Tuần 1 – Tiết 1
Ngày dạy: 31/8/2016
Bài 1
TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
- HS biết:
+ Một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
+ Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải.
- HS hiểu:
+ Thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải.
+Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
1.2. Kĩ năng
- HS thực hiện được: các kĩ năng sống: kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng về
những biểu hiện và ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải; kĩ năng phân tích, so sánh
về những biểu hiện tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải; kĩ năng ứng xử,
kĩ năng tự tin trong các tình huống để thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ lẽ phải.
- HS thực hiện thành thạo: biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải
1.3. Thái độ
Thói quen:
- Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.
- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân
tộc.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
-Thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải.
. - Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải
-Ý nghĩa của việc làm tôn trọng lẽ phải
3. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên:
Những mẩu chuyện có liên quan nội dung bài học
3.2. Học sinh
Xem trước nội dung bài học tự giải quyết các tình huống SGK
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (2 phút)
8A1: ………………………………………
8A2: ………………………………………
8A3: ………………………………………
8A4: ………………………………………
8A5:……………………………………….
4.2. Kiểm tra miệng (5 phút)
Phổ biến chương trình, nhắc việc HS.
4.3. Tiến trình bài học
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3 phút)
GV có thể đưa tình huống cho HS giải quyết hoặc chơi
trò đóng vai để dẫn vào bài học.
GV chuyển ý vào phần I
Hoạt động 2: Tìm hiểu Đặt vấn đề (5 phút)
HS đọc phần đặt vấn đề SGK/ 3.
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, HS cùng nhau
thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận
xét bổ sung (rèn các kĩ năng: kĩ năng trình bày suy
nghĩ, kĩ năng ứng xử, kĩ năng tự tin trong các tình
huống để thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ lẽ phải)
Nhóm 1, 3: Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý
kiến nhưng bị đa số các bạn phản đối. Nếu thấy ý kiến
đó đúng thì em sẽ xử sự như thế nào?
em sẽ bảo vệ ý kiến của bạn vì không phải lúc nào
cái đúng cũng thuộc về số đông.
Nhóm 2, 5: Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ
kiểm tra, em sẽ làm gì?
trước hết em sẽ nhắc nhở bạn không được quay cóp,
nếu bạn vẫn không sửa đổi em sẽ báo GVBM.
Nhóm 4, 6: Em có nhận xét gì về việc làm của quan
Tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên?
quan tuần phủ là người trung thực, thẳng thắn,
không vì tình riêng mà bóp méo sự thật.
GV nhận xét, chuyển ý.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Nội dung bài học (20 phút)
Thế nào là lẽ phải?
Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
Tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải được
biểu hiện như thế nào?
GV tổ chức cho HS chơi trò “Ai nhanh hơn” (rèn kĩ
năng phân tích, so sánh về những biểu hiện tôn
trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải)
Đội A: Tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ
phải?
Đội B: Tìm những biểu hiện của hành vi không tôn
Nội dung bài học
I. Đặt vấn đề
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm
- Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù
hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng
hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng
đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của
mình theo hướng tích cực; không chấp
nhận và không làm những việc sai trái.
2. Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải
Chấp hành tốt mọi quy định, nội quy
nơi mình sống, học tập và làm việc; không
nói sai sự thật; không vi phạm đạo đức và
pháp luật; biết đồng tình, ủng hộ ý kiến,
quan điểm, việc làm đúng; có thái độ phê
phán đối với ý kiến, quan điểm, việc làm
sai trái;…
3. Ý nghĩa
Tôn trọng lẽ phải giúp con người có
cách cư xử phù hợp; góp phần xây dựng
các mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp;
góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, phát
triển.
trọng lẽ phải?
Trong 5’ đội nào tìm được nhiều biểu hiện sẽ là đội
thắng cuộc.
biểu hiện tôn trọng lẽ phải: Chấp hành tốt mọi quy
định, nội quy nơi mình sống, học tập và làm việc;
không nói sai sự thật; không vi phạm đạo đức và pháp
luật; biết đồng tình, ủng hộ ý kiến, quan điểm, việc làm
đúng; có thái độ phê phán đối với ý kiến, quan điểm,
việc làm sai trái;…
biểu hiện không tôn trọng lẽ phải: xuyên tạc, bóp méo
sự thật; vu khống; bao che, làm theo cái sai, cái xấu;
không dám bảo vệ sự thật, bảo vệ cái đúng, cái tốt;…
Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống?
cá nhân sẽ có cách ứng xử phù hợp; góp phần xây
dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp; góp
phần thúc đẩy xã hội ổn định, phát triển.
4.4. Tổng kết (5 phút)
GV tổ chức cho HS đóng vai tình huống sau:
“Trong các cuộc tranh luận, An luôn bảo vệ ý kiến của mình, không cần lắng
nghe ý kiến của người khác”
HS các nhóm diễn tiểu phẩm, lớp nhận xét, rút ra bài học cho bản thân.
GV kết luận toàn bài.
4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút)
Đối với bài học ở tiết này
- Học thuộc nội dung bài học
- Làm các bài tập 16 SGK/ 4,5.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo
Chuẩn bị bài 2: Liêm khiết.
- Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK/6,7.
- Xem nội dung bài học và bài tập SGK/8.
Chú ý tìm tình huống sắm vai
5. PHỤ LỤC
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
..............................................................................................................