Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Góp phần nghiên cứu đa dạng các loài họ lan (orchidaceae) nhằm đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đối với một số loài lan chủ yếu tại vườn quốc gia bạch mã, thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.73 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------o0o------------

LƯƠNG VIẾT HÙNG

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÁC LOÀI HỌ LAN (ORCHIDACEAE)
NHẰM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, BẢO TỒN
ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOÀI LAN CHỦ YẾU
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ, THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Tây, 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------o0o------------

LƯƠNG VIẾT HÙNG

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÁC LOÀI HỌ LAN (ORCHIDACEAE)
NHẰM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, BẢO TỒN
ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOÀI LAN CHỦ YẾU


TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ, THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Tiến Hiệp
TS. Huỳnh Văn Kéo

Hà Tây, 2007


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam được đánh giá là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học
cao trên toàn cầu với nhiều loài động, thực vật hoang dã quý hiếm và các hệ
sinh thái đặc trưng. Ở Việt Nam do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần
xích đạo tới vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên
sự đa dạng về thiên nhiên và cũng do đó mà Việt Nam có tính đa dạng sinh
học cao.
Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực thành lập hệ
thống các Vườn quốc gia (VQG) và Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) rộng
khắp trên cả nước song tình trạng suy thoái đa dạng sinh học vẫn là mối lo
ngại của các nhà khoa học và toàn xã hội [5]. Họ Lan là họ thực vật đa dạng
nhất ở Việt Nam, cũng là họ có số lượng loài có nguy cơ đe doạ cao nhất, có
số loài tuyệt chủng cao nhất. Nhiều loài Lan đang bị thu hái để bán làm cây
cảnh và làm thuốc ở trong nước cũng như để xuất khẩu bất hợp pháp ra nước
ngoài. Chính điều này đã dẫn tới nhiều loài bị hiếm dần và đang bị đe dọa

tuyệt chủng ngoài tự nhiên [1].
Bạch Mã là một trong những Vườn quốc gia của Việt Nam có tính đa
dạng sinh học cao. Rừng ở đây đặc trưng bởi hai kiểu rừng chính, đó là kiểu
rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới, phân bố ở độ cao trên 900 m và
kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, phân bố ở độ cao dưới 900 m.
VQG Bạch Mã có vị trí địa lý là vùng chuyển tiếp của hai miền Bắc – Nam.
Do đó, khu vực này chứa đựng những điểm đặc trưng riêng về hệ động thực
vật. Theo đánh giá gần đây nhất, VQG Bạch Mã có khoảng 1648 loài thực
vật bậc cao có mạch, trong đó họ Lan vẫn được khẳng định là họ đa dạng
nhất với 117 loài [17]. Các loài thuộc họ Lan là những loài chỉ thị rất nhạy
cảm với môi trường nên khả năng bị đe doạ rất cao trong sinh cảnh không
mấy ổn định của khu vực.


2

Với đặc tính riêng của mình, là một Vườn quốc gia được bao bọc xung
quanh với dân cư khá đông thuộc 9 xã và 2 thị trấn nằm trong vùng đệm, nên
VQG Bạch Mã đã và đang chịu một sức ép khá lớn [22]. Bên cạnh đó sự phát
triển dân số làm tăng nhanh nhu cầu tiêu dùng mà nguồn tài nguyên thì có
hạn, vì vậy đây là nguyên nhân làm cho Bạch Mã dễ bị de doạ, làm ảnh
hưởng trực tiếp đến tính đa dạng sinh học nói chung và tính đa dạng sinh học
họ Lan nói riêng ở VQG Bạch Mã.
Để góp phần quản lý bảo tồn tính đa dạng sinh học VQG Bạch Mã nói
chung, đa dạng họ Lan nói riêng, chúng tôi đề xuất đề tài: “Góp phần nghiên
cứu đa dạng các loài họ Lan (Orchidaceae Juss.) nhằm đề xuất giải pháp
quản lý, bảo tồn đối với một số loài Lan chủ yếu tại Vườn quốc gia Bạch
Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế"



3

Chƣơng 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hiện nay, hệ Lan Việt Nam được đánh giá là một trung tâm đa dạng và
đặc hữu rất quan trọng ở vùng Đông Nam Á. Đặc biệt, Việt Nam được xem
là thiên đường của các loài Lan Hài [24]. Lịch sử nghiên cứu về Lan Việt
Nam gắn liền với lịch sử nghiên cứu các nước trong khu vực, đặc biệt là ba
nước Đông Dương. Các công trình nghiên cứu về Lan Việt Nam trước đây
không thể tách rời khỏi các nghiên cứu trong khu vực.

1.1. Lịch sử nghiên cứu Lan Đông Dƣơng và Việt Nam.
Người ta cứ tưởng rằng cây Lan được biết đến trước tiên ở châu Âu
qua bảng viết tay bằng chữ hy Lạp trong công trình “Xem xét cây cỏ”
(Enquiry into Plants) của Theophrastus (khoảng năm 370 – 285 trước công
nguyên). Tuy nhiên, thực tế cây Lan được biết đến đầu tiên ở phương Đông.
Khổng Tử (551 – 479 trước công nguyên) sau khi đi chu du khắp thiên hạ,
trên đường từ nước Vệ trở về nước Lỗ, thấy hoa Lan tươi tốt mọc chen với
cây cỏ ở nơi rừng sâu bèn than rằng: “Ôi, hoa Lan có mùi thơm vương giả,
nay tươi tốt một mình ở chốn sơn lâm, mọc xen lẫn với loài cỏ hoang dại,
chẳng khác nào bậc hiền giả không gặp thời, đứng chung với bọn bỉ phu”.
Đó là khúc “Y Lan Tháo” hay “U Lan Tháo” mà từ đó các bài thơ, phú, vịnh
về hoa Lan sau này của các thi nhân Trung Hoa đều ít nhiều bị ảnh hưởng.
Cây Lan được biết đến đầu tiên ở Trung Hoa là Kiến lan (Cymbidium
ensifolium) [19].
Mặc dù biết đến sau nhưng ở phương Tây, Lan được chú ý trước hết là
công dụng về dược liệu và vẻ đẹp của hoa Lan cùng các đặc tính về thực vật
của nó mà sự khảo sát rất công phu tường tận và có hệ thống. Theophrastus



4

được xem là ông tổ của thực vật học và cũng có thể nói là cha đẻ của ngành
học về Lan. Orkis là chữ Hy Lạp đã được ông dùng để chỉ những cây Lan tìm
thấy ở vùng Địa Trung Hải. Đến thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên,
Dioscorides đã dùng chữ Orchis để mô tả hai loài Địa lan trong quyển sách
về dược liệu của ông và đã được Linnaeus công bố lại trong tác phẩm
“Species Plantarum” vào năm 1753 và sau đó được nhà thực vật người Pháp
Jussieu A.L. chính thức đặt tên cho họ Lan - Orchidaceae Juss. từ năm 1789
và tên này được sử dụng cho tới ngày nay [19].
Hệ Lan của Việt Nam rất đa dạng về mặt địa lý thực vật, các đại diện
đều gặp trong cả 6 tiểu vùng địa lý thực vật khác nhau của Việt Nam: Tây
Tạng - Vân Nam, Nam Trung Hoa, Bắc Đông Dương, Trung Trường Sơn,
Nam Trường Sơn, Nam Đông Dương [1] và phân bố từ độ cao mực nước
biển lên tới các độ cao khác nhau thuộc miền núi của Việt Nam. Lan Việt
Nam cũng rất đa dạng về môi trường sống và thường được chia thành 3
nhóm chính: nhóm loài sống bám trên cây (Phong lan), sống trên đất (Địa
lan) và sống bám trên đá (Thạch lan). Tuy nhiên cũng có loài sống cả trên đá
và đất hay trên đất và bì sinh v.v…
Ở Việt Nam, có lẽ người đầu tiên nghiên cứu về cây Lan là vua Trần
Anh Tông, nhà vua cho lập Ngũ Bách Lan Viên bên đồi Long Đỗ (nay là
Vườn Bách Thảo Hà Nội), không những để sưu tầm, nuôi trồng Lan trong
nước mà còn cả các nước lân bang như Campuchia, Lào và Trung Quốc.
Năm 1790, Joao de Loureiro, người truyền giáo Bồ Đào Nha, nhà tự
nhiên học đầu tiên nghiên cứu khu vực Đông Dương. Những phát hiện của
ông được tóm tắt trong “Flora Cochinchinensis” được xuất bản ở Bồ Đào
Nha năm 1790. Sự ra đời cuốn sách, bao gồm các bản mô tả gốc của hơn 185
chi mới và 630 loài thực vật mới, đã gây nên chấn động trong giới các nhà
thực vật châu Âu và là một sự kiện về thực vật có ảnh hưởng lớn trong thời



5

gian này. Sau đó 3 năm (1793), tác phẩm này lại được tái bản, những chi lớn
của họ Lan được biết đến nhiều như Aerides, Galeola, Phaius, Renanthera và
Thrixspermun được ông phát hiện và mô tả [24], [29]. Năm 1826, Georg
Finlayson trong “Chuyến công tác đến Miến Điện và Huế” đã đề cập đến Lan
Việt Nam. Năm 1837, Gaudichaud Beaupré, nhà thực vật học người Pháp
trong chuyến vòng quanh thế giới đã ghé vào Đà Nẵng và sưu tập một số mẫu
mang về Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Paris. Năm 1861, Clovis Thorel đã sưu
tầm ở quanh Sài Gòn, các mẫu vật đều được gửi về Bảo tàng Lịch sử tự nhiên
Paris [20].
Có thể thấy trong giai đoạn này, các công trình nghiên cứu về Lan đều
do các nhà thực vật người Pháp nghiên cứu và các mẫu vật được lưu trữ ở
nước ngoài.
Trong vòng 50 năm, từ năm 1880 – 1930 công cuộc sưu tầm Lan được
thực hiện bởi các đoàn thám hiểm với sự tham gia của các nhà thực vật người
Pháp và nhà sưu tầm Lan không chuyên nghiệp, chủ yếu là quân nhân Pháp.
Tất cả các mẫu vật đã được gửi về Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Paris, một số
được giữ lại tại Đại học Đông Dương (nay là Đại học khoa học Tự nhiên, Đại
học Quốc gia Hà Nội) và Viện Sinh học nhiệt đới, TP.Hồ Chí Minh. Trên cơ
sở các mẫu Lan đã thu được ở Đông Dương trong đó có Việt Nam, từ năm
1896 – 1913, Finet đã công bố hàng loạt bài báo liên quan về Lan ở Việt
Nam. Muộn hơn, từ 1929 – 1934, Gagnepain đã công bố 17 bài báo mô tả
nhiều loài Lan mới đối với khoa học được phát hiện từ Đông Dương [20].
Công trình lớn về bộ “Thực Vật Chí Đông Dương” (Flore Générale de
l’Indochine) do Lecomte chủ biên công bố từ năm 1907 tới 1951. Trong công
trình này Gagnepain đã mô tả 485 loài thuộc 96 chi Lan của Đông Dương
[28]. Một thời gian dài sau đó, năm 1992, trong công trình nghiên cứu toàn

bộ các loài Lan Đông Dương (The Orchids of Indochina), Seidenfaden đã


6

công bố 800 loài thuộc 140 chi Lan ở Đông Dương trong đó 2 chi mới và 12
loài mới được đề nghị [31].
Các năm sau đó cũng có một vài công trình nghiên cứu có liên quan
đến họ Lan của Việt Nam. Như “The Genus Paphiopedilum” của Phillip
Cribb có đề cập mô tả đến 11 loài và 2 thứ Lan hài ở Việt Nam [27]. Năm
2000, Schuiteman A., de Vogel đã công bố 142 chi với 751 loài Lan của Lào,
Campuchia và Việt Nam [30]. Một công trình lớn phải kể đến là “Cây Cỏ
Miền Nam Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ xuất bản năm 1972 và “Cây Cỏ
Việt Nam” năm 1993, 2000. Trong các công trình này, ông đã thống kê 799
loài Lan thuộc 142 chi với mô tả ngắn gọn các thông tin khoa học kèm hình
vẽ minh họa [9], [10], [11].
Trong khoảng từ năm 1984 đến nay, một loạt các công trình của GS. L.
V.Averyanov được công bố liên quan tới nghiên cứu Lan Việt Nam, đặc biệt
là phát hiện những loài Lan mới đối với khoa học, các loài Lan có nguy cơ bị
đe dọa và các loài mới bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam. Tuy nhiên đó chỉ
là các công trình được công bố dưới dạng các bài báo khoa học. Những công
trình quan trọng nhất phải kể tới là: năm 1994, ông công bố cuốn sách
“Identification guide to Vietnamese orchids (Orchidaceae Juss.)”. Trong
công trình này ông đã mô tả một số loài mới và kiểm kê được 718 loài thuộc
132 chi Lan của Việt Nam [23]. Đây là công trình nghiên cứu lớn đầu tiên về
Lan của Việt Nam trong giai đoạn mới.
Năm 1990, Nguyễn Thiện Tịch & Lê Công Kiệt đã liệt kê 29 loài
thuộc 16 chi trong “Ghi nhận một số loài Lan tại Daklak”, trong đó, có loài
Arides crassifolia lần đầu tiên ghi nhận cho Việt Nam. Từ năm 1992 – 1999,
Nguyễn Thiện Tịch đã ghi nhận thêm 33 loài Lan mới cho Việt Nam trong

công trình “Tìm Hiểu Hoa Lan”, trong đó có 7 loài được đề nghị là mới cho
khoa học. Đến năm 2001, Nguyễn Thiện Tịch, trong công trình Lan Việt


7

Nam đã kế thừa các công trình trước đây của tác giả về kỹ thuật trồng Lan,
mô tả các loài Lan mới, phổ biến kiến thức hoa Lan và cây cảnh để viết nên
công trình. Công trình “Lan Việt Nam” không chỉ trình bày những hiểu biết
khoa học chuyên sâu về Lan mà còn phổ biến những kiến thức về trồng và
chăm sóc Lan. Đây là công trình không chỉ dành riêng cho các nhà nghiên
cứu về Lan, mà nó còn là tài liệu có giá trị cho các nhà kinh doanh hoa Lan,
các nhà sưu tầm Lan [20].
Năm 2003 trong “Trích yếu được cập nhật hóa về các loài Lan của
Việt Nam” (Updated checklist of the orchids of Vietnam), Leonid
V.Averyanov và Anna L.Averyanova đã công bố danh lục mới, kiểm kê được
897 loài thuộc 152 chi Lan đã biết ở Việt Nam. Trong công trình này, ông đã
nêu lên tên khoa học chính xác cũng như số lượng của các chi và loài trong
họ Lan của Việt Nam dựa trên các mẫu vật đã thu được và thời gian nghiên
cứu liên tục tại Việt Nam. Con số này mới chiếm khoảng 75 - 80% trong tổng
số 1000 - 1100 loài dự đoán [1]. Điều này được chứng minh bằng sự phát
hiện một chi mới và 17 loài Lan mới cho khoa học từ những nghiên cứu về
hệ thực vật Việt Nam trong thời gian từ năm 2000 tới 2004 và góp phần
khẳng định Việt Nam là trung tâm đa dạng và đặc hữu Lan quan trọng ở vùng
Đông Nam Á [25]. Hệ Lan của Việt Nam có 10 chi giàu loài nhất là:
Dendrobium,

Bulbophyllum, Eria, Habenaria, Coelogyne, Liparis,

Oberomia, Cymbidium, Calanthe, và Cleisostoma. Mỗi chi có từ 20 tới 107

loài. Số loài của 10 chi đó chiếm 49,9% tổng số loài Lan đã biết ở Việt Nam
[1]. Bên cạnh đó, một công trình chuyên khảo quan trọng của các tác giả
Averyanov, Phillip Cribb, Phan Kế Lộc & Nguyễn Tiến Hiệp về “Lan hài
Việt Nam” đã mô tả 18 loài mọc tự nhiên và 4 loài lai tự nhiên, còn 5 loài lai
tự nhiên khác vẫn còn chưa được khẳng định chắc chắn đã được liên tục công
bố bằng tiếng Anh và tiếng Việt vào các năm 2003- 2004. Cuốn sách đã trình


8

bày chi tiết về địa chất, khí hậu và thảm thực vật Việt Nam với tất cả tính đa
dạng nổi bật của chúng. Phần trọng tâm của cuốn sách dành cho việc tổng kết
toàn diện về lịch sử, danh pháp và các mối quan hệ của tất cả 22 loài và dạng
lai tự nhiên phát hiện ở Việt nam. Như vậy, có thể nói, Việt Nam thật sự là
thiên đường của Lan Hài. Cuốn sách còn trình bày chi tiết về nơi sống, các
đặc điểm sinh học và sinh thái học của chúng, mối đe doạ bị tuyệt chủng của
phần lớn loài. Cuốn sách đã đóng góp đáng kể cho những hiểu biết của chúng
ta về tính đa dạng của thực vật Việt Nam [24]. Gần đây nhất Nguyễn Tiến
Bân, Averyanov L. & Dương Đức Huyến đã công bố họ Lan của Việt Nam
trong “Danh lục các loài Thực vật Việt Nam” tập 3 và thống kê được 865 loài
thuộc 154 chi Lan ở Việt Nam [2].

1.2. Bảo tồn đa dạng sinh học trên Thế giới và Việt Nam
Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, đa dạng các loài Lan nói
riêng đã trở thành một chiến lược sống còn trên toàn thế giới. Thật vậy, đa
dạng sinh học có rất nhiều giá trị trong đời sống tự nhiên và con người. Theo
J. McNeely và cộng sự thì giá trị đó được thể hiện như sau:
- Các hệ sinh thái của trái đất là cơ sở sinh tồn của sự sống cho cả trái đất và
cả con người. Các hệ sinh thái đảm bảo các vòng tuần hoàn của oxy và các
nguyên tố dinh dưỡng khác trên toàn hành tinh. Chúng duy trì tính ổn định và

sự màu mỡ của đất nói riêng hay của hành tinh nói chung. Các hệ sinh thái bị
suy thoái thì tính ổn định và sự mềm dẻo của sinh quyển cũng bị thương tổn.
- Các hệ sinh thái tự nhiên có giá trị thực tiễn rất cao: rừng hạn chế sự xói
mòn của mặt đất và bờ biển, điều tiết dòng chảy, thanh lọc cặn bã làm cho
dòng chảy trở nên trong lành; các bãi cỏ biển, rạn san hô... ở thềm lục địa làm
giảm cường độ huỷ hoại của sóng, dòng biển, là nơi nuôi dưỡng và duy trì
cuộc sống cho hàng vạn loài sinh vật biển.


9

- Duy trì và cung cấp nguồn gen cho cây trồng và vật nuôi cho tương lai.
- Nhiều loài động thực vật được con người sử dụng làm thức ăn cho mình và
cho gia súc, làm thuốc, lấy gỗ, đốt để lấy năng lượng, làm cảnh... Hiện tại
người ta đã thống kê được 30.000 loài cây có những phần ăn được, nhưng chỉ
mới khoảng 7.000 loài được trồng hoặc thu hái làm thức ăn, trong đó 20 loài
đã cung cấp 90% lượng tinh bột trên toàn thế giới.
- Sinh vật trong quá trình tiến hoá đã tồn tại và phát triển một cách hài hoà
với nhau, tạo nên một thiên nhiên phong phú và hấp dẫn, làm nền tảng cho
mọi cảm hứng về thẩm mỹ, nghệ thuật và văn hoá của con người.
Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ, tổ chức việc
đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên phạm vi toàn cầu. Đó là
Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Chương trình môi trường của
Liên hợp quốc - Trung tâm theo dõi bảo tồn thế giới (UNEP - World
Conservation Monitoring Centre), Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên
(WWF), Quỹ Môi truờng Toàn cầu (GEF), Trung tâm theo dõi Bảo tồn Thế
giới (WCMC), Trung tâm Bảo tồn Thực vật (CPC)...
Năm 1990, WWF đã cho xuất bản một ấn phẩm nói về tầm quan trọng
của đa dạng sinh học. IUCN, UNEP, WWF phối hợp xây dựng chiến lược
bảo tồn thế giới; hay WRI, IUCN, WWF đưa ra chiến lược đa dạng sinh học

toàn cầu.
Năm 1991, WRI, WCU, WB, WWF xuất bản cuốn bảo tồn đa dạng
sinh học thế giới hoặc IUCN, UNEP, WWF xuất bản cuốn “Hãy cứu lấy trái
đất”. Cùng năm, WRI , IUCN, UNEP xuất bản cuốn “Chiến lược đa dạng
sinh học và chương trình hành động”.
Tất cả các cuốn sách đó nhằm hướng dẫn và đề ra các phương tiện để
bảo tồn đa dạng sinh học, làm nền tảng cho công tác bảo tồn và phát triển
trong tương lai.


10

Năm 1966, IUCN đã công bố Sách Đỏ thế giới (Red Data Book) trong
đó có phần thực vật. Tài liệu này đã gây được sự chú ý của các chuyên gia,
các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. Sau đó nhiều nước, nhiều vùng
cũng đã xây dựng Sách Đỏ của mình hay những tập hướng dẫn ghi chép các
loài hiếm và nguy cơ tuyệt chủng cao.
Sách Đỏ (Red Data Book), Danh mục Đỏ (Red List) được xem là
những tài liệu có tính chất quốc gia và mang ý nghĩa quốc tế, công bố các
loài động thực vật thuộc loại quí hiếm ở mỗi nước và trên toàn thế giới đang
bị đe doạ giảm sút số lượng hoặc đã có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo
vệ, phục hồi và phát triển. Đây là cơ sở khoa học, tạo cơ sở pháp lý cho việc
đề xuất, quyết định các biện pháp bảo vệ, phục hồi đối với từng đối tượng
thuộc loại này, đồng thời cũng là căn cứ để xử lý các hành vi phá hoại thiên
nhiên, gây tác hại cho sự tồn tại, phát triển của các loài sinh vật cần được bảo
vệ trong hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên sinh vật ở mỗi nước...
Năm 1978, IUCN đã đưa ra các mức độ đe doạ để đánh giá loài, song
các mức độ đó khá đơn giản và không truyền đạt đủ thông tin cần thiết cho
người đánh giá và sử dụng. Các mức độ đó là:
- Ex (Extinct) - Tuyệt chủng: Loài đã không còn tìm thấy sau nhiều lần tìm

kiếm ở các vùng đã biết hoặc các vùng tương tự.
- E (Endangered) - Nguy cấp: Các loài có nguy cơ tuyệt chủng và sự tồn tại
bị đe doạ nếu các yếu tố gây hại tiếp tục xảy ra.
- V (Vulnerable) - Sắp nguy cấp: Các loài có khả năng trở nên nguy cấp trong
tương lai gần nếu các yếu tố gây hại tiếp tục tồn tại.
- R (Rare) - Hiếm: Loài có các quần thể nhỏ, chưa bị đe dọa, song có hiểm
hoạ bị đe dọa.
- T (Threatened/indeterminate): Các loài hay xuất xứ bị đe doạ song chưa đủ
thông tin để xếp chúng vào cấp nào trong số 4 cấp trên.


11

Năm 1994, IUCN đã sử dụng một số nguyên tắc mới để xác định tình
trạng các loài bị đe doạ. Năm 1996, danh mục mới được bổ sung những chi
tiết cụ thể về tình trạng các loài và phân chia theo các cấp độ sau:
- EX (Etxinct) – Tuyệt chủng hoàn toàn
- EW (Extinct in the wild) – Đã bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên
- CR (Critical endangered) – Đang bị tuyệt chủng trầm trọng
- EN (Endangered) – Đang bị tuyệt chủng
- VU (Vulnerable) – Sắp bị tuyệt chủng
- LR (Lower risk) - Ít nguy cấp
Cả 3 loại CR, EN, VU đều có thể gọi chung là những loài hoặc phân loài bị
đe doạ và có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao.
Các loài hoặc các phân loài thuộc hạng mục ít nguy cấp có thể chia thành các
hạng mục nhỏ hơn như sau:
+ CD (Conservation dependent) - Phụ thuộc bảo tồn
+ NT (Near threaten) - Gần bị tuyệt chủng
+ LC (Least concern) - Ít liên quan
+ DD (Data deficient) - Thiếu dữ liệu

+ NE (Not evaluated) - Chưa đánh giá
Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã
(Công ước CITES) ra đời năm 1973 tại Washington với 13 thành viên ban
đầu. Hiện nay, số thành viên tham gia vào công ước này đạt con số 158 quốc
gia. Công ước CITES là công cụ, khuôn mẫu nhằm ngăn chặn nạn buôn lậu
quốc tế các loài động thực vật đang nguy cấp. Họ Lan (Orchidaceae) là họ
thực vật được công ước CITES quan tâm nhất vì giá trị thương mại của
chúng, có số loài lớn nhất được công ước CITES đưa vào Phụ lục I và Phụ
lục II [4].


12

Trên những quan điểm bảo tồn đa dạng sinh học nêu trên, Việt Nam đã
có chính sách và hành động tích cực góp phần thực hiện chương trình bảo tồn
đa dạng sinh học trên phạm vi toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.
Việt Nam được đánh giá là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học
cao trên toàn cầu với nhiều loài động, thực vật hoang dã quý hiếm và các hệ
sinh thái đặc trưng. Theo dự đoán của các nhà thực vật học, số loài thực vật
có mạch ít nhất sẽ lên đến 12.000 loài, trong đó có khoảng 2.300 loài đã được
nhân dân ta dùng làm nguồn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức
ăn cho gia súc, lấy gỗ, tinh dầu và nhiều nguyên vật liệu khác [16].
Để bảo tồn tài nguyên của đất nước, ngay từ năm 1991, Luật Bảo vệ và
Phát triển rừng được ban hành và đến năm 1993 thì Luật Bảo vệ Môi trường
ra đời. Tiếp đó một loạt văn bản pháp quy được ban hành để bảo vệ các loài
quý hiếm: Nghị định số 18/HĐBT qui định danh mục động vật, thực vật rừng
quý hiếm và chế độ bảo vệ (1992); Chỉ thị số 130/TTg của Thủ tướng Chính
phủ về việc quản lý bảo vệ động vật, thực vật rừng quý hiếm (1993); Chỉ thị
283/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện biện pháp cấp bách để
quản lý gỗ quý hiếm (1993); Nghị định 48/CP sửa đổi và bổ sung danh mục

động vật, thực vật rừng quý hiếm được ban hành theo Nghị định 18/HĐBT
(2002), sau đó 4 năm, Nghị định 32/2006/NĐ-CP được ban hành trên cơ sở
sửa đổi và bổ sung của NĐ 48/CP. Nghị định 32/2006/NĐ-CP thay thế Nghị
định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy
định danh mục động vật, thực vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý bảo vệ và
Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm
theo Nghị định số 18/HĐBT. Đây là công cụ pháp luật của nhà nước nhằm
hạn chế, răn đe các hành vi khai thác các loài động thực vật rừng, trong đó có
các loài Lan có nguy cơ đe doạ cao. Trong nhóm IA của danh mục đã liệt kê


13

tất cả các loài Lan kim tuyến (Anoectochilus spp.), các loài Lan hài
(Paphiopedilum spp.). Trong nhóm IIA, danh mục thực vật của Nghị định đề
cập 2 loài cần được bảo vệ: Thạch học (Dendrobium nobile), Lan một lá
(Nervilia sp.) (Nghị định 32/2006/NĐ) [8].
Năm 1996, với sự nỗ lực của các nhà khoa học, Sách Đỏ Việt Nam ra
đời. Phần thực vật ghi nhận 356 loài thực vật, trong đó bao bồm 35 loài của
họ Lan thuộc loại quý hiếm của Việt Nam từ thực vật bậc thấp đến thực vật
bậc cao cần được bảo vệ theo các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài như
sau:
- Các cấp đánh giá chính:
1. Endangered (E) – Đang nguy cấp (đang bị đe doạ tuyệt chủng)
2. Vulnerable (V) - Sẽ nguy cấp (có thể bị đe doạ tuyệt chủng)
3. Rare (R)- Hiếm (có thể sẽ nguy cấp)
- Các cấp đánh giá khác:
+ Threatened (T) - Bị đe doạ
+ Insufficiently known (K) - Biết không chính xác

Song song với việc đánh giá tình trạng đe doạ của các loài thực vật
theo các cấp độ nguy cấp của mỗi loài, Sách Đỏ Việt Nam còn mô tả, giới
thiệu các đặc điểm sinh học, sinh thái, vùng phân bố, giá trị sử dụng, tình
trạng bảo tồn và đề nghị các biện pháp bảo vệ [3].
Để bảo tồn các quần thể động thực vật quý, hiếm, có nguy cơ đe doạ
tuyệt chủng và các hệ sinh thái rừng đặc trưng của Việt Nam, trong những
năm gần đây, nhà nước đã quyết định thành lập 30 VQG với tổng diện tích
910.709 ha và rất nhiều KBTTN trên toàn quốc (nguồn: Cục Kiểm lâm,
2006).
Trong những năm vừa qua, nhiều công trình nghiên cứu đánh giá đa
dạng sinh học cho các VQG và các KBTTN làm cơ sở cho việc hoạch định


14

các chính sách bảo tồn ngay tại cơ sở như: công trình của Phan Kế Lộc
(1986) về cấu trúc hệ thực vật ở Cúc Phương; Nguyễn Nghĩa Thìn (1992 –
1994) về đa dạng thực vật Cúc Phương; Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự, từ
năm 1995 – 2002, đã công bố nhiều bài báo về đa dạng thành phần loài ở
VQG Cúc Phương, vùng núi đá vôi Hoà Bình, KBTTN Na Hang, khu mỏ
vàng ở Bồng Miêu (Tam Kỳ, Quảng Nam), lưu vực sông Đà, các VQG Cát
Bà, Bến En, Cát Tiên, Pù Mát, Phong Nha, Ba Bể, Yôk Đôn. Đặc biệt, công
trình của tập thể tác giả Leonid Averyanov, Phillip Cribb, Phan Kế Lộc và
Nguyễn Tiến Hiệp về “Lan Hài Việt Nam” công bố năm 2004 [24], đã nâng
tổng số Lan Hài Việt Nam là 22 loài. Cuốn sách đã nhấn mạnh đến mối đe
doạ bị tuyệt chủng của phần lớn loài, nêu lên các biện pháp cấp thiết sắp tới
để bảo vệ tất cả những gì còn lại. Đây là những thông tin khoa học quý giá
giúp cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách có những định
hướng trong chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn các
loài Lan Hài nói riêng của Việt Nam.

Cùng với sự phát triển của đất nước, công tác bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học đã được Đảng và Nhà nước rất chú trọng.
Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25/6/1998 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đã ghi rõ: “Mở rộng
diện tích các khu bảo tồn động thực vật hoang dã, các vườn quốc gia, bảo vệ
đa dạng sinh học”. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX đã
chỉ ra phương hướng, nội dung cụ thể về nhiệm vụ quản lý và sử dụng bền
vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh
học.

1.3. Lịch sử nghiên cứu Lan tại Vƣờn quốc gia Bạch Mã
Việc nghiên cứu về hệ thực vật ở VQG Bạch Mã đã được quan tâm
nghiên cứu từ lâu dưới thời Pháp thuộc. Năm 1925 đã có một dự án thành lập


15

VQG Bạch Mã với diện tích 50.000 ha được đề trình lên Bộ thuộc địa Pháp.
Bên cạnh đó các tài liệu viết về thực vật Bạch Mã, phải kể đến các công trình
của Lecomte 1907-1952, trong đó tác giả đã thu thập khá nhiều mẫu thực vật
của vùng Bạch Mã với các địa danh nổi tiếng như Thừa Lưu, Hải Vân, Bạch
Mã.
Trong các năm 1989 - 1990, Viện ĐTQHR đã bước đầu nghiên cứu hệ
thực vật Bạch Mã nhằm xây dựng luận chứng Kinh tế Kỹ thuật VQG Bạch
Mã. Kết quả đã điều tra được 501 loài thực vật bậc cao thuộc 344 chi và 124
họ [22].
Trong 2 năm, từ 1/02/1995 đến 31/01/1997 trong khuôn khổ dự án
VN0012.01 do Liên hiệp Châu Âu tài trợ và tổ chức WWF thực hiện một báo
cáo bổ sung luận chứng kinh tế kỹ thuật VQG Bạch Mã được soạn thảo. Báo
cáo này đã thống kê được 943 loài thực vật, có 29 loài bị đe doạ, trong đó có

8 loài cần phải được bảo vệ theo NĐ 18/HĐBT và 26 loài được ghi vào
SĐVN. Một đề nghị tập trung vào việc bảo vệ các loài bị đe doạ này trong
thời gian 3 năm tới đã được đề ra, trong đó cần lưu ý các loài đặc hữu [7].
Trong báo cáo của các công trình trên, hầu như các loài Lan không
được nhắc đến, chúng chỉ hiện diện trong các danh lục chỉ để làm tăng số
lượng loài trong khu vực.
Đến năm 1998, Mai Văn Phô và Nguyễn Hoàng Lộc đã cho đăng bài
“Tính đa dạng về thành phần loài của họ Lan (Orchidaceae Juss.) ở Vườn
Quốc gia Bạch Mã” trên tạp chí Sinh học số 20 với kết quả điều tra xác định
được 83 loài thuộc 40 chi của họ Phong lan, trong đó có 3 loài được ghi vào
SĐVN: Giải thùy sapa (Anoectochilus chapaensis), lan Cầu diệp hiệp
(Bulbophyllum hiepii), Hoàng thảo hương thơm (Dendrobium amabile).
Ngoài ra các tác giả đề nghị bảo vệ, phát triển một số loài có giá trị như: Vân
hài (Paphiopedium callosum), Nhất điểm hồng (Dendrobium draconis),


16

Hoàng thảo xoắn (Dendrobium tortile), Quế lan hương (Aerides odorata),
Hạc đính vàng (Phaius flavus) [15].
Năm 2001, Huỳnh Văn Kéo đã tổng hợp, hệ thống các nghiên cứu điều
tra động, thực vật của VQG Bạch Mã và cho xuất bản công trình “Vườn
quốc gia Bạch Mã - Bach Ma National Park”, đây là tài liệu đầu tiên giới
thiệu một cách tổng quan nhất về Vườn cũng như công tác quản lý, bảo tồn
và phát triển Vườn. Tác giả đã thống kê được 1406 loài thực vật, trong đó có
30 loài thực vật có nguy cơ bị suy thoái được đưa vào Sách đỏ Việt Nam
(SĐVN). Một số loài Lan đẹp đã được giới thiệu kèm hình ảnh [12].
Cùng trong năm này Huỳnh Văn Kéo, Trần Thiện Ân, Trần Khắc Bảo
đã hoàn thành công trình “Đa dạng sinh học cây thuốc vườn quốc gia Bạch
Mã, Thừa Thiên - Huế”. Trong tác phẩm đó tập thể tác giả đã công bố danh

sách 334 loài cây thuốc có trong vườn cũng như các bài thuốc, thành phần sử
dụng của chúng. Các loài Lan như Kim tuyến sapa (Anoetochilus
chapaensis), Kim tuyến (Anoectochilus roxburghii)... có khả năng chữa bệnh
và được khuyến cáo bảo vệ [13].
Năm 2003, Nguyễn Nghĩa Thìn & Mai Văn Phô trong công trình
nghiên cứu “Đa Dạng Sinh Học Hệ Nấm Và Thực Vật Vườn Quốc Gia Bạch
Mã” đã công bố khoảng 1648 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó họ Lan
vẫn được khẳng định là họ đa dạng nhất với 117 loài [17]. Năm 2004, dựa
trên cơ sở của Danh lục thực vật VQG Bạch Mã công bố năm 2003, trong
Luận văn Thạc sĩ của mình, Ngô Viết Nhơn đã thống kê tất cả loài thực vật
đang bị đe doạ ở VQG Bạch Mã và đề xuất các biện pháp bảo tồn, trong đó
cũng đã đề cập đến một số loài Lan có nguy cơ đe doạ trong khu vực [14].
Tuy nhiên các đề tài đã thực hiện ở VQG Bạch Mã chỉ mới dừng lại ở
việc mô tả, đánh giá tổng quát tình hình tài nguyên đa dạng sinh học và đề
xuất các giải pháp mang tính "vĩ mô", chưa đi sâu nghiên cứu, chưa đề xuất


17

được các giải pháp cụ thể cho từng đối tượng cụ thể. Một hạn chế rất lớn là
các danh lục thực vật (bao gồm cả họ Lan) của VQG Bạch Mã chưa có danh
lục nào nêu lên mẫu nghiên cứu làm bằng chứng cho mỗi loài. Vì vậy, mục
tiêu nghiên cứu của đề tài là góp phần làm chính xác và hoàn thiện thành
phần loài Lan của VQG Bạch Mã (với Danh lục có mẫu bảo đảm) và đi sâu
nghiên cứu về các đối tượng cụ thể trong họ Lan nhằm đề xuất các giải pháp
bảo tồn cụ thể nhất, hiệu quả nhất đến trực tiếp lực lượng quản lý bảo vệ rừng
trong khu vực... góp phần quản lý bảo tồn tính đa dạng sinh học thực vật
VQG Bạch Mã nói chung, đa dạng họ Lan nói riêng.
Đề tài nếu được thực hiện sẽ hướng những nghiên cứu tiếp theo tập
trung vào các nội dung: kiểm kê chính xác thành phần các loài Lan; nghiên

cứu đặc điểm sinh thái, sinh học, tình trạng bảo tồn của một số loài Lan bị đe
dọa tuyệt chủng, đặc biệt là các loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và nghị
định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 3 năm 2006 về quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Kết quả của những nghiên
cứu trên chắc chắn sẽ làm phong phú thêm sự hiểu biết về Lan ở VQG Bạch
Mã nói riêng và Lan Việt Nam nói chung, đề xuất các biện pháp cụ thể để
bảo tồn và phát triển bền vững hệ Lan tại VQG Bạch Mã, góp sức vào công
cuộc bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam và Thế giới.


18

Chƣơng 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
VQG Bạch Mã với tổng diện tích tự nhiên là 22.031 ha nằm ở phía
Đông Nam của tỉnh Thừa Thiên - Huế, giữa 2 thành phố Miền Trung Việt
Nam là Huế và Đà Nẵng, thuộc hai huyện Phú Lộc và Nam Đông bao gồm
các xã: Lộc Điền, Lộc Trì (Phú Lộc); Huơng Phú, Hương Lộc, Thượng Lộ
(Nam Đông).
Tọa độ địa lý:
Từ 16005’ đến 16015’ vĩ độ Bắc.
Từ 107043’ đến 107 053’ kinh độ Đông.
2.1.2 Địa hình địa thế
Bạch Mã là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn Bắc, địa hình chia cắt
phức tạp có nhiều dải núi với các đỉnh cao trên 1000 m chạy ngang theo
hướng Tây-Đông và thấp dần khi ra biển Đông. Các đỉnh Bạch Mã có độ cao
từ 1200 m đến 1450 m như Động Truồi cao 1170 m, Động Nôm 1208 m.

Đặc điểm chung của Bạch Mã là sườn hơi lồi và có độ dốc lớn (150
đến 450), nhưng tập trung phần lớn là có độ dốc từ 260 - 350 . Phía Bắc và
Đông Bắc lên đến trên 450 là vùng có địa hình hiểm trở nhất của Bạch Mã,
phía Nam và Tây Nam ít dốc hơn.
VQG Bạch Mã có địa hình bị chia cắt sâu mạnh bởi nhiều hệ thống
sông lớn nhỏ: phía sườn Đông là sông Cầu Hai; Bắc và Tây Bắc là sông
Truồi độ chia cắt sâu từ 300 m - 500 m; phía Nam và Tây Nam là sông Tả


19

Trạch mức độ chia cắt yếu hơn từ 100 m - 300 m. Tuy nhiên có nhiều nơi độ
chia cắt sâu rất lớn, có khi lên đến 700 m - 800 m.
Do các dãy núi cao, kéo dài từ Tây sang Đông nên Bạch Mã như một
bức tường chắn gió, vào mùa Đông chắn gió Đông Bắc mang một lượng hơi
nước rất lớn cho nên lượng mưa ở đây cao trung bình năm khoảng 3.000 mm,
nhưng có năm cao nhất lên đến 8000 mm. Do vậy mật độ sông tuơng đối lớn
khoảng 2.000 m/km2.
2.1.3 Địa chất, thổ nhưỡng
Theo nhà địa chất người Pháp Fromaget (1952) thì Bạch Mã là một
khối núi thuần nhất thuộc đơn vị cơ cấu Indonesia, nền địa chất cơ bản là đá
Granit. Phía Tây Bắc khu vực dọc theo chân núi Truồi có nền đá sa thạch đỏ
thuộc kỷ Đề-vôn của đại Cổ sinh. Ở độ cao trên 900m có đất Feralit vàng
phát triển từ đá Granit và do nhiệt độ thấp nên quá trình phân huỷ chậm tạo ra
tầng thảm mục khá dày. Đai dưới 900m chủ yếu là đất Feralit vàng hay vàng
đỏ, ở đây độ dốc lớn nên hầu hết đất có độ dày trung bình hay mỏng. Ở các
thung lũng có đất bồi tụ ven sông, suối, đất ở đây tốt, tầng dày.
2.1.4 Khí hậu, thuỷ văn
Nhiệt độ trung bình hàng năm của khu vực là 24,5 độ C, ở đai cao trên
900 m nhiệt độ bình quân biến động về mùa hè từ 18 độ C - 23 độ C. Lượng

mưa bình quân hàng năm 3441,9 mm, thay đổi từ 2.440 mm - 3.000 mm, cá
biệt có những năm lên tới 7.977 mm [21]. Đây là một đặc điểm quan trọng
cùng với hệ thống sông suối dày đặc, trong đó các nhánh đầu nguồn của sông
Hương, sông Truồi là nguồn cung cấp, dự trữ nước cực kỳ quan trọng cho các
xã vùng đệm cũng như thành phố Huế.
Sự phân biệt hai mùa không rõ rệt hay có thể nói hầu như không có 2
mùa như các vùng khác. Thời gian mưa tập trung nhiều nhất bắt đầu từ tháng


20

5 và kết thúc vào tháng 12. Các tháng khác đều có lượng mưa lớn trừ tháng 3
hàng năm (mưa dưới 50 mm). Độ ẩm bình quân hàng năm là 84%, tháng cao
nhất là 90 - 91% (tháng 11 - 12). Ở khu vực hàng năm chịu ảnh hưởng của
gió mùa Đông Bắc và Tây Nam. Khí hậu vùng này là khí hậu gió mùa, có
mùa Đông hơi lạnh, mưa Hè - Thu - Đông, thời kỳ khô 0,1 - 1,0 tháng [21].
2.1.5 Tài nguyên rừng
Với vị trí địa lý tương đối đặc biệt, nằm ở miền Trung Việt Nam, là
phần cuối của dãy Trường Sơn Bắc, địa hình có nhiều dãy núi cao chia cắt
thấp dần ra biển (có nhiều đỉnh núi cao trên 1000 m), lại là nơi chuyển tiếp
của hai luồng khí hậu Bắc - Nam, Bạch Mã có tính Đa dạng sinh học cao. Có
hai kiểu rừng chính:
- Rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới trên núi: kiểu này phân
bố ở độ cao trên 900m. Do hậu quả của chiến tranh nên kiểu rừng này không
còn dạng nguyên sinh mà chỉ còn hai trạng thái: rừng nghèo và rừng phục
hồi. Những cây gỗ chiếm ưu thế chủ yếu thuộc các họ Chè (Theaceae), Dẻ
(Fagaceae), Kim giao (Podocarpaceae), Long não (Lauraceae), Côm
(Elaeocapaceae)... Các loài thường gặp như Hoàng đàn giả (Dacrydium
elatum), Chắp tay (Bucklantia purpunea), Thông tre (Podocarpus
neriifolius), Dẻ (Lithocarpus spp., Quercus spp.), Côm (Elaeocarpus spp.)...

Đặc biệt, Hoàng đàn giả tạo thành quần thụ bao quanh các đỉnh núi.
- Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới phân bố ở những độ cao
dưới 900 m, gồm 4 trạng thái: rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo và
rừng non phục hồi. Hệ thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng, chiếm ưu thế
ở tầng cây gỗ lớn (tầng vượt tán) là các cây thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae),
kế đến là các cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ
Trôm (Sterculiaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Long não (Lauraceae)...


21

Hệ động thực vật ở VQG Bạch Mã rất đa dạng và phong phú. Qua một
cuộc điều tra rộng lớn để lập danh lục về thực vật các vùng nhiệt đới trên
toàn cầu, Schimid đã coi Bạch Mã là một trong 9 vùng rất có giá trị ở Đông
Dương, đặc biệt là thực vật. Các loài ở đây có đặc tính là sự hỗn giao giữa hệ
thực vật Nam Trung Hoa và Himalaya. Trong Kế hoạch Hành động Đa dạng
sinh học của Việt Nam, VQG Bạch Mã được xem là một trong sáu khu vực
để bảo tồn đa dạng thực vật. Ngoài ra Bạch Mã là một trong 7 khu vực tập
trung các loài quý hiếm đang có nguy cơ bị đe doạ. Qua kết quả điều tra của
các nhà khoa học trong và ngoài nước, số lượng loài thực vật ở VQG Bạch
Mã đã tăng từ 501 loài lên tới hơn 1400 loài, trong đó có hai loài là phát hiện
mới cho khoa học: Côm Bạch Mã (Elaeocarpus bachmaensis), Chìa vôi Bạch
Mã (Cissus bachmaensis) và rất nhiều loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
cần được bảo tồn. Tổng số loài thực vật ở Bạch Mã ước tính có thể lên tới
2500 loài. Bên cạnh đó VQG Bạch Mã còn là nơi chuyển tiếp về mặt địa lý,
khí hậu 2 miền Nam - Bắc Việt Nam nên tính đa dạng sinh học còn thể hiện
sự pha lẫn phong phú đặc trưng của cả 2 miền.
Về mặt nguồn gốc hệ thực vật, khu vực VQG Bạch Mã có nhiều loài
bản địa, một số loài chỉ gặp ở khu vực này như Dầu has-sel (Dipterocarpus
hasseltii), Dầu đọt tím (Dipterocarpus grandiflorus), Táu lá to (Vatica sp.)...

Một số loài tiêu biểu cho hệ thực vật miền Bắc di cư xuống như Gụ lau
(Sindora tonkinensis), Lim (Erythrophloeum fordii), Chay lá bồ đề
(Artocarpus styracifolius)... Một số loài tiêu biểu cho hệ thực vật miền Nam
di cư lên như Kiền kiền (Hopea pierei), Chò đen (Parashorea stellata)...
Hệ động vật ở VQG Bạch Mã cũng rất phong phú. Bạch Mã được xếp
loại là một trong 3 khu vực có tính đặc hữu về chim (EBA) ở Việt Nam
(ICBP 1992), được tổ chức Chim thế giới (Birdlife) ghi nhận là khu vực có
tính đặc hữu trong tổng số 221 khu vực toàn cầu. Do tính chất độc đáo về vị


22

trí của vườn, dưới chân núi Bạch Mã có các đầm phá lớn như Cầu Hai, Tam
Giang... đã tạo nên sự hấp dẫn cho các loài chim di cư, nên Bạch Mã nằm
trên trục đường của chim di cư qua Châu á từ Bắc xuống Nam. Hiện nay đã
ghi nhận được 330 loài chiếm 39% trong tổng số 840 loài đã thống kê được ở
Việt Nam. Tuy với diện tích 22.031 ha nhưng VQG Bạch Mã có 7 loài chim
Trĩ, so sánh với các quốc gia như Lào (có 7 loài), Campuchia (có 5 loài),
Malaixia (có 6 loài) thì ở đây số lượng loài chim Trĩ khá lớn. Về các động vật
khác: ếch nhái có 20 loài; bò sát có 31 loài, cá nước ngọt có 33 loài. Về côn
trùng bước đầu mới định loại được 218 loài, gồm 63 loài bướm đêm, 155 loài
bướm ngày.
Mặc dù danh lục động thực vật ở VQG Bạch Mã chưa đầy đủ, nhưng
cũng đã cho thấy tính đặc thù của động thực vật quý hiếm ở đây. Riêng về
loài đặc hữu, chỉ xét đến kết quả điều tra các loài và phân loài thuộc bộ Gà thì
ở VQG Bạch Mã có 2 loài: Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), Gà lôi
trắng (Lophura nycthemera) và 2 loài Gà so: gà So trung bộ (Arborophila
merlini), gà So gutta (Arborophila rufogularis) là những loài chỉ phân bố
trong phạm vi hẹp (1 - 2 tỉnh).
Ngoài ra, VQG Bạch Mã còn là một phần chính quan trọng trong dải

rừng xanh còn lại duy nhất ở Việt Nam kéo dài từ các dãy núi thuộc Lào chạy
ra Biển Đông, kết nối với các khu bảo tồn khác trong khu vực như: Cù lao
Chàm (1.500 ha), KBTTN Sơn Trà (4.200 ha), các Khu rừng đặc dụng Văn
hóa lịch sử môi trường Bắc và Nam Hải Vân (15.000 ha), KBTTN Bà Nà
(43.000 ha) và khu bảo tồn Sexap của Lào (133.500 ha).
2.2 Đặc điểm dân sinh kinh tế xã hội
2.2.1 Dân tộc và dân số ở khu vực
VQG Bạch Mã và vùng đệm nằm trên địa phận hành chính của 2 tỉnh,
thành phố: Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng gồm 3 huyện: Phú Lộc, Nam Đông


23

(Thừa Thiên - Huế) và Hoà Vang (Đà Nẵng) với 11 xã, thị trấn: các xã Lộc
Trì, Lộc Điền, Lộc An, Lộc Hoà, Xuân Lộc và thị trấn Phú Lộc (huyện Phú
Lộc); Hương Phú, Hương Lộc, Thượng Lộ, thị trấn Khe Tre (huyện Nam
Đông) và Hoà Bắc (Hoà Vang). Các xã Lộc Hoà, Xuân Lộc, Hương Lộc,
Hương Phú (trước đây là vùng kinh tế mới), Thượng Lộ là các xã đặc biệt
khó khăn thuộc chương trình 135 của Nhà nước.
Chỉ có một ít người sống trong phân khu hành chính dịch vụ của Vườn
(Khe Su - Lộc Trì; Thôn 1- Hương Lộc) còn đa số sống ở vùng đệm. Năm
2001, theo thống kê có 62.774 người thuộc 12.214 hộ gia đình sống ở vùng
đệm có diện tích 21.300 ha. Các cộng đồng dân tộc sinh sống ở đây là người
Kinh, người Katu, người Vân Kiều, người Mường.
Người Kinh chiếm đa số ở các xã thị trấn vùng đệm 97%.
Người Katu có 1.359 người, có truyền thống sống ở vùng cao, sử dụng
rừng bằng cách đốt nương làm rẫy và có đời sống phụ thuộc vào rừng nhiều
hơn người Kinh. Họ có kiến thức bản địa phong phú về các loại cây thuốc, về
lấy mật ong, săn bắn.
Người Vân kiều có 433 người, định cư tại xã Xuân Lộc từ năm 1983,

cũng đốt rừng làm nương rẫy. Họ cũng sống nhờ vào rừng nhiều hơn người
Kinh.
Người Mường là nhóm dân tộc ít nhất trong vùng đệm, chỉ có 23 thành
viên. Những người này đến định cư tại Lộc Trì từ năm 1994. Trong đó có
người đã mang kiến thức về sử dụng cây thuốc từ quê hương mình vào.
Mật độ dân cư rất khác biệt: bình quân là 253 người/km2. Mật độ này
thay đổi từ 10 người/km2 tại xã Hoà Bắc ở vùng núi đến 760 người/km2 ở thị
trấn Phú Lộc.
2.2.2 Tình hình sản xuất và sinh kế của các cộng đồng vùng đệm


×