Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng khu vực vùng đệm các khu bảo tồn thuộc tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.77 KB, 42 trang )

-1-

Phần 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các hệ thống quản lý tài nguyên rừng hiện nay ở nước ta chủ yếu dựa vào
các cơ quan Nhà nước đã và đang tỏ ra thiếu hiệu quả, thể hiện ở tốc độ suy thoái
nguồn tài nguyên rừng cả về số lượng và chất lượng. Các nguyên nhân cơ bản dẫn
đến suy thoái tài nguyên rừng ở Việt Nam có thể xếp theo bốn nhóm nhân tố cơ
bản, đó là: (i) Các nguyên nhân dẫn đến mất rừng vượt ra ngoài phạm vi ngành
Lâm nghiệp, trong khi đó sự cố gắng giải quyết chỉ đơn thuần trong ngành; (ii) Các
tổ chức Nhà nước quản lý lâm nghiệp không đủ năng lực để kiểm soát và quản lý
tài nguyên rừng; (iii) Việc không thừa nhận hoặc không tôn trọng các hình thức
chiếm dụng và quản lý rừng truyền thống đã làm mất đi những tiềm năng quan
trọng trong quản lý rừng bền vững như các hệ thống kiểm soát xã hội, năng lực
quyền hạn của các tổ chức cộng đồng địa phương trong quản lý rừng. Điều đó dẫn
đến tình trạng người dân địa phương không nhận thấy rừng của họ và họ không
quan tâm đến bảo vệ rừng. Rừng của Nhà nước trở thành "không của ai cả" và là
đối tượng cho các hoạt động khai thác trái phép, chặt phá, phát đốt để lấy đất canh
tác nông nghiệp,... dẫn tới sử dụng không hiệu quả nguồn tài nguyên của cả những
người sống gần rừng, xa rừng cũng như trong rừng; (iv) Giá trị kinh tế từ tài
nguyên rừng phần lớn do các cơ quan Nhà nước khai thác và hưởng lợi trong khi
lợi ích từ rừng dành cho người dân trong cộng đồng địa phương nơi có rừng quá
ít.[1]
Từ các nguyên nhân trên có thể nhận thấy rằng việc quản lý nguồn tài
nguyên rừng chưa quan tâm nhiều đến các vấn đề xã hội, hay nói cách khác là
chưa nghiên cứu một cách đầy đủ mối quan hệ giữa con người bao gồm các cộng
đồng sống tại nơi có rừng và tài nguyên rừng nhằm đề ra các giải pháp tổ chức
quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiệu quả, bền vững dựa trên cơ sở sự
tham gia tích cực của chính người dân địa phương.
Nhằm khôi phục và phát triển vốn rừng, tạo cơ sở pháp lý cho phát triển


lâm nghiệp cộng đồng, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ
trương chính sách, phân cấp phân quyền trong quản lý tài nguyên rừng, giao đất


-2-

giao rừng và chính sách hưởng lợi từ rừng cho người quản lý rừng, chủ trương xã
hội hoá nghề rừng và phát triển lâm nghiệp cộng đồng. Luật Đất đai năm 2003,
Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Quyết định 245/1998/QĐ-TTg ngày
21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà
nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp; Quyết định số 178/2001/QĐ- TTg
ngày 12/11/2001 về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ hộ gia đình, cá nhân được giao,
được thuê nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp; Quyết định 106/2006/QĐ-BNN
ngày 27/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành bản Hướng dẫn
hình thành và quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn;
Với mong muốn góp phần hoàn thiện về phương pháp luận đồng thời đề xuất các
giải pháp cho quá trình tổ chức thực hiện quản lý rừng cộng đồng, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng
khu vực vùng đệm các khu bảo tồn thuộc tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng được một mô hình quản lý rừng cộng đồng phù hợp với điều kiện của
địa phương
Hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng được xây dựng cho khu vực vùng đệm rừng
đặc dụng Bắc Kạn, góp phần đề xuất bổ sung hoàn thiện hướng dẫn hình thành và
quản lý rừng cộng đồng trên cả nước
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Thông qua những kết quả nghiên cứu của đề tài, các nhà quản lý, chuyên
môn có cơ sở trong chỉ đạo, xây dựng kế hoạch quản lý rừng cộng đồng tại địa
phương có hiệu quả góp phần bảo vệ rừng và phát triển kinh tế địa phương.



-3-

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Lịch sử nghiên cứu
2.1.1. Trên thế giới
Năm 1970, khái niệm về lâm nghiệp cộng đồng xuất hiện lần đầu tiên tại
Ấn Độ, đã được tổ chức FAO nghiên cứu, quảng bá và nhân rộng. Hiện nay thuật
ngữ lâm nghiệp cộng đồng được áp dụng hầu hết ở các nước trên thế giới, đặc biệt
là các nước đang phát triển và được xem là một phương thức quản lý rừng có hiệu
quả.
Ở Hàn Quốc cũng tồn tại ba loại sở hữu rừng là rừng của Nhà nước, rừng
cộng đồng và rừng tư nhân. Hiện nay rừng tư nhân chiếm 70% diện tích rừng, còn
lại là rừng do nhà nước quản lý (22%) và rừng cộng đồng (8%);[2]
Ở Nêpan, Lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) mới xuất hiện, nổi bật là sự tham
gia của người dân vào quản lý rừng. Ngày nay LNCĐ trở thành nguồn thu nhập và
cơ hội tạo việc làm, cải thiện đời sống của các cộng đồng nông thôn. Với sự hỗ trợ
tài chính và kỹ thuật của nhiều tổ chức phi chính phủ và tổ chức tài trợ quốc tế,
chương trình này đã được thực thi ở toàn quốc và phần lớn chương trình đã thành
công trong giai đoạn này (Paudel, 2000) [4]
Ở Bănglađét, vấn đề xây dựng chiến lược, thể chế với sự trợ giúp của lâm
nghiệp xã hội đã nổi lên từ những năm 1967. Sự phản ứng rất hạn chế của Chính
phủ về xác định quyền sử dụng đất và tài nguyên thiên nhiên, cái chính là không
an toàn một cách phổ biến, đã làm suy yếu quản lý lâm nghiệp cộng đồng. Những
vấn đề pháp lý không tìm được câu trả lời như quyền chiếm hữu không chắc chắn
và mâu thuẫn giữa tư nhân và sở hữu công về rừng, đất rừng, quyền quản lý đất đai
theo truyền thống xảy ra bởi sự kiện những người sống về đất, những người thiếu
đất và việc dân chủ hóa là nguyên nhân chính của việc phá hoại nguồn tài nguyên
rừng và mất đa dạng sinh học. Sự thiếu tin tưởng giữa người dân địa phương với

cơ quan lâm nghiệp, thiếu chính sách minh bạch để thực thi quản lý xã hội và quản
lý rừng có người dân tham gia cũng là nguyên nhân dẫn đến mất rừng
(Poffenberger, 2000 và Thakur, 2001). [4]


-4-

Ở Thái lan, Wasi (1997) cho rằng lâm nghiệp cộng đồng là một nhân tố trợ
giúp cho việc phát triển xã hội dân sự ở Thái Lan. Các cộng đồng có đòi hỏi rất lớn
được tham gia vào quản lý các nguồn tài nguyên địa phương của họ do một diện
tích rừng lớn đã bị mất bởi việc khai thác gỗ hợp pháp trong những thập kỷ trước
đây. Vandergeets (1996) nhận thấy rằng khai thác rừng ở Thái Lan đã bị cấm từ
năm 1989, Cục Lâm nghiệp Hoàng gia Thái Lan đã chuyển các mục tiêu từ quản lý
khai thác gỗ sang mở rộng bảo tồn rừng. Quyền của các cộng đồng địa phương
quản lý các nguồn tài nguyên của họ đã trở thành mục tiêu chính của nhiều tổ chức
phi chính phủ và cơ quan nghiên cứu. Gymour và Fisher (1997) nhận xét rằng các
họat động quản lý rừng cộng đồng có liên quan đến việc mở rộng trồng rừng trên
diện tích đã mất rừng, ở mức độ nào đó khá hơn là việc phối hợp quản lý hoặc
chuyển giao việc kiểm soát cho các cộng đồng [4]
Tại Hội thảo quốc tế về Lâm nghiệp cộng đồng ở Chiang Mai- Thái Lan
tháng 9/2001, vấn đề nhu cầu phát triển phương thức quản lý rừng dựa vào cộng
đồng ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam; Những vấn đề cần quan tâm để phát
triển lâm nghiệp cộng đồng như (i) Phân cấp và chuyển giao quyền sở hữu và sử
dụng tài nguyên rừng cho cộng đồng; (ii) Xây dựng các mô hình hợp tác giữa các
cộng đồng và các bên liên quan để phát triển lâm nghiệp cộng đồng; (iii) Phát triển
một hệ thống chính sách đồng bộ hỗ trợ cho phát triển lâm nghiệp cộng đồng; (iv)
Phát triển các cách tiếp cận cả về kỹ thuật và xã hội để xây dựng các kế hoạch
quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng [10]
Thực tế trên thế giới cho thấy đã có rất nhiều nghiên cứu về các khía cạnh
cải tiến chính sách, thể chế, cách tiếp cận, phát triển công nghệ trên cơ sở kiến

thức kinh nghiệm bản địa để phát triển quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Đây là
những kinh nghiệm tốt có thể kế thừa và vận dụng một cách thích hợp vào điều
kiện của Việt nam.
* Quan điểm, khái niệm về lâm nghiệp cộng đồng, quản lý rừng dựa vào
cộng đồng, quản lý rừng cộng đồng.
Thuật ngữ “cộng đồng” được định nghĩa khác nhau khi đứng trên quan
điểm, góc nhìn khác nhau, được định nghĩa “Cộng đồng là một tập hợp người với
những đặc trưng về địa lý, chủng tộc, văn hoá, tín ngưỡng nghề nghiệp hoặc kinh


-5-

tế xã hội tương tự. Các cộng đồng có thể được định rõ tính chất bởi tính địa
phương, chủng tộc, dân tộc, tuổi tác, nghề nghiệp, lợi ích hay thu nhập trong
những vấn đề đặc biệt hoặc là những ràng buộc chung khác”
Thuật ngữ “lâm nghiệp cộng đồng”, có nhiều định nghĩa khác nhau, theo
FAO “Lâm nghiệp cộng đồng là bao gồm bất kỳ tình huống nào mà người dân địa
phương tham gia vào hoạt động lâm nghiệp” [11]
Khái niệm lâm nghiệp cộng đồng được đề cập ở nhiều quốc gia trên thế
giới, nó được hình thành với mục đích tạo dựng một phương thức quản lý rừng dựa
vào cộng đồng, phân cấp trong quản lý rừng, nhằm làm cho rừng được quản lý tốt
hơn từ những người đang sinh sống gần rừng và phụ thuộc vào rừng, tìm ra những
giải pháp nhằm sử dụng tài nguyên rừng hợp lý đồng thời quản lý bảo vệ phát triển
bền vững nguồn tài nguyên này. Với quan điểm đó đã hình thành phương thức, các
chương trình hoạt động quản lý rừng dựa vào cộng đồng (Community Based
Forest Management – CBFM), được hiểu là một phương thức nhằm duy trì và phát
triển rừng cũng như giải quyết vấn đề đói nghèo ở vùng cao, một nguyên nhân làm
suy giảm tài nguyên rừng. Quản lý rừng dựa vào cộng đồng dựa trên quan điểm
“Con người trước và lâm nghiệp bền vững sẽ đi sau đó”, nó trao cho các cộng
đồng quyền và trách nhiệm trực tiếp quản lý và hưởng lợi từ nguồn tài nguyên

rừng
Quan điểm trên cho thấy, CBFM hướng tới việc phân cấp quản lý rừng một
cách mạnh mẽ, trong đó nhấn mạnh đến giao quyền quản lý các khu rừng và tạo cơ
hội cho người dân, cộng đồng được hưởng lợi từ rừng. Khi các vấn đề nghèo đói
và mất công bằng trong tiếp cận nguồn tài nguyên được giải quyết thì các cộng
đồng địa phương sẽ nhận thấy trách nhiệm của chính họ trong việc bảo vệ và quản
lý rừng, điều này đã được nhiều chính phủ, các tổ chức phi chính phủ nhận thức rõ
ràng và từ đó thúc đẩy cho tiến trình này phát triển ở các cộng đồng vùng cao sống
gần rừng và phụ thuộc vào rừng
Lợi ích từ các chương trình CBFM ở các nước đã chứng minh sự cần thiết
của phương thức quản lý rừng này. Trước đây khi cộng đồng người dân sống gần
rừng đứng ngoài các hoạt động lâm nghiệp thì rừng bị mất nhanh chóng, đồng thời
cuộc sống của họ vẫn đói nghèo; Việc thu hút cộng đồng vào tiến trình này góp


-6-

phần quan trọng trong bảo vệ, phát triển rừng và đóng góp đáng kể vào việc phát
triển kinh tế xã hội, văn hoá truyền thống của đồng bào địa phương.[11]
* Đổi mới thể chế chính sách của ngành lâm nghiệp phục vụ tiến trình quản
lý rừng cộng đồng
Mặc dù chính sách cho lâm nghiệp cộng đồng đã có ở nhiều quốc gia, tuy
vậy thực hiện các chính sách đó cũng còn gặp nhiều trở ngại (RECOFTC, FAO,
ICRAF, IUCN) (i) Thiếu sự cam kết và mất công bằng trong phân bổ ngân sách;
(ii) Tiếp cận từ trên xuống và thiếu linh hoạt; (iii) Quyền sử dụng đất và tài nguyên
không ổn định; (iv) Hệ thống quản lý, kỹ thuật lâm nghiệp chưa tương thích với
kiến thức và năng lực của cộng đồng trong quản lý rừng; (v) Nhân viên kỹ thuật
lâm nghiệp thiếu các kỹ năng thúc đẩy quản lý rừng dựa vào cộng đồng có sự tham
gia và tiến trình ra quyết định của địa phương; (vi) Thiếu các khung pháp lý hỗ trợ
lâm nghiệp cộng đồng; (vii) Nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận dân cư và

cán bộ lâm nghiệp và các chính sách lâm nghiệp cộng đồng và tổ chức thực hiện
nó; (viii) Thiếu công bằng trong phân bổ lợi ích từ rừng.[12]
Như vậy có thể thấy để thực hiện quản lý rừng dựa vào cộng đồng, điều căn
bản là cần thiết phải có sự đổi mới về thể chế, chính sách và quan điểm tiếp cận,
phát huy quyền làm chủ đối với tài nguyên thiên nhiên trong cộng đồng. Trong đó
cho thấy sự cần thiết của giao đất giao rừng cho cộng đồng quản lý, thu hút sự
quan tâm của người dân trong tiến trình quản lý rừng, các hỗ trợ cần thiết sau giao
đất giao rừng để cộng đồng, cá nhân hộ gia đình tổ chức quản lý và sử dụng rừng
hiệu quả.
Nhân tố cốt lõi của cải cách thể chế chính sách hỗ trợ lâm nghiệp cộng đồng
là nâng cao tính dân chủ, sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch, ra quyết
định, tổ chức thực hiện và giám sát quá trình thực hiện, quản lý nguồn thu và chi rõ
ràng cũng như phát triển nguồn nhân lực.
2.1.2. Ở Việt Nam
Trong các văn bản pháp quy cấp Trung ương từ Luật Bảo vệ và phát triển
rừng (năm 1991), chưa coi cộng đồng là đối tượng của các chính sách lâm nghiệp
tác động, Nghị định 02/CP (1994), sau đó là nghị định 163/CP (1999) về giao đất,
cho thuê đất lâm nghiệp đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để sử dụng ổn định


-7-

lâu dài... đều chưa công nhận cộng đồng thôn bản là một đơn vị được nhận đất
nhận rừng để quản lý sử dụng.
Mặc dù pháp luật chưa công nhận, nhưng thực tế từ lâu đời nay đã và đang
tồn tại ba dạng sở hữu rừng cộng đồng; Hình thức tổ chức quản lý rừng cộng đồng
này rất đa dạng với quy mô khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng
cộng đồng, từng địa phương. Có thể khái quát các hình thức chủ yếu sau đây:
* Hình thức tổ chức quản lý rừng theo dòng tộc (dòng họ), theo dân tộc
Cộng đồng tổ chức quản lý rừng và đất rừng theo dòng họ, theo dân tộc nơi

có diện tích rừng và đất rừng nhỏ, do họ tự thừa nhận hay đã mặc nhiên công nhận
từ các thế hệ trước. Những khu rừng này, thường nằm gần nơi cư trú của các cộng
đồng với các tên gọi như: rừng thiêng (tôn thờ thần thánh theo tín ngưỡng), rừng
ma (khu rừng chôn cất người chết - nghĩa địa), rừng mó nước (khu vực bảo vệ
nguồn nước cung cấp trực tiếp cho cộng đồng), rừng gỗ gia dụng (nơi cung cấp
lâm sản và lâm sản ngoài gỗ cho cộng đồng)
Việc tổ chức bảo vệ rừng gắn bó chặt chẽ với những tập quán truyền thống
và hệ thống tư tưởng của cộng đồng, vai trò của người trưởng tộc hoặc già làng rất
quan trọng. Hầu hết các công việc quản lý rừng của họ đều có sự phân công rõ
ràng, các thành viên thực hiện tự giác và nghiêm túc.
* Hình thức tổ chức quản lý rừng theo thôn, làng, buôn, bản, ấp (gọi chung
là thôn)
Đây là hình thức tổ chức quản lý rừng cộng đồng chủ yếu hiện nay. Hình
thức tổ chức này dựa trên cơ sở vị trí địa lý và khu vực người dân sinh sống.
Phần lớn các thôn đều xây dựng quy ước/hương ước quản lý và bảo vệ rừng
cộng đồng, tổ chức lực lượng tuần tra rừng chuyên trách hoặc phân công luân
phiên các hộ gia đình trong thôn.
Trưởng thôn điều hành các công việc chung liên quan đến bảo vệ rừng cộng
đồng. Ở một số địa phương, đây là các loại rừng và đất rừng của làng xã được
quản lý từ lâu đời, rừng trồng của các HTX, rừng tự nhiên đã được giao cho các
HTX trước đây sau khi chuyển đổi HTX đã giao lại cho thôn quản lý. Với đối
tượng này, có 1 số địa phương đã tiến hành giao cho cộng đồng, nhóm hộ, tổ chức
và cá nhân hộ gia đình trong thôn quản lý, điển hình như Đắc Lắc, Sơn La, Điện


-8-

Biên...; Các địa phương khác, mặc dù Nhà nước chưa cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và công nhận quyền hưởng lợi cho cộng đồng, song thực chất cộng
đồng đang tự quản lý và toàn quyền sử dụng các sản phẩm đó. Cộng đồng tham gia

quản lý rừng tự nhiên của nhà nước theo chế độ khoán bảo vệ. Đây là loại rừng tự
nhiên thường được quy hoạch là rừng phòng hộ. Nhà nước khoán cho cộng đồng
thôn bản bảo vệ và sử dụng ngân sách để chi trả công bảo vệ rừng, các thành viên
trong cộng đồng được hưởng lợi từ rừng.
Đi sâu nghiên cứu cho thấy, mức độ tham gia của cộng đồng vào việc bảo vệ
và phát triển rừng có thể chia thành 3 mức:
Thứ nhất, cộng đồng dân cư tham gia tích cực và có tiếng nói quyết định
trong việc lập kế hoạch sử dụng đất, quản lý rừng thôn, xây dựng quy ước quản lý,
bảo vệ và sử dụng rừng. Bản quy ước này có đầy đủ những quy định về nghĩa vụ,
quyền lợi của các thành viên trong cộng đồng, cách thức xử lý đối với các hành vi
vi phạm quy ước.
Rừng của cộng đồng được quản lý, bảo vệ phù hợp với kế hoạch và quy ước
quản lý bảo vệ rừng.
Cộng đồng có thu nhập từ rừng để lập quỹ bảo vệ rừng, không nhận tiền hỗ
trợ của Nhà nước.
Thứ hai, cộng đồng xây dựng kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất (thường ở
nơi có dự án nước ngoài tài trợ), quy ước quản lý và bảo vệ rừng nhưng mức độ
tham gia của các thành viên trong cộng đồng chưa đồng đều, vẫn nhận sự hỗ trợ
của Nhà nước.
Thứ ba, cộng đồng chưa có quy ước quản lý và bảo vệ rừng, chưa có kế
hoạch sử dụng đất và quản lý rừng hoặc đã có nhưng sơ sài, việc xây dựng quy ước
chỉ là hình thức, chiếu lệ, không được triển khai trong thực tế.
Cộng đồng quản lý rừng một cách giản đơn, hầu như không có tác động
bằng các giải pháp lâm sinh vào rừng, chủ yếu là tuần tra bảo vệ rừng. Rừng cộng
đồng vẫn bị xâm lấn hoặc khai thác trái phép.[14]
* Hình thức quản lý rừng theo nhóm hộ/nhóm sở thích
Hình thức quản lý rừng này được thực hiện ở một số nơi. Nhóm hộ có thể
hình thành từ một số hộ gia đình cư trú liền nhau trong phạm vi một thôn, một xóm



-9-

hoặc gồm một số hộ gia đình có quan hệ huyết thống hoặc họ hàng; cũng có
trường hợp là những cá nhân cùng lứa tuổi, cùng có mong muốn được tham gia
quản lý rừng.
Nhóm hộ này tự phân công để bảo vệ rừng, có thể cả nhóm cùng tham gia
tuần tra rừng hàng ngày, hàng tuần hoặc luân phiên nhau; một số nhóm hộ có rừng
gần nhau liên kết bảo vệ rừng.
Có thể so sánh khái quát các hình thức quản lý rừng cộng đồng như sau:
Bảng 2.1: Khái quát các hình thức quản lý rừng cộng đồng[4]
Hình
thức

Điểm mạnh

Điểm yếu

- Có nhiều tiềm năng về các mặt:

- Chưa có ranh giới rõ ràng

Vị trí địa lý (tự nhiên, tài nguyên

- Chưa có đủ tư cách pháp nhân

thiên nhiên)

- Vai trò trưởng thôn mang tính

Kinh tế (tài chính, sản xuất)


hành chính và chưa có trách

Thôn,

Xã hội (Truyền thống, tổ chức, quy

nhiệm pháp lý

bản

ước nội bộ, quan hệ..)

- Trình độ quản lý thấp

Nguồn nhân lực (lao động, lãnh

- Chưa có cơ chế tài chính,

đạo)

nguồn thu hạn chế

Có khả năng quản lý tất cả các loại

- Phụ thuộc vào các cấp chính

rừng

quyền cao hơn


- Quy mô nhỏ, dễ dàng tổ chức,

- Chi phí phù hợp với quy mô

Nhóm

quản lý, thống nhất

nhỏ.

hộ/

- Phù hợp với trình độ hiện nay của dân

- Khó bảo vệ rừng ở các vùng

nhóm

- Phù hợp với yêu cầu đầu tư của

sâu, vùng xa

sở

dân

thích

- Có tiềm năng trở thành cấp thôn

hoặc HTX kiểu mới
- Khó được chấp nhận về mặt

Dòng
tộc

Thuận lợi tương tự như nhóm hộ

pháp lý
- Có thể tạo nên mâu thuẫn cục
bộ trong cộng đồng thôn


-10-

Từ kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, quy mô thôn là phù hợp cho quản lý rừng cộng
đồng vì:
+ Thích hợp đối với vùng sâu, vùng xa.
+ Phù hợp với truyền thống tập quán của nhiều nhóm dân tộc.
+ Phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay của dân khi nền kinh tế đang
phát triển.
+ Phù hợp đối với quản lý tất cả các loại rừng, kể cả rừng phòng hộ và đặc
dụng.
+ Phù hợp với trình độ quản lý của người dân cấp thôn.
* Kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam
Căn cứ vào báo cáo kết quả về quản lý rừng cộng đồng của một số tỉnh tại
Hội thảo quốc gia về Quản lý rừng cộng đồng được tổ chức tại Hà Nội (tháng
6/2001 và tháng 11/2001) có thể thấy bước đầu đã tạo ra những cơ sở, khuôn khổ
pháp lý nhất định cho việc thực hiện quản lý rừng cộng đồng:
Thứ nhất, một số tỉnh đã có văn bản mang tính pháp lý (như quyết định, chỉ

thị…) về việc triển khai giao đất, giao rừng cho cộng đồng thuộc địa phương mình,
thừa nhận cộng đồng dân cư thôn là một đối tượng được giao đất, giao rừng và là
một chủ rừng thực sự, như các tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông, Thừa Thiên Huế, Gia Lai,
Sơn La... Uỷ ban Nhân dân (UBND) tỉnh đã trực tiếp hoặc giao quyền cho UBND
huyện chỉ đạo thực hiện thí điểm việc giao đất, giao rừng cho cộng đồng, nhóm hộ
hay các tổ chức mang tính cộng đồng cấp thôn (xã), như: Hội Cựu chiến binh, Hội
Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, v.v...Chủ tịch UBND tỉnh uỷ quyền cho
Chủ tịch UBND huyện ra quyết định giao đất, giao rừng cho cộng đồng quản lý, sử
dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Có nơi đã có chủ trương hợp pháp
hoá quyền làm chủ những diện tích rừng làng, rừng bản được quản lý theo truyền
thống từ nhiều năm trước (rừng đầu nguồn nước, rừng thiêng, rừng ma v.v.)
Thứ hai, các tổ chức lâm nghiệp Nhà nước (ban quản lý rừng đặc dụng, ban
quản lý rừng phòng hộ, lâm trường quốc doanh) đã thực hiện giao khoán rừng và
đất lâm nghiệp cho cộng đồng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thông qua hợp
đồng khoán ngắn hạn hoặc dài hạn. Cộng đồng với tư cách là bên nhận khoán có
trách nhiệm tổ chức lực lượng bảo vệ rừng và chịu trách nhiệm về kết quả thu


-11-

được. Cộng đồng được hưởng các quyền lợi do bên giao khoán chi trả (tiền hoặc
hiện vật) và được phép thu hoạch các loại lâm sản phụ trong rừng theo qui định.
Thứ ba, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản hướng dẫn xây dựng quy ước
bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư theo Thông tư 56/TT-BNN ngày
30 tháng 3 năm 1999 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc Hướng
dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn bản,
Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ về Quy
chế thực hiện dân chủ ở xã. Đồng thời, quy định các hoạt động phối hợp giữa cộng
đồng với chính quyền cấp xã và các tổ chức Nhà nước có liên quan để hình thành
sự liên kết trong quản lý, bảo vệ và xây dựng rừng.

Thứ tư, có tỉnh đã ban hành văn bản mang tính pháp lý công nhận cộng
đồng có thể được vay vốn đầu tư, được hưởng ưu đãi vay tín dụng đầu tư khi tham
gia vào các hoạt động bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng như các tổ chức
Nhà nước khác.
Thứ năm, có tỉnh đã mạnh dạn thử nghiệm ban hành chính sách quy định
quyền hưởng lợi từ rừng đối với các cộng đồng và hộ gia đình tham gia quản lý,
bảo vệ và xây dựng rừng.
Thứ sáu, một số tỉnh đã chỉ đạo xây dựng thử nghiệm mô hình cộng đồng
tham gia bảo vệ và xây dựng rừng làm cơ sở cho việc triển khai mở rộng giao rừng
cho cộng đồng và xây dựng các chính sách liên quan đến quản lý rừng cộng
đồng.[15]
Việc các tỉnh vận dụng chính sách của Nhà nước cho phù hợp với điều kiện
của mỗi nơi như đã trình bày ở trên đã tạo cơ sở pháp lý để hình thành và mở rộng
các mô hình quan lý rừng cộng đồng. Tuy nhiên, sự vận dụng các chính sách nói
trên mới chỉ được thực thi ở phạm vi hẹp.
2.2. Bài học kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng của một số địa
phương
Yếu tố quyết định sự thành công của hệ thống quản lý rừng cộng đồng là
Nhà nước cần thừa nhận quyền sử dụng đất lâu dài của cộng đồng; cộng đồng cần
có các hình thức tổ chức quản lý rừng thích hợp với điều kiện đặc thù; cộng đồng


-12-

được tổ chức chặt chẽ và có cơ chế phân chia quyền lợi về các sản phẩm thu được
từ rừng trên cơ sở bình đẳng giữa các thành viên trong cộng đồng.
Điều kiện để có thể tiến hành giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn
bản quản lý, sử dụng lâu dài là:
- Cộng đồng có truyền thống luật tục quản lý rừng và sự tham gia tích cực
của các thành viên.

- Cuộc sống của các thành viên trong cộng đồng trực tiếp gắn bó với rừng và
sản phẩm rừng.
- Cộng đồng có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, các quy định, hương ước của cộng
đồng được mọi người tôn trọng.
- Trưởng thôn bản có tinh thần trách nhiệm cao, cộng đồng được chính
quyền địa phương quan tâm giúp đỡ.
- Phải thực hiện xây dựng quy ước quản lý, bảo vệ rừng có sự tham gia của
người dân thôn bản và sự nhất trí, ủng hộ của chính quyền địa phương. Hình thức
quản lý rừng cộng đồng đa dạng như hình thức quản lý rừng theo cộng đồng thôn
bản, theo dòng họ, theo nhóm hộ..vv. và trong thời gian gần đây, hình thức quản
lý rừng dựa vào các tổ chức đoàn thể cấp thôn, xã đang phát triển, như Hội Cựu
chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên… Tuy nhiên, hình thức
quản lý rừng theo thôn bản, nhóm hộ là hình thức quản lý rừng đang được các tỉnh
quan tâm nhất.
- Có thể xây dựng các hình thức phối hợp quản lý rừng giữa các cộng đồng
địa phương, các tổ chức Nhà nước và cấp chính quyền xã trong bảo vệ và xây
dựng rừng. Điều đó sẽ chuyển dần một số trách nhiệm và quyền hạn trong quản lý
rừng cho các nhóm cộng đồng, chính sách của Nhà nước được thực thi, các nhu
cầu cho sự phát triển cộng đồng được đáp ứng, làm cho tài nguyên rừng được bảo
vệ và phát triển tốt.
Quản lý rừng bởi các cộng đồng với các đặc trưng chủ yếu là không có tính
chất tập trung, cộng đồng là người ra quyết định và các quy định đưa ra có sự tham
gia của người dân, hoạt động của các thành viên chủ yếu dựa trên cam kết với các
hình thức tự nguyện, hình thức quản lý đa dạng và chi phí quản lý thấp.


-13-

Quản lý rừng cộng đồng hiện đang áp dụng ở một vài địa phương có nguồn
gốc từ các tập quán truyền thống và nhu cầu khách quan của các dân tộc miền núi,

phù hợp với hệ thống sản xuất và kiến thức văn hoá xã hội của họ. Hàng nghìn
cộng đồng thôn đã và đang trực tiếp quản lý và sử dụng rừng đáng kể ở các vùng
miền núi. Việc quản lý các diện tích rừng nói trên của cộng đồng đã có những tác
động tích cực tới quản lý rừng nói chung.
Các cộng đồng có thể bảo vệ rừng hiệu quả hơn và tiết kiệm chi tiêu của
Nhà nước trong việc bảo vệ rừng. Rừng cộng đồng đáp ứng một phần nhu cầu gỗ
sử dụng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng cũng như cung cấp lâm sản
ngoài gỗ, góp phần cải thiện đời sống người dân.
Từ kinh nghiệm thực tế ở các tỉnh đã chỉ ra rằng, những diện tích rừng và đất
rừng sau đây có thể giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài:
+ Diện tích rừng phân bố xa khu dân cư, vùng sâu, vùng xa, điều kiện địa
hình phức tạp mà các tổ chức Nhà nước hay hộ gia đình không có khả năng quản
lý hoặc quản lý không có hiệu quả.
+ Các khu rừng có tác dụng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho cộng
đồng; rừng phòng hộ đầu nguồn diện tích nhỏ, phân tán chỉ có ý nghĩa trong phạm
vi làng, xã; rừng thiêng, rừng ma, rừng cung cấp lâm sản truyền thống cho cộng
đồng (lấy măng, mộc nhĩ, tre cho sửa nhà, làm rào...), rừng núi đá.
+ Các khu rừng nằm giáp ranh giữa các thôn, xã, huyện; các khu rừng giàu
nhưng diện tích ít không thể chia riêng cho các hộ mà cần sử dụng chung cho cộng
đồng.
2.3. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
2.3.1. Một số đặc điểm chung của 2 xã Bản Thi và Xuân Lạc
Xã Bản Thi và xã Xuân Lạc tiếp giáp nhau nằm ở phía Tây-Bắc huyện Chợ
Đồn, phía Tây giáp huyện Na Hang - Tuyên Quang, phía Bắc, Đông và Nam giáp
các xã khác trong huyện. Hai xã cách trung tâm huyện 35-40km, ở độ cao 400800m, có một đỉnh cao 1.007m tại vùng giáp giới 2 xã. Toàn địa bàn là vùng núi,
với địa hình chia cắt phức tạp. Đường ô tô từ huyện về 2 xã thường bị sạt lở, ách
tắc trong mùa mưa. Từ trung tâm xã đến các thôn bản đường rất xấu, dốc cao,
hiểm trở, đi ngang qua các suối, trời nắng đi bằng xe máy cũng rất khó, một số bản



-14-

người H’mông ở núi cao chỉ có thể đi bộ theo đường mòn. Xã bản Thi là vùng mỏ
Chì, Kẽm…với nhiều mỏ nằm rải rác trên địa bàn, có những vùng đất và nước bị
nhiễm quặng thiên nhiên và một số suối bị nhiễm độc do nước thải từ các điểm
khai thác quặng.
Đất lâm nghiệp chiếm khoảng 70% tổng diện tích tự nhiên (xã Bản Thi
4.379 ha, xã Xuân Lạc 5.991 ha), phần lớn có rừng tự nhiên, bao gồm cả rừng sản
xuất, rừng phòng hộ và vùng đệm của Khu bảo tồn Nam Xuân Lạc, ranh giới cũng
chưa rõ ràng. Thôn nào cũng có những vùng đất trống, phần lớn là các nương ót
(bạc màu sau nhiều năm canh tác), cây rừng đang tái sinh hoặc bỏ hoang. Nguồn
thu nhập từ rừng hiện nay rất thấp, chỉ là củi cành loại nhỏ, một số thôn có măng
tre, song mây tre nứa để đan xọt, cỏ tranh lợp nhà, một số nơi có lá rong, nấm mộc
nhĩ cũng ít…, Một số nơi có tiền khoanh nuôi bảo vệ rừng (50.000đ/ha/năm) trong
5 năm và đã hết.
Đất sản xuất nông nghiệp rất ít, như ở xã Bản Thi chỉ có 194 ha (chiếm hơn 4%
tổng diện tích tự nhiên). Cây trồng chính là ngô trồng trên các nương dốc, soi bãi
và có một ít lúa ruộng bậc thang. Các nương dốc của người dân các dân tộc Dao,
H’mông định canh định cư phần lớn nằm rải rác tại các vùng đất trống không có
rừng. Trên các vùng đất trống người dân cũng chưa hoặc trồng rừng tự phát rất ít
một số cây phân tán nhỏ lẻ như Keo, Mỡ, Xoan ta, Quế...
Sống giữa vùng tài nguyên rừng lớn như vậy, nhưng thực tế người dân không sống
dựa được vào rừng. Phần lớn họ đang thiếu ăn và các nhu cầu đời sống thiết yếu
khác. Họ ít được tiếp cận và thụ hưởng những thành quả đổi mới của đất nước
mang lại - mà đã rất phổ biến ở nhiều vùng trên cả nước. Hàng ngày phải đối mặt
với đói và nghèo, họ chưa thể quan tâm nhiều tới việc bảo vệ rừng. Nông nghiệp
vẫn là nguồn sống chính, công việc quan trọng nhất của người dân là lo trồng trọt
các cây ngắn ngày để có lương thực ăn. Bên cạnh đó, trong các gia đình thường có
nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm…Song, sản xuất nông nghiệp mang nặng tính tự túc tự
cấp, theo thói quen lâu đời và tập quán canh tác giản đơn, lạc hậu. Sản xuất hàng

hoá hầu như chưa có. Các kỹ thuật tiến bộ rất chậm được đưa vào sản xuất. Hàng
năm cấp xã có tổ chức được 1-2 lớp tập huấn kỹ thuật, chủ yếu về cây lúa, có lớp


-15-

cũng đề cập một phần về chăn nuôi, nhiều khi còn lồng ghép cả nội dung khác như
truyền thông dân số…Mỗi lớp khoảng 1 ngày cho cán bộ xã và mỗi thôn chỉ được
4-5 người tham dự. Đã có một vài lớp tập huấn dài ngày hơn, nhưng số người dân
được tham dự ít, nên tác dụng trong sản xuất cũng rất hạn chế. Hiện tại, lứa tuổi
lao động chính trình độ văn hoá rất thấp, nên khả năng tiếp thu cái mới có hạn. Tuy
nhiên, qua phỏng vấn thì nhiều người dân cho biết họ chưa bao giờ được tâp huấn
kỹ thuật về lúa, ngô, nuôi bò, lợn…, nên họ rất mong muốn được tham gia tập
huấn.
Cả 2 xã đều thuộc vùng sâu vùng xa, nghèo nhất huyện Chợ Đồn, với tỷ lệ hộ
nghèo cao: 50-70%, nhiều thôn 90% hộ nghèo. Điện lưới chỉ có ở một số ít thôn
gần trung tâm xã. Một số nơi tiện nguồn nước suối, người dân tự túc điện bằng
các máy thuỷ điện nhỏ. Điện thoại từ xã xuống các thôn chưa có. Xã Xuân Lạc
chưa có đường dây điện thoại, chỉ có thể liên lạc ra ngoài bằng điện thoại vô tuyến.
Trên địa bàn 2 xã các công trình thuỷ lợi hầu như chưa có, sản xuất nông nghiệp
chủ yếu dựa vào nước trời. Phúc lợi công cộng chủ yếu là: trạm y tế xã, các thôn
có lớp học mẫu giáo và cấp I, xã có trường cấp II (các cháu phải trọ học vì xa nhà
và đường xấu), trường cấp III thì chỉ có ở thị trấn huyện. Trong một số thôn, nhiều
hộ đã được sử dụng công trình nước sạch lấy từ nguồn ở các khe núi cao.[18] [19]
2.3.2. Đặc điểm 02 xã Văn Minh và Lạng San
Việc lựa chọn 2 xã Văn Minh và Lạng San tại khu vực vùng đệm rừng đặc
dụng Kim hỷ huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn có những lý do liên quan đến ĐKTN –
KTXH. Xã Văn Minh và Lạng San đều còn diện tích rừng lớn, và quan trọng là 2
xã chung nhau rừng núi đá Lạng San, khu rừng quan trọng trong công tác quản lý
phát triển của rừng đặc dụng tỉnh Bắc Kạn.

Có thể nhận thấy rất rõ rằng điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của hai xã
Văn Minh và Lạng San có những điểm rất tương đồng. Hai xã cách nhau khoảng
15 km nên về điều kiện tự nhiên hay về dân sinh cũng rất giống nhau, địa hình của
vùng tương đối phức tạp, chủ yếu là đồi núi với độ cao từ 230 – 900 m so với mực
nước biển nhìn chung thời tiết khá khác nghiệt. Mùa đông đến sớm và kết thúc
muộn gây trở ngại cho công việc của người dân. Lượng mưa trung bình năm giao
động từ 1150 – 2038 mm nhưng phân bố không đều, tuy nhiên đây cũng có thể coi


-16-

là thuận lợi trong việc phát triển rừng nói chung và rừng cộng đồng nói riêng vì
nếu trồng cây trong thời gian thích hợp thì cây sẽ phát triển rất tốt.
Văn Minh và Lạng San đều có diện tích tự nhiên tương đối lớn. Xã Văn
Minh với diện tích tự nhiên 3808ha, đất nông nghiệp là 3270.20 ha, trong đó đất
lâm nghiệp 2998 ha. Xã Lang San tổng diện tích tự nhiên 3487,7ha, đất nông
nghiệp 2657,29ha, trong đó đất Lâm nghiệp 2317,83ha, đất còn khá tốt, có tiềm
năng phất triển. tuy nhiên do dân trí thấp, phần lớn là dân tộc ít người (Nùng, Dao,
Tày) nên chưa áp dụng được nhiều khoa học kỹ thuật vào sản xuất, để sử dụng có
hiệu quả đòi hỏi phải có chiến lược sử dụng đất lâu dài.
Mặt khác Văn Minh và Lạng San diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn nhiều (457,25
ha- 744,87 ha) đây là cơ hội trong việc phát triển rừng cộng đồng.
Cơ sở hạ tầng tại 2 xã tuy chưa thật sự tốt nếu không muốn nói là còn yếu kém;
Năm qua đã có những cố gắng trong xây dựng cơ sở hạ tầng như đường, trường,
trạm phần nào đáp ứng được nhu cầu phát triển trồng trọt, chăn nuôi, Lâm nghiệp
và giáo dục[16] [17] ……
2.3.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
Với địa hình phức tạp, diện tích tự nhiên lớn nên nhiều diện tích rừng ở xa
khu dân cư, công tác tuần tra bảo vệ rừng ở những khu vực giáp ranh với xã, huyện
khác là rất khó khăn;

Khí hậu thời tiết bất thuận, mưa tập trung vào một vài tháng trong năm,
cường độ mưa lớn, tình trạng lũ ống lũ quét, sạt lở đất, xói mòn đất canh tác là rất
lớn; mùa khô hanh kéo dài, độ ẩm không khí thấp, kèm theo sương muối ảnh
hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh vật nói chung và thảm thực vật;
Đa phần thu nhập và sinh sống của người dân là từ sản xuất nông nghiệp,
trình độ sản xuất còn ở mức thấp, không có các ngành nghề sản xuất khác, do vậy
thu nhập của người dân mới chỉ đủ ăn, chưa có tích luỹ;
Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ thúc đẩy kinh tế xã hội cho
nhân dân vùng đặc biệt khó khăn thông qua các chương trình 134, 135, 925,
661,… tuy nhiên hạ tầng cơ sở nông thôn vẫn còn thấp kém, tiếp cận của người
dân với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, về bảo vệ môi trường đặc biệt với đồng bào
dân tộc thiểu số vẫn còn rất thiếu và yếu;


-17-

Công tác quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng đã có nhưng chuyển biến
tích cực, công tác giao đất giao rừng tới cộng đồng, nhóm hộ, tổ chức và cá nhân
hộ gia đình đã được thực hiện góp phần tăng cường ý thực trách nhiệm của người
dân trong quản lý bảo vệ rừng, được đại đa số người dân ủng hộ và chấp hành
nghiêm túc; Song song với đó là công tác tuyên truyền vận động gắn với quyền và
nghĩa vụ của chủ rừng được các cấp các ngành thường xuyên quan tâm. Bên cạnh
đó vẫn còn một bộ phận người dân chưa ý thức hết quyền và nghĩa vụ của mình
đối với tài nguyên rừng, vẫn còn tình trạng phát vén vào rừng tự nhiên, để lửa cháy
lan gây thiệt hại tới rừng


-18-

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Cộng đồng thôn bản, rừng cộng đồng, các văn bản pháp quy của Nhà nước
về quản lý đất đai và quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nghiên cứu: Triển khai điều tra xác định, phân tích các mô hình
quản lý rừng cộng đồng hiện có tại 4 xã vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên
Kim Hỷ, Nam Xuân Lạc. Xây dựng một mô hình tại xã Văn Minh Huyện Na Rì
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra đánh giá thực trạng các hình thức quản lý bảo vệ rừng vùng đệm(các
loại hình, tổ chức quản lý, kết quả, tồn tại, kiến nghi..)
- Đánh giá tác động ảnh hưởng của các mô hình quản lý rừng cộng đồng đã có
trong khu vực nghiên cứu
- Xây dựng 01 mô hình quản lý rừng cộng đồng
- Xây dựng hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng cho khu vực nghiên cứu
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu có sẵn
Thu thập tài liệu, bản đồ có sẵn: Tài liệu hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất
và giao đất giao rừng, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, quản lý rừng tại khu vực
nghiên cứu
+ Tài liệu về địa lý, đất đai, thổ nhưỡng;
+ Tài liệu về khí hậu thuỷ văn;
+ Dân sinh kinh tế.
+ Tài liệu về theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.
3.4.2. Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia
- Sử dụng phương pháp PRA với một số công cụ như:
Phân tích điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức (SWOT), sơ đồ thời
gian trong nghiên cứu phân tích quá trình sử dụng đất, sử dụng rừng, sản xuất nông
lâm nghiệp, với sự tham gia của nhóm nông dân chủ chốt 5-6 người.



-19-

- Phỏng vấn 30 cá nhân hộ gia đình đại diện cho người dân vùng đệm tham
gia quản lý rừng cộng đồng
- Thực hiện phỏng vấn 10 cán bộ gồm Kiểm lâm, phòng Nông nghiệp và
PTNT, Trạm Khuyến nông, Văn phòng UBND huyện, lãnh đạo và nhân viên của
UBND xã Xuân lạc, Văn Minh
3.4.3. Nghiên cứu thực nghiệm
- Cùng người dân thảo luận tiến hành xây dựng mô hình quản lý rừng cộng
đồng để theo dõi sự thay đổi về số lượng, chất lượng rừng và diễn biến tài nguyên
rừng tại thực địa; tiến hành Lập kế hoạch, xây dựng quy ước; thành lập ban quản
lý; xây dựng quỹ; triển khai thực hiện kế hoạch và giám sát đánh giá.
- Thảo luận về cách thức tổ chức thực hiện, kinh nghiệm quản lý rừng của
người dân trong cộng đồng; thuận lợi - khó khăn và đề xuất các giải pháp.
3.4.4. Phân tích kết quả
Tổng hợp kết quả nghiên cứu theo nội dung bằng hệ thống bảng biểu, đồ thị
(khí hậu thuỷ văn, cơ cấu dân tộc, sản xuất nông lâm nghiệp, sử dụng đất, tài
nguyên rừng, tiến trình lập kế hoạch quản lý rừng, quy ước quản lý bảo vệ rừng...);
phần mềm Microsof Excel 2003 để phân tích các thông tin trong phỏng vấn hộ về
các tác động ảnh hưởng của giao đất giao rừng, quy ước quản lý bảo vệ, kế hoạch
quản lý rừng cộng đồng tới sản xuất, thu nhập, tổ chức, những thay đổi tài nguyên
rừng tại cộng đồng.


-20-

Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng các hình thức quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu

4.1.1. Kết quả nghiên cứu tại xã Bản thi, Xuân Lạc
4.1.1.1. Thực trạng quản lý rừng tại 2 xã Bản Thi- Xuân Lạc
Thực hiện Nghị định 02/CP nay là Nghi định 163 về giao đất giao rừng cho
các thành phần tổ chức cá nhân quản lý sử dụng lâu dài vào mục đích phát triển
lâm nghiệp. Kết quả được thể hiện ở bảng 01.
Bảng 4.1: Kết quả Tổng hợp thực trạng các hình thức quản lý rừng và đất rừng
Xã/thôn

1.

Bản Thi
Thôn
Nhượng

Diện
tích đất
lâm
nghiệp
(ha)
2701

Hộ gia
đình
quản lý
(ha)

553

252


1664

Keo
Nàng

740

Khuổi
Kẹn
Pia
Khao
2. Xã Xuân
Lạc
Khuổi
Sáp

847

500

561

465

2491
122,0

Ban
quản lý
rừng đặc

dụng(ha
)
200

447

491,8

200

348,0

174,6

Nà Dạ

1878,0

149,0

Pù Lùng
Tổng 2


143,0
5192

143,0
2155,8


Đông chính thi
Lủng Mỏ
Khe Tắc
Tham Sử
Khe Cạn
Khuổi Lịa
Lũng Hạ
Pò Đó
Nùng Khăn
Bò Mắn
Núi Tăng Gia

25,6
18,3
75,8
141,9
72,8
53,2
112,7
54,0
120,0
26,2
148,0

IIa
IIa
IIa
IIa
IIb
IIb

IIb
IIb
IIIa1
Ic

1696,8

261,6

292,7

146,2

505,3
Lủng Quang
Hua Lòng Lủng
Khuổi Sáp

1496,8

Tổng
Diện
tích
(ha)
848,5

148,0

1496,8


25,2

Tà Han

Địa danh

Đất chưa có chủ
Diện
Trạng
tích (ha) thái

Pù Cò
Cốc Nghiến
Khau Tậu
Phia Khao

28,3
10,1
62,4

Ib
Ia
IIa

100,8

48,9
123,4
34,2
198,0


Ic

172,3

IIa
IIa

232,2
143,0
1353,3


-21-

Từ kết quả bảng 4.1 chúng ta thấy: Khu vực nghiên cứu hiện đang tồn tại ba
hình thức quản lý sử dụng rừng đó là hộ gia đình quản lý (2155,8ha); hạt kiểm lâm
quản lý rừng đặc dụng(1696,8ha); Thôn xã quản lý dự kiến (1353,3ha) giao chưa
có cơ sở pháp lý rõ ràng.
4.1.1.2. Những hạn chế trong các hình thức quản lý
+ Đối với rừng hộ gia đình quản lý
- Giao chồng chéo, một số hộ nhận rừng 2003 - 2005, chưa có sổ đỏ,chưa xác định
ranh giới ngoài thực địa
- Rừng ở xa nhà nên việc bảo vệ không được thường xuyên do vậy một số hộ còn
khai thác lẫn của nhau
- Thủ tục xin khai thác gỗ làm nhà còn phức tạp (ra huyện xa không có tiền đi lại)
- Giao thông đi lại khó khăn
- Không có các dự án hỗ trợ trồng rừng
- Người dân chưa có kỹ thuật gây trồng rừng
- Dân nghèo chưa quan tâm cho phát triển lâm nghiệp vì thời gian kinh doanh dài

- Trâu bò phá rừng trồng của hộ gia đình
+ Đối với rừng thôn, xã
- Chưa có chủ cụ thể ( chưa có sổ đỏ), chưa rõ ranh giới
- Xa dân cư khó bảo vệ
- Nhiều người nơi khác đến khai thác
- Chưa có hoạt động cụ thể nào trong bảo vệ
- Nhà nước chưa có các dự án, Chương trình hỗ trợ trong quản lý phát triển rừng
- Dân nghèo chỉ biết lợi dụng tài nguyên rừng
+ Đối với rừng hạt kiểm lâm quản lý
- Rừng còn nhiều gỗ quý là đối tượng cho người dân khai thác
- Giáp ranh nhiều địa phương
- Lực lượng kiểm lâm ít
- Xa đi lại khó khăn
- Điều kiện làm việc thiếu thốn


-22-

4.1.1.3. Hiện trạng và định hướng quản lý theo nguyện vọng của người dân
+ Đất, rừng thôn, xã
Đất, rừng chưa có chủ, kết quả điều tra người dân cho biết loại đất này là
đất của thôn, xã nhưng trên thực tế chỉ là danh nghĩa, chưa có thủ tục giấy tờ hợp
pháp. Trên đất rừng này, cộng đồng chưa có kế hoạch sử dụng phát triển hoặc bảo
vệ. Loại trừ một số ít người dân khai thác gỗ bất hợp pháp. Diện tích rừng còn lại
là 1383,3ha. Trạng thái rừng chủ yếu là rừng trên núi đá và cách xa khu dân cư.
Căn cứ vào hiện trạng tài nguyên rừng và kết quả điều tra theo nguyện vọng
của người dân, loại rừng và đất rừng này nên giao cho các nhóm hộ ở gần các khu
rừng đó, bởi có một số lợi thế:
- Gần rừng, kiểm tra giám sát thường xuyên hơn.
- ít người, dễ thống nhất.

- Giải quyết được các công việc mà hộ không làm được: Cháy rừng, xử lý các vụ
việc vi phạm có tổ chức, các hoạt động cần vốn lớn.
- Họp sinh hoạt nhóm thuận tiện, có cơ hội học hỏi
Để nhóm hộ thực sự là chủ rừng và sớm đi vào hoạt động quản lý bảo vệ
rừng. Một số hoạt động cần tiến hành tiếp theo là:
- Giao đất cho nhóm hộ theo phân chia của cộng đồng, cụ thể ở phần kết
quả đã trình bày (nhóm hộ phải có quyết định sử dụng đất lâu dài do cấp có thẩm
quyền cấp).
- Các nhóm phải xây dựng quy chế hoạt động (bầu nhóm trưởng, nhóm phó,
quyền và trách nhiệm của các bên tham gia, tạo quỹ...).
- Nhóm phải xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm phù hợp, có tính khả
thi, trên cơ sở các giải pháp thôn đã đề xuất, được xã hoặc nhà tài trợ chấp nhận.
- Mọi hoạt động của nhóm phải được thôn, xã, kiểm lâm địa bàn giám sát.
+ Đất, rừng đã giao cho hộ
Diện tích rừng giao cho các hộ gia đình theo Nghị định 02, 163 từ năm 1997
đến nay là: 2155,8ha.
Từ khi được giao cho đến nay chưa có chương trình, dự án tài trợ, trừ một số
diện tích rừng quy hoạch phòng hộ được nhà nước chi trả 50.000đồng/ha/năm cho
khoanh nuôi bảo vệ trong 5 năm đến nay đã kết thúc. Một số thôn đã được dự án


-23-

PARK quy hoạch sử dụng đất năm (2003-2004) nhưng chưa có kế hoạch, nguồn
lực để thực hiện.
Rừng, đất rừng giao cho hộ chưa có đầu tư hoạt động để phát triển rừng.
Hầu hết các hộ chủ yếu lợi dụng những sản phẩm sẵn có cho phép để phục vụ
những lợi ích trước mắt. Trước thực trạng đó nhà nước cần có chương trình dự án
đầu tư cho quản lý phát triển rừng với mục đích: Nâng cao nhân thức cho người
dân, tạo sinh kế và từng bước ổn định, nâng cao đời sống cho cộng đồng

+ Đất rừng do ban quản lý bảo tồn Xuân Lạc
Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Xuân lạc với diện tích khoảng 1696,8ha do
hạt kiểm lâm Chợ Đồn quản lý. Trong thời gian qua được sự giúp đỡ của dự án
PARK đã thành lập được 3 tổ tuần tra rừng với sự tham gia của 19 thành viên,
trong đó 01 người là cán bộ xã, 03 người là trưởng thôn đảm nhiệm công việc
giám sát; số còn lại là 15 người phân bổ ở các thôn gần kề khu rừng bảo tồn, làm
nhiệm vụ tuần tra rừng.
Kết quả qua phỏng vấn người dân, cán bộ xã, cán bộ kiểm lâm đại bàn cho
thấy: Đây là một mô hình quản lý rừng mới, hiệu quả đem lại khá rõ ràng, số vụ vi
phạm phát nương làm rẫy không còn, số vụ săn bắt động vật, khai thác lâm sản
giảm đi 2/3, những người tham gia tuần tra rừng đã có ý thức làm chủ thực sự.
Đây là một mô hình quản lý rừng cần được duy trì, tổng kết đánh giá và
nhân rộng.
4.1.2. Vùng đệm khu bảo tồn Kim Hỷ
4.1.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển rừng cộng đồng
+ Rừng cộng đồng trước năm 2007
Bảng 4.2: T hực trạng rừng cộng đồng trước năm 2007
TT Địa phương

Diện tích
rừng cộng
đồng (ha)

Lịch
sử Mục đích
hình thành sử dụng

235.39

Có từ lâu


Ghi chú

Do xã quản lý nhưng
1

Xã Lạng San

đời

2
Xã Văn Minh

239.47

Có từ lâu

trên thực tế nó đang
gỗ, thức

được điều tiết một cách

ăn…

không chính thức bởi các
luật tục truyền thống.


-24-


(Nguồn : Theo báo cáo thuyết minh tổng hợp sử dụng đất của 2 xã Văn Minh Lạng San).
Từ bảng 4.2 ta thấy: Đây là các loại rừng quản lý theo truyền thống của các
đồng bào dân tộc thiểu số. Tại các khu rừng này, về mặt pháp lý, quyền sở hữu,
quyền sử dụng rừng chưa được xác lập, nhưng trên thực tế nó đang được điều tiết
một cách không chính thức bởi các luật tục truyền thống. Trong xã hội cổ truyền
của một số đồng bào dân tộc, thôn là đơn vị độc lập cao nhất, mỗi thôn đều có
ranh giới lãnh điạ nhất định bao gồm cả đất, rừng, nguồn nước, suối...Trong phạm
vi của thôn, bản, các nguồn tài nguyên trên thuộc quyền sử dụng công cộng và
được điều hành bởi một bộ máy tự quản do già làng hoặc trưởng thôn đứng đầu.
Các thành viên của làng được quyền tự do lựa chọn một mảnh rừng để canh tác
nương rẫy. Khi phạm vi rừng bị thu hẹp, dân số tăng lên thì diện tích nương rẫy
dần dần thuộc quyền sử dụng của dòng họ.Toàn bộ các hoạt động quản lý tài
nguyên của cộng đồng được thực hiện thông qua các luật tục hay hương ước thôn.
Hiệu lực của các luật tục được thực hiện thông qua sự hợp lực gắn bó với nhau
giữa xã hội và tâm linh.
Tại khu vực chúng tôi nghiên cứu, thì hình thức quản lý này cũng rất phổ
biến từ những năm 2000 trở về trước. Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy hầu hết
các diện tích rừng do cộng đồng tự nhận và quản lý theo truyền thống được bảo vệ
tốt theo phong tục tập quán và hương ước. Những khu rừng này có vai trò quan
trọng trong sản xuất, đời sống hoặc có ý nghĩa tâm linh, tôn giáo đối với cộng đồng
và cộng đồng có toàn quyền quyết định về việc quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng,
hưởng lợi ích từ rừng.
Đặc điểm quản lý:
- Quyền sở hữu đất đai thuộc về Nhà nước
- Quyền sở hữu và quyền sử dụng rừng cây (tài sản nằm trên đất) thuộc về
cộng đồng, nhưng chưa được giao theo đúng thủ tục pháp lý hiện hành, chỉ mới
“công nhận tiếp tục tồn tại”
- Cộng đồng tiếp tục quản lý bằng quy ước, lệ tục truyền thống.....
Các lợi ích cụ thể về quản lý rừng:
-


Lấy gỗ làm nhà và sử dụng trong gia đình


-25-

-

Cung cấp thức ăn và cỏ để chăn nuôi trâu bò

-

Cung cấp rau, củ để làm thức ăn cho người

-

Điều tiết nguồn nước
- Thoả mãn các nhu cầu về tâm linh và tín ngưỡng
Phần hưởng lợi quan trọng của cộng đồng là những lợi ích không tính toán

được ( như về tâm linh hoặc bảo vệ nguồn nước).
Hiệu quả quản lý:
Hầu hết các khu rừng này đều được quản lý tốt và quy mô còn nhỏ bé.
+ Rừng cộng đồng từ năm 2007 đến nay
Từ năm 2007 - đến nay Rừng và đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp được
chính quyền địa phương giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định lâu dài .
Ngoài rừng tự quản lý trước đây còn có:
Bảng 4.3: Rừng cộng đồng từ năm 2007 đến nay
TT


Địa
phương

S rừng
cộng
đồng
(ha)

Lịch sử hình
thành

Mục đích
sử dụng

Ghi chú

Đây là hình thức
quản lý rừng trong
Phòng
hộ
đó
cộng đồng dân
1.1.
Nhà
nước
cư được Nhà nước
giao cho cộng -Đặc dụng
Sản
xuất
giao

quyền sử dụng
đồng
dài hạn nguồn tài
1.2. Thôn
117,4
Nhà
nước
nguyên rừng để bảo
Bản
giao cho cộng
vệ, quản lý và sử
Sảng
đồng
dụng lâu dài, bền
2.
Xã Văn
vững làm giàu rừng
Minh
Hưởng
bằng các biện pháp
2.1. Thôn
121,11
Nhà
nước các lợi ích lâm sinh, đồng thời
khuẩng
giao cho cộng từ rừng
đảm bảo các lợi ích
Liềng
đồng
của xã hội và sự

2.2. Thôn Nà 118,35
Nhà
nước
phát triển của cộng
Mực
giao cho CĐ
đồng dân cư.
(Nguồn : Theo báo cáo thuyết minh tổng hợp sử dụng đất của 2 xã Văn Minh 1

Xã Lạng
San
Thôn To 45,12
Đoóc

Lạng San).
Từ bảng 4.3 cho thấy đây là hình thức quản lý rừng trong đó cộng đồng dân
cư được Nhà nước giao quyền sử dụng dài hạn nguồn tài nguyên rừng để bảo vệ,


×