Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHI TRẢ DỊCH vụ môi TRƯỜNG RỪNG tại TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 154 trang )

nh


́H

CỔ KIM NGUYÊN PHƯƠNG


́

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

̀ng

Đ

ại

ho

̣c

Ki

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU



Tr

ươ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

HUẾ, 2017



́H

CỔ KIM NGUYÊN PHƯƠNG


́

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

̣c

Ki

nh

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Quản lý kinh tế
60 34 04 10
Nghiên cứu

̀ng

Đ

ại

ho

Chuyên ngành:
Mã số:
Định hướng đào tạo:

Tr

ươ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRỊNH VĂN SƠN

HUẾ, 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trịnh Văn Sơn, số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị
nào. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài, bảng biểu phục vụ cho việc


́

phân tích, nhận xét, đánh giá được tôi thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ
trong phần tài liệu tham khảo.


́H

Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn, số liệu của các tác giả, tổ chức khác

nh

trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

ho

̣c

Ki

Tác giả luận văn


Tr

ươ

̀ng

Đ

ại

Cổ Kim Nguyên Phương

i


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian dài nghiên cứu và thực hiện, đến nay tôi đã hoàn thành
bài luận văn thạc sĩ theo kế hoạch đề ra của Trường Đại học Kinh tế Huế.
Có được kết quả này, trước hết cho phép tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc đến tập thể các thầy, cô giáo đã truyền đạt những kiến thức


́

quý giá trong thời gian tôi được học tập tại Trường. Đặc biệt, tôi xin được trân
trọng cảm ơn và gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Trịnh Văn Sơn đã


́H


hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và trách nhiệm để tôi hoàn thành bài luận văn này.

Tôi cũng xin được cảm ơn các cơ quan, đơn vị gồm: Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Quỹ

nh

Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế và các cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia

Ki

đình điều tra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ tôi về tài liệu và các
thông tin liên quan phục vụ cho việc nghiên cứu.

ho

̣c

Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động
viên, ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để

ại

hoàn thành bài luận văn này.

Đ

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!


Tr

ươ

̀ng

Tác giả luận văn

Cổ Kim Nguyên Phương

ii


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN

Họ và tên học viên: CỔ KIM NGUYÊN PHƯƠNG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế.

Định hướng: Nghiên cứu.

Mã số: 60 34 04 10.

Niên khóa: 2015 -2017.

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRỊNH VĂN SƠN


́

Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI

TRƯỜNG RỪNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


́H

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) còn mới mẻ,
một số tồn tại, bất cập cần được khắc phục, điều chỉnh. Do vậy, cần phải nghiên cứu

nh

tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý chi trả DVMTR bằng các phương pháp, mô

Ki

hình hay thang đo để từ đó nêu ra những định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện

ho

2. Phương pháp nghiên cứu

̣c

công tác quản lý chi trả DVMTR tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp tiếp cận

ại


nghiên cứu; phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp; phương pháp chọn mẫu,
điều tra; phương pháp phân tích và xử lý số liệu.

Đ

3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

̀ng

Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất các định hướng và giải pháp
nhằm tăng thêm nữa hiệu quả công tác quản lý chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh

ươ

Thừa Thiên Huế. Các đối tượng liên quan đến chi trả DVMTR đã dần dần nhận

Tr

thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý chi trả DVMTR, từ đó góp phần
thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trong ngành Lâm nghiệp.
Tác giả luận văn

Cổ Kim Nguyên Phương

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Ngân hàng Phát triển Châu Á.


BTC:

Bộ Tài chính.

BNNPTNT:

Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn.

BQLRPH:

Ban Quản lý Rừng phòng hộ.

CP:

Chính phủ.

CHDCND:

Cộng hòa dân chủ nhân dân.

DANIDA:

Cơ quan Phát triển Quốc tế của Đan Mạch.

DVMTR:

Dịch vụ môi trường rừng.

GIS:


Hệ thống thông tin địa lý.

NĐ:

Nghị định.

QĐ:

Quyết định.

ICRAF:

Trung tâm Nông - Lâm thế giới.

IUCN:

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.

IFAD:

Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp.

UBTVQH:

Ủy ban Thường vụ Quốc hội.


́H


nh

Ki

̣c

ho

̀ng

RUPES:

ại

RCFEE:

Ủy ban nhân dân.

Đ

UBND:

Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng.
Chương trình chi trả cho người nghèo vùng cao.
Thông tư.

TTg:

Thủ tướng.


WB:

Ngân hàng thế giới.

Tr

ươ

TT:

WWF:


́

ADB:

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên.

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1: Diện tích đất lâm nghiệp theo huyện/thị xã/thành phố năm 2016 -------- 38
Bảng 2.2: Kế hoạch giao rừng, giai đoạn 2011-2015 ----------------------------------- 39
Bảng 2.3: Kế hoạch giao rừng, giai đoạn 2016-2020 ----------------------------------- 39
Bảng 2.4: Diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng năm 2016 trên địa bàn



́

tỉnh Thừa Thiên Huế ------------------------------------------------------------------------ 41
Bảng 2.5: Tổng hợp nguồn thu dịch vụ môi trường rừng từ năm 2014 đến năm 2016


́H

trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế --------------------------------------------------------- 44
Bảng 2.6: Tổng hợp diện tích và số chủ sử dụng tham gia cung ứng dịch vụ môi
trường rừng năm 2016 ---------------------------------------------------------------------- 46

nh

Bảng 2.7: Tổng hợp hiện trạng rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo chủ

Ki

quản lý năm 2016 ---------------------------------------------------------------------------- 47
Bảng 2.8: Tổng hợp hiện trạng rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo đơn vị

ho

̣c

hành chính năm 2016------------------------------------------------------------------------ 47
Bảng 2.9: Diện tích quy đổi của các lưu vực chi trả dịch vụ môi trường rừng năm

ại


2016 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế--------------------------------------------------- 48
Bảng 2.10: Số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2016 của các lưu vực trên

Đ

địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế--------------------------------------------------------------- 50

̀ng

Bảng 2.11: Mức chi trả dịch vụ môi trường năm 2016 --------------------------------- 50
Bảng 2.12: Thống kê mô tả mẫu khảo sát ------------------------------------------------ 56

ươ

Bảng 2.13: Thống kê mô tả các biến trong nhóm nhân tố “Tính minh bạch trong chi

Tr

trả dịch vụ môi trường rừng”--------------------------------------------------------------- 59
Bảng 2.14: Thống kê mô tả các biến trong nhóm nhân tố “Tính công bằng trong chi
trả dịch vụ môi trường rừng”--------------------------------------------------------------- 60
Bảng 2.15: Thống kê mô tả các biến trong nhóm nhân tố “Tính hiệu quả trong chi
trả dịch vụ môi trường rừng”--------------------------------------------------------------- 61
Bảng 2.16: Thống kê mô tả các biến trong nhóm nhân tố “Cơ chế chi trả dịch vụ
môi trường rừng” ---------------------------------------------------------------------------- 62

v


Bảng 2.17: Đánh giá chung về sự hài lòng của người dân đối với từng nhân tố ---- 63

Bảng 2.18: Thống kê mô tả các biến trong nhóm nhân tố “Tính minh bạch trong chi
trả dịch vụ môi trường rừng”--------------------------------------------------------------- 64
Bảng 2.19: Thống kê mô tả các biến trong nhóm nhân tố “Tính công bằng trong chi
trả dịch vụ môi trường rừng”--------------------------------------------------------------- 65
Bảng 2.20: Thống kê mô tả các biến trong nhóm nhân tố “Tính hiệu quả trong chi


́

trả dịch vụ môi trường rừng”--------------------------------------------------------------- 66
Bảng 2.21: Thống kê mô tả các biến trong nhóm nhân tố “Cơ chế chi trả dịch vụ


́H

môi trường rừng” ---------------------------------------------------------------------------- 67
Bảng 2.22: Thống kê mô tả các biến trong nhóm nhân tố “Công nghệ viễn thám và
hệ thống thông tin địa lý trong công tác quản lý” --------------------------------------- 68

nh

Bảng 2.23: Thống kê mô tả các biến trong nhóm nhân tố “Nguồn thu tiền dịch vụ

Ki

môi trường rừng” ---------------------------------------------------------------------------- 69
Bảng 2.24: Đánh giá chung về sự hài lòng của cán bộ đối với từng nhân tố -------- 70

ho


̣c

Bảng 2.25: Bảng tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố ------------------------------ 71
Bảng 2.26: Ma trận xoay nhân tố lần 5 --------------------------------------------------- 72

ại

Bảng 2.27: Kiểm định phân phối chuẩn -------------------------------------------------- 74
Bảng 2.28: Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha đối với các nhóm nhân tố ----------- 75

Đ

Bảng 2.29: Bảng hệ số hiệu chỉnh R2 ----------------------------------------------------- 78

̀ng

Bảng 2.30: Phân tích phương sai ANOVA----------------------------------------------- 79
Bảng 2.31: Mức ý nghĩa đánh giá mức độ đồng ý, sự hài lòng------------------------ 80

Tr

ươ

Bảng 2.32: Kết quả hồi quy đa biến------------------------------------------------------- 81

vi


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ


Hình 2.1: Sơ đồ vị trí địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế __________________________29
Hình 2.2: Cơ cấu đất Lâm nghiệp theo nguồn gốc và mục đích sử dụng ________37
Hình 2.3: So sánh mẫu khóa ảnh năm 2015 và năm 2016 ____________________53
Hình 2.4: So sánh ảnh Lanhdsat năm 2015 và năm 2016 ____________________55

Tr

ươ

̀ng

Đ

ại

ho

̣c

Ki

nh


́H


́

Hình 2.5: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa___________________________79


vii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN ...................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ............................................iv


́

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ............................................................................v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ..................................................vii


́H

MỤC LỤC.............................................................................................................. viii
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................1

nh

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................2

Ki

2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát.............................................................................2

2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ..................................................................................2

̣c

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................................3

ho

3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3

ại

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................3

Đ

4.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ........................................................................3

̀ng

4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp......................................................3
4.3. Phương pháp chọn mẫu, điều tra..........................................................................5

ươ

4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ...............................................................6
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN......................................................................................7

Tr


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI TRẢ
DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG ..........................................................................8
1.1. LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG .8
1.1.1. Giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng..................................................................8
1.1.2. Môi trường rừng và dịch vụ môi trường rừng.................................................12
1.1.3. Chi trả dịch vụ môi trường rừng .....................................................................13

viii


1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG ......14
1.2.1. Bối cảnh ra đời chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam.....14
1.2.2. Căn cứ xây dựng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng........................15
1.2.3. Nội dung hoàn thiện công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng .........17
1.3. THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ
DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM .................19


́

1.3.1. Thực tiễn và kinh nghiệm ...............................................................................19
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thừa Thiên Huế..............................................21


́H

1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH
VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...........22

1.4.1. Tình hình nghiên cứu ......................................................................................22

nh

1.4.2. Những thành tựu về công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng..........25

Ki

1.4.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu ...........................................................................26
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ

ho

̣c

MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ..................................29
2.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ QUỸ BẢO VỆ

ại

VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ......................................29
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên.......................................................................29

Đ

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ...........................................................................32

̀ng

2.1.3. Tổng quan về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế ..............34

2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ

ươ

MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ..................................36

Tr

2.2.1. Đánh giá chung tình hình sử dụng và quản lý đất Lâm nghiệp ......................36
2.2.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng ..........42
2.3. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀ CÔNG
TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG .........................56
2.3.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát .........................................................................56
2.3.2. Đánh giá các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi trả dịch vụ
môi trường rừng ........................................................................................................58

ix


2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA....................................................................71
2.3.4. Kiểm định độ tin cậy thang đo ........................................................................74
2.3.5. Kết quả xây dựng mô hình hồi quy.................................................................77
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ
MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ..................................83
2.4.1. Kết quả đạt được .............................................................................................83


́

2.4.2. Hạn chế, tồn tại ...............................................................................................86

2.4.3. Nguyên nhân ...................................................................................................87


́H

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG .........................89
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI

nh

TRƯỜNG RỪNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ............................................89

Ki

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ
DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG ........................................................................93

ho

̣c

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................98
1. KẾT LUẬN ..........................................................................................................98

ại

2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................101


Đ

PHỤ LỤC ...............................................................................................................104

̀ng

PHỤ LỤC 1: PHIẾU PHỎNG VẤN ...................................................................104
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ XỬ LÝ SPSS ...............................................................109

ươ

QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN..............................................128

Tr

BẢN NHẬN XÉT CỦA CÁC PHẢN BIỆN........................................................130
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN ..........................................136
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN ..................................................139
GIẤY XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN...............................................142

x


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Rừng có vai trò hết sức quan trọng đối với con người đặc biệt là duy trì môi
trường sống, đóng góp vào sự phát triển bền vững của mỗi Quốc gia và sự tồn tại
của Trái đất. Việt Nam có khoảng 13.258.843 ha rừng, ngoài việc cung cấp gỗ, củi,



́

lâm sản, rừng có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ, duy trì môi trường sống
như: Điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mòn, hạn chế bão lụt, hấp


́H

thụ cacbon, duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học… Các chức năng này của rừng
được hiểu là các “Giá trị môi trường và dịch vụ môi trường rừng”.

Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong

nh

việc tổ chức bảo vệ rừng, ban hành hệ thống pháp luật, nhiều chủ trương, chính sách

Ki

và nguồn kinh phí lớn nhằm phát triển tài nguyên rừng bền vững. Nghị định số
99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định về chính sách

ho

̣c

chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã trở thành một trong những chính sách
nổi bật của ngành Lâm nghiệp Việt Nam trong những năm qua. Tuy mới triển khai


ại

thực hiện chính sách, nhưng tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh thực hiện
tốt chính sách chi trả DVMTR, với hơn 130.000 ha rừng cung ứng DVMTR, chiếm

Đ

hơn 42% diện tích đất rừng toàn tỉnh, tập trung ở các Khu Bảo tồn, Ban Quản lý

̀ng

Rừng phòng hộ, Công ty Lâm nghiệp và các cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình trên
địa bàn tỉnh với hơn 500 chủ rừng. Đây được coi là một bước tiến lớn, góp phần vào

ươ

công cuộc bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Tr

Chi trả DVMTR là công cụ mới mẻ ở Việt Nam nhằm đảm bảo việc cung

cấp các giá trị DVMTR tích cực thông qua việc chu chuyển tài chính từ những
người được hưởng lợi DVMTR đến những người cung cấp các dịch vụ này, chi trả
DVMTR đã thực sự đi vào đời sống của người dân sống gần và trong rừng. Tiền chi
trả DVMTR đã được xã hội hóa thông qua hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, vé
tham quan du lịch... chủ trương xã hội hóa nghề rừng cùng với mục tiêu phát triển
rừng bền vững trong ngành Lâm nghiệp của Đảng và Nhà nước đã được thực hiện.

1



Tuy nhiên, có một số tồn tại, bất cập về công tác quản lý chi trả DVMTR
cần được khắc phục, điều chỉnh như: Địa vị pháp lý của Quỹ Bảo vệ và Phát triển
rừng chưa được xác định rõ ràng; nhận thức của chính quyền hay các tổ chức, cá
nhân về DVMTR còn hạn chế; các thể chế và quy định về chi trả DVMTR vẫn còn
sơ sài...Do vậy, cần phải nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý chi trả
DVMTR bằng các phương pháp, mô hình và thang đo để từ đó nêu ra những định


́

hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi trả DVMTR. Bên cạnh
đó, công tác quản lý chi trả DVMTR còn mang tính tổng quát chưa thực sự đi sâu

hiện chi trả DVMTR như tỉnh Thừa Thiên Huế.


́H

vào từng địa phương, nhiều người dân còn mơ hồ, đặc biệt với một nơi mới thực

Do đó, việc hoàn thiện công tác quản lý chi trả DVMTR tại tỉnh Thừa Thiên

nh

Huế là hết sức cần thiết, qua đó có cái nhìn chi tiết về cơ chế xây dựng chính sách,

Ki


hiệu quả thực hiện chính sách và công tác quản lý chi trả DVMTR tại địa phương.
Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chi trả
luận văn thạc sĩ của mình.

ho

̣c

dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế” để tiến hành nghiên cứu cho

ại

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Đ

Trên cơ sở nghiên cứu về chính sách, cơ chế, đề tài tập trung đánh giá thực

̀ng

trạng công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng và đề xuất giải pháp hoàn
thiện công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

ươ

2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Tr


- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về công tác quản lý chi trả dịch vụ môi

trường rừng.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tại

tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi
trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.

2


3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các chính sách và quản lý về chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Các nhóm đối tượng được hưởng chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng của Quỹ Bảo vệ và Phát
triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế.


́

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Đề tài nghiên cứu thực hiện với phạm vi trên địa bàn tỉnh


́H


Thừa Thiên Huế.

Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong thời điểm diễn ra chi trả
DVMTR từ 01/01/2014 đến 31/12/2016; Số liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng

nh

thời gian từ 01/01/2017 đến 10/03/2017.

Ki

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

ho

̣c

- Dựa vào các nghiên cứu về mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới
công tác quản lý chi trả DVMTR để có cái nhìn chính xác và cụ thể về mô hình. Từ

ại

đó xây dựng phương pháp khảo sát, phân tích dữ liệu áp dụng cho các đối tượng
liên quan đến công tác chi trả DVMTR.

Đ

- Tham khảo ý kiến các chuyên gia, những người có nhiều năm kinh nghiệm


̀ng

về thực hiện chính sách chi trả DVMTR.
- Tiến hành điều tra, phỏng vấn các đối tượng liên quan đến công tác quản lý

ươ

chi trả DVMTR.

Tr

- Tổng hợp, phân tích số liệu, đánh giá các chỉ số bằng SPSS 16.0 để đưa ra

kết luận, định hướng, giải pháp.
4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp
* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Số liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu, thông tin, dữ liệu có liên quan đến các
nội dung nghiên cứu như kết quả nghiên cứu, các báo cáo, thống kê, các kết quả
điều tra có sẵn, số liệu về đặc điểm kinh tế, môi trường và xã hội...

3


Các số liệu này được khai thác từ những nguồn đáng tin cậy như: Chính phủ;
Bộ Nông nghiệp và PTNT; Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam; UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế; Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế; Quỹ Bảo vệ và
Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế; Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế cùng
với UBND các huyện/thị xã, các xã/thị trấn, Hạt Kiểm lâm các huyện/thị xã; Văn
phòng Dự án JICA, WWF và kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học khác...



́

* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

Để đảm bảo độ tin cậy chắc chắn và tính khả thi cao, đề tài áp dụng các


́H

phương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn bằng bảng hỏi như: Phương pháp đánh giá
nhanh nông thôn và phương pháp thảo luận nhóm tập trung.
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn:

nh

+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn bao gồm một loạt các cách tiếp

Ki

cận và phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân cùng tham gia chia sẻ, thảo
luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để họ lập kế

ho

̣c

hoạch và thực hiện.

+ Phương pháp này được sử dụng với cá nhân, với các thông tin chính từ


ại

thôn bản, với nhóm người dân… Kỹ năng của phỏng vấn là đặt người được phỏng
vấn vào quá trình đàm thoại thông qua một loạt các câu hỏi mở và thích hợp giữa

Đ

cán bộ với người dân.

̀ng

+ Nội dung phỏng vấn: Các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình
sản xuất nông lâm nghiệp của người dân liên quan đến cơ chế chi trả DVMTR; các

ươ

hình thức quản lý, sử dụng rừng và các hệ thống cung cấp, sử dụng DVMTR cùng

Tr

các bên trung gian.
- Phương pháp thảo luận nhóm tập trung: Phương pháp thảo luận nhóm tập

trung được thiết kế thông qua đánh giá nhanh nông thôn, các công cụ nắm bắt kiến
thức địa phương ở quy mô thời gian và không gian để nghiên cứu nhận thức của con
người cũng như để hiểu các lựa chọn quản lý của người dân và các lựa chọn thực tế
thực hiện. Tiến hành tổ chức các cuộc thảo luận nhóm tập trung ở cấp huyện, cấp xã
và cấp thôn bản để thực hiện phương pháp này.


4


* Sử dụng phiếu phỏng vấn để áp dụng 2 phương pháp trên, bao gồm
các phần cụ thể như sau:
- Thông tin chung liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Nội dung khảo sát về công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng của
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.3. Phương pháp chọn mẫu, điều tra


́

* Xác định kích thước mẫu:

Trên cơ sở xem xét và khoanh vùng khu vực rừng cung ứng DVMTR của


́H

các huyện/thị xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên huế, tiến hành chọn 02 huyện đặc
trưng, bao gồm: A lưới, Nam Đông đây là 02 huyện vùng cao, có diện tích rừng lớn
và trình độ dân trí còn thấp, nhưng lại có mức tiền chi trả cao nhất toàn tỉnh; và

nh

nhóm các tổ chức nhà nước, bao gồm: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, Chi cục

Ki


Kiểm lâm tỉnh, Vườn Quốc gia Bạch Mã, 02 Khu Bảo tồn, 05 Ban Quản lý Rừng
phòng hộ, 01 Công ty Lâm nghiệp, 14 UBND xã thuộc huyện A Lưới.

ho

̣c

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), đối với trường hợp
chọn mẫu không ngẫu nhiên, nếu quá trình chọn mẫu được diễn ra theo một nguyên

ại

tắc nhất định và hợp lý thì việc chọn mẫu đó có thể được xem là ngẫu nhiên. Theo
số liệu từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế, tính đến tháng

Đ

12/2016 số lượng các tổ chức, cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình và UBND xã thực

̀ng

hiện công tác quản lý bảo vệ rừng liên đến chi trả DVMTR là 511 chủ rừng với hơn
2000 người liên quan đến công tác chi trả DVMTR.

ươ

Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu được dựa theo yêu cầu của

Tr


phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) dựa theo nghiên
cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu
dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Mặc
khác đối với mô hình phân tích hồi quy đa biến, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính
theo công thức là 50 + 8*m (m: số biến độc lập) (Theo Tabachnick và Fidell, 1996).
Sau khi nghiên cứu định tính, nghiên cứu gồm 31 biến quan sát được đưa vào
nghiên cứu định lượng chính thức, do đó kích cỡ mẫu: n = 50 + 8*31 = 298 mẫu.

5


* Phương pháp chọn mẫu, điều tra:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu thực địa, quy mô mẫu là 298 mẫu
được rút ra từ tổng thể bằng cách chọn ngẫu nhiên từ các tổ chức, cộng đồng, nhóm
hộ và hộ gia đình theo một thứ tự nhất định với bước nhảy là 3. Với cách chọn mẫu
như thế này có thể xem như mẫu được chọn ngẫu nhiên để tiến hành điều tra, thu

TT

Chủ quản lý

Kích thước mẫu

Tỷ lệ (%)

298

100,0

Cộng đồng


3

Nhóm hộ

4

Hộ gia đình

25,2

75

25,2

74

24,8

74

24,8

nh

2

75

Ki


Các tổ chức


́H

Tổng cộng
1


́

thập dữ liệu và có thể thực hiện các kiểm định.

4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

ho

̣c

* Công cụ phân tích và xử lý số liệu:
- Sử dụng phần mềm MS Excel 2010 để tính toán các dữ liệu nhanh, chính

ại

xác với số lượng dữ liệu lớn.

Đ

- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0, giúp xử lý và thống kê được số

liệu từ các phiếu phỏng vấn.

̀ng

- Ngoài ra, còn sử dụng phần mềm Mapinfo 11.5 để xử lý các số liệu bản đồ

ươ

có sẵn, các số liệu thuộc tính của bản đồ, xuất số liệu ra Excel,..... và phần mềm Hệ
thống thông tin địa lý (GIS) trợ giúp trong nhiều hoạt động điều tra về kinh tế, môi

Tr

trường và xã hội; đánh giá được hiện trạng của các quá trình, các thực thể thông qua
các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp thông tin được gắn
với một nền hình học nhất quán trên cơ sở tọa độ của các dữ liệu đầu vào.
* Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:
Đề tài được tiến hành thông qua các bước:
- Sau khi thu thập xong dữ liệu từ nhóm cán bộ và người dân, tiến hành kiểm
tra, mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu; đánh giá độ tin cậy giá trị bằng phân tích nhân tố

6


khám phá EFA; dựa vào hệ số đối xứng Skewness và hệ số tập trung Kurtosis để
kiểm định phân phối chuẩn của các nhóm nhân tố.
- Đánh giá sơ bộ độ tin cậy thang đo và độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ
số Cronbach Alpha.
- Xác định hệ số xác định R2 điều chỉnh để đánh giá độ phù hợp của mô hình;
sử dụng kiểm định tính độc lập của phần dư bằng đại lượng Dubrin Watson và kiểm



́

định F dùng để khẳng định khả năng mở rộng của mô hình cho tổng thể.

- Kiểm định giá trị trung bình của mẫu về các mức độ đánh giá trong công


́H

tác quản lý chi trả DVMTR với các nhân tố và sự thoả mãn có thể suy rộng ra tổng
thể hay không.

- Phân tích hệ số tương quan và hồi quy tuyến tính để đo lường mức ý nghĩa

nh

và mức độ ảnh hưởng của các biến trong mô hình và hệ số phóng đại VIF để kiểm

Ki

tra hiện tượng đa cộng tuyến để đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được

ho

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

̣c


xây dựng là phù hợp.

Bên cạnh danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, đề tài nghiên cứu được

ại

chia thành 03 phần, bao gồm:
Phần I: Đặt vấn đề.

Đ

Phần II: Nội dung nghiên cứu.

̀ng

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi trả dịch vụ môi
trường rừng.

ươ

- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng

Tr

tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý

chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Phần III: Kết luận và kiến nghị.


7


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI TRẢ
DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

1.1. LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
1.1.1. Giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng


́

1.1.1.1. Tổng giá trị kinh tế của rừng

“Trước đây khái niệm về tổng giá trị kinh tế của rừng được xem xét rất hạn


́H

hẹp, các nhà kinh tế thường có xu hướng chỉ xem xét giá trị của rừng thông qua các
lượng sản phẩm hữu hình mà rừng đã tạo ra để phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu thụ
của con người. Trên thực tế, rừng đã tạo ra một tổng giá trị kinh tế vô cùng to lớn

nh

vượt qua cả giá trị hữu hình đang được bán trên thị trường [14,1]”. Tổng giá trị kinh

Ki


tế của rừng bao gồm:

- Các giá trị sử dụng trực tiếp: Là giá trị của những nguyên liệu khô, các sản

ho

̣c

phẩm vật chất được sử dụng trực tiếp trong các hoạt động sản xuất, tiêu dùng và
mua bán của con người như thức ăn, cây thuốc…

ại

- Các giá trị sử dụng gián tiếp: Là giá trị kinh tế của các DVMTR và chức
năng sinh thái mà rừng tạo ra như duy trì chất lượng nước, giữ dòng chảy, điều tiết

Đ

lũ lụt, kiểm soát xói mòn, phòng hộ đầu nguồn, hấp thụ cacbon…

̀ng

- Các giá trị lựa chọn: Là giá trị chưa được biết đến của nguồn gen, của các
loài động vật hoang dã trong rừng và các chức năng sinh thái rừng khi chúng được

ươ

đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực giải trí, dược phẩm, công nghiệp trong tương lai.

Tr


- Các giá trị để lại: Là các giá trị gián tiếp hoặc trực tiếp mà các thế hệ sau có

cơ hội được sử dụng.
- Các giá trị tồn tại: Là các giá trị nội tại đi kèm với sự tồn tại của các loài

trong rừng và hệ sinh thái rừng mà không kể đến sử dụng trực tiếp như ý nghĩa về
văn hóa, thẩm mỹ, di sản, kế thừa….
Ở Việt Nam, trước đây việc xem xét vai trò và giá trị của rừng chỉ đề cập đến
lợi ích kinh tế có được từ việc khai thác gỗ, củi. Tuy nhiên, quan niệm này dần được

8


thay đổi và giá trị của rừng đang ngày càng được nhìn nhận một cách đầy đủ và
toàn diện hơn. Điều này thể hiện là giá trị rừng lần đầu tiên được đề cập trong Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004. Theo đó, giá trị rừng được hiểu là giá trị các
lợi ích về lâm sản và môi trường.
1.1.1.2. Định giá rừng và cở sở khoa học về xác định giá rừng
“Hai cách tiếp cận về giá trị rừng là tiếp cận theo sử dụng và tiếp cận theo


́

tổng lợi ích [15,2]”:

- Tiếp cận theo sử dụng, giá trị rừng được hiểu là tổng thể những lợi ích mà


́H


rừng trực tiếp hoặc gián tiếp mang lại.

- Xem xét về khía cạnh lợi ích, lợi ích kinh tế tổng thể của khu rừng được
phân chia thành những bộ phận gắn liền với quyền đại diện hoặc sở hữu của một

nh

chủ thể nhất định là Nhà nước hoặc chủ rừng khi những chủ thể này tham gia vào

Ki

các quan hệ pháp lý về rừng. Hay nói một cách khác, giá trị toàn bộ của rừng là
tổng thể những lợi ích mà rừng mang lại cho xã hội, bao gồm giá trị nội tại của rừng

ho

̣c

và giá trị ngoại tác. Như vậy, theo cách tiếp cận này, chúng ta cần phân biệt rõ giá
trị nào của rừng mang lại cho chính chủ thể hay người sở hữu rừng, giá trị nào của

ại

rừng mang lại cho xã hội chứ không mang lại lợi ích cho chính người tạo ra rừng.
Việc làm rõ vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định giá rừng.

Đ

Liên quan đến giá rừng, hiện nay có hai quan điểm trên góc độ kinh tế và


̀ng

trên góc độ pháp lý. Trên góc độ kinh tế, giá rừng thực chất là giá cả của rừng, là
biểu hiện bằng tiền của giá trị rừng. Dưới góc độ pháp lý, tại Khoản 11 Điều 3, Luật

ươ

Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 quy định giá rừng là số tiền được tính trên một

Tr

đơn vị diện tích rừng do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong quá trình
giao dịch về quyền sử dụng rừng. Trên cơ sở này, giá rừng được xác định theo Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 như sau:
- Quyền sử dụng rừng là quyền của chủ rừng được khai thác công dụng,
hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng theo quy định của pháp luật (Khoản 6 Điều 3, Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004). Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà rừng mang lại,
còn lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác rừng.

9


- Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là quyền của chủ rừng được
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng
trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng.
Như vậy, có thể thấy việc tính giá rừng trong điều kiện Việt Nam cần được
dựa trên ba cơ sở chính là: Cơ sở hình thành giá trên thị trường; đánh giá tổng giá
trị kinh tế của rừng (Gồm các giá trị sử dụng trực tiếp và các giá trị sử dụng gián



́

tiếp) và khung pháp lý về giá rừng và quản lý sử dụng rừng ở Việt Nam.
1.1.1.3. Các giá trị dịch vụ môi trường rừng


́H

* Giá trị phòng hộ đầu nguồn:

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn của rừng trong phòng hộ đầu
nguồn. Các chức năng này bao gồm: Giữ đất, kiểm soát được xói mòn và quá trình

nh

lắng đọng bùn cát; điều tiết dòng chảy hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn nước, kiểm

Ki

soát chất lượng nước. Việc mất đi lớp rừng che phủ có thể dẫn đến hậu quả nghiêm
trọng, việc tàn phá rừng phòng hộ đầu nguồn đã góp phần gia tăng các thảm họa tự

ho

̣c

nhiên gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất. Có thể thấy hai chức năng quan
trọng của rừng trong việc duy trì khả năng phòng hộ của các vùng đầu nguồn là:


ại

- Thứ nhất, rừng hạn chế xói mòn đất và bồi lắng: Xói mòn đất là một vấn đề
nghiệm trọng đối với sản xuất nông lâm nghiệp ở nhiều vùng Nhiệt đới và Á nhiệt

Đ

đới là một trong những nguyên nhân chính gây thoái hóa đất và sa mạc hóa. Rừng

̀ng

bị tàn phá dẫn đến bề mặt đất đai chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước mưa, dòng
chảy bề mặt là nguyên nhân cơ bản làm cho xói mòn đất tăng nhanh.

ươ

- Thứ hai, rừng điều tiết nguồn nước hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn nước:

Tr

Rừng và nguồn nước là hai thứ không thể tách rời nhau, lớp thảm thực vật sẽ phát
triển tốt ở những nơi có nguồn nước dồi dào. Giá trị của rừng trong hạn chế xói mòn
là rất đáng kể, xói mòn đất ở nơi phát rừng làm rẫy cao gấp 10 lần ở nơi có rừng tự
nhiên. Song song với quá trình xói mòn là sự tích tụ lắng đọng tại các vùng lòng
chảo gây ra thiệt hại cho các công trình thủy lợi và các hồ nhân tạo, trong khi dó
nếu rừng được bảo vệ thì có thể chống được tác động của xói mòn, rửa trôi.

10



Như vậy, rừng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn,
nhờ đó hạn chế được xói mòn đất, lũ lụt, quá trình bồi lắng và đồng thời đảm bảo
nguồn nước sạch dồi dào phục vụ cho tưới tiêu sản xuất nông nghiệp, nước sạch cho
sinh hoạt và sản xuất thủy điện.
* Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học:
“Rừng được coi là sinh cảnh cực kỳ quan trọng nếu xét về mặt đa dạng sinh


́

học mà chúng sỡ hữu. Lấy số lượng loài để minh chứng cho tính đa dạng sinh học:
Tổng số sinh vật được mô tả và phát hiện lên đến 1,75 triệu loài theo phỏng đoán


́H

con số này chỉ chiếm 13% thực tế (Stork, 1999) [14,3]”.

“Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới, ước tính khoảng 24% các
loài động vật có vú trên trái đất và khoảng 12% loài chim đang đứng trên bờ vực

nh

tiệt chủng. Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất

Ki

thế giới. Các hệ sinh thái của Việt Nam giàu có và đa dạng với nhiều kiểu rừng,
đầm lầy, sông suối…cùng tạo nên môi trường sống cho 10% tổng số loài chim và


ho

̣c

thú trên thế giới [14,3]”.

* Giá trị lưu giữ, hấp thụ cacbon và điều hòa khí hậu:

ại

“Giá trị lưu giữ và hấp thụ cacbon của rừng rất đáng kể, đặc biệt là rừng tự
nhiên và rất khác biệt giữa các loại rừng. Giá trị lưu giữ và hấp thụ cacbon tỷ lệ

Đ

thuận với trữ lượng và sinh khối rừng. Với giá trị lưu giữ cacbon cao nhất là ở rừng

̀ng

tự nhiên giàu, tiếp đến là rừng trung bình, nghèo, phục hồi và thấp nhất là tre nứa.
Giá trị lưu giữ cacbon của rừng gỗ tự nhiên là 35-48 triệu đồng/ha và giá trị hấp thụ

ươ

cacbon hằng năm vào khoảng 0,4-1,3 triệu đồng/ha với Miền Bắc; ở Miền Trung

Tr

giá trị lưu giữ cacbon từ 37-91 triệu đồng/ha và giá trị hấp thụ cacbon từ 0,5-1,5
triệu đồng/ha; ở Miền Nam giá trị lưu giữ cacbon từ 46-91 triệu đồng/ha và giá trị

hấp thụ cacbon từ 0,6-1,5 triệu đồng/ha [15,5]”.
* Giá trị du lịch và vẻ đẹp cảnh quan:
Du lịch sinh thái đang ngày càng phát triển và là biện pháp sử dụng rừng
nhiệt đới không cần khai thác mà vẫn đem lại giá trị kinh tế cao và đầy tiềm năng.
Các nghiên cứu về giá trị cảnh quan du lịch của rừng đã được tiến hành nghiên cứu.

11


Một số khu du lịch sinh thái đã thu hút được lượng lớn khách du lịch và do
đó giá trị kinh tế tính trên mỗi hecta rất cao.
1.1.2. Môi trường rừng và dịch vụ môi trường rừng
Các hệ sinh thái rừng cung cấp cho xã hội một số dịch vụ sinh thái có giá trị,
đó là các dịch vụ hỗ trợ (Cung cấp môi trường sống cho động vật hoang dã), điều
tiết các dịch vụ (Lưu giữ cacbon, điều chỉnh chất lượng nước và chống xói mòn


́

đất), cung cấp dịch vụ (Gỗ và lâm sản ngoài gỗ) và các dịch vụ văn hoá (Rừng tâm
linh, giáo dục và cảnh quan), các dịch vụ này đem lại nhiều lợi ích trực tiếp và gián


́H

tiếp cho đời sống con người.

“Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: Thực vật,
động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên. Môi trường rừng


nh

có giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người, gọi là giá trị sử dụng của

Ki

môi trường rừng, bao gồm: Bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn,
phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ

ho

̣c

cacbon, du lịch và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác [8,1]”.
“Dịch vụ môi trường rừng là việc cung ứng và sử dụng bền vững các giá trị

ại

sử dụng của môi trường để đáp ứng nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân,
bao gồm các loại dịch vụ:

Đ

- Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối;

̀ng

- Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội;
- Hấp thụ và lưu giữ cacbon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà


ươ

kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển

Tr

rừng bền vững;
- Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái

rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch;
- Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng
nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản [8,1-2]”.

12


1.1.3. Chi trả dịch vụ môi trường rừng
“Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là quan hệ cung ứng và chi trả
giữa bên sử dụng DVMTR trả tiền cho bên cung ứng DVMTR [8,1]”. Hai nguyên
tắc cơ bản của chi trả DVMTR là:
- Tạo ra động lực tài chính hiệu quả thúc đẩy cá nhân và cộng đồng cung cấp
các DVMTR;


́

- Chi trả các chi phí cho việc cung cấp các dịch vụ của họ và việc chi trả này
có thể dưới hình thức là tiền hoặc hiện vật.



́H

Cụ thể hơn, với việc chi trả DVMTR, Điều 7 Chương I, Quyết định số
380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định như sau:

- Việc chi trả tiền DVMTR trực tiếp do người được chi trả và người phải chi

nh

trả thực hiện trên cơ sở hợp đồng thoả thuận theo nguyên tắc thị trường.

Ki

- Mức tiền chi trả sử dụng DVMTR gián tiếp do Nhà nước quy định được
công bố công khai và điều chỉnh khi cần thiết.

ho

̣c

- Các tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR phải chi trả tiền sử dụng DVMTR
cho người được chi trả DVMTR và không thay thế cho thuế tài nguyên nước hoặc

ại

các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật.
- Đối với tổ chức kinh doanh, tiền chi trả cho việc sử dụng DVMTR được

Đ


tính vào giá thành sản phẩm của bên sử dụng DVMTR.

̀ng

“Wunder (2005) đưa ra định nghĩa về chi trả DVMTR rằng: Chi trả DVMTR
phải bao gồm các giao dịch tự nguyện dựa trên tính điều kiện. Nghiên cứu chi trả

ươ

DVMTR Việt Nam cho thấy cả người mua và người bán không tự nguyện tham gia

Tr

vào các hợp đồng chi trả DVMTR và việc chi trả cũng chưa đảm bảo tính điều kiện.
Thay vào đó, chi trả DVMTR tại Việt Nam có thể coi là “Một hệ thống tính lương
cho người bảo vệ rừng dựa vào kết quả công việc” hoặc “Trợ cấp phúc lợi quy mô
nhỏ một cách vô điều kiện”. Một quan sát khác cho rằng những người trồng và bảo
vệ rừng được bồi thường cho chi phí cơ hội về sức lao động chứ không phải cho giá
trị dịch vụ cung cấp trên diện tích đất rừng đó [11,12]; [23,46-47]”.

13


×