Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu bào chế và độ ổn đinh phytosome quercetin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 64 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI MAI HƯƠNG
Mã sinh viên: 1201269

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ ĐỘ ỔN
ĐỊNH PHYTOSOME QUERCETIN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI MAI HƯƠNG
Mã sinh viên: 1201269

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ ĐỘ ỔN
ĐỊNH PHYTOSOME QUERCETIN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. TS.Vũ Thị Thu Giang
2. DS. Cồ Thị Oanh
Nơi thực hiện:
Bộ môn Bào chế

HÀ NỘI - 2017



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới: TS. Vũ Thị Thu
Giang - người thầy đã định hướng và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn DS. Cồ Thị Oanh về sự chỉ bảo tận tình của cô cho
tôi trong suốt thời gian làm khóa luận.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô và anh chị kĩ thuật viên Bộ môn Bào chế Trường Đại học Dược Hà Nội về sự giúp đỡ nhiệt tình cũng như tạo điều kiện thuận
lợi về thời gian và trang thiết bị cho tôi để hoàn thành khóa luận này.
Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Ban giám hiệu, các
phòng ban và cán bộ nhân viên Trường Đại học Dược Hà Nội, những người đã dạy
bảo tôi trong suốt 5 năm học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè những người đã luôn động
viên, giúp đỡ và sát cánh bên tôi trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Bùi Mai Hương


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..................................................................................... 2
1.1.

Tổng quan về quercetin .................................................................................2

1.1.1.

Công thức hóa học ..................................................................................2

1.1.2.


Tính chất vật lý .......................................................................................2

1.1.3.

Tính chất hóa học ....................................................................................2

1.1.4.

Tác dụng dược lý ....................................................................................3

1.1.5.

Dược động học ........................................................................................4

1.1.6.

Tác dụng .................................................................................................4

1.1.7.

Liều dùng ................................................................................................4

1.1.8.

Một số chế phẩm chứa quercetin trên thị trường ....................................5

1.2.

Tổng quan về phytosome ...............................................................................6


1.2.1.

Khái niệm về phytosome ........................................................................6

1.2.2.

Thành phần cấu tạo .................................................................................6

1.2.4.

Phương pháp bào chế phytosome .........................................................10

1.2.5.

Đánh giá một số đặc tính của phytosome .............................................10

1.3.

Một số nghiên cứu bào chế phytosome .......................................................11

1.3.1.

Nghiên cứu trên thế giới .......................................................................11

1.3.2.

Nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................13

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 15

2.1.

Nguyên liệu và thiết bị nghiên cứu ..............................................................15

2.1.1.

Nguyên vật liệu nghiên cứu ..................................................................15

2.1.2.

Thiết bị, dụng cụ nghiên cứu ................................................................15


2.2.

Nội dung nghiên cứu ...................................................................................16

2.3.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................16

2.3.1.

Phương pháp bào chế phytosome quercetin .........................................16

2.3.2.

Định lượng quercetin ............................................................................17

2.3.3.


Xác định hệ số phân bố dầu nước (log P) .............................................18

2.3.4.

Đánh giá khả năng tạo phức hợp giữa quercetin và phospholipid trong

phytosome...........................................................................................................18
2.3.5.

Đánh giá một số đặc tính của phytosome .............................................19

2.3.6.

Đánh giá hiệu suất phytosome hóa .......................................................20

2.3.7.

Nghiên cứu độ ổn định..........................................................................20

2.4.

Phương pháp xử lý số liệu ...........................................................................20

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................ 21
3.1.

Khảo sát chọn phương pháp bào chế phytosome quercetin ........................21

3.2.


Nghiên cứu cải thiện độ ổn định vật lý của hỗn dịch phytosome quercetin 23

3.2.1.

Khảo sát các thông số quy trình bào chế phytosome quercetin ............23

3.2.2.

Khảo sát ảnh hưởng của cholesterol .....................................................26

3.2.3.

Ảnh hưởng của chất ổn định hỗn dịch ..................................................29

3.3.

Hoàn thiện quy trình bào chế.......................................................................31

3.4.

Nghiên cứu độ ổn định của phytosome quercetin .......................................38

3.5.

Bàn luận .......................................................................................................39

3.5.1.

Về xây dựng quy trình và công thức bào chế phytosome quercetin .....39


3.5.2.

Về các đặc tính của phytosome quercetin sau bào chế .........................40

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................................... 42


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Ký hiệu

1

DĐVN

2

NSX

3

PC

4

HSPC

Từ/cụm từ đầy đủ

Dược điển Việt Nam
Nhà sản xuất
Phosphatidyl cholin
Phosphatidyl cholin đậu hành hydrogen hóa (Hydrogenated
Soy Phosphatidylcholin)

5

CH

Cholesterol

6

DSC

Phân tích nhiệt quét vi sai

7

IR

8

1

H-NMR

Phổ hồng ngoại
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân đồng vị 1H


9

SEM

Kính hiển vi điện tử quét

10

TEM

Kính hiển vi điện tử truyền qua

11

KTTP

Kích thước tiểu phân

12

PDI

Chỉ số đa phân tán (Polydispersity index)

13

EE

Hiệu suất phytosome hóa (entrapment efficiency)


14

NaCMC

15

HC

Natri carboxylmethyl cellulose
Hoạt chất


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Một số chế phẩm chứa quercetin lưu hành trên thị trường

5

Bảng 1.2

Các nghiên cứu phytosome trên thế giới


11

Bảng 1.3

Các nghiên cứu phytosome ở Việt Nam

13

Bảng 2.1

Nguyên liệu

15

Bảng 3.1

Các thông số kỹ thuật bào chế phytosome quercetin bằng hai

21

phương pháp
Bảng 3.2

Hiệu suất phytosome hóa và một số đặc tính của phytosome

21

bào chế theo hai phương pháp
Bảng 3.3


Đặc tính của hỗn dịch phytosome quercetin bào chế với tỉ lệ

23

thể tích pha ethanol/pha nước khác nhau
Bảng 3.4

Đặc tính của hỗn dịch phytosome quercetin bào chế với

24

phương pháp phối hợp pha ethanol vào pha nước khác nhau.
Bảng 3.5

Đặc tính hỗn dịch phytosome quercetin bào chế với tốc độ

25

khuấy trộn pha nước khác nhau.
Bảng 3.6

Hiệu suất phytosome hóa và đặc tính của hỗn dịch phytosome

27

quercetin bào chế với các tỉ lệ mol CH/HSPC khác nhau
Bảng 3.7

Độ ổn định của hỗn dịch phytosome quercetin bào chế với


28

các tỉ lệ mol CH/HSPC khác nhau.
Bảng 3.8

Hiệu suất của các mẫu phytosome bào chế với các tỉ lệ mol

29

CH/HSPC khác nhau sau 2 tháng bảo quản
Bảng 3.9

Đặc tính của hỗn dịch phytosome quercetin bào chế với các

30

chất ổn định hỗn dịch khác nhau.
Bảng 3.10

Hiệu suất phytosome hóa và đặc tính hỗn dịch phytosome

32

quercetin bào chế theo quy trình.
Bảng 3.11

Log P của quercetin với thời gian khuấy trộn 2 pha khác

33


nhau.
Bảng 3.12

Log P của quercetin và phytosome quercetin.

34


Bảng 3.13

Số sóng nhóm -OH trong quercetin, cholesterol; nhóm

35

(RO)2PO2-, N+(CH3)3 trong HSPC.
Bảng 3.14

Hiệu suất phytosome hóa và đặc tính của hỗn dịch phytosome
quercetin sau 6 tuần bảo quản.

38


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Tên hình vẽ, đồ thị

STT

Trang


Hình 1.1

Công thức cấu tạo của Quercetin

2

Hình 1.2

Cấu trúc của phytosome

6

Hình 1.3

Cấu trúc hóa học của phospholipid

7

Hình 3.1

Đồ thị so sánh chất lượng phytosome quercetin được bào

22

chế theo 2 phương pháp.
Hình 3.2

Đồ thị biểu diễn sự thay đổi KTTP và phân bố KTTP

24


theo tỉ lệ dung môi ethanol/nước.
Hình 3.3

Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tốc độ khuấy trộn pha nước

25

đến các đặc tính của hỗn dịch phytosome quercetin.
Hình 3.4

Đồ thị biểu diễn sự thay đổi về kích thước tiểu phân và hiệu

27

suất phytosome hóa theo tỉ lệ mol CH/HSPC
Hình 3.5

Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tỉ lệ mol CH/HSPC đến độ

28

ổn định của hỗn dịch phytosome quercetin
Hình 3.6

Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của một số chất ổn định đến đặc

30

tính hỗn dịch phytosome quercetin.

Hình 3.7

Quy trình bào chế hỗn dịch phytosome quercetin bằng

31

phương pháp kết tủa do thay đổi dung môi.
Hình 3.8

Hình thái của quercetin và phytosome quercetin.

35

Hình 3.9

Kết quả phổ IR của quercetin, HSPC, hỗn hợp vật lý và

36

phytosome.
Hình 3.10 Phổ 1H-NMR đoạn từ 8 - 13 ppm của quercetin và phức

36

hợp.
Hình 3.11 Phổ nhiễu xạ tia X của quercetin và phytosome quercetin.

37

Hình 3.12 Phổ phân tích nhiệt quét vi sai của quercetin, HSPC,

cholesterol, phytosome.
Hình 3.13 Hình ảnh các mẫu hỗn dịch phytosome quercetin bào chế

37

được bảo quản ở các điều kiện khác nhau sau 1,5 tháng.

39


ĐẶT VẤN ĐỀ
Quercetin là một flavonoid tự nhiên được chứng minh có nhiều tác dụng sinh học
khác nhau như: chống oxy hóa, chống viêm, chống dị ứng, ngăn ngừa hình thành khối
u,… Tuy nhiên do đặc tính kém tan trong nước, cấu trúc phân tử cồng kềnh với nhiều
vòng thơm phenol nên quercetin hấp thu kém qua đường tiêu hóa và đạt sinh khả
dụng thấp. Có thể vì vậy mà cho đến nay hoạt chất này vẫn chưa được đưa vào danh
mục dược chất để bào chế thuốc, đồng thời phần lớn các chế phẩm trên thị trường có
chứa quercetin đều là thực phẩm chức năng. Để khắc phục được các hạn chế vốn có
của hoạt chất này, một số nghiên cứu đã tiến hành tạo phức hợp quercetin với
cyclodextrin, bào chế hệ nano tự nhũ hóa, phytosome,… Trong đó, nghiên cứu bào
chế phytosome là hướng nghiên cứu được quan tâm ứng dụng cho những hoạt chất
có nguồn gốc từ dược liệu như quercetin, rutin, curcumin,…
Trong phytosome, hoạt chất sẽ liên kết với phospholipid thông thường là
phosphatidyl cholin (PC) tạo thành cấu trúc tiểu phân hình cầu có tính chất lưỡng
tính, qua đó vừa cải thiện độ tan của hoạt chất trong dịch ruột vừa tăng vận chuyển
hoạt chất qua lớp màng lipid kép. Mặt khác, phytosome được hấp thu theo cơ chế chủ
động nhờ tế bào M ở ruột non vào tuần hoàn chung qua hệ lympho, qua đó giảm
chuyển hóa bước 1 qua gan của quercetin và tăng sinh khả dụng của hoạt chất.
Để góp phần bước đầu ứng dụng công nghệ phytosome cho các hoạt chất ít tan
có nguồn gốc dược liệu, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế

và độ ổn định phytosome quercetin” với hai mục tiêu chính sau:
1. Tiếp tục hoàn thiện quy trình và công thức bào chế phytosome
quercetin.
2. Bước đầu nghiên cứu độ ổn định của hỗn dịch phytosome quercetin.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.

Tổng quan về quercetin
Quercetin là flavonoid nhóm flavonol, có màu vàng nhạt đến vàng. Trong tự

nhiên, quercetin phân bố rất rộng rãi và được tìm thấy ở cả dạng tự do và glycosid,
chẳng hạn dạng 3-glycosid tìm thấy trong ngô, hoa hòe,…Dạng tự do có trong lá
hành, trà xanh,…Ngoài ra, quercetin còn được bán tổng hợp bằng cách thủy phân
rutin [38].
1.1.1. Công thức hóa học
- Tên khoa học: 3,3’,4,5,7 - pentahydroxy - flavon.
- Công thức phân tử: C15H20O11
- Phân tử lượng: M = 302,24 đvC [29].
Hình 1.1: Công thức cấu tạo của quercetin [29]
1.1.2. Tính chất vật lý
- Quercetin dihydrat có màu vàng xanh, mất nước ở 95 - 970C và có điểm chảy ở
3140C.
- Độ tan:
+ 1g quercetin hòa tan trong 290 ml ethanol ở nhiệt độ thường.
+ Dễ tan trong dung dịch kiềm và cho màu vàng.
+ Không tan trong nước [38].

- Cực đại hấp thụ vùng tử ngoại của quercetin ở độ dài sóng 258 nm và 370 nm
trong methanol.
1.1.3. Tính chất hóa học
Hóa tính chính của quercetin phụ thuộc vào vị trí nhóm OH, hệ nối đôi liên hợp
và các nhóm thế:
- Tính oxy hóa: Trong môi trường acid pH = 2, quercetin bị oxy hóa bởi H2O2 tạo
quinon [4].
- Tính acid: Do trong cấu trúc có nhóm -OH phenol nên quercetin thể hiện tính
acid yếu. Quercetin dễ dàng phản ứng với dung dịch kiềm để tạo thành muối tan trong

2


nước, khi đun nóng cho màu vàng hay đỏ, trong dung dịch amoniac cho màu vàng
sáng [7].
- Phản ứng Shinoda (hay cyanidin): quercetin phản ứng với kim loại magnesi
trong môi trường acid hydrochloric (HCl) tạo thành dẫn xuất màu cyanidin chlorid
[6].
- Phản ứng tạo phức kim loại: Quercetin dễ tạo phức với kim loại, đặc biệt với
nhôm cho màu vàng hoặc màu vàng xanh, phát quang ở bước sóng 365 nm [5].
1.1.4. Tác dụng dược lý
- Chống oxy hóa: Quercetin là một trong những flavonoid có hoạt tính mạnh nhất
trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do oxy hóa. Cơ chế chống oxy hóa của
quercetin có thể là ức chế sự peroxy hóa lipid và tạo phức chelat với ion kim loại
[21], [23]. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh quercetin bảo vệ cơ thể
khỏi tác dụng oxy hóa quang học của tia UVB, UVA theo cơ chế làm giảm enzym
chống oxy hóa do phơi nhiễm UVB, UVA gây ra, giảm lượng malondialdehyd, chống
viêm… [32], [39].
- Chống viêm: Quercetin ức chế hoạt động của cyclo-oxygenase và lipooxygenase do đó hạn chế sự hình thành các tác nhân gây viêm [1].
- Chống dị ứng: Quercetin ức chế quá trình sản xuất, giải phóng histamin và các

tác nhân gây dị ứng khác bằng cách ổn định màng tế bào của dưỡng bào [1].
- Tác dụng hạ huyết áp, hạ cholesterol máu: Một số thí nghiệm trên súc vật cho
thấy quercetin có tác dụng hạ huyết áp, hạ cholesterol máu, đồng thời có tác dụng
phòng ngừa và điều trị bệnh xơ vữa động mạch do hoạt chất có khả năng ức chế quá
trình peroxy hóa LDL cholesterol - nguyên nhân tạo thành các mảng xơ vữa động
mạch [1].
- Ngăn ngừa ung thư: Quercetin có khả năng kìm hãm sự phát triển và thúc đẩy
quá trình tự tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể như ung thư gan, ung thư ruột
kết, ung thư phổi.... [12].
- Ức chế sinh tổng hợp chất màu melanin trên da: Quercetin ức chế enzym
tyrosinase - enzym xúc tác cho phản ứng quyết định của quá trình sinh tổng hợp sắc

3


tố melanin. Do đó, hoạt chất này hay được sử dụng trong mỹ phẩm và dược phẩm để
điều trị các bệnh về da và làm đẹp da [12].
1.1.5. Dược động học
- Hấp thu: quercetin ở dạng 3-glycosid thì quá trình hấp thu sẽ xảy ra chủ yếu ở
đại tràng do hoạt chất không được phân hủy và hấp thu bởi enzym trong ruột non mà
bị thủy phân bởi vi khuẩn ở ruột già. Quercetin tự do được hấp thu chủ yếu tại ruột
non. Hấp thu quercetin ở ruột non theo cơ chế khuếch tán thụ động và nhờ anion hữu
cơ vận chuyển polypeptid OATP - organic anion transporting polypeptid [33].
+ Quercetin hầu như không tan trong nước, do đó sinh khả dụng đường uống
của hoạt chất này rất thấp, khoảng xấp xỉ 17% trên chuột và chưa đến 1% trên người
[28].
- Phân bố: Sau khi được hấp thu ở ruột non, quercetin được chuyển hóa lần đầu
qua gan, và sau đó được phân bố đến khắp các mô trong cơ thể. Quercetin có khả
năng liên kết mạnh với albumin trong huyết tương (98%) [17].
- Chuyển hóa và thải trừ:

+ Quercetin được chuyển hóa bước 1 tại gan trước khi vào tuần hoàn chung. Cho
đến nay, chuyển hóa bước 1 của quercetin vẫn chưa được làm rõ nhưng một số nghiên
cứu chỉ ra rằng sản phẩm chuyển hóa có cấu trúc tương tự flavon apigenin [20].
+ Quercetin được thải trừ chủ yếu dưới dạng liên hợp với acid glucuronic, methyl
hóa, sulfat hóa.Thời gian bán thải của quercetin khoảng 25 giờ [22].
1.1.6. Tác dụng
Dùng để phòng và điều trị các bệnh dị ứng, ung thư (ung thư tuyến tiền liệt, vú,
dạ dày, ruột kết), tim mạch, bệnh gout, các biến chứng của bệnh đái tháo đường, bệnh
về mắt (đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng) [36].
1.1.7. Liều dùng
Đối với mục đích điều trị dị ứng, chống viêm và một số bệnh khác, liều điều trị
dao động từ 250 - 500 mg x 3 lần/ngày, tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Như trong tình trạng dị ứng, liều 250 - 600 mg/ngày và đối với bệnh mề đay mạn
tính, liều 200 - 400 mg chia làm 3 lần/ngày được khuyến cáo [36].

4


1.1.8. Một số chế phẩm chứa quercetin trên thị trường
Bảng 1.1: Một số chế phẩm chứa quercetin lưu hành trên thị trường
Tên thương mại

Thành phần chính

Hàm lượng
quercetin

Dạng bào
chế


Jarrow Formulas
Quercetin

Quercetin aglycon

500 mg

Viên nén

Source Naturals,
Activated
Quercetin

Quercetin aglycon,

500 mg

Viên nang

Chế phẩm

vitamin C, bromelain

Korres
Quercetin& Oak
Concealer
Correcteur

Quercetin aglycon


Thorne Quercetin
phytosome

Phytosome quercetin
với PC chiết xuất từ
hướng dương.

Quercevita

Phytosome quercetin
với phospholipid chiết
xuất từ hướng dương

NutraDrops
Quercetin

Quercetin aglycon,
lecithin và một số thành
phần khác

Kem bôi

Acid hyaluronic

250 mg

Viên nang

Kem bôi


1 mg/ml

Hỗn dịch

Có thể thấy rằng, nguyên nhân dẫn đến sinh khả dụng SKD đường uống của
quercetin không cao là do hạn chế về đặc tính kém tan trong nước, hấp thu kém tại
niêm mạc ruột non và bị chuyển hóa bước 1 ở gan. Để phát huy tối đa giá trị mà
quercetin mang lại trong chăm sóc sức khỏe con người cần phải tìm ra giải pháp khắc
phục nhược điểm này. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành theo những
định hướng khác nhau, trong đó bào chế thuốc dựa trên công nghệ phytosome là một
trong những biện pháp đầy triển vọng, có thể cải thiện được độ tan, khả năng hấp thu,
5


bảo vệ dược chất không bị phân hủy bởi enzym tại dạ dày, giảm chuyển hóa bước 1
tại gan, do đó tăng sinh khả dụng, và giảm liều dùng của quercetin [37], [13]. Thực
tế đã có nhiều chế phẩm chứa phytosome quercetin lưu hành trên thị trường với hàm
lượng hoạt chất giảm tới 1/2 liều dùng so với dạng quercetin tự do.
1.2.

Tổng quan về phytosome

1.2.1. Khái niệm về phytosome
Phytosome là phức hợp của cao chiết hoặc hoạt chất dược liệu chuẩn hóa gắn với
phospholipid ở mức độ phân tử, nó có cấu trúc tương tự màng tế bào sinh học, tương
hợp sinh học cao và được vận chuyển vào nội bào một cách dễ dàng [43].
1.2.2. Thành phần cấu tạo

Hình 1.2: Cấu trúc của phytosome
Cấu tạo của phytosome gồm 2 thành phần: hoạt chất từ dược liệu ít tan trong

nước và phospholipid.
➢ Hoạt chất
Các hoạt chất có nguồn gốc từ thực vật/dược liệu, thường là hoạt chất nhóm
polyphenol như: flavonoid (rutin, quercetin, silybin…) saponin, terpenoid,…[24].
Trong phytosome, các nhóm phân cực của hoạt chất tương tác
với nhóm phosphat và nhóm amonium của phospholipid thông qua liên kết hydro,
hình thành sự sắp xếp không gian đặc trưng có thể được chứng minh bằng các loại
phổ như phổ hồng ngoại IR, phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR, phổ nhiễu xạ tia
X, phổ phân tích nhiệt quét vi sai DSC [15].
➢ Phospholipid
Phospholipid là thành phần cơ bản cấu tạo nên tiểu phân phytosome.
6


- Cấu trúc của phospholipid:
+ Cấu trúc của phospholipid gồm 2 phần: phần đầu có tính thân nước gồm nhóm
phosphat gắn với các dẫn xuất amin khác nhau, phần đuôi là hai chuỗi hydrocarbon
có tính kỵ nước [19].

Hình 1.3: Cấu trúc hóa học của phopsholipid
- Vai trò của phospholipid trong phytosome:
+ Nhóm phosphat, amonium của phospholipid tạo liên kết hydro với nhóm phân
cực của dược chất, chính các liên kết này giúp phytosome có độ ổn định cao hơn các
dạng bào chế khác [27].
+ Phospholipid là phân tử lưỡng cực, trộn lẫn được trong môi trường thân nước
và thân dầu, nên nếu được sử dụng như là chất mang dược chất sẽ giúp cải thiện độ
tan và tốc độ hòa tan của dược chất, từ đó tăng khả năng hấp thu dược chất qua đường
tiêu hóa [25].
+ Phospholipid còn làm giảm sức căng bề mặt của hệ phân tán với dịch cơ thể,
bằng cách đó phytosome dễ dàng được hòa tan trong dịch tiêu hóa và vận chuyển đến

các mô trong cơ thể.
- Một số loại phospholipid hay dùng trong bào chế phytosome:
+ Lecithin: là phospholipid tự nhiên, thành phần gồm hỗn hợp các loại
phosphatidyl trong đó phosphatidyl cholin chiếm tỷ lệ lớn nhất 66 - 76%.
Phosphatidyl liên kết với acid mạch dài không bão hòa với 3 - 6 nối đôi trong đó chủ
yếu là acid arachidonic và docosahexanoic [25]. Lecithin có ưu điểm là có sự cân
bằng tốt giữa đặc tính thân dầu và thân nước với giá trị HLB trong khoảng 8 - 13, giá

7


thành rẻ, nguồn nguyên liệu sẵn có. Tuy nhiên do cấu tạo với các acid béo chưa bão
hòa nên dễ bị peroxy hóa dẫn đến phytosome kém ổn định và rò rỉ dược chất qua
màng trong quá trình bảo quản.
+ Phosphatidyl cholin: cấu trúc gồm 2 phần: nhóm phosphatidyl có bản chất thân
dầu và nhóm cholin thân nước. Một số loại PC tổng hợp như dilauroyl
phosphatidylcholin, dimyristoyl phosphatidylcholin, HSPC,…. Trong đó, HSPC hay
được sử dụng trong bào chế phytosome vì ưu điểm tinh khiết, không bị peroxy hóa
nên ổn định trong quá trình bảo quản, hạn chế rò rỉ dược chất vào môi trường bên
ngoài, tuy nhiên giá thành cao lại là nhược điểm của phospholipid này.
+ Phospholipid từ sữa: Liposome bào chế với phospholipid từ sữa có nhiệt độ
chuyển pha cao hơn, màng lipid dày hơn và tính thấm kém hơn liposome bào chế với
phospholipid đậu nành. Tuy nhiên độ ổn định của chế phẩm bào chế với phospholipid
từ sữa cao hơn ở các điều kiện pH, nhiệt độ khác nhau do trong cấu trúc chỉ có 15%
acid béo chưa bão hòa. [25].
- Lựa chọn phospholipid trong quá trình bào chế phytosome:
Việc lựa chọn phospholipid rất quan trọng, ảnh hưởng đến các đặc tính của phức
hợp tạo thành. Vì vậy, việc lựa chọn phải căn cứ trên các đặc điểm sau:
+ Mức độ bão hòa của lipid: phospholipid không bão hòa (như phosphatidyl
cholin lòng đỏ trứng, phosphatidyl glycerol…) dễ bị peroxy hóa dẫn đến hỏng màng,

rò rỉ dược chất. Vì vậy, phospholipid bão hòa (như dipalmytoyl phosphatidyl cholin,
dipalmitidyl phosphatidic,…) được sử dụng nhiều hơn, để làm tăng độ ổn định của
phytosome.
+ Để bào chế các chế phẩm có khả năng giải phóng dược chất nhanh thì màng
cần có độ linh động cao, do đó phospholipid được lựa chọn thường có thành phần là
các phospholipid chưa bão hòa, và giảm hàm lượng cholesterol bổ sung vào màng.
+ Dạng bào chế: Sản xuất phospholipid tổng hợp gồm rất nhiều giai đoạn nên khó
tránh khỏi tồn dư dung môi trong sản phẩm. Do đó, tùy thuộc vào dạng bào chế cùng
với giá thành sản phẩm mà lựa chọn phospholipid thích hợp.
1.2.3. Ưu – nhược điểm của phytosome
❖ Ưu điểm
Phytosome có các ưu điểm sau [13], [14], [37], [44]:

8


- Phytosome dễ tan trong cả dung môi thân dầu và thân nước. Do đó, tăng khả
năng hấp thu dược chất, tăng sinh khả dụng đường uống, giảm liều cần dùng và tăng
hiệu quả điều trị. Năm 2016, Bùi Thanh Tùng và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tác
dụng bảo vệ gan của phytosome curcumin trên mô hình gây độc gan chuột do
paracetamol. Kết quả cho thấy phytosome curcumin có khả năng hấp thu tốt hơn 30
lần so với hoạt chất curcumin tinh khiết, qua đó phức hợp thể hiện khả năng làm giảm
enzym gan, giảm lượng peroxy hóa lipid và tăng hoạt tính của enzym chống oxy hóa
SOD, CAT, GPx so với nhóm chứng bệnh (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05)
[10].
- Liều dùng thấp dẫn đến giảm tác dụng không mong muốn.
- Hướng các hoạt chất tới mô đích hiệu quả hơn và tăng vận chuyển vào nội bào.
- Hiệu quả nạp thuốc tốt hơn.
- Do hình thành liên kết hóa học giữa phân tử hoạt chất và phospholipid nên
phytosome có tính ổn định khá cao, có thể bảo vệ hoạt chất tránh tác động của các

tác nhân bên ngoài và bên trong cơ thể như enzym và vi khuẩn trong đường tiêu hóa.
- Phytosome được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực mỹ phẩm do có khả năng
tăng tính thấm của dược chất qua da, lý do là đặc tính thân dầu của phytosome giúp
hoạt chất dễ dàng vượt qua lớp màng sinh học giàu lipid. Đặc tính này của phức hợp
đã được chứng minh trong một số nghiên cứu. Năm 2014, Maylay. K. Das cùng cộng
sự đã tiến hành đánh giá tính thấm qua da ex-vivo của phytosome rutin và hoạt chất
rutin tinh khiết. Kết quả cho thấy khả năng thấm hoạt chất qua da của phytosome (33
± 1,33%) cao hơn rutin tinh khiết (13 ± 0,87%) [31].
- Do phytosome cải thiện được độ tan của dược chất trong muối mật nên tăng tác
dụng của thuốc tại gan.
- Ngoài hoạt động như một chất mang dược chất, PC còn có khả năng bảo vệ gan,
các sản phẩm sử dụng PC đã chứng minh tác dụng hiệp đồng và bảo vệ đối với các tế
bào gan.
❖ Nhược điểm
- Hầu hết các phương pháp bào chế phytosome đều sử dụng các dung môi
hữu cơ độc hại như: dichloromethan, methanol… để hòa tan lipid, gây ảnh hưởng
đến môi trường và sức khỏe của con người [27], [30].

9


1.2.4. Phương pháp bào chế phytosome
Hiện nay, phytosome được bào chế chủ yếu theo 2 phương pháp:
❖ Phương pháp kết tủa do thay đổi dung môi.
+ Tiến hành: Phối hợp phospholipid (tổng hợp hoặc tự nhiên) và hoạt chất
polyphenol có nguồn gốc từ dược liệu được chuẩn hóa với tỷ lệ dao động từ 0,5 - 2,0
trong môi trường phản ứng là dung môi aprotic như: dioxan, methylen chlorid,
aceton…Khuấy từ hồi lưu trong một thời gian thích hợp. Sau khi tạo thành
phytosome, tiến hành phân lập phức hợp bào chế được bằng cách kết tủa do thay đổi
dung môi khác không hòa tan phức hợp hoặc áp dụng phương pháp phun sấy [45].

❖ Phương pháp bốc hơi dung môi:
+ Tiến hành: Phospholipid, dược chất và các thành phần khác được hòa tan trong
hỗn hợp dung môi hữu cơ thích hợp sau đó đưa vào cốc có mỏ hoặc bình đáy tròn của
máy cất quay, tiến hành khuấy trộn trong một khoảng thời gian thích hợp để hình
thành liên kết trong phức hợp. Kết thúc quá trình này, dung môi hữu cơ được loại
khỏi dung dịch bằng cách bốc hơi, và thu được lớp màng phytosome. Từ lớp màng
phytosome này có thể hydrat hóa trực tiếp trong bình cất quay tương tự như phương
pháp Bangham tạo hỗn dịch phytosome thô, hoặc cũng có thể lấy phức hợp
phytosome ra dưới dạng bột khô và tiến hành hydrat hóa ngoài bình cất quay [41].
1.2.5. Đánh giá một số đặc tính của phytosome
- Cấu trúc: Được xác định nhờ kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) hoặc bởi
kính hiển vi điện tử quét (SEM) [44].
- Để đánh giá tương tác phân tử giữa hoạt chất - phospholipid cũng như xác định
cấu trúc của phytosome: tiến hành quét một số phổ như phổ cộng hưởng tử hạt nhân
(HNMR, C-NMR, P-NMR), phổ hồng ngoại chuyển đổi (FTIR), phân tích nhiệt quét
vi sai (DSC), phổ nhiễu xạ tia X [44].
- Kích thước và phân bố kích thước: Xác định kích thước bởi phương pháp tán xạ
ánh sáng động học (DLS) và phổ tương quan photon (PCS) [44].
- Độ bền vững của phytosome: Đánh giá bằng cách xem xét kích thước và cấu
trúc của phytosome sau thời gian bảo quản.

10


- Hiệu suất phytosome hóa hay EE (Hiệu quả nạp thuốc): được đo bằng cách ly
tâm loại bỏ dược chất tự do lắng xuống, định lượng dược chất ở phần dịch còn lại.
H% = (lượng DC tạo thành phức hợp/lượng DC đưa vào ban đầu) x 100% [42].
1.3.

Một số nghiên cứu bào chế phytosome


Dạng bào chế phytosome như một cầu nối giữa hệ phân phối thuốc truyền thống
và hệ phân phối thuốc hiện đại.
1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới
Bảng 1.2: Các nghiên cứu phytosome trên thế giới
Phytosome và quy trình bào chế

Kết quả

* Phytosome Tecomella undulata [34].
- Phương pháp bào chế: bốc hơi dung môi.

- Phytosome bào chế có dạng túi hình cầu, nhỏ,
đơn lớp.

- Thành phần: 10 ml dịch chiết từ vỏ cây, tỷ lệ
khối lượng cholesterol - lecithin lần lượt là 1:2
(P1); 1:2,66 (P2); 1:3 (P3); 1:3,33 (P4); 1:4
(P5).
- Dung môi hòa tan: Chloroform.
- Dung môi hydrat hóa: dịch chiết dược liệu

- Công thức P3 cho chất lượng tốt nhất với
KTTP: 153,2 nm, thế Zeta -23,5 mV, hiệu suất
phytosome hóa đạt 90% và giải phóng được
89,7% hoạt chất sau 12 giờ.

trong nước.
* Phytosome Lawson [40].
- So sánh hai phương pháp bào chế phytosome:

kết tủa do thay đổi dung môi và bốc hơi dung
môi.
- Thành phần: lawson và lecithin với các tỉ lệ
khác nhau 1:1, 1:2, 2:1, 2:2.
- Phương pháp kết tủa do thay đổi dung môi:
+ Dung môi hòa tan: dichloromethan

- Phytosome lawsone bào chế bằng phương
pháp kết tủa do thay đổi dung môi cho kết quả
tốt hơn về cả hiệu suất phản ứng (87,85% >
73,19%) và hiệu suất phytosome hóa (95,6% >
82,1%).
- Tỉ lệ mol dược chất : lecithin 1:1 là phù hợp.
Kích thước tiểu phân của hỗn dịch phytosome
tạo thành là 779,89 nm, hiệu suất phytosome

+ Nhiệt độ, thời gian khuấy từ: không quá 600C
trong vòng 2 giờ.
+ Dung môi kết tủa: n-hexan. Sau khi tiến hành
cô đặc hỗn hợp phản ứng còn 5 -10 ml, thêm 20
ml n-hexan vào hỗn hợp.
- Phương pháp bốc hơi dung môi:

hóa đạt 97,7%.
- Sau khi lựa chọn phương pháp bào chế và tỷ
lệ hoạt chất : phospholipid thích hợp, tiến hành
bào chế phytosome theo các thông số đã chọn,
sau đó ứng dụng vào dạng gel. Kết quả cho thấy
gel chứa 2% khối lượng phytosome lawson sau


11


+ Dung môi hòa tan: tetrahydrofuran
khi bôi lên da có 92,91% dược chất thấm qua
+ Nhiệt độ, thời gian khuấy trộn: không quá sau 6 giờ, do đó thể hiện hoạt tính chống viêm
400C trong 3 giờ.
cao hơn hẳn so với gel chứa hoạt chất tinh khiết
+ Sau khi bốc hơi tạo thành màng film thêm n- (p < 0,001).
hexan vào tiếp tục khuấy trộn.
- Bào chế gel chứa phytosome và gel chứa hoạt
chất với tỉ lệ 1%, 2% khối lượng hoạt chất/phức
hợp so với khối lượng gel.
* Phức hợp Quercetin - phospholipid [18].

- Các dữ liệu phổ IR, DSC, Xray đã chứng

- Phương pháp: kết tủa do thay đổi dung môi.

minh có sự hình thành phức hợp hoạt chất -

- Thành phần: quercetin và PC đậu nành với tỉ phospholipid.
lệ mol 1:1

- Hình ảnh chụp SEM của phytosome quercetin

- Dung môi hòa tan: Dichoromethan.

là những hình cầu nhỏ với bề mặt thô ráp.


- Nhiệt độ, thời gian khuấy từ: 45 - 500C cho - Độ tan bão hòa của phức hợp so với dạng tự
đến khi toàn bộ lượng hoạt chất phản ứng hết do cũng tăng lên 12 lần (từ 3,44 mg/ml tăng lên
với phospholipid.

thành 36,81 mg/ml).

- Dung môi kết tủa: n-hexan.

- Tác dụng chống oxy hóa in-vitro của
phytosome quercetin có sự khác biệt không quá
lớn so với quercetin tự do.

* Nano phytosome quercetin [42]

- Phytosome bào chế với tỷ lệ quercetin:PC:CH

- Phương pháp: bốc hơi dung môi.

là 1:2:0,2 cho kích thước tiểu phân nhỏ (80 nm

- Thành phần: quercetin, PC và CH với các tỉ lệ ± 2,89) và hiệu quả nạp thuốc cao (96 ±
1:1:0; 1:2:0; 1:2:0,2; 1:2:0,4; 1:2:0,8.

0,58%). Sự kết hợp 2 phospholipid CH và PC

- Dung môi hòa tan: hỗn hợp dung môi đã cải thiện một cách đáng kể độ ổn định vật lý
methanol:dichloromethan

của phytosome trong thời gian 3 tuần.


- Nhiệt độ, thời gian: 450C cho tới khi bay hơi - Hình ảnh phổ DSC cho thấy peak hấp thụ
toàn bộ dung môi và tạo thành màng mỏng.

nhiệt của phytosome giảm chứng minh sự giảm

- Dung môi hydrat hóa: nước.

mức độ tinh thể và khả năng làm tăng độ tan
dược chất của phức hợp, đồng thời đặc tính này
cũng góp phần kết luận có tồn tại tương tác
giữa dược chất và phospholipid.

12


1.3.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Bắt kịp với xu hướng của thế giới, ở Việt Nam đã có một số tác giả bước đầu
nghiên cứu về phytosome và đạt được kết quả như sau:
Bảng 1.3: Các nghiên cứu phytosome ở Việt Nam
Quy trình bào chế

Kết quả nghiên cứu

* Phức saponin phytosome của củ tam thất [11].

- Hình ảnh phổ IR và DSC đã chứng minh

- Phương pháp: Kết tủa do thay đổi dung môi.
- Thành phần: saponin toàn phần tách chiết từ


có sự hình thành liên kết giữa saponin và
phospholipid.

tam thất và PEG - phospholipid N-(carbonyl
methoxypoyethyleneglycol 2000)-1,2-distearoyl-

- n(saponin) : n(phospholipid) = 1:1 là phù
hợp do hiệu suất quá trình điều chế phức

sn-glyero-3-phosphoethanolamine với các tỉ lệ về saponin phytosome cao nhất 88,76% và
khối lượng khác nhau 1:1, 1:2, 1:3, 1:4.
lượng saponin tạo phức cao (71,39%)
- Dung môi hòa tan: 50 ml hỗn hợp dung môi
Aceton : Dichloromethan (1:4).
- Nhiệt độ, thời gian khuấy từ: khuấy từ hồi lưu ở
nhiệt độ 500C trong 3 giờ.
- Dung môi kết tủa: n-hexan
* Phytosome curcumin [3].

- Bằng phương pháp DSC bước đầu nghiên

- Phương pháp: Bốc hơi dung môi
- Thành phần: HSPC và curcumin
- Dung môi hòa tan: ethanol

cứu đã chứng minh có phản ứng liên kết hóa
học giữa curcumin và HSPC.
- Kích thước phytosome dưới 500 nm giúp
tăng hòa tan và hấp thu thuốc qua da hay qua
niêm mạc đường tiêu hóa, phytosome

curcumin làm tăng độ tan của hoạt chất
trong cả pha nước và pha dầu do đó tăng
SKD của hoạt chất.

* Phytosome quercetin .

- Bằng các phương pháp phổ hồng ngoại IR,

- Phương pháp bốc hơi dung môi [8].
+ Thành phần: Quercetin và HSPC tỉ lệ mol 1:1.
+ Dung môi hòa tan: methanol và
dichloromethan tỉ lệ 2:3 (tt/tt).
+ Phối hợp hoạt chất và HSPC trong vòng 5 giờ
ở nhiệt độ 450C, bốc hơi dung môi trong 16 giờ.

phổ hồng ngoại 1H-NMR xác định được liên
kết giữa nhóm -OH của quercetin và HSPC.
Kết quả phổ phân tích nhiệt quét vi sai và
phổ nhiễu xạ tia X cho thấy quercetin đã mất
cấu trúc tinh thể khi tạo phức với HSPC.

13


+ Dung môi hydrat hóa: nước ở 600C trong 1 giờ. - Tỉ lệ mol quercetin:HSPC cho chất lượng
- Phương pháp kết tủa do thay đổi dung môi [9]: phytosome tốt nhất là 1:1.
+ Thành phần: Quercetin và HSPC tỉ lệ mol 1:1. - Phương pháp bốc hơi dung môi thu được
hỗn dịch có đặc tính: KTTP là 357 nm và

+ Dung môi hòa tan: ethanol


+ Phối hợp hoạt chất với HSPC trên thiết bị khuấy phân bố KTTP 0,3; hiệu suất phytosome hóa
từ với tốc độ vòng 400 vòng/phút, nhiệt độ 800C, 40%.
thời gian 16 giờ
- Phương pháp kết tủa do thay đổi dung
+ Dung môi kết tủa : n-hexan
môi thu được hỗn dịch phytosome
quercetin tạo thành có các đặc tính: KTTP
203,5 nm, PDI = 0,239, thế Zeta>30, hiệu
suất phytosome hóa 79,92%.
Từ các nghiên cứu trên có thể rút ra một số nhận xét sau:
❖ Phospholipid: cần căn cứ vào tỷ lệ nhóm phosphatidyl có trong phospholipid,
độ tinh khiết, độ ổn định, độ tan trong dung môi hữu cơ và giá cả để lựa chọn. Một
số phospholipid hay được sử dụng là lecithin đậu nành, HSPC… Ngoài phospholipid
trong công thức bào chế phytosome có thể thêm cholesterol để tăng độ ổn định màng
lipid kép, tăng khả năng thấm của phytosome và hạn chế sự rò rỉ dược chất qua màng.
❖ Tỷ lệ phospholipid-hoạt chất: Tùy theo bản chất của hoạt chất và phospholipid
sử dụng mà tỷ lệ giữa hai thành phần có thể thay đổi từ 0,5 - 3. Nhưng trong hầu hết
các nghiên cứu, tỷ lệ tối ưu giữa hoạt chất dược liệu : phospholipid vẫn là 1:1.
❖ Dung môi hòa tan: chủ yếu sử dụng dung môi phân cực như: dichloromethan,
tetrahydrofuran, methanol, aceton…. Đây là những dung môi có độc tính, do đó vấn
đề tồn dư dung môi trong chế phẩm cần phải lưu ý khi áp dụng trong các dạng bào
chế dùng đường uống/đường tiêm.
❖ Dung môi kết tủa: với phương pháp kết tủa do thay đổi dung môi, các
hydrocarbon béo như n-hexan chủ yếu được sử dụng làm dung môi kết tủa. n-hexan
là dung môi có nhiều nguy hại tới sức khỏe con người như dị ứng/ăn mòn da, rối loạn
thần kinh,… và nguy hại tới môi trường. Nhận thấy nhược điểm trong các nghiên cứu
phytosome trước đây, có thể thấy rằng việc bào chế phytosome theo hướng sử dụng
các dung môi xanh như ethanol, nước là một hướng đi phù hợp để thúc đẩy phát triển
và ứng dụng công nghệ phytosome trong ngành công nghiệp dược phẩm.

❖ Dung môi hydrat hóa: Các nghiên cứu phytosome theo phương pháp bốc hơi
dung môi sử dụng nước là dung môi hydrat hóa.
14


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Nguyên liệu và thiết bị nghiên cứu

2.1.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu
Các nguyên liệu sử dụng, nguồn gốc và tiêu chuẩn nguyên liệu được trình bày ở
bảng 2.1.
Bảng 2.1. Nguyên liệu
STT

Tên nguyên liệu

Nguồn gốc

Tiêu chuẩn

1.

Ethanol

Trung Quốc

NSX


2.

Methanol

Trung Quốc

NSX

3.

Methanol sắc ký

Merck - Đức

USP

4.

Nước cất 2 lần

Việt Nam

DĐVN

5.

Octanol

Trung Quốc


NSX

6.

Quercetin dihydrat

Việt Nam

NSX

7.

Phosphatidyl cholin đậu nành

Lipoid - Đức

NSX

đã hydrogen hóa (HSPC)
8.

Cholesterol

Đức

NSX

9.

Natri carboxymethylcellulose


Trung Quốc

NSX

(NaCMC)
10.

Gôm arabic

Trung Quốc

NSX

11.

HPMC

Trung Quốc

NSX

12.

Natri laurylsulfat

Trung Quốc

NSX


13.

Acid phosphoric 0,2%

Merck - Đức

USP

2.1.2. Thiết bị, dụng cụ nghiên cứu
- Máy khuấy từ gia nhiệt IKA RCT basic (Đức).
- Hệ thống cất quay Rovapor R - 210 (Buchi - Đức), bình cầu NS 29/32, dung
tích 1000ml (Buchi - Đức), sinh hàn (Buchi – Đức).
- Hệ thống thiết bị phân tích kích thước Zetasizer nano ZS90 (Malvern – Anh).
- Hệ thống máy sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC Aligent.
- Thiết bị siêu âm Qsonica Model CL-334
- Bể siêu âm Wise clean (Hàn Quốc)
15


- Tủ sấy chân không Daihan Labtech
- Cân phân tích Satorius BP121S, tủ sấy, tủ lạnh, cân kĩ thuật, các dụng cụ
thủy tinh.
2.2.

Nội dung nghiên cứu

- Khảo sát chọn phương pháp bào chế phytosome quercetin.
- Nghiên cứu cải thiện độ ổn định vật lý, hoàn thiện công thức và quy trình bào
chế phytosome quercetin.
- Nghiên cứu độ ổn định của hỗn dịch phytosome quercetin trong một số điều

kiện: nhiệt độ thường, 2 - 80C, lão hóa cấp tốc.
2.3.

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp bào chế phytosome quercetin
❖ Kết tủa do thay đổi dung môi
➢ Cách tiến hành:
- Cân và hòa tan quercetin và phospholipid trong một lượng dung môi thích hợp
(khoảng 20 ml ethanol). Tiến hành khuấy từ hồi lưu qua đêm ở nhiệt độ 800C với tốc
độ khuấy phù hợp (400 vòng/phút).
- Sau 16 giờ tạo phức hợp quercetin - phospholipid, bơm nhanh hỗn hợp phản
ứng vào nước cất 2 lần hoặc hệ đệm thích hợp có kết hợp khuấy trộn ở nhiệt độ phù
hợp. Do thay đổi dung môi, phytosome sẽ kết tủa lại tạo hỗn dịch phytosome thô.
- Hỗn dịch phytosome thô được làm nhỏ kích thước tiểu phân bằng phương pháp
siêu âm trong thời gian thích hợp, sau đó phức hợp được đóng trong lọ thủy tinh, đậy
kín và bảo quản ở nhiệt độ 2 - 80C.
❖ Bốc hơi dung môi
➢ Cách tiến hành:
- Cân và hòa tan quercetin trong 20 ml methanol.
- Cân và hòa tan phospholipid trong 30 ml dichloromethan.
- Phối hợp hai dung dịch trên, sau đó đưa vào bình cầu dung tích 1000 ml của hệ
thống cất quay. Cho bình quay trong điều kiện nhiệt độ 450C, tốc độ quay 150
vòng/phút. Sau 5 giờ, hệ thống cất quay được hút chân không, điều chỉnh áp suất để
dung môi bay hơi từ từ. Sau 15 phút hút chân không, dung môi bay hơi hết và màng

16



×