Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp tại xã cao trĩ, huyện ba bể, tỉnh bắc cạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.62 KB, 95 trang )

B GIáo dục và đào tạo

B nông nghiệp và PTNT

TRường đại học lâm nghiệp

Phạm văn nam

Nghiên cứu đề xuất phương án QUY HOạCH phát triển
lâm nông nghiệp tại xã cao trĩ, huyện ba bể,
tỉnh bắc kạn
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số : 60.62.60

LUN VN THC Sỹ khoa học lâm nghiệp

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. lê sỹ việt

Hà Nội, năm 2008


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên quý giá của nhân loại, là tư liệu sản xuất của hầu hết các
ngành kinh tế, nhất là trong sản xuất lâm nông nghiệp. Trong quá trình phát triển
loài người, cùng với sự gia tăng dân số thì nhu cầu về đất đai ngày càng trở nên cấp
thiết, vì vậy sử dụng hợp lý bền vững đang được toàn thế giới quan tâm.
Tuy là một nước nông nghiệp nhưng diện tích đất đai tính theo đầu người rất
thấp, năm 2003 chỉ là 0,45 ha/người, trong khi đó thế giới là 3,3 ha/người. Mặc dù
diện tích đất đai bình quân đầu người rất thấp nhưng chúng ta vẫn chưa sử dụng có


hiệu quả, chưa chú ý bảo vệ và nâng cao độ phì cho đất nhất là ở trung du miền núi.
Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu về đất đai cho các ngành,
cho các lĩnh vực sản xuất ngày càng gia tăng làm cho nguồn tài nguyên này ngày
càng cạn kiệt. Do vậy quy hoạch sử dụng đất có vai trò rất quan trọng giúp các ngành
sắp xếp sử dụng đất hợp lý, nhất là đối với sản xuất nông lâm nghiệp.
Xã là đơn vị hành chính nhỏ nhất trong hệ thống đơn vị hành chính ở nước ta,
có vị trí quan trọng trong việc ổn định xã hội và phát triển kinh tế ở nông thôn nói
chung và miền núi nói riêng. Xã miền núi thường có địa bàn rộng, diện tích đất sản
xuất nông nghiệp rất manh mún, đất đồi núi chưa được khai thác hết tiềm năng.
Trong những năm gần đây việc quy hoạch sử dụng đất cấp xã đã có nhiều thay đổi
nhưng vẫn còn một số tồn tại:
- Công tác quy hoạch cấp xã trước đây hầu như chỉ được thực hiện bằng sự áp
đặt từ trên xuống, thông qua cán bộ địa chính- nông lâm xã và cơ quan thiết kế quy
hoạch cấp trên. Do đó việc làm này chưa lợi dụng được sự tham gia đóng góp ý
kiến của người dân, cộng đồng.
- Công tác điều tra cơ bản được tiến hành tỷ mỷ do cán bộ chuyên môn thực
hiện, thiếu sự đóng góp và tham gia của người dân do đó nó mang ý kiến chủ quan
của nhà quy hoạch, chưa khai thác được những kinh nghiệm và hiểu biết của người
dân địa phương, thiếu sự quan tâm đến nhu cầu và nguyện vọng của người dân.
- Quy hoạch sử dụng đất thường dựa trên chức năng của đất đai, lấy mục đích
sử dụng đất làm đối tượng quy hoạch sản xuất, chưa chú trọng tới việc phân tích


2

đánh giá tiềm năng thực tế tại cộng đồng. Từ đó việc xác định lựa chọn cơ cấu cây
trồng vật nuôi, các hệ thống biện pháp canh tác chưa hợp lý dẫn đến năng suất, chất
lượng chưa cao đồng thời việc bảo vệ môi trường sinh thái chưa thực sự ổn định
bền vững.
- Quy hoạch sử dụng đất cấp xã phần nào còn thiếu tính thực tiễn và tính khả thi

không cao.
Nhằm khắc phục những hạn chế trên trong những năm gần đây QHSDĐ có sự
tham gia đã bắt đầu được quan tâm. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã có sự tham gia
của người dân không những phát huy được những kinh nghiệm, kiến thức bản địa
quý báu mà còn giúp người dân tự định đoạt cách thức sử dụng đất của mình một
cách hợp lý, có hiệu quả, bền vững.
Xuất phát từ những lý do trên, trong khuôn khổ một bản luận văn tốt nghiệp với
hy vọng góp phần nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của công tác quy hoạch
sản xuất lâm nông nghiệp cấp xã và đề xuất được phương án sản xuất lâm nông
nghiệp cho địa bàn nghiên cứu, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất
phương án quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp tại xã Cao Trĩ-huyện Ba Bể-tỉnh
Bắc Kạn”.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1 Những nghiên cứu liên quan tới cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch
sử dụng đất vi mô
Khoa học về đất đai đã được các nước phát triển quan tâm nghiên cứu từ hàng
trăm năm qua, những thành tựu nghiên cứu về phân loại đất và xây dựng bản đồ đất
đã được sử dụng làm cơ sở quan trọng cho việc tăng năng suất cây trồng và sử dụng
đất đai có hiệu quả.
Theo tài liệu của FAO, hiện nay dân số thế giới có khoảng 8 tỷ người, thế giới
đang sử dụng 1,476 tỷ ha đất nông nghiệp, trong đó đất đồi núi là 973 triệu ha
(chiếm 65,9%) và đất có độ dốc lớn trên 100 chiếm 377 triệu ha bằng 25,5%
(Sheng,1988; Hudson, 1988; Cent, 1989). Trong quá trình sử dụng nhân loại đã làm
hư hại khoảng 1,4 tỷ ha đất. Norman Myers (Gaian Atlas of planet Management.

London,1993) ước lượng hàng năm trên toàn thế giới mất khoảng 11 triệu ha đất
nông nghiệp do các nguyên nhân xói mòn, sa mạc hóa, nhiễm độc hoặc chuyển hóa
sang các dạng khác.
Trước đây, thế giới có 17,6 tỷ ha rừng chiếm 31,7% diện tích lục địa thì hiện
nay diện tích này chỉ còn 4,1 tỷ ha chiếm 7,4%. Trung bình mỗi năm rừng nhiệt đới
mất khoảng 11 triệu ha, trong khi đó diện tích trồng rừng ở các nước nhiệt đới chỉ
bằng 1/10 diện tích rừng bị mất. Riêng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong
thời gian từ 1976-1980 đã mất 9 triệu ha rừng, tính ra trung bình mỗi ngày mất 5000
ha. Cũng trong thời gian này châu Phi mất 37 triệu ha, châu Mỹ mất 18,4 triệu ha
rừng. Nạn phá rừng, khai thác rừng quá mức diễn ra một cách trầm trọng ở 56 nước
nhiệt đới thuộc thế giới thứ ba. Mất rừng đã gây ra hiện tượng xói mòn đất, quá
trình sa mạc hóa ngày càng nghiêm trọng. Hiện nay có tới 875 triệu người phải sống
ở các vùng hoang mạc. Sa mạc hóa đã làm mất đi 26 tỷ đô la giá trị sản phẩm mỗi
năm, xói mòn làm cả thế giới mất đi 12 tỷ tấn đất. Theo tính toán với lượng đất mất
đi này có thể sản xuất ra 50 triệu tấn lương thực, hàng ngàn hồ chứa nước ở vùng


4

nhiệt đới bị cạn dần, tuổi thọ của các công trình thủy lợi, thủy điện ngày càng rút
ngắn [28]. Mất rừng cùng với khí thải công nghiệp là nguyên nhân gây ra hiệu ứng
nhà kính làm tăng nhiệt độ khí quyển, băng tan, thời tiết diễn biến bất thường…
Báo cáo phát triển thế giới (1992) dự đoán dân số toàn cầu sẽ đạt khoảng 8,3 tỷ
vào năm 2025. Norman E. Borlaug (1996) cho rằng: Cũng giống như trước đây, loài
người sẽ sống chủ yếu là dựa vào thực vật, đặc biệt là hạt ngũ cốc để thỏa mãn nhu
cầu lương thực. Thậm chí nếu như tiêu thụ lương thực theo đầu người giữ nguyên
mức hiện thời thì sự tăng trưởng dân số thế giới cũng đòi hỏi phải tăng năng suất
lương thực thô thêm 2,6 tỷ tấn vào năm 2025, tức là tăng 57% so với năm 1990.
Nhưng nếu như khẩu phần được cải thiện cho thế giới người nghèo đói (ước tính ít
nhất 1 tỷ người) thì nhu cầu lương thực thế giới hàng năm phải tăng gấp đôi tức là 4,5

tỷ tấn nữa [33]. Nếu bằng con đường tăng năng suất các loại cây trồng (năng suất các
cây ngũ cốc phải tăng 80% trong thời kỳ 1990-2025) theo kỷ yếu sản xuất của FAO
và tính toán của Norman E. Borlaug thì nguồn lương thực hạt ngũ cốc thế giới mới
chỉ đạt 3,97 tỷ tấn vào năm 2025 [33]. Quỹ đất nông nghiệp sẽ phải tăng để bù lại sự
thiếu hụt cũng là hướng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhưng theo Norman E.
Borlaug thì cơ hội để mở mang thêm đất mới cho trồng trọt đã được tận dụng gần hết,
nhất là đối với vùng đông dân châu Á và châu Âu [33]. Theo Ducal (1978), trong
vòng 20 năm từ 1957-1977, đất canh tác trên thế giới tăng thêm 150 triệu ha, bằng
10% đất có khả năng khai hoang sử dụng cho nông nghiệp và bằng 9% đất canh tác
lúc đó. Nhưng cũng trong 20 năm này, dân số thế giới đã tăng tới 40%, lương thực do
số đất mới làm ra chỉ đủ nuôi 1/3 số dân tăng thêm.
Dân số thế giới ngày càng tăng trong khi đó đất đai sản xuất lại có hạn, để thỏa
mãn nhu cầu ngày càng tăng, con người đã và đang đi theo hai hướng: tăng năng
suất cây trồng và mở rộng diện tích canh tác. Nhưng dù đi theo hướng nào thì vẫn
phải đảm bảo sử dụng có kế hoạch, có hiệu quả và bền vững trên cơ sở nghiên cứu
đánh giá tổng hợp tiềm năng của đất đai.
Kết quả nghiên cứu hệ thống canh tác tại châu Á, châu Phi và Nam Mỹ cho
thấy, phân tích hệ thống canh tác là một công cụ quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng


5

đất lâm nghiệp cấp địa phương. Năm 1990, Lunning đã nghiên cứu kết hợp đánh giá
đất đai với phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất.
Trong nghiên cứu hệ thống canh tác, Robert Chamert năm 1985 đã đưa ra các cách
tiếp cận như: Tiếp cận Sondeo của Peter Hildebrand (Hildebrand 1981); Tiếp cận
“Nông thôn-trở lại-về nông thôn” của Robert Rhoades (Rhoades 1982); Cách sử dụng
cụm kiến nghị của L.W. Harrington (Harrington, 1984); Cách tiếp cận theo tài liệu của
Robert Chambers: “Nghiên cứu nông nghiệp cho nông dân nghèo” phần 2: Một biến
hóa tồi tệ; Cách tiếp cận “Chẩn đoán và thiết kế” của ICRAF (Raintree) và bản phân

tích theo vùng các hệ canh tác của trường đại học Cornel (Garrett và cộng sự, 1987).
Nghiên cứu về hệ thống canh tác, năm 1990 FAO đã xuất bản cuốn “Phát triển
hệ thống canh tác”. Công trình đã chỉ ra những hạn chế của phương pháp tiếp cận
nông thôn một chiều từ trên xuống không phát huy được tiềm năng nông trại và
cộng đồng nông thôn. Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn, công trình đã đưa ra phương
pháp mới đó là phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân nhằm phát triển
hệ thống nông trại trong cộng đồng nông thôn trên cơ sở bền vững.
Trên đây là những nghiên cứu, dẫn liệu và tài liệu liên quan đến vấn đề sử dụng
đất đai, hệ thống sử dụng đất, hệ thống canh tác cùng phương pháp tiếp cận nông
thôn mới đã được nghiên cứu, áp dụng ở nhiều nước, có thể coi là cơ sở lý luận và
thực tiễn để các nước vận dụng trong QHSDĐ cấp vi mô một cách hợp lý.
1.1.2 Những nghiên cứu liên quan tới quy hoạch sử dụng đất vi mô có sự tham
gia của người dân
Hội thảo quốc tế tại Việt Nam năm 1998 về vấn đề quy hoạch sử dụng đất cấp
làng bản đã được FAO đề cập một cách khá chi tiết cả về mặt khái niệm lẫn sự tham
gia trong việc đề xuất các chiến lược quy hoạch sử dụng đất và giao đất cấp làng bản.
Tại cuộc Hội thảo giữa trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và trường Tổng
hợp kỹ thuật Dresden, vấn đề quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân
đã được Holm Uibrig đề cập khá đầy đủ và toàn diện. Tài liệu đã phân tích về mối
quan hệ giữa các loại hình canh tác có liên quan như: Quy hoạch rừng, vấn đề phát


6

triển nông thôn, quy hoạch sử dụng đất, phân cấp hạng đất và phương pháp tiếp cận
mới trong quy hoạch sử dụng đất…
Nội dung chủ yếu của quy trình quy hoạch sử dụng đất và giao đất có sự tham
gia bao gồm:
- Sự tham gia của người dân trong hoạt động thực thi trong quy hoạch sử dụng
đất và giao đất: Đào tạo cán bộ và chuẩn bị; Hội nghị làng và chuẩn bị.

- Điều tra ranh giới làng, khoanh vẽ đất đang sử dụng, điều tra và xây dựng bản
đồ sử dụng đất.
- Thu thập và phân tích số liệu.
- Quy hoạch sử dụng đất đai và giao đất.
- Xác định đất canh tác nông nghiệp.
- Sự tham gia của người dân trong hợp đồng hoặc khế ước và chuyển nhượng
đất lâm nông nghiệp.
- Mở rộng quản lý và sử dụng đất.
- Kiểm tra và đánh giá.
Những tài liệu hướng dẫn này là công cụ tốt để tiến hành quy hoạch sử dụng đất
cấp xã theo phương pháp cùng tham gia.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1 Những nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch
sử dụng đất vi mô
Việt Nam là một nước nông nghiệp với 80% dân số sống ở nông thôn nhưng
chủ yếu là đất đồi núi nên từ xa xưa vấn đề sử dụng đất tiết kiệm rất coi trọng, cha
ông ta ví “tấc đất tấc vàng”. Những hiểu biết về kinh nghiệm sử dụng đất được chú
ý và tổng hợp thành tài liệu từ thế kỷ 15, Lê Quý Đôn trong Vân Đài Loại Ngữ đã
khuyên nông dân áp dụng luân canh với cây họ đậu để tăng năng suất lúa. Vào đầu
thế kỷ 18, Nguyễn Công Trứ đã cho dân quai đê lấn biển ở Tiền Hải - Thái Bình để
mở rộng diện tích canh tác.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, các công trình nghiên cứu đánh giá và quy hoạch sử
dụng đất chủ yếu được tiến hành qua các nhà khoa học Pháp.


7

Từ năm 1955-1975, công tác điều tra phân loại đất được tiến hành một cách có hệ
thống ở miền Bắc nhưng sau năm 1975 các số liệu nghiên cứu về phân loại đất mới
được thống nhất. Từ sau năm 1975, về nghiên cứu đánh giá đất đai gắn với mục tiêu

sử dụng đạt được nhiều thành tựu, nhất là sau năm 1980, với những công trình nghiên
cứu ứng dụng phương pháp đánh giá đất do FAO đề xuất. Ngoài ra, còn rất nhiều
công trình nghiên cứu phân hạng đất trên các vùng sinh thái (Ngô Nhật Tiến, 1986;
Đỗ Đình Sâm, 1994...). Những công trình này mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu
cơ bản, thiếu những đề xuất cần thiết cho việc sử dụng đất. Những thành tựu về
nghiên cứu đất đai trong giai đoạn trên là cơ sở quan trọng góp phần vào việc bảo vệ,
cải tạo, quản lý và sử dụng đất đai một cách có hiệu quả trong cả nước.
Ở nước ta, vấn đề quy hoạch sử dụng đất cấp vi mô có sự tham gia của người dân
mới được nghiên cứu và ứng dụng trong những năm gần đây. Cơ sở lý luận và thực
tiễn của quy hoạch sử dụng đất cấp vi mô đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên
cứu ở những mức độ khác nhau. Cho đến nay, những nghiên cứu trên vẫn còn rất tản
mạn, chưa được phân tích đánh giá tổng hợp thành cơ sở lý luận và thực tiễn.
Công trình “Sử dụng đất tổng hợp và bền vững” của Nguyễn Xuân Quát [42] đã
phân tích tình hình sử dụng đất đai cũng như mô hình sử dụng đất tổng hợp bền
vững, mô hình khoanh nuôi và phục hồi rừng ở Việt Nam, đồng thời đề xuất tập
đoàn cây trồng thích hợp cho các mô hình sử dụng đất tổng hợp bền vững.
Trong công trình “Đất rừng Việt Nam”, Nguyễn Ngọc Bình [2] đã nêu lên
những quan điểm nghiên cứu và phân loại đất rừng dựa trên những đặc điểm cơ bản
của đất rừng Việt Nam.
Năm 1996, công trình “Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ổn định ở vùng
trung du miền núi nước ta” của tác giả Bùi Quang Toản đã phân tích đề xuất mở
rộng sử dụng đất nông nghiệp vùng đồi núi và trung du [47].
Hà Quang Khải, Đặng Văn Phụ (1997), trong chương trình tập huấn dự án hỗ
trợ lâm nghiệp xã hội của ĐHLN, đã đưa ra khái niệm về hệ thống sử dụng đất, đề
xuất một số hệ thống và kỹ thuật sử dụng đất bền vững áp dụng ở Việt Nam [27].
Các tác giả đã đi sâu phân tích:


8


- Quan điểm về tính bền vững.
- Khái niệm tính bền vững và phát triển bền vững.
- Hệ thống sử dụng đất bền vững.
- Kỹ thuật sử dụng đất bền vững.
- Các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong các hệ thống và kỹ thuật sử dụng đất.
Quan điểm hệ thống và hệ thống sử dụng đất được Hà Quang Khải, Đặng Văn
Phụ (1997) [27] trình bày một cách đầy đủ dựa trên quan điểm về hệ thống sử dụng
đất của FAO, trong đó có các vấn đề được đề cập:
- Lược sử về sử dụng đất.
- Khái niệm về hệ thống sử dụng đất.
- Những đặc điểm của hệ thống sử dụng đất.
- Đánh giá hệ thống sử dụng đất.
- Một số hệ thống sử dụng đất và cách tiếp cận.
Vấn đề sử dụng đất đai gắn liền với việc bảo vệ độ phì nhiêu của đất và môi
trường ở vùng đồi núi trung du miền Bắc đã được Lê Vĩ đề cập trên các mặt sau [57]:
- Tiềm năng đất vùng trung du.
- Hiện trạng sử dụng đất vùng trung du.
- Các kiến nghị về sử dụng đất bền vững ở vùng trung du.
Có thể nói, những nghiên cứu về hệ thống canh tác ở nước ta được đẩy mạnh hơn
từ sau khi đất nước thống nhất. Tổng cục địa chính đã tiến hành tổng kiểm kê quỹ đất 5
lần vào các năm 1978, 1985, 1995, 2000 và 2005 trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất để
đề xuất chiến lược sử dụng đất đai trong phạm vi toàn quốc và các ngành có liên quan.
Căn cứ vào điều kiện đất đai, ngành lâm nghiệp phân chia thành 7 vùng sinh thái
trên phạm vi toàn quốc: Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, Đồng bằng sông Hồng,
Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ, Tây nguyên, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
Qua nghiên cứu hệ thống nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, Đào Thế Tuấn đã
phát hiện được nhiều tồn tại và nguyên nhân của nó, đề xuất các mục tiêu và giải
pháp khắc phục [51].



9

Phạm Chí Thành, Trần Văn Diễn, Phạm Tiến Dũng, Phạm Đức Viên (1993), trên
cơ sở tổng hợp các luận điểm của những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
đã biên soạn cuốn giáo trình Hệ thống nông nghiệp. Ngoài phần hệ thống hóa kiến
thức về hệ thống nông nghiệp, các tác giả đã đề xuất chiến lược phát triển, dự kiến
cấu trúc và thứ bậc hệ thống nông nghiệp Việt Nam gồm các hệ phụ: Trồng trọt, chăn
nuôi, chế biến, ngành nghề, quản lý, lưu thông, phân phối [46]. Công trình đã hỗ trợ
rất lớn cho công tác nghiên cứu nông nghiệp cả về lý luận và thực tiễn.
Vấn đề kinh tế thị trường và QHSDĐ cấp vi mô trong nền kinh tế thị trường
được đề cập trong công trình Phát triển và quản lý trang trại trong kinh tế thị trường
của Lê Trọng [52]. Tác giả đã đề cập tới những vấn đề cơ bản sau:
- Khái niệm về thị trường và kinh tế thị trường.
- Tính phát triển tất yếu của kinh tế trang trại trong kinh tế thị trường.
- Những vấn đề cơ bản về quản lý trang trại trong kinh tế thị trường.
- Thực trạng về phát triển trang trại ở nước ta hiện nay và một số bài học về
quản lý trang trại trong kinh tế thị trường.
Công tác quy hoạch sử dụng đất trên quy mô cả nước giai đoạn 1995-2000 đã
được Tổng cục Địa chính xây dựng vào năm 1994. Trong đó việc lập kế hoạch giao
đất nông nghiệp, lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích khác cũng được đề
cập tới. Báo cáo đánh giá tổng quát hiện trạng sử dụng đất và định hướng phát triển
đến năm 2005 làm căn cứ để các địa phương và các ngành thống nhất triển khai
công tác quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất [53].
Về định hướng QHSDĐ cả nước, Chính phủ đã có Nghị định số 68/2001/NĐCP, ngày 1/10/2001 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Chính phủ giao Tổng
cục Địa chính chủ trì, phối hợp với các bộ ngành có liên quan lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đai của cả nước, làm căn cứ để các ngành và địa phương triển
khai thống nhất công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
Để làm cơ sở cho chiến lược sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả theo quan
điểm sinh thái và phát triển bền vững, trong luận án tiến sỹ nông nghiệp Nguyễn
Huy Phồn [38] đã tiến hành đánh giá loại hình đất chủ yếu trong lâm nông nghiệp.



10

Trên cơ sở đánh giá một cách tương đối có hệ thống về đất đai và hiện trạng sử
dụng đất cho một số loại hình lâm nông nghiệp ở vùng núi phía Bắc, tác giả đã xây
dựng bản đồ thích nghi sử dụng đất cho một số loại đất chính phục vụ các mục tiêu
phát triển kinh tế và môi trường cho toàn vùng nghiên cứu.
Về hệ thống chính sách và những quy định về quản lý sử dụng đất cũng như hệ
thống quản lý sử dụng đất các cấp được đề cập khá đầy đủ và chi tiết trong các tài liệu:
Tóm tắt báo cáo khảo sát đợt 1 về LNXH nhóm luật và chính sách (1998) của Trường
đại học Lâm nghiệp [44]; Tài liệu tập huấn “Những quy định và chính sách về quản lý
và sử dụng đất” của Trần Thanh Bình (1997) [3]; Các chính sách có liên quan đến phát
triển kinh tế trang trại và nghề rừng (1997); Đề tài KX-08-03 nghiên cứu về “Các chính
sách, biện pháp hỗ trợ và khuyến khích phát triển kinh tế nông thôn” [1].
Về phương pháp tiếp cận nông thôn mới (phương pháp có sự tham gia của người
dân) được các tác giả Lý Văn Trọng, Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Nghĩa Biên và Trần
Ngọc Bình phối hợp với các chuyên gia trong và ngoài nước biên soạn tài liệu tập
huấn dự án hỗ trợ LNXH của trường ĐHLN với những vấn đề chính sau [49]:
- Các khái niệm và phương pháp tiếp cận trong quá trình tham gia.
- Các phương pháp, công cụ đánh giá nông thôn có người dân tham gia.
- Tổ chức quá trình đánh giá nông thôn.
- Thực hành tổng hợp.
Trong tài liệu tập huấn về quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự
tham gia của người dân, Trần Hữu Viên (1997) đã kết hợp phương pháp quy hoạch
sử dụng đất trong nước và của một số dự án quốc tế đang áp dụng tại một số vùng
có dự án ở Việt Nam [59]. Tác giả đã trình bày về khái niệm và những nguyên tắc
chỉ đạo, thực hiện quy hoạch sử dụng đất và giao đất có người dân tham gia.
Trong luận án tiến sỹ nông nghiệp “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho
quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp cấp xã vùng Trung tâm miền núi phía Bắc

Việt Nam”, Nguyễn Bá Ngãi [32], đã cơ bản khắc phục được những hạn chế của
việc quy hoạch sử dụng đất cấp xã, đó là:
- Phương pháp quy hoạch sử dụng đất dựa trên cơ sở sử dụng phương pháp đánh giá


11

tiềm năng của đất đai và khả năng thích hợp của cây trồng, nhu cầu, khả năng của
cộng đồng và thị trường tiêu thụ.
- Dựa trên mối quan hệ tổng hòa, tính nhạy cảm của các yếu tố dẫn đến quá
trình ra quyết định của cộng đồng trong quy hoạch sử dụng đất.
- Đề cao vai trò quyết định của người dân và tổ chức cộng đồng, xác định người
sản xuất chính là người tiến hành quy hoạch.
1.2.2 Những nghiên cứu liên quan đến quy hoạch lâm nông nghiệp cấp xã
Nghiên cứu và thí điểm đầu tiên về quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm
nghiệp cấp xã được thực hiện từ năm 1993 bởi Dự án đổi mới chiến lược phát triển
lâm nghiệp thực hiện tại xã Tử Nê, xã Hang Kìa và xã Pà Cò thuộc tỉnh Hòa Bình.
Sau đó, Dự án đã tổng hợp những bài học kinh nghiệm, coi công tác quy hoạch sử
dụng đất là một nội dung chính cần được thực hiện trước khi giao đất trên cơ sở tôn
trọng tập quán nương rẫy cố định, lấy xã làm đơn vị để lập kế hoạch và giao đất, có
sự tham gia tích cực của người dân, già làng, trưởng bản và chính quyền xã. Cần
phải có kế hoạch sử dụng chi tiết, tránh được những mâu thuẫn của cộng đồng phát
sinh sau quy hoạch. Đề nghị ở đây là điều chỉnh và thời sự hóa kế hoạch sử dụng là
hết sức cần thiết.
Chương trình phát triển nông thôn miền núi Việt Nam - Thụy Điển giai đoạn
1996-2001 trên phạm vi 5 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang và Phú
Thọ đã tiến hành thử nghiệm công tác quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp cấp xã
trên cơ sở kế hoạch phát triển cấp thôn bản và hộ gia đình đã căn cứ vào nhu cầu và
nguyện vọng của người sử dụng đất với cách tiếp cận từ dưới lên trên tạo ra kế
hoạch có tính khả thi cao hơn. Tuy nhiên, chưa tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa chủ

trương của Nhà nước với nhu cầu nguyện vọng của nhân dân, do đó vấn đề đặt ra là
cần tìm ra được một phương pháp quy hoạch tại địa phương với sự kết hợp hài hòa
giữa ưu tiên của Chính phủ và nhu cầu của cộng đồng.
Vũ Văn Mễ và Desloges (1996) đã thử nghiệm phương pháp quy hoạch sử dụng
đất có người dân tham gia tại Quảng Ninh đã đề xuất 6 nguyên tắc và các bước cơ
bản trong quy hoạch cấp xã: Kết hợp hài hòa giữa ưu tiên của Chính phủ và các nhu


12

cầu nguyện vọng của người dân địa phương; Tiến hành trong khuôn khổ luật định
hiện hành và các nguồn lực hiện có của địa phương; Đảm bảo tính công bằng, chú ý
đến cộng đồng dân tộc miền núi, nhóm người nghèo và vai trò của phụ nữ; Đảm bảo
phát triển bền vững; Đảm bảo nguyên tắc cùng tham gia; Kết hợp hướng tới mục
tiêu phát triển cộng đồng [31]. Phương pháp này tiếp tục đưa vào thử nghiệm ở các
tỉnh Thừa Thiên Huế, Gia Lai và Sa Đéc cho thấy quy hoạch cấp xã phải dựa trên
tình trạng sử dụng đất hiện tại, tiềm năng sản xuất của đất, các quy định của Nhà
nước và nhu cầu nghĩa vụ của nhân dân. Cách tiếp cận tổng hợp và toàn diện này
hoàn toàn phù hợp với xu thế của thế giới hiện nay về áp dụng phương pháp quy
hoạch tổng hợp.
Trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm nhiều nơi, năm 1996 Cục Kiểm lâm xuất bản tài
liệu hướng dẫn “Nội dung trình tự giao đất lâm nghiệp trên địa bàn xã”. Tài liệu này
đáp ứng phần nào về những hướng dẫn cơ bản về nội dung và nguyên tắc quy hoạch
lâm nông nghiệp cấp xã.
Chương trình hợp tác Việt Đức - Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà đã
nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm
nghiệp tại 2 xã của huyện Yên Châu tỉnh Sơn La và huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu
trên cơ sở hướng dẫn của Chi cục Kiểm lâm đã lấy cấp thôn bản làm đơn vị quy
hoạch cho phù hợp với đặc thù của vùng cao.
Năm 1999-2000, Nguyễn Bá Ngãi cùng với nhóm tư vấn của Dự án khu vực lâm

nghiệp Việt Nam-ADB đã nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp quy hoạch và xây
dựng tiểu dự án cấp xã. Mục tiêu là đưa ra một phương pháp quy hoạch lâm nông
nghiệp cấp xã có sự tham gia của người dân để xây dựng tiểu dự án lâm nông nghiệp.
Các tác giả đã đúc kết rằng: Việc tiến hành quy hoạch phải dựa trên kết quả đánh giá
và điều tra nguồn lực một cách chi tiết và đầy đủ; Tiến hành quy hoạch sử dụng đất là
cơ sở quan trọng cho quy hoạch lâm nông nghiệp; Tiến hành phân tích hệ thống canh
tác làm cơ sở cho việc lựa chọn cây trồng và phương thức sử dụng đất; Quy hoạch
lâm nông nghiệp cấp xã phải được tiến hành từ lập kế hoạch cấp thôn bản bằng
phương pháp có sự tham gia trực tiếp của người dân; Tổng hợp và cân đối kế hoạch


13

cho phạm vi cấp xã trên cơ sở định hướng phát triển chiến lược của huyện, tỉnh, khả
năng hỗ trợ từ bên ngoài, đối thoại và thống nhất trực tiếp giữa đại diện cộng đồng
với nhau, giữa đại diện các cộng đồng với cán bộ tỉnh, huyên và dự án; Có sự nhất trí
chung của toàn xã thông qua các cuộc họp cộng đồng cấp thôn bản.
Những năm gần đây, các chương trình và dự án lâm nông nghiệp như: Dự án
trồng rừng Việt Đức tại Lạng Sơn, Bắc Giang, Thanh Hóa, Quảng Ninh… do GTZ tài
trợ và một số đề tài nghiên cứu trong nước đã sử dụng triệt để phương pháp đánh giá
nông thôn có sự tham gia.
1.2.3 Những kết luận rút ra từ nghiên cứu và kinh nghiệm của Việt Nam
Qua đánh giá, phân tích các nghiên cứu và thử nghiệm về quy hoạch sử dụng
đất và quy hoạch lâm nông nghiệp ở Việt Nam có thể rút ra một số kết luận sau:
- Hiện tại Việt Nam đã có các nghiên cứu đầy đủ về quy hoạch sử dụng đất đai cấp
vĩ mô song cấp vi mô còn nhiều hạn chế, mới nghiên cứu chủ yếu là đối tượng đất phục
vụ cho sản xuất mà chưa chỉ ra được vai trò quan trọng của môi trường sinh thái.
- Phương pháp quy hoạch còn nhiều hạn chế, nhiều điểm chưa thống nhất và
được vận dụng rất khác nhau ở các chương trình, dự án. Phương pháp quy hoạch có
sự tham gia của người dân đang được chú ý và thí điểm ở một số địa phương nhưng

chưa được tổng kết xác định đối tượng tham gia và vai trò của người tham gia.
- Thiếu sự gắn kết giữa quy hoạch rừng với quy hoạch lâm nông nghiệp và các
ngành khác (giao thông, thủy lợi…) nên dẫn tới mâu thuẫn và chồng chéo trong các
nội dung quy hoạch sử dụng đất. Các bản quy hoạch còn thiếu tính dự báo dài hạn,
thụ động thường chạy theo những mục đích sử dụng cho hiện tại mà chưa xác lập
cho những mục đích của tương lai lâu dài nên phải bổ sung liên tục gây mất ổn định
trong chỉ đạo và quản lý.
- Công tác quy hoạch thường dựa vào ý kiến chủ quan của nhà quy hoạch, thiếu
sự tham gia của người dân nên chưa khai thác được kinh nghiệm của người dân và
tính khả thi không cao. Phương pháp quy hoạch dựa trên thuộc tính của đất, ít xét
đến tiềm năng của đất, nhu cầu và khả năng của cộng đồng. Cơ sở khoa học cho quy


14

hoạch lâm nông nghiệp chưa rõ ràng, đồng thời thực tiễn về quy hoạch này chưa có
nhiều để tổng kết và đánh giá.
- Kết quả nghiên cứu về sử dụng đất dốc ở những nơi vùng sâu, vùng xa, áp
dụng cho người có trình độ dân trí thấp chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Từ những hạn chế trên đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu một số vấn đề như phương
pháp tiếp cận có sự tham gia trong quy hoạch, phương pháp đánh giá đất đai, phân
tích hệ thống canh tác, lựa chọn cơ cấu cây trồng vật nuôi, xác định phương thức và
định hướng sử dụng các loại đất ở khu vực nghiên cứu.


15

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG,
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu
2.1.1 Về lý luận
Xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận cho việc đề xuất phương án quy
hoạch sản xuất lâm nông nghiệp.
2.1.2 Về thực tiễn
Đề xuất phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nông nghiệp tổng hợp và
bền vững tại xã Cao Trĩ-huyện Ba Bể-tỉnh Bắc Kạn.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các văn bản pháp quy của Nhà nước về đất
đai, chính sách phát triển lâm nghiệp, luật bảo vệ và phát triển rừng, định mức kinh
tế kỹ thuật trong xây dựng cơ bản. Điều kiện tự nhiên, điều kiện dân sinh kinh tế xã
hội và nhân văn của xã. Các cơ chế chính sách đã và đang áp dụng ảnh hưởng đến
quy hoạch sử dụng đất. Một số mô hình sử dụng đất đai tại xã Cao Trĩ, thị trường
giá cả khu vực xã Cao Trĩ.
2.3 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu đề ra, luận văn tiến hành nghiên cứu những nội
dung chủ yếu sau:
2.3.1 Nghiên cứu một số cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch sản xuất lâm
nông nghiệp
- Quy hoạch sản xuất lâm nông nghiệp cấp xã trong hệ thống quy hoạch sản
xuất lâm nông nghiệp cấp vĩ mô.
- Vai trò tham gia của người dân trong quy hoạch sản xuất lâm nông nghiệp cấp xã.
- Quan điểm hệ thống trong quy hoạch sản xuất lâm nông nghiệp cấp xã.
- Quan điểm bền vững trong sản xuất lâm nông nghiệp cấp xã.
- Quy hoạch sản xuất lâm nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
- Tác động của hệ thống chính sách và pháp luật đến quy hoạch lâm nông nghiệp.


16


- Cơ sở kinh tế của quy hoạch sản xuất lâm nông nghiệp.
- Cơ sở kỹ thuật của quy hoạch sản xuất lâm nông nghiệp.
2.3.2 Phân tích tác động của một số chính sách và pháp luật đến công tác quy
hoạch sử dụng đất bền vững tại xã Cao Trĩ
- Hiến pháp năm 1992, luật đất đai năm 2003.
- Các chính sách hiện hành về đất đai trong lâm nông nghiệp.
- Các chính sách hiện hành về phát triển kinh tế miền núi.
- Các chính sách hiện hành về phát triển kinh tế trang trại.
2.3.3 Tác động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội và nhân văn đến quy
hoạch sử dụng đất bền vững tại xã Cao Trĩ
- Nghiên cứu về đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên rừng của xã Cao Trĩ.
- Nghiên cứu đặc điểm kinh tế xã hội, phân tích hiện trạng kinh tế xã hội xã Cao Trĩ.
- Nghiên cứu về các dạng đất thuộc đất lâm nông nghiệp.
- Nghiên cứu đánh giá năng suất cây trồng lâm nông nghiệp, vật nuôi và đề xuất
lựa chọn cây trồng vật nuôi.
2.3.4 Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất và phát triển sản xuất lâm
nông nghiệp tại xã Cao Trĩ
- Quy hoạch phân bổ đất đai xã Cao Trĩ giai đoạn 2008-2017
- Quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp xã Cao Trĩ giai đoạn 2008-2017
- Kế hoạch sử dụng đất xã Cao Trĩ theo từng giai đoạn
- Đề xuất giải pháp hỗ trợ phương án quy hoạch
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1.1 Phương pháp kế thừa có chọn lọc các tài liệu thứ cấp
a. Nhóm thông tin về chính sách
Những thông tin về chính sách được thu thập từ các văn bản pháp quy do Nhà nước
ban hành, bao gồm: Hiến pháp, Pháp luật, Chỉ thị, Nghị quyết, Nghị định, Quyết
định của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.



17

Những thông tin liên quan đến tổ chức quản lý và sử dụng tài nguyên, hương
ước của thôn bản về quản lý sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
b. Nhóm thông tin về xã hội
Các thông tin được thu thập tại phòng Thống kê, phòng Nông lâm nghiệp, phòng
Tài chính huyện Ba Bể, UBND xã Cao Trĩ, bao gồm:.
- Dân số, lao động, tỷ lệ tăng dân số, trình độ dân trí.
- Nhu cầu và tình hình sử dụng lao động, giá nhân công.
- Văn hóa, giáo dục và y tế, khả năng tiếp nhận và chuyển giao khoa học kỹ
thuật và công nghệ.
- Cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy lợi và các hoạt động dịch vụ trên địa bàn.
c. Nhóm thông tin về kinh tế, sản xuất
Các thông tin về kinh tế, sản xuất được thu thập bao gồm:
- Các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất lâm nông nghiệp của xã.
- Tình hình sản xuất lâm nông nghiệp của xã từ năm 2002-2007.
- Tình hình chăn nuôi và chế biến nông lâm sản.
- Năng suất, sản lượng các loại cây trồng.
- Thông tin thị trường và tiêu thụ sản phẩm trong địa bàn xã và xung quanh khu
vực từ năm 2002-2007.
- Phương hướng, đường lối chính sách, chủ trương của tỉnh đối với hoạt động sử
dụng đất, hoạt động sản xuất lâm nông nghiệp.
d. Nhóm thông tin về tài nguyên môi trường
Các thông tin được thu thập từ trạm khí tượng thủy văn, phòng Thống kê, phòng
Nông lâm nghiệp, Hạt Kiểm lâm huyện Ba Bể, UBND xã Cao Trĩ, bao gồm:
- Về đất đai bao gồm: tổng diện tích tự nhiên, chi tiết về diện tích các loại đất.
- Các số liệu về thời tiết, khí hậu được thu thập tại trạm khí tượng của huyện Ba Bể.
- Diện tích, trữ lượng các loại rừng, bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng.
- Giải pháp áp dụng trong quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng,
trồng rừng.



18

- Các bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ phân bố sử dụng đất, bản đồ giao
đất của xã tỷ lệ 1/10.000, bản đồ hiện trạng và bản đồ rà soát quy hoạch 3 loại rừng.
Ngoài các nguồn tài liệu trên, đề tài còn tiến hành thu thập một số quy trình, quy
phạm của ngành, các hướng dẫn kỹ thuật canh tác, quy hoạch sử dụng đất và quy
hoạch phát triển lâm nông nghiệp do các tổ chức, các chương trình và dự án đề xuất.
2.4.1.2 Phương pháp điều tra nhanh nông thôn
Bằng các công cụ phỏng vấn và tiếp xúc lãnh đạo các ban ngành liên quan tại
tỉnh và huyện, xã, thôn và hộ nông dân. Sử dụng công cụ này để thu thập những
thông tin cơ bản, xác định các vấn đề để xây dựng đề cương nghiên cứu và phương
pháp thu thập số liệu.
2.4.1.3 Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)
- Sử dụng các công cụ phân tích lịch mùa vụ cho các cây trồng hàng năm, sử
dụng lao động ở phạm vi xã và thẩm định cho các thôn.
- Sử dụng công cụ ma trận phân loại để lựa chọn cây trồng, vật nuôi.
- Sử dụng công cụ đắp sa bàn, đi lát cắt để đánh giá hiện trạng sử dụng đất và
phân tích hệ thống canh tác.
- Họp thôn để trình bày, thảo luận và củng cố thông tin.
2.4.1.4 Phương pháp điều tra chuyên đề
Việc điều tra chuyên đề thực hiện để bổ sung các thông tin chưa được thu thập
trong quá trình PRA, cụ thể là:
- Lĩnh vực trồng trọt điều tra các chỉ tiêu: Tình hình giao đất nông nghiệp, các
thông tin chung về cây trồng, năng suất sản lượng cây trồng của xã, đầu tư thâm
canh, sâu bệnh, tổn thất cây trồng, thông tin khuyến nông khuyến lâm …
- Lĩnh vực chăn nuôi điều tra các chỉ tiêu: Tình hình chăn nuôi của xã, các
chủng loại giống, bãi chăn thả, dịch bệnh, khả năng đầu tư cải tạo giống, thông tin
về thú y viên thôn bản.

- Lĩnh vực lâm nghiệp điều tra các chỉ tiêu: Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp,
giao đất lâm nghiệp, quản lý rừng, đầu tư phát triển rừng, quản lý bảo vệ rừng.
- Điều tra các thông tin khác


19

Tỷ lệ sinh đẻ theo phương pháp thống kê, dự tính dân số tương lai theo công thức:
N t  N 0 (1  k ) t  N 0 (1 

P Y t
)
100

(2-1)

Trong đó: Nt: là dân số đến năm quy hoạch
N0: là dân số hiện tại
P: là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
Y: là tỷ lệ tăng dân số cơ học
K: là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
t: là thời gian quy hoạch
Dự báo số hộ đến năm 2017 theo công thức: Ht=H0*Nt/N0

(2-2)

Trong đó: Ht: số hộ năm quy hoạch
H0: số hộ năm hiện tại
2.4.1.5 Phương pháp đánh giá đất đai
Tài nguyên đất của xã Cao Trĩ được điều tra, đánh giá dựa trên bản đồ tài

nguyên đất tỷ lệ 1/10.000 và bản đồ nông hóa tỷ lệ 1/100.000 kết hợp với điều tra
bổ sung tại thực địa.
2 4.1.6 Chọn điểm và hộ gia đình điều tra
Trong xã chọn 3 thôn đại diện cho xã về các mặt: Dân cư và phân bố dân cư,
dân tộc, vị trí thôn, điều kiện tự nhiên có đầy đủ hoặc gần đủ các kiểu sử dụng đất.
Tiến hành phỏng vấn 10 hộ/1 thôn để bổ sung vào kết quả PRA thực hiện trước đây.
Việc phỏng vấn hộ gia đình được tập trung vào các thông tin kinh tế, xã hội và
chính sách. Tại thôn cũng có sự thảo luận nhóm để đánh giá các yếu tố về chính
sách, tổ chức văn hóa để thực hiện.
2.4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
2.4.2.1 Tổng hợp và phân tích thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
- Các thông tin liên quan đến điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lý, địa hình địa
vật, khí hậu thủy văn, thổ nhưỡng, tài nguyên động thực vật được thu thập chắt lọc
từ các tài liệu gốc của xã, huyện và tỉnh.


20

- Các thông tin về điều kiện kinh tế xã hội như: Dân cư (dân số, lao động, thành
phần dân tộc…), cơ cấu xã hội (xã, thôn, nhóm hộ, hộ gia đình), nghề nghiệp và
việc làm, dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng (y tế, giáo dục, giao thông, thông tin liên
lạc, thị trường giá cả…) được tổng hợp theo yêu cầu của nội dung đề tài.
- Hệ thống thông tin liên quan đến tổ chức và thể chế được tổng hợp và phân
tích bằng phương pháp SWOT. Phương pháp phân tích tập trung vào các chỉ tiêu:
Tổ chức cộng đồng, dịch vụ khuyến nông, quản lý và bảo vệ rừng, dịch vụ thú y,
hoạt động tín dụng cộng đồng…
2.4.2.2 Tổng hợp và phân tích thông tin điều tra chuyên đề
- Thông tin thu thập được để phục vụ cho quy hoạch phát triển sản xuất lâm
nông nghiệp được tổng hợp theo phương pháp tối ưu hóa mục tiêu và phân tích đa
tiêu chuẩn áp dụng cho việc xây dựng kế hoạch. Bài toán phân tích kinh tế được sử

dụng cho việc lựa chọn các phương án.
- Thông tin được tổng hợp cho phân tích các hệ thống canh tác theo hệ thống
bảng, bản đồ phân chia 3 loại rừng, xây dựng bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/10.000 được
xây dựng kết hợp giữa khảo sát hiện trường và tính toán nội nghiệp, sau đó được
chuyển họa lên bản đồ tại hiện trường.
- Trong quá trình xử lý tài liệu, các thông tin được chỉnh lý và sắp xếp theo thứ
tự ưu tiên, mức độ quan trọng của vấn đề, phân tích các ý kiến, quan điểm để lựa
chọn và tìm giải pháp.
2.4.2.3 Phân tích hiệu quả kinh tế
Phương pháp CBA được vận dụng phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình sản
xuất, trên cơ sở đó để lựa chọn các mô hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế nhất để
tiến hành quy hoạch sản xuất. Các số liệu được tổng hợp và phân tích bằng các hàm
kinh tế trong chương trình Excel 7.0 trên máy tính cá nhân PC thông qua các chỉ
tiêu tính toán gồm:
- Tính giá trị hiện tại của thu nhập ròng (NPV)
NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất
sau khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại.


21

Bt  Ct
t
t  0 (1 r)
n

NPV  

(2-3)


Trong đó: NPV: Giá trị hiện tại của thu nhập ròng (đồng).
Bt: Giá trị thu nhập ở năm t (đồng)
Ct: Giá trị chi phí ở năm t (đồng)
r: Tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất (%)
t: Thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)
NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất. Hoạt động
nào có NPV càng lớn thì hiệu quả càng cao.
- Tỷ suất giữa thu nhập và chi phí (BCR): là thương số của toàn bộ thu nhập so
với chi phí sau khi triết khấu đưa về hiện tại. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh
lãi thực tế của các mô hình.
n

Bt

 (1 r )

t

BCR 

t 0
n

Ct
t

t 0 (1 r )




BPV
CPV

(2-4)

Trong đó: BCR là tỷ suất giữa thu nhập và chi phí (đồng/đồng)
BPV là giá trị hiện tại của thu nhập (đồng)
CPV là giá trị hiện tại của chi phí (đồng).
Nếu hoạt động sản xuất nào có BCR>1 thì có hiệu quả kinh tế, BCR càng lớn thì
hiệu quả kinh tế càng cao. Ngược lại BCR<1 thì việc sản xuất không có hiệu quả.
- Tỷ lệ thu hồi nội bộ (IRR)
IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian
thông qua tính chiết khấu. IRR chính là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV
= 0, tức là khi
n



t0

Bt  Ct
(1  r) t

 0

thì r=IRR

(2-5)



22

IRR dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế và khả năng thu hồi vốn của các hoạt động
sản xuất. Nếu IRR càng lớn thì hiệu quả càng cao, khả năng thu hồi vốn càng sớm.
Nếu IRR>r là có lãi, IRRTỷ lệ chiết khấu được tính theo lãi suất ngân hàng tại thời điểm tính toán.
2.4.2.4 Phương pháp tính hiệu quả tổng hợp
Hiệu quả tổng hợp của các phương thức canh tác có nghĩa là một phương thức canh
tác phải có hiệu quả kinh tế nhất, mức độ chấp nhận của xã hội cao nhất (hiệu quả xã
hội) và góp phần gìn giữ bảo vệ môi trường sinh thái (hiệu quả sinh thái).
Áp dụng phương pháp tính chỉ số hiệu quả tổng hợp các phương thức canh tác
(Ect) của W. Rola (1994):



 1
Ect   f 1 hoÆc f min   ....   f n hoÆc f min  x
 f max
 f max
f 1 
f n  n

(2-6)

Trong đó:
Ect là chỉ số hiệu quả tổng hợp. Nếu Ect = 1 thì phương thức canh tác có hiệu
quả tổng hợp cao nhất. Phương thức nào có Ect càng gần 1 thì hiệu quả tổng hợp
càng cao.
f là các đại lượng tham gia vào tính toán (NPV, CPV, IRR...)
n là số đại lượng tham gia vào tính toán.



23

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch sản xuất lâm nông nghiệp
Đất đai là tư liệu đặc biệt của sản xuất lâm nông nghiệp, vì vậy quy hoạch sử
dụng đất là cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch sản xuất lâm nông nghiệp. Để
phát huy hiệu quả, hiệu suất và đảm bảo tính bền vững... thì quy hoạch sử dụng đất
phải được hình thành trên cơ sở lý luận và thực tiễn.
Về mặt lý luận, QHSDĐ cấp xã phải được xây dựng trên những nguyên tắc: Phải
nằm trong hệ thống QHSDĐ cấp vĩ mô; Có sự tham gia tích cực của người dân; Được
xây dựng trên cơ sở hệ thống; Phù hợp với yêu cầu phát triển lâu dài; Có thị trường
tiêu thụ rộng lớn và ổn định; Phù hợp với luật pháp và các chính sách hiện hành.
Về mặt thực tiễn, QHSDĐ cấp xã phải thỏa mãn những yêu cầu: Phù hợp với
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương; Phát huy tối đa tiềm năng của
các loại đất đai; Mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất; Đảm bảo an toàn về mặt môi
trường; Được đông đảo người dân trong cộng đồng chấp nhận; Có tính khả thi cao.
Dưới đây là những kết quả phân tích và nghiên cứu bước đầu về những cơ sở trên.
3.1.1 Cơ sở lý luận
3.1.1.1 Quy hoạch sản xuất lâm nông nghiệp cấp xã trong hệ thống quy hoạch
lâm nông nghiệp
Hệ thống quy hoạch sử dụng đất được tiến hành qua nhiều cấp: Cấp Quốc gia,
cấp tỉnh, cấp huyện (gọi chung là cấp vĩ mô), cấp xã, cấp thôn bản và cấp hộ gia
đình (gọi chung là cấp vi mô). Cấp xã là cấp phối hợp giữa cấp vĩ mô và cấp vi mô,
bởi vì cấp xã vừa là cấp cơ sở có chức năng hành pháp về quản lý Nhà nước vừa là
cấp quản lý kế hoạch sử dụng đất tại địa phương theo định hướng phát triển chung.
QHSDĐ cấp xã luôn chịu sự chi phối của pháp quy Nhà nước về quản lý đất đai.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy cấp xã là cấp có tác động trực tiếp đến các đơn

vị sản xuất như thôn bản, hộ gia đình nên ngoài chức năng quản lý Nhà nước về đất
đai, cấp xã còn có vai trò như là một đơn vị quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất và


24

quản lý kế hoạch. Vì vậy, QHSDĐ cấp xã phải kết hợp hài hòa quy hoạch vĩ mô và
vi mô, nghĩa là vừa quy hoạch định hướng vừa quy hoạch quản lý sản xuất.
Cấp vĩ mô là cấp có tầm lớn bao quát, có tính chất liên ngành. Trong QHSDĐ nó
là cấp định hướng thống nhất cho các cấp QHSDĐ thấp hơn (cấp vi mô). Đối tượng
của QHSDĐ cấp vĩ mô bao gồm: cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện.
Căn cứ định hướng QHSDĐ của cấp vĩ mô và điều kiện cụ thể ở địa phương, cấp
vi mô xác định phương hướng, nhiệm vụ sản xuất lâm nông nghiệp xã và tiến hành quy
hoạch sử dụng đất đai, QHSDĐ nông lâm nghiệp đồng thời xác định rõ mối quan hệ
giữa các ngành sử dụng đất đai ở địa phương.
Nhìn chung, nội dung của QHSDĐ các cấp được đề cập ở trên là tương tự, tuy
nhiên ở những mức độ giải quyết theo chiều sâu, chiều rộng có khác nhau. Các nội
dung trong QHSDĐ cấp vĩ mô mang tính chất định hướng và luôn gắn với mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội của các cấp quản lý lãnh thổ. Cấp xã, cấp thôn bản là các
cấp thấp bên dưới, trong đó xã được coi là đơn vị cơ bản quản lý và tổ chức sản
xuất lâm nông nghiệp của thành phần kinh tế tập thể và tư nhân. Xã là cấp quản lý
hành chính thấp nhất. Tuy nhiên, QHSDĐ cấp thôn bản đóng vai trò rất quan trọng
trong quy hoạch sản xuất lâm nông nghiệp.
3.1.1.2 Quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia
Phát triển kinh tế nhất là phát triển nông thôn đang là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu
của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình
đánh giá và xây dựng chiến lược nông thôn hiện nay vẫn còn áp dụng phương pháp
tiếp cận một chiều, chưa chú trọng tới vai trò tham gia của người dân. Vì vậy, việc
thay đổi phương pháp tiếp cận nông thôn từ trên xuống bằng phương pháp tiếp cận
có sự tham gia của người dân (phương pháp tiếp cận từ dưới lên) là rất cần thiết.

Phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân là phương pháp có khả
năng khuyến khích, thúc đẩy cộng đồng trong việc đánh giá hiện trạng cũng như
xác định yêu cầu và đề xuất chiến lược phát triển trong thực thi và theo dõi, giám
sát đánh giá các phương án sử dụng đất.


×