Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tiểu luận về đánh giá cấu trúc cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.17 KB, 33 trang )

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm trở lại đây, đi kèm với tốc độ phát triển nhanh
chóng về kinh tế, cơ sở hạ tầng thì tốc độ suy giảm, ô nhiễm môi
trường ở Việt Nam cũng ngày càng nghiêm trọng. Hậu quả ô nhiễm
môi trường tác động không chỉ lên đời sống người dân ở một tỉnh mà
đôi lúc lên cả vài tỉnh, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người
dân và nền kinh tế chung của cả nước. Tầm ảnh hưởng không chỉ ở
trong vài năm mà đôi lúc kéo dài hàng chục năm, ảnh hưởng tới
cuộc sống của thế hệ mai sau.
Bảo vệ môi trường là bảo vệ cho cuộc sống của thế hệ hiện tại và
tương lai. Vì vậy, nâng cao nhận thức về vai trò của môi trường cần
phải được đẩy mạnh không chỉ trong những quy định của pháp luật,
cơ chế quản lý mà ngay trong nhận thức của mỗi người dân. Để làm
rõ vấn đề đó, sau một thời gian học tập môn Luật môi trường do
giảng viên Võ Thị Thu Hương – Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
giảng dạy, nhóm 5 xin làm tiểu luận về đề tài “ Đánh giá cấu trúc cơ
quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường Việt Nam”.


[Bài tiểu luận] Luật Môi Trường
Đánh giá cấu trúc cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường Việt Nam.

Trong quá trình làm bài, mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng nhóm
chúng tôi không thể tránh khỏi những sai sót, nhóm mong sẽ nhận
được những ý kiên góp ý từ cô và sự quan tâm của các bạn để bài
tiểu luận được tốt hơn.
Nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn.


CHƯƠNG 1 NHỮNG VÁN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

1.1 Cơ quan quản lý chuyên môn về môi trường.
Cơ quan quản lý chuyên môn về môi trường?
Cơ quan quản lý chuyên môn các cơ quan quản lý theo ngành hay
theo chức năng, hoạt động trong một ngành hay một lĩnh vực nhất
định và là cơ quan giúp việc cho cơ quan hành chính nhà nước có
thẩm quyền chung.
Cơ quan quản lý chuyên môn về môi trường là cơ quan quản lý về
hoạt động môi trường, giúp việc cho các cơ quan hành chính nhà
nước có thẩm quyền chung.
1.2 Phân cấp quản lý.
Cơ quan quản lý chuyên môn về môi trường được phân cấp quản lý
như sau:
1.2.1 Trung ương:


Thành lập Vụ Môi trường tại các Bộ, các đơn vị sự nghiệp phục
vụ công tác quản lý về bảo vệ môi trường: Trung tâm quan trắc
môi trường trong lĩnh vực, chuyên ngành và Trung tâm thông

2


[Bài tiểu luận] Luật Môi Trường
Đánh giá cấu trúc cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường Việt Nam.

tin chuyên ngành có nhiệm vụ xử lý và cung cấp thông tin về
quản lý môi trường thuộc lĩnh vực, chuyên ngành quản lý.

• Phòng (Ban) chuyên môn làm nhiệm vụ tham mưu, giúp Cục
trưởng, Tổng Cục trưởng về bảo vệ môi trường.
1.2.2 Địa phương:
• Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường trên địa bàn cấp tỉnh.
• Phòng tài nguyên và môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp
huyện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp
huyện.
• Công chức cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nhà
1.2.3

nước về bảo vệ môi trường.
Ban quản lý khu kinh tế:

Đề tài của nhóm không tìm hiểu sâu về cơ quan chuyên môn ở ban
quản lý khu kinh tế, cô và các bạn có thể theo dõi cơ quan này trong
các đề tài thuyết trình của các nhóm tiếp theo.
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước
chuyên môn
Hệ thống cơ quan quản lý môi trường của Việt Nam từ trung ương
đến địa phương gồm:
Tổng cục Môi trường
Cơ quan quản lý môi trường của các BộTổng cục Môi trường
Các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh
Các Chi cục Bảo vệ Môi trường các tỉnh, thành phố
Các Phòng Tài nguyên và Môi trường của các quận, huyện, thị
Cục thẩm định và ĐTM
xã.
Sở Tài nguyên và Môi trường








Cục bảo tồn đa dạng sinh học
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Cục quản lý chất thải và cải thiện môi trường

Công chức địa chính

Cục kiểm soát ô nhiễm môi trường

3


[Bài tiểu luận] Luật Môi Trường
Đánh giá cấu trúc cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường Việt Nam.

Hình 1: Cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường
ở Việt Nam.1
Mỗi cơ quan đơn vị chức năng trong hệ thống quản lý nhà nước về
môi trường đều được tổ chức với những chức năng và nhiệm vụ nhất
định.
1.3.1 Bộ tài nguyên môi trường:
Là cơ quan chuyên môn nhà nước thực hiện trực tiếp quản lý, chịu
trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước trong phạm
vi cả nước, có trách nhiệm về:



Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi

trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ;
• Quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo;
• Quản lý Nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Cơ cấu tổ chức: Bộ TN&MT có 23 đơn vị, trong đó 18 đơn vị hành
chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước.
Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ tài nguyên môi trường được quy định
tại Điều 2, Nghị định 36/2017/NĐ-CP.
1 Tham khảo Internet: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM [Truy cập ngày: 25/09/2017]

4


[Bài tiểu luận] Luật Môi Trường
Đánh giá cấu trúc cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường Việt Nam.
-

Quyền hạn của Bộ Tài nguyên môi trường được quy định tại

Khoản 1, 2, 3 Điều 2, Nghị định 36/2017/NĐ-CP
• Ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư và các văn bản khác về
quản lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản
lý của Bộ;
• Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin,

tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về Tài nguyên – Môi
trường (TN&MT);
• Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực
-

thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ.
Nhiệm vụ: Trình các dự án, giấy tờ hồ sơ cho cơ quan cấp trên
có thẩm quyền.

Theo quy định các Khoản 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 2,
Nghị định 36/2017/NĐ-CP.


Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội,
dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ
và quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo chương trình, kế
hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt
và các dự án, đè án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng



Chính phủ ...
Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức
thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn,
trung hạn, hàng năm và các chương trình, dự án, công trình

quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý.
• Trình Thủ tướng Chính phủ các dự thảo quyết định, chỉ thị và
các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng

1.3.2

Chính phủ.
Khối các đơn vị chức năng của Bộ tài nguyên – Môi
trường

1.3.2.1 Tổng cục Môi trường
5


[Bài tiểu luận] Luật Môi Trường
Đánh giá cấu trúc cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường Việt Nam.

Tổng cục Môi trường là cơ quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
trường, có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, có tài khoản
riêng và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Tổng cục Môi trường Thực hiện chức năng:


Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản
lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về môi trường trong



phạm vi cả nước;
Quản lý, thực hiện các dịch vụ công về môi trương theo quy
định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức: Tổng cục Môi trường có 18 tổ chức trong đó có 12
tổ chức là các tổ chức hành chính giúp Tổng Cục trưởng thực hiện

chức năng quản lý nhà nước.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Môi trường được quy định tại
Điều 2, Quyết định 25/2014/QĐ-TTg.
1.3.1.2 Cục thẩm định và Đánh giá tác động môi trường
Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường là tổ chức trực
thuộc Tổng cục Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Thực hiện giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường:


Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về quy hoạch bảo vệ môi

trường,
• Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường,
đánh giá môi trường tổng hợp và đánh giá tác động môi trường
xuyên biên giới..
Cơ cấu tổ chức: Gồm có 1 văn phòng và 4 phòng ban khác nhau để
thực hiện đánh giá vào từng lĩnh vực của môi trường.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục thẩm định và Đánh giá tác động
môi trường được quy định tại Điều 2, Ban hành kèm theo Quyết
6


[Bài tiểu luận] Luật Môi Trường
Đánh giá cấu trúc cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường Việt Nam.

định số 1517/QĐ-TCMT ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Môi trường.
1.3.1.3 Cục bảo tồn đa dạng sinh học
Cục Bảo tồn đa dạng sinh học là tổ chức trực thuộc Tổng cục Môi, có

tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của
pháp luật.
Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi
trường quản lý nhà nước và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về
bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học trong
phạm vi cả nước.
Cơ cấu tổ chức: Gồm có 1 văn phòng và 4 phòng khác nhau trong
từng lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục bảo tồn đa dạng sinh học được quy
định tại Điều 2, Ban hành kèm theo Quyết định số 1501/QĐTCMT ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Môi trường.
1.3.1.4 Cục quản lý chất thải và cải thiện môi trường
Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường là tổ chức trực thuộc
Tổng cục Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng theo quy định của pháp luật.
Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi
trường quản lý nhà nước về môi trường trong các lĩnh vực:




Quản lý chất thải, chất thải nguy hại;
Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường;
Bảo vệ môi trường lưu vực sông, vùng ven biển, vùng biển và
hải đảo trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức: Gồm có 1 văn phòng, 4 phòng và 2 chi cục

7



[Bài tiểu luận] Luật Môi Trường
Đánh giá cấu trúc cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường Việt Nam.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục quản lý chất thải và cải thiện môi
trường được quy định tại Điều 2, Ban hành kèm theo Quyết định
số 1515/QĐ-TCMT ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Môi trường.
1.3.1.5 Cục kiểm soát ô nhiễm môi trường
Cục Kiểm soát ô nhiễm là tổ chức trực thuộc Tổng cục Môi trường, có
chức năng giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, có tư cách
pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp
luật.
Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường trong các lĩnh
vực:


Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường đất, nước, không

khí;
• Quan trắc môi trường;
• Sức khỏe môi trường;
• Bảo vệ môi trường trong quản lý hóa chất độc hại, quản lý
nhập khẩu và sử dụng phế liệu;
• Phòng ngừa, xử lý và khắc phục ô nhiễm môi trường do thiên
tai hoặc sự cố gây ra.
Cơ cấu tổ chức: Gồm có 1 văn phòng, 4 phòng khác nhau trong
việc kiểm soát ô nhiễm môi trường và qan trắc môi trường
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục kiểm soát ô nhiễm môi trường
được quy định tại Điều 2, Ban hành kèm theo Quyết định số

1512/QĐ-TCMT ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Môi trường.
1.3.3

Sở tài nguyên môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, Chịu sự quản lý theo chiều dọc (bộ tài nguyên
môi trường) và theo chiều ngang (UBND CẤP TỈNH, có nghĩa là sự

8


[Bài tiểu luận] Luật Môi Trường
Đánh giá cấu trúc cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường Việt Nam.

phân công, phối hợp nhiệm vụ giữa các cơ quan ngang cấp, mà mỗi
cơ quan có những vai trò và trách nhiệm riêng) về các vấn đề quản
lý/ bảo môi trường.
Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường về:


Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi



trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ;
Quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo (đối với các


tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển, đảo);
• Quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực
thuộc phạm vi chức năng của Sở.
Phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ:


Trình ủy ban nhân dân tỉnh: xem xét các dự thảo, văn bản quy
định tại Khoản 1, Điều 2, Thông tư 50/2014/TTLT-BTNMN-



BNV.
Trình chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh: xem xét các dự thảo, văn
bản quy định tại Khoản 2, Điều 2, Thông tư 50/2014/TTLT-

BTNMN-BNV.
• Các nhiệm vụ quyền hạn còn lại quy định tại Điều 2, Thông
1.3.4

tư 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV.
Phòng tài nguyên môi trường.

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện là cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân huyện; có tư cách pháp nhân, có con dấu
riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước để hoạt động.
Chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân
dân huyện; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn,
nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/ thành phố cấp trên.
Nhiệm vụ, quyền hạn: Quy định tại Điều 5, Thông tư liên tịch
50/2014/TTLT-BTNMT-BNV.


9


[Bài tiểu luận] Luật Môi Trường
Đánh giá cấu trúc cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường Việt Nam.
1.3.5

Cán bộ cấp xã phụ trách

Công chức Địa chính môi trường là công chức chuyên môn về tài
nguyên và môi trường cấp xã. Thực hiện tham mưu giúp Uỷ ban
nhân dân xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên và
môi trường trên địa bàn;
Công chức Địa chính chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn
nghiệp vụ của phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

10


[Bài tiểu luận] Luật Môi Trường
Đánh giá cấu trúc cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường Việt Nam.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM
2.1 Tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường của
các cơ quan nhà nước ở Trung ương: (Đ.3-5 NĐ 81/2007)
Một số đạo luật có liên quan như Luật thủy sản, Luật bảo vệ và phát
triển rừng dẫn đến khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai thực
hiện. Hệ thống tổ chức chuyên môn còn yếu về chất lượng, đầu tư
cho bảo vệ môi trường còn ở mức thấp, chưa hiệu quả. Công tác bảo

vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm đối với một số khu vực trọng điểm
còn nhiều bất cập.
Điển hình như, sáng ngày 02/10/2016, tại khu vực Hồ Tây, đoạn
đường Thanh Niên, người dân phát hiện một lượng lớn cá chết, nổi
trắng mặt hồ. Xác của hàng ngàn con cá, động vật thủy sinh nổi dập
dềnh trên mặt nước, mang theo mùi hôi tanh rất khó chịu.Cho rằng
sự việc cá chết hàng loạt tại Hồ Tây mới đây là “chưa hề có,” Bộ
trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định,
Chính phủ đã giao các bộ, cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, tìm
nguyên nhân cá chết.Trước thực trạng nêu trên, Bộ trưởng Trần Hồng
Hà đã yêu cầu Tổng cục Môi trường phối hợp với các cơ quan chức
năng kiểm tra ngay hoạt động “gây hại môi trường” của doanh
nghiệp.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau hơn 1 năm bị phát hiện xả nước thải
“chui” ra sông Thị Vải (tháng 9/2008), tháng 12/2009, Viện Tài
nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh đã công bố kết quả nghiên
cứu dựa trên các quan trắc kỹ thuật cho thấy công ty bột ngọt Vedan
đã gây ra 80% - 90% ô nhiễm cho sông Thị Vải, huyện Long Thành,
tỉnh Đồng Nai. Trước đó, năm 2006, đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên
và Môi trường từng thanh tra đột xuất và phát hiện công ty Vedan xả
trực tiếp nước thải không qua xử lý vào sông Thị Vải. Kết quả xử lý
sai phạm tại Vedan đã tính đến các tình tiết tăng nặng. Tổng mức

11


[Bài tiểu luận] Luật Môi Trường
Đánh giá cấu trúc cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường Việt Nam.

phạt hành chính với Vedan là 267,5 triệu đồng cho 12 lỗi vi phạm.

Ngoài ra, Vedan phải nộp 127 tỷ đồng truy thu phí bảo vệ môi
trường. Công ty Vedan Việt Nam xây dựng nhà máy vào năm 1991
tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, với tổng diện
tích 120 hecta. Sau khi nộp phạt và xử lý các vi phạm môi trường,
Vedan vẫn tiếp tục hoạt động.

2.2 Tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường của
cơ quan nhà nước ở địa phương: (Đ.6-8 NĐ 81/2007)
Công tác quản lý TNMT ở nhiều địa phương còn gặp rất nhiều khó
khăn, thách thức: chất lượng môi trường nhiều nơi vẫn đang ô
nhiễm, tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, thiếu
hiệu quả, tác động biến đổi khí hậu,… Ngoài ra, tình trạng khiếu kiện
kiện liên quan đến lĩnh vực TNMT còn diễn biến phức tạp. Vấn đề cải
cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện môi trườn kinh doanh thuận
lợi cho người dân và doanh nghiệp ở nhiều nơi chưa thật sự được
quan tâm đúng mức.
Ví dụ cụ thể như Công ty TNHH Maxcore, đóng tại xã Hòa Xá (Ứng
Hòa, Hà Nội) cũng bị người dân phản ánh về tình trạng dùng vải vụn,
vải thừa nhóm lò hơi gây mùi khét và hệ thống quạt hút gió nóng từ
xưởng may quần áo xuất khẩu của công ty thổi ra ngoài có nhiều bụi
bẩn, ảnh hưởng cuộc sống của người dân. Phó Chủ tịch UBND xã Hòa
Xá Nghiêm Duy Hải cho biết: Chính quyền xã có nhận được thông tin
phản ánh của người dân về sự việc trên. Xã đã yêu cầu Công ty
TNHH Maxcore xử lý dứt điểm tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi
trường... Tháng 5/2016, sau 6 lần bị phạt do vi phạm các quy định
về bảo vệ môi trường nhưng không chấp hành, cơ quan chức năng
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã quyết định niêm phong toàn bộ xưởng
nhuộm của nhà máy công ty Mei Sheng Textiles Việt Nam. Theo kết

12



[Bài tiểu luận] Luật Môi Trường
Đánh giá cấu trúc cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường Việt Nam.

quả kiểm tra của Tổng cục Môi trường, nước thải của Mei Sheng có
nhiều thông số vượt chuẩn cho phép. Mặc dù không được cấp phép
cho sản phẩm nhuộm nhưng công ty 100% vốn Đài Loan chuyên về
dệt sợi này vẫn tự ý hoạt động nhuộm và xả thải trực tiếp vào hồ Đá
Đen, nguồn cung nước sinh hoạt cho khoảng 1 triệu người dân trong
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Vào Việt Nam năm 2008, Mei Sheng Textiles
Việt Nam mở rộng sản xuất nhiều lần, với tổng vốn đầu tư là 180
triệu USD…
2.3 Tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại
ban quản lý khu kinh tế và doanh nghiệp nhà nước:
Việc phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý thực hiện nhiệm vụ quản
lý nhà nước thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trườn thời gian qua chưa thực
sự ổn định, nhất là trong công tác thẩm định, phê duyệt Báo cáo
đánh giá tác động môi trường. Quy định UBND huyện ủy quyền Ban
quản lý thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi
trường các dự án còn nhiều bất cập. Việc tổng hợp, xây dựng Báo
cáo về bảo vệ môi trường còn khó khăn, do hoàn toàn phụ thuộc vào
báo cáo, kết quả quan trắc của các công ty hạ tầng và doanh
nghiệp.
Ví dụ: Trong sáu tháng đầu năm 2016, Cục Cảnh sát phòng, chống
tội phạm về môi trường (Bộ Công an) và lực lượng cảnh sát môi
trường các địa phương đã phát hiện 8.881 vụ vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường, tài nguyên và an toàn thực phẩm; trong đó, có
65 vụ, 119 đối tượng chuyển cơ quan chức năng khởi tố, hoặc đề
nghị khởi tố. Trong 22 vụ vi phạm tại các KCN, CCN, có nhiều doanh

nghiệp bị xử phạt hành chính về hành vi tùy tiện xả nước thải vượt
quá Quy chuẩn Việt Nam, như: Công ty cổ phần Giấy và bao bì Bình
Xuyên, ở KCN Hương Canh (Vĩnh Phúc), bị phạt 60.630.000 đồng;
Công ty cổ phần Thế giới, thuộc CCN Tân Dân (Chí Linh, Hải Dương)
bị phạt 81.500.000 đồng; Công ty TNHH Toyoda Giken Việt Nam, tại
13


[Bài tiểu luận] Luật Môi Trường
Đánh giá cấu trúc cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường Việt Nam.

KCN Nội Bài (Hà Nội) bị phạt 260 triệu đồng; Công ty Phát triển hạ
tầng KCN, chủ đầu tư KCN Đình Trám (Bắc Giang), bị phạt hơn 400
triệu đồng…
Hay trường hợp ngày 10/10/2008, sau khi bắt quả tang người của
Công ty Hào Dương bơm hàng trăm mét khối nước thải độc hại từ
quá trình thuộc da tươi ra sông, để có cơ sở xử lý vụ việc, lực lượng
chức năng đã cho niêm phong toàn bộ hệ thống ống bơm nổi trên bể
chứa.Theo kết quả xét nghiệm ban đầu các mẫu nước của Công ty
Hào Dương xả thẳng ra sông do Phòng Cảnh sát Môi trường (PC36) Công an Tp.HCM lấy đã phát hiện nhiều chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho
phép hàng chục lần, trong đó có chất crom, một chất có thể gây ung
thư cao. Hiện PC36 đã xác định 3 hành vi vi phạm của Công ty Hào
Dương: Xả nước thải không qua xử lý thẳng ra sông, chưa tách hệ
thống thoát nước mưa ra khỏi hệ thống xử lý nước thải và quản lý
chất thải nguy hại chưa đúng qui định. Theo Ban quản lý Các khu
chế xuất, khu công nghiệp, nguyên nhân sâu xa nhất là do qui định
của thành phố phải

lấp đầy 50% diện tích đất trong khu công


nghiệp thì mới xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung. Chính từ qui
định này, có nhiều khu công nghiệp hoạt động đã vài năm nhưng
vẫn chưa xử lý được nước thải. Theo con số thống kê cho thấy, có
đến 35.000 m3 nước bẩn được thải ra từ các khu này chỉ trong một
ngày. Ban quản lý khu công nghiệp cho biết: “Giai đoạn đầu qui định
là khu công nghiệp 70% lấp đầy thì mới xây dựng bể thải, sau đó Bộ
Tài nguyên - Môi trường mới dựa trên cơ sở của UBND Tp.HCM nói là
50%. Bộ Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường
cấp phép xả thải cho các doanh nghiệp này với điều kiện phải xử lý
ra loại B, nhưng vấn đề không phải chỗ đó. Ban quản lý nhận thấy
theo Luật môi trường qui định khu công nghiệp hoạt động phải xây
dựng nhà máy xử lý nước thải, rồi mới cho cấp phép đầu tư”.

14


[Bài tiểu luận] Luật Môi Trường
Đánh giá cấu trúc cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường Việt Nam.

CHƯƠNG 3 NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG
3.1 Cơ cấu quản lý của cơ quan nhà nước về môi trường ở
Việt Nam
DANH MỤC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC MÔI
TRƯỜNG TẠI CÁC BỘ
Ngoài Bộ tài nguyên môi trường là cơ quan chủ quan, chuyên môn
trong lĩnh vực mội trường cùng với các sở, phòng ban các cấp, còn

15



[Bài tiểu luận] Luật Môi Trường
Đánh giá cấu trúc cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường Việt Nam.

có các bộ và cơ quan ngang bộ tham gia hỗ trợ, hợp tác quản lý môi
trường. Cụ thể như sau:

T



QUAN

T

QUẢN LÝ

TÊN ĐƠN VỊ
Cục Cảnh sát Phòng, chống tội

1

phạm về môi trường

Bộ Công an

Cục Quản lý Khoa học, Công
nghệ và môi trường

2


3

4

Bộ

Công Cục Kỹ thuật an toàn và Môi

thương

trường công nghiệp

Bộ Giao thông
vận tải

Vụ Môi trường

Bộ Giáo dục và Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi
Đào tạo

trường
Vụ

5

Bộ

Kế


Khoa

học,

Giáo

dục,

Tài

hoạch nguyên và Môi trường

và Đầu tư

Vụ Thống kê Xã hội và Môi
trường, Tổng cục Thống kê

6

Bộ

Khoa

và Công nghệ
Bộ

7

học


Nông

nghiệp
Phát

Vụ Khoa học Xã hội và Tự nhiên

và Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi
triển trường

Nông thôn
8

Bộ
phòng

Quốc

Cục Khoa học quân sự

16


[Bài tiểu luận] Luật Môi Trường
Đánh giá cấu trúc cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường Việt Nam.

Bộ Thông tin
9




Truyền Vụ Khoa học và Công nghệ

thông
1
0
1
1
1
2

Bộ
Thể

Văn

hóa,

thao

Du lịch
Bộ Xây dựng

Bộ Y tế



Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường
Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi

trường
Cục Quản lý môi trường y tế

3.2 So sánh cơ chế quản lý về môi trường của Việt Nam và
các nước
NHẬT BẢN:
Bộ Môi trường Nhật Bản là cơ quan cấp Bộ thuộc Nội các của Chính
phủ Nhật Bản chịu trách nhiệm bảo tồn về môi trường, kiểm soát ô
nhiễm và bảo tồn thiên nhiên.
Bộ phận nội bộ của Bộ Môi trường:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Ban thư ký bộ trưởng
Tổng cục môi trường
Cục môi trường toàn cầu
Cục môi trường nước và môi trường
Cục môi trường tự nhiên
Nhà quản lý công nghệ chống lại chất nhiễm phóng xạ

Tổ chức của Bộ Môi trường:
Đứng đầu Bộ Môi trường là Bộ trưởng. Giúp việc cho Bộ trưởng ngoài
Thư ký Bộ trưởng còn có các thứ trưởng, ban thư ký, các cục, văn
phòng đại diện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ:
Thứ trưởng cao cấp


17


[Bài tiểu luận] Luật Môi Trường
Đánh giá cấu trúc cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường Việt Nam.

Thư ký Quốc hội
Thứ trưởng hành chính
Thứ trưởng phụ trách các vấn đề về Môi trường toàn cầu
Ban thư ký Bộ trưởng
Cục Chính sách Môi trường
Cục Môi trường Toàn cầu
Cục Quản lý Môi trường
Cục Bảo tồn Thiên nhiên
Viện Đào tạo và Nghiên cứu Môi trường Quốc gia
Văn phòng Môi trường khu vực (7 văn phòng)
Một hệ thống các tổ chức giải quyết tranh chấp môi trường ở Nhật
Bản đã được thành lập, đứng đầu là Ủy ban Điều phối tranh chấp
môi trường (EDCC), rồi đến các Ủy ban kiểm tra tình trạng ô nhiễm
cấp tỉnh (PPECs). Các Ủy ban này sẽ tiếp nhận các vụ kiện môi
trường với các thủ tục như: Hòa giải, trung gian hòa giải, phân xử,
xét xử trách nhiệm và xét xử nguyên nhân. Nhờ vậy, các tranh chấp
môi trường đã được giải quyết nhanh chóng, đơn giản hóa và chính
xác, đảm bảo được quyền lợi của người bị thiệt hại.
Việc ban hành luật là do Nghị viện, Chính phủ hay Bộ Môi trường là
cơ quan thi hành, còn chính quyền địa phương, cảnh sát tỉnh chỉ làm
nhiệm vụ điều tra các hành vi vi phạm môi trường, mọi vi phạm liên
quan đến môi trường đều do Tòa án xét xử.
SINGAPORE:
Bộ Môi trường và Tài nguyên Nước trước đây là Bộ Môi trường (ENV),

là một bộ của Chính phủ Singapore chịu trách nhiệm về việc cung
cấp một môi trường sống chất lượng và một tiêu chuẩn cao về sức
khoẻ cộng đồng, được bảo vệ chống lại sự lây lan của các bệnh

18


[Bài tiểu luận] Luật Môi Trường
Đánh giá cấu trúc cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường Việt Nam.

truyền nhiễm. Nó được thành lập vào năm 1972, và ngày nay, cùng
với hai ủy ban - Cục Môi trường Quốc gia (NEA) và Ủy ban Tiện ích
Công cộng - phạm vi trách nhiệm của Bộ mở rộng bao gồm đảm bảo
môi trường sống sạch sẽ và vệ sinh, cũng như quản lý chu trình nước
hoàn chỉnh - từ việc tìm nguồn cung ứng, thu gom, thanh lọc và
cung cấp nước uống; để xử lý nước đã qua sử dụng và tái chế thành
NEWater ; khử muối; cũng như thoát nước mưa.
Có 2 ban kiểm soát trong Bộ Môi trường và tài nguyên nước
1. Cơ quan Môi trường quốc gia;

Cơ quan Môi trường Quốc gia ( viết tắt : NEA) là một hội đồng quản
trị theo luật định thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường và Nước tại
Singapore .
NEA là một tổ chức công cộng hàng đầu chịu trách nhiệm cải thiện
và duy trì một môi trường sạch sẽ và xanh tốt ở Singapore. Chương
trình này phát triển và hướng dẫn các sáng kiến về môi trường và
các chương trình thông qua hợp tác với nhân dân, khu vực công và
tư. Nó cam kết thúc đẩy mọi cá nhân để đảm nhận quyền sở hữu
môi trường và chăm sóc môi trường như một cách sống.
2. Ban tiện ích công cộng:


Các tiện ích công cộng Board (PUB) là hội đồng quản trị theo luật
Singapore của Bộ Tài nguyên Môi trường và Nước trách nhiệm đảm
bảo một nguồn cung cấp nước bền vững và hiệu quả. PUB quản lý và
giám sát toàn bộ hệ thống cấp nước của cả nước bao gồm các hệ
thống lưu vực, hệ thống thoát nước, các nhà máy lấy nước và hệ
thống nước thải.
HÀN QUỐC:
Bộ Môi trường Hàn Quốc (MOE) là cơ quan hàng đầu có trách nhiệm
trong việc bảo vệ môi trường và ngăn chặn ô nhiễm. Nhiệm vụ của

19


[Bài tiểu luận] Luật Môi Trường
Đánh giá cấu trúc cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường Việt Nam.

MOE là “ Bảo vệ lãnh thổ khỏi sự ô nhiễm môi trường và cải thiện
chất lượng cuộc sống cho dân chúng để họ có thể hưởng thụ môi
trường thiên nhiên rộng lớn, với cả nguồn nước cũng như bầu trời
trong sạch.” MOE có trách nhiệm về các vấn đề như:
- Chính sách môi trường
- Qui định về chất lượng nước, không khí
- Qui định thuế và phí môi trường
- Phát triển và duy trì cơ sở hạ tầng, cung cấp và tiêu thoát nước
- Đánh giá tác động môi trường
- Bảo tồn tự nhiên bao gồm cả việc xây dựng các khu vực cần bảo
vệ và bảo vệ đời sống hoang dã.
Dưới bộ là các cơ quan quản lý môi trường ở các địa phương cũng
tương tự như ở Việt Nam.

Quản lý về môi trường của Hàn Quốc được điều hành thông qua 42
điều luật. Tuy nhiên tùy theo các vấn đề môi trường cụ thể mà mỗi
địa phương có thêm những qui định khác nhau.
3.3 Đánh giá:
So với 3 nước trên thì Việt Nam tuy có nhiều văn bản luật và các văn
bản dưới luật quy định về hệ thống quản lý môi trường từ trung
ương đến địa phương (quy định: chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
của từng cấp) nhưng việc thực thi và kiểm soát môi trường của Việt
Nam còn

20


[Bài tiểu luận] Luật Môi Trường
Đánh giá cấu trúc cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường Việt Nam.

quá lỏng lẻo, còn trường hợp quan liêu không minh bạch trong việc
kiểm soát môi trường và không đánh mạnh vào việc trừng phạt
thẳng tay các trường hợp gây ô nhiễm môi trường.
Có thể thấy 3 nước nói trên tuy không có nhiều quy định về hệ thống
quản lý như nước ta nhưng cơ quan từng cấp có trách nhiệm cao
trong việc kiểm soát môi trường. Họ luôn chú trọng đến việc bảo vệ
môi trường để đảm bảo đem đến cho người dân nước họ và cả toàn
nhân loại một môi trường xanh-sạch-đẹp, họ rất thẳng tay trừng trị
các trường hợp gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ như Singapore khi bạn
vi phạm những vấn đề liên quan đến môi trường thì hình phạt nhẹ
nhất là phạt tiền và số tiền cũng không phải là nhỏ, nó tùy theo mức
quy định của từng hành vi theo luật pháp Singapore, điều đó đánh
vào tâm lý của người dân Singapore là họ sẽ cảm thấy lo lắng nếu
chỉ vì vứt rác bừa bãi mà mất một số tiền vô ích và từ đó họ sẽ

không vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường nữa và việc quản lý
vấn đề này cũng rất chặt chẽ được quy định thành luật và có những
chế tài xử phạt đối với những hành vi gây ảnh hưởng đến vệ sinh
môi trường.
Ở Việt Nam, chúng ta cần quy định chặt chẽ hơn về việc kiểm soát
môi trường từ trung ương đến địa phương, đề ra các hình phạt dành
cho những người có quyền hạn phụ trách kiểm soát môi trường nếu
thiếu trách nhiệm hoặc có trường hợp quan liêu thì sẽ bị xử lý mạnh
và điều quan trọng là cần tăng mạnh hình phạt để răn đe các vụ
việc gây ô nhiễm môi trường, đặt vấn đề bảo vệ môi trường lên trên
để phục vụ môi trường sống tốt đẹp cho người dân Việt Nam và góp
phần bảo vệ môi trường.

21


[Bài tiểu luận] Luật Môi Trường
Đánh giá cấu trúc cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường Việt Nam.

CHƯƠNG 4

ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ TRONG

CƠ CHẾ QUẢN LÝ

Ngày 5/8/2002 Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kì họp
thứ nhất thông qua nghị quyết số 02/2002/QH 11 thành lập Bộ Tài
nguyên và Môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ
giao nhiệm vụ thường trực Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước,
Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản, Ban Chỉ đạo quốc gia về

khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến
tranh ở Việt Nam, Ban chỉ đạo Quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ
sinh môi trường. Nhưng trong giai đoạn này nhà nước chỉ thực hiện
biện pháp chính trị là đưa mục tiêu bảo vệ môi trường vào trong
đường lối chính sách nhà nước mà không đồng thời kết hợp các biện
pháp giáo dục nhằm giáo dục ý thức cộng đồng trong việc gìn giữ
bảo vệ môi trường.

22


[Bài tiểu luận] Luật Môi Trường
Đánh giá cấu trúc cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường Việt Nam.

Ngay sau khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được Quốc hội khóa
XIII thông qua tại kỳ họp thứ 7, các văn bản quy định chi tiết thi
hành Luật đã được các Bộ, ngành trung ương và địa phương tích cực,
khẩn trương xây dựng và ban hành.
Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2015, hệ thống chính sách, pháp
luật về bảo vệ môi trường tiếp tục được quan tâm hoàn thiện, tạo được
hành lang pháp lý cần thiết cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
Về việc triển khai thi hành Luật bảo vệ môi trường 2014
4.1 Ưu điểm:

4.1.1 Ngay sau khi Luật bảo vệ môi trường năm 2014 được thông
qua, bên cạnh việc tích cực đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành,
trình ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; để bảo đảm sự
thống nhất, phù hợp giữa các quy định hiện hành với quy định của

Luật, lĩnh vực môi trường đã hoàn thiện việc rà soát tổng thể các văn
bản có liên quan để kiến nghị sửa đổi, bổ sung. Theo đó, các Bộ,
ngành, địa phương đều hoàn thành đề xuất danh mục các văn bản
quy phạm pháp luật cần tiếp tục xây dựng trong năm 2015, 2016 để
các quy định của Luật nhanh chóng đi vào cuộc sống.
4.1.2

Bên cạnh đó, các Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã tích
cực tổ chức triển khai nhiều chương trình phổ biến, giáo dục nội
dung của Luật bảo vệ môi trường năm 2014 nhằm nâng cao nhận
thức chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường cho cơ quan, tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; đã
tích cực triển khai xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá, theo dõi tình

4.1.3

hình thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước.
Về công tác đánh giá tác động môi trường đã thực sự trở thành công
cụ quản lý nhà nước về môi trường có hiệu quả, đóng góp đáng kể
trong việc phòng ngừa ô nhiễm, giảm thiểu các tác động xấu lên môi
23


[Bài tiểu luận] Luật Môi Trường
Đánh giá cấu trúc cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường Việt Nam.

trường tự nhiên và kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, công tác đôn đốc,
kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng của công tác thẩm định, phê
duyệt các báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá
tác động môi trường tiếp tục được đẩy mạnh; nhiều hội thảo tuyên

truyền phổ biến các quy định pháp luật các hướng dẫn kỹ thuật, kiểm
tra việc thực hiện các quy định về thẩm định và đánh giá tác động môi
trường tế cũng được tổ chức.
4.1.4 Nhìn chung, thông qua công tác thẩm định, hầu hết các quy
hoạch đều phải điều chỉnh để đảm bảo mục tiêu phát triển bền
vững, các dự án đầu tư đều phải tăng cường các biện pháp bảo vệ
môi trường; đặc biệt thông qua công tác kiểm tra, xác nhận việc
thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, nhiều công trình xử lý
môi trường của các dự án đã được điều chỉnh để đảm bảo các yêu
cầu chất thải đầu ra trước khi đưa dự án vào hoạt động chính
thức.Cùng với việc tăng cường kiểm soát ô nhiễm đối với từng thành
phần môi trường nước, đất, không khí, trong thời gian qua, hoạt
động kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với các nguồn gây ô nhiễm
môi trường cũng được triển khai tích cực, đặc biệt là tại các khu
công nghiệp, làng nghề, các đô thị, các lưu vực sông bị ô nhiễm
nặng; qua đó cung cấp các thông tin cần thiết cho công tác giáo dục
truyền thông, xây dựng các chương trình, dự án khắc phục ô nhiễm.
4.1.5

Trong thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra đã được Bộ
Tài nguyên và môi trường, các Bộ, ngành, địa phương triển khai
một cách thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm, đạt
được nhiều kết quả quan trọng, tạo được sự đồng thuận cao
trong xử lý các cơ sở vi phạm pháp luật về môi trường, được dư
luận và xã hội đồng tình, ủng hộ. Nhìn chung, thông qua công
tác thanh tra, kiểm tra cho thấy tình hình chấp hành pháp luật
về bảo vệ môi trường của các cơ sở đã có chuyển biến tích cực.

24



[Bài tiểu luận] Luật Môi Trường
Đánh giá cấu trúc cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn về môi trường Việt Nam.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường hiện nay vẫn còn một số tồn tại, hạn chế:
4.1.6

Nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường,

Doanh nghiệp thực hiện không đúng các nội dung báo cáo đánh giá
tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt,
xác nhận; quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định; xả nước
thải, khí thải không đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; kê khai
thiếu hoặc trốn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải
rắn, chất thải nguy hại và các loại phí môi trường khác. Công tác
thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường tại địa phương còn một số
tồn tại hạn chế như lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh
tra còn mỏng, năng lực còn hạn chế; chưa được trang bị đầy đủ các
trang thiết bị, phương tiện cần thiết và chưa được bố trí kinh phí
tương xứng để hoạt động; các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường chưa được các địa phương xử lý kịp thời, thỏa đáng.
4.1.7

Hệ thống tổ chức chuyên môn về bảo vệ môi trường tuy đã
được phát triển về số lượng, song còn yếu về chất lượng, chưa
đáp ứng được yêu cầu của quá trình phân cấp quản lý

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 tiếp tục có sự phân cấp chức
năng, nhiệm vụ tham gia quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

cho các Bộ, ngành và địa phương. Song thực tiễn cho thấy tổ chức
chuyên môn về bảo vệ môi trường, đặc biệt tại các địa phương còn
yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phân cấp quản lý nói chung
và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận bản
cam kết bảo vệ môi trường các dự án đầu tư nói riêng; hoạt động
kiểm tra, thanh tra tuy được triển khai khá mạnh mẽ nhưng vẫn
chưa thể đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn, đặc biệt khi các vi
phạm này đang ngày càng tinh vi, phức tạp. Trách nhiệm quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường còn một số bất cập như: việc phân

25


×