Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và kỹ thuật tạo cây con loài xoan đào (pygeum arboreum endl et kurz) tại khu vực đông bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.37 KB, 83 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ nông nghiệp và PTNT

Trường đại học lâm nghiệp

Nguyễn tiên phong

Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học
và kỹ thuật tạo cây con loài xoan đào
(Pygeum arboreum Endl. et Kurz )
tại khu vực đông bắc việt nam
Chuyên ngành " Lâm học "
Mã số: 60 62 60

Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Hoàng Kim Ngũ

Hà Nội - 2008


Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ nông nghiệp và PTNT

Trường đại học lâm nghiệp

Nguyễn tiên phong



Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học
và kỹ thuật tạo cây con loài xoan đào
(Pygeum arboreum Endl. et Kurz )

tại khu vực đông bắc việt nam

Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Hà nội - 2008


1

Đặt vấn đề
Rừng là thành phần quan trọng nhất của sinh quyển, hiện nay diện tích
rừng trên lục địa trái đất chiếm gần 4 tỷ ha. Rừng là nguồn vật chất và tinh
thần cơ bản thoả mãn nhu cầu của con người. Rừng và đời sống xã hội là hai
mặt của một vấn đề, nó có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ. Tất cả mọi đời
sống xã hội, các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của con người đều
có liên quan đến rừng. Vai trò và lợi ích của rừng đã được nhắc đến rất nhiều
trong nước và cả trên diễn đàn Quốc tế.
Rừng quan trọng là thế, cần thiết là thế, thế mà đã và đang bị con người
làm cạn kiệt, nạn phá rừng trầm trọng đến mức báo động. Nhiều khu rừng đầu
nguồn lớn trở nên cạn kiệt, diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng gia tăng.
Theo tài liệu của P.Maurand năm 1943: Diện tích rừng nước ta có khoảng 14,3
triệu ha, che phủ 43% diện tích cả nước. Hiện nay tính đến ngày 31/12/2005
diện tích rừng toàn quốc là 12,61 triệu ha, trong đó khoảng 12,28 triệu ha
rừng tự nhiên và 2,33 triệu ha rừng trồng; độ che phủ là 37%. Tuy diện tích
rừng có tăng, nhưng chất lượng rừng tự nhiên cũng như rừng trồng còn thấp,

chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và phòng hộ. Hiện trạng diện tích đất chưa sử
dụng toàn quốc còn 6,67 triệu ha, trong đó đất trống đồi núi trọc 6,16 triệu ha,
chiếm 18,59% diện tích tự nhiên của cả nước, chủ yếu là đất thoái hoá4. Hơn
nữa mất rừng dẫn đến phá vỡ cân bằng sinh thái, hạn hán lũ lụt thường xuyên
xẩy ra, đất bị xói mòn rửa trôi, thoái hoá. Hàng năm lượng phù sa của các
hệ thống sông ngòi chảy ra Biển đông hàng trăm triệu tấn. Mất rừng không chỉ
ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các cư dân sống trên địa bàn trung du và
miền núi mà còn là mối hiểm nguy sinh thái đối với toàn xã hội.
Chính phủ Việt Nam đã sớm nhận thức được giá trị cũng như nguy
cơ suy thoái rừng nên đã có chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn
2006-2020 nhằm bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xoá đói


2

giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền núi, góp phần ổn định xã hội
và an ninh quốc phòng.
Mục tiêu của chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 2020, là
phấn đầu đạt được từ 42-43% độ che phủ của rừng đến năm 2010 và 47% vào
năm 2020; đạt giá trị 7,8 tỷ USD hàng lâm sản xuất khẩu; phấn đấu đến 2020
GDP lâm nghiệp đạt khoảng 2-3% GDP Quốc gia; thu hút khoảng 6-8 triệu
lao động tham gia sản xuất lâm nghiệp; tập trung xây dựng các dải rừng biên
giới, rừng ven biển, hải đảo tạo thành Bức tường xanh bảo vệ vững chắc
từng tấc đất của tổ quốc4.
Để đạt được các mục tiêu trên ngoài các giải pháp về chính sách và
pháp luật; giải pháp về quy hoạch, kế hoạch và giám sát; giải pháp về tổ chức
và quản lý ngành; giải pháp về hợp tác quốc tế; giải pháp về phát triển nguồn
nhân lực. thì chúng ta phải chú trọng đến các giải pháp về khoa học công
nghệ như: Xây dựng các chương trình chọn giống có định hướng cho các loài
cây chủ yếu, nghiên cứu phục hồi rừng tự nhiên, trồng rừng theo phương thức

nông lâm kết hợp, thâm canh rừng trồng, trồng rừng hỗn loài nhiều tầng, và
một giải pháp khoa học công nghệ không thể không nhắc đến là chú trọng
phát triển các loài cây bản địa rất phong phú và đa dạng về loài lại thích nghi
tốt với điều kiện lập địa từng địa phương và có giá trị kinh tế cao, đúng với
nguyên tắc sinh thái Đất nào cây ấy. Vì vậy trồng rừng bằng cây bản địa
phù hợp với điều kiện sinh thái cụ thể của địa phương và mục đích kinh doanh
là một trong những hướng đi đúng đắn và lâu dài của chúng ta, đảm bảo thành
công cho sự nghiệp trồng cây gây rừng của đất nước theo hướng phát triển bền
vững.
Tập đoàn cây bản địa rất đa dạng và phong phú, trong đó loài cây Xoan
đào (Pygeum arboreum Endl.et Kurz) là một loài cây đang được đầu tư và quan
tâm nghiên cứu.


3

Xoan đào(Pygeum arboreum Endl.et Kurz), thuộc họ Hoa Hồng
(Rosaceae), là cây gỗ lớn, thường xanh, đường kính có thể đạt 80 cm, cao 2025 m, thân tròn, khá thẳng, cành non có lông mầu gỉ sắt, nhiều lỗ bì mầu nâu
nhạt5. Vỏ nhẵn, không nứt nẻ, mầu xám tro bạc. Gỗ có phẩm chất tốt, giác
lõi phân biệt, giác mầu hồng nhạt hơi vàng, lõi mầu đỏ nâu nhạt. Vòng năm
rõ, nên vân đẹp, bền, cứng, nặng trung bình: tỷ trọng d= 0,518, ít bị mối mọt,
cong vênh, dễ gia công, nên thường dùng đóng đồ mộc trong gia đình, làm
nhà, xẻ ván16,17,.Với những đặc tính ưu việt là ưu sáng, mọc nhanh, tái
sinh hạt tốt dưới tán rừng.Xoan đào đã được ưu tiên lựa chọn là cây bản địa
có ý nghĩa và giá trị kinh tế để trồng rừng và phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
ở nước ta cho đến nay các nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh
thái học đặc biệt là kỹ thuật gây trồng Xoan đào còn rất ít. Có thể nói cho đến
nay chưa có một công trình nghiên cứu nào về loài cây Xoan đào một cách
đầy đủ và toàn diên. Các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào mô tả hình thái,
phân bố.... Việc gây trồng Xoan đào chủ yếu trên một số diện tích nhỏ lẻ,

chưa có rừng hoàn chỉnh ở các địa phương, cũng chưa xây dựng được mô hình
cũng như các biện pháp kỹ thuật gây trồng có triển vọng, đem lại hiệu quả
kinh tế cao.
Xuất phát từ vấn đề đó, đồng thời để có cơ sở khoa học đề xuất các biện
pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nhân giống, gây trồng loài cây Xoan đào ở khu
vực Đông Bắc Việt Nam chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Nghiên cứu
đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và kỹ thuật tạo cây con loài Xoan đào
(Pygeum arboreum Endl.et.Kurz) tại khu vực Đông Bắc Việt Nam.


4

Chương 1
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1. Trên thế giới
E.P.Odum (1975)12,13 đã chia ra sinh thái học cá thể và sinh thái
học quần thể. Sinh thái học cá thể nghiên cứu từng cá thể sinh vật hoặc từng
loài. Trong lĩnh vực này thì chu kỳ sống, tập tính cũng như khả năng thích
nghi với môi trường được đặc biệt chú trọng. Ngoài ra, mối quan hệ giữa các
yếu tố sinh thái, sinh trưởng có thể định lượng bằng các phương pháp toán
học, được gọi là mô phỏng, phản ánh các quy luật tương quan phức tạp trong
tự nhiên.
Trên thế giới, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về đặc
điểm sinh thái học quẩn thể và sinh thái học cá thể.
Trong các đặc điểm sinh thái cây rừng, ánh sáng là một trong những
nhân tố quan trọng nhất. Nhà lâm học người Đức Beschsow đã nói: ánh sáng
là chiếc đòn bẩy để các nhà lâm học điều khiển sự sống của rừng theo hướng
có lợi về kinh tế.
Một số tài liệu nghiên cứu nước ngoài về biến động của các nhân tố
sinh thái dưới tán rừng và ảnh hưởng của nó đến sinh trưởng, phát triển của

lớp cây tái sinh đều đã chứng minh rằng: Chế độ ánh sáng dưới tán rừng hỗn
giao lá rộng nhiệt đới thường thấp hơn ở ngoài rừng và chỉ đạt 0,5 1,0% các
tia bức xạ quang hợp (X.Xirli.1945; K.Logan, 1996) và các loại rừng khác có
thể đạt từ 1-2% cường độ ánh sáng hoàn toàn. Trong khi đó đối với các loài
cây chịu bóng chỉ cần cường độ ánh sáng 550 1.600 lux, tương đương với
0,5 1,5% lượng ánh sáng hoàn toàn (Grain, 1966).
W.Lacher (1978), 54 đã chỉ rõ những vấn đề cần nghiên cứu sinh thái
thực vật, sự thích nghi của thực vật ở các điều kiện như dinh dưỡng khoáng,
ánh sáng, chế độ nhiệt, ẩm, nhịp điệu khí hậu,


5

Stephen D.Wratten and Gray L.A.Fry (1980), 36 nghiên cứu mối quan
hệ giữa các loài, phương pháp điều tra đánh giá, bằng phương pháp thực
nghiệm sinh thái học, sinh thái so sánh và được trình bày trong tác phẩm
Thực nghiệm sinh thái học.
Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Quế Anh, Martin Worbes, Ralph
Mintohner (2003), Viên nghiên cứu khoa học kỹ thuật phát triển lâm nghiệp
bền vững, Đức, cho biết Xoan đào thuộc một trong 5 loài chính cấu tạo nên
kết cấu rừng khu vực phía Bắc Vịêt Nam 55.
Theo kết quả nghiên cứu của dự án KfW ở Bắc Giang, Quảng Ninh,
Lạng Sơn, cho biết cây Xoan đào là cây ưa sáng, chiếm tấng chính của
rừng58.
Theo danh lục thực vật bậc cao của Xishuangbanna Trung Quốc (1996),
cho biết Xoan đào là cây quả thận Vân Nam, lá thường xanh, hạt có nhiều
dầu, thích hợp ở những vùng núi vừa và thấp.
1.2. Trong nước
Nghiên cứu che bóng cho cây rừng giai đoạn vườn ươm được nhiều tác
giả đề cập đến, đã nghiên cứu tỷ lệ che bóng cho cây Lim (Erythrophloeum

fordii), cây Mỡ (Manglietia glauca), cây Xà Cừ (Khaya senegalensis);
Nguyễn Ngọc Tân nghiên cứu cây Hồi (Illicium verum); Đinh Xuân Lý
(1978), nghiên cứu cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb) đều có kết luận
đối với cây rừng giai đoạn còn non nói chung cần che bóng, nhu cầu ánh sáng
hay nói cách khác tỷ lệ che bóng các loài cây, các giai đoạn sinh trưởng không
giống nhau. 27,40,43,44,45
Nghiên cứu chế độ bón phân đối với các loài cây rừng ở vườn ươm đã
được một số tác giả đề cập đến như: Nguyễn Thị Kim Hương nghiên cứu cho
một số loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae), Đinh Xuân Lý nghiên cứu cho
cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb), Trương Thị Thảo, Nguyễn Xuân


6

Quát nghiên cứu cho cây Thông nhựa (Pinus merkusii) đã cho thấy mỗi loài
cây trồng có yêu cầu về loại phân, nồng độ, phương thức bón, tỷ lệ hỗn hợp
phân bón hoàn toàn khác nhau. 22,27,34,46
Theo Trần Duy Truy (1983), Xoan đào là cây gỗ lớn, vỏ xám tro, có
nhiều bì khổng nổi rõ, có mùi như mùi bọ xít. Mặt dưới lá có lông mầu vàng
nâu, vỏ có mùi bọ xít như vỏ cây. Quả hình thận có hai hạt, đường kính gần 2
cm; Xoan đào ưa sáng, mọc khá nhanh, lúc non chịu bóng, thường mọc trên
đất cát pha sâu, thoát nước. Có khả năng tái sinh hạt mạnh. Phân bố nhiều ở
trung du và miền núi; Gỗ trung bình, mầu nâu hồng, dễ làm, được sử dụng
nhiều 38.
Theo phân loại thực vật của Trần Hợp (1986), thì Xoan đào thuộc họ
Hoa Hhồng: họ Hoa Hồng ( Rosaceae A.L.de Jussieu) có đặc điểm sau: Họ
lớn chia nhiều họ phụ, gồm cây bụi, cây nhỡ hay leo, lá mọc cách, đơn
nguyên, chia thuỳ chân vịt, hay kép lông chim, chân vịt. Gân hình mạng lưới
hay chân vịt, gốc cuống có lá kèm thành bẹ hay hình sợi nguyên, phân nhánh.
Hoa đều, to, lưỡng tính, thường mọc đơn độc, phân hoá đài tràng rõ rệt xếp

vòng, thường theo mẫu 5 (5 đài, 5 tràng) nhị nhiều, xếp nhiều vòng, tâm bì
nhiều. Rời nhau, hoặc chỉ một tâm bì nằm sâu trong đế hoa hình chén, lồi hay
phẳng. Đế hoa khi chín có thể phát triển ôm lấy quả hay không. Quả mọng
hay hạch, đơn hay kép trên 1 đế chung, hạt không có nội nhũ. Họ có khoảng
2.000 loài ( ổ Đông dương có 13 giống, 30 loài) 17..
Theo Trần Hợp, Hoàng Quảng Hà (1997), cây Xoan đào thuộc họ Hoa
Hồng, là cây gỗ lớn, thường xanh, cao 20-25 m, thân tròn, khá thẳng, cành
non có lông màu gỉ sắt, nhiều lỗ bì mâu nâu nhạt; vỏ nhẵn, không nứt nẻ, mầu
xám tro bạc, có nhiều lỗ bì và mùi hôi bọ xít; Cây mọc rải rác trong rừng thứ
sinh ẩm ướt thường xanh vùng núi cao, trên đất sâu, thoát nước, nhiều mùn,
chịu được khí hậu lạnh; Cây ưa sáng mọc nhanh, tái sinh hạt tốt dưới tán rừng
ẩm ướt16.


7

Theo Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), cũng đã tiến hành mô tả
một số đặc điểm của loài Xoan đào, trong đó tác giả cho biết: Cây Xoan đào
là cây sinh trưởng tương đối nhanh, Cây 10 tuổi đạt chiều cao trung bình
13,5m, đường kính 12 cm. Sinh trưởng tốt ở nơi có nhiệt độ bình quân năm
220C, lượng mưa trên 1500 mm. Sống được ở các loại đất ferralit mầu vàng,
vàng đỏ phát triển trên các loại đá mẹ phiến thạch, sa thạch.
Là loại cây ưa sáng, nhưng trong 2 năm đầu cần độ tàn che 0,5-0,6. Cây
phân bố rộng và thường gặp ở trong rừng thứ sinh vùng Đông Bắc.
Cây phân bố rộng, chiếm tỷ lệ tổ thành cao, sinh trưởng nhanh, thân
thẳng, tái sinh tốt, thích hợp với việc kinh doanh gỗ trụ mỏ vùng Đông Bắc
5.
Trên trang Web Diễn đàn sinh vật rừng Việt Nam, cho biết cây Xoan
đào là cây gỗ cao 20-25 m. Vỏ nhẵn, mầu tro bạc. Cành non phủ dày lông mịn
màu gỉ sắt, có nhiều lỗ bì, mầu nâu nhạt. Toàn thân có mùi hôi bọ sít. Lá đơn

nguyên, phiến dày hình trứng đuôi hơi nhọn. Cụm hoa chùm ở nách lá. Hoa
màu trắng vàng, cánh đài hình chuông chia nhiều thuỳ. Cánh tràng nhỏ phủ
nhiều lông, quả hạch hình thận, đường kính 2 cm.
Cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh, mọc rải rác trong rừng nguyên sinh và
thứ sinh ở các tỉnh miến Bắc.
Cây mọc trên đất sâu, thoát nước, tái sinh hạt mạnh trong các loại hình
rừng thứ sinh có tàn che khoảng 0,3 -0,5; hoa tháng 4-3, quả tháng 8-9.
Gỗ có lõi mầu nâu nhạt, dác mầu hồng nhạt hơi vàng. Vòng năm dễ
nhận trên mặt cắt ngang, gỗ muộn mầu sẫm, tia nhỏ, mật độ cao, mạch to
trung bình. Nhu mô mạch hẹp, tỷ trọng 0,518. Lực kéo ngang thớ 26 kg/cm2,
lực kéo dọc thớ 368 kg/cm2, oằn 0,865 kg/cm2. Gỗ dùng trong xây dựng, đóng
đồ, công cụ công nghiệp. Hạt có tinh dầu, tỷ lệ dầu trong hạt cao.
Theo kết quả điều tra trên thị trường hiện nay giá bán một m3 gỗ Xoan
đào có giá trị khoảng từ 500 - 600USD


8

Theo Nguyễn Đình Hưởng, Trần Nguyên Giảng (1986), nghiên cứu tái
sinh rừng nghèo kiệt ở Hữu Lũng bằng cây Xoan đào: Xoan đào trồng dưới
tàn che 0,5 có kèm theo một lần mở tán của rừng cũ xuống 0,3 vào năm thứ 5
và tỉa thưa lần đầu vào năm thứ 6 sinh trưởng tốt hơn cả. Đến tuổi thứ 10 đạt
được D1.3= 15,9cm và Hvn=14m. Có thể thích hợp cho việc sản xuất có thể đưa
ngay tán rừng cũ xuống mức 0,3 -0,4 rồi tiến hành trồng cây, đơn giản được
kỹ thuật và tránh được lãng phí gỗ củi trong việc mở tán bổ sung; Cây Xoan
đào là cây gỗ lớn, tái sinh rất mạnh dưới tán rừng thưa thoáng. Cây có chiều
cao dưới cành tới 15-20m, cành nhỏ, tán hẹp và dày; Cây Xoan đào có thể
dùng để tra dặm những rừng nghèo kiệt; Hạt Xoan đào có đặc tính nảy mầm
sớm, nếu gặp môi trường ẩm, mát thì mọc mầm sau 4 -5 tuần. Tỷ lệ này mầm
trên 70%; Cây sinh trưởng nhanh, năm thứ 3 đã đạt bình quân đường kính 1,2

- 1,5 cm, và chiều cao 1,2 - 1,4 m.
Hội thảo chuyên đề Xác đinh cây trồng để phát triển Lâm nghiệp
vùng Đông Bắc tháng10 năm 1983, đã đưa ra cây Xoan đào là một trong
những loài cây thuộc nhóm cây gỗ phát triển cần được mở rộng.
Như vậy các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về lĩnh
vực nghiên cứu còn rất ít, các công trình mới chỉ dừng lại ở góc độ nghiên cứu
chung về lĩnh vực nghiên cứu và đặc biệt là về loài cây nghiên cứu của đê tài
cả trên thế giới và Việt Nam còn quá ít, tất cả các công trình chỉ mới đi nghiên
cứu mô tả, định tên, phân định họ, loài cho cây Xoan đào, chứ chưa đi nghiên
cứu cụ thể về từng đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài cây Xoan đào.
Với lượng thông tin ít ỏi trên đây, chưa đủ cơ sở chắc chắn cho việc
bảo vệ và phát triển nhân rộng loài cây này thành những khu rừng có giá trị
kinh tế và sinh thái một cách ổn định, bền vững. Vì vậy chúng tôi mạnh dạn
nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và kỹ thuật gây trồng
loài Xoan đào để có cở sở khoa học cho việc phát triển và nhân rộng loài cây
này ở khu vực Đông Bắc Việt Nam.


9

Chương 2
đối tượng, mục tiêu, phạm vi, nội dung
và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Cây Xoan đào ở rừng tự nhiên, rừng trồng và ở giai đoạn vườn ươm, đây
là loài cây trong họ Hoa hồng (Rosaceae) có tên khoa học: (Pygeum arboreum
Endl.et Kurz) phân bố ở khu vực Đông Bắc Việt Nam.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài cây Xoan đào.

- Xác định mức độ che sáng và bón phân phù hợp cho loài cây Xoan đào trong
giai đoạn vườn ươm.
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật tạo cây con ở giai đoạn vườn ươm làm cơ
sở cho việc gây trồng và phát triển loài Xoan đào tại một số tỉnh miền núi của
khu vực Đông Bắc Việt Nam.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về điều kiện thực hiện và thời gian nghiên cứu, đề tài được
giới hạn trong phạm vi sau:
- Về địa bàn nghiên cứu: Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ.
- Về nội dung:
+ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học tại rừng tự nhiên
(Sơn Động-Bắc Giang và ở rừng trồng thử nghiệm Trung tâm nghiên cứu thực
nghiệm lâm sinh Cầu Hai -Phú Thọ).
+ Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con Xoan đào ở giai đoạn vườn ươm, tại
Trường Trung cấp nghề Cơ Điện và Kỹ thuật Nông lâm Đông Bắc.
2.4. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài thực hiện một số nội dung
sau đây:


10

2.4.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài cây
- Đặc điểm hình thái, vật hậu của Xoan đào
+ Hình thái: Hình thái thân cây, vỏ cây, tán, lá, hoa, quả và rễ cây.
+ Vật hậu: Vật hậu cơ quan dinh dưỡng, vật hậu cơ quan sinh sản, một số
thông số cơ bản về quả và hạt.
- Đặc điểm sinh trưởng về D1.3 và Hvn của Xoan đào
2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái loài cây
2.4.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm quẫn xã thực vật rừng tự nhiên có Xoan

đào tham gia.
- Cấu trúc tổ thành rừng tự nhiên có Xoan đào phân bố
- Cấu trúc mật độ
- Phân bố số cây theo đường kính (n/D), số cây theo chiều cao (n/H) của rừng
tự nhiên có Xoan đào tham gia.
- Mật độ tầng cây tái sinh trên các vị trí (đai cao) khác nhau
- Tổ thành loài cây đi kèm với Xoan đào
2.4.2.2. Nghiên cứu sinh trưởng của rừng trồng Xoan đào trên các vị trí địa
hình khác nhau.
2.4.3. Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con loài cây Xoan đào
a. Xử lý hạt giống:
Nội dung: 4 công thức
- Công thức 1: Không xử lý hạt đem gieo thẳng trên nền đất.
- Công thức 2: Không xử lý hạt đem gieo thẳng vào bầu.
- Công thức 3: Ngâm hạt trong nước nóng 40 - 450C sau 12-24 h vùi trong cát
ẩm nảy mầm đem gieo vào bầu.
- Công thức 4: Ngâm nước nóng 35 - 400C trong 12-24h vùi cát ẩm, hạt nẩy
mầm đem gieo vào bầu.


11

b. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che bóng tới sinh trưởng của cây con giai
đoạn vườn ươm.
- ảnh hưởng của chế độ che bóng đến sinh trưởng của Xoan đào giai đoạn 1-5
tháng tuổi.
- ảnh hưởng của chế độ che bóng đến sinh trưởng của Xoan đào giai đoạn 612 tháng tuổi.
Theo các công thức: Chiếu sáng 75%, chiếu sáng 50%, chiếu sáng 25%, chiếu
sáng hoàn toàn 100%
c. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón phân tới sinh trưởng cây con giai đoạn

vườn ươm 3 tháng tuổi:
+ Công thức 1: Bón phân NPK
+ Công thức 2: Không bón phân
2.4.4. Định hướng một số biện pháp kỹ thuật tạo cây con và trồng rừng
Xoan đào.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp luận
Khi nghiên cứu đặc tính lâm học của một số loài cây có một số quan
điểm khác nhau:
Quan điểm cá thể, người ta coi loài cây là thực thể duy nhất trong tự
nhiên, vì vậy khi nghiên cứu phải hướng tập trung vào cá thể loài. Đại diện
cho quan điểm này là các học giả Tây âu và Bắc Mỹ: Negrii (Italia); Gleason
và Curtis (Hoa Kỳ); Whittaker và Brovon (Anh); Fournier, Lennoble( Pháp);
Ramenxki (Liên Xô),.
Quan điểm quần thể, đại diện là Braun-Blanquel, Pavillard, Rubel,
Weaver, Clements, Walater,.các tác giả đều nhất trí đối tượng nghiên cứu
cơ bản là những quần thể thực vật rừng.


12

Quan điểm trung hoà giữa hai quan điểm trên, khi đi nghiên cứu đặc
điểm lâm học loài cây cần kết hợp giữa các cá thể và quẩn thể. Đại diện cho
quan điểm này là Tanslay, Poniatovxkaia, Thái Văn Trừng,
Trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi theo quan điểm của Thái Văn
Trừng, Poniatovxkaia (1961), bởi vì cây Xoan Đào là cây gỗ có đời sống dài
ngày, mọc tự nhiên trong rừng và chúng thường hỗn giao với nhiều loài cây
khác nhau. Nếu ta chỉ nghiên cứu một cá thể loài cây Xoan Đào, tách rời
chúng ra khỏi quẩn thể thì sẽ không phát hiện hết được các đặc điểm sinh vật
học, sinh thái học loài cây này.

Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và kỹ thuật gây trồng
loài Xoan đào, thực chất là nghiên cứu về sinh thái cá thể, quần thể và quần
xã, có nghĩa là nghiên cứu các mối quan hệ xẩy ra trong hệ sinh thái rừng.
Trên cơ sở đó phát hiện và nắm bắt được các quy luật sống, quy luật sinh
trưởng, phát triển nhằm bảo tồn và phát triển loài đó trong những điều kiện
sinh sống nhất định.
Trong đề tài này đối với nghiên cứu rừng tự nhiên, rừng trồng chúng tôi
chọn phương pháp thường dùng trong Lâm nghiệp là phương pháp điều tra
nghiên cứu ô tiêu chuẩn điển hình, cây tiêu chuẩn điển hình, kết hợp với việc
lập các ô định vị.
Đối với nghiên cứu mức độ che sáng, bón phân đến sinh trưởng của
Xoan đào, làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật gieo ươm loài cây này đạt
kết quả tốt cho sản xuất, đây là dạng nghiên cứu thực nghiệm, chúng tôi áp
dụng phương pháp nghiên cứu sinh thái thực nghiệm, bố trí thí nghiệm đồng
ruộng, thông qua đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng, chỉ tiêu phẩm chất cây, xử
lý thông kê sinh họcviệc vận dụng tổng hợp các yếu tố này trong luận văn là
những công cụ hỗ trợ cho mục tiêu nghiên cứu theo hướng lượng hoá các mối
quan hệ giữa sinh trưởng của thực vật với các yếu tố của môi trường trong


13

những điều kiện sinh thái cụ thể, nhằm xác định một số đặc tính sinh thái cơ
bản của cây Xoan đào giai đoạn vườn ươm.
Sơ đồ phương pháp nghiên cứu của đề tài được trình bày trong hình 2-1:
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các giới
hạn nghiên cứu

Xác định

các nội dung nghiên cứu

Xác định sản phẩm
nghiên cứu

Xác định các phương pháp nghiên cứu

Lập các ô tiêu chuẩn
Bố trí thí nghiệm

Số
liệu
phân
tích
trong
phòng

Tổ
thành
loài,
loài
cây
đi kem

Chỉ
tiêu
sinh
trưởng
của
cây


Xác đinh được đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài cây.
Lựa chọn được công thức thí nghiệm tốt nhất và đề xuất các
biện pháp kỹ thuật gây trồng loài cây Xoan đào.
Hình 2-1: Sơ đồ phương pháp nghiên cứu

Tác động của phân bón

Số
liệu
đo
đếm
tại
hiện
trường

Tác động của ánh sáng

Thí
nghiệm
đồng
ruộng

Phân tích số liệu

Tác động của các vị trí,
địa hình khác nhau

ÔTC
đặt tại

các vị
trí có
tính đại
diện
trên các
tuyến
điều tra
ở rừng
tự nhiên
và rừng
trồng

Thu thập số liệu


14

2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu
* Phương pháp kế thừa, số liệu về đất đai, địa hình, khí hậu và những tài liệu
liên quan khác của khu vực nghiên cứu.
* Phương pháp lập ô tiêu chuẩn:
ÔTC đặt tại các vị trí có tính đại diện trên các tuyến điều tra. Tuyến
điều tra đi qua các dạng địa hình khác nhau từ thấp lên cao. Địa hình trong ô
tương đối đồng nhất, ô tiêu chuẩn không vắt qua khe, qua đỉnh hay cắt ngang
qua đường mòn, diện tích ô tiêu chuẩn là 2500 m2 (50 x 50 m). ÔTC được lập
theo định lý Pitago bằng địa bàn cầm tay (để xác định góc vuông) và thước
dây với sai số khép kín là 1/200.
Tại mỗi vị trí ở rừng tự nhiên Sơn Động-Bắc Giang nơi có phân bố
nhiều loài Xoan đào lập 09 ÔTC diện tích 2500 m2 (50 x 50 m). Đối với rừng
trồng ở Phú Thọ lập 03 ÔTC diện tịch 300m2 (20 x15 m). Trong ÔTC điều tra

những nội dụng sau:
- Đo đếm toàn bộ những cây có đường kính D1.3 >= 6 cm, bằng thước kẹp kính
có độ chính xác đến mm, đo theo hai hướng ĐT, NB, sau đó lấy trị số bình
quân.
- Đo chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành của toàn bộ những cây đã tiến
hành đo đường kính bằng thước đo cao Blumles kết hợp với sào đo cao có độ
chính xác đến cm.
- Đo đường kính tán của cây được đo theo 2 chiều (Đ-T và N-B).
Kết qủa được ghi vào mẫu biểu 01 ở phần phụ biểu
* Điều tra vật hậu:
Sử dụng phương pháp điều tra, quan sát ngoài thực địa. Quan sát thu
thập số liệu về các thông tin: Hình thái, ( thân lá, chồi, hoa, quả, ), quy luật
sinh trưởng về Hvn, D1.3. Kết ghi vào mẫu biểu 01.


15

* Điều tra cây tái sinh:
Trong mỗi ô tiêu chuẩn điển hình được lập ở rừng tự nhiên, tại các vị trí
khác nhau, bố trí 5 ô dạng bản, diện tích mỗi ô là 25 m2 ( 5 x 5 m), bố trí theo
sơ đồ sau:
1

2

5

4

3


Trong ô dạng bản tiến hành đo đếm toàn bộ cây tái sinh theo phương
pháp của giáo trình lâm học, Đại học lâm nghiệp, kết quả được ghi vào mẫu
biểu 02.
* Điều tra đất:
Thừa kế các báo cáo, số liệu điều kiện tự nhiên ở các khu vực nghiên cứu.
* Điều tra loài cây đi kèm và nhóm loài cây đi kèm:
Nhằm xác định nhóm loài cây đi kèm thông qua phương pháp ÔTC 6
cây. Kết quả điều tra ghi vào mẫu biểu 03.
* Nghiên cứu xử lý hạt giống:
Trong đề tài chúng tôi tiến hành bố trí với 4 công thức thí nghiệm như sau :
- Công thức 1: Không xử lý hạt đem gieo thẳng trên nền đất.
- Công thức 2: Không xử lý hạt đem gieo thẳng vào bầu.
- Công thức 3: Ngâm nước nóng 40 - 450C sau 12-24 h vùi cát ẩm, hạt
nẩy mầm đem gieo vào bầu.
- Công thức 4: Ngâm hạt trong nước nóng 35 - 400C trong 12-24h vùi
trong cát ẩm nảy mầm đem gieo vào bầu.


16

Tất cả các công thức được lặp lại 3 lần, với 50 hạt thí nghệm trên công thức.
Tiến hành tính toán các chỉ tiêu sau :
- Tỷ lệ nảy mầm:
Là tỷ số phần trăm số hạt nảy mầm bình thường trên tổng số hạt đem thí
nghiệm.
Số hạt nảy mầm
Tỷ lệ nảy mầm =

x 100 (2.1)

Số hạt đem thí nghiệm

- Thời gian nảy mầm: Được tính từ khi hạt bắt đầu nảy mầm cho đến khi hạt
kết thúc nẩy mầm. Thời gian hạt nảy mầm nói lên năng lực nảy mầm mạnh
hay yếu. Kết quả số liệu được nghi vào mẫu biểu 04.
* Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng khác nhau tới sinh trưởng
cây con ở giai đoạn vườn ươm.
- Bố trí 4 công thức, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên như sau:
CT1 (ĐC)

CT2

CT3

CT4

CT2

CT1 (ĐC)

CT4

CT3

CT4

CT3

CT2


CT1 (ĐC)

CT3

CT4

CT1 (ĐC)

CT2

+ Công thức 1: Không che bóng ( ĐC)
+ Công thức 2: Che bóng 25%
+ Công thức 3: Che bóng 50%
+ Công thức 4: Che bóng 75%


17

- Giàn che được thiết kế theo từng công thức che bóng khác nhau, được thiết
kế theo công thức thí nghiệm của Nguyễn Hữu Thước (1964).
a

( x a) 2 x 2
A
x 100 (2.2)
( x a) 2

x

Trong đó:

A: là tỷ lệ % cần che bóng (%)
a: là bề rộng mỗi nan (cm)
x: khoảng cách giữa các nan (cm);

Hình 2-2: Sơ đồ xác định mắt giàn che

- Giàn che được thiết kế bằng gỗ, có bề rộng 3 cm. Từ công thức (2.2) chúng
tôi tính được khoảng cách của mỗi nan tương ướng như sau:
+ Che 25% ánh sáng trực xạ, khoảng cánh của mỗi nan là 19,4 cm.
+ Che 50% ánh sáng trực xạ, khoảng cách mỗi nan là 7,2 cm.
+ Che 75% ánh sáng trực xạ, khoảng cách mỗi nan là 3 cm.
- Kích thước giàn che rộng và dài hơn luống đặt bầu về hai bên 20 cm. Giàn
che ở độ cao cánh mặt đất là 80 cm. Các ô thí nghiệm được đặt theo hướng
Đông-Tây để đảm bảo phát huy cao nhất của giàn che.
- Hồn hợp ruột bầu đồng nhất: 95% đất tầng B + 4% phân chuồng hoai + 1%
Supelân. Kết quả số liệu được nghi vào mẫu biểu 05.
* Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón phân tới sinh trưởng cây con giai đoạn
vườn ươm:
+ Công thức 1: Bón phân NPK
+ Công thức 2: Không bón phân
- Vỏ bầu bằng nhựa polietylen, kích thước 10 x 15 cm, bầu có đáy và có lỗ
khoan xung quanh bầu.
- Thành phần ruột bầu được sử dụng cùng một loại đất lấy ở tẩng đất mặt (tầng
B) có độ sâu 0-10 cm, Đất được lấy tại Trường Trung cấp nghề Cơ điện và Kỹ


18

thuật Nông Lâm Đông Bắc, đất được sàng kỹ, nhặt hết rễ cây, hạt đất nhỏ 2,5
mm.

- Cây con theo dõi chế độ bón phân được lấy từ nguồn gieo ươm ở công thức
có tỷ lệ nảy mầm tốt nhất.
- Công thức đối chứng: Không bón phân (100% là đất tầng B).
- Công thức bón phân NPK: Phân được ngâm trong nước 2-5 ngày, sau đó tưới
đều trên ô thí nghiệm, liều lượng là 5 kg NPK cho 1 vạn cây, thời gian tưới 15
ngày/lần, kết hợp với tưới nước rửa lá để chống cháy lá. Kết quả số liệu được
nghi vào mẫu biểu 06.
* Kỹ thuật cấy cây con vào bầu:
+ Cây con vào bầu để theo dõi chế độ che bóng vườn ươm được bứng từ rừng
tự nhiên: Nơi có điều kiện nảy mầm và sinh trưởng tương đối đồng nhất ( cùng
một độ tàn che, trên cùng độ cao và cùng hướng phơi), chọn những cây sinh
trưởng đồng đều cả về D00 và Hvn.
D00 = 1 1, 05 mm.
Hvn = 8 8,5 cm ( cây con bắt đầu hình thành lá hoàn chỉnh).
+ Kỹ thuật bứng cây: Chọn ngày có thời tiết râm mát, đất đủ ẩm, dùng que
nhỏ bứng cây, cây con được cấy vào bầu cùng một ngày.
+ Kỹ thuật cấy cây vào bầu: Dùng que nhỏ, tròn vót nhọn một đầu, xả vào
chính giữa bầu, với độ sâu bằng chiều dài rễ cây con, kéo que cấy về phía
lòng mình, tạo lỗ cấy hình chữ V, sau đó đưa rễ cây con xuống lỗ cấy sao cho
toàn bỗ rễ cây con xuôi thẳng tự nhiên, dùng que cấy ép chặt gốc cây con. Sau
đó tưới nước trên toàn bộ ô đã cấy, và tiến hành làm giàn che ngay trong ngày
cây cấy.
Đối với các công thức bón phân cùng chế độ che bóng 50%.
Đối với các công thức che bóng theo từng công thức riêng.


19

Cây con trong vườn ươm được áp dụng các biện pháp chăm sóc thông
thường. Sau 1 tháng cây con trên các công thức sinh trưởng ổn định tiến hành

thu thập các số liệu theo dõi sinh trưởng trên các công thức thí nghiệm.
Kết quả theo dõi được ghi vào các mẫu biểu 06 ở phần phụ biểu.
2.5.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
* Xử lý thống kê các kết quả nghiên cứu trên máy tính theo phương pháp của
Nguyễn Hải Tuất (2003), Nam Nhật Minh (2002).
* Chỉnh lý số liệu.
* Xác định tổ thành loài cây, lấy cá thể làm đơn vị tính
- Sử dụng công thức:

N TB
Trong đó:

N
m

(2.3)

NTB số lượng cá thể bình quân của một loài
N tổng số lượng của tất cả các loài
m là số loài điều tra

- Xác định số loài và tên loài tham gia vào công thức tổ thành chọn những loài
có số cây điều tra lớn hoặc bằng NTB.
- Xác định hệ số tổ thành:

Ki
Trong đó:

Ni
x100

n.10

(2.4)

Ki hệ số tổ thành của loài thứ i
Ni số lượng cá thể bình quân của loài i
n tổng số lượng cá thể của tất cả các loài tham gia

công thức tổ thành.
* Phân hạng cây bạn theo mức độ thường gặp:
Trong đề tài này chúng tôi dùng phương pháp xếp hạng của Tiến sĩ Triệu Văn
Hùng.
Nhóm I: Rất hay gặp gồm những loài cây có: P0>30%, Pc>7%


20

Nhóm II: Hay gặp, gồm những loài cây có: 15% P0 30% và 3% Pc 7%.
Nhóm III: ít gặp, gồm những loài có: P0 < 15% và Pc < 3%.

Trong đó:

P0 là tần suất xuất hiện tính theo điểm điều tra
Số ô có cá thể xuất hiện
P0 =

x 100 (2.5)
Tổng số ô điều tra

Pc là tần suất xuất hiện tính theo số cá thể

Số cá thể của một loài
P0 =

x 100

(2.6)

Tổng số cá thể các loài
* Tính mật độ cây theo công thức:
N / ha N

Trong đó:

o

10000
So

(2.7)

N : là mật độ cây /ha
Sô: là diện tích ô tiêu chuẩn
N o : số cây trung bình trong ô tiêu chuẩn

* Tính các trị số trung bình D1.3, Hvn. Hdc, Dt, của ô tiêu chuẩn được tính theo
phương pháp bình quân cộng.
* Tính các chi tiêu tăng trưởng về đường kính và chiều cao ở rừng trồng Xoan
đào:
- Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm:
(2.8)


Zt t a t a 1

- Tăng trưởng bình quân chung:
t

- Suất tăng trưởng:

ta
a

(2.9)


21

pt

Zt
ta

(2.10)

* Xác định phân bố số cây theo đường kính (N/D1.3) và số cây theo chiều cao
(N/Hvn):
* Tính các đặc trưng mẫu theo chương trình thống kê mô tả, chia tổ ghép nhóm
các trị số quan sát theo công thức kinh nghiệm của Brooks và Carruthere.
m = 5.lgn
Xmax Xmin
m


K

Trong đó:

(2.11)

m là số tổ
K: cự ly tổ

Xmax, Xmin là trị số quan sát lớn nhất và nhỏ nhất
* Nghiên cứu mật độ cây tái sinh:
Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được
xác định theo công thức sau:
N/ha

10.000 n
S

(2.12)

với S là tổng diện tích các ÔDB điều tra tái sinh (m2) và n là số lượng cây
tái sinh điều tra được.
- Chất lượng cây tái sinh
Nghiên cứu tái sinh theo cấp chất lượng tốt, trung bình và xấu đồng thời
xác định tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng.
Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, xấu theo công thức:
N%

Trong đó:


n
100
N

(2.13)

N%: tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, xấu
n: tổng số cây tốt, trung bình, xấu
N: tổng số cây tái sinh


22

* Để xác định mức độ ảnh hưởng của chế độ che bóng và các loại phân bón
khác nhau trong vườn ươm tơi sinh trưởng cây con, chúng tôi áp dụng phương
pháp phân tích phương sai một nhân tố: Nhân tố A được chia a cấp khác nhau
và trong mỗi cấp thí nghiệm được lặp lại một cách ngẫu nhiên ni lần.
- Nếu các điều kiện để phân tích phương sai của Xi đại lượng quan sát có phân
bố chuẩn, phương sai của các biên ngẫu nhiên Xi bằng nhau, thì có thể tiến
hành kiểm tra ảnh hưởng của nhân tố nghiên cứu đến kết quả thí nghiệm và
tìm công thức có ảnh hưởng trội nhất. Mô hình hoá toán học như sau như sau:
X





i




(2.14)

Trong đó : là trung bình của tổng thể
i là tham số đặc trừng cho ảnh hưởng của nhân tố A.



là biến ngẫu nhiên có phân bố chuẩn N 0, 2 với là sai tiêu chuẩn đặc

trưng cho sai số của thí nghiệm.
- Dựa trên kết quả tính toán phân tích phương sai 1 nhân tố theo chương trình
phần mềm SPSS 15.0. Xét F tính toán :
Biến động giữa các trung bình mẫu ( theo từng nhân tố nghiên cứu)
F=

(2.15)

Biến động nội bộ các mẫu
Nếu :
+ F tính toán lớn hơn giả thiết kiểm tra H0 sẽ bị bác bỏ, kho đó mức ý nghĩa
thống kê (Statistical Significance) (Sig.) có giá trị xác suất nhỏ hơn hoặc bằng
0,05, có nghĩa các trung bình mẫu có sự sai khác rõ rệt do ảnh hưởng của nhân
tố tác động.
+ F tính toán nhỏ hơn giả thiết kiểm tra H0 thì ngược lại với trường hợp trên.


23


Sắp xếp kết qủa thí nghiệm
Bảng sắp xếp kết quả thí nghiệm phân tích
phương sai 1 nhân tố
Phân cấp
nhân tố A
1
2
3

Trị số quan sát trong mỗi cấp

Tổng số

x11 x12 x13 x1n1
x21 x22 x23 ....x2n2
x31 x32 x33 x3n3

S1
S2
S3

...

..



i

xi1 xi2 xi3...xini


Si





..

a

xa1 xa2 xa3..xana

Sa

Tổng

a

S Si

Trung
bình
x1
x2

x3

..
xi


..

xa
x

i 1

S
n

- Sau kết quả phân tích phương sai, khi giả thiết H0 bị bác bỏ thì vấn đề đặt ra
là phải tìm công thức tốt nhất hoặc tốt nhất của các trung bình mẫu, ứng với
một số công thức thí nghiệm nao đó:
+ Trường hơp tìm công thức tốt nhất: Sử dụng phương pháp kiểm định bằng
tiêu chuẩn t giữa hai giá trị trung bình mẫu lớn nhất, theo công thức :
xi x j

t
SN

1
1

n1 n 2

(2.16)

Nếu /t/ > t (với bậc tự do k=n a), thì sai dị gữa x i , x j là có sự sai khác rõ
rệt.Ngoài ra người ta còn dùng một số tiêu chuẩn khác để kiểm tra: Duncan,

Bonferroni, Tukey,..


×