Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Quy hoạch du lịch nông nghiệp vùng bưởi đặc sản đoan hùng tại xã chí đám huyện đoan hùng tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 91 trang )

1

Chƣơng 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền kinh tế Việt Nam vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp với đặc trưng là
năng suất, chất lượng thấp. Đời sống của đại bộ phận nhân dân vẫn còn nghèo. Phát
triển kinh tế nông thôn, xoá đói giảm nghèo, phát triển bền vững là nhiệm vụ trọng
tâm của Việt Nam.
Trên thế giới, ở các nước phát triển, mặc dù có cách mạng nông nghiệp, với
những công nghệ hiện đại làm tăng năng suất đáng kể nhưng khối ngành nông
nghiệp vẫn ngày càng giảm tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, kể cả về
phương diện đóng góp vào GDP lẫn thu hút lao động. Tuy nhiên trong những năm
gần đây, nhiều nước tiên tiến đã hướng tới gắn liền nông nghiệp với du lịch thành
một mô hình kinh doanh mới gọi là du lịch nông nghiệp hay du lịch trang trại
(Agritourism hay Farm tourism). Khi đó, giá trị nông nghiệp không còn chỉ là cung
cấp lương thực thực phẩm, mà được nâng lên thành văn hóa, dịch vụ, cảnh quan du
lịch. Những giá trị gia tăng này có thể gấp nhiều lần giá trị gốc của nông nghiệp.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ một vùng sản xuất nông nghiệp nào cũng có
thể trở thành khu du lịch nông nghiệp. Muốn phát triển du lịch nông nghiệp thì cần
phải có đầy đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất là phải có một sản phẩm nông nghiệp đặc sắc làm trọng tâm, Sản
phẩm này phải có đủ số lượng để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng khi có du lịch,
đảm bảo an toàn thực phẩm và có chất lượng nổi trội.
Thứ hai là sản phẩm đó phải có bản sắc. Bản sắc của một sản phẩm nông
nghiệp có thể do địa bàn sinh trưởng hạn hẹp, hoặc gắn liền với văn hoá, lịch sử,
văn hóa ẩm thực đặc trưng của vùng đó khiến cho sản phẩm này nếu được canh tác
ở vùng khác cũng bị giảm giá trị nhiều.
Thứ ba là cảnh quan đặc trưng của thể loại canh tác nông nghiệp tạo ra sản
phẩm nói trên cũng phải có hiệu quả thẩm mỹ cao. Cảnh quan canh tác này lại cần



2

được gắn liền với một môi trường cảnh quan thơ mộng xung quanh thì mới thu hút
được du khách.
Khi đã có đầy đủ các yếu tố trên, người ta phát triển các dịch vụ du lịch đi
kèm nhằm khai thác tổng hợp tất cả các tiềm năng của sản xuất nông nghiệp đặc
trưng của vùng.
Việt Nam chúng ta có rất nhiều sản phẩm nông nghiệp, nhưng những loại đạt
chất lượng và số lượng để trở nên có tầm cỡ thì không nhiều. Một trong những sản
phẩm nông nghiệp có thể coi là đặc là đặc sắc là những loại hoa quả nổi tiếng của
một số vùng, ví dụ như Thanh Long (Bình Thuận), Xoài Cát (Bình Định), Cam
Canh, Bưởi Diễn (Hà Nội), Bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ)… Trong những năm vừa
qua diện tích gây trồng những hoa quả đặc sản này đã phát triển đáng kể, chất lượng
sản phẩm ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu nội địa và bắt đầu hướng đến xuất khẩu
ra các nước trong khu vực và trên thế giới. Thông thường thì những vùng canh tác
cây đặc sản này cũng có một số nét về lịch sử, văn hoá đặc sắc, gắn liền với sản
phẩm đó. Nếu biết khai thác, những tiềm năng này có thể hấp dẫn du khách trong và
ngoài nước.
Giống bưởi Đoan Hùng – Phú Thọ được biết đến như một đặc sản của vùng
đất Tổ. Năm 2003, tỉnh Phú Thọ bắt đầu tiến hành phục tráng và bảo tồn, quy hoạch
phát triển sản xuất giống bưởi đặc biệt quý hiếm này. Cũng trong năm đó, thương
hiệu bưởi Đoan Hùng cũng được đăng ký. Năm 2010, tỉnh Phú Thọ dự kiến phát
triển vùng bưởi đặc sản có diện tích khoảng 1300 ha. Đoan Hùng có vị trí chiến
lược của khu vực trung du miền núi phía Bắc, có một nền văn hoá lâu đời, có cảnh
quan thiên nhiên hùng vĩ, với các di tích lịch sử cách mạng đặc biệt. Với tiềm năng
tổng hợp đó, đặc sản bưởi Đoan Hùng có thể trở thành hạt nhân của một chiến lược
phát triển du lịch nông nghiệp hiện đại và hiệu quả.
Để xây dựng mô hình phát triển du lịch nông nghiệp cho Đoan Hùng chúng
ta cần xây dựng một phương án quy hoạch với những chiến lược về sử dụng đất, lao
động, công nghệ, dịch vụ, cảnh quan…Từ yêu cầu thực tiễn của Đoan Hùng và ý

nghĩa ứng dụng của chiến lược này cho các vùng cây đặc sản khác, tôi đề xuất đề tài


3

nghiên cứu: “Quy hoạch du lịch nông nghiệp v ng b
h

m – huyện oan

i

cs n

oan

ng tại

ng – t nh Phú Thọ”

Phương pháp tiếp cận của đề tài là xây dựng quy hoạch cho vùng bưởi đặc
sản xã Chí Đám dựa trên sự phân tích hệ thống các điều kiện hiện có của khu vực,
làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch vùng bưởi đặc sản cho
toàn huyện Đoan Hùng.


4

Chƣơng 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Trên thế giới
Du lịch nông nghiệp được đề cập đến từ cuối những năm của thập k 80 của
thế k XX. Những nhà nghiên cứu tiên phong và điển hình về lĩnh vực này là
Honadle, Beth. 1990 [33]; Shaw, Gareth và Allan Williams [40], Frederick [30],
Hilchey, Duncan. 2000 [31]… cùng hàng loạt các nghiên cứu lý luận và thực tiễn về
du lịch nông nghiệp của các nhà khoa học quan tâm đến lĩnh vực này như: Hilchey,
Duncan (Đại học Cornell – New York) [31]; Holland, Rob, Kent Wolfe (Đại học
Tenesse) [32]; Jolly, Desmond, Denise Skidmore (Đại học Califorina) [34]; [148];
Linberg & Hawkins [25]…
Hiện tại, du lịch nông nghiệp đang trở thành đề tài được đề cập đến như một
hướng đi cho du lịch và nông nghiệp của thế giới. Có thể coi như một trào lưu mới
giống như trào lưu phát triển du lịch sinh thái cách đây 30 năm.
Theo định nghĩa của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thì du lịch nông nghiệp được
coi là “Du lịch nông nghiệp là một lĩnh vực đang phát triển một cách phổ biến như
một cách để các nhà sản xuất đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường lợi nhuận. Bằng
cách kết hợp giữa nông nghiệp và du lịch, du lịch nông nghiệp tạo ra được những
nguồn lợi nhuận mới” theo Hilchey, Duncan, 2000 [31]
Hoặc theo Frederick, M. 1995 [30], có thể được hiểu như sau: “Nói một cách
đơn giản thì du lịch nông nghiệp được coi như là điểm kết nối giữa du lịch và nông
nghiệp. Nếu xét trên quan điểm kỹ thuật thì du lịch nông nghiệp được coi như một
kiểu thương mại kết nối giữa sản xuất nông nghiệp hoặc quá trình sản xuất với du
lịch để thu hút khách du lịch đến các trang trại, các nông hộ, để giải trí hoặc học tập
và mang lại những lợi nhuận cho những trang trại và những người tổ chức du lịch”
Theo Adams, Katherine. 2001 [27] thì du lịch nông nghiệp còn là hình thức
phát triển mối giao hòa về mặt văn hóa, con người giữa các vùng thông qua việc
đến ở hoặc tham quan có mục đích nhằm hưởng thụ các sản vật địa phương.


5


Các nghiên cứu này đã cho thấy du lịch nông nghiệp không bắt đầu từ các
nước công nghiệp mà lại lại có khởi nguồn từ các nước vùng Trung Đông, từ những
năm 20 của thế k XX người ta đã bắt đầu biết kết hợp du lịch và nông nghiệp để
tạo ra những cảm giác mới cho khách du lịch [37]. Nhưng sau xu hướng này được
các nước công nghiệp khác ở Châu Âu và Châu Mỹ có nền nông nghiệp phát triển
ứng dụng để khắc phục các khó khăn và những vấn đề về nông thôn khi quá trình
công nghiệp hóa nông thôn làm cho nông nghiệp bị lãng quên [36].
Trên thế giới, tại các nước phát triển cách đây 30 - 40 năm cũng đã diễn ra
hiện tượng dân cư nông thôn bỏ nghề nông để chuyển sang các ngành nghề khác do
thu nhập quá thấp hoặc sản xuất nông nghiệp thua lỗ. Ví dụ: ở Italia từ những năm
1970 tới những năm 1980, tình trạng bỏ nghề nông tăng mạnh với xu hướng ào ạt ra
thành phố kiếm việc. Trong 10 năm của thập k 1980, có khoảng 400.000 hộ nông
dân chuyển sang nghề khác. Chính phủ Italia đã phải đối mặt với những cuộc khủng
hoảng trầm trọng. Tình trạng như vậy cũng diễn ra ở Nhật Bản, Pháp, Mỹ [39].
Một nguy cơ nữa là sự mất đất nông nghiệp một cách dễ dàng vào tay các
ông chủ lớn các tập đoàn, công ty, người nông dân dễ dàng bị mất đất vì không
được xem là ông chủ số tài sản đất mà nhiều đời cha ông của họ đã canh tác trên đó.
Để giải quyết vấn đề trên, chính phủ các nước đã triển khai rất nhiều biện
pháp để ngăn chặn, trong đó có một hướng đã được triển khai rất hiệu quả và đã
chứng minh được qua vài chục năm hoạt động là có tác dụng rất tốt với thu nhập
của dân cư nông nghiệp, thay đổi nhanh bộ mặt nông thôn. Đó là việc chính phủ đã
hướng sự quan tâm của cộng đồng toàn xã hội và việc phát triển du lịch nông
nghiệp.
Đây là một hình thức xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp tại chỗ rất hiệu quả và
tiếp thị gốc về hồ sơ xuất xứ sản phẩm nhất là khi nhu cầu về tự bảo vệ sức khỏe
trước các thức ăn và môi trường ô nhiễm của cộng đồng xã hội tại các thành phố lớn
ngày càng tăng.
Ở Italia hình thức du lịch nông nghiệp này đã đưa ra những kết quả về kinh tế
rất đáng khích lệ, trong 5 năm từ 1985 đến 1990 doanh thu từ hoạt động kinh doanh



6

này tăng gấp hai lần. Trong 10 năm từ 1990 đến 2000 đã tăng lên 50%. Doanh số
năm 2004 là 880 triệu euro, trong đó khách trong nước là ¼ còn lại là đến từ các
quốc gia châu Âu khác. Các gia đình thành phố đi du lịch nông thôn hầu hết thường
ở từ 3 – 6 ngày, mục đích số một là nghỉ ngơi, thứ hai là tham gia các sự kiện lễ hội
và tham quan những di sản văn hóa, thứ ba mới là ăn uống [30]. Được coi là các cơ
hội để biết và hiểu về nông thôn Italia và có thể nhận được sự hiếu khách truyền
thống của người dân nông thôn. Từ năm 2004, ước tính có khoảng 8000 chi nhánh
du lịch nông nghiệp và riêng ở Tuscany có khoảng 2000 chi nhánh. Chỉ cần khoảng
ba tháng du khách có thể đi du lịch được hàng trăm nơi của hàng chục vùng khác
nhau của Italia.
Rất nhiều chi nhánh du lịch của ở Italia có mặt tại các trang trại sản xuất bơ,
nho, và các trang trại khác. Nhiều nơi, du khách có thể được dùng các thiết bị hiện
đại và xa xỉ như hồ bơi, điều hòa nhiệt độ, và các tiện nghi đắt tiền khác như trong
một khách sạn 5 sao nếu du khách có yêu cầu.
Du lịch nông nghiệp ở Italia thường được biết đến như một hình thức thăm
quan trang trại hay là các khu đât nông nghiệp được mở ra kinh doanh để phục vụ
nhu cầu của du khách. Các trang trại đó có thể cung cấp mọi thứ, từ xem, quan sát
đến sản xuất và các mặt hàng cho du khách. Có những trang trại mở cửa 365 ngày
một năm, nhưng cũng có những trang trại thường mở vào các ngày cuối tuần. Nếm
rượu vang, thăm quan trang trại, ngủ đêm và các bữa sáng, các cảnh quan cánh đồng
ngô, là những sản phẩm mà du khách có thể được thưởng thức.
Sự đa dạng hóa các sản phẩm giúp kéo du khách đến với nông nghiệp, có thể
giúp du khách có những trải nghiệm quý giá, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp
đặc sắc, những công việc mà du khách có thể tham gia, và là cơ hội giáo dục với giá
rẻ nhất cho những người trẻ tuổi.
Tại Mỹ, mệt mỏi vì sự xô bồ của phố xá, người dân Mỹ ngày càng ưa chuộng
những chuyến du lịch đồng quê, có nhiều trang trại có doanh thu lên đến 1 triệu

USD... Thế là nhiều nông dân đã biến trang trại và nhà cửa của mình thành nơi vui
chơi giải trí hấp dẫn (Southern Illinois University 2000) [35, 41].


7

Năm 2001 đã có khoảng 62 triệu lượt người đi nghỉ tại các trang trại. Và
doanh thu hàng năm do du lịch đồng quê mang lại dao động từ 20 triệu USD ở
Vermont đến 200 triệu USD ở New York. Ở Hawaii, lợi nhuận từ du lịch đồng quê
đã tăng 30% trong khoảng thời gian 2000-2003, lên tới 34 triệu USD [35,36]
Trang trại bò sữa Jersey Dairy của gia đình Young ở Yellow Springs, Ohio
thu hút hơn 1,4 triệu khách một năm. Nơi đây có cả nhà đánh bóng chày, sân golf
mini và kem sản xuất tại nhà. Còn trang trại Coutry Farm & Stores của gia đình
Eckert gần St. Louis, Missouri mang lại lợi nhuận 10 triệu USD một năm, trong đó
80% là từ kinh doanh nhà hàng, lò bánh mì và các cửa hàng lưu niệm.
Tại bang Califfornia (Mỹ), mỗi năm du lịch nông nghiệp đã thu được lợi
nhuận khoảng 3,2 t USD và tạo ra khoảng 650.000 việc làm.
Để giúp những người nông dân muốn chuyển sang kinh doanh du lịch đồng
quê, một số bang của Mỹ đã thành lập các văn phòng du lịch đồng quê. Năm 2007,
bang Pennsylania đã thiết lập quỹ tín dụng trị giá 150 triệu USD để trợ cấp và cho
vay ưu đãi đối với những nông dân mong muốn chuyển sang kinh doanh loại hình
du lịch giải trí mới này [35].
Theo thống kê của trường Đại học Exter (1991), tại Anh có 19,7 % số trang
trại của Anh tham gia vào kinh doanh du lịch nông nghiệp, mỗi năm có thêm 2,5 %
số trang trại tăng thêm. Cũng theo thống kê, tại Anh có tới 19 % số 185,1 triệu lượt
du khách lựa chọn du lịch nông nghiệp, trong khi đó tại các nước phương Tây khác,
tỉ lệ này là 22%.
Thực tiễn chứng minh rằng ngày càng có nhiều sự chuyển dịch về cơ cấu
kinh tế, chuyển từ các ngành kinh tế công nghiệp sang các ngành kinh tế thân thiện
hơn với môi trường. Và từ các loại hình du lịch thì du lịch nông nghiệp đang nổi lên

như một giải pháp cho ngành nông nghiệp đang bị quá trình đô thị hóa xâm lấn,
đồng thời cũng làm phong phú thêm các hình thức du lịch và không gây nhàm chán
cho du khách.
Khi nghiên cứu về du lịch nông nghiệp người ta cho rằng du lịch nông
nghiệp cũng là một phần của du lịch sinh thái, chứa đựng các tiêu chuẩn và nguyên


8

tắc của du lịch sinh thái nhưng du lịch nông nghiệp cũng có những đặc thù riêng
[40,41]. Du lịch sinh thái thường khai thác các yếu tố tự nhiên, các khu bảo tồn, các
vườn quốc gia và các thắng cảnh thiên nhiên để thu hút khách du lịch. Nhưng du
lịch nông nghiệp hướng đến việc khai thác các cảnh quan nông nghiệp, sự đa dạng
của các hoạt động sản xuất và văn hóa địa phương, các hệ sinh thái bán nhân tạo và
các sản phẩm nông nghiệp, những theo hướng bảo vệ và thân thiện với môi trường.
Nông nghiệp hóa chất hoàn toàn bị cấm, không một hành động nào phá hủy môi
trường được cho phép. Nông nghiệp hữu cơ và sự phát triển theo hướng này sẽ là
một động lực to lớn cho du lịch nông nghiệp, du khách ngày nay muốn được thưởng
thức các sản phẩm sạch, tự nhiên hơn là các sản phẩm nông nghiệp nhưng sản xuất
theo hướng công nghiệp đại trà [31,32,33].
2.2. Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, du lịch nông nghiệp hầu như chưa được nghiên cứu, đề cập
trong các tài liệu chuyên ngành nào kể cả trong văn bản pháp qui của nhà nước về
phát triển và quản lý du lịch. Có thể nói rằng, khái niệm du lịch nông nghiệp là hoàn
toàn xa lạ với Việt Nam. Có một hình thức du lịch gần với du lịch nông nghiệp là
du lịch sinh thái được quan tâm phát triển và thực sự bùng nổ vào những năm 90
của thế k XX thế biết đến và cũng có rất nhiều các công trình nghiên cứu về lĩnh
vực này.
Có thể đề cập đến các công trình nổi bật như:


ề tài tổ chức l nh thổ du lịch

Việt Nam [3]; Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân vùng du lịch Việt Nam [4]; Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 – 2000 [5]; Những nội
dung chính của quy hoạch phát triển du lịch [5], Tổ chức lãnh thổ du lịch [7] và
nhiều công trình khác, tập trung nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn, với quy mô
và lãnh thổ phạm vi khác nhau.
Du lịch sinh thái Việt Nam bắt đầu nổi lên từ khoảng giữa thập k 90 của thế
k XX song đã được các nhà nghiên cứu về du lịch, kinh tế, hoạch định chính sách
quan tâm. Trong hội nghị Quốc tế về du lịch bền vững ở Việt Nam do Tổng cục Du
lịch Việt Nam kết hợp với Quỹ Hanns Sneidel (CHLB Đức) tổ chức tại Huế tháng


9

5/1997, nhiều vấn đề về du lịch và du lịch sinh thái được nhiều nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước quan tâm thảo luận (Gray, L, C [7]; Phạm Trọng Lương [10]),
Đề tài “ ơ s khoa học của ph t triển du lịch sinh th i

Việt Nam” của Viện

Nghiên cứu du lịch Việt Nam với Hội thảo về du lịch sinh thái với du lịch sinh thái
bền vững ở Việt Nam (tại Hà Nội, tháng 4/1998) đã tập hợp nhiều đóng góp tham
luận của các tác giả (Nguyễn Thượng Hùng [8]; Đặng Võ Trí Chung [6]…). Các
báo cáo tham luận chủ yếu tổng quan một số khía cạnh lý luận về du lịch sinh thái ở
Việt Nam (Phạm Trung Lương, Nguyễn Quang Mỹ & nnk, Kocman…)
Ngoài ra nhiều chương trình nghiên cứu, luận án tiến sỹ, thạc sỹ cũng đã tiếp
cận các vấn đề du lịch liên quan nhiều đến tự nhiên và sinh thái môi trường (Đặng
Huy Lợi [9]; Phạm Quang Anh [1].
Vào 9/1999, đã diễn ra hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển

du lịch sinh thái,ở Việt Nam” được tổ chức với sự phối hợp của Tổng cục Du lịch
Việt Nam IUCN, ESCAP và được tài trợ bởi Tổ chức SIDA, Rất nhiều tham luận đã
đóng góp những kinh nghiệm và thực tiễn phát triển du lịch sinh thái ở nhiều nơi,
Các kết quả hội thảo đạt được là những cơ sở bổ ích cho việc xây dựng chiến lược
quốc gia về phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam [8].
Phát triển du lịch sinh thái là hướng đi đúng đắn của Việt Nam. Với cảnh
quan thiên nhiên tươi đẹp, giàu bản sắc văn hóa, sự đa dạng về các loài động thực
vật, các sản vật địa phương và những phong tục văn hóa địa phương là những yếu tố
thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Nhưng cũng nhận thấy rằng, chúng
ra chỉ đang tập trung vào phát triển du lịch sinh thái dựa trên các thắng cảnh, các
Vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên. Du lịch nông nghiệp đang bị bỏ ngỏ cả
về lí luận và thực tiễn, thiếu hụt về cơ sở lí luận và các kinh nghiệm thực tiễn, chưa
có các công trình nghiên cứu về quy hoạch và phát triển du lịch nông nghiệp. Xu
thế của thế giới hiện nay là chuyển từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang kinh
doanh kết hợp du lịch và sản xuất để giải quyết các vấn đề nông nghiệp và nông
thôn. Thực tiễn tại các nước đã chứng minh rằng, du lịch nông nghiệp đã thu được
các kết quả khả quan và còn nhiều tiềm năng để phát triển.


10

Việt Nam là một nước nông nghiệp lâu đời, hiện nay có tới 70% dân số
tương đương 62 triệu người làm việc trong lĩnh vực này. Ngành nông nghiệp Việt
Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và
chiếm một t lệ khoảng 20% giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay ngành nông
nghiệp cũng đang đứng trước các một thách thức. Đó là vấn đề đô thị hóa, chuyển
đổi mục đích sử dụng đất phục vụ đô thị hóa và các khu công nghiệp, sự chuyển
dịch lao động, di cư vào thành thị, bỏ hoang ruộng đất, ô nhiễm môi trường, mâu
thuẫn giữa cư dân nông thôn và các khu công nghiệp. Trong cuộc hội thảo về vấn đề
nông nghiệp và nông thôn diễn ra đầu năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có

ý kiến: “Nếu mức sống đô thị và nông thôn quá xa, quá khác thì nước ta còn chứng
kiến những cuộc di dân to lớn hơn nữa hướng ra thành phố. Điều này sẽ phá nát đô
thị và cũng xô đổ văn hóa nông thôn” (Nguồn: Bộ Nông nghiệp & Ph t triển nông
thôn, 2008).
Các khu công nghiệp hiện tại đang là giải pháp để phát triển kinh tế và mang
lại lợi nhuận trước mắt, nhưng xét trong tiêu dài hạn, không thể để quá trình công
nghiệp hóa lấn át hoàn toàn nông nghiệp. Bên cạnh phát triển công nghiệp cũng cần
phải phát triển hài hòa giữa công nghiệp và nông nghiệp.
Trong năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, cuộc khủng hoảng lương
thực trầm trọng trên thế giới chứng minh vai trò của nông nghiệp trong đời sống
kinh tế quốc tế. Thêm vào đó, sự suy thoái kinh tế trên thế giới tại thời điểm này đã
nêu bật được vị trí quan trọng của những quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên
to lớn về lương thực, nguồn nước sạch và năng lượng.
Mặt khác các vấn đề về môi trường và xã hội của nông thôn nếu không được
giải quyết thấu đáo sẽ để lại những hậu quả lâu dài. Đó là vấn đề an ninh lương
thực, mai một văn hóa và bản sắc địa phương, phá vỡ các cấu trúc cộng đồng truyền
thống…Theo quan điểm phát triển bền vững thì phát triển kinh tế phải đi đôi với
bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề xã hội. Việc bảo vệ nền nông nghiệp và
phát triển nông thôn đang là yêu cầu cấp thiết. Chỉ khi đó mới có thể ngăn chặn
được quá trình ly nông và ly hương và bần cùng hóa tại nông thôn đang có chiều


11

hướng gia tăng khi tiến hành đô thị và công nghiệp hóa mà chưa gắn kết hài hòa với
lợi ích của đại đa số dân cư nông nghiệp như ngày nay.
Trong các giải pháp đó, phát triển du lịch nông nghiệp tại nông thôn là một
hướng đi mới cho nông thôn Việt Nam, đồng thời nó cũng phù hợp với xu thế phát
triển của thế giới. Trong chiến lược phát triển du lịch nông nghiệp, nên hướng vào
khai thác các sản phẩm nông nghiệp đặc sắc, các yếu tố văn hóa cộng đồng địa

phương.
Các sản vật nông nghiệp mang đậm sắc thái tự nhiên của mọi miền đất nếu
được hỗ trợ bằng các chính sách đúng đắn, có luật bảo hộ và được úng dụng khoa
học công nghệ phù hợp sẽ tạo ra được các sản phẩm hàng hóa lớn thương hiệu Việt
cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, đó cũng chính là lợi thế cạnh tranh sắc
bén cho nước ta trong quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu và cũng là nguồn
cung cấp cho du khách tại chỗ.
Điều đó đã được thể hiện bằng các sản phẩm độc đáo như cà phê, chè, hạt
tiêu, nước mắm Phú Quốc, tôm, cá tra, lúa gạo, hoa quả đặc sản đồng bằng sông
Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đã khẳng định đặc thù về vị thế địa lý nông
nghiệp Việt Nam.
Phát triển du lịch sinh thái và du lịch nông nghiệp sẽ tạo ra sự đa dạng trong
kinh doanh du lịch của Việt Nam nay, làm giảm áp lực lên các hệ sinh thái tự nhiên
đang bị khai thác cạn kiệt.
Hiện nay ở Việt Nam đang manh nha những hoạt động của du lịch nông
nghiệp và du lịch trang trại, đặc biệt tại đồng bằng sông Cửu Long với nhưng tour
du lịch miệt vườn, thăm cảnh quan sông nước và văn hóa địa phương. Nhưng chủ
yếu là tự phát, do các công ty lữ hành tự tổ chức, như công ty Du lịch lữ hành Sài
Gòn – Saigontourist [5]. Hiện tại Việt Nam chưa có bất cứ một văn bản pháp quy
nào đề cập đến phát triển du lịch nông nghiệp.
Vì những phân tích trên, chúng ta thấy rằng, sớm hay muộn thì du lịch nông
nghiệp cũng sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam. Do đó, công tác nghiên cứu và quy
hoạch du lịch nông nghiệp là một việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay để có thể


12

định hướng phát triển và khai thác tối đa tiềm năng của loại hình du lịch này, góp
phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển.
2.3. Cây bƣởi (Citrus grandis (L.) Osbeck)

Cây bưởi có tên khoa học là Citrus grandis (L.) Osbeck thuộc họ phụ
Aurantibidae, họ Cam quýt Rutaceae, nằm trong bộ cam quýt. Họ phụ này có tới
250 loài chia ra làm nhiều chi và chi phụ, trong đó có ba chi được trồng từ lâu đời
để lấy quả. Đó là chi Cam quýt (Citrus), Chi Cam ba lá (Poncirus) và chi Quất
(Fortunella còn gọi là Tắc).[2]
Bưởi là giống cây có múi chịu được nóng ẩm, trồng nhiều ở nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Cây cao to, lá có cánh rộng, hoa to, thơm. Quả to nhỏ túy theo giống.
Về mặt sinh thái học, bưởi có thể trồng được ở nhiệt độ từ 12 – 390C, trong
đó nhiệt độ thích hợp là từ 23 – 290C. Nhiệt độ thấp hơn 120C và cao hơn 400C cây
rụng lá và ngừng sinh trưởng. Nhiệt độ không khí cao ảnh hưởng đến nhiệt độ mặt
đất và ảnh hưởng đến sự hoạt động của bộ rễ. Ngoài ra, chênh lệch nhiệt độ ngày và
đêm lớn, cây phát triển mạnh và làm cho khả năng tích lũy, vận chuyển đường bột
trong quả tăng. Kích thích sự hình thành các sắc tố trên quả, làm quả đẹp, có màu
sắc đúng với màu sắc của từng giống. Nhìn chung ở vùng có nhiệt độ bình quân
năm trên 200C và tổng tích nhiệt hữu hiệu từ 2000 – 35000C đều có thể trồng được
bưởi.
Bưởi là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng thường xuyên vì rễ cây
bưởi thuộc loại rễ nấm (hút chất dinh dưỡng qua hệ nấm cộng sinh), do đó ngập
nước làm cho rễ thiếu oxy, hoạt động kém, nếu ngập lâu sẽ bị thối chết làm rụng lá,
quả non. Vì vậy trồng bưới nên trồng trên đất hơi dốc thì cây thường có tuổi thọ cao
hơn. Các thời kỳ cần tưới nước: Bật mầm, phân hóa mầm hoa, ra hoa, phát triển
quả. Nhìn chung lượng mưa từ 1400 – 2500 mm là đủ nhu cầu nước cho bưởi.
Yêu cầu về ất ai
Bưởi có thể trồng nhiều trên các loại đất khác nhau. Tuy nhiên trồng trên đất
xấu thì đầu từ cao hơn mà hiệu quả lại thấp hơn. Đất thích hợp trồng bưới nhất là
đất phải có tầng dày từ 1m trở lên, hàm lượng các chất dinh dưỡng N,P,K, Ca,


13


Mg…đạt từ trung bình khá trở lên ( N: 0,1 – 0,15%; P2O5: 5 – 8mg/100g đất; K2O:
1 – 10mg/100 g đất). Độ chua pHKCl = 5,5 – 6,5. Đặc biệt là phải thoát nước tốt.
Thành phần cơ giới từ, cát pha thịt nhẹ (cát thô đến thịt nhẹ chiếm đến 65 – 75%).
Địa hình dốc từ 3 – 40 [11].
Trên thực tế các vùng trồng bưởi có tiếng đều là những vùng nằm ven sông
suối, trên các loại đất phù sa cổ, phù sa được bồi và không được bồi hàng năm, đất
sa thạch cuội kết, có thành phần cơ giới nhẹ, xốp, thoát nước tốt và giàu dinh
dưỡng. Vì thế lựa chọn loại đất và thành phần cơ giới để trồng bưởi là rất quan
trọng.
Giá trị của cây bưởi:
Bưởi vốn là trái cây rất giàu dinh dưỡng có giá trị dinh dưỡng cao và có tác
dụng tốt với sức khỏe con người, trong 100g phần ăn được có: 89 g nước, 0,5 g
Protein, chất béo 0,4 g, 9,3 g tinh bột, 4,4 g Vitamin C, ngoài ra trong các hợp chất
glucosid. Bưởi không chỉ dễ ăn vị ngọt mát mà còn chứa rất ít calo. Cứ 1/2 trái
bưởi thì cung cấp đến 78% nhu cầu vitamin C hàng ngày cho cơ thể. Theo Đông y,
bưởi là loại trái cây được xem là có tác dụng thông khí, tiêu đờm. Nước ép từ bưởi
có tác dụng hỗ trợ điều trị tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp, giảm cân... Vỏ
bưởi dùng làm thuốc dân gian, chữa tiêu chảy, nôn mửa. Lá bưởi có nhiều tinh dầu
có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, thuốc xông giải cảm, hạ nhiệt và giải độc. Hoa
bưởi có hương thơm quyến rũ, nhiều nơi dùng để ướp trà, có thể chiết suất làm
nước hoa. Rễ bưởi có vị mát, được dùng nhiều trong các vị thuốc chữa bệnh gan,
thận. Hạt bưởi chứa nhiều tinh dầu, là một vị thuốc quan trọng. [11]. Hiện nay,
chúng ta trồng bưởi để lấy quả là chủ yếu mà chưa khai thác các bộ phận có giá trị
khác của cây bưởi.
Trên thế giới, nhiều loại cây có múi có thể được dùng làm nguyên liệu để sản
xuất nước giải khát như nước ép cam, quýt. Hiện nay, sản lượng bưởi chưa nhiều,
giá thành lại cao nên chưa sản xuất được sản phẩm này. Nhưng khi xây dựng được
vùng trồng bưởi tập trung, đủ nguyên liệu thì sản xuất các loại sản phẩm nước uống
dinh dưỡng có giá trị cao. Bên cạnh đó có thể sản xuất các mặt hàng có giá trị cao



14

như nước hoa từ hoa bưởi, tinh dầu bưởi, các loại thuốc đông y để đa dạng hóa mặt
hàng và nâng cao giá trị từ cây bưởi.
Hiện nay ở nước ta có các giống bưởi sau:
B

i Phúc Trạch: Có nguồn gốc ở xã Hương Khê, Hà Tĩnh. Loại bưởi này

ăn rất ngon. Quả hình cầu, hơi dẹt, vỏ quả màu vàng xanh, trọng lượng trung bình
từ 1 – 1,2 kg. Màu sắc thịt quả và tép múi hơi hồng, vách múi dòn, dễ tách rời, thịt
quả mịn, đồng nhất, vị ngọt hơi chua, độ Brix từ 12 – 14. Thời gian thu hoạch vào
tháng 9.
B

i Diễn: Trồng nhiều ở xã Phú Diễn, Phú Minh, Từ Liêm, Hà Nội. Bười

Diễn có thể là một biến dị của bưởi Đoan Hùng. Quả tròn, vỏ nhẵn, khi chín màu
vàng cam, trọng lương trung bình từ 0,8 – 1,0 kg, t lệ phần ăn được là 60 – 65%.
Múi và vách múi dễ tách rời nhau. Thịt quả màu vàng xanh, ăn dòn, ngọt, độ Brix từ
12 – 14. Thời gian thu hoạch muộn hơn Bưởi Đoan Hùng. Thường trước tết nguyên
Đán khoảng 12 – 13 ngày.
B

i ỏ Mê Linh: Giống bưởi này được trồng nhiều ở xã Văn Quán, Mê

Linh. Hiện nay được trồng phổ biến tại nhiều địa phương như Hàm Yên – Tuyên
Quang, Yên Bình – Yên Bái. Hoài Đức – Hà Tây (cũ) và các huyện ngoại thành Hà
Nội. Quả có hình cầu dẹt và thuôn dài, trọng lượng trung bình từ 1 – 1,2 kg, khi

chín cả vỏ quả, cùi, thịt quả có màu đỏ gấc, vỏ quả nhẵn, có nhiều tinh dầu múi
thơm. Bưởi đỏ thường được thu hoạch tháng 12 âm lịch để bày Tết. Vị ngọt hơi
chua, hơi khô.
B

i Thanh Trà: Trồng nhiều ở huyện Thanh Trà, Thừa Thiên Huế. Ven bờ

sông Hương. Đây cũng là giống bưởi ngon có tiếng. Quả nhỏ, hình quả lê, trọng
lượng quả từ 0,6 – 0,8 kg, vỏ mỏng, dễ bóc, khi chín màu vàng, tép nhỏ, mọng nước
nhưng ăn dòn, ngọt. Thịt quả mịn, đồng nhất, màu vàng xanh. T lệ phần ăn được
từ 62 – 65 %, độ Brix từ 10 – 12. Thu hoạch vào tháng 9 dương lịch.
B

i Năm roi: Trồng nhiều ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long. Quả hình

quả lê, vỏ dày, cúi xốp trắng, thịt quả màu xanh vàng, mịn, đồng nhất. Múi và vách


15

múi rất dễ tách, ăn dòn, ngọt, hơi dôn dốt chua, đặc biệt không có hạt mẩy, chỉ có
hạt nhỏ li ti. T lệ ăn được trên 55%, độ Brix từ 9 – 12 %.
B

i Biên òa: Vùng nổi tiếng là ở cù lao phố và cù lao Tân Triều trên sông

Đồng Nai. Quả to, hình quả lê, vỏ dày, cùi xốp trắng, múi dễ tách, ăn dòn, ngọt, dôn
dốt chua. Trọng lượng quả trung bình từ 1,2 – 1,5 kg. T lệ phần ăn được là 60%.
Thường thu hoạch vào tháng 9 dương lịch.
B


i

oan

ng: Đây chính là hai giống bưởi đặc sản của Đoan Hùng.

Được trồng trên đất phù sa ven sông Chảy và sông Lô. Được xem là ngon nhất là
hai giống bưởi Tộc Sửu và Bằng Luân. Trong đó, bưởi Bằng Luân quả hình tròn,
hơi dẹt, trọng lượng trung bình từ 0, 7 – 0,8 Kg. Vỏ quả màu vàng hơi xám nâu, tép
múi màu trắng xanh, mọng nước, thịt quả hơi nhão, vị ngọt nhạt, độ brix từ 9 – 11,
t lệ phần ăn được từ 60 – 65%. Quả thu hoạch vào tháng 10 – 11. Có thể để được
lâu sau khi thu hái.
Bưởi Tộc Sửu quả to hơn, trọng lượng trung bình từ 1 – 1,2 kg. Thịt quả ít
nhão hơn bưởi Bằng Luân, vị ngọt mát, có màu trắng xanh. Thời gian thu hoạch
sớm hơn từ 15 – 20 ngày. Đây là giống bưởi ngon nhất hiện nay. Năm 2003, tại
cuộc thi các giống bưởi quốc gia thì bưởi Đoan Hùng đã được chấm giải nhất. Năm
2006, thương hiệu bưởi Đoan Hùng đã được công nhận và bảo hộ trên phạm vi toàn
quốc.
Việt Nam chúng ta có rất nhiều giống bưởi quý, có chất lượng và giá trị cao.
Nhưng chủ yếu các giống bưởi được phân bố theo vùng. Mỗi vùng có điều kiện lập
địa khác nhau đã tạo ra những giống có những đặc điểm sai khác nhau nhưng lại tạo
ra nhiều giống bưởi có tính chất khác nhau. Các giống bưởi thường có những vùng
sinh trưởng tối ưu, khi di thực sang vùng khác có thể vẫn sinh trưởng tốt nhưng ít
quả hoặc có quả nhưng chất lượng không cao. Vì thế, giống bưởi và vùng sinh
trưởng là hoàn toàn có mối quan hệ chặt chẽ. Chính yếu tố này là tạo ra những vùng
bưởi khác nhau.
Bưởi Đoan Hùng không phải là một giống cụ thể mà là tên gọi chung cho các
loại giống bưởi Đoan Hùng, trong đó hai giống bưởi Bằng Luân và bưởi Tộc Sửu là



16

hai giống ngon nhất. Tuy nhiên cũng có nhiều giống bưởi khác cũng sinh trưởng và
phát triển tốt trên vùng đất. Có thể vùng này có những điều kiện lập địa thuận lợi
cho sự phát triển của cây bưởi. Trải qua nhiều năm đã hình thành nên những giống
bưởi có chất lượng cao.
Vì thế, khi nghiên cứu về bưởi Đoan Hùng là nghiên cứu vùng chứ không
phải nghiên cứu về giống nào nhất định. Thương hiệu bưởi Đoan Hùng mang tính
chất vùng nhiều hơn là mang tính chất giống.
Do đó, trong luận văn này, tôi đề cập đến quy hoạch vùng bưởi đặc sản
Đoan Hùng hơn là cho các giống cụ thể. Khu vực nghiên cứu được chọn là xã Chí
Đám bởi vì đây chính là vùng trọng điểm của dự án phát triển vùng bưởi, là vùng
nguyên sản của giống bưởi Tộc Sửu và là vùng có điều kiện giao thông thuận lợi và
có cảnh quan thiên nhiên rất đẹp và hài hòa.


17

Chƣơng 3
MỤC TIÊU – ĐỒI TƢỢNG
NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu lý thuyết: Nghiên cứu cơ sở định hướng quy hoạch phát triển du
lịch nông nghiệp ở Việt Nam nói chung và chiến lược phát triển những vùng trồng
cây có múi đặc sản nói riêng.
- Mục tiêu thực tế: Đề xuất phương án quy hoạch phát triển du lịch vùng
bưởi đặc sản tại xã Chí Đám – Đoan Hùng - Phú Thọ, nhằm phát huy tổng thể các
giá trị du lịch sinh thái, cảnh quan và kinh tế của khu vực này.
3.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
-

Vùng trồng bưởi đặc sản Đoan Hùng

-

Giống bưởi đặc sản Đoan Hùng

3.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Trong khuôn khổ luận văn, tôi tiến hành đi sâu nghiên cứu phương án quy
hoạch và phát triển du lịch nông nghiệp cho xã Chí Đám và giống bưởi Tộc Sửu
từ đó để rút ra những định hướng cho sự phát triển cho toàn bộ vùng bưởi Đoan
Hùng.
- Thời gian thực hiện từ tháng 08 năm 2007 đến tháng 07 năm 2008.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, tôi đã triển khai các nội dung nghiên
cứu chính như sau:
+ Điều tra phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
+ Điều tra, phân tích hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai.
+ Phân tích đánh giá hệ thống giao thông và mối liên hệ vùng lãnh thổ.
+ Phân tích đánh giá hiện trạng trồng và kinh doanh bưởi Đoan Hùng:
- Phân tích lịch sử phát triển cây bưởi đặc sản Đoan Hùng
- Đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển


18

+ Phân tích tiềm năng du lịch:
- Tiềm năng cảnh quan, môi trường

- Tiềm năng tài nguyên nhân văn
+ Nghiên cứu các giải pháp quy hoạch du lịch bưởi đặc sản Đoan Hùng.
- Các giải pháp pháp phát triển vùng bưởi
- Các giải pháp về phát triển du lịch
- Đề xuất lộ trình thực hiện quy hoạch
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được các nội dung nghiên cứu trên, tôi đã triển khai các phương pháp
nghiên cứu sau:
3.4.1. Nghiên cứu ngoại nghiệp
3.4.1.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Đề tài đã sử dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc các nguồn tài liệu thứ cấp
của địa phương và các ban ngành hữu quan, bao gồm:
-

Lịch sử phát triển vùng bưởi khu vực.

-

Dự án quy hoạch phục tráng vùng bưởi đặc sản Đoan Hùng – Phú Thọ

-

Các bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ phân bố sử dụng đất, bản đồ giao
đất của xã t lệ 1: 5.000.

-

Các số liệu thống kê về đất đai, cơ sở hạ tầng, kết quả sản xuất nông nghiệp,
du lịch, văn hoá…được thu thập tại phòng Thống kê và phòng văn hoá,
phòng Kinh tế huyện Đoan Hùng và UBND xã Chí Đám


-

Các loại tài liệu khác như: Quy hoạch phát triển vùng bưởi, quy hoạch sử
dụng đất, quy hoạch phát triển du lịch, quy hoạch tổng thể của tỉnh, rà soát
bổ sung quy hoạch nông nghiệp nông thôn của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020;
các loại bản đồ sử dụng đất, giao đất, các phương án sử dụng đất đã và đang
áp dụng tại tỉnh.

-

Phương hướng đường lối chính sách, chủ trương của tỉnh đối với hoạt động
phát triển kinh tế xã hội huyện Đoan Hùng, vùng bưởi đặc sản, định hướng
phát triển du lịch của vùng.


19

-

Các số liệu về thời tiết, khí hậu thu thập tại trạm khí tượng của tỉnh Phú Thọ

Ngoài nguồn tài liệu trên, đề tài còn tiến hành thu thập một số quy trình quy
phạm ngành, các hướng dẫn kỹ thuật liên quan tới công tác quy hoạch phát triển
nông lâm nghiệp, quy hoạch phát triển du lịch sinh thái do các chương trình và dự
án đề xuất.
3.4.1.2. Phƣơng pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA – Rapid Rural
Appraisal)
Sử dụng các công cụ phỏng vấn và tiếp xúc lãnh đạo các ban ngành liên quan
tại tỉnh, huyện, xã, hộ nông dân. Sử dụng công cụ này để thu thập các thông tin cơ

bản, xác định sơ bộ vấn đề để xây dựng đề cương nghiên cứu và phương pháp thu
thập số liệu.
Tiến hành điều tra, phóng vấn các hộ dân trồng bưởi tại 5 thôn trồng bười
nhiều của xã Chí Đám là thôn Chí 1, Thôn Đám, Thôn Phượng Hùng 2, thôn Lã
Hoàng 1, Thôn Lã Hoàng 2.
- Sử dụng các công cụ phân tích lịch mùa vụ cho các cây trồng hàng năm, sử
dụng lao động ở phạm vi xã, thẩm định cho các thôn.
- Sử dụng công cụ đắp sa bàn, đi lát cắt để đánh giá hiện trạng sử dụng đất,
phân tích hệ thống canh tác, hiện trạng sản xuất các loại cây trồng.
3.4.1.3. Phƣơng pháp điều tra chuyên đề
- Phương pháp này thực hiện nhằm điều tra chi tiết các nội dung cần quan
tâm cụ thể như sau:
- Lĩnh vực trồng và kinh doanh cây bưởi: Tình hình phát triển, quy mô diện
tích trồng, thông tin chung về cây trồng, năng suất, đầu tư, thâm canh, quản lý sâu
bệnh hại, tổn thất cây trồng, giá cả, thông tin khuyến nông, khuyến lâm, kiến thức
bản địa trong gây trồng, chăm sóc cây bưởi…
- Lĩnh vực du lịch: Điều tra các dịch vụ du lịch, mạng lưới các điểm khai
thác du lịch trong huyện, tỉnh và các tỉnh lân cận, các lễ hội văn hoá, tín ngưỡng
trong vùng. Các sự tích, lễ hội, văn hóa tâm linh.


20

3.4.2. Phƣơng pháp nội nghiệp
3.4.2.1. Tổng hợp và phân tích các thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên - kinh
tế xã hội
- Các thông tin liên quan đến điều kiện tự nhiên như: Vị trí địa lý, địa hình
địa vật, khí hậu thu văn, thổ nhưỡng, thực vật tự nhiên được thu thập chắt lọc từ tài
liệu của gốc của xã, huyện, tỉnh.
- Các thông tin về điều kiện xã hội như: Dân cư ( Dân số, thành phần dân

tộc); Cơ cấu xã hội ( xã, thôn, nhóm hộ, hộ gia đình): Nghề nghiệp, việc làm, các
dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng (y tế, giáo dục, giao thông, thông tin liên lạc, thị
trường giá cả…) được tổng hợp theo mục đích của đề tài.
3.4.2.2. Tổng hợp và phân tích thông tin điều tra chuyên đề
- Thông tin được tổng hợp cho phân tích các hệ thống canh tác theo hệ thống
bảng, bản đồ quy hoạch phát triển vùng bưởi, xây dựng bản đồ quy hoạch 1: 5000
được kết hợp giữa khảo sát hiện trường và tính toán nội nghiệp sau đó được chuyển
hoá lên bản đồ tại hiện trường, xây dựng bản đồ công năng cho khu vực dự tính quy
hoạch.
- Trong quá trình xử lý tài liệu, tiến hành chỉnh lý và sắp xếp các thông tin
theo thứ tự ưu tiên, mức độ quan trọng của vấn đề, phân tích các ý kiến, quan điểm
để lựa chọn tìm ra giải pháp.
- Tiềm năng du lịch và tình hình khai thác du lịch của vùng, được tổng hợp
từ các tài liệu, báo cáo của các ban ngành liên quan. Phân tích xu thế phát triển dựa
trên xu thế phát triển du lịch nông nghiệp của thế giới và Việt Nam.
3.4.2.3. Phƣơng pháp xây dựng bản đồ chuyên đề
Dựa trên sự phân tích hiện trạng sử dụng đất, phương án quy hoạch sử dụng
đất cho xã đến năm 2010 và kết quả phân tích các số liệu thu thập được. Tiến hành
phân tích và đánh giá bản đồ hiện trạng bằng cách tách các lớp (layer) dữ liệu và số
hóa bản đồ trên phần mềm Mapinfor, AutoCad và Photoshop. Tất cả các ý tưởng và
phương án quy hoạch đều được thể hiện trên bản đồ quy hoạch. Các bản đồ được xây
dựng riêng biệt và tiến hành chồng xếp các dữ liệu lên bản đồ quy hoạch tổng thể.


21

3.4.2.4. Phân tích hiện trạng
Dựa trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất hiện trạng năm 2005 của Trung tâm kỹ
thuật và môi trường Phụ Thọ, ảnh vệ tinh chụp lấy từ trang Web
http/www.googleearth.com, tiến hành điều tra bổ sung và hiệu chỉnh một số các

điều kiện hiện trạng hiện tại cho phù hợp với thực tế địa phương.
-

Tiến hành phân loại hiện trạng địa hình, hiện trạng sử dụng đất, phân loại đất
đai theo bản đồ số hóa, theo phương pháp tách các lớp dữ liệu riêng biệt.

-

Phân tích hiện trạng cảnh quan đặc trưng, các dải đất xanh, diện tích mặt
nước và đất thổ cư, đất trồng cây ăn quả, đường giao thông và các công trình
công cộng, văn hóa, tôn giáo tại khu vực nghiên cứu. Thể hiện bằng các màu
khác nhau theo các lớp dữ liệu khác nhau.

-

Phân tích lịch sử, hiện trạng, quy hoạch trồng và phát triển cây bưởi đặc sản
từ những năm trước năm 1971, sau năm 1971 và sau năm 2001 đến nay để
thấy được sự phát triển của cây bưởi đặc sản tại vùng.

-

Tiến hành chồng xếp các lớp dữ liệu về đất đai và dựa trên sự phân tích hiện
trạng để đưa ra các phương án quy hoạch sử dụng đất hợp lý nhất.

3.4.3. Các quan điểm khi thực hiện quy hoạch cho khu vực
1 - Phát triển khu du lịch nông nghiệp Chí Đám phù hợp với quan điểm xây
dựng chung phát triển kinh tế của huyện Đoan Hùng. Gắn kết sự phát triển vùng
đô thị có mật độ cao là thị trấn Đoan Hùng với giữ gìn các vùng sinh thái tự
nhiên, thúc đẩy sản xuất bưởi đặc sản hàng hóa và khai thác du lịch.
2 - Khai thác và phát huy triệt để các nét cảnh quan tự nhiên sẵn có, bằng cách

làm rõ hơn các yếu tố cảnh quan chính: Sông, núi, vùng ngập trũng, vườn cây ăn
quả, cấu trúc thôn xóm.
3 - Hạn chế đến mức thấp nhất xây dựng các công trình tập trung, tránh các hoạt
động tác động mạnh vào cảnh quan và làm cho phá vỡ các hệ sinh thái và cảnh
quan tự nhiên.
4 - Phát huy các cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội vốn có để xây dựng các khu du
lịch mang tính cộng đồng, có bản sắc cao và đem lại công ăn việc làm cho người


22

dân. Hạn chế tối đa việc giải tỏa, cưỡng chế và di dân. Thực hiện theo phương
châm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông lâm nghiệp sang phục vụ du
lịch nông nghiệp.
5 – Quy hoạch là quy hoạch mở, không cứng nhắc, đảm bảo sự phát triển có
định hướng nhưng có thể thay đổi một số phương án quy hoạch. Đảm bảo sự
tham gia và lợi ích của các thành phần kinh tế.


23

Chƣơng 4
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1. Vị trí địa lý
Chí Đám là xã miền núi, cách trung tâm huyện Đoan Hùng 5 km về hướng
Bắc, Tọa độ địa lý của xã nằm trong khoảng:
105 độ 06’ - 105 độ 15’ kinh độ Đông
21 độ 30’ – 21 độ 43’ vĩ độ Bắc

Ranh giới hành chính của xã Chí Đám
- Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang
- Phía Đông giáp Tỉnh Tuyên Quang
- Phía Nam giáp xã Hữu Đô
- Phía Tây giáp xã Vân Du và Thị trấn Đoan Hùng
Phân t ch vị tr

ịa lý

Điều quan trọng nhất về vị trí địa lý của Đoan Hùng là nằm trong một vị trí
trọng yếu trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Đây là điểm kết nối của cả
đường giao thông đường bộ và đường thủy, có vị trí chiến lược không chỉ về kinh tế
và còn cả về chính trị, quân sự. Đoan Hùng nằm án ngữ ở trục giao thông trung tâm
nối liền cả khu vực Đông Bắc và Tây Bắc, các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh
thành vùng đồng bằng sông Hồng. Về đường bộ, nơi đây là điểm giao cắt của quốc
lộ 2 (Hà Nội – Vĩnh Yên – Phú Thọ - Tuyên Quang – Hà Giang), quốc lộ 70 ( Đoan
Hùng – Yên Bái – Phú Thọ), các đường liên tỉnh nối Đoan Hùng với các tỉnh thành
xung quanh, Trong tương lai gần, đường xuyên Á và đường Hồ Chí Minh sẽ đi qua
trục giao thông này.
Về đường thủy, đây là nơi hợp lưu của 2 con sông Lô và sông Chảy, vì thế
giao thông thủy cũng có tầm quan trọng đặc biệt.


24

Nhìn vào tổng thể tỉnh Phú Thọ, Đoan Hùng sẽ cùng với các điểm du lịch,
văn hóa, lịch sử của tỉnh Phú Thọ như khu di tích lịch sử Đền Hùng, Ao Châu, Ao
Giời – Suối Tiên, Vườn Quốc gia Xuân Sơn, sẽ tạo ra một mạng lưới địa chỉ du lịch
hấp dẫn, đa dạng, có bản sắc văn hóa và cảnh quan đặc trưng cho khu vực trung du
miền núi phía Bắc.


Hình 4.1: Sơ đồ mối liên hệ vùng
Hơn nữa, nhìn trên tầm vĩ mô, đây còn là điểm kết nối trung gian với Trung
Quốc qua các cửa khẩu biên giới Hà Khẩu (Lào Cai) và Thanh Thủy (Hà Giang), du
khách quốc tế có thể thực hiện các chuyến du lịch xuyên quốc gia từ Trung Quốc
qua Việt Nam, theo đường Quốc lộ 2 và đường Xuyên Á qua Đoan Hùng về Hà
Nội.
Trong những năm tới nếu phát triển đúng mức, Đoan Hùng sẽ là một trung
tâm giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa, là động lực phát triển cho cả một vùng rộng
lớn, là điểm dừng chân của du khách trước khi tiếp tục hành trình đến các khu vực
lân cận.


25

Từ các mối liên hệ vùng, liên quốc gia như trên, Đoan Hùng có nhiều điều
kiện thuận lợi để phát triển thành một điểm du lịch hấp dẫn, không chỉ có tầm ảnh
hưởng cho tỉnh Phú Thọ mà còn cho cả khu vực rộng lớn của miền Bắc Việt Nam.
Xã Chí Đám nằm ngay sát thị trấn Đoan Hùng, vì thế các lợi thế về vị trí địa lý của
Đoan Hùng cũng chính là lợi thế của Chí Đám.
4.1.2. Địa hình, địa mạo của khu vực

Hình 4.2: Địa hình khu vực nhìn từ vệ tinh
Chí Đám là xã miền núi có địa hình tương đối phức tạp, thấp dần từ Bắc
xuống Nam, địa hình có những đặc trưng cơ bản: Xen giữa đồi núi là những cánh
đồng nhỏ hẹp. Khu vực nghiên cứu nằm ở vùng núi thấp chuyển tiếp giữa vùng núi
cao và đồng bằng Bắc Bộ, có các kiểu địa hình chính như sau:
- Khu vực ất ồi núi
Có độ cao từ 30 đến 70 m, cá biệt có khu vực núi Đám có độ cao 175m so
với mực nước biển. Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá Gnai xen Pecmatit. Thành

phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Thích hợp cho trồng các loại cây lâm
nghiệp và cây chè, cây ăn quả khác như nhãn, vải, na, xoài nhưng không thích hợp
cho trồng bưởi. Nên trong quy hoạch, diện tích này không quy hoạch để trồng bưởi.


×