ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN THỊ HOÀI THU
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
CỦA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN PHỔ THƠNG HIỆN
HÀNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM
Thái Nguyên – 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN THỊ HOÀI THU
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
CỦA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN PHỔ THÔNG HIỆN
HÀNH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Dương Thu Hằng
Thái Nguyên – 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều
trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ cơng trình nào khác.
Thái Ngun, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hoài Thu
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám
hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Văn – Xã hội, Trường Đại học Khoa học – Đại học
Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá
trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng
dẫn PGS.TS Dương Thu Hằng đã ln tận tình hướng dẫn, quan tâm trong suốt
thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp
đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hoài Thu
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chương trình
CT
Dạy học
DH
Học sinh
HS
Giáo dục
GD
Giáo viên
GV
Phổ thông
PT
Trung học cơ sở
THCS
Trung học phổ thông
THPT
Sách giáo khoa
SGK
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI ............................................................................................................... 8
1.1. Một số vấn đề lí luận về văn hóa truyền thống và giá trị của nó trong tác phẩm
văn học ................................................................................................................ 8
1.1.1. Quan niệm về giá trị văn hóa và giá trị văn hóa truyền thống .................. 8
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và tác phẩm văn học ..................................... 10
1.1.3. Diện mạo văn hóa, văn học Việt Nam thời kỳ trung đại ........................ 12
1.2. Hệ giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu trong văn học Việt Nam thời kỳ
trung đại ............................................................................................................. 19
1.2.1. Sự khoan dung ......................................................................................... 19
1.2.2. Tinh thần yêu nước.................................................................................. 23
1.3. Thực trạng dạy - học các tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại trong nhà
trường phổ thơng ............................................................................................... 26
1.3.1. Đặc điểm của chương trình Ngữ văn phổ thông, Sách giáo khoa hiện hành 26
1.3.2. Những khó khăn cơ bản trong dạy - học các tác phẩm văn học Việt Nam
trung đại trong nhà trường phổ thông ............................................................... 29
v
Chương 2 NHẬN DIỆN NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
TIÊU BIỂU TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI
TRUNG ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN PHỔ THƠNG HIỆN
HÀNH ............................................................................................................... 32
2.1. Truyền thống yêu nước, yêu độc lập- tự do ............................................... 32
2.1.1. Yêu nước là tự hào dân tộc ..................................................................... 32
2.1.2. Truyền thống căm thù giặc sâu sắc ......................................................... 36
2.1.3. Truyền thống yêu nước thể hiện ở khát vọng độc lập ............................. 40
2.1.4. Truyền thống yêu quê hương, đất nước .................................................. 42
2.2. Truyề n thố ng nhân đa ̣o............................................................................... 44
2.2.1. Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của con người .............................................. 44
2.2.2. Đồng tình với khát vọng của con người .................................................. 47
2.2.3. Đồng cảm, xót thương cho số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến ......................................................................................................... 49
2.2.4. Hướng tới những giải pháp đem đến hạnh phúc cho con người, cuộc sống.
Đề cao quan hệ đạo đức, lối sống tốt đẹp giữa người với người ..................... 54
2.3. Truyền thống yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên ................................... 57
2.3.1. Thiên nhiên giản dị, thơ mộng giàu sức sống ......................................... 58
2.3.2. Thiên nhiên chứa chất tâm trạng đa chiều của con người ..................... 62
Chương 3 TÍ CH HỢP GIÁO DỤC GIÁ TRI ̣ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
TRONG DẠY- HỌC CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI
TRUNG ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌ NH NGỮ VĂN PHỔ THÔNG
........................................................................................................................... 66
3.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học tích hợp trong dạy học tác phẩm
văn học Việt Nam thời trung đại ....................................................................... 66
3.1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 66
3.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 67
vi
3.2. Thiết kế một số chủ đề tiêu biểu theo hướng tích hợp giáo dục văn hóa truyền
thống trong dạy – học tác phẩm văn học Việt Nam trung đại trong nhà trường PT
........................................................................................................................... 69
3.2.1. Nhóm chủ đề yêu nước ............................................................................ 70
3.2.2. Nhóm chủ đề nhân đạo..........................................................................73
3.3. Các bước chuẩn bị dạy học theo chủ đề tích hợp....................................... 75
3.3.1. Phân chia bài học; cấu trúc lại chương trình ......................................... 75
3.3.2. Xác định thời lượng thực hiện dạy học một chủ đề tích hợp .................. 76
3.3.3. Xây dựng mục tiêu, nội dung của chủ đề tích hợp .................................. 76
3.3.4. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra theo chủ đề tích hợp ........ 77
3.4. Đề xuất một số chủ đề tích hợp tiêu biểu ................................................... 77
3.4.1. Chủ đề Tích hợp giáo dục truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc .... 77
3.4.2. Chủ đề Tích hợp giáo dục truyền thống đồng cảm với người phụ nữ trong
xã hội phong kiến .............................................................................................. 84
3.4.3. Chủ đề Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử trong tình bạn, tình u ...... 88
3.4.4. Chủ đề Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử trong gia đình ..................... 91
3.4.5. Chủ đề Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử với thiên nhiên .................... 94
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 102
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 107
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, tồn cầu hố khơng chỉ mang lại thời cơ
lớn mà còn tạo ra những thách thức đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt là với
các nước đang phát triển. Trước xu thế tồn cầu hố, văn hố Việt Nam có cơ
hội giao lưu với các nền văn hoá khác trên thế giới. Đây cũng là giai đoạn mà
các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc phải đối diện với những tác động
tiêu cực của quá trình hội nhập. Hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc văn hố
dân tộc là những nhu cầu tất yếu, khách quan để một dân tộc có thể tồn tại và
phát triển trong xu thế toàn cầu hoá. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng
Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Tồn cầu hố kinh tế là một xu thế khách quan,
lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này vừa có mặt tích cực vừa có
mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh” [48].
Hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc là hai mặt thống nhất,
có quan hệ chặt chẽ với nhau. Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là làm thế
nào để nền văn hóa dân tộc vừa có thể tiếp thu được các giá trị thời đại, tinh
hoa văn hoá nhân loại, vừa có thể giữ được bản sắc dân tộc vốn có; tiếp tục phát
triển trong sự giao lưu với cộng đồng thế giới mà khơng bị hồ tan, khơng bị
nhấn chìm vào các nền văn hóa khác hoặc trở thành “cái bóng mờ” của dân tộc
khác, nền văn hố khác.
Giáo dục việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc cho
thế hệ trẻ là vấn đề được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Trong Cương lĩnh
xây dựng đất nước thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt
Nam xác định mục tiêu đó như sau: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây
dựng là một xã hội có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [58]. Tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng vẫn tiếp tục khẳng định: “Xã hội xã
hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ...; có nền văn hóa tiên tiến, đậm
2
đà bản sắc dân tộc...” và để thực hiện được mục tiêu đó, Đảng cũng nhấn mạnh
đến nhiệm vụ của văn hóa là phải “gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời
sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng
của phát triển”. [48]
Trong chương trình giáo du ̣c đào tạo phổ thông, môn Ngữ văn có vi tri
̣ ́ đặc
biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách, tài năng con người.
Không chỉ rèn luyện, phát triển năng lực tư duy logic, trí tưởng tượng phong phú,
sáng tạo, các kỹ năng phát triển và sử dụng ngơn ngữ, văn học cịn hướng đối
tượng giáo dục biết thẩm thấu, cảm thụ giá trị đích thực của nghệ thuật, hướng tới
chân - thiện - mỹ của văn chương với cách ứng xử và hành động trong thực tiễn
đời sống xã hội.
Những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc được thể hiện rất
đa dạng và phong phú trong các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại nhưng hiện
nay chưa đươ ̣c quan tâm tìm hiểu. Vì vậy, đề tài này nếu được thực hiện sẽ có ý
nghĩa khơng nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ nói riêng, góp
phần đổi mới giáo dục nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Văn hóa và những giá trị văn hóa truyề n thố ng là mô ̣t vấ n đề đã đươ ̣c đề
câ ̣p rấ t nhiề u. Về văn hóa khơng thể khơng nhắc tới cuốn Việt Nam văn hóa sử
cương của Đào Duy Anh in lần đầu tiên năm 1938 được ấn hành bởi Quan Hải
Tùng Thư. Ngồi ra, cịn rất nhiều cơng trình nghiên cứu khác như: Cơ sở văn
hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm, Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế của Nguyễn Chí Bền, Văn hóa truyền thống dân tộc với việc giáo
dục thế hệ trẻ của Nguyễn Hồ ng Hà, Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập của Ngơ Đức Thịnh,
Văn hóa gia đình Việt Nam của Vũ Gia Khánh…
Trong bài viế t Một số vấ n đề lí luận nghiên cứu hê ̣ giá tri ̣ văn hóa truyề n
thố ng trong đổ i mới và hội nhập, tác giả Ngô Đức Thinh
̣ cho rằ ng: “Chúng ta bảo
3
tồn văn hoá truyền thống hay các giá trị văn hố truyền thống phải trên ngun
tắc phát triển, vì mục tiêu phát triển. Nói cách khác, cái gì trong kho vốn giá trị
truyền thống đóng vai trị động lực thúc đẩy phát triển thì chúng ta bảo tồn, phát
huy, cịn cái nào cản trở, kìm hãm sự phát triển thì cần hạn chế và dần loại trừ. Do
vậy, nguyên tắc phát triển phải là nguyên tắc mang ý nghĩa chỉ đạo cho việc bảo
tồn, phát huy giá trị truyền thống”. [42]
Bàn về nhiê ̣m vu ̣ Giữ gìn và phát huy giá tri ̣ truyề n thố ng của con người
Việt Nam - Một yêu cầu tấ t yế u khách quan trong sự nghiê ̣p công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n
đại hóa, tác giả Trương Hoài Phương viết: “Nhiệm vụ giữ gìn và phát huy các giá
trị truyền thống của con người Việt Nam là yêu cầu tất yếu khách quan trong sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Muốn thực hiện đươ ̣c nhiê ̣m vu ̣ đó cầ n có
hai nguyên tắ c. Thứ nhấ t, tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức
về các giá trị truyền thống của con người Việt Nam. Thứ hai, thường xuyên quan
tâm, tạo lập môi trường xã hội lành mạnh, đấu tranh chống nguy cơ xói mịn các
giá trị truyền thống của con người Việt Nam” [32, tr 63].
Trong bài viế t Bàn thêm về vấ n đề truyề n thố ng văn hóa Viê ̣t Nam, giáo sư
Trần Quốc Vươ ̣ng đã hoạch đinh
̣ ba phương hướng, chiế n lươ ̣c trong viê ̣c xây
dựng nề n văn hóa mới Việt Nam xã hô ̣i chủ nghiã . Thứ 1, chiến lược kế thừa tinh
hoa truyền thống, hay nói vắn và dễ hiểu, chiến lược bảo tồn. Thứ 2, chiến lược
xóa bỏ những phong tục - tập quán cổ truyền, những lạc hậu, lỗi thời, và những
ảnh hưởng, di hại của văn hóa (đúng hơn: phản văn hóa) đơ hộ - thực dân cũ và
mới, gọi là chiến lược cải tạo. Thứ 3, chiến lược xây dựng ý thức hệ mới, nền văn
hóa mới, con người mới Việt Nam, trên nển tảng chủ nghĩa Mác – Lê- nin hay
chính là chiến lược phát triển - đổi mới. [55]
Tác giả Huỳnh Thanh Phương trong bài viế t Văn học và văn hóa dân tộc đã
nêu lên mố i quan hê ̣ giữa văn ho ̣c và văn hóa: Văn học biểu hiện văn hóa, cho nên
văn học là tấm gương của văn hóa. Ơng khẳ ng đinh:
̣ “Văn học, nghệ thuật cùng với
triết học, chính trị, tơn giáo, đạo đức, phong tục… là những bộ phận hợp thành của
4
chỉnh thể cấu trúc văn hóa” [57]. Nếu văn hóa thể hiện quan niệm và cách ứng xử
của con người trước thế giới thì văn học là hoạt động lưu giữ thành quả sáng tạo
một cách sinh động nhất. Để có được những thành quả đó, văn hóa của một dân tộc
cũng như của nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, chọn lọc, bảo
tồn và phát triển để hình thành những giá trị trong xã hội. Văn học vừa là chặng
đường tìm kiếm, vừa là nơi định hình những giá trị. Có thể nói văn học là văn hóa
lên tiếng bằng ngơn từ nghệ thuật.
Trong cơng trình Nghiên cứu về những giá tri ̣ văn hóa truyền thố ng trong
tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyế n, Tú Xương, tác giả Dương Thu
Hằng nhận định: “Giá trị văn hóa truyền thống là tập hợp những nhân tố tích cực,
phổ biến về tư tưởng, tình cảm, thói quen, tập quán, lối sống và cách ứng xử của
một cộng đồng người nhất định, được hình thành và phát triển trong lịch sử, đã trở
nên ổn định và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một số biểu hiện của giá
tri văn
hóa truyề n thống đã được đề cập đến như: Tinh thần yêu nước; tinh thần tự
̣
chủ, tự lực, tự cường, ý thức độc lập tự do; tinh thần nhân ái, khoan dung; tinh thần
đoàn kết; tinh thần cần cù, tiết kiệm; tinh thần hiếu học; tinh thần mong muốn cuộc
sống bình dị, yên ổn trong hịa bình, đề cao các giá trị văn hóa làng xã, dịng họ,
gia đình; tinh thần nhẫn nại chịu đựng; giản dị, khiêm tốn, chất phác, thật thà...”
[12, tr 21]. Đó là những giá trị văn hóa truyền thống cơ bản, vô cùng quý báu, đã
tạo nên cốt cách riêng biệt của con người Việt Nam.
Những công triǹ h nghiên cứu kể trên đã tiế p câ ̣n giá tri ̣ văn hóa ở nhiề u
phương diêṇ khác nhau. Tuy nhiên chưa có mô ̣t công trình nào đề câ ̣p đế n vấ n đề
giá tri ̣của văn hóa truyề n thố ng trong các tác phẩ m văn ho ̣c Viê ̣t Nam trung đa ̣i
ở chương trình Ngữ văn phổ thông hiêṇ hành. Khai thác đề tài giá tri truyề
n thố ng
̣
trong các tác phẩ m văn ho ̣c trung đa ̣i Viê ̣t Nam sẽ bổ sung thêm hướng nghiên
cứu về văn hóa Viê ̣t đồ ng thời sẽ góp phầ n đổ i mới da ̣y - ho ̣c Ngữ văn ở trường
phổ thông. Đề tài của chúng tôi kế thừa, tiếp nối những cơng trình, bài nghiên cứu
trước đó, đồng thời phát triển một số điểm, cung cấp thêm tài liệu tham khảo về
5
dạy học các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại trong chương triǹ h Ngữ văn
phổ thông hiện hành.
Trong chương trin
̀ h Ngữ văn phổ thông hiêṇ hành có 50 tác phẩ m/đoạn
trích văn ho ̣c Việt Nam trung đại. Trong Sách giáo khoa, Sách giáo viên và Sách
tham khảo, các tác giả đề câ ̣p chủ yế u những vấ n đề về nô ̣i dung và nghê ̣ thuâ ̣t.
Khi giảng dạy, giáo viên chỉ chú trọng nhấn ma ̣nh nô ̣i dung và các hình thức nghê ̣
thuật của tác phẩm mà chưa chú ý tới những giá tri ̣văn hóa truyề n thố ng. Đề tài
của chúng tơi sẽ đóng góp thêm một hướng khai thác mới trong nội dung giảng
dạy giúp các thầ y cơ có thể tích hợp giáo du ̣c giá tri truyền
thố ng trong da ̣y và ho ̣c
̣
các tác phẩm văn học Viê ̣t Nam trung đa ̣i trong chương trình Ngữ văn phở thơng
hiện hành.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nhận diện những giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu trong tác phẩm
văn học Việt Nam trung đa ̣i ở chương trình Ngữ văn phổ thơng hiê ̣n hành.
- Cung cấp thêm tri thức, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tác
phẩm văn học thời trung đại và giáo dục nhân cách người học trong nhà trường
phổ thông thông qua việc xây dựng một số chủ đề dạy học theo hướng tích hợp
giáo dục văn hóa truyền thống trong giờ dạy – học Ngữ văn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những giá trị văn hố truyền thớ ng của các tác phẩm văn học Việt Nam
trung đại trong chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Các sáng tác văn học Việt Nam thời trung đa ̣i có trong chương trình phổ
thơng hiện hành.
- Một số vấn đề liên quan đến việc đổi mới dạy – học Ngữ văn trong chương
trình Ngữ văn phổ thơng.
6
5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhận diện những giá trị văn hóa truyền thống của các tác phẩm văn học
trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn phổ thơng hiện hành.
- Tích hợp giáo dục giá trị văn hóa truyền thống trong dạy- học các tác
phẩm văn học Việt Nam thời trung đại trong chương trình Ngữ văn phổ thơng
hiện hành.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn, chúng tôi vận dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: Thống kê, phân loại các tác phẩm văn học
Việt Nam trung đại trong chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành và tổng hợp các
giá trị văn hóa truyền thống trong các sáng tác đó theo những tiêu chí nhất định.
- Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Sử dụng phương pháp tiếp cận văn hóa
học để giải mã các giá trị văn hóa tìm ra nền tảng nền tảng hệ giá trị văn hóa truyền
thống của các tác giả văn học Việt Nam trong chương trình phổ thông.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Kết hợp phương pháp nghiên cứu văn
hóa, nghiên cứu lịch sử - xã hội, lí luận văn học,...trên cơ sở kế thừa và khai thác
thế mạnh của các ngành khoa học khác, tìm hiểu mối quan hệ giữa yếu tố đó và
văn học.
Ngồi ra luận văn của chúng tơi cịn sử dụng các thao tác nghiên cứu khác
như tổng hợp, phân tích, so sánh...
6. Đóng góp mới của luận văn
Đây là cơng trình đầ u tiên nghiên cứu hê ̣ thớ ng các giá tri ̣ văn hóa truyề n
thố ng tiêu biể u của các tác phẩ m văn ho ̣c Việt Nam trung đa ̣i trong chương trình
Ngữ văn phổ thông.
7
Trên cơ sở xây dựng một số chủ đề dạy học văn theo hướng tích hợp giáo
dục giá trị văn hóa truyền thống, luận văn góp phầ n đở i mới da ̣y - ho ̣c Ngữ văn
trong nhà trường.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung đề tài
gồm 3 chương chính:
Chương 1: Những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài
Chương 2: Nhận diện những giá trị văn hoá truyền thống cơ bản trong các
tác phẩm văn học Việt Nam trung đại trong chương trình Ngữ văn phổ thơng hiện
hành
Chương 3: Tích hợp giáo dục giá trị văn hoá truyền thống trong dạy học các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại trong chương trình Ngữ văn phổ
thơng
8
NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Một số vấn đề lí luận về văn hóa truyền thống và giá trị của nó trong tác
phẩm văn học
1.1.1. Quan niệm về giá trị văn hóa và giá trị văn hóa truyền thống
Trước khi tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống, chúng ta cần giới thiệu
khái niệm về văn hóa. Vậy văn hóa là gì? Định nghĩa văn hố đến nay đã có hàng
trăm các tác giả nổi tiếng của trường phái nhân văn như Dilthey, Casirrer, Arnold,
T. Eliot… đến trường phái thực chứng như Taylor, Malinowski, Boas, Kroeber,
Benedict, Durkheim…. Việc xác định khái niệm văn hóa khơng hề đơn giản bởi
nó xuất phát từ mục đích, góc độ riêng và các cách tiếp cận để đưa ra khái niệm.
Xét về mối quan hệ giữa văn hóa và xã hội, hiện nay chúng ta có bốn cách tiếp
cận: tiếp cận giá trị học, tiếp cận hoạt động, tiếp cận nhân cách và tiếp cận ký hiệu
học. Trong bốn cách tiếp cận này thì tiếp cận giá trị học có một lịch sử lâu đời.
Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam của tác giả Trần Ngọc Thêm đã định nghĩa:
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội” [39]. Như vậy, với cách định nghĩa này
thì nội hàm của khái niệm văn hóa bao gồm: Thứ nhất, đó là những giá trị vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người
và vì con người. Thứ hai, những giá trị mà con người sáng tạo ra đó phải mang
tính nhân tính nghĩa là nó phải mang tính người. Đến năm 1982, tại Hội nghị thế
giới về các chính sách văn hóa đã thơng qua tun bố: “Trong ý nghĩa rộng nhất,
ngày nay văn hóa có thể được coi là tồn bộ các đặc tính đặc biệt về tâm hồn, vật
chất, trí tuệ và tình cảm đặc trưng cho một xã hội hay một nhóm xã hội. Nó khơng
9
chỉ bao gồm nghệ thuật và văn học, mà cả lối sống, các quyền cơ bản của nhân
loại, các hệ thống giá trị, truyền thống và tín ngưỡng” [58].
Về giá trị và giá trị văn hóa: giá trị là phạm trù gắn liền với sự xuất hiện của
con người (tách khỏi động vật) và phát triển cùng đời sống con người như là một
chủng loại có văn hố. Giá trị là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của
con người về tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng chân, thiện, mĩ, giúp khẳng
định và nâng cao bản chất người. Giá trị văn hóa là sự khẳng định của con người
với sự tồn tại vật chất, tinh thần của bản thân mình, quan hệ, hành vi, thái độ, khích
lệ, động viên con người sống theo thang giá trị của mình. Giá trị văn hóa truyền
thống là những giá trị tốt đẹp tiêu biểu cho một nền văn hóa, tạo nên bản sắc văn
hóa của một dân tộc, được chắt lọc, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong
suốt chiều dài phát triển của lịch sử. Các giá trị văn hóa truyền thống đó kết tinh lại
trong quan niệm, tư tưởng, triết lý, trong đạo đức và cách thức ứng xử, phản ánh
diện mạo tinh thần, tâm hồn và tình cảm của cả một dân tộc, có trong các sản phẩm
vật thể và phi vật thể của văn hóa. Nếu giá trị là những cái thuộc về sự vật, hiện
tượng và những thuộc tính của chúng mà có ý nghĩa tích cực đối với xã hội, một
nhóm người và cá nhân, với tư cách là phương tiện thoả mãn những nhu cầu và lợi
ích, đồng thời biểu thị niềm tin của con người về những mục đích và phương thức
ứng xử lý tưởng thì giá trị văn hoá là yếu tố cốt lõi của văn hóa, được sáng tạo và
kết tinh trong q trình lịch sử của dân tộc và nhân loại. Giá trị văn hóa tuy có ý
nghĩa lâu dài nhưng là phạm trù có tính lịch sử, khơng phải là vĩnh viễn. Theo thời
gian có những giá trị lạc hậu, lỗi thời sẽ bị mất đi và những giá trị mới sẽ nảy sinh.
Các giá trị văn hóa theo thời gian lịch sử được lưu truyền sẽ trở thành giá
trị văn hóa truyền thống. Vậy giá trị văn hóa truyền thống là gì? Đó là những tư
tưởng, biểu tượng, giá trị và chuẩn mực xã hội hóa những tác phẩm văn hóa được
cộng đồng tin tưởng và mong muốn gìn giữ, truyền đạt và noi theo. Nói đến giá
trị văn hóa truyền thống là nói đến những giá trị tốt đẹp tiêu biểu cho một nền văn
hóa được lưu truyền, gìn giữ trong quá trình lịch sử. Nhiều học giả, những nhà
10
nghiên cứu về văn hóa đã đúc kết nên những giá trị văn hóa truyền thống rất quý
báu của dân tộc Việt. Theo giáo sư Trần Văn Giàu, có bảy giá trị mang tính tổng
quát nhất của dân tộc Việt Nam, đó là: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc
quan, thương người, vì nghĩa [10, tr 35]. Đào Duy Anh trong Việt Nam văn hóa
sử cương cũng nêu lên bảy giá tri ̣có thể xem là bản sắc văn hóa Việt: Sức ký ức
(trí nhớ tốt, thiên về nghệ thuật và trực giác); Ham học, thích văn chương; Ít
mộng tưởng (thiết thực); Sức làm việc khó nhọc (cần cù); Giỏi chi ̣u khổ và hay
nhẫn nhục; Chuộng hòa bình, song ngộ sự thì cũng biết hy sinh vì đại nghĩa; Khả
năng “bắt chước, thích ứng và dung hịa rất tài” [1, tr 73]… Nếu như các giá trị
văn hóa có ý nghĩa lâu dài nhưng khơng phải là vĩnh viễn thì giá trị văn hóa truyền
thống là những giá trị tương đối ổn định, tốt đẹp tạo nên bản sắc cho dân tộc đó.
Như vậy, theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, các giá trị văn hóa truyền
thống khơng chỉ có vai trị to lớn đối với sự tồn vong mà còn khẳng định sức sống
mãnh liệt của dân tộc trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Ngày nay, các giá trị
văn hóa truyền thống dân tộc đóng một vai trị rất quan trọng trong sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc sẽ tạo
nên sức mạnh trong công cuộc phát triển đất nước và giảm bớt, loại trừ hay ít ra
làm hạn chế khơng ít những tiêu cực phát sinh từ mặt trái của cơ chế thị trường.
Một trong những nguồn có thể khai thác và giáo dục giá trị văn hóa truyền thống
đó là thông qua dạy học các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại ở chương trình
Ngữ văn phổ thơng hiện hành.
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và tác phẩm văn học
Như trên đã nói, văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều
cách hiểu khác nhau, liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Có thể hiểu, văn hố là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía
cạnh của đời sống bao quanh con người, tồn tại hữu thức và cả vô thức trong mỗi
cá nhân con người. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhất của cuộc sống cũng mang
dấu hiệu văn hoá.
11
Trên thực tế, văn hóa của bất kỳ quốc gia nào cũng được phản ánh trong
văn học. Văn học là nghệ thuật dùng ngơn từ và hình tượng để thể hiện đời sống
và xã hội con người. “Văn học ở thời nào cũng phải đặt trong cấu trúc tổng thể
của văn hoá, nhưng ở ta xem xét văn học và tiếp cận văn học từ góc độ văn hố
hiện nay vẫn là vấn đề hết sức mới mẻ. Trước đây, văn học và văn hoá bị xem xét
một cách biệt lập do người ta quan niệm văn học có đặc trưng loại biệt. Bây giờ
đặc trưng loại biệt không phải là khơng cịn, nhưng trong nhiều cách tiếp cận thì
cách tiếp cận văn học từ góc độ văn hố đang cho thấy là một hướng tiếp cận có
hiệu quả. Cách tiếp cận này xem văn học như một thành tố trong cấu trúc của tổng
thể văn hố nó truyền tải, lưu giữ được những giá trị văn hố.” [56]. Có thể nói,
trong lịch sử văn học của bất cứ quốc gia nào cũng tồn tại mối quan hệ giữa văn
hoá và văn học. Quan trọng hơn, đó là một mối quan hệ hai chiều khăng khít
khơng thể tách rời.
Trong thực tế nghiên cứu, suốt một thời gian dài, văn hoá và văn học được
đặt ở vị trí ngang bằng, được coi là quan hệ tương hỗ, tức là nghiên cứu văn hố
thì dùng văn học làm tư liệu, cịn nghiên cứu văn học lại dùng văn hoá để soi chiếu.
Gần đây, sau khi Unesco phát động những thập kỷ phát triển văn hoá cùng sự thay
đổi nhận thức văn hoá, các nhà nghiên cứu đã thống nhất văn hoá là nhân tố chi
phối văn học. Văn hoá học, nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn từ
điểm nhìn văn hóa trở thành một hướng nghiên cứu có sức hút lớn và đã đạt được
những thành quả đáng ghi nhận. Ở Việt Nam, đã có khá nhiều tác giả đi theo hướng
nghiên cứu này tiêu biểu như Trần Đình Hượu, Trần Ngọc Vương, Đỗ Lai Thuý,
Trần Nho Thìn… Theo tác giả Đỗ Lai Thuý: “…Văn hoá là một tổng thể, một hệ
thống bao gồm nhiều yếu tố, trong đó có văn học. Như vậy, văn hố chi phối văn
học với tư cách là hệ thống chi phối yếu tố, toàn thể chi phối bộ phận. Đây là quan
hệ bất khả kháng. Tuy nhiên, văn học so với các yếu tố khác là một yếu tố mạnh và
năng động. Bởi thế, nó ln có xu hướng đi trượt ra ngồi hệ thống. Trong khi đó
thì hệ thống, nhất là hệ thống văn hố, ln có xu hướng duy trì sự ổn định. Như
12
vậy, sự xung đột, sự chống lại của văn học đối với văn hố là khơng thể tránh khỏi.
Nhưng nhờ thế mà văn học có sáng tạo. Sáng tạo những giá trị mới cho bản thân
nó và cho hệ thống. Sáng tạo lớn thì có thể dẫn tới sự thay đổi của hệ thống” [43].
Tóm lại, văn học ln có mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác nhau
của văn hố truyền thống. Có thể nói nhà văn đích thực là một nhà hoạt động văn
hố, tác phẩm văn học là một sản phẩm văn hoá và người học là một người thụ
hưởng văn hoá. Trong thời đại ngày nay, đa số quốc gia đều là xã hội đa văn hố,
văn học vì vậy cũng đa dạng như văn hố. Chính sách đối với văn học là một phần
của chính sách văn hố mà tiêu điểm là con người với những nhu cầu tinh thần
ngày càng phát triển.
1.1.3. Diện mạo văn hóa, văn học Việt Nam thời kỳ trung đại
1.1.3.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội
Chế độ phong kiến Việt Nam tồn tại gần 10 thế kỉ (từ năm 938 đến năm
1858). Trải qua nhiều triều đại, lịch sử Việt Nam chứng kiến khơng ít những biến
động trong đường lối cai trị cũng như hệ thống cầm quyền. Đời Lí- Trần, tinh thần
đồn kết của nhân dân được nêu cao nhằm thực hiện hai nhiệm vụ to lớn là bảo vệ
và xây dựng đất nước. Thời kì hoàng kim nhất của lịch sử phong kiến là triều đại
Hậu Lê (1428- 1489) qua ba đời vua trị vì, đặc biệt là đời vua Lê Thánh Tông. Sau
nhà Hậu Lê, xã hội dần bước vào thời kì hỗn loạn: Nội chiến Lê- Mạc (1540- 1592),
Trịnh- Nguyễn phân tranh (1627- 1672), .... Những biến cố khiến mâu thuẫn giữa
nhân dân với giai cấp thống trị ngày càng sâu sắc; đất nước loạn li; kỉ cương đạo
đức phong kiến suy tàn, rạn nứt. Thế kỉ XVIII, trước những biến cố lịch sử, phong
trào khởi nghĩa của nông dân phát triển mạnh mẽ. Năm 1771, lần đầu tiên trong
lịch sử phong kiến Việt Nam, những người nông dân bước lên võ đài chính trị với
một khí thế mạnh mẽ, tự chủ nắm chắc ngọn cờ giữ và dựng nước: Cuộc khởi nghĩa
Tây Sơn thắng lợi, triều đại Tây Sơn ra đời và thực hiện nhiều chính sách có lợi
cho đất nước. Tuy nhiên, nhà Tây Sơn cũng sụp đổ và thay thế bằng một triều đại
khác- triều đình nhà Nguyễn.
13
Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu cuộc xâm lược nước ta. Khởi nghĩa đã
nổ ra khắp nơi chống triều đình phong kiến và chống Pháp xâm lược. Trước những
biến cố lớn lao, xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX có sự biến đổi sâu sắc. Cuộc
xâm lược của thực dân Pháp đem theo nền tư bản tấn cơng vào Việt Nam, cùng
với nó là mối giao lưu văn hóa bắt buộc, tất yếu làm hao hụt khá nhiều giá trị tư
tưởng đạo đức truyền thống của dân tộc.
Hồn cảnh lịch sử- xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành hệ
tư tưởng cũng như các giá trị văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam.
Điều này được phản ánh sinh động, rõ nét trong các tác phẩm văn học theo từng
giai đoạn.
1.1.3.2. Tình hình văn hóa, giáo dục ở Việt Nam
Về văn hóa, giáo dục, năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.
Năm 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức ở kinh thành.
Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện
và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan chức và người tài cho đất nước. Nội
dung học tập được quy định chặt chẽ. Thời Lê sơ, quy chế thi cử được ban hành
rõ ràng: cứ 3 năm có một kì thi Hội, chọn Tiến sĩ. Riêng thời vua Lê Thánh Tông
(1460 - 1497) đã tổ chức 12 khoa thi Hội. Số người đi học ngày càng đơng, dân
trí do đó được nâng cao. Năm 1484, nhà nước quyết định dựng bia, ghi tên Tiến
sĩ.
Hàng loạt trí thức tài giỏi được đào tạo đã góp phần quan trọng vào việc
xây dựng và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, giáo dục Nho học không tạo điều kiện
cho sự phát triển kinh tế.
Thời nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo, hạn chế hoạt động của các
tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa giáo. Tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển.
Đình làng, đền thờ mọc lên ở khắp các xóm làng. Văn học chữ Hán kém phát
triển. Trong lúc đó, văn học chữ Nơm ngày càng phong phú và hồn thiện. Xuất
14
hiện những tác phẩm văn học chữ Nôm xuất sắc như Truyện Kiều của Nguyễn
Du; các bài thơ của Hồ Xuân Hương, bà huyện Thanh Quan…
Về kiến trúc, nổi bật lên quần thể cung điện nhà vua ở Huế và các lăng tẩm,
rạp hát đầu tiên được xây dựng có sân khấu và phòng khán giả. Lị sở các tỉnh đều
có thành lũy xây theo kiểu Pháp cổ; nổi lên ở thành Hà Nội là cột cờ được xây
dựng cao đẹp. Các ngành nghệ thuật dân gian tiếp tục phát triển theo các hình
thức cũ.
Văn hóa, giáo dục thời kì trung đại của nước ta là tiền đề xuất hiện tầng lớp
trí thức có học vấn, có khả năng sáng tác văn học. Văn hóa, giáo dục ảnh hưởng
trực tiếp đến nền văn học nước nhà trong giai đoạn này.
1.1.3.3. Tình hình văn học
Trong gần mười thế kỉ, lịch sử - văn học - văn hóa ln gắn bó chặt chẽ với
nhau. Văn học trung đại là tấm gương phản chiếu thực tại xã hội, đời sống, tâm
hồn cũng như tư tưởng dân tộc Việt Nam thời trung cổ rõ nhất, đa dạng và sinh
động nhất.
Việc phân kì văn học trung đại cần dựa trên nhiều tiêu chí: Căn cứ vào lịch
sử, xã hội, văn hóa và quy luật nội tại của văn học; Căn cứ vào các sự kiện văn
học như tác giả, tác phẩm, nội dung tư tưởng, thể loại,…; Căn cứ vào đặc điểm
và tính chất của nền văn học: thi pháp, tư tưởng thẩm mĩ,… Dưới đây chúng tôi
chọn cách phân chia theo bốn giai đoạn văn học của một bộ phận lớn giới nghiên
cứu:
* Thế kỷ X đến thế kỷ XIV
Thời kì này tồn tại hai dòng văn học chủ yếu là dòng văn học tôn giáo và
văn học yêu nước. Thế kỉ X, Phật giáo trở thành quốc giáo và ảnh hưởng sâu rộng
đến đời sống và khả năng tư duy của người Việt. Nhiều sáng tác của các nhà sư
tuy tập trung thuyết lý cho đạo Phật nhưng vẫn chứa đựng những yêu tố xã hội
tích cực và có giá trị văn học: Quốc tộ, Thị đệ tử, Cáo tật thị chúng…
15
Hầu hết những tác phẩm được sáng tác trong giai đoạn này đều thể hiện rõ
tinh thần yêu nước mạnh mẽ và khát vọng đất nước thái bình. Rực rỡ nhất về đề
tài này phải kể đến nền văn học thời Lý- Trần. Một trong những tác phẩm nổi bật
trong giai đoạn này là những sáng tác của Lí Thái Tổ (Thiên đô chiếu), Lý Thường
Kiệt (Nam quốc sơn hà), Trần Quang Khải (Tụng giá hoàn kinh sư), Trần Quốc
Tuấn (Hịch tướng sĩ). Nam quốc sơn hà với những vần thơ đanh thép đã góp phần
quan trọng trong cơng cuộc bảo vệ đất nước. Cũng là chủ đề yêu nước, nhưng
Trần Quang Khải lại mang đến cho nền văn học một sắc màu tươi sáng hơn qua
bài thơ Tụng giá hồn kinh sư:
Đoạt sóc Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san.
(Tụng giá hoàn kinh sư-Ngữ văn 7, tập 1)
Lực lượng sáng tác trong giai đoạn này chủ yếu là các tăng lữ, vua chúa,
hoặc những người trí thức trực tiếp tham gia chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Các
tác phẩm của họ chủ yếu viết bằng chữ Hán. Tuy nhiên, bên cạnh dịng văn học chữ
Hán cịn có sự xuất hiện của một dịng văn học mới. Đó là dịng văn học chữ Nơm
vào cuối thế kỷ XIII, do những bậc trí thức sáng tạo nên. Văn học chữ Nôm đã đặt
những viên gạch đầu tiên trên con đường phát triển của văn học viết bằng ngôn ngữ
dân tộc với một số bài thơ, bài phú Nôm.
* Thế kỷ XV- thế kỷ XVII
Tình hình văn học trong những thập kỷ này cũng khơng có thay đổi gì đáng
kể về mặt nội dung. Đại cáo bình Ngơ là một trong những tác phẩm nổi bật nhất
trong giai đoạn này. Trong thi phẩm của mình, Nguyễn Trãi đã một lần nữa khẳng
định chủ quyền, lãnh thổ vững vàng của dân tộc. Khơng chỉ có thế, theo tác giả,
nước ta cịn có một nền văn hóa lâu đời, một phong tục tập quán riêng và một lịch
sử đầy những chiến công của các anh hùng, hào kiệt. Những nhân tố này hòa
16
quyện với nhau tạo thành một khối thống nhất. Nó có thể đánh tan bất kì cuộc
xâm lược nào. Dựa vào quan niệm mới mẻ này, nên tác phẩm Đại cáo bình Ngơ
được xem là bản Tun ngơn độc lập thứ hai của dân tộc ta. Bên cạnh đó, trong
văn học cũng xuất hiện tư tưởng ưu thời mẫn thế. Tư tưởng này bắt đầu manh nha
khi xã hội ngày một suy đồi: chiến tranh liên miên, vua quan chỉ lo đến cái lợi,
cái danh của mình mà bỏ mặc đời sống nhân dân. Chứng kiến những cảnh ấy
nhưng lại không thể thay đổi được nên các nhà văn thường có khuynh hướng lui
về ẩn dật. Họ ẩn dật khơng phải là để đối lập lại với xã hội. Cho nên, trong hầu
hết những tác phẩm của mình, các nhà văn không phê phán bản thân xã hội phong
kiến, mà chủ yếu phê phán những tệ lậu, những cái xấu trong xã hội phong kiến.
Các nhà văn tiêu biểu của khuynh hướng này là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn
Dữ,… Nguyễn Bỉnh Khiêm một mặt lên án gay gắt sự tàn bạo do bọn phong kiến
gây ra một mặt lên tiếng bảo vệ đạo đức và nhân phẩm làm người. Tác phẩm Truyền
kỳ mạn lục nổi tiếng của Nguyễn Dữ đã tố cáo kẻ cầm quyền bạo tàn, bất lực, xa
hoa, truỵ lạc, đồng thời biểu lộ tâm tư nguyện vọng của ông và của nhiều nho sĩ ẩn
dật đương thời. Về mặt chữ viết, chữ Nôm phát triển khá mạnh mẽ và do thế các
sáng tác bằng chữ Nôm cũng ngày một nhiều hơn. Lực lượng sáng tác cũng vì thế
mà đông đảo hơn. Bên cạnh những tác phẩm của vua quan hoặc của những nhà
Nho, chúng ta còn thấy xuất hiện thêm những tác giả “ngồi cung đình”.Với sự
phát triển lớn mạnh như thế nên ngôn từ được sử dụng trong các tác phẩm văn học
ngày càng phong phú, đa dạng.
* Thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX
Văn ho ̣c giai đoa ̣n này không thể không kể tới Hồ Xuân Hương - một người
phụ nữ tài hoa nhưng cuộc đời bà lại không gặp nhiều may mắn bởi chế độ đa thê và
tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Bà có tài nhưng cái tài ấy lại khơng được xã hội chấp
nhận; hai lần lấy chồng, hai lần đều phải làm lẽ. Cay đắng là vậy, đau khổ là vậy
nhưng trong thơ bà, ta ít khi bắt gặp bà khóc lóc hay uỷ mị. Trái lại, càng đau khổ,
càng chịu nhiều uất ức, bà càng trở nên mạnh mẽ, táo bạo. Bằng cách này hay cách
khác, bà luôn tìm cách chống đối lại xã hội. Trong khi người phụ nữ bị xã hội coi
17
khinh, bị chèn ép thì bằng những vần thơ của mình, bà đứng về phía họ, ủng hộ họ
và ln tìm những đức tính tốt đẹp để nâng cao giá trị của họ lên. Chính vì vậy mà
khi đọc thơ bà, người ta ln tìm thấy được niềm cảm thơng, chia sẻ đối với số phận
của mình. Điều này được thể hiện trong một số tác phẩm tiêu biểu của bà: Tự tình II,
Bánh trơi nước,…
Chinh phụ ngâm khúc là khúc ngâm của người chinh phụ, khai thác chủ
yếu tâm trạng của một người thiếu phụ có chồng đi chiến trận. Nếu ở giai đoạn
trước, khi người chồng tham gia chiến tranh, phục vụ đất nước thì người vợ sẽ
xem chuyện đó là bình thường, là điều cần làm ở một người đàn ơng thì đến giai
đoạn này, tâm trạng của họ lại hồn tồn khác. Họ khơng cịn thiết tha đến cái
danh, cái lợi của người chồng nữa, bởi họ ý thức được rằng để có được những thứ
đó, bản thân họ phải đánh đổi nhiều thứ trong đó tuổi xuân và hạnh phúc là hai
thứ quý giá nhất. Cho nên, đọc tác phẩm lên ta chỉ thấy nỗi sầu, nỗi tủi của người
vợ.
Tài năng của Nguyễn Du được khẳng định khi ông viết Truyện Kiều. Bằng
bút pháp tài hoa của mình, Nguyễn Du đã kể lại cuộc đời nàng Kiều tài hoa bạc
mệnh thật rõ nét. Và điều làm nên giá trị Truyện Kiều, làm cho Truyện Kiều trở
thành kiệt tác ngàn đời chính là tinh thần nhân đạo được thể hiện trong tồn tác
phẩm. Trong truyện, thơng qua các nhân vật, Nguyễn Du đã thể hiện những khát
vọng, ước mơ của mình. Ơng ước mơ về một tình u đẹp, về một xã hội cơng
bằng, tự do. Đồng thời, do hiểu rõ nguồn gốc sâu xa gây nên nỗi khổ đau cho
nhiều người đặc biệt là người phụ nữ. Cho nên, tác phẩm cũng là một bản cáo
trạng lên án xã hội phong kiến mục nát, tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống, nhân
phẩm tốt đẹp của con người. Nhận xét về Nguyễn Du, Bùi Văn Nguyên có nhận
định rằng: “Nếu Nguyễn Trãi tượng trưng cho truyền thống của chủ nghĩa yêu
nước chống ngoại xâm thì Nguyễn Du tượng trưng cho tinh thần nhân đạo chống
áp bức trong văn học cổ đỉển nước ta, cả hai tượng trưng cho truyền thống yêu
nước, yêu người của dân tộc ta và của văn học ta, tượng trưng cho sức sống tinh