Tải bản đầy đủ (.pdf) (240 trang)

Sinh kế của các hộ nông dân gắn với phát triển rừng bền vững tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 240 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––

NGUYỄN DUY HÀ

SINH KẾ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN
GẮN VỚI PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG
TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––

NGUYỄN DUY HÀ

SINH KẾ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN
GẮN VỚI PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG
TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 62.62.01.15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đỗ Anh Tài
2. TS. Trần Văn Túy



THÁI NGUYÊN - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân, các kết quả
nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng
đƣợc bảo vệ để lấy bất kì học vị nào ở trong và ngoài nƣớc. Mọi sự giúp đỡ cho
việc thực hiện luận án đã đƣợc cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều
đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án “Sinh kế của các hộ nông dân
gắn với phát triển rừng bền vững tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”, Tôi đã
nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể Ban Giám hiệu; Bộ
phận sau đại học – Phòng Đào tạo; Khoa kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế & Quản
trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên và các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh Thái
Nguyên. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên; Sở Kế
hoạch và Đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên; UBND huyện Định Hóa, các phòng: Thống kê;
Lao động thƣơng binh và xã hội, Tài chính Kế hoạch; Giáo dục & Đào tạo; Tài
nguyên và Môi trƣờng; Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Chi cục Kiểm lâm
tỉnh Thái Nguyên; Ban quản lý rừng ATK huyện Định Hóa; Chính quyền địa
phƣơng và bà con nhân dân các xã Phú Đình; Điềm Mặc; Bảo Cƣờng; Phú Tiến;
Quy Kỳ, và Lam Vỹ đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập và
điều tra số liệu phục vụ cho nghiên cứu và hoàn thành luận án này.

Đăc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Anh Tài và
TS. Trần Văn Túy là các nhà khoa học đã trực tiếp giúp đỡ, hƣớng dẫn và chỉ bảo
cho tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các bạn, và đồng nghiệp
nơi tôi đang công tác đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện và hoàn thiện luận án này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và ngƣời
thân, đặc biệt là vợ và con tôi, đã động viên, chia sẻ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để
tôi hoàn thành luận án này./.
Tác giả


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ .................................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
4. Những đóng góp mới của luận án ...........................................................................4
5. Kết cấu của luận án .................................................................................................4
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SINH KẾ CỦA HỘ NÔNG DÂN VÀ
PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG.........................................................................5
1.1. Tổng quan nghiên cứu ..........................................................................................5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài về bảo tồn, phát triển, cải tạo

sinh kế nhằm phát triển bền vững rừng. ......................................................................5
1.1.2. Các công trình trong nƣớc .................................................................................7
1.1.3. Các công trình liên quan đến huyện Định Hóa, Thái Nguyên ........................10
1.1.4. Các công trình khác .........................................................................................13
1.2. Sinh kế và sinh kế của hộ nông dân ...................................................................16
1.2.1. Khái niệm sinh kế............................................................................................16
1.2.2. Sinh kế hộ nông dân ......................................................................................19
1.2.3. Các điều kiện đảm bảo sinh kế của hộ nông dân ............................................23
1.3. Phát triển rừng bền vững ....................................................................................27
1.3.1. Khái niệm phát triển bền vững ........................................................................27
1.3.2. Phát triển rừng bền vững .................................................................................30
1.3.3. Nội dung của phát triển rừng bền vững ..........................................................32


iv
1.3.4. Các tiêu chí đo lƣờng đánh giá phát triển rừng bền vững ...............................33
1.4. Mối quan hệ giữa sinh kế và phát triển rừng bền vững .....................................34
1.4.1. Các quan điểm về mối quan hệ giữa sinh kế và phát triển rừng bền vững .....34
1.4.2. Mối quan hệ giữa sinh kế với phát triển rừng bền vững ở Việt Nam .............35
1.5. Các yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa sinh kế hộ nông dân với phát
triển rừng bền vững ...................................................................................................38
1.5.1. Các yếu tố chủ quan ........................................................................................38
1.5.2. Yếu tố môi trƣờng khách quan ........................................................................41
1.6. Cơ sở thực tiễn về sinh kế của hộ nông dân gắn với phát triển rừng bền vững ........42
1.6.1. Các kinh nghiệm về cải thiện và đảm bảo sinh kế hộ nông dân gắn với
phát triển rừng bền vững trên thế giới .......................................................................42
1.6.2. Các kinh nghiệm về cải thiện và đảm bảo sinh kế hộ nông dân gắn với
phát triển rừng bền vững ở Việt Nam .......................................................................46
1.6.3. Một số vấn đề rút ra từ việc cải thiện sinh kế của ngƣời dân để quản lý
rừng bền vững ...........................................................................................................51

Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................53
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................53
2.2. Phƣơng pháp tiếp cận .........................................................................................53
2.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận chung ...........................................................................53
2.2.2. Phƣơng pháp tiếp cận cụ thể .............................................................................53
2.3. Khung phân tích .................................................................................................55
2.4. Các phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................58
2.4.1. Chọn điểm và mẫu điều tra .............................................................................58
2.4.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ..........................................................................60
2.4.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu ........................................................................61
2.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích về sinh kế ...............................................................67
2.5.1. Một số công cụ sử dụng trong nghiên cứu ......................................................67
2.5.2. Một số chỉ tiêu đánh giá về sinh kế của ngƣời dân .........................................67
2.5.3. Các chỉ tiêu đo lƣờng đánh giá phát triển rừng bền vững ...............................69
2.5.4. Các tiêu chí phản ánh mối quan hệ giữa sinh kế và phát triển rừng bền vững.......69


v
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG SINH KẾ CỦA HỘ NÔNG DÂN GẮN
VỚI PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH
THÁI NGUYÊN .....................................................................................................70
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................70
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................70
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................73
3.1.3. Ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đối với quá trình phát
triển kinh tế cũng nhƣ phát triển rừng bền vững của huyện Định Hóa .....................74
3.2. Đánh giá thực trạng sinh kế của hộ nông dân nhằm phát triển rừng bền
vững ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên ...............................................................76
3.2.1. Đặc điểm chung về hộ nông dân và các nguồn lực sinh kế của hộ nông
dân huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên ....................................................................76

3.2.2. Các hoạt động sinh kế hộ nông dân huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.......80
3.2.3. Các chính sách gắn sinh kế của hộ nông dân với phát triển rừng bền vững
của huyện Định Hóa ..................................................................................................82
3.2.4. Thực trạng phát triển rừng bền vững ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.........88
3.2.4.3. Đặc điểm hệ động vật ...................................................................................91
3.2.5. Đặc điểm chung về các nguồn lực sinh kế của hộ nông dân địa bàn nghiên cứu ..91
3.2.6. Đánh giá tác động các hoạt động sinh kế của các nhóm hộ nghiên cứu tới
phát triển rừng bền vững .........................................................................................114
3.2.7. Thu nhập từ các hoạt động sinh kế của các hộ nông dân ..............................124
3.2.8. Kết quả phân tích sinh kế trong các v ng và giữa các nhóm hộ nghiên cứu .......131
3.2.9. Thực trạng mối quan hệ giữa sinh kế của các hộ nông dân với phát triển
rừng bền vững ở huyện Định Hóa ..........................................................................138
3.3. Đánh giá chung về thực trạng các hoạt động sinh kế của hộ nông dân gắn
với phát triển rừng bền vững tại huyện Định Hóa, Thái Nguyên ...........................148
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN, ĐẢM
BẢO SINH KẾ CHO HỘ NÔNG DÂN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN RỪNG
BỀN VỮNG Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN .........................152
4.1. Quan điểm, thực tế, mục tiêu ...........................................................................152


vi
4.1.1. Quan điểm .....................................................................................................152
4.1.2. Thực tế tại khu vực nghiên cứu .....................................................................153
4.1.3. Mục tiêu ........................................................................................................154
4.2. Giải pháp sinh kế cho hộ nông dân gắn với phát triển rừng bền vững ở
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ........................................................................155
4.2.1. Các giải pháp liên quan đến các hoạt động sinh kế của hộ nông dân có
ảnh hƣởng tới phát triển rừng bền vững ..................................................................155
4.2.1.4. Đối với hoạt động khai thác gỗ và LSNG ..................................................157
4.2.1.5. Đối với hoạt động săn bắt động vật rừng ...................................................158

4.2.2. Các giải pháp về thể chế, chính sách ............................................................159
4.2.3. Các giải pháp bảo đảm sinh kế cho hộ nông dân ..........................................159
4.2.4. Các giải pháp phát triển rừng bền vững ........................................................164
4.2.5. Nhóm giải pháp liên quan tới triển khai các chƣơng trình dự án vào địa
bàn có gắn với hoạt động sinh kế tác động tới tài nguyên rừng .............................166
KẾT LUẬN ............................................................................................................168
DANH MỤC CÔNG TR NH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................................170
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................171
PHẦN PHỤ LỤC...................................................................................................178


vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ/giải nghĩa

BQL

Ban quản lý

BTTN

Bảo tồn tự nhiên

CP

Chính phủ


FAO

Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc

GTZ

Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức

HBFM

In the household-based forest management (HBFM)/giao
quyền quản lý rừng cho hộ

ITTO

Tổ chức Gỗ nhiệt đới quốc tế

KBT

Khu bảo tồn

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ



Nghị định

NN&PTNT


Nông nghiệp và Phát triển nông thôn



Quyết định

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

QLRBV

Quản lý rừng bền vững

REDD+
TTg

Reduced Emissions from Deforestation and Forest
Degradation/ Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng
Thủ tƣớng

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO

Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc


VQG

Vƣờn quốc gia


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lƣợng mẫu điều tra hộ trong đề tài nghiên cứu ...................................59
Bảng 2.2: Kết quả điều tra hộ nông dân theo thành phần dân tộc ............................60
Bảng 2.3: Mô tả các biến đƣợc sử dụng trong Phân tích hồi quy .............................65
Bảng 2.4: Mô tả hệ số và các biến số sử dụng trong xây dựng bài toàn QHTT
cho các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu ...................................................66
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Định Hoá năm 2015 ......................72
Bảng 3.2: Tăng trƣởng kinh tế huyện Định Hóa giai đoạn 2007 - 2015 ..................73
Bảng 3.3: Số hộ có sinh kế gắn với rừng huyện Định Hóa .......................................77
Bảng 3.4: Hiện trạng đất lâm nghiệp huyện Định Hóa .............................................88
Bảng 3.5: Diện tích đất bình quân của các hộ điều tra..............................................92
Bảng 3.6: Kết quả đánh giá đối với nguồn lực rừng .................................................94
Bảng 3.7: Kết quả đánh giá đối với nguồn lực đất đai và nguồn nƣớc .....................96
Bảng 3.8: Một số thông tin chung của các nhóm hộ điều tra ....................................97
Bảng 3.9: Trình độ học vấn của chủ hộ ....................................................................98
Bảng 3.10: Trình độ học vấn của vợ/chồng chủ hộ ..................................................98
Bảng 3.11: Phân bố độ tuổi lao động trong các nhóm hộ .........................................99
Bảng 3.12: Kết quả đánh giá đối với thời gian và cơ hội việc làm thông qua các
hoạt động sinh kế ...................................................................................103
Bảng 3.13: Kết quả đánh giá hiệu quả các hoạt động cải thiện sinh kế về tầm
quan trọng của tài nguyên rừng và kỹ năng quản lý ..............................105
Bảng 3.14a: Kết quả đánh giá đối với nguồn lực xã hội: Môi trƣờng dân chủ
trong quản lý nguồn lực chung ..............................................................106
Bảng 3.14b: Kết quả đánh giá đối với nguồn lực xã hội: vai trò của các tổ chức

chính trị xã hội cấp thôn bản .................................................................107
Bảng 3.14c: Kết quả đánh giá đối với nguồn lực xã hội: an ninh và văn hóa
thôn bản .................................................................................................107
Bảng 3.15: Kết quả đánh giá về cơ sở hạ tầng nông thôn và tƣ liệu sản xuất
của hộ .....................................................................................................109


ix
Bảng 3.16: Kết quả đánh giá về nguồn lực sản xuất của hộ ...................................110
Bảng 3.17: Kết quả đánh giá về khả năng tiếp cận nguồn tài chính .......................111
Bảng 3.18: Kết quả đánh giá về khả năng chuyển đổi nguồn tài chính ..................112
Bảng 3.19: Số hộ có hoạt động nƣơng rẫy ..............................................................114
Bảng 3.20: Nguồn gốc của đất trồng chè ................................................................116
Bảng 3.21: Phƣơng thức chăn thả đại gia súc tại các hộ điều tra ...........................116
Bảng 3.22: Mật độ chăn thả đại gia súc trên đất lâm nghiệp ..................................118
Bảng 3.23: Mục đích khai thác gỗ của hộ nông dân ...............................................119
Bảng 3.24: Tình hình khai thác LSNG của hộ nông dân ........................................120
Bảng 3.25: Hoạt động săn bắt thú rừng của hộ nông dân .......................................123
Bảng 3.26: Thu nhập trung bình năm 2015 của ba nhóm hộ ..................................125
Bảng 3.27: Doanh thu từ rừng bình quân một năm.................................................128
Bảng 3.28: Chi phí cho các hoạt động lâm nghiệp .................................................129
Bảng 3.29: Sử dụng tài nguyên rừng phân theo nhóm hộ .......................................130
Bảng 3.30: Tổng hợp kết quả điều tra chung đối với 5 nguồn lực của ba nhóm hộ ....... 131
Bảng 3.31: Bảng kết quả phân tích hồi qui về nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập hỗn
hợp của hộ điều tra huyện Định Hóa ......................................................135
Bảng 3.32: Kết quả phƣơng án tối ƣu sử dụng các nguồn lực sinh kế của các hộ
nghiên cứu..............................................................................................137
Bảng 3.33: Đánh giá mối quan hệ giữa hoạt động sinh kế của hộ nông dân
và phát triển rừng bền vững ở 3 khu vực nghiên cứu của huyện
Định Hóa ...............................................................................................141

Bảng 3.34: Đánh giá các nguồn lực sinh kế của hộ gia đình ..................................148
Bảng 4.1: Kết quả chạy bài toán nâng cao hiệu quả sử dụng đất (SDĐ) nông hộ ..163


x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Nghề nghiệp của chủ hộ trong mẫu điều tra .......................................100
Biểu đồ 3.2: Nghề nghiệp của vợ/chồng chủ hộ .....................................................101
Biểu đồ 3.3: Nghề nghiệp của các thành viên khác trong hộ ..................................102
Biểu đồ 3.4: Các nguồn thu hàng năm của ba nhóm hộ năm 2015.........................127
Biểu đồ 3.5: Đánh giá tác động các nguồn lực tại địa bàn nghiên cứu ...................132
Biểu đồ 3.6: Kết hợp sinh kế và bảo vệ rừng ..........................................................145
Biểu đồ 3.7: Tăng thu nhập từ rừng .........................................................................146
Biểu đồ 3.8: Tăng thu nhập từ lâm sản ngoại gỗ (LSNG) .......................................146
Sơ đồ:
Sơ đồ 2.1. Khung phân tích sinh kế của hộ nông dân nhằm phát triển bền rừng bền
vững ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên .............................................57


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá, có ý nghĩa to lớn đối với môi trƣờng cũng
nhƣ cuộc sống của con ngƣời. Đó là một thành phần của môi trƣờng địa lý tham gia
vào vòng tuần hoàn vật chất sinh- địa-hóa trên trái đất, là nguồn tài nguyên thiên nhiên
quý giá và đa diện, bảo đảm nhu cầu nhiều mặt của con ngƣời. Ngày nay, do dân số
tăng nhanh, nhu cầu về các tài nguyên từ rừng ngày càng lớn, các hoạt động sinh kế
của hộ nông dân tại các khu vực có rừng ngày càng gia tăng đã tạo ra sức ép đối với
việc bảo vệ rừng và các tài nguyên từ rừng (Jutta Lax, 2010). Vấn đề sinh kế của hộ
nông dân có có vai trò quan trọng ảnh hƣởng đến hiệu quả công tác quản lý và phát

triển rừng bền vững. Đã có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò này nhƣ: Theo Sato
(2000): “Đời sống của người dân miền núi gắn kết chặt chẽ với rừng và sự gia tăng
nhu cầu từ các sản phẩm rừng nhanh hơn sự gia tăng của các sản phẩm rừng làm cho
sinh kế từ rừng ngày càng suy giảm. Do đó để phát triển bền vững rừng cần phải đảm
bảo và cải thiện sinh kế bền vững cho người dân”. Theo Ngô Quang Sơn và cộng sự
(2014): “Cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số luôn gắn bó mật thiết với tự nhiên,
đặc biệt là 3 nguồn tài nguyên: rừng, đất đai và nguồn nước. Vì thế việc khai thác, sử
dụng, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên luôn được coi trọng. Để khai thác, sử
dụng các nguồn tài nguyên hợp lý thì vấn đề ổn định sinh kế được đặt lên hàng đầu”.
Từ lâu, vấn đề sinh kế của hộ nông dân gắn với phát triển rừng bền vững trở thành vấn
đề quan trọng, cấp bách của Việt Nam nói chung, của các khu vực có rừng của Thái
Nguyên nói riêng.
Định Hóa là huyện miền núi có diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất của tỉnh Thái
Nguyên. Đến năm 2015 diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 33.595ha (độ che phủ của
rừng đạt 65,5%), trong đó rừng sản xuất có 20.262 ha; rừng phòng hộ có 5.537 ha và rừng
đặc dụng có 7.795ha. Dân số của huyện chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số, đời
sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp. Trong hàng chục thập kỷ qua rừng là
nguồn cung cấp chính các sản phẩm phục vụ cuộc sống của ngƣời dân nơi đây. Ngày nay
các khu vực rừng của huyện không những đảm bảo một phần sinh kế cho ngƣời dân mà


2
còn là tiềm năng và thế mạnh thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua các hoạt động tham
quan du lịch - dịch vụ (Jutta Lax, 2010).
Hiện nay diện tích rừng ở Thái Nguyên nói chung và ở khu vực huyện Định Hóa
nói riêng đang bị suy giảm do các hoạt động sinh kế thiếu bền vững của con ngƣời tác
động đến. Các hộ đang sống trong và gần rừng với chủ yếu là các hộ đồng bào dân tộc
thiểu số, hộ nghèo với tập quán sinh sống và canh tác dựa vào rừng nhƣ khai thác lâm
sản, du canh phát rẫy, cộng với sự gia tăng dân số đã là một trong những thách thức
đối với nguồn tài nguyên rừng ngày càng bị cạn kiệt và điều này cũng đã ảnh hƣởng

đến phát triển rừng bền vững. Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nƣớc cũng nhƣ
chính quyền các cấp, các ngành của tỉnh Thái Nguyên, huyện Định Hóa đã có nhiều
chủ trƣơng, chính sách tác động trực tiếp tới sinh kế của ngƣời dân. Các chính sách
này nhằm đa dạng hóa các hoạt động sinh kế của ngƣời dân hƣớng ngƣời dân sử dụng,
khai thác rừng có hiệu quả góp phần phát triển rừng bền vững.
Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy với những sức ép từ sự phát triển, từ lƣơng
thực, sự gia tăng dân số làm cho các hoạt động khai thác và khai thác trái phép các tài
nguyên từ rừng vẫn còn tiếp diễn ảnh hƣởng đến phát triển rừng bền vững. Tình hình
trên có những nguyên nhân nhƣ: một bộ phận dân cƣ đời sống còn nhiều khó khăn, tập
quán sinh sống và canh tác của đồng bào dân tộc chƣa đƣợc thay đổi triệt để, các chính
sách chƣa hƣớng tới đảm bảo sinh kế bền vững cho ngƣời dân… (Jutta Lax, 2010). Vì
vậy giải quyết tốt các mối quan hệ giữa sinh kế và giữ gìn, duy trì vốn rừng và làm cho
rừng phát triển bền vững là một thách thức với những nhà quản lý, với chính ngƣời dân
bản địa.
Xuất phát từ đó tôi lựa chọn hƣớng nghiên cứu: “Sinh kế của các hộ nông dân
gắn với phát triển rừng bền vững tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng sinh kế của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên từ đó xác định đƣợc mối quan hệ, những tác động và ảnh hƣởng của sinh kế
hiện tại đến phát triển rừng bền vững trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó đề xuất một số


3
giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo sinh kế có khả năng tạo động lực phát triển kinh tế hộ và
quản lý rừng bền vững trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về sinh kế hộ nông dân gắn với phát triển
rừng bền vững.
Phân tích, đánh giá thực trạng sinh kế của các hộ nông dân huyện Định Hóa, tỉnh

Thái Nguyên và mối quan hệ với quản lý, sử dụng rừng.
Phân tích tác động hoạt động sinh kế của hộ nông dân tới phát triển rừng bền
vững trên địa bàn huyện.
Đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện, đảm bảo sinh kế của hộ nông dân gắn
với phát triển rừng bền vững ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Từ mục tiêu của luận án, đối tƣợng nghiên cứu bao gồm:
Các nguồn lực sinh kế của hộ nông dân theo các v ng sinh thái;
Các loại hình sinh kế của hộ nông dân ở các v ng sinh thái;
Những tác động của hoạt động sinh kế tới phát triển rừng bền vững ở huyện Định
Hóa tỉnh Thái Nguyên.
Những hoạt động quản lý nhằm cải thiện và đảm bảo sinh kế để phát triển rừng
bền vững ở địa bàn nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian: Đề tài đƣợc tiến hành nghiên cứu tại huyện Định Hóa,tỉnh
Thái Nguyên
Phạm vi thời gian: Để phục vụ nghiên cứu đề tài tác giả tiến hành thu thập số
liệu có bổ sung từ năm 2012 đến năm 2015 và số liệu điều tra năm 2015.
Phạm vi nội dung: Xung quanh việc sinh kế và bảo vệ rừng của các hộ nông dân
khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên còn có nhiều vấn đề cần tiếp cận nghiên cứu. Đề
tài tập trung nghiên cứu, đánh giá sự phát triển kinh tế, những vấn đề liên quan đến
sinh kế và những ảnh hƣởng có liên quan đến tính chất bền vững, các nguồn lực để
phát triển rừng bền vững tại huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên.


4
4. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, trên cơ sở các định nghĩa và cách tiếp cận của các tác giả đi trƣớc,
nghiên cứu sinh đã: Luận giải rõ ràng hơn các khái niệm về sinh kế, phát triển bền

vững, mối quan hệ giữa sinh kế và phát triển bền vững, các yếu tố tác độnh đến sinh
kế; Đƣa ra khái niệm mới về phát triển rừng bền vững, chỉ ra ba quan hệ chính trong
mối quan hệ giữa sinh kế và phát triển rừng bền vững.
Thứ hai, Luận án chỉ rõ năm nguồn lực sinh kế của các hộ nông dân địa bàn
nghiên cứu và mối quan hệ giữa các nguồn lực sinh kế này với phát triển rừng bền
vững qua bài toán quy hoạch tuyến tính đa mục tiêu.
Thứ ba, Luận án đề xuất bốn nhóm giải pháp nhằm cải thiện sinh kế cho hộ nông
dân gắn với phát triển rừng bền vững tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án đƣợc kết cấu gồm 04 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở khoa học về sinh kế của hộ nông dân và phát triển rừng bền vững
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng sinh kế của hộ nông dân gắn với phát triển rừng bền vững ở
huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên.
Chương 4: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp cải thiện, đảm bảo sinh kế cho hộ
nông dân gắn với phát triển rừng bền vững ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.


5
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SINH KẾ CỦA HỘ NÔNG DÂN
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu
Liên quan đến sinh kế và phát triển rừng bền vững đã có các công trình nghiên
cứu của một số tác giả, trong đó có một số công trình nghiên cứu liên quan đến khu
vực huyện Định Hóa, Thái Nguyên. Mỗi công trình có đề cập đến những giác độ khác
nhau trong vấn đề đảm bảo sinh kế, sinh kế và phát triển rừng bền vững. Các công
trình nghiên cứu liên quan bao gồm:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về bảo tồn, phát triển, cải tạo sinh kế
nhằm phát triển bền vững rừng.

Theo DFIT (2001), sinh kế trở nên bền vững khi nó giải quyết đƣợc những căng
thẳng và đột biến, hoặc có khả năng phục hồi, duy trì và tăng cƣờng khả năng và
nguồn lực hiện tại và tƣơng lai mà không làm tổn hại đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên.
Tiêu chí SKBV gồm: an toàn lƣơng thực, cải thiện điều kiện môi trƣờng tự nhiên, cải
thiện điều kiện môi trƣờng cộng đồng - xã hội, cải thiện điều kiện vật chất, đƣợc bảo
vệ tránh rủi ro và các cú sốc.
Khung phân tích SKBV do Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFIT) đƣa ra đƣợc các
học giả và các cơ quan phát triển ứng dụng rộng rãi. Ba thành tố chính của sinh kế
theo DFIT là: (1) nguồn lực và khả năng mà con ngƣời có đƣợc, (2) Chiến lƣợc sinh kế
(thể hiện ra là các hoạt động sinh kế) và (3) kết quả sinh kế. Các thành tố của một sinh
kế có mối quan hệ nhân quả và chiến lƣợc sinh kế của con ngƣời chịu sự tác động bởi
các yếu tố bên ngoài. Điều này đƣợc thể hiện trong khung phân tích sinh kế dƣới đây
(DFID,2001)
Trong nghiên cứu của Prabhu Budhathoki (2014), trong nghiên cứu về “chiến
lƣợc bảo tồn và phƣơng pháp tiếp cận đối với phát triển bền vững và xóa đói giảm
nghèo ở khu vực miền núi của Nepal đã chỉ ra đƣợc các mô hình và phƣơng pháp hảo
luận và phân tích các phƣơng pháp tiếp cận khác nhau hiện nay đang đƣợc thực hiện
tại các khu vực đƣợc bảo vệ ở Himalaya và trình bày những thiếu sót cũng nhƣ thế
mạnh của chúng trong việc đạt các mục tiêu phát triển bền vững và xóa đói giảm
nghèo. Bài báo cũng đề xuất rằng mỗi một phƣơng pháp bảo tồn đều có những hạn chế
riêng và cần thiết phải kết hợp các công cụ bảo vệ và có sự tham gia của ngƣời dân để
bảo tồn bền vững và cải thiện sinh kế cho ngƣời dân. Tƣơng tự, quá trình quản lý có sự
tham gia của đông đảo mọi ngƣời và sự bình đẳng khi chia sẻ lợi ích là điều quan trọng


6
để mở rộng các khu vực bảo tồn và sự tham gia của các cộng đồng thứ yếu và thiểu số
vào chƣơng trình bảo tồn. Nghiên cứu này cũng chỉ ra kinh nghiệm về quản lý các
khu vực bảo tồn ở khu vực Himalaya của Nepal cho thấy rằng: Các khu vực đƣợc bảo
tồn với các hệ thống quản lý có sự tham gia của cộng đồng sẽ đƣợc xã hội chấp nhận,

tiết kiệm chi phí kinh tế, và bền vững về mặt sinh thái. Tại quốc gia nhƣ Nepal và có
thể tại nhiều quốc gia đang phát triển khác nơi mà các cơ quan phụ trách còn non yếu,
ngƣời dân còn nghèo khó và áp lực của họ đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên rất lớn,
thì các chiến lƣợc bảo tồn dựa trên sự ủy quyền cho ngƣời dân và phƣơng pháp tích hợp
chƣơng trình sẽ ph hợp hơn để đem lại những kết quả bảo tồn tốt hơn so với phƣơng
pháp ép buộc và cô lập. Ngoài ra bài báo này cũng nhấn mạnh rằng sự đa dạng của các
mô hình quản trị cần phải đƣợc thiết kế c ng với việc cân nhắc bối cảnh sinh thái, kinh
tế, xã hội. Hệ sinh thái đa dạng đƣợc quản lý hiệu quả tại các khu vực rộng lớn đối với
con ngƣời và môi trƣờng bao gồm cả khả năng đàn hồi trƣớc những tác động của BĐKH
sẽ chỉ khả thi nếu thông qua các cơ chế quản lý bảo tồn khác nhau.
Bhola Bhattarai (2014), nghiên cứu về vai trò của rừng tƣ nhân phục vụ cho phát
triển kinh tế ở khu vực miền núi Nepal, tác giả nhận thấy rằng: Các điểm mạnh của
cấp quản lý chính sách lâm nghiệp tƣ nhân nên đƣợc thực hiện hiệu quả hơn và mở
rộng. Nepal là quốc gia nông nghiệp dựa và lợi thế khác nhau đƣợc lấy từ rừng tƣ
nhân: cây thân gỗ cho năng lƣợng, xây dựng nhà ở và tăng thu nhập cho ngƣời dân.
Do đó, khu vực lâm nghiệptƣ nhân nên đƣợc thực hiện bởi ngƣời nông dân và thân
thiện với doanh nghiệp. Những thách thức liên quan đến quá trình xúc tiến của khu
vực lâm nghiệp tƣ nhân cần đƣợc loại bỏ. Sự phối hợp và hợp tác giữa các bên liên
quan là rất quan trọng để đi đến những thống nhất chung. Ngày nay điều cần thiết
nhất chính là tất cả chúng ta nên làm việc c ng nhau để lập kế hoạch và phân tích
thƣờng xuyên nhằm hƣớng tới sự phát triển mạnh mẽ và phát huy tiềm năng của khu
vực lâm nghiệp tƣ nhân.
Tác giả Abiyot Negera Biressu (2009) cho rằng các hoạt động bảo tồn của VQG
cần chú ý chia sẻ lợi ích và trách nhiệm giữa các bên liên quan, đồng thời cải thiện
sinh kế cho cộng đồng địa phƣơng.
Krisna B. Ghimire (2008) qua cuốn“Parks and people: Livelihood Issues in
national Parks Management in Thailand and Madagascar ” cũng khẳng định điều này.
Trong cuốn “Involving Indigenous peoples In Protected Area management:
Comparative Perspectives from Nepal, Thailand, and China” tác giả Sanjay K (2002)
lƣu ý về việc cần phải chú ý tới các dân tộc bản địa và sinh kế của họ trong các KBT

và VQG trong các hoạt động bảo tồn


7
Năm 2005, DFIT đã xuất bản trên tạp chí của mình một bài viết với tiêu đề
“Marine Protected Areas and Sustainable Coastal Livelihoods”
Trong tài liệu “Quản lý Vƣờn quốc gia và sinh kế địa phƣơng ở Ban Suk Ran
Sat, Thailand” nhóm tác giả: Tolera Senbatot Jiren, Liton Chandra Sen và Anna Glent
Overgaard sử dụng tiếp cận sinh kế bền vững của DFIT để phân tích.
1.1.2. Các công trình trong nước
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vấn đề quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng có
tác động tích cực đến đa dạng sinh học. Ví dụ nhƣ nghiên cứu của Lê Diên Dực (2012)
trong bài viết “Vai trò của cộng đồng trong phát triển và bảo tồn đa dạng sinh học” đã
đƣa ra 6 nguyên tắc của quản lý dựa vào cộng đồng. Trong đó, tác giả cho rằng phát
triển SKBV đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn về kinh tế và lƣơng
thực cho cộng đồng, sinh kế là điểm chủ chốt trong mối tƣơng tác giữa con ngƣời và
tài nguyên, quyết định tính bền vững.
Phạm Đức Hiển (2014) khi nghiên cứu về hỗ trợ, phát triển sinh kế cho ngƣời
dân và cộng đồng dân cƣ găn với hoạt động bảo vệ và phát triển rừng ở tỉnh điện biên
đã đƣa ra kết luận rằng: Những năm qua, mặc d diện tích rừng tăng nhƣng chất lƣợng
rừng, đa dạng sinh học có chiều hƣớng suy giảm. Nguyên nhân chính: khai thác gỗ,
củi trái phép; tập quán phá rừng làm nƣơng; mở rộng đất canh tác NN (nghèo đói).
Công tác quản lý và hƣởng lợi từ rừng CĐ còn nhiều bất cập nhƣ: RCĐ chƣa công
nhận nhƣ một chủ thể pháp lý; lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm, hàng năm; các chỉ
tiêu kỹ thuật và thủ tục khai thác rừng cộng đồng phức tạp, khó thực hiện,… Áp lực về
củi đun, LSNG, gỗ và các giá trị khác chƣa có giải pháp thay thế; áp lực từ trồng lúa
nƣơng, ngô nƣơng. Kỹ năng tổ chức quản lý BVR của ngƣời dân còn thiếu và yếu.
Thiếu nguồn lực tài chính, lao động có tay nghề, kỹ thuật giải pháp tác động vào rừng.
Rừng chƣa có chủ, hoạt động đầu tƣ trồng rừng, BVR, chế biến, tiêu thụ chƣa phát
triển. Tập quán canh tác nƣơng rẫy, thói quen không đòi hỏi nhiều nỗ lực, đầu tƣ công

sức, đặc biệt là đầu tƣ lớn. Các hoạt động sinh kế liên quan đến chăn nuôi, sản xuất
rau, trồng rừng,… thƣờng bị dịch bệnh, côn tr ng phá hoại. Kết quả thực hiện các
chƣơng trình, dự án (nhà nƣớc, tổ chức nƣớc ngoài) chƣa đạt đƣợc mục tiêu và yêu cầu
mong muốn. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do cách tiếp cận và giải quyết
vấn đề còn hạn chế. Và ông cũng kiến nghị các giải pháp hỗ trợ phát triển sinh kế:
Tổ chức đánh giá, lựa chọn các hoạt động phát triển sinh kế ph hợp.
Lồng ghép các nguồn vốn từ các chƣơng trình, dự án có liên quan; quan tâm hỗ trợ,
giúp đỡ các DN có năng lực đầu tƣ trồng - chế biến - tiêu thụ sản phẩm nông, lâm sản.


8
Khuyến khích sử dụng các nguồn lực s n có tại địa phƣơng về tài nguyên, nhân
lực, kinh nghiệm bản địa,…
Rà soát, bổ sung xây dựng hƣơng ƣớc sát thực với từng cộng đồng để BVR.
Tăng cƣờng tập huấn, hƣớng dẫn kỹ thuật để nâng cao năng lực cho cán bộ,
ngƣời dân.
Hỗ trợ vốn, thông tin thị trƣờng,…
Thƣờng xuyên tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
Ngô Quang Sơn (2014), “Phát triển mô hình sinh kế bền vững cho cộng đồng
dựa trên tiềm năng tri thức bản địa của các dân tộc thiếu số” đã chỉ ra sinh kế bền vững
của đồng bào DTTS là sinh kế có thể đƣơng đầu với khủng hoảng và phục hồi sau
khủng hoảng, duy trì hoặc nâng cao năng lực, tài sản và cung cấp những cơ hội sinh
kế bền vững cho những thế hệ tƣơng lai của họ và đóng góp lợi ích lâu dài cho những
nghề nghiệp khác ở các cấp địa phƣơng, quốc gia trong một thời gian ngắn và dài hạn.
Nội hàm sinh kế của đồng bào DTTS bao gồm 2 thành tố cơ bản: các nguồn lực,
nguồn vốn để đảm bảo sinh kế và các hoạt động sinh kế cụ thể. Các hoạt động sinh kế
chủ yếu của v ng là” Các hoạt động nhƣ sản xuất nông nghiệp, ngành nghề truyền
thống, sinh kế săn bắt, hái lƣợm từ rừng…vẫn là những hoạt động sinh kế chủ yếu và
phổ biến trong đó sản xuất nông nghiệp và khai thác nguồn lợi tự nhiên là 2 hoạt
động sinh kế quan trọng nhất của đồng bào DTTS. Sinh kế của 4 dân tộc thiểu số ở 2

tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên vẫn còn mang nặng tính sản xuất giản đơn, nông nghiệp
truyền thống với kỹ thuật canh tác chủ yếu là dựa vào khai thác tự nhiên với những
kinh nghiệm và tri thức bản địa là chủ yếu, chƣa tiếp cận và sử dụng nhiều các tiến
bộ khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất. Mục đích của sản xuất là đáp ứng nhu
cầu tự cung, tự cấp. Nghiên cứu đã chỉ ra những tồn tại hạn chế trong thực trạng sinh
kế và những tác động tri thức bản địa và sự phát triển sinh kế. Đó là: vốn vật chất ở
một số nơi còn không đƣợc đảm bảo. Kết cấu hạ tầng còn yếu kém nhất là giao thông
liên xã, liên thôn, bản rất khó khăn; Vốn tài chính yếu: nguồn thu tài chính chủ yếu
dựa vào các nguồn thu tiền mặt có đƣợc do tiết kiệm, đi làm thuê, bán sản phẩm nông
nghiệp, sản phẩm thủ công và khoản trợ cấp của nhà nƣớc…Nguyên nhân là do sản
xuất kém hiệu quả, tiếp cận và sử dụng vốn vay ƣu đãi chƣa nhiều… Vốn xã hội còn
hạn chế: hợp tác trong sản xuất nhất là hợp tác với các dân tộc thiểu số khác sống
trên cùng địa bàn còn yếu, còn tự ti, có lúc còn định kiến dân tộc, vai trò của các tổ
chức truyền thống cũng nhƣ luật tục, quy định làng bản đang giảm sút…Các tổ chức
đoàn thể ở cộng đồng hoạt động chƣa hiệu quả. Vốn con ngƣời còn nhiều bất cập:
Thể lực yếu thể hiện các chỉ số về chiều cao, cân nặng cũng nhƣ tuổi thọ đều thấp


9
hơn so với bình quân chung của cả nƣớc, dân tộc; Vốn tự nhiên ngày càng khan
hiếm: Đất cho sản xuất ngày càng ít, rừng bị khai thác kiệt quệ, tàn phá năng nề, suy
thoái nghiệm trọng, quyền sử dụng, sở hữu rừng và đất rừng của đồng bào DTTS
không còn nhiều, diện tích rừng nghèo kiệt nhiều, nguồn sinh thủy nhiều song chỉ ở
dạng là tiềm năng, nguồn nƣớc bị ô nhiễm do khai thác bừa bãi, không quản lý đƣợc
các tài nguyên thiên nhiên…Qua phân tích thực trạng kinh kế của ngƣời dân, tác giả
cũng đƣa ra đƣợc 6 giải pháp nhằm cải thiện sinh kế ph hợp với giá trị văn hóa truyền
thống, tri thức bản địa. Thứ nhất, tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức; thứ hai,
xây dựng chính sách cải thiện sinh kế ph hợp với văn hóa, tri thức bản địa; thứ ba,
xây dựng đội ngũ cán bộ, ngƣời có uy tín của 4 dân tộc thiểu số; thứ tƣ, chuyển giao
tiến bộ khoa học- kỹ thuật ph hợp với văn hóa, tri thức bản địa; thứ năm, xây dựng

mô hình phát triển sinh kế bền vững dựa trên tiềm năng các tri thức bản địa; thứ sáu,
tăng cƣờng nguồn lực tài chính.
Võ Văn Thiệp, Trần Thế H ng và cs (2014) khi nghiên cứu đánh giá tác động
các mô hình sinh kế của dự án PPFP đến ngƣời dân xã Hồng Hoa, huyện Minh Hóa,
tỉnh Quảng Bình đã kết luận rằng: việc thực hiện dự án PPFP trên địa bàn xã Hồng
Hóa đã có những thay đổi tích cực đáng kể. Bƣớc đầu cho thấy các mô hình này đã tạo
đƣợc thu nhập và sinh kế ổn định cho ngƣời dân, xây dựng và nâng cao đƣợc ý thức
của ngƣời dân trong việc phát triển kinh tế, tự lực thoát nghèo. Tuy nhiên, một số bất
cập cũng đã nảy sinh trong quá trình thực hiện, nhƣ chƣa làm tốt công tác tham vấn
cộng đồng trong việc lựa chọn xây dựng các mô hình kinh tế, nên có mô hình không
ph hợp, chƣa phát huy đƣợc nội lực của cộng đồng đƣợc thụ hƣởng mô hình; công
tác quản lý chất lƣợng mô hình còn lỏng lẻo, chƣa thƣờng xuyên; việc quản lý cung
ứng vật tƣ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm còn yếu, không chủ động, dẫn đến phát sinh
các rủi ro, gây thiệt hại cho ngƣời dân; công tác đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ
thuật cho các hộ dân còn thụ động, hiệu quả chƣa bền vững; cán bộ quản lý dự án tại
các địa phƣơng đều kiêm nhiệm, chƣa đƣợc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ.
Tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Nghệ An và
Thanh Hóa, Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp đã mang lại lợi ích về xã hội, môi
trƣờng và kinh tế cho các cộng đồng địa phƣơng. Trong khuôn khổ dự án, đã có trên
43.000 hộ gia đình tại các tỉnh miền Trung Việt Nam đã đƣợc vay vốn vi mô và hỗ trợ
kỹ thuật để trồng trên 76.500 ha rừng. Ngân hàng Thế giới đã giúp Chính phủ giải
quyết các thách thức trên thông qua cải cách chính sách và cải cách hành chính, tăng
cƣờng năng lực và tăng cƣờng thể chế, và áp dụng tài chính ƣu đãi cho các thực hành


10
sản xuất lâm nghiệp tốt. Dự án đã hỗ trợ trồng rừng và đóng góp vào nâng cao sinh kế
nông thôn thông qua:
Cải cách chính sách và luật pháp nhằm tạo môi trƣờng đầu tƣ và thị trƣờng nhằm
thu hút các nhà đầu tƣ vào công tác trồng rừng, trong đó có các hộ gia đình, cộng đồng

và doanh nghiệp tƣ nhân;
Làm rõ vai trò của các lâm trƣờng quốc doanh và khu vực ngoài nhà nƣớc trong
trồng rừng thƣơng mại, trong đó có cung cấp dịch vụ khuyến lâm dựa trên thị trƣờng;
Đẩy nhanh quá trình phân loại đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng dất;
Tăng cƣờng năng lực quản lý mọi mặt trong trồng rừng tiểu điền;
Đƣa vào áp dụng cơ chế cấp vốn và hỗ trợ kỹ thuật cho cộng đồng và hộ nông
dân nhỏ một cách minh bạch và tiết kiệm; và
Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế ngành lâm nghiệp nhằm mua gỗ theo giá
thị trƣờng từ các hộ gia đình đầu tƣ vào trồng rừng.
Cho đến nay dự án này là dự án đầu tiên và duy nhất áp dụng cách tiếp cận cho
vay lại đối với các hộ trồng rừng tiểu điền. Phƣơng pháp này đã chứng tỏ ph hợp hơn
nhiều so với phƣơng pháp hỗ trợ cho khôngtheo kiểu truyền thống.
1.1.3. Các công trình liên quan đến huyện Định Hóa, Thái Nguyên
Đặng Thị Thái (2008), Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường
khu vực nông thôn huyện Định Hóa, Thái Nguyên. Theo tác giả thì: Định Hóa là huyện
miền núi của tỉnh Thái Nguyên, có nhiều đồng bào dân tộc đang chung sống và hoạt
động sản xuất chủ yếu là nông – lâm nghiệp. Kinh tế của huyện có nhiều thay đổi đáng
kể nhƣng sự phát triển còn ở mức thấp so với thực tế tình hình phát triển kinh tế xã hội
nƣớc ta hiện nay. Để thu đƣợc kết quả cao trong sản xuất, ngƣời dân đã d ng mọi biện
pháp (sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu,… kể cả những chế phẩm bị cấm hoặc đã
quá thời hạn cho phép sử dụng) hoặc sử dụng bừa bãi các chế phẩm này làm tăng năng
suất cây trồng, vật nuôi mà lãng quên đến môi trƣờng sinh thái hiện nay đang bị đe
dọa. Có nhiều ngƣời dân biết đƣợc sự nguy hại của các chế phẩm hoá học không nên
sử dụng đối với môi trƣờng đất, nƣớc và không khí nhƣng vẫn phải sử dụng vì mục
đích kinh tế. Thêm vào đó, độ che phủ rừng của huyện, đặc biệt rừng phòng hộ cũng
ngày càng thấp dần. Công trình đã hệ thống hóa vấn đề phát triển kinh tế hộ và môi
trƣờng khu vực nông thôn. Do đó vấn đề phát triển kinh tế hộ gắn với bảo vệ môi
trƣờng sinh thái khu vực nông thôn huyện Định Hóa là hết sức cần thiết.
Trong công trình này tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp nhƣ phƣơng pháp duy
vật biện chứng, phƣơng pháp chuyên khảo và các phƣơng pháp thu thập thông tin sơ

cấp, thứ cấp để phân tích đánh giá vấn đề nghiên cứu. Từ việc đánh giá, phân tích thực


11
trạng phát triển kinh tế hộ của các hộ dân địa bàn nghiên cứu của huyện Định Hóa, bên
cạnh những kết quả đạt đƣợc, tác giả đã chỉ ra nhiều vấn đề còn tồn tại trong việc phát
triển kinh tế hộ gắn với bảo vệ môi trƣờng. Từ những tồn tại hạn chế này, tác giả đã đề
xuất hai nhóm giải pháp gồm: giải pháp phát triển kinh tế và giải pháp phát triển bền
vững khu vực nghiên cứu.
Trong nghiên cứu của Prem Raj Neupane (2015) về đánh giá tính khả thi của
phát thải Giảm pháp lý từ phá rừng và suy thoái rừng ( REDD + ) thực hiện tại Việt
Nam với địa điểm nghiên cứu đại diện là khu vực rừng của huyện Định Hóa đã chỉ ra
rằng: Trong chế độ quản lý rừng theo hộ gia đình (HBFM), nguồn lực sinh kế của hộ
là nhỏ và phân tán, tỉ lệ sinh khối và đa dạng sinh học thấp. Từ góc độ kỹ thuật, bảo
tồn sự đa dạng thông qua bảo vệ rừng hiện có và nâng cao sinh khối của rừng qua việc
phục hồi đất rừng bị suy thoái với khoanh nuôi tái sinh sẽ đƣợc hứa hẹn REDD + hoạt
động cho Rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, xu hƣớng gần đây của quản lý bền vững rừng từ
việc chuyển đổi từ rừng tự nhiên bị suy thoái sang giao và trồng rừng cho các hộ nông
dân, thông qua việc này ngƣời dân sẽ trồng rừng, làm giàu từ rừng và qua đó giảm
phát thải từ phá rừng, tránh đƣợc nạn phá rừng. Nghiên cứu cho thấy ƣớc lƣợng của hệ
số phát thải và chuẩn bị các mức phát thải tham chiếu cho từng hoạt động; và tính toán
tƣơng ứng với giá trị tài chính để xác định rõ ràng các hoạt động REDD +.
Chu Thị Lan Hƣơng (2012), Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Theo tác giả thì trong những năm gần đây sự biến đổi khí hậu ngày càng trở nên
nghiêm trọng gây khó khăn cho các nỗ lực xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế
miền núi. Theo dự báo, biến đổi khí hậu sẽ làm giảm tài sản sinh kế của những ngƣời
nghèo, ví dụ khả năng tiếp cận tới nguồn nƣớc, nhà cửa, và cơ sở hạ tầng. Biến đổi khí
hậu có tác động tiêu cực lên những cơ chế phòng chống thiên tai truyền thống do đó

tăng tính dễ tổn thƣơng của ngƣời nghèo trƣớc nỗi lo lắng về nạn hạn hán, lũ lụt, và
dịch bệnh. Những tác động của biến đổi khí hậu lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên
và năng suất lao động dƣờng nhƣ sẽ giảm tốc độ tăng trƣởng kinh tế, gia tăng đói
nghèo do giảm cơ hội tạo thu nhập. Theo dự báo, biến đổi khí hậu cũng đồng thời làm
thay đổi tình hình an ninh lƣơng thực của khu vực. Những thay đổi về lƣợng mƣa và
những sự kiện thời tiết khắc nghiệt dƣờng nhƣ sẽ làm giảm sản lƣợng cây trồng ở
nhiều v ng khác nhau. Nƣớc biển dâng cao dẫn đến mất đi những v ng đất ven biển và
nạn xâm thực của nƣớc mặn, có thể làm giảm năng suất sản xuất nông nghiệp. Sự vôi
hoá và san hô đổi màu trắng dƣờng nhƣ sẽ làm giảm sản lƣợng cá, hơn thế nữa còn đe


12
dọa tới an ninh lƣơng thực. Chính vì lý do đó sinh kế cho ngƣời dân đặc biệt khu vực
miền núi cần có những thay đổi nhất định để ph hợp với tình hình khí hậu cũng nhƣ
những ảnh hƣởng từ môi trƣờng. Định Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Thái
Nguyên, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo trong hoạt động kinh tế của
Huyện và cũng chịu ảnh hƣởng rất lớn của điều kiện tự nhiên; sự biến đổi khí hậu.
Mặc d đƣợc sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nƣớc tuy nhiên đời sống ngƣời
nông dân vẫn gặp rất nhiều khó khăn; thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp. Việc đánh
giá thực trạng sinh kế, tìm hiểu những nguyên nhân và đƣa ra những biệp pháp từng
bƣớc góp phần nâng cao đời sống ngƣời nông dân, góp phần cho sự phát triển kinh tế
nông nghiệp nông thôn là thực sự cần thiết.
Bên cạnh phân tích, đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu tới sinh kế của
ngƣời dân huyện Định Hóa tác giả cũng khái quát đƣợc 5 nguồn lực sinh kế của ngƣời
dân khu vực nghiên cứu gồm: nguồn lực tự nhiên, nguồn lực xã hội, nguồn lực con
ngƣời, nguồn lực vật chất và nguồn lực tài chính. Đồng thời tác giả cũng đã chỉ rõ các
nguyên nhân làm thay đổi trong sinh kế của các hộ dân khu vực nghiên cứu. Từ kết
quả nghiên cứu và chỉ ra những nguyên nhân tác giả đã đề xuất 6 nhóm giải pháp
nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ dân huyện Định Hóa gồm: giải pháp về chính sách,
giải pháp về hỗ trợ các thiệt hại, giải pháp về đất đai, giải pháp về nguồn nhân lực, giải

pháp về việc làm và giải pháp tổ chức thực hiện.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hà (2015) trong luận án của mình về
“Sẵn sàng tối đa để trả tiền và nhu cầu bồi thường tối thiểu cho bảo vệ rừng tự nhiên
tại huyện Định Hoá, Bắc Việt Nam” - “Maximum Willingness to Pay and Minimum
Compensation Demand for Natural Forest Protection in Dinh Hoa District, Northern
Vietnam" đã xác định mức độ s n sàng chấp nhận mức đền b cho các hộ nông dân tại
địa phƣơng đƣợc nhận khoán rừng tự nhiên để bảo vệ, sự tự nguyện của ngƣời dân địa
phƣơng để chi trả cho các khu rừng đƣợc bảo vệ, và các yếu tố ảnh hƣởng đến sự s n
sàng để bảo vệ rừng trong một trƣờng hợp nghiên cứu tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên qua việc sử dụng phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên để đánh giá chi phí bảo vệ
rừng tự nhiên, đánh giá sinh kế của các hộ gia đình phụ thuộc vào rừng, và xác định
nhận thức của công chúng về quản lý rừng bền vững ở Việt Nam. Kết quả cho thấy các
hộ gia đình nông thôn huyện Định Hóa là những ngƣời nghèo và chủ yếu dựa vào
nông nghiệp để tự tiêu thụ, tức là, hầu hết các nông, lâm sản đƣợc sử dụng cho mục
đích sinh hoạt. Sản phẩm rừng nhƣ củi, gỗ, tre và các sản phẩm cây cọ là quan trọng
đối với hộ gia đình ở địa phƣơng; đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập hộ gia đình
(21%). Các cƣ dân địa phƣơng cũng nhận thức đƣợc tầm quan trọng của rừng đối với


13
cộng đồng của họ và nhận thấy rằng việc bảo vệ rừng tự nhiên là một cách hiệu quả để
nâng cao chất lƣợng môi trƣờng. Nghiên cứu cũng chỉ ra đƣợc ngƣời dân chấp nhận
mức bồi thƣờng khác nhau giữa các hộ nhận khoán các loại khác nhau của rừng.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng s n sàng chi trả và s n sàng để chấp nhận có
thể đƣợc sử dụng nhƣ là một công cụ để xác định lợi ích kinh tế cho nông dân của địa
phƣơng để phục hồi đất lâm nghiệp bị mất hoặc suy thoái và hiểu đƣợc tiềm ẩn các
yếu tố ảnh hƣởng đến sự s n sàng để bảo vệ rừng. Mức chi trả của Nhà nƣớc mà
nghiên cứu đề xuất là một gợi ý thực nghiệm để sửa đổi các chính sách thanh toán hiện
hành để đáp ứng sự thỏa mãn tƣơng đối của các hộ gia đình địa phƣơng và khuyến
khích sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng trong việc quản lý rừng trong bối cảnh

địa phƣơng ở v ng nhiệt đới (Tính trung bình, s n sàng chấp nhận đƣợc ƣớc tính là
398.000 đồng mỗi ha mỗi năm, năng suất bảo vệ rừng tự nhiên năm năm trong dự án
tại Định Hóa là 891.162 USD (18,7 tỷ đồng).
Nghiên cứu của Jutta Lax (2010), đánh giá lợi ích kinh tế từ rừng ở huyện Định
Hóa tỉnh Thái Nguyên đã chỉ ra cho thấy lợi ích từ rừng đem lại là rất lớn đối với các
hộ nông dân có sinh kế dựa vào nguồn lực rừng tự nhiên. Với việc sử dụng phƣơng
pháp phân tích cả định lƣợng và định tính, tác giả đã đƣa ra các nhận xét quan trọng đó
là: kinh tế hộ nông dân tăng lên hay giảm đi phụ thuộc vào tài nguyên rừng, các mục
tiêu về kinh tế của hộ nông dân đều đƣợc họ giải quyết từ việc tác động tới tài nguyên
rừng. Nhƣ vậy việc quản lý và bảo vệ rừng cũng nhƣ phát triển bền vững rừng là một
biện pháp quan trọng trong việc nâng cao đời sống cho hộ nông dân ở Định Hóa cũng
nhƣ phát triển kinh tế bền vững.
1.1.4. Các công trình khác
Dƣơng Hà Vân (2013), Một số giải pháp nhằm ổn định sinh kế cho người dân
để quản lý rừng bền vững ở khu vực vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa –
Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên.
Khu Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Thần Sa – Phƣợng Hoàng đƣợc thành lập
theo Quyết đinh số 1604/QĐ-UBND ngày 08/7/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
Nằm trên địa bàn của huyện Võ Nhai của tỉnh Thái Nguyên. Khu vực này có hệ sinh
thái rừng núi đá vôi độc đáo, là nơi lƣu trữ và cƣ trú của nhiều loài động, thực vật quí
hiếm. Theo số liệu thống kê nhanh, Khu BTTN Thần Sa - Phƣợng Hoàng có nhiều tính
đa dạng sinh học về động thực vật độc đáo, ƣớc tính có khoảng 1.096 loài. Bƣớc đầu
đƣợc ghi nhận đƣợc 56 loài thú, 117 loài chim, 28 loài bò sát và 11 loài lƣỡng cƣ.
Trong đó một số loài nằm trong sách đỏ của Việt Nam và IUCN. Ngoài ra, nơi đây còn
lƣu giữ các di chỉ khảo cổ học cũng nhƣ các di tích lịch sử, danh lam có giá trị.


×