Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp sát trùng và bảo quản đến kết quả ấp nở của trứng gà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 84 trang )

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGUYÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
MÃ SỐ: B 2009 – TN03 – 06

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP SÁT TRÙNG
VÀ KÍCH THÍCH TRỨNG TRONG THỜI GIAN BẢO QUẢN
ĐẾN KẾT QUẢ ẤP NỞ CỦA TRỨNG GÀ

Chủ trì đề tài

: ThS. NGUYỄN THỊ THANH BÌNH

Thời gian thực hiện

: 2009 – 2011

Địa điểm nghiên cứu

: Tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên - 2011


2

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
Tên đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp sát trùng và
bảo quản đến kết quả ấp nở của trứng gà”
Mã số: B 2009 - TN03 – 06
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
- ĐT: 0989 081 602

- Email:

Cơ quan phối hợp:
- Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phương Hà Nội
- Trại gà Đán - Công ty giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên
- Các trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc
Cá nhân phối hợp:
- PGS. TS. Nguyễn Duy Hoan – Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên;
- PGS.TS. Trần Thanh Vân – Ban Sau đại học, Đại học Thái Nguyên;
- Ths. Nguyễn Đức Trường – Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên.
- Ths. Đặng Tố Nga – Phòng KH&QHQT, Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên
1. Mục tiêu:
- Xác định được ảnh hưởng của việc sát trùng trứng trước khi bảo quản
trong điều kiện không có kho lạnh đến kết quả ấp nở;
- Xác định ảnh hưởng của kỹ thuật bảo quản trứng đến sự phát triển của
phôi và ấp nở trong vụ đông, vụ hè;
- Xác định ảnh hưởng của biện pháp kích thích trứng trước khi bảo quản
đến kết quả ấp nở của trứng gà;
- Hoàn thiện quy trình và nâng cao kết quả ấp nở của trứng gà, áp dụng
cho các cơ sở ấp trứng tập trung và các gia trại.



3

2. Nội dung chính:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sát trùng bằng cách phun dung
dịch Oxy già 2%; xông formol + thuốc tím và phun dung dịch Tetracycline
0,1% đến sự tỷ lệ chết phôi và kết quả ấp nở của trứng gà;
- Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp sưởi ấm trứng, bảo quản trong
môi trường giàu CO2 trong vụ đông; biện pháp bảo quản trứng trong điều
kiện lạnh cách quãng ở 160C và bảo quản thủ công trong thùng đá khô lạnh;
- Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thích trứng bằng vitamin B1, B2, B6;
vitamin B12 + glucoza trong thời gian bảo quản đến kết quả ấp nở của trứng
gà.
- Ứng dụng kết quả nghiên cứu tại một số trang trại ấp tập trung và gia
trại.
3. Kết quả chính đạt được
3.1. Nội dung 1: Đã xác định được ảnh hưởng của một số biện pháp sát
trùng đến tỷ chết phôi và kết quả ấp nở của trứng gà
- Các phương pháp sát trùng ảnh hưởng không rõ ràng đến tỷ lệ chết phôi
của trứng thí nghiệm (P>0,05)
- Thuốc sát trùng không ảnh hưởng đến tỷ lệ cho phôi, chất lượng gà con nở
ra (P>0,05)
- Sát trùng đã có tác dụng nâng cao tỷ lệ ấp nở/phôi của trứng thí nghiệm
- Các phương pháp sát trùng đã có tác dụng làm giảm tỷ lệ trứng thối nổ, tỷ
lệ trứng thối nổ dao động (0,35 – 1,72%)
- Nên sử dụng phương pháp xông Formol + thuốc tím để sát trùng trước khi
bảo quản để đạt được hiệu quả kinh tế và kỹ thuật nhất.
3.2. Nội dung 2: Đã xác định được ảnh hưởng của một số biện pháp bảo
quản trứng đến kết quả ấp nở của trứng gà
- Tỷ lệ chết phôi và sát tắc tăng theo thời gian bảo quản;

- Tỷ lệ nở/phôi giảm xuống theo thời gian bảo quản;


4

- Phương pháp sưởi ấm và bảo quản trong môi trường giàu CO2 ở vụ đông
cho kết quả ấp nở thấp hơn so với bảo quản trong điều kiện tự nhiên.
- Phương pháp bảo quản lạnh cách quãng ở và bảo quản lạnh ở vụ hè cho tỷ
lệ nở/phôi cao hơn 1,25 – 1,5% so với bảo quản thông thường.
- Các phương pháp bảo quản trứng không ảnh hưởng đến thời gian ấp, năng
lực nở của trứng thí nghiệm.
3.3. Nội dung 3: Đã xác định được ảnh hưởng của việc kích thích trứng
trước khi bảo quản đến kết quả ấp nở của trứng gà
- Tỷ lệ chết phôi giảm khi kích thích trứng bằng vitamin B12+glucoza,
vitamin B1, B2, B6 trước khi bảo quản.
- Tỷ lệ nở/phôi của các lô trứng được kích thích cao hơn so với lô đối chứng.
- Việc kích thích trứng trước khi bảo quản không ảnh hưởng đến thời gian,
năng lực ấp nở;
- Việc kích thích trứng không ảnh hưởng đến chất lượng gà con nở ra.
3.4. Nội dung 4: Đã ứng dụng kết quả thí nghiệm vào thực tế sản xuất tại 2
cơ sở ấp trứng gà tập trung và 1 gia trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho
kết quả tốt.


5

SUMMARY
Research title: The effects of disinfection, storage and stimulating methods
on incubation rate of chicken eggs
Code number: B 2009 - TN03 – 06

Coordinator: M.Sc. Nguyen Thi Thanh Binh
Mobile phone: 0989 081 602
Email:
Cooperating persons:
- Assoc. Prof. Dr. Nguyen Duy Hoan;
- Assoc. Prof. Dr. Tran Thanh Van;
- M.Sc. Nguyen Duc Truong;
- M.Sc. Dang To Nga.
Implementing Institution:
Poultry farms in Quyet Thang commune, Thai Nguyen city.
Cooperating Institution(s):
- Thuy Phuong Poultry research centre, National Institute Animal
Husbandry
- Dan poultry farm – Thai Nguyen center of livestock
Duration: from 2009 to 2011
1. Objectives:
- To determine the impacts of the egg disinfection before storing in
non-cool conditions on the hatching rate;
- To determine the effects of egg storing techniques on the
development of embryo and hatching rate during winter and summer season.
- To determine the effects of stimulating eggs before storage on
hatching rate of chicken eggs.
- To evaluated the hatching rate and apply to local and private farms.


6

2. Main contents:
- To research on the influences of disinfection methods on incubation
rate of chicken eggs.

- To study on the influences of storing methods on incubation rates of
chicken eggs in different seasons
- To study on the effects of stimulating egg during storage period
affected to hatching rate.
3. Results
3.1. Content 1: Having identified the effects of inhalation using
formaldehyde (HCHO) with potassium permanganate (KMnO4); spraying
of hydrogen peroxide solution 2% (H202 2%) and tetracycline 0.1% before
storing 3,5,7 and 9 days on hatching rate of chicken eggs.
- The antiseptic measures did not affect embryo mortality rate, it
reduced the rate of addled eggs and increased the hatching rate. The
antiseptic also did not influence the incubation time, hatching ability and the
quality of chicks.
- Inhalation of formalin with potassium permanganate (20 ml HCHO
38% + 10 grams KMnO4 per 1m3 chamber in 20 minutes) was the most
effective antiseptic way.
- The mortality rate of embryo was in direct proportion to the egg
storing time.
3.2. Content 2: Having identified the influences of storing methods on
incubation rates of chicken eggs in summer season and winter season
- In winter season, the incubation rates were not different in 3 ways of
egg storing: the storing eggs in natural conditions, the storage eggs after
heating and the storing eggs in environment with rich CO2.
- In summer season, the storing eggs in interval cool condition and the
storing eggs on dry ice were positive effect on the mortality of embryos and
hatching rate of eggs compared with the storage in natural conditions.
- In both summer and winter seasons, the mortality of embryos was
direct proportion to the egg storing time but incubation rate was in inverse
proportion to the storing time of eggs.



7

- The hatching time and chick quality were not affected by egg storing
methods before incubating. The hatching time increased as the length of time
storing eggs before incubating.
3.3. Content 3: Having determined the effects of egg stimulating methods
before storing 3, 5, 7 and 9 days on incubation rate of eggs.
- The stimulation by vitamin B12 + glucose, vitamin B1, B2 and B6
before storing reduced the mortality of embryos and embryonic mortality
rate was direct proportion to the storing time.
- The stimulation by vitamin B12 + glucose; vitamin B1, B2,B6 before
storing increased the incubation rate. Using vitamin B12 + glucose to
stimulate eggs was more effective than using vitamin B1, B2, B6.
- The egg stimulating before storing did not affect on hatching time,
hatching ability and quality of chicks.
- The incubating and hatching time increased as the length of time storing
eggs.
3.4. Content 4: The result of this study was applied in the field in Thai
Nguyen province with two professional incubators and one farmstead has
well


8

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Phần 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................... 13

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ..................................................... 13

1.1.1. Sự hình thành trứng trong đường sinh dục gia cầm mái .............................. 13
1.1.2. Cấu tạo trứng gia cầm ................................................................................ 15
1.1.3. Quá trình bảo quản trứng ấp ....................................................................... 16
1.1.4. Vệ sinh sát trùng đối với công tác ấp trứng gia cầm ................................... 20
1.1.5. Sự phát triển của phôi thai gà trong thời gian ấp ......................................... 21
1.1.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi và tỷ lệ ấp nở ............. 24

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ................. 32
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................... 32
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................................................... 33
Phần 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.................................................................................................................... 36

2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .............. 36
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 36
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 36
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................. 36

2.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU .. 36
2.2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................................... 36
2.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi................................................................................... 40

2.2.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ..................................................... 40
2.3. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................... 42
Phần 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 43

3.1. Kết quả của thí nghiệm 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp
sát trùng đến kết quả ấp nở của trứng gà ..................................................... 43
3.1.1. Ảnh hưởng của các phương pháp sát trùng đến tỷ lệ chết phôi của trứng thí
nghiệm ................................................................................................................. 43

3.1.2. Ảnh hưởng của các phương pháp sát trùng đến tỷ lệ thối nổ của trứng thí
nghiệm ................................................................................................................. 45
3.1.3. Ảnh hưởng của các phương pháp sát trùng đến kết quả ấp nở của trứng thí
nghiệm ................................................................................................................. 46
3.1.4. Ảnh hưởng của các phương pháp sát trùng đến tỷ lệ sát tắc ....................... 47
3.1.5. Ảnh hưởng của việc sát trùng trứng đến khối lượng gà con.............................. 48


9

3.1.6. Ảnh hưởng của các phương pháp sát trùng trứng đến thời gian ấp nở ......... 49
3.1.7. Ảnh hưởng của các phương pháp sát trùng trứng đến chất lượng gà con nở ra .. 51

3.2. Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của một số biện pháp bảo quản trứng đến kết
quả ấp nở .................................................................................................... 52
3.2.1. Ảnh hưởng của một số biện pháp bảo quản trứng đến tỷ lệ chết phôi của
trứng thí nghiệm .................................................................................................. 52
3.2.2. Ảnh hưởng của các phương pháp bảo quản trứng đến tỷ lệ thối nổ ............. 55
3.2.3. Ảnh hưởng của các phương pháp bảo quản trứng đến tỷ lệ nở của trứng thí
nghiệm ................................................................................................................. 56
3.2.4. Ảnh hưởng của các phương pháp bảo quản trứng đến tỷ lệ sát tắc của trứng
thí nghiệm ............................................................................................................ 58
3.2.5. Ảnh hưởng của các phương pháp bảo trứng đến tỷ lệ khối lượng gà con .......... 59
3.2.6. Ảnh hưởng của các phương pháp bảo quản trứng đến thời gian ấp nở ......... 61
3.2.7. Ảnh hưởng của các phương pháp bảo quản trứng đến chất lượng gà con .......... 63

3.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của kích thích trứng trong thời gian bảo quản
đến kết quả ấp nở của trứng gà3.3.1.Ảnh hưởng của các biện pháp kích thích đến tỷ
lệ chết phôi
3.3.2. Ảnh hưởng của các biện pháp kích thích đến tỷ lệ thối nổ................................. 67

3.3.3. Ảnh hưởng của các biện pháp kích thích đến tỷ lệ ấp nở của trứng thí nghiệm (%)
............................................................................................................................ 68
3.3.4. Ảnh hưởng của các biện pháp kích thích đến tỷ lệ sát tắc của trứng thí nghiệm . . 70
3.3.5. Ảnh hưởng của kích thích đến tỷ lệ khối lượng gà con nở ra/khối lượng trứng vào
ấp (%)................................................................................................................... 71
3.3.6. Ảnh hưởng của các biện pháp kích thích đến năng lực nở của trứng thí nghiệm . 72
3.3.7. Ảnh hưởng của kích thích đến chất lượng gà con nở ra.................................... 74
Phần 4

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................ 77

4.1.Kết luận ................................................................................................ 77
4.2.Tồn tại .................................................................................................. 78
4.3. Đề nghị ................................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 79


10

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của các phương pháp sát trùng đến tỷ lệ chết phôi (%) ...... 44
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của thuốc sát trùng đến tỷ lệ thối nổ trứng thí nghiệm (%) . 46
Bảng 3.3.Ảnh hưởng các phương pháp sát trùng đến tỷ lệ nở của trứng thí nghiệm
(%)....................................................................................................................... 47
Bảng 3.4. Ảnh hưởng các phương pháp sát trùng đến tỷ lệ sát tắc của trứng thí
nghiệm (%) .......................................................................................................... 48
Bảng 3.5. Tỷ lệ giữa khối lượng gà con nở ra/ khối lượng trứng vào ấp (%) ........ 49
Bảng 3.6. Năng lực nở của trứng thí nghiệm (giờ).................................................... 50
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của các phương pháp sát trùng đến tỷ lệ ............................ 51
gà loại 1 (%) ........................................................................................................ 51

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các phương pháp bảo quản trứng trong vụ đông .......... 53
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của các phương pháp bảo quản trứng trong vụ hè .............. 54
ảng 3.10. Ảnh hưởng của các phương pháp bảo quản đến tỷ lệ trứng thối nổ trong
thời gian ấp (%) ................................................................................................... 56
Bảng 3. 11. Ảnh hưởng các phương pháp bảo quản trứng đến tỷ lệ nở của trứng thí
nghiệm (%) .......................................................................................................... 57
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các phương pháp bảo quản đến tỷ lệ sát tắc/phôi của
trứng thí nghiệm (%)............................................................................................ 59
Bảng 3.13. Tỷ lệ giữa khối lượng gà con nở ra/ khối lượng trứng vào ấp (%) ...... 60
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các phương pháp bảo quản trong vụ đông đến năng lực nở
của trứng thí nghiệm (giờ) ...................................................................................... 61
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của các phương pháp bảo quản trong vụ hè đến năng lực nở của
trứng thí nghiệm (giờ) ............................................................................................ 61
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các phương pháp bảo quản đến tỷ lệ gà loại 1 (%) ........... 63
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các biện pháp kích thích đến tỷ lệ chết phôi của trứng thí
nghiệm (%) .......................................................................................................... 66
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của kích thích đến tỷ lệ thối nổ (%) ...................................... 67
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của kích thích đến tỷ lệ nở/phôi (%) .................................... 68
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của kích thích đến tỷ lệ sát tắc (%) ....................................... 70
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của các biện pháp kích thích đến tỷ lệ khối lượng gà con nở
ra/khối lượng trứng vào ấp (%)................................................................................ 71
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của các biện pháp kích thích đến năng lực nở ......................... 73
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của kích thích đến tỷ lệ gà loại 1(%)....................................... 74


11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQ


Bảo quản

cs

Cộng sự

g

Gram

H2O2

Oxy già

HCHO

Formol

KMnO4

Thuốc tím

NXB

Nhà xuất bản

tr

Trang


TN

Thí nghiệm


12
MỞ ĐẦU
Trong công tác ấp trứng gia cầm nhân tạo để nhân giống, không phải lúc nào trứng
sau khi thu nhặt từ ổ đẻ cũng có thể đưa vào ấp ngay, do số lượng trứng của một ngày đẻ
ít cần phải gom lại đủ số lượng mới tiến hành ấp hoặc do kế hoạch chăn nuôi và đầu ra
của quá trình ấp không hợp lý cần phải lui lại một thời gian. Trong thời gian đó có rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của trứng làm ảnh hưởng đến kết quả ấp nở và
chất lượng đàn con sau khi nở ra như nhiệt độ, độ ẩm, vi sinh vật…Vì vậy, công việc bảo
quản trứng là rất quan trọng. Nếu trứng không được bảo quản tốt thì sẽ nhanh bị hư hỏng
do vỏ trứng ở trạng thái xốp và có nhiều lỗ khí nên khả năng bốc hơi nước là rất cao, vi
sinh vật gây hại dễ dàng xâm nhập vào trong trứng và sự tác động của nhiệt độ môi
trường dẫn đến chất lượng trứng bị giảm, giảm sự phát triển của phôi, gây chết phôi trong
quá trình ấp. Sự bay hơi nước làm lòng trắng trở nên đặc dần, chỉ số lòng trắng giảm, tỷ lệ
lòng đỏ tăng lên do sự thẩm thấu nước từ lòng đỏ sang lòng trắng, màng lòng đỏ giảm dần
tính đàn hồi, chỉ số lòng đỏ giảm xuống, đơn vị Haugh cũng giảm xuống theo thời gian
bảo quản, ảnh hưởng tới chất lượng trứng và khả năng phát triển của phôi, ảnh hưởng đến
kết quả ấp nở. Còn sự xâm nhập của vi sinh vật gây hại cùng với nhiệt độ của môi trường
không thích hợp sẽ làm biến đổi các thành phần hóa học bên trong của trứng gây thối nổ
hưởng đến chất lượng trứng và kết quả ấp nở. Để hạn chế sự tổn thất sau thu hoạch của
trứng gia cầm nói chung và trứng gà nói riêng đồng thời tìm ra các biện pháp sát trùng,
kích thích trứng trong thời gian bảo quản để tăng tỷ lệ ấp nở là vấn đề thiết cấp bách đặt
ra hiện nay nhằm giúp người chăn nuôi bảo quản và giữ được chất lượng trứng, tạo ra con
giống có chất lượng và nâng cao hiệu quả kinh tế. Xuất phát từ vấn đề đó chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp sát trùng và kích

thích trong thời gian bảo quản đến kết quả ấp nở của trứng gà”

Mục đích của đề tài
- Xác định được ảnh hưởng của việc sát trùng trứng trước khi bảo quản
trong điều kiện không có kho lạnh đến kết quả ấp nở;
- Xác định ảnh hưởng của kỹ thuật bảo quản trứng đến sự phát triển của
phôi và ấp nở trong vụ đông, vụ hè;
- Xác định ảnh hưởng của biện pháp kích thích trứng trước khi bảo quản
đến kết quả ấp nở của trứng gà;
- Hoàn thiện quy trình và nâng cao kết quả ấp nở của trứng gà, áp dụng
cho các cơ sở ấp trứng tập trung và các gia trại.


13

Phần 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Ấp trứng nhân tạo bằng máy ấp công nghiệp là việc tạo ra môi trường tối
ưu để cho tế bào trứng có thể phát triển tốt nhất như: nhiệt độ, độ ẩm, độ thông
thoáng... vì trong tế bào trứng đã có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho
sự phát triển của phôi thai trong thời gian ấp.
1.1.1. Sự hình thành trứng trong đường sinh dục gia cầm mái
Tế bào trứng tách khỏi buồng trứng có dạng hình cầu màu vàng, chuyển
vào túi lòng đỏ hoặc trực tiếp vào loa kèn. Nhờ sự co bóp của cơ bụng hoặc cơ
thắt lưng, loa kèn bao lấy tế bào trứng (lòng đỏ). Lòng đỏ dừng lại ở loa kèn
khoảng 20 phút. Khi lòng đỏ đi dần xuống phần dưới của loa kèn thì trên bề mặt
có gắn dây chằng lòng đỏ nhưng chưa hoàn chỉnh. Dây chằng lòng đỏ được
hoàn chỉnh dần, đến tận tử cung mới kết thúc.
Sau đó lòng đỏ chuyển tiếp tới phần tiết lòng trắng. Thời gian ở đây

chừng 2,5 – 3 giờ. Tốc độ chuyển khoảng 2 – 2,3 mm/phút. Do chuyển động
của lòng đỏ theo chiều quay xoắn trong ống dẫn trứng cho nên dây chằng lòng
đỏ có dạng xoắn rất lạ. Đồng thời hình thành mạng lưới như khoang mạng nhện
bằng các sợi dây rất mảnh, nhỏ, dịch lòng trắng được chứa đầy giữa các khung
dây đó. Như vậy, phía ngoài lòng đỏ được bao phủ bởi một lớp lòng trắng đặc
(gọi là lớp trong lòng trắng đặc) có tác dụng cố định hình dạng của lòng đỏ.
Phần tiết lòng trắng của ống dẫn trứng tham gia bắt đầu hình thành lớp lòng
trắng loãng. Lớp này đến phần eo thì hoàn chỉnh cơ bản. Lớp ngoài lòng trắng
loãng cũng bắt đầu hình thành từ phần tiết lòng trắng của ống dẫn trứng. Nhưng
đến phần eo mới đầy đủ.
Trứng chuyển từ phần tiết lòng trắng xuống phần eo với tốc độ quay
chuyển chậm hơn (1,4mm/phút). Ở phần eo tiết ra dịch dạng keo có tác dụng
tạo thành những sợi keo rất nhỏ gắn chặt các phần với nhau. Trứng di chuyển
qua phần tiết lòng trắng chỉ có 40 – 60% lòng trắng được hình thành.


14

Trong quá trình vận chuyển quay các sợi keo xoắn lại dần tạo thành dây
chằng lòng đỏ. Ở phần eo tiết ra lòng trắng dạng hạt kiểu keratin, các hạt này
thấm nước, phồng lên, loãng ra và tham gia trên bề mặt của lòng trắng để tạo
thành màng trong dưới vỏ cứng gồm các sợi rất nhỏ. Sau đó trứng dừng lại ở
phần eo, tích tụ các chất tiết để tạo thành màng ngoài dưới vỏ cứng. Khi trứng
lại bắt đầu chuyển động thì các tuyến hoà loãng dịch tiết và tạo thành màng
ngoài dưới vỏ cứng. Màng ngoài dưới vỏ cứng khác với màng trong dưới vỏ
cứng là nó gồm các sợi lòng trắng to hơn. Trong khi hình thành màng dưới vỏ
cứng, thì ở phần eo này cũng xảy ra đồng thời quá trình tích luỹ lớp ngoài lòng
trắng loãng. Lớp ngoài lòng trắng loãng bắt đầu tích luỹ từ phần tiết lòng trắng
của ống dẫn trứng. Trứng qua phần eo mất chừng 70 phút.
Ở phần tử cung, các tuyến tiết ra dịch tiết chứa nhiều nước và chất

khoáng. Nhờ độ thẩm thấu cao của màng dưới vỏ cứng nên nước và muối
khoáng ngấm vào trong trứng làm cho lòng trắng loãng ra. Các màng dãn căng
ra. Phía ngoài màng dưới vỏ cứng bắt đầu tích luỹ vỏ cứng. Mới đầu chỉ là sự
lắng đọng của những hạt rất nhỏ trên bề mặt của màng dưới vỏ cứng, sau đó
tăng lên trong quá trình hấp thu muối canxi. Muối canxi lắng đọng được hoà lẫn
với số ít lòng trắng tạo nên những núm gai rất vững. Những núm gai vỏ này gắn
chặt với nhau nhưng giữa chúng có khoảng trống là các lỗ, đó là các lỗ khí của
vỏ trứng, có tác dụng trong quá trình trao đổi khí.
Trên bề mặt lớp vỏ cứng có chứa protein dạng keo tiết ra từ tuyến ở phần
đầu tử cung, giữa các sợi keo hình thành cũng chứa muối canxi. Như vậy, lớp
thứ hai của vỏ cứng được hình thành. Lớp này chiếm 2/3 bề dày của vỏ cứng.
Nhờ sợi khung của lớp thứ 2 nên các khe lỗ khí vẫn được thông ra. Mật độ lỗ
khí phân bố không đều, ở đầu to nhiều hơn đầu nhỏ. Trứng qua tử cung mất 19
- 20 giờ. Ở phần này, mỗi vỏ trứng hình thành phải mất 5gr cacbonat canxi (CaCO3).
Các mô tử cung không chứa canxi dự trữ, vì vậy toàn bộ canxi huy động từ máu, nên
trong máu gà đẻ lượng canxi nhiều hơn gà không đẻ tới 2 - 3 lần. Trong quá trình hình
thành vỏ cứng, sự tích máu ở tử cung tăng lên. Canxi trong máu ở dạng ion dễ hoà tan
(bicacbonat canxi). Có nhiều men ảnh hưởng tới sự tích tụ canxi ở vỏ cứng.


15

Sau khi hình thành vỏ cứng, các sắc tố có dạng vân vòng ngấm vào vỏ tạo
thành màu xác định theo giống, loài. Màu vỏ trứng rất khác nhau, nói chung vỏ
trứng gia cầm có màu trắng hồng, nâu phớt (nhạt), xám…Chủ yếu các sắc tố
được cung cấp từ máu tới tuyến ở tử cung và hoà lẫn cùng với dịch tiết của tuyến.
Ở tử cung còn tiến hành tạo thành một lớp màng ngoài vỏ cứng là do các
tế bào ở biểu mô tử cung tiết ra. Thành phần hoá học của nó gần giống với
màng dưới vỏ cứng. Màng ngoài vỏ cứng của gà không màu, rất mỏng và sáng
ánh. Trứng qua âm đạo rất nhanh và ra ngoài.

Quá trình hình thành trứng trong toàn bộ các phần của ống dẫn trứng mất
23,4 – 24 giờ.
1.1.2. Cấu tạo trứng gia cầm
Trứng gia cầm là một tế bào sinh dục phức tạp và được biệt hoá rất cao nó
bao gồm: Lòng đỏ, lòng trắng, vỏ cứng và các màng, mỗi phần của quả trứng
đều có các chức năng riêng biệt. Tỷ lệ tương đối và tuyệt đối giữa các phần tuỳ
thuộc vào gia cầm.
1.1.2.1. Vỏ trứng
Trong tử cung tiết ra dịch nhờn và trắng. Dịch này tạo ra từ cacbonatcaxi
và cacbonat protein, chất này nhanh chóng đông lại và tạo thành vỏ cứng (vỏ
trứng). Vỏ trứng không những có tác dụng bảo vệ mà còn có tác dụng cung cấp
canxi cho nhu cầu phát triển của phôi thai.
Bên trong vỏ trứng có một lớp keo rất mỏng có vai trò ngăn bớt sự bốc hơi
nước từ trứng và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào bên trong trứng.
Trên vỏ trứng có nhiều lỗ nhỏ li ti gọi là lỗ khí. Trung bình có khoảng
75.500 lỗ khí. Trứng vịt có nhiều lỗ khí hơn trứng gà và mật độ lỗ khí trên vỏ
trứng cũng có sự khác nhau ở các vị trí của vỏ trứng.
1.1.2.2. Màng vỏ trứng (màng dưới vỏ)
Gồm hai lớp màng mỏng, lớp này sát với vỏ cứng, lớp trong sát với lớp
lòng trắng ngoài, lớp ngoài dày hơn lớp trong. Độ dày của hai lớp khoảng 0,057
- 0,059 mm cả hai lớp này đều có lỗ thông để không khí đi qua giúp cho quá
trình trao đổi khí của phôi thai.
Hai lớp này áp sát vào nhau và chỉ tách ra ở đầu lớn của quả trứng, tạo
thành buồng khí. Độ to nhỏ của buồng khí phụ thuộc vào lượng khí đi qua vỏ


16

cứng và thời gian bảo quản trứng. Do vậy, ta có thể căn cứ vào độ lớn của
buồng khí để đánh giá quả trứng bảo quản thời gian dài hay ngắn.

1.1.2.3. Lòng trắng trứng
Lòng trắng cũng như vỏ cứng đều là sản phẩm của ống dẫn trứng. Lòng
trắng chứa nhiều chất dinh dưỡng, nước cung cấp cho quá trình phát triển của
phôi thai. Chất dinh dưỡng chủ yếu của lòng trắng là đường và vitamin B2. Nếu
thiếu vitamin B2 thì phôi sẽ chết vào tuần ấp thứ 2.
Lòng trắng trứng gồm 4 phần:
+ Lòng trắng trứng đặc trong;
+ Lớp lòng trắng trứng loãng trong;
+ Lớp lòng trắng trứng đặc giữa;
+ Lớp lòng trắng trứng loãng ngoài.
1.1.2.4. Lòng đỏ trứng
Lòng đỏ là một tế bào khổng lồ, nó được bao bọc bởi một lớp màng mỏng
(màng trứng) màng này rất mỏng, nhưng có tính đàn hồi rất lớn, nhờ đó mà
lòng đỏ giữ mãi ở dạng tròn, không bị xáo trộn với lòng trắng.
Trứng mới đẻ ra thì lòng đỏ có tính đàn hồi rất lớn, tính đàn hồi sẽ giảm
dần theo thời gian bảo quản. Trứng để lâu ngày tới một thời điểm nào đó tính đàn
hồi trong lòng đỏ mất đi, khi đó lòng đỏ và lòng trắng sẽ lẫn lộn.
Chất dinh dưỡng lòng đỏ bao gồm: nước, protein, lipit, vitamin. Thành
phần các chất này còn phụ thuộc vào từng loại gia cầm.
Sau khi được thụ tinh, đĩa phôi sẽ phát triển thành phôi. Đĩa phôi có thể nhìn
thấy bằng mắt thường trông như một chấm trắng. Kích thước của đĩa phôi thì phụ
thuộc vào tuổi của gia cầm mái, mùa vụ trong năm và chất lượng giống gia cầm.
1.1.3. Quá trình bảo quản trứng ấp
1.1.3.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của trứng trong thời gian
bảo quản
Trứng gia cầm đẻ ra nếu đưa ngay vào ấp thì rất tốt. Nhưng thông thường,
không thể đủ số lượng để làm ngay như vậy, cho nên trứng phải bảo quản (gom
lại) vài ba ngày mới cho vào ấp. Để đảm bảo trứng ấp có đủ tiêu chuẩn, trong
thời gian bảo quản có hai yếu tố chính phải ngăn ngừa càng nhiều càng tốt là: sự
phát triển của phôi và bốc hơi nước từ trứng. Bằng cách như vậy thì cũng đảm bảo



17

được chất lượng bên trong của trứng như đơn vị Haugh (HU), chỉ số lòng đỏ. Chất
lượng của trứng trong quá trình bảo quản phụ thuộc vào các yếu tố sau:
* Nhiệt độ
Sau khi trứng đẻ ra, nhiệt độ giảm dần từ 410C (t0 gia cầm mái) tới nhiệt độ
chuồng nuôi, khi nhiệt độ lớn hơn 270C thì phôi vẫn tiếp tục phát triển. Phôi có
khả năng sống cao nhất trong giai đoạn bảo quản, nếu sau 5 - 6 giờ đẻ ra trứng
được hạ nhiệt độ xuống dưới 270C. Khi trứng ấp phải bảo quản vài ngày hoặc
thậm chí 2 - 3 tuần, nó cần nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài.
Điều quan trọng cần biết là: khi bảo quản trứng ở nhiệt độ thấp nếu ngay
lập tức ta chuyển trứng từ kho lạnh ra ngoài phòng có nhiệt độ cao hơn sẽ có
hiện tượng trứng có “mồ hôi”, điều nàu sẽ bất lợi vì tạo điều kiện ẩm ướt cho vi
khuẩn bám vào bề mặt vỏ trứng xuyên qua lỗ khí đi vào trong. Vì vậy, trước khi
chuyển trứng đi (hay mang đi ấp) nửa ngày, cần tăng nhiệt độ ở kho bảo quản,
hoặc tăng dần nhiệt độ cho trứng bảo quản.
Theo tác giả Bạch Thị Thanh Dân và cs, 1997 [2] đã nghiên cứu xây dựng
quy trình ấp nở trứng gà Sao, kết quả cho thấy:
Bảo quản trứng đến 10 ngày ở điều kiện nhiệt độ 200C - 250C và đến 7
ngày với nhiệt độ 300C - 350C, ẩm độ 70 - 80%, đã cho hiệu quả nở/trứng có
phôi đạt 90,42% và 90,34%. Sau thời gian trên kết quả đều giảm.
* Ẩm độ
Trong quá trình bảo quản trứng ấp, ngoài chế độ nhiệt thì ẩm độ cũng rất
quan trọng. Vì ẩm độ không khí có ảnh hưởng đến khối lượng trứng: độ ẩm
không khí nơi bảo quản càng cao thì trứng càng mất ít nước, do đó sự hao hụt
khối lượng trứng càng giảm trong thời gian bảo quản.
Trong quá trình bảo quản, ẩm độ tương đối đến 60% sau 5 ngày bảo quản
tỷ lệ hao hụt khối lượng trứng là 1,27% và 2,23% sau 10 ngày bảo quản.

Ở ẩm độ 68% sau 5 ngày tỷ lệ hao hụt khối lượng trứng là 0,81% và
1,48% sau 10 ngày bảo quản.
Còn ở ẩm độ 86% sau 5 bảo quản ngày tỷ lệ hao hụt khối lượng trứng là
0,31% và 0,7% sau 10 ngày bảo quản.


18

Như vậy, điều kiện bảo quản trứng không phù hợp khi đưa trứng vào ấp sẽ
ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng trứng. Vì vậy, tốt nhất là bảo quản trứng không
quá 5 ngày ở nhiệt độ bảo quản từ 16 - 200C, ẩm độ tương đối là 70 - 80 %.
1.1.3.2. Ảnh hưởng của thuốc sát trùng đến chất lượng trứng trong quá trình
bảo quản
Tiêu độc hoá học là phương pháp được dùng phổ biến trong công tác ấp
trứng gia cầm. Các chất hoá học dùng để tiêu độc, sát trùng thường có tác dụng
làm tiêu biến protein hoặc làm kết tủa protein của vi sinh vật hoặc tác dụng kết
hợp với các chất cần thiết đối với đời sống của vi sinh vật này thành các sản
phẩm độc hại, khi vi sinh vật ăn phải sẽ có tác dụng tiêu diệt ngay chính bản
thân vi sinh vật đó.
Hiệu lực tác dụng của các chất hoá học phụ thuộc vào tác dụng đặc hiệu
của chất đó và sức đề kháng của từng loại mầm bệnh đối với chất đó.
Hiệu lực tác dụng còn phụ thuộc vào nồng độ, nhiệt độ của dung dịch đang
dùng cũng như nhiệt độ được sát trùng, thời gian tác dụng trên đối tượng đó và
tính chất vật lý hoá học của đối tượng tiêu độc. Chẳng hạn cho Clo ở dạng khí
khi tiếp xúc với vi khuẩn nó sẽ tác dụng với protein của vi khuẩn và tạo thành
protenat, do vậy có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn nhưng trong môi trường ẩm ướt
khí Cl2 có tác dụng diệt trùng cao hơn vì tạo thành axit hypoclorit (HClO) và
axit clohidrric (HCl), các chất này có tác dụng ôxy hoá mạnh, phân hủy các chất
hữu cơ của vi sinh vật.
* Prophyl:

Prophyl là một sản phẩm của công ty Coophavet thuốc ở dạng lỏng, màu
hơi xanh, mùi hắc nhẹ. Prophyl là một chất phenol tổng hợp (công thức hoá học
4 – Chloro, 3 - methyl phenol, 3 – benzyl, 4 chlorophenol) có tác dụng kéo dài,
phổ hoạt rộng, tiêu diệt mầm bệnh nhanh.
* Virkon:
Vikon là sản phẩm của công ty Bayer, là một hoá dược bao gồm:
proxygen, sulfatant, organic axit, irorganicbufen. Diệt tất cả các loài virus, vi
khuẩn, mycoplasma, nấm và mốc nhờ khả năng oxy hóa mạnh; an toàn cho


19

người, vật nuôi và môi trường; dùng sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi,
nước, không khí khi có vật nuôi; diệt trùng nhanh, hiệu lực ổn định ngay cả trong
nước mặn, nước cứng và trong môi trường có tạp chất hữu cơ. Có thể sử dụng
cho tất cả các hình thức chăn nuôi, nhà ấp trứng, xưởng chế biến thức ăn gia súc.
* Formalin:
Thuốc có tác dụng hầu hết với các loại vi khuẩn gr (+), gr (-), virus, nấm (trừ
ký sinh trùng). Khi xông khí formalin cùng formol lỏng phải kết hợp với thuốc tím.
Khử trùng trứng phải được tiến hành trong buồng rộng, sạch đảm bảo
các yêu cầu: Buồng xông phải kín và nhẵn bóng, không bị nứt, hở. Trong thời
gian xông khí phải đảm bảo quạt đảo khí phải hoạt động để cho khí xông tiếp
xúc với tất cả bề mặt vỏ trứng.
Khi xông phải khử mùi trứng bằng KMnO4 và formol ta có thể dùng với
liều lượng sau: 10g KMnO4, + 20 ml formol/ 1m3 thể tích buồng xông.
Thời gian xông khí phải kéo dài từ 20 - 25 phút, sau đó mở cửa buồng xông
cho khí lưu thông, nếu cần có thể dùng amoniac 40% để trung hoà (40 ml/m3)
* Han Iodine 10%:
Thành phần có chứa P.V.P. Iodine và glycerin. Iodine có tác dụng đối
với cả vi khuẩn gr (+), gr (-), nha bào, nấm và phần lớn các virus. Iodine có tác

dụng diệt mầm bệnh bằng cách khuyếch tán vào trong tế bào làm rối loạn tổng
hợp protein và cấu trúc của axit nucleic.
Iodine là loại thuốc dễ sử dụng không gây độc cho người, môi trường và
động vật (thuốc do công ty cổ phần dược và vật tư thú y Hanvet sản xuất)
1.1.3.3. Ảnh hưởng của một số chất kích thích đến chất lượng trứng trong
quá trình bảo quản
Vitamin còn được gọi là sinh tố, những hợp chất hữu cơ có khối lượng
phân tử nhỏ, cấu tạo hóa học rất khác nhau và đều có hoạt tính sinh học nhằm
đảm bảo cho quá trình sinh hoá và sinh lý trong cơ thể tiến hành được bình
thường. Do đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trao đổi chất. Đây là yếu tố dinh
dưỡng không thể thiếu được của mọi cơ thể sinh vật sống. Gia cầm rất nhạy cảm
với sự thiếu vitamin, trong khẩu phần dù thiếu một lượng nhỏ vitamin cũng làm


20

ảnh hưởng đến sức sản xuất của chúng, đặc biệt sẽ làm giảm chất lượng sinh học
của trứng và từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển phôi trong quá trình ấp nở dẫn đến
giảm tỷ lệ nở, chất lượng gà con kém, (Nguyễn Mạnh Hùng và cs, 1994) [5]
Theo Bùi Đức Lũng, Nguyễn Xuân Sơn (2002) [10], khi trong trứng
thiếu vitamin B1, gà con nở ra có hiện tượng viêm đa thần kinh (polineurist).
Gà đi không vững, một số con bị liệt, bị atcxia. Vì vậy cần bổ sung vitamin B1
trong thức ăn cho gà sinh sản. Khi thiếu vitamin B2 làm phôi chậm phát triển,
phôi chết nhiều vào nửa cuối thời kỳ ấp, biểu hiện là chân ngắn, ngón cong, mỏ
trên ngắn. Thiếu vitamin H trong thức ăn gà đẻ gây chết phôi, biểu hiện bệnh:
phôi biến dạng, đầu to, mỏ dưới ngắn, mỏ trên quặp xuống, các xương đùi, bàn
chân ngắn lại, gà con ngửa đầu vào lưng và quay tròn, biểu hiện bệnh thần kinh.
Thiếu vitamin B12 thì tỷ lệ chết phôi tăng lên ở giai đoạn 16 - 18 ngày ấp, chân
khô, phôi bị xuất huyết toàn thân. Thiếu vitamin A, phôi ngừng phát triển, tỷ lệ
chết phôi tăng, thận sưng to, một số con nở ra mù mắt. Thiếu vitamin D3, chất

lượng trứng giảm, trứng bị dị hình nhiều, vỏ mỏng, khả năng sử dụng canxi,
photpho của phôi kém gây tỷ lệ chết cao trong giai đoạn cuối của thời kỳ ấp.
Thiếu vitamin E, tỷ lệ trứng không phôi cao, phôi phát triển chậm, hệ tuần hoàn
bị phá hủy, phôi chết có vòng màu và tập trung nhiều vào ngày ấp 3 và 4.
Như vậy, ảnh hưởng của dinh dưỡng vitamin đối với gà sinh sản là rất lớn,
nếu thiếu chúng thì sự phát triển phôi kém, tỷ lệ phôi chết cao, tỷ lệ nở thấp, chất
lượng gà con nở ra yếu. Vì vậy, cần bổ sung đủ vitamin vào thức ăn cho gà sinh sản.
Ngoài ra trong quá trình bảo quản trứng ấp, quá trình trao đổi chất của
trứng vẫn tiếp tục xảy ra. Vì vậy, có thể bổ sung các vitamin trong quá trình bảo
quản trứng ấp
1.1.4. Vệ sinh sát trùng đối với công tác ấp trứng gia cầm
Với điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta là điều kiện thuận lợi cho các
loại virus, vi khuẩn, nấm phát triển. Hơn thế nữa hầu hết các trại ấp trứng gia
cầm ở nước ta vẫn chưa được xây dựng với quy mô và tiêu chuẩn khép kín như:
Chưa có hệ thống hút ẩm, tạo áp lực âm cho phòng máy nở... cho nên sự tác
động của môi trường sinh thái bên ngoài còn nhiều bất lợi về mặt dịch tễ.


21

Trong thực tế, trứng ngay từ sau khi đẻ ra khỏi cơ thể mẹ đã phải tiếp xúc
với các loại bụi bẩn, phân, không khí có mang các loại vi sinh vật gây bệnh. Vỏ
cứng của quả trứng là nơi đầu tiên trực tiếp bị ảnh hưởng của nhân tố trên. Bình
thường trứng có khả năng chống lại các vi sinh vật gây bệnh rất tốt. Các lớp
màng ngăn cản vi sinh vật là: Màng vỏ trứng, vỏ trứng, màng lòng trắng và cuối
cùng là lòng trắng. Trong lòng trắng chứa nhiều men lizozim. Khi trứng bị ẩm
ướt, đệm lót bẩn, trứng đẻ ra trên nền chuồng, trứng dính phân lên bề mặt...
Điều này có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao, hơn nữa ở bên trong thì có thành phần
của các tế bào trứng có dinh dưỡng rất cao là một môi trường tốt cho vi sinh vật
gây bệnh phát triển gây hại cho phôi.

Một số loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh cho trứng gia cầm như sau:
Salmonella pullorum, Mycoplasma, E.coli... là mối đe doạ nghiêm trọng tới tỷ
lệ ấp nở cũng như chất lượng con giống.
Vì thế, để góp phần nào đó vào việc tạo ra những con giống khoẻ mạnh,
sạch bệnh thì tốt nhất là sau khi thu nhặt trứng song chúng ta tiến hành vệ sinh
và sát trùng càng nhanh càng tốt. Để tiêu diệt ngay những mầm bệnh có bên
ngoài vỏ trứng, không cho chúng xâm nhập vào bên trong vỏ trứng.
1.1.5. Sự phát triển của phôi thai gà trong thời gian ấp
Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [5] cho thấy nước có vai trò quan
trọng trong quá trình trao đổi chất của phôi. Trứng không hấp phụ hơi nước từ
môi trường bên ngoài vào mà chỉ bốc hơi từ trong ra. Trong trứng nước tự do
chiếm khoảng 74 %, phần lớn được hình thành do quá trình oxy hoá các chất
hữu cơ. Nước tham gia vào các thành phần tổ chức của phôi, nước là dung môi
hoà tan các chất dinh dưỡng và là môi trường để xảy ra các phản ứng hoá học.
Nguồn nước tự do trong trứng chủ yếu là ở lòng trắng. Nước của trứng ở tuần
đầu giảm rõ rệt, một phần chuyển vào lòng đỏ, một phần thoát ra ngoài. Ở sáu
ngày ấp đầu, trứng có quá trình bay hơi nước vật lý, do vậy nước mất đi ở giai
đoạn này không có lợi, vì nó làm giảm khả năng dịch chuyển của các chất dinh
dưỡng hoà tan từ lòng trắng vào lòng đỏ. Từ ngày ấp thứ 7 đến ngày ấp thứ 17
sảy ra quá trình bay hơi nước vật lý.


22

Sau khi trứng được đẻ ra, nếu nhiệt độ thấp hơn 270C thì sự phát triển của
phôi dừng lại, nhưng khi nhiệt độ này tăng lên trên 270C thì phôi tiếp tục phát
triển. Sự hình thành thêm 4 màng phôi để cung cấp oxy, chất dinh dưỡng, nước
và bảo vệ chống sự mất nước, chống sóc được tạo nên ngay từ giai đoạn đầu
của quá trình ấp.
+ Màng ối có tác dụng chống sóc và mất nước;

+ Màng đệm có chức năng hô hấp và hấp thụ canxi;
+ Túi lòng đỏ cung cấp chất dinh dưỡng và định vị phôi.
+ Màng niệu là túi chứa chất thải (axit uric).
Thời gian ấp trứng gà là 21 ngày từ khi đưa trứng vào đến khi nở ra gà
con. Sự phát triển của phôi như sau:
- Ở ngày ấp thứ nhất ba lá phôi được hình thành. Đầu tiên là lá phôi trong
và lá phôi ngoài, giữa lá phôi trong và lá phôi ngoài tạo thành lá phôi giữa, 3 lá
phôi sau này hình thành nên các cơ quan cơ bản của gia cầm như:
+ Lá phôi ngoài hình thành nên da, lông vũ, não, mỏ, mô thần kinh;
+ Lá phôi trong hình thành nên ruột, các tuyến tiêu hoá, các cơ quan hô
hấp và các tuyến nội tiết;
+ Lá phôi giữa hình thành nên xương, cơ máu và các cơ quan còn lại.
- Ở ngày ấp thứ hai phôi tiếp tục phát triển tạo thành hệ thống mạch máu
bên ngoài bào thai. Bắt đầu xuất hiện mầm tim. Mạch máu bao quanh lòng đỏ
(noãn hoàn). Chất dinh dưỡng của lòng đỏ cung cấp cho phôi.
- Ngày ấp thứ ba bắt đầu hình thành đầu, cổ, ngực của phôi. Nếp đuôi và nếp
cánh lớn lên hợp với nếp thân sau của phôi. Từ đó màng ối, màng nhung phân chia
thành hai màng túi, màng ở ngoài là màng nhung, màng trong là màng ối. Hai màng
này dính liền với nhau. Qua ngày thứ ba gan và phổi được hình thành.
- Ngày ấp thứ tư phôi có dạng như bào thai của động vật bậc cao, độ dài
của phôi 8mm. Qua đèn soi ta có thể nhìn thấy hệ thống mao quản, có thể đánh
giá sự phát triển của qua kích thước và số lượng mạch máu. Màng ối có chứa
một ít nước và bao phủ lấy phôi, lúc này lòng đỏ đã có sự hoà tan không còn
nguyên dạng hình tròn nữa.


23

- Ngày ấp thứ năm phôi phát triển dần đạt chiều dài 12 mm. Nhìn bề ngoài,
có hình dáng của loài chim. Diều và cơ quan sinh dục hình thành, tính biệt có

thể xác định bằng kính hiển vi.
- Ngày ấp thứ sáu kích thước của phôi đạt 16 mm. Mạch máu bao phủ
quanh phôi trông như màng nhện. Lúc này hình thành lông vũ, mỏ, phần đầu
cứng của mỏ phôi có sự chuyển động.
- Ngày ấp thứ bảy Trong màng ối hình thành huyết quản. Thành màng ối
xuất hiện cơ trơn để màng có thể co bóp được. Phôi phát dục trong môi trường
nước của màng ối. Nước ối vừa chứa dinh dưỡng vừa chứa cả amoniac và axít
uric của phôi thải ra. Phôi đã hình thành ống dẫn ruột và dạ dày. Chất dinh
dưỡng đi qua đó.
- Ngày ấp thứ tám và thứ chín phôi trở nên nặng và chìm xuống dưới, phôi
đã bắt đầu nhìn thấy giống hình con gà con, mỏ mở có thể nhìn thấy.
- Ngày ấp thứ 10: phôi trao đổi chất mạnh mẽ, sinh nhiệt, lông vũ có thể nhìn
thấy bằng mắt thường. Từ ngày ấp thứ 10 phôi đã thay đổi căn bản về hô hấp và
dinh dưỡng. Mỏ há ra để cho chất dinh dưỡng từ màng ối đi vào ống tiêu hoá, cuối
ngày thứ mười hệ thống mang niệu bao bọc hết đầu nhọn của quả trứng.
- Ngày ấp thứ mười một và mười hai ngón chân phát triển, lông tơ được
hình thành.
- Ngày thứ mười ba và mười bốn, đầu phôi quay về phía đầu to của quả
trứng.
- Ngày thứ mười năm và mười sáu, phần cuối của ruột non được hình
thành, kích thước của túi niệu nang tăng lên tương ứng với kích thước của phôi.
Lòng trắng hầu như tiêu biến hết, lòng đỏ là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ
yếu, móng và mỏ đã cứng. Sự hô hấp vẫn nhờ mạch máu.
- Ngày thứ mười bảy và mười tám, mỏ hướng về phía buồng khí, dịch
màng niệu giảm. Sự phát triển của phôi hầu như hoàn chỉnh.
- Ngày thứ mười chín, túi lòng đỏ lộn dần vào xoang bụng, phôi chiếm
hoàn toàn bộ trứng (trừ buồng khí) và nằm dọc theo trứng: đầu dấu dưới cánh
phải, chân ép vào bụng, màng ối ép sát phôi do đã sử dụng hết dịch ối



24

- Ngày ấp thứ hai mươi, túi lòng đỏ lộn vào trong xoang bụng hoàn toàn,
mổ vỏ trong (chọc thủng lớp màng ngăn với buồng khí), bắt đầu hô hấp bằng
phổi. Màng niệu - đệm dừng hẳn chức năng và khô (máu được phôi thai hấp thu
lại), gà con mổ vỏ trứng (mổ vỏ ngoài).
- Ngày ấp thứ 21: Gà con bắt đầu chui ra khỏi vỏ trứng, gà nở rộ, ngày đầu
lỗ rốn bắt đầu thu hẹp lại, tạo sẹo và kết thúc quá trình ấp.
1.1.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi và tỷ lệ ấp nở
1.1.6.1. Ảnh hưởng của chế độ bảo quản trứng đến sự phát triển của phôi
Sau khi trứng được đẻ ra, do nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ cơ
thể gia cầm mẹ. Nhiệt độ của trứng sẽ giảm xuống tới nhiệt độ của chuồng nuôi.
Nếu nhiệt độ môi trường thấp hơn 270C thì phôi tạm ngừng phát triển, khi nhiệt
độ cao hơn 270C thì phôi lại tiếp tục phát triển. Quá trình phát triển của phôi ở
giai đoạn này diễn ra không bình thường, không theo quy luật, nó có thể ảnh
hưởng đến sự phát triển của phôi trong thời gian ấp. Vì vậy, trứng được đưa vào
ấp càng sớm càng tốt nhưng trong thực tế, thường phải bảo quản trứng một thời
gian mới cho vào ấp vì phải gom cho đủ số lượng. Để đảm bảo trứng ấp có đủ tiêu
chuẩn, trong thời gian bảo quản chúng ta phải ngăn chặn tối đa sự phát triển của
phôi và bốc hơi nước từ trứng bằng cách điều khiển nhiệt độ, độ ẩm thích hợp.
Để tạo cho phôi ở trạng thái cân bằng thì nên bảo quản trứng ở nhiệt độ 16
- 200C, ẩm độ tương đối từ 75 - 85%. Nếu bảo quản trứng ở nhiệt độ thấp sẽ
gây ảnh hưởng xấu đến phôi. Khi nhiệt độ dưới 00C trứng sẽ bị đóng băng. Khi
nhiệt độ lớn hơn 270C phôi sẽ phát triển ngay trong thời gian bảo quản, do vậy
khi đưa trứng vào ấp có thể gây chết phôi. Nếu thời gian bảo quản kéo dài thì sự
phát triển của phôi sẽ bị rối loạn, thời gian nở kéo dài, nở rải rác, tỷ lệ nở kém.
Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [6] thời gian bảo quản
trứng kéo dài sẽ có thời gian ấp nở dài. Quá hai ngày, trung bình thời gian ấp nở
kéo dài 1 giờ/ ngày bảo quản. Thời gian bảo quản dài sẽ làm giảm tỷ lệ ấp nở.
Quá 7 ngày bảo quản, tỷ lệ ấp nở sẽ giảm 0,5 - 1%.

Theo Võ Bá Thọ (1990) [18] cho thấy trứng gà công nghiệp bảo quản 7
ngày là phù hợp, sau 7 – 10 ngày tỷ lệ nở sẽ giảm 1%.


25

Abdou và cs (1990) [21] đã chỉ rõ: sau thời gian bảo quản 5 - 6 ngày, thì cứ
thêm 1 ngày bảo quản tỷ lệ nở sẽ giảm từ 1 - 3%.
Thời gian và nhiệt độ cao thì thời gian bảo quản ngắn và ngược lại. Trong
điều kiện mùa đông thì thời gian bảo quản trứng được dài hơn so với mùa hè.
Theo Lê Xuân Đồng và cs (1981) [3] cho biết: Thời gian bảo quản trứng từ
1 - 3 ngày ở nhiệt độ 200C thì tỷ lệ ấp nở không sai khác, nhưng bảo quản trứng
ở nhiệt độ 150C tỷ lệ ấp thấp hơn ở nhiệt độ 200C là 2,9 %.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến sự phát triển của phôi, nhiều
tác giả trong nước đã xác nhận rằng sự phát triển của phôi chịu ảnh hưởng của
khối lượng và hình dạng trứng. Điều này ngoài yếu tố di truyền còn chịu chi phối
bởi chế độ chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà bố mẹ và yếu tố mùa vụ trong năm.
Nguyễn Duy Nhị, Nguyễn Thị San (1982) [13] nghiên cứu xác định khối
lượng trứng thích hợp để có tỷ lệ ấp nở cao đã kết luận trứng gà Plymouth Rock
có khối lượng trung bình ở độ tuổi 26 - 33 tuần là 50 - 54g cho tỷ lệ nở cao nhất
(72,6%). Bùi Đức Lũng, và cs (1993) [9] nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng
trứng gà giống Hybro đến kết quả ấp nở và sức sống của gà con cho biết tỷ lệ
gà loại 1 đạt cao nhất ở lô trứng có khối lượng trung bình 52 - 64g (80-85%),
thấp nhất ở lô trứng có khối lượng nhỏ 45- 49 g (60,9%).
1.1.6.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của phôi và tỷ lệ ấp nở
* Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự phát triển của phôi
Nhiệt độ môi trường có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển của phôi, vì
sự phát triển của phôi gia cầm diễn ra ngoài cơ thể mẹ. Các nhà nghiên cứu cho
rằng nhiệt độ là yếu tố quan trọng, đảm bảo cho sự thành công của quá trình ấp.
Bởi vì nó ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phôi. Nhiệt độ tốt nhất là giới

hạn nhiệt độ phôi có thể chịu đựng được để sinh trưởng phát triển bình thường.
Theo Nguyễn Duy Hoan và Trần Thanh Vân (1998) [6] cho biết: bình
thường nhiệt độ máy ấp dao động trong khoảng 370C - 380C. Khi nhiệt độ tăng
cao (trong mức giới hạn) thì sức lớn của phôi cũng tăng, phôi phát triển mạnh.
Ngược lại trong thời gian này nhiệt độ thấp hơn mức quy định sẽ làm cho phôi
phát triển chậm lại. Ở nửa sau của quá trình ấp (sau khi màng niệu khép kín ở


×