Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Báo cáo thực tập tại công ty TNHH thang máy Delta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.06 KB, 20 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.1

Bộ máy tổ chức của công ty TNHH thiết bị thang máy
Delta

3

Bảng 3.1

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH
thiết bị thang máy Delta từ năm 2012 – 2014

8

Bảng 3.2

Mức độ hoàn thành kế hoạch kinh doanh của công ty
TNHH thiết bị thang máy Delta qua các năm 2012-2014

Phụ lục 1

Biểu đồ 3.1

Tỷ trọng doanh thu theo từng khu vực năm 2013 và 2014
của Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta


Phụ lục 2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BHTN
BHYT
CB-CNV
ĐHĐCĐ
HC
HĐQT
NHNN
NHTM
TNHH
VPĐD

Ý nghĩa của từ viết tắt
Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm y tế
Cán bộ công nhân viên
Đại hội đồng cổ đông
Hành chính
Hội đồng quản trị
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại
Trách nhiệm hữu hạn
Văn phòng đại diện


1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ THANG MÁY

DELTA
1.1. Sơ lược về Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta
Tên gọi

: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ THANG MÁY DELTA

Tên giao dịch

: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ THANG MÁY DELTA

Tên viết tắt

: DELTA ELEVATOR.CO.,LTD

Trụ sở chính

: Số 65 Tổ 7 Quán Tình – Giang Biên – Long Biên – Hà
Nội.

Nhà máy

: Số 71 Cổ Bi – Gia Lâm – Hà Nội

Công ty TNHH THIẾT BỊ THANG MÁY DELTA - Tên giao dịch quốc tế là
DELTA ELEVATOR tiền thân là xưởng gia công sản xuất thiết bị cơ khí thang máy.
Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta được thành lập ngày 13 tháng 06 năm 2010
theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0105357938, do Sở kế hoạch đầu tư thành phố
Hà Nội cấp. Trong lĩnh vực điện, tự động hóa Công ty TNHH thiết bị thang máy
DELTA đã tham gia vào các dự án có mức độ phức tạp và tích hợp cao, sử dụng các
giải pháp đồng bộ được cung cấp từ các hãng nổi tiếng: Siemens, SONY, Schneider,

Emerson, ABB, Hitachi... Trong lĩnh vực thang máy, Công ty TNHH thiết bị thang
máy DELTA là nhà sản xuất thang máy nội địa nhãn hiệu DELTA ELEVATOR với
chất lượng, độ tin cậy và an toàn của thang máy cao, linh kiện thiết bị của hệ thống từ
các đối tác lớn, có tên tuổi trên thế giới. Từ khi thành lập đến nay, công ty TNHH thiết
bị thang máy Delta đã cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp đồng bộ về điện
công nghiệp, giải pháp công nghệ, hệ thống thang máy, thang cuốn cho nhiều đối tác
trong và ngoài nước. Công ty đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để
phục vụ cho khách hàng nhanh nhất, tốt nhất và hiện nay là công ty hàng đầu tại Việt
Nam trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các sản phẩm linh kiện thang máy cho các
đối tác sản xuất thang nội địa trong nước cũng như đồ dự trữ thay thế cho các nhãn
hiệu thang máy, thang cuốn nổi tiếng như Mitsubishi, Otis, Schindler, Thyssen, Kone,
Fujitec, Eita-Schneider, Huyndai,…
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
1.2.1. Chức năng của công ty
Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta hoạt động với chức năng chính là sản
xuất và kinh doanh các thiết bị thang máy nhằm tăng nguồn vốn kinh doanh, mở rộng
4


sản xuất, tăng lợi nhuận, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước và đặc biệt là giải
quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo được vật chất và tinh
thần cho công nhân viên làm việc trong công ty.
-

Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh buôn bán hàng hóa. Cung cấp lắp đặt và bảo
hành, bảo trì hệ thống thang máy

-

Sản phẩm kinh doanh: Tư vấn, thiết kế, sản xuất cơ khí, cung cấp, lắp đặt, bảo hành,

bảo trì nhà máy, máy, thiết bị điện, điện lạnh thiết bị áp lực, máy nén khí, các hệ thống
cơ điện, điện tử, điện tự động hoá, các hệ Máy lạnh, Máy điện, máy xây dựng, các
thiết bị xử lý môi trường, hệ thống chống sét, các sản phẩm phục vụ cho lĩnh vực,
thang máy và các ngành công nghiệp khác.
1.2.2. Nhiệm vụ của công ty
Công ty có những nhiệm vụ chính như sau:

-

Kinh doanh đúng mặt hàng đã đăng ký. Công ty có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh với
cơ quan nhà nước, cụ thể là Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội. Công ty phải
hoạt động kinh doanh đúng với ngành nghề mà công ty đã đăng ký với Sở Kế hoạch và
Đầu tư thành phố Hà Nội

-

Xây dựng và phát triển các kế hoạch, mục tiêu của công ty trong từng giai đoạn. Hoàn
thành tốt các kế hoạch đã đề ra, đảm bảo thực hiện theo sứ mệnh của công ty.
Thực hiện đúng chính sách chất lượng, chính sách môi trường đã cam kết, quản lý và
sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật một cách hợp lý, tiết kiệm và
có hiệu quả.

-

-

Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên trưởng thành về mọi mặt
nhằm không ngừng nâng cao trình độ quản lý, trình độ ngoại ngữ, khoa học kỹ thuật,
chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh. Thực
hiện phân công lao động một cách hợp lý, đào tạo đội ngũ nhân viên có chuyên môn,

nghiệp vụ tốt, năng động, sáng tạo, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc. Nâng
cao năng lực, trình độ quản lý của cán bộ quản lý.

-

Tuân thủ hiến pháp và pháp luật hiện hành của Nhà nước, thực hiện đúng chủ trương
của nhà nước về đóng thuế và các nghĩa vụ liên quan. Công ty phải chịu trách nhiệm
trước Nhà nước về kết quả của hoạt động kinh doanh của mình.

-

Công ty phải luôn tạo niềm tin cho khách hàng, luôn cố gắng tìm hiểu và đáp ứng nhu
cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
5


Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta được tổ chức theo mô hình công ty
TNHH. Bộ máy của công ty được thiết kế sao cho đảm bảo khoa học, hoạt động hiệu
quả, đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho công ty.
Bộ máy công ty được tổ chức như sau:

Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức của công ty TNHH thiết bị thang máy Delta
(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự - Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta)
Trong đó:
-

Giám đốc công ty: Là người đứng đầu công ty với chức năng nhiệm vụ phụ trách
chung mọi hoạt động của công ty, tổ chức và điều hành công tác tiêu thụ sản phẩm cho
Công ty.


-

Phòng kế toán: thống kê tài chính, tiền lương, tổng hợp, thanh toán, tiêu thụ sản phẩm
và báo cáo lại cho giám đốc công ty.

-

Phòng hành chính - nhận sự: quản lý nhân sự và đào tạo nhân sự mới cho công ty công ty,
quản lý các vấn đề hành chính của công ty.

-

Phòng kinh doanh: nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường, tìm hiểu thông tin
khách hàng, tìm kiếm khách hàng cho công ty.

-

Phòng vật tư: quản lý các vấn đề về vật tư phục vụ sản xuất và kinh doanh của công ty.
Nhìn chung bộ máy quản lý và tổ chức của Công ty TNHH thiết bị thang máy
Delta rất gọn nhẹ và hợp lý, thuận tiện cho việc quản lý và điều hành trong công tác kinh

6


doanh và tiêu thụ sản phẩm, điều này đã có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh
doanh và công tác quản lý hoạt động tiêu thụ của công ty.
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới kinh doanh của công ty
1.4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế hội nhập quốc tế và khẳng định vị trí của

thương hiệu, công ty đã thay đổi hệ thống máy móc, cơ sở hạ tầng cũ kỹ, đầu tư mới
trang thiết bị, máy móc của các nước tiên tiến trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc…trên hình thức chuyển giao công nghệ. Tất cả nhân viên trong công ty
đều được trang bị máy tính hiện đại, nhân viên cấp cao được chu cấp máy tính xách
tay đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất cho từng nhân viên. Bên cạnh đó, nhà kho của
công ty còn được trang bị hệ thống camera, máy tính đảm bảo hàng hóa được lưu giữ một
cách an toàn, hạn chế thất thoát.
Văn phòng công ty được trang bị 1 máy Fax, 2 máy pho to tài liệu, 10 máy tính để
bàn, 5 máy tính xách tay, 1 máy in, 5 điện thoại bàn,... Công ty đã đầu tư vào công nghệ
tin học với máy tính kết nối mạng ở mỗi bàn làm việc để tiện cho việc tính toán, phát triển
thị trường và quản lý văn bản. Ngoài ra công ty còn trang bị đầy đủ các thiết bị thi công,
dụng cụ, thiết bị thí nghiệm kiểm tra tiên tiến và hiện đại bậc nhất.
1.4.2. Mạng lưới kinh doanh của công ty
Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta có trụ sở chính tại số 65 Tổ 7 Quán
Tình – Giang Biên – Long Biên – Hà Nội, nhà máy của công ty đặt tại số 71 Cổ Bi –
Gia Lâm – Hà Nội.
Vượt qua giai đoạn khởi đầu đầy khó khăn, trải qua 5 năm hình thành và phát
triển với sự tâm huyết của ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, đến nay Công ty
TNHH thiết bị thang máy Delta đã là một công ty có uy tín chất lượng trên thị trường
cung cấp thiết bị thang máy đặc biệt đã chiếm ưu thế trên thị trường Hà Nội.
Mạng lưới kinh doanh của công ty khá rộng, công ty không chỉ phân phối sản
phẩm trên thị trường Hà Nội mà còn mở rộng ra khu vực Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước. Công ty phân phối sản phẩm thông qua kho
hàng nằm ngay tại trong cạnh khu nhà xưởng sản xuất của công ty để tiện lợi cho việc
chuyên chở cho khách hàng của đội ngũ chuyên chở. Với phương châm “giá cả hợp lý
– chất lượng hoàn hảo”, cùng với đội ngũ kỹ thuật, kỹ sư chuyên nghiệp có năng lực,
đã được đào tạo tại các trường danh tiếng trong nước và ngoài nước, sản phẩm công ty
cung cấp ra đạt chất lượng cao và được khách hàng đánh giá cao. Một số khách hàng

7



đã và đang lắp đặt, sử dụng sản phẩm của công ty như: Công ty cổ phần Môi trường đô
thị & Công nghiệp Hà Nội, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không ARIMEX
(Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội), Công ty cổ phần Bắc Mỹ (Từ Sơn – Bắc Ninh), Công ty
Cổ phần thương mại & Du lịch quốc tể Thiên Trường (Vĩnh Trại – Lạng Sơn),…
Công ty đang có xu hướng mở rộng thêm chi nhánh ở các tỉnh lân cận Hà Nội
trong năm tới sau đó sẽ hướng tới các vùng khác trong cả nước, từ đó phát triển thị
trường phân phối rộng khắp cả nước.
2. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
2.1. Chính sách quản lý kinh tế - tài chính
Công tác quản lý kinh tế - tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng
đối với đơn vị hoạt động kinh doanh. Vì vậy trong suốt những năm qua công ty đã rất
lưu tâm tới việc thực hiện chế độ quản lí tài chính - kế toán chặt chẽ như việc mở sổ
sách, ghi chép những chứng từ phát sinh, theo dõi phát sinh công nợ, công tác hạch
toán kế toán đúng theo chế độ của Nhà nước quy định. Hàng tháng, hàng quý và kết
thúc năm đều thanh quyết toán kịp thời phản ánh trung thực đúng với thực tế và kết
quả kinh doanh của công ty, chưa để thất thoát đến tiền vốn, tài sản và hàng hóa đều
được bảo vệ an toàn, đảm bảo chất lượng, sử dụng tiền vốn có hiệu quả, đảm bảo được
quyền lợi chung cho công ty.
Về chính sách kinh tế - tài chính, công ty đã và đang thực hiện tốt những công
việc sau:
- Tổ chức tốt việc nắm bắt thông tin thị trường để có những quyết định đúng
đắn trong kinh doanh, đảm bảo lợi ích doanh nghiệp và người trực tiếp kinh doanh.
Quan tâm phát triển tổ chức mạng lưới bán hàng, không ngừng nâng cao uy tín doanh
nghiệp, tuyệt đối không kinh doanh hàng giả, hàng kém, mất phẩm chất và những mặt
hàng nhà nước cấm kinh doanh.
- Tăng cường khảo sát thị trường nắm bắt được nhu cầu của khách hàng để có
những chính sách phát triển sản phẩm đạt chất lượng tốt phục vụ người tiêu dùng.
- Thực hiện tốt nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước, Ngân sách địa phương và

hoàn thành các chỉ tiêu đóng góp khác với địa phương như: Quỹ xóa đói giảm nghèo,
quỹ đền ơn đáp nghĩa....
- Khi Nhà nước tăng lương tối thiểu Ban Giám đốc Công ty đã tính toán, điều
chỉnh tương ứng với mức tăng lương tối thiểu do nhà nước quy định.
2.2. Chính sách đối với người lao động
8


Đối với đội ngũ công nhân viên, công ty thực hiện chính sách phân công công
việc phù hợp với năng lực và trình độ của từng nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi để họ
có thể phát huy được tối đa khả năng của mình để phục vụ cho sự phát triển của công
ty. Công ty chủ trường sắp xếp và bố trí lao động hợp lý, đúng với nhu cầu của từng vị
trí và từng công việc cụ thể trên cơ sở căn cứ vào công việc, tìm người có năng lực
tương xứng trách nhiệm. Chủ động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên để nâng
cao năng lực, trình độ. Xây dựng định mức lao động và các cơ chế, chính sách về tiền
lương, tiền thưởng phù hợp để động viên được những lao động tích cực, có tinh thần
trách nhiệm với công việc.
Công ty luôn chú trọng các chính sách để người lao động gắn bó lâu dài với
công ty. Ban Giám đốc Công ty có chính sách xây dựng và tổ chức thực hiện các chế
độ, chính sách có liên quan trực tiếp đến công nhân, viên chức, người lao động, nhất là
các vấn đề về tiền lương, tiền thưởng, giải quyết lao động dôi dư, bảo hộ lao động, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Hằng năm, công ty đều tiến hành kiểm tra môi trường làm
việc. Các chế độ bảo hộ lao động được thực hiện đầy đủ, riêng đối với nữ cán bộ, công
nhân viên được ưu tiên khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm. Bên cạnh đó, các hoạt động
văn nghệ, thể thao, nghỉ dưỡng cũng được tổ chức đầy đủ, đảm bảo thoải mái về tinh
thần để toàn thể cán bộ, công nhân viên gắn bó, đoàn kết cùng nhau lao động, nâng
cao hiệu quả kinh doanh. Công ty thực hiện việc trả lương cho nhân viên, người lao
động 1 lần 1 tháng vào ngày 5 hàng tháng sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ vào
lương như: ứng trước, BHYT, BHXH… Hàng năm, Công ty đều thực hiện đầy đủ các
chính sách xã hội đối với người lao động, thanh toán đúng, kịp thời các chế độ BHXH

khi CB-CNV ốm đau, thai sản và giải quyết chế độ hưu trí cho CB-CNV khi có đủ
điều kiện được nghỉ. Khi nhà nước tăng lương tối thiểu Ban Giám đốc Công ty đã tính
toán, điều chỉnh tương ứng với mức tăng lương tối thiểu do nhà nước quy định.
2.3. Chính sách xây dựng cơ sở vật chất
Công ty chủ trương đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại,
công nghệ cao, nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh. Các thiết bị, máy móc
của công ty được nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Đức,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan... Công ty chủ trương đưa khoa học – kỹ thuật vào
sản xuất, nhằm sản xuất ra sản phẩm với chất lượng cao nhất, thỏa mãn tối đa nhu cầu
của người tiêu dùng. Đối với các trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh, công ty
luôn có sự cải tiến để theo kịp khoa học – công nghệ tiên tiến của thời đại, đảm bảo
các trang thiết bị phục vụ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của công ty.

9


Công ty thường xuyên tăng cường sự quản lý đối với cơ sở vật chất của công ty
nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả tài sản hiện có, cũng như sửa chữa kịp thời, tránh
thất thoát, lãng phí tài sản của công ty. Ngoài việc nhập khẩu các thiết bị máy móc từ
bên ngoài, công ty cũng chủ trương sử dụng các thiết bị, máy móc trong nước sản xuất
được và đáp ứng được yêu cầu của việc sản xuất của công ty.
2.4. Chính sách giá cả
Lợi nhuận Công ty chịu sự tác động rất lớn của chính sách giá. Vì vậy việc
định giá với mỗi sản phẩm được Công ty tính toán dựa trên cơ sở giá thành sản phẩm
và sức mua của thị trường. Nhìn chung giá bán sản phẩm của Công ty được quy định
một cách linh hoạt phù hợp với sự biến đổi của thị trường đảm bảo được sự bù đắp
chi phí và có lãi. Phương pháp định giá sản phẩm Công ty được dựa trên công thức
cơ bản:
Giá bán = Giá thành toàn bộ + Thuế + Lợi nhuận/sản phẩm.
Tuy nhiên với những sản phẩm có nguyên vật liệu đặc biệt thì có thể cộng %

lợi nhuận vào giá bán tuỳ theo mức độ hấp dẫn của sản phẩm tại thời điểm bán.
Giá cả của công ty được xác định phù hợp với chất lượng hàng hóa mà công ty
sản xuất ra, chính sách định giá của công ty cũng còn dựa trên từng đối tượng khách
hàng mà công ty hướng đến.
Công ty đang tiếp tục đầu tư theo chiều sâu để ổn định chất lượng sản phẩm,
giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh cho mình.
2.5. Chính sách phát triển thị trường
Hoạt động xúc tiến là một công tác quan trọng giúp Công ty gây ảnh hưởng và
lôi cuốn khách hàng, từ đó thực hiện việc phát triển hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Công ty chủ trương:
- Chú trọng hoạt động nghiên cứu tìm hiểu thị trường để tung ra sản phẩm
đúng thời gian để duy trì vị thế và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và công ty đã rất thành công trong
việc ứng dụng các chiến lược xúc tiến bán hàng để thực hiện mục tiêu qua các thời
kì.
- Quảng cáo giới thiệu sản phẩm, khuyến mại, tham gia hội chợ trong nước và
quốc tế, tuyên truyền và quan hệ công chúng, bán hàng trực tiếp, bán hàng qua các
đại lý.

10


Ngoài thị trường Hà Nội và khu vực lân cận, công ty cũng chủ trương mở rộng
mạng lưới kinh doanh của mình ra khắp các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và hướng tới
thị trường cả nước.
3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ THỊ TRƯỜNG CỦA
CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2012-2014
3.1. Thực trạng hoạt động thương mại của công ty giai đoạn 2012-2014
Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta thành lập từ năm 2010. Từ khi thành
lập tới nay, công ty đã cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp đồng bộ về điện

công nghiệp, giải pháp công nghệ, hệ thống thang máy, thang cuốn cho nhiều đối tác
trong và ngoài nước. Công ty đã đầu tư được dây truyền sản xuất cơ khí và dần khẳng
định thế mạnh trong các lĩnh vực hoạt động của công ty.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thiết bị
thang máy Delta từ năm 2012 – 2014
(Đơn vị: Nghìn đồng)
So sánh
2013/2012

So sánh
2014/2013

Chỉ tiêu

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Tổng doanh thu

1.985.658

6.137.788

6.049.966


4.152.13
209,11 -87.822
0

-1,43

1.953.976

5.953.459

5.911.989

3.999.48
204,68 -41.470
3

-0,70

Lợi nhuận trước
thuế

31.682

184.329

137.977

152.647 481,81 -46.352


-25,15

Chi phí thuế
TNDN

7.920,5

36.865,8

27.595,4

28.945,3

23.761,5

147.463,2

110.381,6

Tổng chi phí

Lợi nhuận sau
thuế

Chênh
lệch

Tỷ lệ
%


Chênh
lệch

Tỷ lệ
%

77,57

-9270,4

-25,15

123.701,
520,60
7

-37.081,6

-25,15

(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta)
Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, chúng ta có thể rút ra một
số nhận xét:
Thứ nhất, sự biến động trong tổng doanh thu của công ty:

11


Từ năm 2012-2013, tổng doanh thu của công ty có sự tăng mạnh: Tổng doanh
thu tăng từ 1.985.658 nghìn đồng năm 2012 lên 6.137.788 nghìn đồng năm 2013; mức tăng

là 4.152.130 nghìn đồng, tương ứng với 209,11%. Sự tăng lên này là do trong giai đoạn này,
công ty đã đầu tư thêm nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại để mở rộng quy mô sản xuất,
tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời với đó, công ty cũng chú trọng hơn vào
chất lượng sản phẩm, tập trung nhiều vào việc tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường cũng như chú trọng nhiều hơn vào khâu bán hàng
Từ năm 2013-2014, tổng doanh thu của công ty có sự giảm sút: tổng doanh thu mà
công ty đạt được giảm từ 6.137.788 nghìn đồng năm 2013, xuống còn 6.049.966 nghìn đồng
vào năm 2014; mức giảm là 87.822 nghìn đồng, tương ứng với doanh thu giảm 1,43%. So
với mức tăng 209,11% của giai đoạn 2012-2013, mức giảm này là tương đối nhỏ nhưng cũng
thể hiện phần nào sự tăng trưởng không ổn định trong tổng doanh thu của công ty. Nguyên
nhân của sự giảm sút này là do thị trường tiêu thụ của công ty có sự chững lại sau những tăng
trưởng ngoạn mục của giai đoạn 2012-2013.
Thứ hai, sự biến động trong tổng chi phí của công ty:
Từ năm 2012 đến năm 2013, chi phí của công ty tăng từ 1.953.976 nghìn đồng
lên 5.953.459 nghìn đồng, mức tăng là 3.999.483 nghìn đồng, tương ứng với 204,68%. Sự
tăng lên trong tổng chi phí là do công ty đầu tư tiền vào mua thêm máy móc, trang
thiết bị; đồng thời cải tiến máy móc, thiết bị cũ. Công ty mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh nên chi phí quản lý, chi phí cho vốn vay,.. cũng theo đó mà tăng lên.
Từ năm 2013 đến năm 2014, chi phí của công ty giảm từ 5.953.459 nghìn đồng
xuống còn 3.999.483 nghìn đồng, mức giảm là 41,470 nghìn đồng, tương ứng với 0,7%.
Tổng chi phí giảm không đáng kể do chi phí lãi vay vẫn cao, chi phí cho quản lý, chi
phí cho hoạt động bán hàng tăng, thêm vào đó là chi phí về tiền lương cũng tăng lên
do công ty chủ trương tăng lương cho công nhân viên để khuyến khích họ làm việc.
Thứ ba, sự biến động trong lợi nhuận của công ty:
Từ năm 2012 đến năm 2013, lợi nhuận trước thuế của công ty tăng từ 31.682
nghìn đồng lên 184.329 nghìn đồng, mức tăng là 152.647 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ
481,81%. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế của công ty cũng có sự tăng mạnh từ 23.761,5 nghìn
đồng lên 147.463,2 nghìn đồng, mức tăng là 123.701,7 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ
520,60%. Giai đoạn 2012-2013 này, lợi nhuận của công ty có sự gia tăng đáng kể, sự tăng lên
này là do doanh thu của công ty có sự tăng mạnh, trong khi chi phí cũng gia tăng nhưng mức

tăng không bằng mức tăng của tổng doanh thu.

12


Từ năm 2013 đến năm 2014, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận của công ty có sự
giảm sút. Cụ thể: Lợi nhuận trước thế của công ty giảm từ 184.329 nghìn đồng xuống còn
137.977 nghìn đồng, mức giảm là 46.352 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ 25,15%. Từ đó, lợi
nhuận sau thuế của công ty cũng giảm xuống 110.381,6 nghìn đồng, dù trước đó đạt
147.463,2 nghìn đồng. Sự giảm sút này chủ yếu là do doanh thu của công ty bị giảm sút,
trong khi chi phí của công ty cũng giảm nhưng mức giảm của chi phí nhỏ hơn mức giảm của
doanh thu.
Để hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã đặt ra của mình, công ty đã đã thực hiện
nhiều chủ trương để hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, đầu tư máy móc,
trang thiết bị hiện đại vảo sản xuất, đầu tư nhiều hơn cho chất lượng hàng hóa và khâu
bán hàng. Nhờ vậy mà nhiều năm liền, công ty đều hoàn thành kế hoạch đặt ra, tuy
nhiên cũng có những năm do điều kiện chủ quan và khách quan khác nhau mà công ty
chưa thể hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh của mình.
Đối với việc thực hiện kế hoạch đặt ra của công ty, từ Bảng 3.2 (Phụ lục 1) ta
thấy:
Năm 2012, công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tổng doanh thu, không
hoàn thành kế hoạch chi phí; tuy vậy công ty vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi
nhuận và kế hoạch nộp ngân sách. Năm 2012 này, công ty hoạt động tương đối tốt và
dần đi vào ổn định.
Năm 2013, công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu 0,41%, hoàn
thành kế hoạch chi phí; vì vậy, công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận
trước thuế, lợi nhuận sau thuế và kế hoạch nộp ngân sách nhà nước với tỷ lệ thực hiện
so với kế hoạch là 145,44%. Điều này đã giải thích được phần nào sự biến động trong
kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2012-2013. Công ty đã hoàn thành
kế hoạch đặt ra do công ty đã thực hiện tốt các chính sách hợp lý hóa sản xuất, nâng

cao năng suất lao động,..
Năm 2014, công ty không hoàn thành kế hoạch doanh thu, hoàn thành tương
đối kế hoạch chi phí, vì thế mà công ty đã không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận và kế
hoạch nộp ngân sách nhà nước mà công ty đã đặt ra cho năm 2014. Sở dĩ có điều này
là do thị trường của công ty có sự chững lại sau khi đạt được tốc độ tăng ngoạn mục
vào năm 2013, thêm vào đó là do giá một số sản phẩm của công ty có sự giảm nhẹ
trong khi lượng tiêu thụ những sản phẩm đó tăng lên không tương ứng.
3.2. Thực trạng hoạt động thị trường của công ty giai đoạn 2012-2014

13


Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta đã hợp tác với nhiều nhà cung cấp uy
tín chuyên cung cấp và sản xuất OEM các thiết bị thang máy và thang cuốn cho các
hãng lớn trên thế giới. Công ty thiết lập kênh cung cấp hàng hóa phong phú, xây dựng
một bộ máy bán hàng và hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp. Các thành viên trong Công
ty đều là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thang máy, thang cuốn,
đã từng làm việc trong môi trường quốc tế, cho các hãng thang máy nổi tiếng. Chính vì
thế Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta cam kết mang lại cho khách hàng những
linh kiện, thiết bị chất lượng cao, dịch vụ tốt nhất, giá thành hợp lý và sự hỗ trợ kỹ
thuật tốt nhất tới khách hàng.
Đối tác của công ty là những nhà sản xuất OEM các thiết bị, linh kiện thang
máy cho các hãng lớn như Mitsubishi, Otis, Schindler, Thyssen, Kone, Fujitec, EitaSchneider, Huyndai, Hitachi, Toshiba….
Thị trường tiêu thụ sản phẩm thiết bị điện của công ty TNHH thiết bị thang máy
Delta chủ yếu tập trung ở các khu vực Hà Nội và lân cận. Công ty có vị thế tốt đó là
nằm ở khu vực thành phố Hà Nội, xung quanh là các khu công nghiệp, các khu nhà ở
tiện nghi. Cùng với đó là ở quanh khu vực này đang thi công nhiều công trình khu
chung cư cao cấp, nhu cầu lắp đặt, bảo dưỡng thiết bị thang máy nhiều, đây là cơ hội
tốt để công ty phát triển hoạt động của mình. Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn
hoá chính trị, có hệ thống hoạt động kinh doanh sản xuất lớn, có nhiều khu chung cư,

nhiều văn phòng cao cấp của các công ty lớn, những khách sạn tiện nghi,.... Những lý
do trên cho thấy Hà Nội thực sự là thị trường tiềm năng rất lớn đối với các dự án cung
cấp thiết bị thang máy của công ty. Thị trường Hà Nội chiếm 33 - 36% doanh thu hằng
năm của công ty, còn lại là các tỉnh lân cận.
Đối với tỷ trọng doanh thu theo từng khu vực của công ty, từ Biểu đồ 3.1 (Phụ
lục 2), ta nhận thấy rằng thị trường của công ty chủ yếu tập trung ở khu vực Bắc Bộ,
trong đó khu vực Hà Nội có thị phần cao nhất. Trong giai đoạn 2013- 2014, doanh thu
của công ty trên thị trường Đông Bắc Bộ tăng từ 25,8% lên 29,7%, doanh thu trên thị
trường Bắc Trung Bộ giảm nhẹ từ 24,8% xướng còn 21,5%. Trong khi đó, doanh thu
của công ty trên thị trường Hà Nội có xu hướng tăng lên từ 32,1% lên 35,6% và Hà
Nội vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất trong các thị trường của công
ty.
4. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ, THƯƠNG
MẠI HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
14


Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta hoạt động theo mô hình công ty TNHH,
mọi hoạt động của Công ty được điều chỉnh bởi hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật bao gồm: Luật Doanh nghiệp; Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đất đai cũng như
các quy định liên quan đến đất đai, môi trường...và một số bộ luật khác có liên quan.
Các công cụ mà Nhà nước chủ yếu sử dụng để điều hành nền kinh tế hay hoạt
động của Công ty là luật, công cụ kế hoạch hóa, chiến lược phát triển, quy hoạch phát
triển, chương trình hay các dự án... Các chính sách chủ yếu là chính sách tài khóa,
chính sách tiền tệ, chính sách thuế và một số chính sách khác.
4.1. Tác động của chính sách tiền tệ
Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta thường xuyên phải huy động vốn từ
nhiều nguồn khác nhau, trong đó một nguồn vốn chủ yếu của công ty là vốn vay chủ
yếu từ các NHTM. Với việc vay vốn, công ty phải chịu một mức chi phí tiền lãi nhất
định. Mức lãi suất mà các ngân hàng đưa ra dựa trên cơ sở thị trường nhưng dưới sự

quản lý và điều tiết của NHNN. Các chính sách về lãi suất có ảnh hưởng không nhỏ tới
hoạt động của công ty. Trong quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và Ngân hàng lãi
suất cho vay phản ánh giá của đồng vốn mà người sở hữu các doanh nghiệp phải trả
cho người cho vay là các NHTM. Đối với các doanh nghiệp lãi suất cho vay hình
thành nên chi phí vốn là chi phí đầu vào của quá trình sản xuất. Do đó, mọi sự biến
động về lãi suất cho vay trên thị trường cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lãi suất ngân hàng cao đi kèm với xu hướng cắt
giảm, thu hẹp quy mô phạm vi của hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế.
Ngược lại, khi lãi suất cho vay thấp luôn là động lực khuyến khích doanh nghiệp mở
rộng đầu tư, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2012, chính phủ sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm ổn định kinh tế
vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Điều này có tác động tích cực tới nền kinh tế nước ta, tuy
nhiên lại đưa nền kinh tế vào tình trạng khát vốn, đẩy nhiều doanh nghiệp lâm vào tình
trạng khó khăn và Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta cũng nằm trong tình trạng
đó: Công ty rơi vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng, thiếu nguồn vốn để ổn định sản
xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị máy móc, điều này làm kết quả kinh doanh của
công ty không đạt như kỳ vọng, hoạt động của công ty diễn ra rất khó khăn.

15


Trong năm 2013 và 2014, chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ linh hoạt với lãi
suất thấp nhằm kích thích sản xuất. Tận dụng cơ hội đó, Công ty TNHH thiết bị thang
máy Delta đã chủ động vay vốn ngân hàng để mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực trọng
điểm để tăng doanh thu và thu về lợi nhuận cao hơn. Công ty luôn thực hiện chiến
lược tối thiểu hóa chi phí sử dụng trong các dự án khai thác để thu về hiệu quả cao
nhất. Bên cạnh đó, khi lãi suất ổn định và có nhiều chính sách kích cầu từ phía nhà
nước cũng như các ngân hàng thì khách hàng và đối tác của công ty cũng tăng lên,
tăng cơ hội phát triển hơn cho doanh nghiệp.
4.2. Tác động của chính sách thuế

Trong những năm qua, chính sách tài khoá được điều hành một cách chặt chẽ,
linh hoạt. Chính sách thu tiếp tục được điều chỉnh theo hướng tăng cường tiềm lực tài
chính cho doanh nghiệp thông qua việc giảm bớt nghĩa vụ thuế cho doanh nghiệp và
người dân, tạo thêm nguồn lực cho doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất - kinh
doanh. Đồng thời trong 3 năm liên tục đã thực hiện các biện pháp miễn, giảm, giãn
thuế để giảm thão gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Cụ thể, đối với thuế TNDN đã giảm mức thuế suất phổ thông từ mức 25%
xuống 22% từ ngày 01/01/2014 và theo mức 20% từ ngày 01/01/2016, áp dụng mức
thuế suất 20% từ ngày 01/7/2013 đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Việc
điều chỉnh chính sách tài khóa năm 2013 theo hướng thực hiện các biện pháp miễn,
giảm, giãn thuế đối với một số sắc thuế, khoản thu ngân sách nhà nước đã hỗ trợ và
trực tiếp giúp các doanh nghiệp nói chung cũng như công ty TNHH thiết bị thang máy
Delta nói riêng giảm bớt khó khăn trước mắt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc
biệt là về vốn sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với
nhà nước.
Những chính sách đưa ra tập trung vào việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
hướng vào việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ
giá thành và tiêu thụ sản phẩm. Nhưng trong năm 2014, thị trường tiêu thụ của Công
ty TNHH thiết bị thang máy Delta cũng không được sôi động nên mức doanh thu mà
công ty thu được cũng không lớn, thậm chí có xu hướng giảm đi so với doanh thu đã
đạt được năm 2013.
Nhìn chung, công ty cần mạnh dạn đầu tư vốn hơn nữa để tận dụng những ưu
đãi của nhà nước, đồng thời phát triển quy mô kinh doanh và phát triển thị trường
nhằm phát triển thương hiệu một cách có hiệu quả, góp phần làm tăng doanh thu và lợi
nhuận của công ty.

16


4.3. Tác động của chính sách tiền lương và bảo hiểm

Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 13/5/2013 quy định vềviệc xây dựng thang
bảng lương của Doanh nghiệp, Nghị định 50-51/2013/NĐ-CP và Thông tư số1819/2013/TT- BLĐTBXH ngày 9/9/2013 hướng dẫn vềquản lý lao động, tiền lương,
tiền thưởng, thù lao. Năng suất lao động được tính trên cơ sở Tổng doanh thu – Tổng
chi phí (chưa có lương) chia cho Số lao động thực hiện bình quân. Năng suất năm sau
tăng thì tiền lương tăng nhưng mức tăng không quá 0,8 %, nếu năng suất lao động
giảm 1% thì tiền lương giảm 1%. Đối với người lao động: lợi nhuận thực hiện tăng 1%
thì tiền lương người lao động tăng tối đa 0,3%. Công ty có lợi nhuận thực hiện trong
năm thấp hơn so với thực hiện của năm trước liền kề, thì mức tiền lương bình quân
thực hiện bị giảm trừ, cụ thể: lợi nhuận giảm 1% thì tiền lương giảm 0,3%. Trường
hợp công ty không có lợi nhuận hoặc lỗ thì mức tiền lương bình quân bằng mức lương
theo hợp đồng lao động bình quân (mức lương cơ bản). Đối với viên chức quản lý khi
lợi nhuận tăng (5% - 7%) thì tiền lương tăng nhưng hệ số tiền lương tăng thêm không
quá 0,5 so với mức lương cơ bản. Công ty có lợi nhuận thực hiện trong năm thấp hơn
lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề, thì mức tiền lương bình quân thực hiện của
viên chức quản lý sau khi giảm trừ, bảo đảm thấp nhất bằng 1,2 lần so với mức tiền
lương bình quân theo chế độ. Chính sách tiền lương và bảo hiểm với việc mới đây nhất
là định mức lương tối thiểu, có đề xuất sẽ tăng mức lương tối thiểu để nâng cao đời
sống của người lao động. Chính sách bảo hiểm thì buộc các doanh nghiệp đảm bảo chế
độ bảo hiểm cho người lao động, đặc biệt là bảo hiểm cho các công nhân xây dựng
công trình.
Công ty đã tiến hành rà soát lại mức lương chi trả cho CB-CNV và điều chỉnh
lại mức lương cho phù hợp với quy định của nhà nước. Công ty luôn ý thức rằng chỉ
khi nhân viên an tâm làm việc, cống hiến cho Công ty thì Công ty mới có thể phát
triển. Ngoài ra, công ty cũng những điều chỉnh nhất định để thực hiện đúng chính sách
bảo hiểm của nhà nước, đảm bảo chế độ bảo hiểm cho người lao động theo đúng quy
định mà nhà nước đã đề ra, đảm bảo những điều kiện nhất định cho người lao động
yên tâm công tác, cống hiến cho doanh nghiệp, vì mục tiêu chung của công ty.
5. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT
Trong những năm qua, hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty đã đạt được
nhiều thành tựu tích cực nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại:

Thứ nhất, kết quả kinh doanh của công ty chưa đáp ứng được kỳ vọng.

17


Đối với tiềm năng mà công ty có được, những kết quả kinh doanh công ty đạt
được là chưa đáp ứng được những kỳ vọng mà công ty đặt ra. Điển hình như trong giai
đoạn 2012-2013, doanh thu công ty tăng rất cao, tuy nhiên giai đoạn 2013-2014, công
ty lại không giữa được thành tích đó mà ngược lại, doanh thu của công ty lại giảm
xuống, kéo theo đó là sự giảm theo của lợi nhuận. Sự tăng trưởng trong doanh thu và
lợi nhuận của công ty là chưa bền vững, không duy trì được những thành tích cao mà
công ty đã từng đạt được.
Thứ hai, công tác sử dụng nguồn vốn còn nhiều hạn chế
Trong những năm qua, việc sử dụng nguồn vốn của công ty vẫn còn tồn tại
nhiều hạn chế như:
-

Các chi phí của công ty được sử dụng chưa thực sự hợp lý, hiệu quả.

-

Công ty còn nhiều khoản chi phí quản lý, chi phí hành chính còn gây thất thoát, lãng phí
nguồn vốn của công ty.

-

Công ty vẫn còn hạn chế trong việc nghiên cứu những thay đổi của thị trường nên việc bán
hàng vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được thị trường một cách tốt nhất, chi phí bỏ ra chưa
được bù đắp xứng đáng.


-

Việc đầu tư vốn vào mua sắm và bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị, vật tư của công ty
chưa thực sự đồng bộ và hiện đại.
6. ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN VÀ DỰ KIẾN BỘ MÔN HƯỚNG DẪN
Đề tài 1: Kiểm định mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận và đề xuất một số
giải pháp tối đa hóa lợi nhuận của Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta.
Bộ môn: Kinh tế vi mô.
Đề tài 2: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH thiết bị thang máy
Delta.
Bộ môn: Kinh tế thương mại.

18


PHỤ LỤC 1
Bảng 3.2: Mức độ hoàn thành kế hoạch kinh doanh của công ty TNHH thiết bị thang máy Delta qua các năm 2012-2014
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2013
Kế hoạch

So sánh thực

Thực hiện
6.112.536

6.137.788

5.985.794


5.953.459

126.742

184.329

25.348,4

36.865,8

101.393,6

147.463,2
(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta)


PHỤ LỤC 2

Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng doanh thu theo từng khu vực năm 2013 và 2014 của
Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta
(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta)



×