Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

skkn một vài kinh nghiệm giúp học sinh viết đúng chính tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.06 KB, 14 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC HIỆP

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài:

MỘT VÀI KINH NGHIỆM
GIÚP HỌC SINH VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ

- Họ và tên: Đặng Thị Chăm
- Chức vụ: Giáo viên Trường Tiểu học Phước Hiệp

1


Đề tài:
MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ

Phần mở đầu
I. Bối cảnh của đề tài:
Chính tả là một trong những phân môn Tiếng Việt ở tiểu học.Phân môn
chính tả dạy cho học sinh tri thức và kĩ năng chính tả, phát triển năng lực sử
dụng kĩ năng viết vào hoạt động giao tiếp.
Chữ viết là một phát ngôn quan trọng của loài người. Trẻ em đến tuổi đi
học thường bắt đầu quá trình học tập bằng việc học chữ. Ở giai đoạn đầu (bậc
tiểu học) trẻ tiếp tục hoàn thiện năng lực tiếng nói mẹ đẻ. Từ đó các em bắt đầu
tiếp cận với môn chính tả .
II. Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình giảng dạy lớp 2, bản thân nhận thấy học sinh còn viết sai
nhiều lỗi chính tả. Đặc biệt đầu năm học này ở lớp tôi chủ nhiệm học sinh viết


sai rất nhiều lỗi chính tả. Tình hình học tập của các em gặp nhiều khó khăn nhất
là trong giờ chính tả, đặc biệt là chính tả nghe viết. Thời gian để giúp các em
theo kịp tiến độ với các bạn là vấn đề tôi luôn trăn trở. Làm thế nào để giúp học
sinh trung bình yếu viết đúng chính tả và giúp cho chất lượng học tập của lớp
được nâng lên. Đó chính là vấn đề mà tôi đã đặt ra cho mình và qua thực tế
giảng dạy, học tập kinh nghiệm, tôi đã rút ra cho mình “Một vài kinh nghiệm
giúp học sinh viết đúng chính tả ”.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Chương trình phân môn chính tả lớp 2.
- Học sinh lớp hai năm học 2010– 2011
IV. Mục đích nghiên cứu:
Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học
môn chính tả để tìm ra phương pháp giúp giáo viên rèn luyện cho học sinh lớp
2


2 viết đúng hơn.
Phần nội dung
I . Cơ sở lý luận:
Các nguyên tắc chính tả không tách rời các nguyên tắc dạy học Tiếng
Việt, chính tả là phân môn có tính chất công cụ, tính chất thực hành làm cơ sở
cho việc dạy học các phân môn khác của Tiếng Việt. Cùng với phân môn Tập
Viết, chính tả cung cấp kiến thức và hoàn thiện kĩ năng tạo ra hình thức vật chất
biểu hiện ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp. Mục đích của dạy chính tả là rèn
luyện khả năng “đọc thông, viết thạo”, chủ yếu là viết đúng chuẩn mực và dạng
thức viết của ngôn ngữ.
II. Thực trạng:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu cùng tổ chuyên môn luôn giúp tôi
đi sâu tìm hiểu đề tài này.

- Việc học tập của học sinh được các bậc phụ huynh quan tâm. Các em rất
ham thích học tập.
- Các bài tập chính tả rất đa dạng, phong phú về kiểu loại. Trong một tiết
học các bài tập được bố trí xen kẻ, phù hợp với vùng miền làm nỗi rõ thêm chủ
điểm.
2. Khó khăn:
Qua thực tế giảng dạy, theo dõi tình hình học tập của học sinh yếu về kĩ
năng viết chính tả, tôi nhận thấy đa số các em yếu về các mặt kiến thức như sau:
1. Học sinh lẫn lộn âm đầu:
* s/x:

sắc sảo → xắc xảo
sạch sẽ → xạch xẽ
sắp xếp → xắp xếp

* d/gi:

giàn hoa → dàn hoa

2. Học sinh không nắm vững quy tắc chính tả:
Ví dụ: băn khoăn → băn khuăn
3


gồ ghề → gồ gề
3. Học sinh không nắm được sự thể hiện bằng chữ viết của âm đệm
trong tiếng việt:
Ví dụ:
qua loa → qua lo
hoa quả → qua quả

4. Học sinh lẫn lộn âm chính trong bộ phận vần:
* iê/yê:

con thuyền → con thiền
thường xuyên → thường xiên

* eo/êu: reo hò → rêu hò
đi đều → đi đèo
* i/iê:

dìu dịu → diều diệu
diệu kì → dịu kì

* u/uô:

khuôn mặt → khun mặt
cúi đầu → cuối đầu

5. Học sinh phát âm lệch chuẩn
Ví dụ:
Trường Sơn → Trườn Sơn
lan man → lang mang
6. Học sinh lẫn lộn dấu thanh ( hỏi, ngã ):
Ví dụ:

mải miết → mãi miết
nghỉ hè → nghĩ hè

III/ Một vài kinh nghiệm giúp học sinh viết đúng chính tả:
1. Luyện phát âm:

Muốn học sinh viết đúng chính tả, tôi phải chú ý luyện phát âm cho học
sinh, giúp các em phân biệt các âm đầu, âm chính, âm cuối qua giọng đọc mẫu
của giáo viên.
Việc rèn phát âm được thực hiện thường xuyên trong các tiết Tập đọc và
một số môn học khác.
4


2. Luyện tập về phân tích, so sánh:
Trong các giờ chính tả tập chép hay nghe viết, tôi thường xuyên hướng
dẫn các em phân tích về cấu tạo tiếng rồi so sánh những tiếng dễ lẫn lộn, luyện
viết bảng con trước khi viết vào vở.
Ví dụ:
Khi viết tiếng “muống”, học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “muốn”, tôi yêu cầu
học sinh phân tích cấu tạo 2 tiếng này đồng thời giải nghĩa từ:
- Muống = M + uông + thanh sắc (rau muống)
- Muốn = M + uôn + thanh sắc (ước muốn)
So sánh thấy được sự khác nhau đó để học sinh ghi nhớ, khi viết các em
sẽ không bị viết sai.
3. Giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả:
Giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả bằng cách hướng dẫn các em nắm
nghĩa của từ phối hợp với việc so sánh, phân tích chính tả, tôi sử dụng đồ dùng
dạy học, những hình ảnh và giáo cụ trực quan để giúp học sinh quan sát và phân
biệt từ khó dựa vào việc sử dụng thiết bị dạy học vừa nêu hoặc hướng dẫn học
sinh hiểu nghĩa từ bằng cách cho học sinh đặt câu, đọc chú giải.
Ví dụ:
* ch/tr

Chân : bộ phận nâng đỡ cơ thể người hoặc vật
Trân: ngó trân trân hoặc trân trọng


* s/x

Sen: hoa sen, vòi sen
Xen: xen lẫn, xen kẽ

4. Rèn luyện trí nhớ cho học sinh:
Để có kĩ năng viết đúng chính tả bằng cách hướng dẫn cho các em đọc viết vào các buổi thứ hai trong tuần, giúp các em có kĩ năng phân biệt về thanh,
về phụ âm đầu, phụ âm cuối qua các bài tập chính tả để giúp học sinh vận dụng
các kiến thức đã học.
* Bài tập phân biệt các phụ âm cuối c/t, n/ng, …
5


Đây là lỗi mà học sinh miền Nam của chúng ta hay mắc phải do ảnh hưởng
của phương ngữ.
Để giúp học sinh viết đúng các tiếng có phụ âm cuối c/t hoặc n/ng ta phải
khảo sát, thống kê lỗi chính tả mà học sinh mắc phải ( vd: tấc cả, gậc đầu,…).
Trên cơ sở đó soạn cho học sinh 1 hệ thống bài tập chính tả “so sánh”
- viết phân biệt c/t
- viết phân biệt n/ng
Sau đó tổ chức cho học sinh thực hành luyện tập
Ví dụ:
 Điền c hoặc t: lượ.. bỏ,lần lượ…, biến mấ…, ướ mơ.
 Điền n hoặc ng: ngâ… nga, yên lặ…
5. Rèn chính tả thông qua trò chơi:
Với biện pháp này nhằm giúp học sinh ghi nhớ các âm khi đọc giống nhau
nhưng viết thì khác nhau.
Ví dụ: Trò chơi thi viết từ ngữ gồm các tiếng có âm “ngờ” hoặc “gờ”
6. Giúp học sinh ghi nhớ về mẹo luật khi viết chính tả:

Hướng dẫn học sinh ghi nhớ các quy tắc chính tả bằng hệ thống bài tập giúp
các em nắm quy tắc khi viết âm : g/gh; ng/ngh; c/k.
Ví dụ:
6.1 Giúp học sinh ghi nhớ quy tắc chính tả sau:
* Các âm đầu: k, gh, ngh đứng trước các nguyên âm i, e, ê, iê,…
* Các âm đầu: c, g, gh đứng trước các nguyên âm o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư,…
Bài tập điền vào chỗ chấm:
 “c” hay “k” : …éo co, cổ …ính, …iên nhẫn, tổ …iến.
 “g” hay “gh” : …ồ ghề, ..e thuyền, …i nhớ, chán …ét.
 “ng” hay “ngh”: ngốc …ếch, ngạo …ễ, …iêng …ã
6.2 Để phân biệt âm đầu ch/tr: Tôi cho các em quan sát một số hình ảnh
chỉ tên đồ vật, tên con vật bắt đầu bằng âm ch
Ví dụ: - chổi, chảo, chén, chiếu, chum,…
6


- chó, chuồn chuồn, châu chấu, chim sẻ, chim sâu, …
6.3 Đối với phụ âm đầu s/x: Tôi cho các em thi tìm tên chỉ cây cối hoặc
tên con vật đều bắt đầu bằng âm “s”
Vd: - sả, sầu đâu, sầu riêng, sắn, sứ, si,…
- sò, sóc, sứa, sáo, sói, sư tử, sên,…
6.4 Để phân biệt dấu thanh hỏi, ngã: Tôi sử dụng một số bài tập trắc
nghiệm hoặc điền từ vào chỗ trống để luyện cho học sinh.
Ví dụ:
+ Khoanh tròn vào những chữ cái trước những từ viết đúng:
a. sữa tươi

d. thi đỗ

b. sửa sai


e. nghiêng ngã

c. ngả ba

g. mãi miết

Với dạng bài tập này, tôi thường đưa ra câu trả lời đúng nhiều hơn sai để giúp
các em vận dụng kiến thức khi sử dụng dấu thanh.
+ Chọn từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống:
- (đổ, đỗ ) : thi … , … rác
- ( giả, giã ) : … vờ (đò), … gạo
Hoặc để nâng cao hơn về kĩ năng viết chính tả cho học sinh tôi đưa thêm
dạng bài tập khó hơn bằng các câu đố, câu tục ngữ hay các bài thơ để giúp các
em phát hiện được âm, vần hoặc thanh cần điền đúng vào yêu cầu của bài tập.
Ví dụ:
* Em chọn ch/tr để điền vào chỗ trống rồi giải câu đố sau:
Mặt …òn, mặt lại đỏ gay
Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao
Suốt ngày lơ lửng …ên cao
Đêm về đi ngủ, …ui vào nơi đâu?
( là gì? )
* Em chọn dấu hỏi hay dấu ngã để đặt trên những chữ in đậm sau:
- Kiến cánh vỡ tô bay ra
7


Bao táp mưa sa gần tới.
- Muốn cho lúa nay bông to
Cày sâu, bừa ki, phân gio cho nhiều.

7 . Tích hợp việc dạy Chính tả trong các môn học khác:
Giúp học sinh viết đúng câu lời giải trong khi giải toán có lời văn bằng
cách nhắc nhở, sửa lỗi sai khi chấm bài. Chỉnh sửa học sinh phát âm đúng khi
trả lời miệng bài toán có lời văn, câu hỏi bài trong khi học các môn: Tự nhiên và
xã hội, Đạo đức,…
8.Giọng đọc của giáo viên trong bài chính tả nghe viết là hoạt động
góp phần quyết định chất lượng bài viết của học sinh.
Qua nghiên cứu tôi cũng nhận thấy giọng đọc của giáo viên cũng có vai trò
hết sức quan trọng quyết định bài viết của học sinh. Nếu giáo viên đọc không
tốt, học sinh sẽ viết sai.Vì thế yêu cầu việc đọc chính tả là phải rõ ràng, rành
mạch từng tiếng, đủ để cả lớp nghe rõ; tốc độ đọc chậm rãi, phát âm chuẩn ( đặc
biệt với những tiếng có âm đầu dể lẫn). Đọc tốt không phải dễ. Nếu giáo viên
đọc nhanh, lướt tiếng hoặc phát âm không chuẩn thì học sinh viết không thể
viết đúng được.
Việc ngắt câu dài khi đọc chính tả cũng cần lưu ý làm sao để số lượng tiếng
học sinh nghe viết phù hợp, không được quá dài, có thể ngắt câu thành những
cụm từ ngắn nhưng nghĩa của cụm từ ngắt ra phải hiểu được và nó góp phần giữ
trọn vẹn ý nghĩa câu văn.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua những biện pháp trên, học sinh đã dần dần viết đúng chính tả, cả lớp
hứng thú hơn trong các giờ chính tả. Bài làm của các em chất lượng được nâng
cao rõ rệt so với đầu năm. Số học sinh viết sai chính tả đã giảm đi nhiều Qua
quá trình rèn cho học sinh viết chính tả đã mang lại kết quả cụ thể qua đợt kiểm
tra định kì như sau :

8


Lỗi
0-1


2

3-4

5

Trên 5 lỗi

ĐN

3- 12,5

4 - 16,7

4 - 16.7

5 - 20,8

8 - 33,3

HKI

6 - 25

5 - 20,8

4- 16,7

4 - 16,7


5 - 20,8

HKII

9 - 37,5

7- 29,1

6 – 25,0

1- 4,2

1 - 4,2

Với kết quả đạt được như trên, bản thân tôi rất vui vì mình đã góp một phần
nhỏ vào kết quả học tập của các em.

9


Phần kết luận

I. Những bài học kinh nghiệm:
Từ các biện pháp đã trình bày, tôi thấy rằng:
* Về giáo viên:
- Phải theo dõi, tìm hiểu nguyên nhân học sinh viết sai lỗi chính tả.
- Coi trọng tất cả các phân môn, không xem nhẹ môn nào bởi vì các môn
đều có liên quan bổ sung cho nhau.
- GV không nên xem nhẹ việc rèn đọc hoặc bỏ qua việc rèn phát âm

chuẩn cho học sinh.
- Hệ thống bài tập phân biệt, hệ thống trò chơi phải phù hợp với trình độ
tiếp thu của từng đối tượng học sinh, phù hợp với mỗi tiết học.
- Luôn luôn động viên, khuyến khích kịp thời mọi sự tiến bộ của học sinh.
- Phải hướng dẫn học sinh thật kĩ những qui tắc cơ bản .
- Giáo viên phải phát âm một cách chuẩn và chính xác.
* Đối với học sinh:
- Các em cần phải tư duy và vận dụng thực tiễn để áp dụng vào bài viết
của mình.
- Khi đã nắm được các quy tắc chính tả, học sinh nắm được cách viết
đúng các từ mà không cần phải ghi nhớ máy móc từng trường hợp chính tả riêng
biệt.
- Sự cố công rèn luyện và sự phấn đấu của học sinh.
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Chính tả trong trường tiểu học rất quan trọng.Giúp các em nói và viết
chuẩn xác Tiếng Việt và là tiền đề để học lên các bậc học tiếp theo.
III. Khả năng ứng dụng triển khai:

10


Qua việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy tôi thấy được
kết quả rõ rệt trong lớp mình giảng dạy và đã phổ biến rộng rãi cho giáo viên
trong tổ cùng thực hiện.
Trên đây là sáng kiến mà tôi đã vận dụng các biện pháp rèn học viết đúng
chính tả và đạt được những kết quả như trên. Rất mong sự góp ý của BGH và
các đồng nghiệp.
Người thực hiện

11



Tài liệu tham khảo
Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 Tập 1-2
Sách giáo viên Tiếng Việt 2 Tập 1-2
Tạp chí Thế Giới Trong Ta
Từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê

12


Mục lục

Trang
A. Phần mở đầu

1

I Bối cảnh của đề tài

1

II. Lí do chọn đề tài

1

III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

1


IV. Mục đích nghiên cứu

1

B. Phần nội dung

2

I.Cơ sở lí luận

2

II. Thực trạng

2-3

III. Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả

3-7

IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

7

C. Phần kết luận

10

I. Những bài học kinh nghiệm


9-

II. Ý nghĩa

10

III. Khả năng ứng dụng triển khai

11

Tài liệu tham khảo

11

Mục lục

12

13


14



×