Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiều luận cao học môn QLĐ CHUYÊN ĐỀ NGUYÊN NHÂN LÀM CHO TÀI NGUYÊN RỪNG GIẢM VỀ DIỆN TÍCH VÀ CHẤT LƯỢNG. PHÂN TÍCH NHỮNG XUNG ĐỘTMÂU THUẪN HIỆN NAY TRONG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.82 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN CAO HỌC
MÔN HỌC QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP

CHUYÊN ĐỀ
NGUYÊN NHÂN LÀM CHO TÀI NGUYÊN RỪNG GIẢM VỀ
DIỆN TÍCH VÀ CHẤT LƯỢNG. PHÂN TÍCH NHỮNG XUNG
ĐỘT/MÂU THUẪN HIỆN NAY TRONG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP

Huế, tháng 12 năm 2016

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN CAO HỌC
MÔN HỌC QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP
CHUYÊN ĐỀ:
NGUYÊN NHÂN LÀM CHO TÀI NGUYÊN RỪNG GIẢM VỀ
DIỆN TÍCH VÀ CHẤT LƯỢNG. PHÂN TÍCH NHỮNG XUNG
ĐỘT/MÂU THUẪN HIỆN NAY TRONG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn:

PGS.TS Dương Viết Tình

Nhóm học viên thực hiện: Phạm Xuân Thủy


Phạm Minh Phúc
Nguyễn Công Toàn
Trần Anh Trung
Lớp:
Lâm Học 22C
Khóa học:
2016-2018

Huế, tháng 12 năm 2016
2


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho
con người. Rừng có tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống văn hoá, xã hội và an
ninh quốc phòng. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội nước ta
nói riêng và của xã hội loài người nói chung đã đem lại nhiều lợi ích về vật chất và
tinh thần cho con người và cùng với những lợi ích đó là những áp lực to lớn đè
nặng lên tài nguyên rừng và đất rừng, những vấn đề mang tính toàn cầu đã nảy sinh
như: suy thoái tài nguyên rừng và đất rừng, ô nhiễm môi trường - mất cân bằng
sinh thái, hiện tượng băng tan, sâu bệnh hại rừng, an ninh lương thực bị đe dọa,….
làm cho diện tích, chất lượng rừng bị suy giảm nghiêm trọng, đất trống đồi núi trọc
ngày càng tăng nhanh kéo theo đó là nạn hạn hán lũ lụt, thiên tai thường xuyên xảy
ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là cơ
sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng,
rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các
nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tínhổn định và độ màu mỡ của đất,
hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mònđất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt
của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí. Nhưng

ngày nay, nguồn tài nguyên quý giá đó đang dần bị suy thoái. Những năm qua, ở
Việt Nam nạn phá rừng, mất rừng ngày càng nghiêm trọng, hàng ngàn diện tích ha
rừng càng bị thu hẹp lại. Mất rừng và suy thoái rừng gây nên hiện tượng sa mạc
hoá và làm nghèo đất tại nhiều địa phương. Tình trạng đó đã tạo ra hàng loạt các
tác động tiêu cực và thách thức sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường như gây
lũ lụt, hạn hán gây khó khăn trong việc cung ứng lâm sản, làm giảm diện tích đất
trồng khiến tình trạng nghèo đói và thất nghiệp ở nhiều khu vực càng đáng lo ngại
hơn, đặc biệt suy thoái rừng còn làm phá vỡ hệ sinh thái quan trọng.
Để mà có cái nhìn đầy đủ và bao quát về vấn đề này Nhóm chúng tôi thực
hiện chuyên đề “Nguyên nhân làm cho tài nguyên rừng giảm về diện tích và chất
lượng. Phân tích những xung đột/mâu thuẫn hiện nay trong sử dụng đất lâm
nghiệp”.

3


PHẦN I
NGUYÊN NHÂN LÀM CHO TÀI NGUYÊN RỪNG GIẢM
VỀ DIỆN TÍCH VÀ CHẤT LƯỢNG
1. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG
Theo nguồn số liệu thống kê De Jong và các cộng sự năm (2006), tổng cục
lâm nghiệp năm 2002, 2009 và 2010 thì diện tích rừng của Việt Nam diện tích rừng
bị suy giảm từ 43% xuống còn 28,2% (1943- 1995). Trong những năm gần đây
diện tích rừng đã tăng trở lại (năm 2009 dự báo độ che phủ của rừng khoảng 39 %,
trong khi đầu những năm 90 chỉ còn khoảng 27-28 %). Tuy nhiên mức tăng lên này
chủ yếu là tăng lên về trồng rừng trong khi đó rừng tự nhiên có xu hướng tăng
nhưng không đáng kể và cũng theo tác giả thì rừng tự nhiên nghèo <80m 3/ha là
chiếm đại đa số. Hiểu rõ về hiện trạng rừng Việt Nam, để tìm ra các giải pháp làm
khắc những hậu quả do suy thoái tài nguyên rừng gây ra đang là một vấn đề cấp
thiết hiện nay mà chúng ta cần quan tâm.


2. NGUYÊN NHÂN LÀM GIẢM DIỆN TÍCH VÀ CHẤT LƯỢNG RỪNG
2.1. Nguyên nhân làm giảm diện tích rừng
Theo Báo cáo của Cục kiểm lâm năm 2010 thì trung bình ở nước ta (từ năm
2002 đến 2009) diện tích rừng bị mất khoảng 62.000ha. Quá trình mất rừng ở mỗi
khu vực, mỗi vùng miền có các nguyên nhân khác nhau. Ví dụ ở khu vực Tây
nguyên chủ yếu là chuyển diện tích rừng sang phát triển cây công nghiệp (trong đó
phát triển cây Cao su) là chủ yếu, còn ở vùng miền núi Tây bắc thì là phát triển
nông nghiệp… Trước thời gian này thì chủ yếu là do chiến tranh để lại. Còn những
năm gần đây thì tỷ lệ mất rừng do khai thác không bền vững và nhu cầu khai hoang
4


đất càng cao cũng như chuyển đổi một số mục đích để phát triển kinh tế xã hội của
đất nước. Với bài báo cáo này chúng tôi xin nêu ra một số nguyên nhân cơ bản như
sau:
2.1.1. Nguyên nhân trực tiếp
a) Chuyển đổi sử đích sử dụng rừng sang mục đích khác để phục vụ phát triển
kinh tế xã hội.
- Thứ nhất: Đó là chuyển đổi đất rừng sang sản xuất đất sản xuất nông nghiệp.
Với nền sản xuất của nước ta vẫn là nền nông nghiệp. Do vậy muốn nâng cao sản
lượng sản xuất nông nghiệp là phải thâm canh và mở rộng diện tích canh tác.
Trong khi vấn đề thâm canh là vấn đề khó khăn thì vấn đề mở rộng đất canh tác
sản xuất thì dễ dàng hơn và thuận lợi hơn. Đây chính là nguyên nhân của hiện
tượng thu hẹp diện tích đất có rừng (mất rừng).
- Thứ hai: Đó là thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích
khác không phải là nông nghiệp. Trong đó, bao gồm:
- Chuyển đổi rừng sang trồng cây cao su, trồng hồ tiêu, cà fe, mắc ca.. Trong
đó chúng ta thực hiện chuyển đổi sang trồng cao su là chiếm tỷ trọng cao nhất.
- Chuyển đổi rừng sang làm thủy điện. Vẫn biết Điện là năng lượng để phục

vụ chính cho sản xuất nói chung và đời sống nói riêng. Tuy nhiên quá trình xây
dựng thủy điện hàng hoạt những năm qua đã làm giảm đáng kể diện tích rừng của
cả nước.
- Do chính sách phát triển kinh tế trong đó có chính sách phát triển và di dân
thành lập các vùng kinh tế mới, như xây dựng các khu kinh tế mới bằng cách di
dân lên miền núi để xây dựng các vùng kinh tế đổi tài nguyên lấy mục đích phát
triển kinh tế là chính mà quên đi việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên
nhiên nhất là tài nguyên rừng.
- Chuyển đổi rừng sang làm khu công nghiệp, khu chế xuất, khu phức hợp,
làng nghề.
- Chuyển đổi rừng sang mục đích tái định canh, định cư…
- Chuyển đổi rừng sang mục đích làm đường giao thông, khu nghỉ dưỡng,
sân golf..
- Chuyển đổi rừng sang mục đích khai thác kháng sản…
- Thứ ba: Đó là Chiến tranh: Trong chiến tranh chúng đã mất rất nhiều diện tích
rừng bị mất bởi chất độc hóa học (chất Dioxin).
b) Khai thác rừng không bền vững
Nguyên nhân mất rừng do khai thác. Ở đó vấn đề mất rừng chính là khâu
yếu kém đối với công tác quản lý trong khai thác rừng. Không những thế ở một vại
nơi nào đó đã lợi dụng việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
5


để khai thác rừng. Trong khai thác rừng ở đây có thể kể đến đó là khai thác rừng
trái pháp luật.
c) Cháy rừng
Cháy rừng cũng là một trong nguyên nhân trực tiếp làm giảm diện tích rừng.
Theo thống kê hàng năm cả nước bị cháy trên dưới 1.200ha rừng (trong đó chủ
yếu là rừng trồng).
d) Các nguyên nhân trực tiếp khác

- Do mưa, lũ, gió bão làm đổ gẫy, làm sạt lở, xâm thực của nước biển.
- Do chiến tranh để lại (chất độc hóa học, bom mìn…)
- Phát rừng làm nương rẫy.
- Nuôi dưỡng, khoanh nuôi không hiệu quả làm mất rừng…
2.1.1. Nguyên nhân gián tiếp
a) Do tập tục canh tác của người dân địa phương (người đồng bào dân tộc thiểu
số)
Canh tác nương rẫy, du canh, du cư.
b) Sức ép dân số
Dân số tăng lên thì nhu cầu về đất sản xuất, đất ở và nhu cầu về nguyên nhiên
liệu cũng tăng. Dân số tăng lên do hai nguyên nhân cơ bản sau đó là sự tăng dân số
tại chỗ (tăng dân số tự nhiên) và tăng dân số cơ giới (di dân từ nơi khác tới). Quá
trình này cũng đã làm cho diện tích rừng giảm.
c) Nguyên nhân khác
Đó là sự chênh lệch giá trị sản xuất do sản xuất lâm nghiệp đem lại thường thấp
hơn và bấp bênh hơn so với các ngành khác như nông nghiệp (cao su, tiêu, điều,
mía…) Do vậy một phần đã phá rừng để chuyển đổi sang sản xuất khác… Hay
trong quá trình sản xuất đất nông nghiệp vấn nạn sử dụng thuốc hóa học quá nhiều,
không đúng quy định đã làm mất tính chất nông nghiệp (đất bị hoang hóa) nên
người dân đã vào rừng khai hoang để sản xuất….
2.2. Nguyên nhân làm giảm chất lượng tài nguyên rừng
2.2.1. Giảm chất lượng về sản lượng và kinh tế
- Do áp dụng biện pháp KTLS không đúng. Ví dụ khai thác quá cường độ cho
phép, trồng rừng không đạt hiệu quả so với để phục hồi tự nhiên, nuôi dưỡng và
khoanh nuôi không đúng cách…
- Do khai thác trộm, trái phép đã làm giảm sản lượng rừng.
- Do thiếu nguyên, nhiên vật liệu về đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.
Ví dụ lấy gỗ làm nhà, lấy củi làm chất đốt… Người dân đã vào rừng khai thác.
- Do đốt rừng lấy ong làm cháy lan, đốt rừng làm nương…
6



- Do chiến tranh để lại (chất độc hóa học, bom mìn…)
2.2.2. Giảm chất lượng về phòng hộ và đa dạng sinh học
- Giảm chức năng phòng hộ về phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ môi trường,
chắn cát, chắn sóng, chắn gió…
- Thay đổi tiểu khí khậu và môi trường sống.
- Giảm chỉ số đa dạng sinh học/mất cân bằng sinh thái. Điều này được thể hiện
thông qua. Ví dụ người dân khai thác kiệt quệ dần dần không còn nữa một loài cây
nào đó - đã làm giảm tính đa dạng sinh học loài…
3. CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÀI
NGUYÊN RỪNG.
Thứ nhất: Về mặt kinh tế đó là phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trường, khai thác sử dụng bền vững lâu dài trong sử
dụng tài nguyên, không đổi kinh tế lấy môi trường. Thực hiện chính sách cân bằng
trong đầu tư, nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế
giữa các vùng miền, ổn định kinh tế xã hội giảm sức ép về mặt dân số cũng như
kinh tế nhằm giảm áp lực lên tài nguyên rừng nhất là diện tích rừng tự nhiên còn
lại.
Thứ hai: Về mặt cơ chế chính sách phải đảm bảo tính răn đe bảo vệ trong việc
bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện nay nhất là đối với những khu vực rừng
xung yếu, những khu bảo vệ nghiêm ngặt, những loài cấp bách đang bị đe dọa,
tăng cường quyền lực đi đôi với giám sát về việc thực thi pháp luật đối với các
ngành có trách nhiệm trong quản lý bảo vệ rừng như cơ quan kiểm lâm ban quản lý
rừng phòng hộ,… Cơ chế phải rõ ràng và phải đảo bảo bảo vệ được tài nguyên
thiên nhiên trong việc phát triển kinh tế cũng như chuyển đổi mục đích sử dụng tài
nguyên. Điều tra và xây dựng lại hệ thống ranh giới rừng tự nhiên và rừng phát
triển kinh tế từ đó để đem ra phương pháp bảo vệ riêng cho từng vùng miền, và
phân định rõ ràng các vùng rừng đất rừng có mục đích bảo vệ hoặc để phát triển
kinh tế.

Thứ ba: Nâng cao đời sống kinh tế cộng đồng dân cư tại các vùng miền. nhất là
vùng miền có rừng hoặc tiếp giáp với rừng để từ đó giảm bớt các áp lực khai thác
sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên nhất là nguồn tài nguyên rừng. Quy hoạch
lại tại chỗ những nơi những vùng miền có sự bất hợp lý trong sử dụng nguồn tài
nguyên nhằm đảm bảo sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý,
nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng kinh tế khó
khăn.
Thứ tư: Tăng cường phổ biến pháp luật và tuyên truyền chính sách của nhà nước
đến với người dân nhất là về mặt nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Và thông qua cộng đồng để xây dựng các biện pháp giao cho cộng đồng địa
phương quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Xây dựng các chương trình về thông
tin - giáo dục - truyền thông, phổ biến kiến thức về pháp luật bảo vệ và phát triển
7


rừng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng của các chủ rừng, chính quyền các
cấp, các ngành và toàn xã hội. Đổi mới phương pháp tuyên truyền phù hợp với
từng đối tượng tiếp nhận thông tin, nhất là đối với đồng bào dân tộc sống ở vùng
sâu, vùng xa. Đưa kiến thức cơ bản về bảo vệ tài nguyên rừng vào chương trình
giảng dạy ở cấp tiểu học và trung học. In ấn, phát hành các tài liệu tuyên truyền để
phân phát cho các cộng đồng, xây dựng các bảng tuyên truyền ở những khu vực
công cộng, trên giao lộ, cửa rừng...Vận động các hộ gia đình sống trong và gần
rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng.
Thứ năm: Ứng dụng khoa học công nghệ nhất là công nghệ thông tin vào việc
bảo vệ tài nguyên rừng (vd: GIS, viễn thám,..) và đất lâm nghiệp…. Thu hút các
nguồn đầu tư về cả tài lực và vật lực vào việc bảo vệ và phát triển nguồn tài
nguyên rừng, nhất là các nguồn đầu tư từ các tổ chức quốc tế để bảo vệ và nâng
cấp chất lượng tài nguyên,..
Thứ sáu: Đối với rừng sản xuất tiếp tục thực hiện Kế hoạch nâng cao chất lượng
giống cây trồng lâm nghiệp nhất là công tác nâng cao chất lượng giống cây trồng

lâm nghiệp, từng bước chuyển đổi từ trồng keo sang trồng các cây lâm nghiệp khác
lâu năm chất lượng và năng suất cao hơn và lâu dài hơn nhằm tăng năng suất, chất
lượng rừng trồng sản xuất trên từng địa bàn riêng. Chỉ đạo thực hiện tốt quy trình,
kỹ thuật thâm canh rừng trồng; các cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp chuyển
đổi phương thức sản xuất giống cây lâm nghiệp theo phương pháp truyền thống
thay bằng vật liệu bầu siêu nhẹ để giảm bớt nhân công lao động trong khâu trồng
rừng; từng bước áp dụng cơ giới hóa vào khâu làm đất, thực hiện tỉa thưa, tỉa cành,
chuyển hóa rừng trồng sang kinh doanh gỗ lớn nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng, giá trị gỗ rừng trồng. Thực hiện tốt về khoanh nuôi bảo vệ các lâm phần
rừng cân thiết các lâm phần trong diện phục hồi bảo vệ, đảm bảo chất lượng cao
trong việc thực hiện các dự án lâm nghiệp kết hợp với phát triển kinh tế xã hội,....

8


PHẦN II
NHỮNG XUNG ĐỘT/MÂU THUẪN
HIỆN NAY TRONG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP
1. XUNG ĐỘT GIỮA NGƯỜI DÂN VỚI NGƯỜI DÂN
Xung đột hay mâu thuẫn xảy ra khi mà quyền và lợi ích của hai đối tượng được
phân chia (hay sử dụng đất) không được công bằng. Quá trình xung đột giữa người
dân với người dân trong sử dụng đất hiện nay được lý giải theo các nguyên nhân
sau:
1.1. Không công bằng trong giao đất lâm nghiệp
Cụ thể ở đây là việc giao đất không đúng đối tượng (đối tượng cần được giao
thì không được giao, ngược lại đối tượng không được giao thì được giao); không
đúng hạn mức giao. Quá trình này hiện nay rất phổ biến vì những ai có tiền, có
quan hệ thì được giao còn những người không có tiền, không quan hệ thì không
giao hoặc giao với hạn mức thấp hơn. Đây chính là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn.
1.2. Giao đất chồng chéo

Quá trình giao đất cho các đối tượng được giao có thể bị chồng đè theo các năm
hoặc theo các dự án mà quá trình quản lý tài liệu, dữ liệu đo đạc không chặt chẽ
dẫn đến tình trạng giao đất có sự chồng chéo. Quá trình này dẫn đến tranh chấp.
1.3. Cùng lấn chiếm dẫn đến tranh giành và mâu thuẫn
Trường hợp này xảy ra đối với diện tích nhà nước đang quản lý chưa giao cho
đối tượng nào sử dụng. Tuy nhiên diện tích này bị quản lý lỏng lẻo dẫn đến 2
người cùng khai hoang, lấn chiếm và quá trình này cũng xảy ra tranh giành lẫn
nhau.
2. XUNG ĐỘT GIỮA NGƯỜI DÂN VỚI TẬP THỂ
2.1. Giao đất cho tập thể trên diện tích đất của người dân đã sử dụng từ trước
Diện tích được giao cho tổ chức, tập thể. Quá trình giao không được đi đo đạc
toàn diện và bóc tách đầy đủ do đó đã giao đất lên diện tích của hộ gia đình, cá
nhân đã và đang sử dụng ổn định lâu dài. Từ đó dẫn đến xung đột và tranh chấp.
2.2. Giao đất chồng chéo
Trường hợp này cũng giống như ở trên đó là giao đất cho các đối tượng được
giao có thể bị chồng đè theo các năm hoặc theo các dự án mà quá trình quản lý tài
liệu, dữ liệu đo đạc không chặt chẽ dẫn đến tình trạng giao đất có sự chồng chéo.
Quá trình này dẫn đến tranh chấp.

9


2.3. Đền bù không thỏa đáng
Diện tích đất của người dân được tổ chức, tập thể thu hồi và đền bù để tổ chức
đó sử dụng. Tuy nhiên quá trình đền bù không được thỏa đáng dẫn đến khiếu nại,
khiếu kiện kéo dài, mâu thuẫn phát sinh. Đây là hiện tượng phổ biến trong quá
trình sử dụng đất lâm nghiệp hiện nay.
2.4. Lấn chiếm trái phép
Trường hợp này xảy ra một đối tượng đã lấn chiếm sử dụng đất lâm nghiệp của
đối tượng kia (đối tượng bị lấn chiếm đã được giao đất). Trường hợp này khá phổ

biến đối với các Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các tổ
chức hiện nay là bị người dân lấn chiếm.
3. XUNG ĐỘT GIỮA TẬP THỂ VỚI TẬP THỂ
3.1. Giao đất chồng chéo
Trường hợp này cũng giống như ở trên đó là giao đất cho các đối tượng được
giao có thể bị chồng đè theo các năm hoặc theo các dự án mà quá trình quản lý tài
liệu, dữ liệu đo đạc không chặt chẽ dẫn đến tình trạng giao đất có sự chồng chéo.
Quá trình này dẫn đến tranh chấp.
3.2. Lấn chiếm trái phép, sử dụng trên diện tích không được giao
Tập thể không được giao sử dụng đã lợi dụng sử quản lý lỏng lẻo của tập thể
được giao đất để lấn chiếm đất hoặc sử dụng thêm hoặc ngoài diện tích đã được
giao nhằm mục đích phát triển sản xuất của đơn vị mình. Qua nhiều năm mới bị
phát hiện dẫn đến mâu thuẫn/xung đột.
4. XUNG ĐỘT GIỮA TÀI NGUYÊN RỪNG VỚI VÁC TÀI NGUYÊN
KHÁC.
Phát triển kinh tế xã hội của một đất nước có sự đóng góp của tất cả các ngành
trên mọi mặt lĩnh vực của xã hội. Tuy nhiên quá trình phát triển hài hòa giữa các
ngành, các lĩnh vực đôi khi là không có thậm chí có sự chồng chéo, xung đột với
nhau. Đối với ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành Lâm nghiệp nói
riêng thì không tránh khỏi sự ngoại lệ. Cụ thể là:
4.1. Tài nguyên rừng với tài nguyên nông nghiệp
Quá trình mở rộng và phát triển sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp là quá
trình tất yếu. T uy nhiên đối với ngành Lâm nghiệp thì có hạn chế hơn vì sự chênh
lệch về giá trị lợi nhuận trên một đơn vị diện tích thường thấp hơn và thời gian thu
hồi vốn của nó kéo dài hơn. Do đó mở rộng sản xuất lâm nghiệp thì rất khó khăn,
trong khi đó ngành nông nghiệp ngày càng mở rộng dẫn đến có sự thiếu tư liệu sản
xuất và quá trình tranh giành tư liệu sản xuất (đất rừng) đã xảy ra. Sự việc này đã
làm giảm đáng kể tài nguyên rừng.

10



4.2. Tài nguyên rừng với tài nguyên điện
Sự gia tăng mức độ tiêu thụ điện năng hàng năm của một đất nước là một nhân
tố để đánh giá sự phát triển kinh tế xã hội. Ở nước ta hiện nay có rất nhiều tiềm
năng phát triển nguồn điện sạch. Tuy nhiên về cơ bản kinh tế và nền khoa học của
nước ta chưa đáp ứng được vấn đề khai thác sử dụng nguồn năng lượng đó. Phát
triển thủy điện là hướng đi mang lại lợi ích trước mắt và phù hợp với nền kinh tế
của chúng ta. Sự phát triển của Thủy điện những năm qua đã làm cho diện tích
rừng bị chuyển đổi rất nhiều. Còn ngành Lâm nghiệp yêu cầu cần bảo vệ tài
nguyên rừng. Do đó có sự mâu thẫu trong các ngành trong vấn đề sử dụng tài
nguyên.
4.3. Tài nguyên rừng với tài nguyên khai thác khoáng sản, tài nguyên khác…
Cũng như ngành Điện thì ngành khai thác khoáng sản và tài nguyên khác như
du lịch, xây dựng… với ngành Lâm nghiệp nhiều khi có sự đối kháng và vấn đề sử
dụng tài nguyên. Khẩu hiệu phát triển kinh tế bền vững phải gắn với vấn đề bảo vệ
môi trường. Tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế đó không những không
bảo vệ, giữ vững môi trường, ngược lại còn làm suy thoái môi trường, hủy hoại
môi trường trong đó có môi trường rừng.

11


PHẦN III
KẾT LUẬN
Diện tích rừng nhiệt đới nói chung không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu khắp nơi
trên thế giới đang và sẽ tiếp tục bị đe dọa, có khả năng thu hẹp và suy giảm cả về
chất và lượng nếu chúng ta không biết giữ gìn bảo vệ và phát triển nó. Trên thực tế,
mặc dù thế giới đã có không ít cuộc hội thảo nhằm ngăn chặn tình trạng này nhưng
tốc độ diện tích rừng giảm sút vẫn cứ cao, ảnh hưởng nghiêm trọng an ninh môi

trường toàn cầu. Ở Việt Nam, Chính phủ cũng đã đưa ra rất nhiều những giải pháp
nhằm ngăn chặn nạn phá rừng và khắc phục những hậu quả do các nguyên nhân
này gây ra.
Mỗi người trong chúng ta, những thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần
phải nâng cao ý thức của mình trong việc bảo vệ rừng, hạn chế việc khai thác rừng
một cách bừa bãi. Nếu không hiểu biết về tâm quan trọng của rừng và lợi ích của
việc trồng rừng mang lại. Đồng thời không xây dựng được kế hoạch tuyên truyền,
vận động từ việc chung tay bảo vệ môi trường xung quanh của chúng ta đến việc
trồng cây gây rừng và bảo vệ tài nguyên rừng hiện có thì sau này chúng ta sẽ đối
mặt với thảm họa về môi trường sống.

12


XÂY DỰNG BỘ NGUYÊN TẮC/TIÊU CHUẨN VỀ
QUẢN LÝ ĐẤT BỀN VỮNG VỀ MẶT XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG
1. NGUYÊN TẮC 1: BỀN VỮNG VỀ MẶT MÔI TRƯỜNG
1.1. Tiêu chuẩn 1: Ngăn chặn sự thoái hóa của đất
- Tiêu chí 1: Bảo vệ và phát triển về độ phì của đất
Ở đây là bảo vệ và phát những tính chất lý, hóa, độ phì của đất
- Tiêu chí 2: Chống ô nhiễm đất
Không sử dụng thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật làm ô nhiễm đất.
- Tiêu chí 3: Duy trì và nâng cao năng suất và chất lượng của đất
1.2. Tiêu chuẩn 2: Ngăn chặn sự thoái hóa của đất
- Tiêu chí 1: Duy trì và nâng cao sản lượng của cây trồng
- Tiêu chí 2: Đa dạng hóa sản phẩm trên một đơn vị diện tích
+ Có thể trồng hỗn giao nhiều loài.
+ Có thể trồng xen cây lâm nghiệp với cây nông nghiệp…
2. NGUYÊN TẮC 2: BỀN VỮNG VỀ MẶT XÃ HỘI
2.1. Tiêu chuẩn 1: Đảm bảo công bằng trong giao đất lâm nghiệp

- Tiêu chí 1: Giao đất đúng đối tượng, giao đất đúng hạn mức
- Tiêu chí 2: Khai thác và sử dụng đất lâm nghiệp đúng mục đích quy hoạch
2.2. Tiêu chuẩn 2: Xây dựng chính sách phù hợp về phát triển sản xuất
- Tiêu chí 1: Xây dựng chính sách giao đất đúng đắn, hợp lý
- Tiêu chí 2: Xây dựng chính sách phát triển, hỗ trợ cho phát triển lâm sản
- Tiêu chí 3: Có định hướng phát triển lâm sản phù hợp (phối hợp 4 nhà: Nhà
nông, nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp).

13



×