;
Căn cứ điều 7, điều 8 và điều 11 của Quyết định số 2531/NN-KHCN/QĐ
ngày 4/10/1997 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy trình kỹ

thuật khai thác nhựa cây thông 2 lá;
Căn cứ Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và
lâm sản ngoài gỗ;
Căn cứ Hướng dẫn số 621/HD/NN-LN ngày 18/4/2007 của Sở Nông
nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn tạm thời thiết kế khai thác nhựa thông;
Căn cứ biên bản kiểm tra ngày 03/4/2016 của Chi cục Kiểm lâm Nghệ An
với Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp ĐL và ông: Nguyễn Văn A,
về việc kiểm tra thực hiện kiểm tra quy trình khai thác nhựa thông.
Xét hành vi vi phạm của ông: Nguyễn Văn A đã làm ảnh hưởng đến
quá trình sinh trưởng và phát triển của cây thông, vi phạm quy trình khai thác
nhựa thông và các qui định về khai thác lâm sản.
Nội dung xử lý hành vi vi phạm của ông Nguyễn Văn A như sau:
- Hình thức phạt chính: Phạt ông Nguyễn Văn A số tiền là: 1.500.000
đồng (Áp dụng theo mục a, khoản 4, điều 12, Nghị định số 157/2013/NĐ-CP).
- Hình thức phạt bố sung: Đình chỉ hoạt động khai thác nhựa thông đối
với ông Nguyễn Văn A (Áp dụng theo mục d, khoản 4, điều 26, Nghị định số
157/2013/NĐ-CP).
8


- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc ông Nguyễn Văn A phải nộp lại
số nhựa thông khai thác trái phép là 151kg, tính theo giá trị hiện tại tương
đương 2.951.000 đồng (Áp dụng theo Điểm i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi
phạm hành chính).
- Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
+ Chi cục Kiểm lâm Nghệ An: Quyết định tước quyền giấy phép khai
thác nhựa thông đối với ông Nguyễn Văn A; (Áp dụng theo Điểm d, Khoản 4,
Điều 26 Nghị định số 157/2013/NĐ-CP);
+ Hạt Kiểm lâm ĐL: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với

ông Nguyễn Văn A (Áp dụng theo Điểm b, Khoản 3, Điều 26 Nghị định số
157/2013/NĐ-CP);
+ Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp ĐL, Hạt Kiểm lâm ĐL:
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện xử phạt vi phạm hành chính và đình chỉ hoạt
động khai thác nhựa thông của ông Nguyễn Văn A;
+ Hộ khai thác ông Nguyễn Văn A: Nộp tiền phạt vi phạm tại Kho bạc
Nhà nước huyện ĐL; Dừng hoạt động khai thác nhựa thông.
- Đánh giá:
+ Ưu điểm: Thực hiện đúng, xử lý các hành vi vi phạm nghiêm minh
theo Pháp luật Nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản
lý và bảo vệ rừng, Quy trình kỹ thuật khai thác nhựa cây thông 2 lá. Áp dụng
đúng chế tài khung xử phạt.
+ Nhược điểm: Chưa xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với người dân nhận
khoán khai thác nhựa (nguyên nhân khách quan tạo nên hành vi vi phạm đã
phân tích).
Chưa xem xét đến thời điểm xử lý hiện tại là thời gian bước vào mùa
nắng nóng, công tác PCCCR đang vào thời điểm phức tạp nhất của năm, vì
vậy khi ban hành quyết định đình chỉ khai thác nhựa của ông: Nguyễn Văn A
sẽ làm ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR, lợi ích kinh tế
của hộ dân khai thác, tâm lý của người dân khi tham gia hoạt động sản xuất
lâm nghiệp và chính sách xã hội hóa nghành sản xuất lâm nghiệp mà Đảng và
Nhà nước đề ra.
Phương án 2: (Khác phương án 1 ở hình thức phạt bố sung, thi hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính)
9


- Hình thức phạt bố sung: Đình chỉ tạm thời hoạt động khai thác nhựa
thông tại lô a, khoảnh 2, tiểu khu 957C, diện tích khai thác nhựa thông 2,5 ha
(Riêng 77 cây khai thác trái phép thì đình chỉ ngay hoạt động khai thác nhựa).

- Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
+ Chi cục Kiểm lâm Nghệ An: Quyết định đình chỉ tạm thời hoạt động
khai thác nhựa thông đối với ông Nguyễn Văn A;
+ Hạt kiểm lâm ĐL: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với
ông Nguyễn Văn A;
+ Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp ĐL, Hạt Kiểm lâm ĐL:
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện xử phạt vi phạm hành chính và đình chỉ tạm
thời hoạt động khai thác nhựa thông của ông Nguyễn Văn A;
+ Hộ khai thác ông Nguyễn Văn A: Nộp tiền phạt vi phạm tại Kho bạc
Nhà nước huyện ĐL; Tạm thời dừng hoạt động khai thác nhựa thông, thực
hiện tháo dỡ ơ, máng khai thác của 77 cây khai thác trái phép và 150 cây khai
thác sai quy trình khai thác;
- Đánh giá:
+ Ưu điểm: Thực hiện đúng, xử lý các hành vi vi phạm nghiêm minh
theo Pháp luật Nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản
lý và bảo vệ rừng.
Áp dụng đúng chế tài khung xử phạt, có xem xét đến tình tiết giảm nhẹ
đối với người dân nhận khoán khai thác nhựa.
+ Nhược điểm: Chưa xử lý triệt để hành vi, vi phạm việc thực hiện quy
trình kỹ thuật khai thác nhựa cây thông 2 lá, dẫn đến việc có thể tạo tiền lệ xấu
cho các hộ dân khai thác nhựa tự ý chuyển máng khai thác khi chưa khai thác
hết chiều cao mặt đẽo theo qui định.
Phương án 3: : (Khác phương án 1 ở hình thức phạt bố sung, thi hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính)
- Hình thức phạt bố sung: Đình chỉ tạm thời hoạt động khai thác nhựa
thông tại lô a, khoảnh 2, tiểu khu 957C, diện tích khai thác nhựa thông 2,5 ha
(đình chỉ hoạt động khai thác nhựa trên 227 cây vi phạm).
- Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

10



+ Chi cục Kiểm lâm Nghệ An: Quyết định đình chỉ tạm thời hoạt động
khai thác nhựa thông đối với ông Nguyễn Văn A (Riêng 227 cây khai thác trái
phép thì đình chỉ ngay hoạt động khai thác nhựa);
+ Hạt kiểm lâm ĐL: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
+ Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp ĐL, Hạt Kiểm lâm ĐL:
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện xử phạt vi phạm hành chính và đình chỉ tạm
thời hoạt động khai thác nhựa thông của ông Nguyễn Văn A;
+ Hộ khai thác ông Nguyễn Văn A: Nộp tiền phạt vi phạm tại Kho bạc
Nhà nước huyện ĐL; Tạm thời dừng hoạt động khai thác nhựa thông, thực
hiện tháo dỡ ơ, máng khai thác của 77 cây khai thác trái phép và 150 cây khai
thác sai quy trình khai thác;
Ưu điểm: Thực hiện đúng, xử lý các hành vi, vi phạm nghiêm minh
theo Pháp luật Nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản
lý và bảo vệ rừng, Quy trình kỹ thuật khai thác nhựa cây thông 2 lá.
Áp dụng đúng chế tài khung xử phạt, có xem xét đến tình tiết giảm nhẹ
đối với người dân nhận khoán khai thác nhựa.
3. Lựa chọn phương án
Qua 3 phương án được nêu trên trong tiểu luận này để xử lý hành vi vi
phạm của ông: Nguyễn Văn A khi thực hiện khai thác nhựa thông được Công
ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp ĐL giao khoán. Thì phương án 3 giải
quyết tình huống vừa tôn trọng pháp luật, vừa vận dụng tình hình thực tế của
công tác PCCCR ở địa phương tại thời điểm hiện tại và xem xét giải quyết
đúng mức, đúng hoàn cảnh của người vi phạm.
Vì vậy lựa chọn phương án 3 là phương án phù hợp và tối ưu nhất.
V. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện phương án
A. Kế hoạch thực hiện
1. Ngày 03/4/2016 Chi cục Kiểm lâm Nghệ An: Quyết định đình chỉ
tạm thời hoạt động khai thác nhựa thông đối với ông Nguyễn Văn A (Riêng

227 cây khai thác trái phép thì đình chỉ ngay hoạt động khai thác nhựa);
2. Ngày 03/4/2016 Hạt Kiểm lâm Huyện ĐL: Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính đối với ông Nguyễn Văn A;
11


3.Từ ngày 03/4/2016 đến ngày 10/4/2016 ông Nguyễn Văn A phải tiến
hành nộp phạt tiền tại Kho bạc Nhà nước huyện ĐL; Đồng thời dừng khai
thác nhựa thông tại lô a, khoảnh 2, tiểu khu 957C, tiến hành việc tháo dỡ ơ,
máng khai thác nhựa tại các cây khai thác vi phạm quy trình;
4. Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp ĐL, Hạt Kiểm lâm ĐL:
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện xử phạt vi phạm hành chính, thực
hiện việc đình chỉ tạm thời hoạt động khai thác nhựa thông và quá trình thực
hiện việc tháo dỡ ơ, máng tại 277 cây vi phạm của ông Nguyễn Văn A.
B. Tổ chức thực hiện, phân công trách nhiệm
- Chi cục Kiểm lâm Nghệ An: Công bố Quyết định đình chỉ tạm thời
hoạt động khai thác nhựa thông đối với ông Nguyễn Văn A;
- Hạt Kiểm lâm Huyện ĐL: Công bố Quyết định xử phạt vi phạm hành
chính đối với ông Nguyễn Văn A.
- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp ĐL và Hạt Kiểm lâm Huyện ĐL:
Kiểm tra, giám sát việc thực thi Quyết định xử phạt vi phạm hành
chính, Quyết định đình chỉ tạm thời công tác khai thác nhựa thông đối với
ông Nguyễn Văn A.
- Ông Nguyễn Văn A có trách nhiệm thực hiện quyết định xử phạt vi
phạm hành chính, Quyết định đình chỉ tạm thời công tác khai thác nhựa
thông. Sau khi nộp phạt, dừng hoạt động khai thác tạm thời theo thời hạn và
thực hiện việc tháo dỡ ơ, máng khai thác nhựa tại 227 cây vi phạm xong, phải
cam kết bằng văn bản không tái phạm hành vi vi phạm trong việc thực hiện
khai thác nhựa theo quy trình khai thác nhựa thông 2 lá.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận:
Trong thời gian gần đây, quản lý rừng bền vững đã trở thành một
nguyên tắc đối với quản lý kinh doanh rừng đồng thời cũng là một tiêu chuẩn
mà quản lý kinh doanh rừng phải đạt tới. Vì vậy để phát huy hiệu quả tài
nguyên rừng thông trên địa bàn thì công tác khai thác nhựa thông phải bảo
12


đảm tính lâu dài liên tục với năng suất, hiệu quả ngày càng cao cho nên việc
thực hiện quy trình khai thác phải được thực hiện một cách nghiêm túc, phải
tuân thủ các luật pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, bảo
đảm quyền hạn và quyền lợi cũng như mối quan hệ tốt với nhân dân, với cộng
đồng địa phương.
Thông qua tình huống và biện pháp xử lý trong bài tiểu luận này cũng
như thực trạng khai thác nhựa thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay. Cần
có biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng đủ mạnh,
phù hợp với tình hình, đảm bảo tính nghiêm minh, tính giáo dục thì tài
nguyên rừng của tỉnh mới được phát triển bền vững.
II. Kiến nghị
- Tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật, nâng cao nhận thức, tuyên
truyền, phổ biến giáo dục, học tập Luật bảo vệ và phát triển rừng cho người
dân tham gia sản xuất lâm nghiệp.
- Thực hiện công tác xử lý các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ rừng
một cách nghiêm túc. Khi áp dụng các chế tài xử lý vụ việc liên quan đến người
nông dân kém hiểu biết, cân nhắc kỹ lưỡng, vận dụng sáng tạo, phù hợp giữa Luật
pháp và hoàn cảnh kinh tế - xã hội – văn hóa thực tế ở từng địa phương.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các ban ngành liên quan
như chính quyền các cấp, Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường,
Kiểm lâm trong quá trình thực hiện khai thác lâm sản trên địa bàn.
Qua đây cho tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy, cô giáo trường Cán

bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT I đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến
thức cơ bản về quản lý Nhà nước và Nghiệp vụ ngạch Kiểm lâm viên chính.
Xin chúc các thầy, cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong
cuộc sống./.
Nghệ An, ngày 9/6/2016
HỌC VIÊN

13


Hoàng Trung Sơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn bản luật
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.
- Luật Bảo vệ môi trường 2005.
2. Nghị định của Chính phủ
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi
hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

14


- Nghị định số 200/2004/NĐ-CP, ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
việc sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh.
- Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Thủ tướng Chính
Phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
- Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng

và quản lý lâm sản;
3. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành một số chính sách bảo vệ rừng;
- Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 22/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến
đổi khí hậu giai đoạn 2015-2020;
4. Văn bản của các Bộ, ngành
- Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản
ngoài gỗ;
- Quyết định số 2531/NN-KHCN/QĐ ngày 4/10/1997 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy trình kỹ thuật khai thác nhựa cây
thông 2 lá.
- Hướng dẫn số 621/HD/NN-LN ngày 18/4/2007 của Sở Nông nghiệp và
PTNT về việc hướng dẫn tạm thời thiết kế khai thác nhựa thông;
- Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/11/2014 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn hướng dẫn về phương án quản lý rừng bền vững.
4. Tài liệu khác
- Giáo trình, tài liệu của khóa học bồi dưỡng kiến thức nhà nước và
Nghiệp vụ ngạch kiểm lâm viên chính.
- Các bài giảng cúa các thầy, cô giáo trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp
và PTNT I.
15


16




×