Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh lứa tuổi 12 đến 16 ở thái nguyên năm 2010 2013 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.28 KB, 24 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu về chỉ số sinh
học ở các trẻ em lứa tuổi học sinh, trong đó có trên học sinh ở tỉnh
Thái Nguyên. Nhìn chung, các nghiên cứu đó được tiến hành đã khá
lâu, hoặc chưa phản ánh đầy đủ về các chỉ số sinh học của các Dân
tộc thuộc các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Các nghiên cứu hầu như chỉ
được tiến hành theo phương pháp điều tra ngang, rất ít nghiên cứu
theo dõi dọc. Vậy để đánh giá chính xác hơn sự phát triển của từng cá
thể theo thời gian, nhất là ở cơ thể trẻ có sự thay đổi mạnh lúc dậy
thì, và để cung cấp dữ liệu khoa học cho việc hoạch định chính sách,
chăm sóc sức khỏe cho thế hệ trẻ thì cần có các nghiên cứu về đặc
điểm sinh học của trẻ em lứa tuổi học sinh.
2. Mục tiêu của đề tài
1. Mô tả đặc điểm hình thái và chức năng của học sinh lứa
tuổi 12 đến 16 ở một số trường thuộc tỉnh Thái Nguyên năm 2010.
2. Phân tích sự thay đổi hình thái, chức năng tim mạch của
đối tượng nghiên cứu trong thời gian 2010-2012.
3. Xác định mối liên quan giữa các chỉ số được nghiên cứu
và mối liên quan giữa một số chỉ số hình thái, chức năng với mức độ
biểu hiện gen kiss và nồng độ hormon của học sinh nữ lứa tuổi 12
đến 16.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận án đã xác định được thực trạng và đặc điểm một số chỉ
số hình thái, chức năng hệ tim-mạch, máu, thần kinh và hormon liên
quan tới sự tăng trưởng của học sinh dân tộc Kinh, Nùng từ 12 đến
16 tuổi của tỉnh Thái Nguyên. Những số liệu này chưa được công bố


2


trong vòng 15 năm trở lại đây, và có thể là tài liệu tham khảo cho các
nghiên cứu khác.
Tốc độ tăng trưởng không đều của học sinh qua các lớp tuổi
và giữa các phần của cơ thể (thân, chân); một số thay đổi chức năng
hệ tim-mạch, máu ở học sinh nữ giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì; là
cơ sở để có thể đề xuất các giải pháp can thiệp (tổ chức giáo dục, rèn
luyện thể chất, chăm sóc sức khỏe…) phù hợp theo mỗi giai đoạn
phát triển của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Việc xác định được sự phù hợp giữa thay đổi các chỉ số hình
thái và chức năng tim-mạch, thần kinh; mối tương quan giữa các chỉ
số hình thái và hormon đến sự tăng trưởng; giữa kết quả học tập với
thời gian phản xạ thị giác vận động, khả năng chú ý và trí nhớ giúp
cho việc vận dụng trong thực tiễn công tác dạy học và tạo môi trường
giáo dục thuận lợi cho việc học tập của trẻ em đạt hiệu quả tốt hơn.
Bước đầu xác định được gen kiss có sự thay đổi theo độ tuổi
dậy thì. Đây là gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo về sự liên quan
giữa gen kiss với tuổi dậy thì.
3. Cấu trúc luận án
Luận án được trình bày trong 135 trang (không kể tài liệu
tham khảo và phụ lục). Luận án gồm 7 phần: đặt vấn đề (3 trang);
Tổng quan tài liệu (26 trang); Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
(19 trang); Kết quả nghiên cứu (51 trang); Bàn luận (32 trang); Kết
luận (3 trang); Kiến nghị (1 trang).
Luận án gồm 44 bảng, 16 biểu đồ và hình. Sử dụng 48 tài
liệu tham khảo tiếng Việt và 81 tài liệu tiếng nước ngoài.
Phần phụ lục gồm phiếu nghiên cứu, chi tiết phương pháp
định lượng gen kiss, (33 bảng) bảng số liệu nghiên cứu của đề tài và
so sánh với các tác giả khác.



3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái quát chung về tuổi sinh học của lứa tuổi 12 đến 16
Theo Nguyễn Quang Quyền học sinh tuổi 12 đến 16 là giai đoạn
chuyển tiếp giữa thiếu nhi lớn và thiếu niên. Theo Tạ Thúy Lan thì trẻ 1216 tuổi thuộc tuổi học sinh lớn hay tuổi dậy thì. Như vậy, sự phân chia này
chỉ mang tính chất tương đối, nhưng ở giai đoạn học sinh lớn, sự xuất hiện
tuổi dậy thì là mốc quan trọng nhất.
1.2. Cơ chế xuất hiện tuổi dậy thì
Yếu tố khởi phát tuổi dậy thì vẫn được giả thuyết là do sự trưởng
thành của vùng limbic (hệ viền) đã kích hoạt và phát động hoạt động
chức năng của trục vùng dưới đồi-tuyến yên-tuyến sinh dục.
Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã cho thấy, gen kiss được sản xuất
ra chủ yếu ở vùng dưới đồi được cho là có liên quan đến sự xuất hiện
tuổi dậy thì. Năm 2003, các nghiên cứu đã công nhận kisspeptin cần thiết
cho việc bắt đầu tuổi dậy thì ở người và chuột. Một nghiên cứu khác đã
công bố, kisspeptin huyết thanh (do gen kiss sản xuất) có tương quan với
sự tăng hormon LH, FSH và testosteron ở cả trẻ trai và trẻ gái tuổi dậy thì.
Năm 2009, Clarkson J. và cộng sự đã đưa ra giả thuyết về mối liên quan
giữa estradiol với kisspeptin trong khởi phát tuổi dậy thì. Ali A. chứng
minh được kisspeptin còn có vai trò duy trì khả năng sinh sản.
1.3. Các nghiên cứu về hình thái, chức năng
1.3.1. Các nghiên cứu về hình thái
Các nghiên cứu về hình thái trên thế giới được diễn ra trên
nhiều nước và các chủng tộc. Từ đó, các nhà khoa học đã xác định
được xu hướng phát triển tầm vóc cơ thể của con người và số liệu
được sử dụng làm giá trị tham chiếu tại thời điểm nghiên cứu. Đa số
các nghiên cứu trên trẻ em đều cho thấy sự tăng trưởng của trẻ có xu



4
hướng tốt lên theo thời gian. Tuy nhiên, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng
sự gia tăng về chiều cao tối đa ở trẻ em để đạt được chiều cao lớn
nhất ở tuổi trưởng thành đã ngừng ở một số nước (Na Uy, Anh..).
Ở Việt Nam, các kích thước của cơ thể con người được chú ý
từ những năm 30 của thế kỷ XX. Các nghiên cứu đã xây dựng được
hằng số sinh học người Việt Nam bình thường vào năm 1967 và
1972. Đến năm 1975, Nguyễn Tấn Gi Trọng đã xuất bản cuốn sách
"Hằng số sinh học người người Việt Nam” với sự tham gia của nhiều
nhà khoa học. Vào cuối những năm 90 thế kỷ XX, dự án "Điều tra cơ
bản một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam bình thường thập khoa
học đã thực hiện các nghiên cứu ở các vùng miền khác nhau đã cung
cấp số liệu về các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập
kỷ 90-thế kỷ XX. Những năm đầu của thế kỷ XXI, các nghiên cứu về
hình thái tiếp tục diễn ra. Mỗi nghiên cứu đều đã tìm ra được đặc
điểm phát triển của lứa tuổi dậy thì theo dân tộc và khu vực sinh
sống. Tại Thái Nguyên, năm 2000 Nguyễn Thành Trung và cộng sự
đã nghiên cứu về sự phát triển thể chất trẻ em học sinh cấp I và II.
1.3.2. Các nghiên cứu về chức năng
1.3.2.1. Các nghiên cứu về chức năng hệ tuần hoàn và máu
Khoảng thế kỷ thứ XVI đến nửa đầu thế kỷ XX, các nhà khoa
học lần lượt đã phát hiện ra các cơ quan trong cơ thể. Sự phát hiện đó
đã thúc đẩy các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu về hoạt động chức
năng các cơ quan.
Tại Việt Nam, năm 1960, Vũ Triệu An nghiên cứu cho thấy,
khi mới sinh số lượng hồng cầu và huyết sắc tố ở trẻ em khá cao
tương đương với người Âu-Mỹ nhưng sau đó lại giảm, còn bạch cầu
ưa acid và bạch cầu lympho lại tăng. Năm 1982, Trịnh Bỉnh Di chỉ ra
đặc điểm huyết áp của trẻ em tăng dần theo tuổi và thấp hơn so với



5
của trẻ em người Âu-Mỹ. Các chỉ số chức năng hệ tuần hoàn và tế
bào máu ngoại vi đã được nghiên cứu và công bố gần đây nhất là
trong tài liệu “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập
kỷ 90, thế kỷ XX”.
Đầu thế kỷ XXI, các nghiên cứu về hệ tuần hoàn và các tế
bào máu ngoại vi cho thấy, các chỉ số hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu của
trẻ em đều trong giới hạn bình thường và không có sự khác biệt giữa
học sinh các dân tộc thiểu số. Ở lứa tuổi 12 đến 17, học sinh nam có
tần số tim lớn hơn so với học sinh nữ. Tần số tim giảm dần theo tuổi,
ngược lại huyết áp tâm thu và tâm trương tăng lên theo tuổi.
1.3.2.2. Các nghiên cứu về chức năng hệ sinh dục
Nghiên cứu tuổi dậy thì được coi là một hướng nghiên cứu
đánh giá sự phát triển con người theo thời gian. Dữ liệu được báo cáo
từ các nghiên cứu trên các quần thể người Châu Âu, Châu Á cho
thấy, tuổi có kinh nguyệt lần đầu đã giảm đáng kể từ thế kỷ thứ 19.
Tại Việt Nam, theo Lê Nam Trà thì tuổi có kinh nguyệt lần đầu của
trẻ gái giảm dần từ thập kỷ 50 đến thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Đến
cuối thập kỷ 90 thế kỷ XX, Phan Thị Sang và Phạm Thị Minh Đức đã
cho thấy, các nữ sinh sống ở thành thị có tuổi dậy thì đến sớm hơn so
với các nữ sinh ở nông thôn và miền núi. Những năm đầu thế kỷ
XXI, các nghiên cứu cho thấy, sự xuất hiện tuổi dậy thì khác nhau ở
mỗi dân tộc, mỗi khu vực và phụ thuộc vào giới.
1.3.2.3. Các nghiên cứu về chức năng hệ thần kinh
Đầu thế kỷ XX, Pavlov đã tìm ra phản xạ có điều kiện, đây
được coi là phát kiến vĩ đại về nghiên cứu chức năng hệ thần kinh.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, các nghiên cứu về chức
năng hệ thần kinh ra đời. Ở Việt Nam, Phạm Minh Hạc (1962-1963)
cho thấy, các học sinh lớp 8 ở Hà Nội không có sự khác biệt về trí



6
nhớ so với các học sinh ở các nước khác. Những năm 90 của thế kỷ
XX, Võ Văn Toàn đã nhận xét, hoạt động trí tuệ của học sinh cấp 2 ở
Việt Nam cao hơn so với điểm chuẩn quốc tế, hình ảnh điện não đồ
thay đổi thể hiện sự hoàn chỉnh của vỏ não vùng chẩm. Năm 1998,
Đỗ Công Huỳnh đã nghiên cứu phản xạ thính giác- vận động và thị
giác-vận động trên thanh thiếu niên từ 6 đến 18 tuổi ở Nam sân bay
Biên Hòa, Bắc sân bay Biên Hòa và xã Vạn Phúc Hà Đông, Hà Tây.
Vào cuối thế kỷ XX, các giá trị sinh học về tốc độ dẫn truyền thần
kinh, điện thế kích thích thính giác thân não cũng đã được công bố
trong cuốn "Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ
90-thế kỷ XX" công bố năm 2003 (GTSH-2003). Đầu thế kỷ thứ
XXI, Trần Thị Loan, Tạ Thúy Lan và Nguyễn Thị Bích Ngọc… cho
thấy, có mối liên quan giữa thời gian phản xạ cảm giác-vận động với
chỉ số IQ ở thanh thiếu niên Việt Nam. Các nghiên cứu cũng cho
thấy, trí nhớ ngắn hạn, sự chú ý, phản xạ, chỉ số IQ của học sinh tốt
dần lên theo tuổi, các học sinh có độ tập trung chú ý càng cao thì có
phản xạ càng ngắn. Ở Thái Nguyên, Nguyễn Thành Trung đã nhận
xét, mức trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi, nhóm học sinh miền
núi có chỉ số trí tuệ thấp hơn so với học sinh thành phố.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 7 trường trung học cơ sở
thuộc tỉnh Thái Nguyên, gồm 1 trường ở thành phố và 6 trường ở
miền núi từ năm 2010 đến năm 2013.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh từ 12 đến 16 tuổi khỏe mạnh ở 7 trường trung học

cơ sở thuộc tỉnh Thái Nguyên tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.


7
Đối tượng được chia thành 3 nhóm: Nhóm 1: học sinh người dân tộc
Kinh ở thành phố; Nhóm 2: học sinh người dân tộc Kinh ở miền núi;
Nhóm 3: học sinh người dân tộc Nùng ở miền núi.
2.3. Phương pháp và chỉ tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang và theo dõi dọc.
- Chỉ tiêu nghiên cứu hình thái được đo đạc theo các phương pháp
dùng trong nhân trắc học. Các chỉ số nghiên cứu chức năng được đo
đạc theo các phương pháp thường quy dùng trong nghiên cứu y sinh
học; nồng độ hormon GH, T3, FT4, estradiol được đo theo phương
pháp hóa phát quang miễn dịch; biểu hiện gen Kiss được đo theo kỹ
thuật Real time PCR; thời gian PX TG-VĐ, trí nhớ ngắn hạn, sự chú
ý được đo đạc theo bộ trắc nghiệm dùng trong nghiên cứu tâm sinh lý
học.
2.4. Tổ chức nghiên cứu
- Năm 2010. Thực hiện khám sơ tuyển đo các chỉ số hình thái, chức
năng. Xác định công thức máu, nhóm máu cho các học sinh từ 12-16
tuổi.
- Năm 2011, 2012: chỉ đo các chỉ số hình thái, mạch, huyết áp cho
các học sinh 12 và 13 tuổi đã được đo ở năm 2010.
- Năm 2013: chọn lọc 68 học sinh nữ để đo chiều cao, cân nặng, tình
trạng kinh nguyệt và lấy máu để định lượng hormon và gen kiss.
2.5. Đề tài tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc đạo đức nghiên cứu


8

2.6. Mô hình nghiên cứu

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Chỉ số hình thái, chức năng của học sinh lứa tuổi 12 đến 16 ở
năm 2010
3.1.1. Các chỉ số hình thái và thể lực
Bảng 3.1. Chiều cao đứng (cm) của học sinh ( X ± SD)
Tuổi
Dân tộc
Kinh
Nam
thành
phố
Nữ
(1)
Kinh
Nam
miền
núi
Nữ
(2)
Nùng
Nam
miền
núi
Nữ
(3)

12 (a)


13 (b)

14 (c)

15 (d)

16 (e)

(n=93)
(n=136)
(n=101)
(n=117)
(n=26)
144,85±6,51 151,65±7,79 154,33±7,82 156,49±6,81 159,98±6,95
(n=90)
(n=152)
(n=120)
(n=131)
(n=28)
144,70±7,76 150,21±5,92 154,00±5,07 157,95±5,87 160,19±4,78
(n=56)
(n=59)
(n=79) ***
(n=52)
(n=33)
138,88±6,29 143,94±6,93 151,06±7,31 153,93±7,83 157,93±8,28
(n=51)
(n=76)
(n=58)

(n=50)
(n=41)
140,25±6,38 145,11±8,56 146,88±6,74 152,16±5,58 155,93±4,93
(n=39)
(n=63)
(n=49)
(n=26)
(n=49)
139,58±8,28 142,93±7,84 151,23±7,20 151,67±6,74 157,91±6,61
(n=44)
(n=51)
(n=60) *
(n=30)
(n=58)
140,97±6,20 143,53±6,10 148,83±5,99 151,77±4,99 156,17±4,75
Nam: 1-2, 1-3 (a,b,c),1-3(d) <0,001;
1-2(d)<0,05
p
Nữ: 1-2, 1-3(a,b,c,d,e)<0,001;
2-3(b)<0,05
“*”: so sánh p nam-nữ cùng tuổi, cùng nhóm (*<0,05;**<0,01; ***<0,001)


9
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, chiều cao đứng của học sinh
tăng dần từ 12-16 tuổi. Học sinh người Kinh ở thành phố có chiều
cao đứng lớn hơn học sinh người Kinh và Nùng ở miền núi
(p<0,05÷0,001). Ở khu vực miền núi, đa số học sinh người Kinh và
người Nùng có chiều cao đứng tương đương nhau khi so sánh cùng
tuổi, cùng giới. Học sinh nam miền núi có chiều cao lớn hơn rõ rệt so

với học sinh nữ ở tuổi 14 ở cả 2 nhóm nghiên cứu (p<0,05÷0,001). Ở
các nhóm tuổi còn lại sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.4. Cân nặng (kg) của học sinh ( X ± SD)
Tuổi
12 (a)
Dân tộc
(n=93)
Kinh
Nam
38,34±8,44
thành
phố
(n=90)
Nữ
(1)
38,76±7,08
(n=56)
Kinh Nam
30,94±5,57
miền
núi
(n=51)
Nữ
(2)
32,58±5,95

13 (b)

14 (c)


15 (d)

16 (e)

(n=136)***
42,43±7,89
(n=152)
39,69±6,45
(n=59)
37,90±6,56

(n=101)**
(n=117)
(n=26)
45,52±8,25 46,03±7,61 53,17±9,15
(n=120)
(n=131)
(n=28)
43,26±6,15 45,88±5,77 52,10±5,85
(n=79)
(n=52)
(n=33)
39,03±6,91 40,59±6,82 47,41±6,07

(n=76)
36,12±6,07

(n=58)
(n=50)
(n=41)

37,47±5,57 41,23±5,05 48,18±5,19

(n=39)
(n=63)
(n=49)
(n=26)
(n=49)
Nùng
Nam
33,22±7,54 36,96±6,56 41,82±6,64 43,12±4,65 49,84±5,55
miền
núi
(n=44)
(n=51)
(n=60)
(n=30)
(n=58)
Nữ
(3)
33,14±5,20 34,41±5,01 39,75±5,56 41,43±6,54 49,67±4,61
Nam: 1-2,1-3(a,b),1-2(c,d), 2-3(c) < 0,001; 1-2,2-3(e),1-3(c) < 0,05
p
Nữ: 1-2,1-3(a,b,c,d) < 0,001; 1-2(e) < 0,01
“*”: so sánh p nam-nữ cùng tuổi, cùng nhóm (*<0,05;**<0,01; ***<0,001)

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, cân nặng của học sinh tăng dần
từ 12-16 tuổi. Đa số học sinh người Kinh ở thành phố có cân nặng
lớn hơn học sinh người Kinh và Nùng ở miền núi. Ở khu vực miền
núi, đa số học sinh nam người Nùng có cân nặng lớn hơn học sinh
nam người Kinh ở tuổi 12, 14, 15, 16. Ở học sinh nữ người Nùng,

tuổi 12, 14 cũng có cân nặng lớn hơn học sinh người Kinh, ở các lứa
tuổi còn lại sự khác biệt về chỉ số này không có ý nghĩa thống kê. Đa


10
số không có sự khác biệt về chỉ số này giữa 2 giới, riêng học sinh
nam người Kinh thành phố có cân nặng lớn hơn so với học sinh nữ
thành phố ở tuổi 13 và 14.
Số liệu từ bảng 3.5 cho thấy, vòng cánh tay duỗi của học sinh
tăng dần theo tuổi. Đa số vòng cánh tay duỗi của các học sinh ở thành
phố lớn hơn học sinh miền núi ở tuổi 12 đến 14, nhưng đến tuổi 1516 các học sinh có vòng cánh tay tương tự nhau hoặc thậm chí học
sinh miền núi lại có chỉ số này lớn hơn so với học sinh thành phố.
Không có sự khác biệt về chỉ số này giữa 2 dân tộc Kinh và Nùng ở
miền núi. Hầu hết không có sự khác biệt về vòng cánh tay duỗi giữa
hai giới.
Số liệu ở bảng 3.6 cho thấy, vòng đùi của học sinh tăng dần
theo tuổi. Học sinh người Kinh thành phố có vòng đùi nhỏ hơn so với
học sinh người Kinh và người Nùng ở miền núi ở tuổi 13, 14 và 15.
Ở miền núi, học sinh người Kinh có vòng đùi lớn hơn học sinh nữ
người Nùng ở tuổi 12 và 13. Chỉ số vòng đùi của đa số học sinh nữ
có xu hướng lớn hơn so với của học sinh nam cùng khu vực và cùng
dân tộc.
Số liệu ở bảng 3.8 và 3.9 cho thấy, chỉ số BMI và Skélie của
học sinh tốt dần theo tuổi. Chỉ số BMI có giá trị nằm trong giới hạn
bình thường. Học sinh ở thành phố có các chỉ số này tốt hơn học sinh
ở miền núi.
3.1.2. Các chỉ số chức năng
3.1.2.1. Tuổi dậy thì hoàn toàn của học sinh nữ
Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy, tuổi dậy thì hoàn toàn của học
sinh nữ người Kinh và người Nùng miền núi tương tự nhau và đến

muộn hơn so với học sinh người Kinh ở thành phố.


11
3.1.2.2. Chỉ số chức năng hệ tuần hoàn
Bảng 3.11. Huyết áp tâm thu (mmHg) của học sinh ( X ± SD)
Tuổi
Dân tộc

12 (a)

13 (b)

(n=136)
(n=93)
107,06±9,3
Kinh Nam
106,24±8,87
6
thành
phố
(n=152)
(n=90)
(1)
Nữ
107,20±8,3
104,50±8,71
9
(n=56)
(n=59)

Kinh
Nam
102,25±7,84 106,44±8,91
miền
núi
(n=51)
(n=76)
Nữ
(2)
102,75±8,50 106,25±8,17
(n=63)
(n=39)
102,30±8,6
Nùng Nam
102,44±7,77
5
miền
núi
(n=51)
(n=44)
(3)
Nữ
103,92±7,5
103,18±7,00
0

14 (c)

15 (d)


16 (e)

(n=101)
(n=117)
(n=26)
106,34±9,27 111,50±8,49** 112,31±9,62
(n=120)
(n=131)
105,83±9,22 108,13±8,82

(n=28)
107,32±8,66

(n=79)
(n=52)
(n=33)
105,57±7,93 109,71±10,73 106,97±9,27
(n=58)
(n=50)
(n=41)
107,24±8,59 107,00±7,14 108,17± 8,04
(n=49)
(n=26)
109,18±9,70 110,19±7,14

(n=49)
112,76±9,25*

(n=60)
108,83±8,65


(n=58)
108,28±7,58

(n=30)
106,83±7,48

Nam: 1-3(b) < 0,001; 1-2(a),2-3(b,e) < 0,01; 1-3(a,c), 2-3(c),1-2(e) < 0,05

p

Nữ: 1-3(b) < 0,01;
1-3(c) < 0,05
“*”: so sánh p nam-nữ cùng tuổi, cùng nhóm (*<0,05;**<0,01; ***<0,001)

Số liệu từ bảng 3.11 cho thấy, huyết áp tâm thu (HATT) của
học sinh tăng dần theo tuổi. Trong cùng khu vực miền núi đa số các
học sinh có HATT tương tự nhau. Sự khác biệt về HATT giữa học sinh
thành phố và miền núi, giữa nam và nữ không có quy luật.
Bảng 3.13. Tần số mạch (lần/phút) của học sinh ( X ± SD)
Tuổi
Dân tộc

13 (b)

14 (c)

(n=93)
93,86±9,65
(n=90)

91,16±11,45

(n=136) (n=101) 86,78±
89,22±11,42
10,91
(n=152)
(n=120)
89,38±10,72 87,28±12,02

Nam

(n=56)
85,46±11,68

(n=59)
83,68±9,27

(n=79)
84,51±11,91

Nữ

(n=51)
86,18±10,53

(n=76)
84,50±9,71

(n=58)
86,78±11,80


Kinh Nam
thành
phố (1) Nữ
Kinh
miền
núi
(2)

12 (a)

15 (d)

16 (e)

(n=117)
88,34±8,43
(n=131)
86,27±9,23
(n=52)
86,90±12,36**
*
(n=50)
79,32±9,65

(n=26)
89,46±11,11
(n=28)
90,07±8,53
(n=33)

78,70±7,23
(n=41)
77,15±5,17


12
(n=26)
(n=49)
91,88±10,39**
77,45±6,65
*
(n=44)
(n=51)
(n=60)
(n=30)
(n=58)
Nữ
87,91±10,54 84,35±10,04 87,43±10,65
80,07±8,37 77,71±4,97
Nam: 1-2,1-3(a,b,e) < 0,001;
1-3(c,d),2-3(d) < 0,05
p
Nữ: 1-2(b,d,e),1-3(d,e) < 0,001;
1-2(a),1-3(b) < 0,01
“*”: so sánh p nam-nữ cùng tuổi, cùng nhóm (*<0,05;**<0,01; ***<0,001)

Nùng
miền
núi
(3)


Nam

(n=39)
(n=63)
81,82±11,53** 82,24±11,61

(n=49)
83,04±10,15**

Số liệu từ bảng 3.13 cho thấy, tần số mạch của các học sinh
thay đổi không theo quy luật. Đa số các học sinh ở thành phố có tần
số mạch nhanh hơn so với các học sinh ở miền núi. Ở học sinh người
Kinh thành phố tần số mạch không có sự khác biệt giữa 2 giới. Ở học
sinh người Nùng miền núi, học sinh nữ ở tuổi 12 có tần số mạch lớn
hơn so với học sinh nam, ngược lại ở tuổi 14 và 15 học sinh nam lại
có chỉ số này lớn hơn so với học sinh nữ.
3.1.2.3. Chỉ số máu ngoại vi
Các số liệu từ bảng 3.16 cho thấy, học sinh ở thành phố có
chỉ số HGB lớn hơn rất rõ rệt so với của học sinh ở miền núi. Ở cả 2
khu vực học sinh nữ có chỉ số HGB cao hơn so với ở học sinh nam.
Các số liệu từ bảng 3.19 và 3.20 cho thấy, hầu hết ở tất cả các
lớp tuổi học sinh ở thành phố có chỉ số MCH, MCHC cao hơn so với
học sinh ở miền núi. MCH của học sinh nữ lớn hơn so với ở học sinh
nam thuộc tất cả các lứa tuổi.
3.1.2.4. Chỉ số chức năng hệ thần kinh
Kết quả ở bảng 3.24, 3.25, 3.26, 3.27 cho thấy, thời gian
phản xạ thị giác-vận động, khả năng chú ý, trí nhớ ngắn hạn của học
sinh tốt lên theo tuổi (12 đến 16). Các học sinh ở thành phố có các
chỉ số này tốt hơn so với học sinh ở miền núi. Ở miền núi, đa số

không có sự khác biệt về các chỉ số đánh giá chức năng hệ thần kinh.
Sự khác biệt giữa nam và nữ về các chỉ số này thay đổi theo tuổi.
3.2. Sự thay đổi các chỉ số hình thái cơ thể và chức năng tim
mạch của học sinh lứa tuổi 12 đến 16 được theo dõi trong 3 năm
(từ 2010 - 2012)


13
3.2.1. Các chỉ số hình thái
Kết quả ở biểu đồ 3.1 cho thấy, khi theo dõi nhóm học sinh
12 tuổi và 13 tuổi ở 3 năm liên tiếp thì đa số mức tăng chiều cao
đứng của các học sinh giảm dần từ tuổi 12 đến 14; riêng các học sinh
nam miền núi lại có mức tăng tăng dần. Hầu hết mức tăng chiều cao
đứng ở các học sinh miền núi tương tự nhau và nhỏ hơn so với các
học sinh thành phố. Mức tăng chiều cao đứng giữa các học sinh ở
miền núi tương tự nhau.
Kết quả ở biểu đồ 3.4 cho thấy, mức tăng cân nặng của nhóm
nhóm học sinh 12 tuổi và 13 tuổi tăng dần từ tuổi 12 đến 15. Mức tăng
cân nặng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các học sinh
ở 2 khu vực. Trong khu vực miền núi, học sinh người Kinh và người
Nùng có mức tăng cân nặng tương đương nhau.
3.2.2. Các chỉ số chức năng tim mạch
Kết quả ở biểu đồ 3.8 cho thấy, theo dõi nhóm học sinh 12 tuổi
và 13 tuổi trong 3 năm liên tiếp thì đa số mức tăng huyết áp tâm thu
(HATT) của học sinh giảm dần từ tuổi 12 đến 15. Riêng các học sinh
nam người Kinh và người Nùng miền núi lại có HATT tăng dần từ 1214 tuổi. Sự khác biệt về mức tăng HATT giữa 2 khu vực và hai giới
thay đổi theo tuổi.
Kết quả theo dõi nhóm học sinh 12 và 13 tuổi (biểu đồ 3.10)
cho thấy, mức thay đổi tần số mạch của học sinh giảm dần từ tuổi 12
đến 15. Mức giảm mạnh nhất ở đa số các học sinh là ở tuổi 12 lên 13,

riêng học sinh người Kinh miền núi là ở tuổi 14 lên 15.
3.2.3. So sánh sự thay đổi của một số chỉ số giữa nghiên cứu theo
điều tra ngang với theo dõi dọc


14

Kết quả điều tra ngang sự thay đổi tần số mạch của học sinh
thấy tăng giảm không theo quy luật, nhưng theo dõi dọc ở 3 năm liên
tiếp thấy chỉ số này giảm dần theo tuổi. Giá trị thay đổi tần số mạch ở
điều tra ngang và theo dõi dọc khác nhau rõ rệt. Lứa tuổi có mức giảm
tần số mạch nhiều nhất khi theo dõi dọc ở đa số học sinh nam và nữ là
tuổi 12 lên 13. Trong khi số liệu nghiên cứu cắt ngang năm 2010 thì
mức giảm chỉ số này mạnh nhất có ở 2 thời điểm là 12 lên 13 tuổi và
14 lên 15 tuổi.
Nhìn chung, khi phân tích số liệu theo chiều dọc hay chiều
ngang thì hầu hết các chỉ số hình thái và chức năng tim mạch đều tốt
dần lên theo tuổi từ 12 đến 16. Thời điểm có mức tăng cao nhất của
các vòng chi và cân nặng xảy ra muộn hơn so với chiều cao. Mức
tăng của các chỉ số hình thái và chức năng tim mạch có sự khác biệt
giữa 2 phương pháp. Xu hướng thay đổi của các chỉ số hình thái
(chiều cao, cân nặng) đa phần là giống nhau, nhưng sự khác biệt vẫn
có ở một số dân tộc. Số liệu phân tích theo chiều dọc thay đổi khá
đồng nhất, không bị phân tán như số liệu thu được trong nghiên cứu
cắt ngang.
3.3. Nồng độ một số hormon và mức độ biểu hiện gen kiss trong
máu ngoại vi của nhóm học sinh nữ năm 2013
Bảng 3.28. Nồng độ hormon GH, T3, FT4, estradiol của hai nhóm
nữ học sinh có KN (n=37) và chưa có KN (n=31) ( X ± SD).
Nhóm NC

Chỉ số

Có KN

X

± SD

min

Chưa có KN
max

X

± SD

min

max


15
GH (µU/ml)
T3 (nmol/l)
FT4 (pmol/l)
Estradiol (pmol/l)

13,71±7,87
1,76±0,35

14,24±2,14
406,11±267,48

3,84 46,8
18,41±12,07*
1,19 2,66
2,13±0,43***
10,21 18,38
13,82±2,26
197 1678 222,61±65,06***

2,08
1,30
8,10
95

46,8
2,82
17,69
339

“*”: so sánh p giữa có KN và chưa có KN (*<0,05;**<0,01; ***<0,001)

Số liệu của bảng 3.28 cho thấy, nồng độ GH ở nhóm chưa có
kinh nguyệt (KN) có giá trị cao hơn có ý nghĩa so với ở nhóm đã có KN.
Nồng độ T3 của nhóm có KN thấp hơn so với ở nhóm chưa có KN.
Nồng độ FT4 không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Nồng độ estradiol
huyết tương của nhóm có KN cao hơn so với ở nhóm chưa có KN.
Bảng 3.30. Mức độ biểu hiện gen kiss (lần) của nhóm học sinh nữ
theo thời gian sau lần đầu tiên có kinh nguyệt ( X ± SD)

Gen
Gen kiss
p
Thời gian
n
1-2,
X ± SD
sau lần đầu có KN
1-3,
Dưới 12 tháng (1)
12
10,38 ± 11,63
1-4,
12-24 tháng (2)
17
5,14 ± 3,11
3-4
Trên 24 tháng (3)
8
2,98 ± 2,89
< 0,05
Chưa có KN (4)
30
5,51 ± 3,88
Từ bảng 3.30 cho thấy, ở nhóm nữ học sinh mới xuất hiện
hiện tượng KN (dưới 1 năm) có mức độ biểu hiện gen kiss cao hơn so
với những học sinh đã có KN từ 1 năm trở lên và lớn hơn so với
nhóm nữ học sinh chưa có KN (p<0,001). Mức độ biểu hiện gen kiss
ở học sinh có KN trên 24 tháng có giá trị thấp nhất và thấp hơn có ý
nghĩa thống kê so với nhóm chưa có KN (p<0,001).

3.4. Mối liên quan giữa các chỉ số nghiên cứu
3.4.1. Liên quan giữa nồng độ một số hormon và gen kiss với hình
thái, chức năng
Số liệu từ bảng 3.32 cho thấy, nồng độ FT 4, GH và gen kiss
không có mối tương quan với chiều cao và cân nặng của học sinh. T 3


16
có tương quan nghịch, estradiol có tương quan thuận với chiều cao và
cân nặng của học sinh.
3.4.2. Liên quan giữa một số chỉ số chức năng với nhau và với chỉ số
hình thái
Số liệu ở bảng 3.34 cho thấy, kết quả các môn học và học
lực của học sinh có tương quan nghịch yếu với thời gian phản xạ thị
giác vận động và có tương quan thuận từ mức độ yếu đến mức độ
vừa với khả năng chú ý và trí nhớ ngắn hạn (p<0,05).
Số liệu trên bảng 3.36 cho thấy, chỉ số MCH và MCHC
không có mối tương quan với thời gian phản xạ thị giác vận động,
nhưng chỉ số HGB có tương quan mức độ yếu. Chỉ số MCH, MCHC,
HGB có liên quan từ mức độ yếu đến trung bình với khả năng chú ý,
trí nhớ ngắn hạn và điểm số của môn học và học lực (p < 0,05).
Bảng 3.40. Phương trình hồi quy tuyến tính giữa huyết áp với chiều
cao đứng, cân nặng của học sinh (n=2018).
Biến phụ thuộc
Huyết áp
Huyết áp
Biến độc lập
tâm thu
tâm trương
Hệ số của chiều cao đứng (p) -0,0007 (0,982)

- 0,04 (0,112)
Hệ số của cân nặng (p)
0,39 (0,000)
0,18 (0,000)
Hằng số
90,76
69,93
Hệ số xác định
0,13
0,03
p
< 0,05
< 0,05
Số liệu trên bảng 3.40 cho thấy, mô hình hồi quy tuyến tính
giữa huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương với chỉ số chiều cao và
cân nặng có dạng: Huyết áp tâm thu = 90,76 - 0,0007 Chiều cao đứng
+ 0,39 Cân nặng. Huyết áp tâm trương = 69,93 - 0,04 Chiều cao đứng
+ 0,18 Cân nặng.


17
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
Trong đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu các chỉ số
hình thái và chức năng của học sinh 12 đến 16 tuổi ở năm 2010
(nghiên cứu mô tả cắt ngang), sau đó các chỉ số hình thái và chỉ số
chức năng hệ tim mạch của học sinh được theo dõi thêm 2 năm tiếp
theo (từ năm 2010-2012).
4.1. Sự thay đổi các chỉ số hình thái, thể lực của học sinh 12 đến
16 tuổi theo nghiên cứu cắt ngang và theo dõi dọc trong 3

năm liên tiếp
Nhìn chung các chỉ số hình thái và thể lực tốt dần lên theo
tuổi từ 12 đến 16. Phát triển chiều cao ở lứa tuổi 12 đến 16 chủ yếu là
do sự phát triển của chiều dài chân. Thời điểm có mức tăng cao nhất
cân nặng và các vòng chi tăng muộn hơn so với chiều cao. Sự khác
biệt của các chỉ số giữa các học sinh cùng tuổi, cùng giới chỉ thấy rõ
khi so sánh 2 khu vực thành phố và miền núi (đa số các học sinh ở
thành phố có các chỉ số hình thái và thể lực tốt hơn học sinh miền
núi, còn sự khác biệt về yếu tố dân tộc hầu như không có. Điều này
theo chúng tôi là do nguyên nhân dinh dưỡng và sự vận động ở môi
trường sinh sống của các em.
Khi so sánh với các số liệu của trẻ em cùng giới, cùng tuổi
trong các công trình nghiên cứu đã thực hiện từ 10 năm về trước
(GTSH-2003; và của Nguyễn Thành Trung-2000-Thái Nguyên) cho
thấy, các chỉ số hình thái và thể lực trong nghiên cứu của chúng tôi đều
tốt hơn. Còn khi so sánh với các nghiên cứu cùng thời điểm (Nguyễn
Thị Bích Ngọc-2012 trên học sinh ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ) thì các chỉ
số hình thái, thể lực của học sinh ở thành phố của chúng tôi là tương
đương, còn học sinh miền núi thì đa số các chỉ số có giá trị thấp hơn.


18
4.2. Sự thay đổi một số chỉ số chức năng của học sinh 12 đến 16 tuổi
theo nghiên cứu cắt ngang và theo dõi dọc trong 3 năm liên tiếp
Các chỉ số chức năng đánh giá hệ tuần hoàn, máu, tuổi dậy
thì, hệ thần kinh (theo điều tra ngang) đều hoàn thiện dần từ 12 đến
16 tuổi. Học sinh ở thành phố có các chỉ số chức năng tốt hơn học
sinh miền núi. Trong cùng khu vực miền núi, không có sự khác biệt
về chỉ số chức năng giữa 2 dân tộc Kinh và Nùng.
So sánh tuổi dậy thì hoàn toàn của các học sinh trong nghiên

cứu này với nghiên cứu của các tác giả khác cho thấy, tuổi có kinh
nguyệt của các học sinh nữ tại Thái Nguyên năm 2010 đến sớm trước
khoảng 22 tháng so với trẻ em được nghiên cứu ở năm 1975, khoảng
20 tháng so với trẻ ở năm 1991; và sớm hơn khoảng 15 tháng so với
học sinh ở Hà Nội được nghiên cứu ở năm 2002 (Nguyễn Phú Đạt)...
Các kết quả nêu trên cho thấy, yếu tố kinh tế - văn hóa - xã hội, hay
hoàn cảnh sống của các học sinh ở tỉnh Thái Nguyên đã có ảnh
hưởng đến thời điểm xuất hiện tuổi dậy thì.
Sự xuất hiện của tuổi dậy thì có liên quan tới sự phát triển và
hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Các kết quả nghiên cứu về
tần số mạch và huyết áp của chúng tôi cho thấy, học sinh các dân tộc
đều có giá trị HATT và HATTr tăng dần, ngược lại tần số mạch lại
giảm dần theo tuổi từ 12 đến 16. Xu hướng thay đổi của các chỉ số
tim mạch trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhiều
nghiên cứu. Mối liên quan giữa tuổi dậy thì và hoạt động của hệ tim
mạch có thể thấy khi so sánh giữa nhóm học sinh chưa có kinh
nguyệt và đã có kinh nguyệt. Ở tuổi dậy thì cơ thể trẻ đang có sự biến
chuyển mạnh trong hoạt động của các cơ quan, đòi hỏi hệ tim mạch
phải tăng cường chức năng để đáp ứng nhu cầu biến động đó.


19
Đối chiếu với sự thay đổi các chỉ số hình thái với chức năng
hệ tim mạch của trẻ chúng tôi thấy, có mối tương quan giữa sự thay
đổi huyết áp, đặc biệt là HATT với trọng lượng, chiều cao và BMI.
Kết quả này tương tự nghiên cứu của Wanzhu Tu. Ông gọi hiện
tượng này là “sự đồng bộ hóa của huyết áp với tăng trưởng ở tuổi dậy
thì”. Và đây được xem là minh chứng nói lên sự liên quan chặt chẽ
giữa cấu trúc và chức năng để đảm bảo sự hoạt động thống nhất giữa
các cơ quan.

Kết quả chỉ số máu ngoại vi ở các học sinh thành phố trong
nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với số liệu trong GTSH-2003 và
nghiên cứu của Đỗ Hồng Cường, còn các học sinh miền núi có HGB
tương đương, hoặc thấp hơn. Chỉ số huyết sắc tố trung bình của hồng
cầu (MCH) của học sinh miền núi thấp hơn so với của học sinh ở thành
phố và thấp hơn giá trị bình thường; biểu hiện ở trẻ có tình trạng hồng
cầu nhược sắc, có thể tương ứng với giai đoạn đầu của tình trạng thiếu
máu. Nguyên nhân hồng cầu nhược sắc theo chúng tôi, một mặt có
thể do tình trạng dinh dưỡng, hoặc do tình trạng cường kinh nguyệt
nhưng cũng chưa loại trừ được tình trạng rong kinh. Để khẳng định
chính xác điều này, cần khai thác thêm các thông tin liên quan đến
sự rối loạn trên.
Sự phân bố nhóm máu hệ ABO, Rh của dân tộc Kinh mà chúng
tôi thu thập được có quy luật như kết quả của các công trình khác. Riêng
số liệu về tỷ lệ nhóm máu của người Nùng, chúng tôi chưa tìm thấy công
bố nào.
Kết quả về chức năng hệ thần kinh phù hợp với quy luật phát
triển và hoàn thiện cấu trúc-chức năng của hệ thần kinh trung ương.
Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả
khác (Trần Thị Loan, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Đỗ Công Huỳnh).


20
Chúng tôi cũng đã tìm thấy có mối liên quan giữa chỉ số huyết học
với các chỉ số đánh giá chức năng của hệ thần kinh. Tuy nhiên, ba chỉ
số huyết học HGB, MCH, MCHC chỉ giải thích được 3% sự thay đổi
của khả năng chú ý, 8% của trí nhớ ngắn hạn và khoảng từ 10 - 15%
biến động của điểm số. Kết quả nghiên cứu các chỉ số đánh giá chức
năng hệ thần kinh trong nghiên cứu chúng tôi cho thấy, sự phát triển
tâm sinh lý của học sinh chịu ảnh hưởng lớn của môi trường và điều

kiện sinh sống.
Khi so sánh các số liệu nghiên cứu theo dõi dọc và điều tra
ngang, chúng tôi nhận thấy xu hướng thay đổi của các chỉ số hình
thái (chiều cao, cân nặng) đa phần là giống nhau, nhưng sự khác biệt
vẫn có ở một số dân tộc. Số liệu phân tích theo dõi dọc thay đổi khá
đồng nhất, không bị phân tán như số liệu thu được trong nghiên cứu
cắt ngang.
Từ các vấn đề nêu trên đây cho phép chúng tôi gợi ý là mỗi cá
thể có một biểu đồ phát triển. Do đó, chúng ta nên theo dõi dọc để
biết được trẻ đang phát triển ở giai đoạn nào, từ đó giúp đề xuất các
biện pháp theo dõi, chăm sóc sức khỏe và giáo dục phù hợp với tâm
sinh lý của trẻ để các em có được sự phát triển tối ưu.
4.3. Sự thay đổi nồng độ một số hormon, gen kiss và mối liên quan
với phát triển hình thái, chức năng
Các kết quả về hormon trong nghiên cứu của chúng tôi là
phù hợp với tiến trình biến động của hệ nội tiết trong giai đoạn dậy
thì. Tại thời điểm chiều cao, cân nặng của trẻ phát triển mạnh (thời
điểm tiền dậy thì), trẻ có nồng độ hormon T3, GH ở mức cao. Khi cơ
thể trẻ đã bước vào tuổi dậy thì hoàn toàn thì nồng độ T 3, GH giảm
xuống; lúc này chiều cao, cân nặng của trẻ tăng chậm lại. Sự giảm


21
mức độ phát triển chiều cao sau khi đã dậy thì hoàn toàn cũng đã
nhận thấy trong nhiều nghiên cứu khác.
Sự biến động của gen kiss xảy ra ngược chiều so với nồng độ
estradiol, sau khi đã có kinh nguyệt nồng độ estradiol vẫn cao trong
khi mức độ biểu hiện gen kiss lại giảm xuống. Theo chúng tôi, trẻ nữ
ở tuổi tiền dậy thì khi chưa có KN, mức độ biểu hiện gen kiss cao
trong khi nồng độ estrogen chưa tăng cao, nhằm tác động lên trục

dưới đồi-tuyến yên-buồng trứng để kích thích buồng trứng phát triển,
tăng tiết estrogen và gây xuất hiện hiện tượng KN lần đầu tiên. Sự
kích thích được tiếp tục kéo dài tới hàng năm để lượng estrogen tăng
dần. Đến khi buồng trứng có khả năng tiết một lượng estrogen đủ lớn
thì sẽ gây ra điều hòa ngược âm tính lên vùng dưới đồi để giảm sản
xuất kisspeptin làm mức độ biểu hiện gen kiss giảm xuống.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu các chỉ số hình thái và chức năng của học sinh
dân tộc Kinh và Nùng 12 đến 16 tuổi thuộc tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi
rút ra một số kết luận sau:
1-Đặc điểm hình thái và chức năng của học sinh năm 2010
1.1. Đặc điểm hình thái
- Chiều cao đứng, chiều cao ngồi, chiều dài chân, cân nặng, vòng ngực,
vòng cánh tay phải, vòng đùi phải của học sinh tăng lên theo tuổi. Đa số
số đo các chỉ số đó ở học sinh thành phố lớn hơn so với của học sinh
miền núi, riêng ở tuổi 16 có vòng cánh tay, vòng đùi của học sinh
thành phố lớn hơn hoặc tương đương với học sinh miền núi.
- Đa số học sinh nam có chiều cao đứng lớn hơn học sinh nữ ở tuổi
14, chiều dài chân của nam lớn hơn của nữ từ tuổi 14 -16. Học sinh
nam thành phố tuổi 13, 14 có cân nặng lớn hơn học sinh nữ. Hầu hết


22
nữ có vòng đùi lớn hơn của nam. Vòng ngực ở các học sinh nam
thành phố lớn hơn của nữ, còn ở miền núi không có sự khác biệt theo
giới. Chỉ số BMI, Skélie của học sinh tốt dần theo tuổi và chỉ số BMI
trong giới hạn bình thường.
- Trong cùng khu vực miền núi, hầu như không có sự khác biệt về các
chỉ số hình thái giữa học sinh người Kinh và người Nùng.
1.2. Đặc điểm chức năng

- Tuổi dậy thì hoàn toàn của học sinh nữ thành phố đến sớm hơn so
với học sinh nữ miền núi.
- Huyết áp của học sinh tăng dần, tần số mạch giảm dần theo tuổi.
Học sinh thành phố có huyết áp tâm trương và tần số mạch lớn hơn
so với của học sinh miền núi.
- Chỉ số RBC, HGB, HCT của HS nam thấp hơn của học sinh nữ, của
học sinh ở miền núi thấp hơn của học sinh ở thành phố. Chỉ số MCH
ở học sinh miền núi thấp hơn của học sinh thành phố và có tình trạng
hồng cầu nhược sắc. Các chỉ số bạch cầu, tiểu cầu của học sinh trong
giới hạn tương tự ở người trưởng thành bình thường.
- Học sinh người Kinh và Nùng có tỷ lệ các nhóm máu theo thứ tự là:
O>B>A>AB. Học sinh người Kinh tỷ lệ nhóm máu Rh - là 0,17%,
Rh+ là 99,83%; 100% người Nùng có nhóm máu Rh+.
- Thời gian phản xạ thị giác vận động, trí nhớ ngắn hạn, khả năng chú
ý của học sinh tốt lên theo tuổi; của HS thành phố tốt hơn so với của
HS miền núi. Thời gian phản xạ thị giác vận động của học sinh nam
tốt hơn của học sinh nữ; trí nhớ ngắn hạn, sự chú ý của đa số học sinh
nữ tốt hơn so với học sinh nam từ tuổi 12 đến 15.
- Học sinh nữ tiền dậy thì có nồng độ GH và T 3 cao hơn, nồng độ
estradiol thấp hơn so với học sinh nữ đã dậy thì hoàn toàn. Mức độ
biểu hiện gen kiss tăng dần từ thời điểm tiền dậy thì đến tuổi dậy thì


23
hoàn toàn và tiếp tục tăng sau khi đã dậy thì hoàn toàn khoảng một
năm rồi giảm dần.
2. Sự thay đổi hình thái và chức năng tim mạch của học sinh qua
3 năm theo dõi (2010 đến 2012)
- Các học sinh nữ (thành phố và miền núi), học sinh nam ở thành phố
đều có mức tăng chiều cao đứng và chiều dài chân lớn nhất ở thời điểm

12 lên 13 tuổi, riêng học sinh nam miền núi là ở tuổi 13 lên 14. Mức
tăng chiều cao ngồi ít hơn so với mức tăng chiều dài chân và tăng
muộn hơn so với chiều cao đứng.
- Đa số học sinh có mức tăng lớn nhất với cân nặng là tuổi 13 lên 14,
với vòng cánh tay, vòng đùi, vòng ngực là tuổi 14 lên 15.
- Mức tăng huyết áp tâm thu lớn hơn so với mức tăng huyết áp tâm
trương; mức tăng huyết áp cao nhất ở nữ lúc 12 lên 13 tuổi, ở nam là
13 lên 14 tuổi. Mức giảm tần số mạch nhiều nhất ở cả nam và nữ là
tuổi 12 lên 13. Mức tăng mạnh của huyết áp tâm thu, giảm mạnh tần
số mạch trùng với thời điểm tăng vọt về chiều cao và cân nặng.
3. Mối liên quan giữa các chỉ số được nghiên cứu; liên quan giữa
một số chỉ số hình thái, chức năng với mức độ biểu hiện gen kiss
và nồng độ hormon
- Ở học sinh nữ, chưa thấy có mối tương quan giữa gen kiss và nồng
độ FT4 với chiều cao, cân nặng. Nồng độ GH có tương quan nghịch
yếu với cân nặng, và không có tương quan với chiều cao. Nồng độ T 3
có tương quan nghịch mức độ vừa với chiều cao, cân nặng. Nồng độ
estradiol có tương quan thuận mức độ vừa với chiều cao và cân nặng
của học sinh.
- Điểm số các môn toán, văn, ngoại ngữ và học lực chung của học
sinh có tương quan nghịch với thời gian phản xạ thị giác vận động;
tương quan thuận với khả năng chú ý và trí nhớ ngắn hạn.


24
- Chỉ số HGB có tương quan với thời gian phản xạ thị giác vận động.
Chỉ số MCH, MCHC, HGB có tương quan với khả năng chú ý, trí
nhớ ngắn hạn và điểm số của môn toán, văn, ngoại ngữ và học lực.
- Huyết áp có tương quan với chiều cao đứng, cân nặng và BMI của
học sinh, trong khi tần số mạch không có tương quan.

KIẾN NGHỊ
Đỉnh tăng trưởng là tuổi tiền dậy thì và vẫn đang có xu
hướng đến sớm hơn, nên cần chú ý thời điểm và quan điểm chăm sóc
trẻ. Cần có thêm các nghiên cứu sâu và có quy mô lớn hơn về vai trò
của gen kiss trong giai đoạn lứa tuổi dậy thì.
Thực tế sự hiểu biết của người dân về tuổi dậy thì còn hạn
chế, nên cần có công tác tuyên truyền, tư vấn rõ về vấn đề này cho
các bậc cha mẹ, nhà trường để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của
trẻ. Quan tâm hơn nữa đến đời sống của các học sinh lứa tuổi 12 -16
(trung học cơ sở), đặc biệt là những trẻ thuộc vùng miền núi, người
dân tộc thiểu số để giúp các em có thể phát triển thể chất một cách
toàn diện hơn.
Hiện nay các trường học, trạm y tế đều tổ chức khám sức
khỏe định kỳ hàng năm cho các em nên có thể lập một biểu đồ phát
triển (theo dõi dọc) cho từng trẻ nhằm phát hiện, tư vấn, quản lý,
chăm sóc sức khỏe cho các học sinh được tốt hơn.



×