BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------o0o----------
PHẠM THỊ THÙY LIÊN
GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN KHU CÔNG VIÊN SINH THÁI ỔI BO
THÀNH PHỐ THÁI BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
Hà Nội – 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------o0o----------
PHẠM THỊ THÙY LIÊN
KHÓA 2015 – 2017
GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN KHU CÔNG VIÊN SINH THÁI ỔI BO
THÀNH PHỐ THÁI BÌNH
Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và Đô thị
Mã số: 60.58.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ THỊ KIM THÀNH
Hà Nội – 2017
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin trân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Sau đại học,
Khoa Quy hoạch vùng và đô thị và các thầy cô trong trường đã tận tình hướng
dẫn và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn khoa
học TS. Đỗ Thị Kim Thành đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành tốt Luận văn này.
Và tôi xin trân thành cảm ơn các Phòng, Ban chuyên môn của thành
phố Thái Bình, Sở Xây Dựng tỉnh Thái Bình đã nhiệt tình cung cấp những tài
liệu thông tin và tham gia cho tôi những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành
Luận văn này.
Cuối cùng tôi xin trân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã
quan tâm, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù tôi cũng đã cố gắng trong quá trình thực hiện xong do thời gian
có hạn nên Luận văn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, kính mong
nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để những giải pháp, kiến
nghị, đề xuất trong luận văn có thể được áp dụng ngoài thực tiễn đạt kết quả
cao./.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các tài liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phạm Thị Thùy Liên
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục hình, sơ đồ, đồ thị,
Danh mục bảng, biểu
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài nghiên cứu ...................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 2
* Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 4
* Các khái niệm (thuật ngữ) ........................................................................... 4
* Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN KHU CÔNG VIÊN SINH THÁI ỔI BO – THÀNH PHỐ
THÁI BÌNH ..................................................................................................... 7
1.1. Khái quát về khu công viên sinh thái Ổi Bo .......................................... 7
1.1.1. Giới thiệu chung về khu công viên sinh thái Ổi Bo ........................ 7
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển.................................................... 10
1.2. Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu công viên
sinh thái Ổi Bo - thành phố Thái Bình ........................................................ 12
1.2.1. Thực trạng tổ chức không gian khu công viên sinh thái Ổi Bo - thành
phố Thái Bình .................................................................................................. 12
1.2.2. Hiện trạng công trình kiến trúc khu công viên sinh thái Ổi Bo thành phố Thái Bình ........................................................................................ 19
1.2.3. Tổ chức cảnh quan, cây xanh và mặt nước ................................... 20
1.2.4. Hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị đô thị........................................ 22
1.3. Một số đề tài nghiên cứu và dự án có liên quan .................................. 25
1.4. Đánh giá tổng hợp và những vấn đề đặt ra ......................................... 25
1.4.1. Đánh giá tổng hợp ......................................................................... 26
1.4.2. Những vấn đề đặt ra ...................................................................... 27
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔ CHỨC
KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU CÔNG VIÊN SINH
THÁI ỔI BO – THÀNH PHỐ THÁI BÌNH ............................................... 28
2.1. Cơ sở lý luận về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu công
viên sinh thái .................................................................................................. 28
2.1.1. Cơ sở lý luận về thiết kế kiến trúc cảnh quan ............................... 28
2.1.2. Cơ sở lý luận về thiết kế đô thị ..................................................... 35
2.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 38
2.2.1. Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Thái Bình đến
năm 2030 ......................................................................................................... 38
2.2.2. Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu công viên sinh thái tại
phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình ..................................................... 41
2.2.3. Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 quảng trường Thái Bình xây dựng
tượng đài “Bác Hồ với nông dân” ................................................................... 43
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh
quan khu công viên sinh thái Ổi Bo............................................................. 45
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 45
2.3.3. Yếu tố kinh tế ................................................................................ 47
2.3.4. Nhu cầu vui chơi giải trí................................................................ 48
2.3.5. Sự tham gia của cộng đồng ........................................................... 49
2.4. Tổng kết điều tra xã hội học về tổ chức không gian kiến trúc cảnh
quan khu công viên sinh thái Ổi Bo - thành phố Thái Bình ..................... 51
2.4.1. Tóm tắt sơ lược nội dung phiếu điều tra xã hội học ..................... 51
2.4.2. Tổng kết số liệu ............................................................................. 52
2.5. Một số kinh nghiệm tổ chức công viên trên Thế giới và ở Việt Nam 57
2.5.1. Kinh nghiệm trên Thế giới ............................................................ 57
2.5.2. Một số kinh nghiệm tổ chức công viên tại Việt Nam ................... 61
2.5.3. Bài học kinh nghiệm ..................................................................... 63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN KHU CÔNG VIÊN SINH THÁI ỔI BO – THÀNH PHỐ
THÁI BÌNH ................................................................................................... 66
3.1. Quan điểm và nguyên tắc ...................................................................... 66
3.1.1. Quan điểm ..................................................................................... 66
3.1.2. Nguyên tắc .................................................................................... 66
3.2. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu công viên
sinh thái Ổi Bo – thành phố Thái Bình ....................................................... 67
3.2.1. Phân vùng chức năng .................................................................... 67
3.2.2. Tổ chức không gian khu công viên sinh thái Ổi Bo - thành phố Thái
Bình ................................................................................................................. 70
3.2.3. Giải pháp tổ chức công trình kiến trúc khu công viên sinh thái Ổi
Bo - thành phố Thái Bình ................................................................................ 80
3.2.4. Giải pháp tổ chức không gian cảnh quan, cây xanh và mặt nước 83
3.3. Giải pháp quản lý tổ chức thực hiện không gian kiến trúc cảnh quan
khu công viên sinh thái Ổi Bo - thành phố Thái Bình ............................... 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 95
Kết luận .......................................................................................................... 95
Kiến nghị ........................................................................................................ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên đầy đủ
DHBB
Duyên Hải Bắc Bộ
ĐBBB
Đồng Bằng Bắc Bộ
ĐBSH
Đồng Bằng sông Hồng
HTKT
Hạ tầng kỹ thuật
KTCQ
Kiến trúc cảnh quan
UBND
Uỷ ban nhân dân
TP
Thành phố
KTXH
Kinh tế xã hội
P.
Phường
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ,...
Ký hiệu
Tên hình
Trang
Hình 1.
Vị trí khu công viên sinh thái Ổi Bo
3
Hình 1.1.
Bản đồ vị trí phường Hoàng Diệu
9
Hình 1.2.
Bản đồ vị trí khu công viên sinh thái Ổi Bo thuộc
phường Hoàng Diệu
10
Hình 1.3.
Khu trung tâm quảng trường Thái Bình
12
Hình 1.4.
Khu vực trồng lúa
13
Hình 1.5.
Vườn Ổi Bo của hộ gia đình
13
Hình 1.6.
Khu vực ao, hồ
13
Hình 1.7.
Hiện trạng sử dụng đất khu công viên sinh thái
Ổi Bo
15
Hình 1.8.
Hiện trạng mật độ xây dựng các công trình
16
Hình 1.9.
Hiện trạng tầng cao công trình
18
Hình 1.10.
Nhà ở
19
Hình 1.11.
Kiến trúc nhà dân hiện có
19
Hình 1.12.
Đồi cảnh quan
20
Hình 1.13.
Hình 1.14.
Hình 1.15.
Hình 1.16.
Khu vực tượng đài Bác Hồ với nông dân và
khán đài
Khu vực quy hoạch tượng đài Bác Hồ
Trục giao thông phụ khu vực quảng trường
Thái Bình
Trục giao thông chính khu vực quảng trường
Thái Bình
20
21
22
22
Hình 1.17.
Đường dân sinh
22
Hình 1.18.
Hệ thống đường nội đồng
22
Hình 1.19.
Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
24
Hình 2.1.
Các yếu tố tạo thành kiến trúc cảnh quan
34
Hình 2.2.
Hình 2.3.
Hình 2.4.
Lý luận của Roger Trancik về thiết kế đô thị
hiện đại
Lý luận hình ảnh đô thị của Kenvin Lynch
Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành
phố Thái Bình đến năm 2030
36
38
40
Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu công
Hình 2.5.
viên sinh thái tại phường Hoàng Diệu, thành
42
phố Thái Bình
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 quảng trường
Hình 2.6.
Thái Bình xây dựng tượng đài “Bác Hồ với
44
nông dân”
Hình 2.7.
Hình 2.8.
Hình 2.9
Hình 2.10.
Hình 2.11.
Bản đồ tổ chức không gian công viên Di Hòa
Viên, Trung Quốc
Công viên Di Hòa Viên có 3/4 là diện tích mặt
nước
57
58
Công viên Master of the nets garden
58
Công viên Mac Ritchie Rerervoir (Singapore)
60
Công viên văn hóa Đầm Sen - TP. Hồ Chí
Minh
61
Hình 2.12.
Công viên Yên Sở - TP. Hà Nội
62
Hình 2.13.
Công viên Mùa Xuân
63
Hình 2.14.
Công viên Mùa Hạ
63
Hình 3.1.
Sơ đồ phân vùng cảnh quan khu công viên
sinh thái Ổi Bo
69
Hình 3.2.
Hình 3.3.
Hình 3.4.
Hình 3.5
Hình 3.6.
Hình 3.7.
Hình 3.8.
Sơ đồ phân khu cảnh quan khu công viên sinh
thái Ổi Bo
Sơ đồ tổ chức không gian khu vực đón tiếp
Sơ đồ tổ chức không gian khu quảng trường
Thái Bình
Sơ đồ tổ chức không gian khu vui chơi giải trí
Sơ đồ tổ chức không gian khu dịch vụ, văn hóa
công cộng
Sơ đồ tổ chức không gian khu bảo tồn và du lịch
khám phá sinh thái vườn
Sơ đồ tổ chức không gian khu du lịch nghỉ
dưỡng khám phá làng nghề truyền thống
71
73
74
76
77
78
79
Hình 3.9.
Đề xuất hình thức chòi nghỉ
82
Hình 3.10.
Đề xuất mô hình nhà ở truyền thống
82
Hình 3.11.
Phối cảnh góc công viên
84
Hình 3.12.
Hình 3.13.
Hình 3.14.
Sơ đồ đề xuất phương tiện sử dụng trong các
tuyến giao thông
Hình thức đề xuất các loại xe thân thiện với
môi trường sử dụng trong công viên
Đề xuất các loại đèn chiếu sáng trong khu
công viên
87
88
90
Hình 3.15.
Đề xuất ghế ngồi nghỉ chân
91
Hình 3.16.
Đề xuất hình thức lan can.
91
Hình 3.17.
Hình 3.18.
Đề xuất hình thức thùng rác công cộng trong
công viên
Hình thức đề xuất nhà vệ sinh công cộng
92
92
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng,
biểu
Tên bảng, biểu
Trang
Bảng 1.1.
Thống kê tổng hợp hiện trạng sử dụng đất
14
Bảng 1.2.
Bảng tổng hợp hiện trạng tầng cao
17
Bảng 2.1.
Vị trí khu công viên sinh thái Ổi Bo
52
Bảng 2.2.
Hệ thống hạ tầng xã hội trong công viên sinh thái
Ổi Bo
52
Bảng 2.3.
Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật trong công viên
53
Bảng 2.4.
Môi trường
54
Bảng 2.5.
Bảng 3.1.
Các biểu đồ kết quả điều tra xã hội học khu công
viên sinh thái Ổi Bo
55
Bảng đề xuất tổ chức các loại cây xanh
85
Biểu đồ 2.1
Thành phần dân cư phường Quang Trung
55
Biểu đồ 2.2
Lựa chọn thiết bị chiếu sáng - P. Quang Trung
55
Biểu đồ 2.3
Thành phần dân cư phường Hoàng Diệu
55
Biểu đồ 2.4
Lựa chọn thiết bị chiếu sáng - P. Hoàng Diệu
55
Biểu đồ 2.5
Thành phần dân cư xã Đông Hòa
55
Biểu đồ 2.6
Lựa chọn thiết bị chiếu sáng - xã Đông Hòa
55
Biểu đồ 2.7
Lựa chọn kiểu thùng rác - phường Quang Trung
56
Biểu đồ 2.8
Đánh giá tác động môi trường - P. Quang Trung
56
Biểu đồ 2.9
Lựa chọn kiểu thùng rác - phường Hoàng Diệu
56
Biểu đồ 2.10
Đánh giá tác động môi trường - P. Hoàng Diệu
56
Biểu đồ 2.11
Lựa chọn kiểu thùng rác - xã Đông Hòa
56
Biểu đồ 2.12
Đánh giá tác động môi trường - xã Đông Hòa
56
1
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Tỉnh Thái Bình có vị trí quan trọng tại khu vực Nam đồng bằng sông
Hồng, là vùng tiệm cận với các trung tâm đô thị lớn đặc biệt là thủ đô Hà Nội
và thành phố Hải Phòng và khu vực kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Tỉnh Thái
Bình còn là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn của vùng Đồng bằng
sông Hồng, có điều kiện tự nhiên sinh thái rất thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp đa dạng và toàn diện.
Thành phố Thái Bình là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội
của Tỉnh, đồng thời là đô thị đầu tàu trong hệ thống đô thị của Tỉnh. Bên cạnh
các mục tiêu phát triển kinh tế thì yêu cầu phát triển các mặt văn hóa - xã hội
cũng là một nhiệm vụ cấp thiết nhằm đảm bảo sự phát triển đô thị một cách
hài hòa bền vững.
Khu công viên sinh thái Ổi Bo thuộc phường Hoàng Diệu, thành phố
Thái Bình, địa danh được hình thành từ thời Pháp thuộc gắn với sự tích của
sông Bo (tên gọi khác của sông Trà Lý) là nơi hình thành và phát triển nên
giống Ổi Bo - đặc sản của người dân nơi đây. Tuy nhiên, do xu hướng đô thị
hóa thành phố Thái Bình được mở rộng, diện tích ao vườn của người dân
trong khu vực này không còn nhiều như trước nữa. Cùng với đó là hiệu quả
kinh tế từ loại cây này không cao. Do đó, đặc sản này đang dần bị mai một.
Khu công viên sinh thái Ổi Bo nằm trong quần thể gồm các công trình:
Quảng trường Thái Bình xây dựng tượng đài “Bác Hồ với nông dân”, công
viên sinh thái, làng sinh thái… Hiện tại đang được đầu tư xây dựng giai đoạn
1 là khu quảng trường Thái Bình với hình thức kiến trúc hiện đại kết hợp với
cảnh quan tự nhiên. Tuy nhiên do quá trình đô thị hoá diễn ra đã làm mất đi
nhiều giá trị tự nhiên vốn có, làm môi trường tại khu vực này đang có nguy cơ
2
bị ô nhiễm. Bộ mặt cảnh quan chưa được quan tâm đúng mức đồng bộ với
khu vực quảng trường Thái Bình.
Để có thể bảo tồn được các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của
khu vực cũng như phát huy được các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, đồ án
điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Thái Bình đến năm 2030
được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt đã đề xuất quy hoạch khu công viên
sinh thái tại phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình với định hướng bảo
tồn văn hóa nông nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời tạo nên một khu
công viên sinh thái hỗn hợp với đầy đủ các điều kiện để phát triển và bảo tồn
các giá trị văn hóa, tạo cảnh quan đẹp cho khu vực trung tâm thành phố Thái
Bình.
Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất “Giải pháp Tổ chức không gian
kiến trúc cảnh quan khu công viên sinh thái Ổi Bo thành phố Thái Bình”
là thực sự cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
* Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp phân vùng chức năng kết hợp tổ chức không gian,
các công trình kiến trúc, cảnh quan cây xanh và mặt nước cùng các giải pháp
về hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị đô thị khu công viên nhằm xây dựng khu
công viên sinh thái Ổi Bo theo hướng phát triển bền vững, đồng thời tạo nên
một khu công viên sinh thái hỗn hợp trên cơ sở bảo tồn các giá trị văn hóa, hệ
động thực vật sẵn có với đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Không gian kiến trúc cảnh quan trong khu
công viên sinh thái Ổi Bo, thành phố Thái Bình.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu công viên sinh thái Ổi Bo.
- Diện tích nghiên cứu lập quy hoạch: 91,82ha.
- Ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch:
3
+ Phía Bắc: giáp khu dân cư phường Hoàng Diệu;
+ Phía Tây: giáp khu dân cư phường Hoàng Diệu;
+ Phía Đông: giáp sông Trà Lý;
+ Phía Nam: giáp cánh đồng phường Hoàng Diệu.
- Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2030 căn cứ theo đồ án điều chỉnh
quy hoạch chung thành phố Thái Bình.
Hình 1. Vị trí khu công viên sinh thái Ổi Bo [22]
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Là phương pháp cơ bản, phổ
biến để tiếp cận thực tế, thu thập tài liệu hiện trạng làm cơ sở cho việc đánh
giá và đưa ra các giải pháp kiến nghị một cách khoa học và thực tế.
- Phương pháp xử lý thông tin, phân tích và tổng hợp: Thu thập thông
tin từ các nguồn như Sở Xây dựng, Sở Công thương, Viện chuyên ngành (tỉnh
4
Thái Bình), nhằm có được các số liệu cụ thể, từ đó phân tích và tổng hợp để
đưa ra những đề xuất có thể áp dụng và mở rộng.
- Phương pháp dự báo trước mắt và lâu dài: Trên cơ sở thông tin và dữ
liệu thu thập được, dự báo các xu hướng phát triển để đưa ra phương án triển
khai thực hiện dự án một cách phù hợp không chỉ trong hiện tại mà còn cho
cả tương lai sau này.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh: Đối chiếu so sánh giữa thực trạng,
nhu cầu và những đề xuất.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Thu thập ý kiến của các chuyên gia,
người dân theo những mẫu câu hỏi được in sẵn sau đó thu thập tổng hợp kết
quả để có những câu trả lời thiết thực.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đóng góp lý luận và đưa ra định hướng các giải
pháp trong việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu công viên sinh
thái.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng trong việc tổ
chức không gian kiến trúc cảnh quan khu công viên sinh thái tại một số địa
điểm có điều kiện tương đồng tại thành phố Thái Bình nói riêng và Việt Nam
nói chung.
* Các khái niệm (thuật ngữ)
- Không gian kiến trúc cảnh quan: Là tổ hợp và liên kết các không gian
chức năng trên cơ sở tạo ra sự cân bằng và mối quan hệ tổng hòa của hai
nhóm thành phần tự nhiên và nhân tạo của kiến trúc cảnh quan.
- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan: Là một nội dung chính trong
đồ án quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị. Tổ chức không gian KTCQ là
sắp xếp bố trí không gian và các công trình kiến trúc, cảnh quan trong không
gian đó trên cơ sở đặc điểm yếu tố tự nhiên, hiện trạng phù hợp với tính chất,
5
chức năng, quy mô, nội dung yêu cầu xây dựng các công trình kiến trúc, công
trình cảnh quan và công trình hạ tầng kỹ thuật đảm bảo hài hòa các yêu cầu về
công năng, môi trường, kinh tế - xã hội và thẩm mỹ.
- Công viên: Theo PGS.KTS Hà Tất Ngạn, công viên được định nghĩa
như sau: “ Không gian vườn - công viên là khoảng trống lớn nhất trong đô thị
và là khoảng trống quan trọng trong vùng miền dành cho các hoạt động nghỉ
ngơi - giải trí; đặc biệt đây là nơi lý tưởng cho việc tổ chức lễ hội truyền
thống và hiện đại mang tính cộng đồng và giao lưu quần chúng với quy mô
rộng lớn. Đồng thời công viên là tác phẩm nghệ thuật có giá trị lớn trong việc
giáo dục thẩm mỹ cho con người và góp phần vào việc hình thành gương mặt
đô thị, nông thôn. Công viên còn là không gian thiên nhiên quan trọng của đô
thị trong việc hình thành và cải thiện môi sinh. Do đó, công viên từ xưa đến
nay và sau này đã và vẫn sẽ là một không gian quan trọng của cảnh quan.
Chức năng của công viên phụ thuộc vào thể loại, quy mô và tính chất
của công viên. Công viên có nhiều loại: công viên trung tâm, công viên thú,
công viên bách thảo, công viên thiếu nhi, công viên tưởng niệm, công viên
rừng, công viên bảo tồn, công viên sinh thái... Mỗi loại công viên có một vài
chức năng chủ đạo biểu hiện tính chất công viên.
Chức năng của công viên được phân bổ trong quy hoạch mặt bằng theo
hai khuynh hướng. Phù hợp với từng chức năng, khu đất công viên được phân
chia giới hạn rõ ràng - gọi là khuynh hướng chức năng hóa công viên.”[12]
- Công viên sinh thái là một loại công trình có chức năng đặc thù, hình
thành nhằm cải thiện môi trường cảnh quan, sinh thái tại khu vực nghiên cứu.
- Hệ sinh thái: Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh tương đối ổn
định bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống (sinh cảnh) của quần xã,
trong đó các sinh vật tác động qua lại với nhau và với các thành phần của sinh
cảnh tạo nên các chu trình sinh địa hóa. Có 2 kiểu hệ sinh thái chủ yếu:
6
+ Hệ sinh thái tự nhiên (trên cạn, dưới nước).
+ Hệ sinh thái nhân tạo (trên cạn, dưới nước).[23]
- Phát triển bền vững: Theo luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13
ngày 23/06/2014 giải thích: Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được
nhu cầu của hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của
các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh
tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
* Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và
kiến nghị; ngoài ra còn có các tài liệu thảm khảo và phụ lục.
Phần nội dung gồm 3 chương:
- Chương 1: Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu công
viên sinh thái Ổi Bo - thành phố Thái Bình.
- Chương 2: Cơ sở khoa học đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan khu công viên sinh thái Ổi Bo – thành phố Thái Bình.
- Chương 3: Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu công viên
sinh thái Ổi Bo – thành phố Thái Bình.
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu công viên sinh thái Ổi Bo
- thành phố Thái Bình với mục tiêu xây dựng thành phố Thái Bình trở thành
một trong những trọng điểm phát triển của vùng DHBB và vùng ĐBSH, là
vùng kinh tế động lực chủ đạo, đồng thời là đô thị trọng điểm mang tính đầu
tàu của hệ thống đô thị trong Tỉnh.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn nêu trên việc nghiên cứu Đề tài:
“Giải pháp Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu công viên sinh thái
Ổi Bo thành phố Thái Bình” là hết sức cần thiết để thúc đẩy phát triển DLST,
phát triển KTXH địa phương.
Qua phân tích đánh giá thực trạng khu công viên sinh thái Ổi Bo về vị
trí, vai trò, chức năng, hiện trạng môi trường, tự nhiên và xã hội, rà soát thực
trạng quy hoạch, dựa trên cơ sở khoa học, lý luận thực tiễn tác giả đã xác định
được những giải pháp đề xuất cho khu công viên sinh thái Ổi Bo gồm có:
- Giải pháp về phân vùng chức năng.
- Giải pháp tổ chức không gian.
- Giải pháp tổ chức công trình kiến trúc.
- Giải pháp tổ chức không gian cảnh quan, cây xanh và mặt nước.
- Giải pháp về hạ tầng kỹ thuật và các trang thiết bị đô thị .
- Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan khu công viên sinh thái Ổi Bo - thành phố Thái Bình
Có thể nói, đề tài “Giải pháp Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
khu công viên sinh thái Ổi Bo thành phố Thái Bình” là một đề tài thiết thực
với mong muốn kiến tạo một khu công viên sinh thái bền vững, kết hợp giưa
phát triển kinh tế và gìn giữ môi trường, bảo đảm an ninh xã hội đồng thời
đây cũng là bài học kinh nghiệm không chỉ cụ thể với riêng khu công viên
96
sinh thái Ổi Bo mà còn được áp dụng cho những khu vực có điều kiện tương
đồng. Tuy nhiên, các giải pháp mà đề tài đưa ra mới chỉ là sơ bộ, trong thực tế
khi áp dụng cần có những giải pháp chi tiết, cụ thể và linh hoạt hơn nữa để
góp phần tạo dựng được một khu công viên sinh thái bền vững hoàn chỉnh,
nơi mọi du khách muốn đến nghỉ ngơi, thư dãn, trải nghiệm và thưởng thức
du lịch sinh thái trong tương lai.
Kiến nghị
Trong công tác quy hoạch khu công viên sinh thái Ổi Bo cần đặc biệt
quan tâm, chú ý tới việc nghiên cứu, khai thác và phát huy thế mạnh của điều
kiện tự nhiên và tiềm năng du lịch sẵn có của khu vực. Đối với các cấp chính
quyền, ban lãnh đạo trực tiếp triển khai thực hiện và các đơn vị đầu tư dự án
tại địa bàn, tham khảo các giải pháp đã đề cập trong luận văn làm cơ sở áp
dụng trong thực tiễn.
Cơ quan chức năng tại địa phương cần căn cứ vào các chính sách chung
của nhà nước sớm đề xuất, ban hành các quy định trọng việc khai thác DLST
gắn liền với bảo vệ môi trường - cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn các di sản
thiên nhiên gắn với di sản văn hóa địa phương. Thành phố Thái Bình cần có
cơ ché quản lý, giám sát nghiêm ngặt việc đầu tư xây dựng, khai thác du lịch,
xả thải của các khu du lịch, chiều cao xây dựng công trình, thay đổi cảnh
quan... Tăng cường tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý thức của cộng
đồng, doanh nghiệp về công tác bảo vệ môi trường gắn liền với phát triển
KTXH địa phương.
Cần nâng cao công tác quản lý trong công viên nhằm đảm bảo tổ chức
hoạt động và khai thác có hiệu quả không gian công viên, tạo các nguồn thu
nhất định để phục vụ công tác duy tu bảo dưỡng cũng như tái đầu tư công
trình. Ngoài ra công tác quản lý tốt, đảm bảo môi trường sống cho người dân
xung quanh khu vực quy hoạch.
97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thế Bá (1996), Kiến trúc cảnh quan đô thị, NXB Văn hoá thông
tin, Hà Nội.
2. Bộ xây dựng (2014), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng,
NXB xây dựng, Hà Nội.
3. Công ty Cổ phần Mỹ thuật và xây dựng Việt Nam (2013), Quy hoạch
phân khu tỷ lệ 1/2000 khu công viên sinh thái tại phường Hoàng Diệu, thành
phố Thái Bình.
4. Công ty Cổ phần Mỹ thuật và xây dựng Việt Nam (2013), Quy hoạch chi
tiết tỷ lệ 1/500 Quảng trường Thái Bình xây dựng tượng đài “Bác Hồ với
nông dân”.
5. Công ty Cổ phần tư vấn và thiết kế kiến trúc Việt Nam (2011), Điều chỉnh
quy hoạch chung xây dựng thành phố Thái Bình đến năm 2030.
6. Vũ Duy Cừ (1996), Nghệ thuật tổ chức không gian kiến trúc, NXB Xây
dựng, Hà Nội.
7. Nguyễn Phố Giang (2000), Khai thác yếu tố truyền thống trong tổ chức
không gian công viên vui chơi giải trí, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội.
8. Đặng Thái Hoàng (2000), Lịch sử đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.
9. Hoàng Bích Lan (2007), Quy hoạch, kiến trúc công viên đa chức năng
trong điều kiện Việt nam, Luận án tiến sĩ kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc
Hà Nội.
10. Hàn Tất Ngạn (1999), Nghệ thuật vườn công viên, NXB Xây dựng.
11. Hàn Tất Ngạn (1999), Kiến trúc cảnh quan, NXB Xây dựng.
12. Hàn Tất Ngạn (1999), Kiến trúc cảnh quan đô thị, NXB Xây dựng.
13. Nguyễn Nam (2008), Tổ chức kiến trúc cảnh quan, NXB Xây dựng.
98
14. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB Văn hoá thông tin,
Hà Nội.
15. Kim Quảng Quân (2000), Thiết kế đô thị có minh hoạ.
16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009) Luật Quy hoạch đô thị số
30/2009/QH12 ngày 17/06/2009.
17. Quyết định số 2693/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 về việc phê duyệt quy
hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu công viên sinh thái tại phường Hoàng Diệu,
thành phố Thái Bình.
18. Quyết định số 2694/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 về việc phê duyệt quy
hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 quảng trường Thái Bình xây dựng tượng đài “Bác
Hồ với nông dân”.
19. Nguyễn Tiến Sỹ (1998), Cơ sở khoa học cho việc tổ chức các loại hình
vui chơi giải trí trong khu du lịch lấy ví dụ tại Ao Vua – Ba Vì, luận văn thạc
sĩ, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (1980), Bố cục vườn công viên, NXB Xây dựng.
21. Nguyễn Như Vân (2008), Khai thác các yếu tố văn hoá dân gian trong tổ
chức không gian công viên Hà Đông, Hà Nội, luận văn thạc sĩ, Trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội.
Tiếng Anh
22. Kevin Lynch (1960), The Image of city (Hình ảnh đô thị), Đặng Thái
Hoàng dịch.
Cổng thông tin điện tử (Website)
22. />23. />24.