Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Giải pháp tăng xuất khẩu sản phẩm dệt may của tổng công ty Đức Giang sang thị trường Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.95 KB, 68 trang )

trờng đại học kinh tế quốc dân
KHOA THƯƠNG MạI Và KINH Tế QUốC Tế


ơ

chuyên đề TốT NGHIệP
Đề tài:
GII PHP TNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA TỔNG
CÔNG TY ĐỨC GIANG SANG THỊ TRUỜNG MỸ

Sinh viªn thùc hiƯn

: NGUYỄN XN TNG

Giáo viên hớng dẫn : TS. MAI TH CNG

H NI, NĂM 2009

1


trờng đại học kinh tế quốc dân
KHOA THƯƠNG MạI Và KINH Tế QUốC Tế


ơ

chuyên đề TốT NGHIệP
Đề tài:
GII PHP TNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA TỔNG


CÔNG TY ĐỨC GIANG SANG THỊ TRUỜNG MỸ

Sinh viªn thùc hiƯn

: NGUYỄN XN TNG

Chuyên ngành

: QUN TR KINH DOANH QUC T

Lớp

: KINH DOANH QUC T B

Khóa

: 47

Hệ

: CHNH QUY

Giáo viên hớng dẫn : TS. MAI THẾ CƯỜNG

2


HÀ NỘI, NĂM 2009

3



LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài “Giải pháp tăng xuất khẩu sản phẩm dệt may của Tổng
công ty Đức Giang sang thị trường Mỹ” là do em tự tìm tài liệu và tự viết dưới sự hướng
dẫn của TS. Mai Thế Cường cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ Phịng Xuất – Nhập
khẩu – Tổng cơng ty Đức Giang.
Nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của khoa và nhà
trường đề ra.
Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Xuân Tùng

4


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

1

Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ

2

Lời mở đầu

3


Chương 1 – Bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay và thị trường Mỹ đối
với sản phẩm dệt may Việt Nam

6

1.1. Bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay

6

1.1.1. Bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay

6

1.1.1.1. Bối cảnh chung

6

1.1.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may trên thế giới thời gian qua

7

1.1.2. Các biện pháp được các Doanh nghiệp dệt may sử dụng để thúc đẩy xuất
khẩu

8

1.1.2.1. Đối với sản phẩm

8


1.1.2.1.1. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm

8

1.1.2.1.2. Giá thành

9

1.1.2.1.3. Đóng gói, bao bì

10

1.1.2.2. Đối với hoạt động Marketing

10

1.1.2.2.1. Tăng cường xúc tiến thương mại

10

1.1.2.2.2. Hỗ trợ khách hàng

11

1.2. Giới thiệu chung về thị trường Mỹ đối với sản phẩm dệt may Việt Nam

12

1.2.1. Giới thiệu chung về thị trường Mỹ


12

1.2.2. Vai trò của thị trường Mỹ đối với sản phẩm dệt may Việt Nam

13

1.2.2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam sang Mỹ

13

1.2.2.2. Thuận lợi

14

5


1.2.2.3. Khó khăn

15

Chương 2 – Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may của Tổng
công ty Đức Giang sang thị trường Mỹ

18

2.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty Đức Giang

18


2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Đức Giang

18

2.1.1. Giới thiệu chung về Tổng cơng ty Đức Giang

18

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

18

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

20

2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức

20

2.1.2.2. Mơ hình tổ chức của Tổng cơng ty

21

2.1.2.3. Nhiệm vụ của từng bộ phận và cá nhân trong sơ đồ

22

2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Đức Giang những

năm qua

24

2.2.1. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Đức Giang

24

2.2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giai đoạn
2006 - 2007 – 2008

25

2.2.2.1. Năm 2006

25

2.2.3.2. Năm 2007

28

2.2.3.3. Năm 2008

30

2.3. Tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt may của Tổng công ty Đức Giang

31

2.3.1.Thị trường – Đối tác


31

2.3.2. Giá trị xuất khẩu

32

2.3.3. Các nguồn lực phục vụ hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty Đức Giang

32

2.3.3.1. Nguồn nhân lực

32

2.3.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật

34

2.3.3.4. Các biện pháp xuất khẩu được Tổng công ty Đức Giang sử dụng

35

6


2.3.3.5. Đánh giá các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của Tổng công ty Đức Giang giai
đoạn 2006 – 2008

39


2.4. Tình hình hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may của Tổng công ty Đức
Giang sang thị trường Mỹ những năm qua

41

2.4.1. Tình hình xuất khẩu của Tổng cơng ty Đức Giang sang thị trường Mỹ

41

2.4.1.1. Giá trị xuất khẩu

41

2.4.1.2. Tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu

43

2.4.1.3. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

45

2.4.2. Đánh giá tình hình hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may của Tổng công ty
Đức Giang sang thị trường Mỹ

46

2.4.2.1. Giá trị xuất khẩu

46


2.4.2.2. Tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu

47

2.4.2.3. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

47

Chương 3 – Đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm
dệt may của Tổng công ty Đức Giang sang thị trường Mỹ

49

3.1. Phương hướng, mục tiêu hoạt động của Tổng công ty những năm tới

49

3.1.1. Phương hướng

49

3.1.2. Mục tiêu cụ thể

49

3.2. Những giải pháp đề xuất đối với Tổng cơng ty Đức Giang

52


3.2.1. Nhóm giải pháp đối với sản phẩm

52

3.2.1.1. Chất lượng sản phẩm

52

3.2.1.2. Giá thành

54

3.2.2. Nhóm giải pháp đối với hoạt động Marketing

55

3.2.2.1. Xúc tiến thương mại

55

3.2.2.2. Hỗ trợ khách hàng

56

3.3. Những giải pháp kiến nghị đối với Chính phủ

57

3.3.1. Chính sách hỗ trợ xuất khẩu


57

7


3.3.2. Chính sách lao động

58

3.3.3. Chính sách thuế

58

Kết luận

59

Tài liệu tham khảo

61

8


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt:
VND: Việt Nam đồng.
NDT: Đồng Nhân dân Tệ.
USD: Đồng Đơla Mỹ.
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh.

QĐ-BCN: Quyết định – Bộ Công nghiệp.
Sở KH& ĐT TP: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố.
Công ty CP: Công ty Cổ phần.
Công ty TNHH: Công ty trách nhiêm hữu hạn.
XK: Xuất khẩu.
XNK: Xuất – Nhập khẩu.
HĐQT: Hội đồng quản trị.
KCN: Khu công nghiệp.
TGĐ: Tổng giám đốc.
SXCN: Sản xuất Công nghiệp.
CBCNV: Cán bộ công nhân viên.

Tiếng Anh:
EU (European Union): Liên minh Châu Âu.
ISO (International Organization for Standardization): Chuẩn mực hóa cho hệ
thống quản lý chất lượng.
WRAP (Worldwide Responsible Accredited Production): Sản xuất có trách
nhiệm.
FOB (Free on board): Miễn trách nhiệm trên boong tàu (Incoterm)

9


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 2.1 - Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006
Bảng 2.2 - Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007
Bảng 2.3 - Tình hình sản xuất kinh doanh của Cơng ty
giai đoạn 2006-2007
Bảng 2.4 - Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Bảng 2.5 - Kết quả kinh doanh các năm 2006- 2007- 2008

Bảng 2.6 - Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Tổng công ty Đức Giang
Bảng 2.7 - Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty Đức Giang
Bảng 2.8 - Giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may 2005-2008
Bảng 2.9 - Thu nhập bình qn của người lao động tại
Tổng cơng ty Đức Giang
Bảng 2.10 - Giá trị xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Mỹ
giai đoạn 2006-2008
Biểu đồ 2.1 - Biểu đồ tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu năm 2006
Biểu đồ 2.2 - Biểu đồ tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu năm 2007
Biểu đồ 2.3 - Biểu đồ tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu năm 2008
Biểu đồ 2.4 - Biểu đồ cơ cấu sản phẩm dệt may xuất khẩu sang Mỹ
Hình 2.1 – Sơ đồ bộ máy tổ chức Tổng công ty Đức Giang

10


LỜI MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp
Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành dệt may Việt
Nam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá
mạnh.
Với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn
nhanh, thu hút nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài
nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tuy vậy, trong xu thế hội
nhập kinh tế khu vực và quốc tế, ngành dệt may đang phải đối mặt với nhiều thách thức
lớn, phải cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Ấn
Độ, Inđônêxia, Pakixtan, Hàn Quốc....
Trong số các thị trường nhập khẩu các sản phẩm dệt may của Việt Nam, thị
trường Mỹ và EU trong những năm qua là 2 thị trường chính, nhập khẩu phần lớn các

sản phẩm dệt may của các Doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Trong đó, Mỹ là thị trường
nhập khẩu lớn nhất các sản phẩm dệt may Việt Nam, chiếm tới 55% tổng kim ngạch
xuất khẩu dệt may của Việt nam. Là một trong số các Doanh nghiệp hoạt động lâu năm
trong ngành Dệt may, Tổng công ty Đức Giang mà tiền thân là Công ty CP may Đức
Giang cũng là 1 trong số những doanh nghiệp đi tiên phong trong việc tiếp cận thị
trường Mỹ và đã thu được những kết quả khả quan trong hoạt động xuất khẩu các sản
phẩm dệt may sang thị trường Mỹ thời gian qua.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến cho các Doanh nghiệp dệt may đang
phải đối mặt với hàng loạt khó khăn khi nhiều nhà nhập khẩu giảm đơn hàng, ngưng đặt
hàng, doanh thu thấp nên buộc phải cắt giảm chi tiêu và lao động để giảm chi phí sản
xuất.

11


Các chuyên gia dự báo năm 2009 ngành công nghiệp dệt may sẽ có nhiều khó
khăn hơn, trước hết là tình trạng tồn đọng sản phẩm, kéo theo chi phí lãi vay và các chi
phí khác tăng theo. Trước tình hình đó, trải qua thời gian thực tập, nghiên cứu, tìm hiểu
tại Tổng cơng ty Đức Giang thời gian qua, em đã lựa chọn và thực hiện đề tài: “ Giải
pháp tăng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng công ty Đức Giang sang thị trường Mỹ”.
II. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp tăng xuất khẩu sản phẩm dệt may sang
thị trường Mỹ.
Về phương pháp nghiên cứu: Chuyên đề được nghiên cứu dựa trên việc sử dụng
phương pháp liệt kê và thống kê, phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp, kết hợp
giữa lý luận với thực tiễn nghiên cứu.
III. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dệt may
của Tổng Công ty Đức Giang sang thị trường Mỹ giai đoạn 2006 – 2009 và các biện
pháp tăng xuất khẩu các sản phẩm dệt may sang thị trường Mỹ của Tổng cơng ty trong

giai đoạn này.
IV. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Tổng công
ty Đức Giang giai đoạn 2006 – 2009.
- Phân tích năng lực xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Tổng Công ty Đức
Giang sang thị trường Mỹ.
- Tìm hiểu về nhu cầu của thị trường Mỹ đối với các sản phẩm dệt may Việt Nam
trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay.
- Đề xuất các biện pháp tăng xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Tổng Công ty
sang thị trường Mỹ trong bối cảnh hiện nay.
V. Bố cục đề tài nghiên cứu
Tên đề tài nghiên cứu:

12


“ Giải pháp tăng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng công ty Đức Giang sang
thị trường Mỹ ”
Bố cục Chuyên đề bao gồm 3 Chương:
Chương1: Giới thiệu chung về bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay và thị
trường Mỹ đối với sản phẩm dệt may Việt Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may của Tổng công
ty Đức Giang sang thị trường Mỹ
Chương 3: Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản
phẩm dệt may của Tổng công ty Đức Giang sang thị trường Mỹ
Do thời gian từ khi nghiên cứu cho đến khi thực hiện không nhiều và chun mơn
của Sinh viên thực hiện cịn nhiều hạn chế nên Chun đề cịn tồn tại những thiếu sót
nhất định.
Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế, những
người đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy cho em trong suốt thời gian qua. Đặc biệt em xin

chân thành cảm ơn Tiến sĩ Mai Thế Cường, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong q
trình nghiên cứu và hồn thành Chun đề lần này. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm
ơn tới Tổng Công ty Đức Giang, các anh, các chị nhân viên phịng Kinh doanh xuất nhập
khẩu của Tổng cơng ty đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong quá trình nghiên cứu và
thực hiện Chuyên đề.

13


Chương 1:
Bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay và thị trường Mỹ đối với sản phẩm
dệt may Việt Nam
1.1. Bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay
1.1.1. Bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay
1.1.1.1. Bối cảnh chung
Năm 2008, cuộc khủng hoảng tín dụng địa ốc đã nổ ra tại Mỹ, rồi sau đó lan rộng
thành khủng hoảng tài chính. Sự kiện ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ sụp đổ hồi
trung tuần tháng 9 năm 2008 kéo theo đó là hàng loạt vụ phá sản. Ngành tài chính Mỹ
suy sụp, dẫn tới sự chao đảo của tài chính tồn cầu.
Từ lĩnh vực tài chính, cuộc khủng hoảng đã lan rộng tới toàn bộ nền kinh tế. Sức
mua giảm, đơn đặt hàng giảm, sản xuất công nghiệp đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp tăng...
Trong đó ngành cơng nghiệp ơ tơ của Mỹ là một ví dụ. Tưởng chừng bất khả chiến bại,
nhưng rốt cuộc các đại gia ô tô như Detroit đã lún vào thảm họa và phải nhờ tới tiền cứu
trợ của chính phủ để cầm cự. Các tên tuổi lớn trong ngành ô tô thế giới như Toyota,
Hyundai... cũng cắt giảm sản xuất, thậm chí Toyota còn tạm ngưng hoạt động tất cả 12
nhà máy ở Nhật Bản trong một thời gian.
Trước ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, hàng loạt nền kinh tế mạnh
như Nhật Bản, Đức, Mỹ... đều tăng trưởng âm, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Trung
Quốc giảm liên tục ở mức kỷ lục: 2,2% trong tháng 11 và 2,8% trong tháng 12 năm 2008
so với cùng kỳ năm trước.

Tại các quốc gia EU, tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh. Tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu
tăng mạnh chủ yếu do các ngành công nghiệp và xây dựng phải gánh chịu những tác
động xấu từ nhu cầu thấp và nhiều gói kích thích kinh tế của các chính phủ châu Âu phát
huy hiệu quả chậm chạp. Tính chung cả khối 27 nước thành viên EU, tỷ lệ thất nghiệp
tăng từ mức 8,1% trong tháng 2 năm 2009 lên 8,3% tháng 3 năm 2009. Ngân hàng Thế

14


giới dự đoán rằng khủng hoảng kinh tế sẽ đẩy khoảng 46 triệu người vào cảnh nghèo
trong năm 2009 do làn sóng cắt giảm nhân cơng và sự suy giảm lượng tiền lao động
nước ngoài gửi cho người thân.
Vào thời điểm cuối năm 2008, hầu hết các dự báo đều cho rằng các nền kinh tế
lớn như Mỹ, Đức, Nhật Bản sẽ tiếp tục suy thối, nhưng có thể hồi phục vào cuối năm
2009. Tuy nhiên, khi mà các nền kinh tế lớn vẫn đang loay hoay tự tìm cho mình lời giải
cho bài tốn khủng hoảng, khi các kế hoạch cứu trợ và các gói kích cầu chưa phát huy
tác dụng đúng với sự kỳ vọng, khi mà năm 2009 đã sắp trơi qua 1/3 chặng đường thì nền
kinh tế thế giới vẫn đang phải đối diện muôn vàn khó khăn.
1.1.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may trên thế giới thời gian qua
Các số liệu thống kê chính thức của Mỹ cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2008,
Mỹ nhập khẩu tổng cộng 2,37 tỷ USD hàng dệt may và quần áo, giảm 5,1% so với 25,7
tỷ USD cùng kỳ năm 2007, trái với xu hướng của mấy năm trước đây. Giá trị hàng dệt
may và quần áo Mỹ nhập của nước ngoài tăng từ 46,93 tỷ USD năm 2004 lên 53,12 tỷ
USD năm 2007. Giá trị hàng dệt may của Trung Quốc xuất sang thị trường Mỹ giảm từ
9,7 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2007 xuống 9,5 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2008;
Pakixtan từ 1,68 tỷ xuống 1,42 tỷ USD; Xri Lanca từ 245 triệu USD xuống 201 triệu
USD; và Thổ Nhĩ Kỳ từ 313 triệu USD xuống 264 triệu USD. Xuất khẩu hàng dệt may
và quần áo của Ấn Độ trong 6 tháng đầu năm nay chỉ tăng chút ít so với cùng thời gian
này năm ngoái, từ 1,41 tỷ USD lên 1,42 tỷ USD. Xuất khẩu hàng dệt và quần áo của
Việt Nam tăng từ 688 triệu USD lên 824 triệu USD; và Băngla Đét cũng tăng từ 811

triệu USD lên 832 triệu USD.
Hiện tại, Mỹ và EU là 2 thị trường nhập khẩu chính các sản phẩm dệt may của
các nước xuất khẩu sản phẩm này trên thế giới. Chẳng hạn, xuất khẩu sang Mỹ chiếm tới
55% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt nam. Khoảng 1 nửa xuất khẩu dệt may
của Pakistan là vào Mỹ. Ấn Độ và Bănglađét cũng xuất khẩu mặt hàng này chủ yếu sang

15


hai thị trường dệt may hàng đầu thế giới này. Kinh tế Mỹ và EU yếu đi làm cho các đơn
hàng mua của họ thấp hơn.
Hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc đang mất dần sức cạnh tranh so với các
nước sản xuất hàng dệt may khác của châu Á, do nhu cầu từ thị trường Mỹ giảm, các
quy định mới của chính phủ Trung Quốc đối với các nhà sản xuất, chi phí lao động tăng
và đồng nhân dân tệ tăng giá so với đồng USD. Ở Trung quốc, chi phí lao động tăng khi
luật mới sẽ bảo vệ công nhân hơn, về lý thuyết sẽ dẫn đến tăng chi phí tới 20%. Việc
tăng giá đồng NDT khiến các nhà xuất khẩu Trung quốc phải chuyển sang các sản phẩm
có chất lượng và giá cao hơn bên cạnh việc mở rộng thị trường của mình sang các nước
khác.
Xu hướng hiện nay cho thấy, các nước Nam Á và Đông Nam Á đã nổi lên thành
nguồn cung quan trọng đối với các khách hàng Mỹ và EU. Tuy nhiên, từ 2-2009, hàng
dệt may vào Mỹ sẽ khó khăn hơn, bởi Quốc hội Mỹ đã thông qua luật mới về an toàn sản
phẩm nhập khẩu vào Mỹ kể từ ngày 14-8-2008. Luật này có nhiều quy định và các quy
định có lộ trình hiệu lực khác nhau, theo đó, tất cả các sản phẩm dệt may xuất khẩu vào
thị trường Mỹ sẽ tuân thủ theo những quy định mới chính thức có hiệu lực từ tháng 22009. Ủy ban này sẽ tăng cường giám sát nghiêm ngặt hơn nữa các quy định an tồn sản
phẩm như tính dễ cháy của vải, cấm tuyệt đối các sản phẩm có dây thắt ở vùng cổ trên
áo, đặc biệt là áo trẻ em. Mức phạt đối với các nhà nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ khi
vi phạm sẽ tăng lên đến 15 triệu đô la Mỹ, so với tối đa là vài triệu đô la Mỹ trước đây.
Như vậy, các nhà nhập khẩu tại Mỹ sẽ đặt ra những yêu cầu cao hơn về chất lượng và
tính an tồn của hàng dệt may.

1.1.2. Các biện pháp được các Doanh nghiệp dệt may sử dụng để thúc đẩy xuất khẩu
1.1.2.1. Đối với sản phẩm
1.1.2.1.1. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm
Đối với bất cứ 1 doanh nghiệp xuất khẩu nào, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu thường
tác động đến kết quả hoạt động xuất khẩu các sản phẩm đó của Doanh nghiệp ra thị

16


trường nước ngoài. Các khách hàng nước ngoài thường yêu cầu Doanh nghiệp phải có
sự đa dạng trong cơ cấu sản phẩm để cho khách hàng lựa chọn, tạo ra sự đa dạng hóa,
phù hợp với từng nhóm khách hàng, tạo ra ưu thế cạnh tranh cho Doanh nghiệp so với
các đối thủ cạnh tranh khác.
Nâng cao chất lượng các sản phẩm xuất khẩu luôn là 1 trong những biện pháp
đầu tiên được các doanh nghiệp xuất khẩu áp dụng nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
các sản phẩm của mình ra thị trường nước ngồi. Chất lượng sản phẩm bao gồm: kiểu
dáng, mẫu mã, chất liệu, độ bền…1 sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp…sẽ dễ
dàng hơn trong việc tạo ra ấn tượng cho các khách hàng, thu hút sự quan tâm của khách
hàng, tạo lợi thế cạnh tranh cho Doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khủng hoảng kinh tế thế giới đã gây rất nhiều
khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước trong việc tiếp cận các đơn
hàng mới trong khi khơng ít các đơn hàng cũ bị cắt giảm khiến cho khơng ít doanh
nghiệp xuất nhập khẩu lao đao. Cạnh tranh ngày càng gay gắt, do đó, chỉ có những sản
phẩm thực sự có chất lượng, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, đã khẳng định được
vị thế của mình trên thị trường mới đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay, khi mà
người tiêu dùng ngày càng khó tính.
1.1.2.1.2. Giá thành
Bên cạnh chất lượng, giá thành sản phẩm cũng là 1 trong những yếu tố quyết định
mức độ cạnh tranh của sản phẩm đối với các sản phẩm khác. Các biện pháp cạnh tranh
về giá cũng là 1 trong những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thường được các Doanh

nghiệp xuất khẩu sử dụng nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình ra thị trường
nước ngồi.
Các biện pháp cạnh tranh về giá có thể là : Giảm chi phí đầu vào (bao gồm: giảm
chi phí nguyên- vật liệu thông qua sự chủ động, tự chủ về nguồn cung ngun vật liệu
đầu vào, chi phí nhân cơng…). Trên cơ sở giảm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm

17


cũng cạnh tranh hơn mà vẫn đảm bảo nguồn doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của
doanh nghiệp.
Các biện pháp giảm giá thành bên cạnh cải thiện chất lượng sản phẩm luôn là
những biện pháp được các Doanh nghiệp sử dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh cho
sản phẩm của mình. Trong năm qua, đã có rất nhiều doanh nghiệp bị cắt giảm các đơn
hàng do phía đối tác nhập khẩu cũng gặp khó khăn và khơng thể đáp ứng mức giá các
doanh nghiệ xuất khẩu trong nước chào hàng.. Vì vậy, trong thời gian qua, nhiều doanh
nghiệp xuất khẩu đã buộc phải cắt giảm giá thành sản phẩm để duy trì các đơn hàng
thâm chí là chịu thua lỗ để duy trì sản xuất.
1.1.2.1.3. Đóng gói, bao bì…
Đóng gói và bao bì cũng là 1 trong những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu dựa trên
chính những thay đổi về sản phẩm. Đóng gói đảm bảo, bao bì đẹp, có thể theo ý khách
hàng, thiết kế phù hợp với sản phẩm, độ tiện dụng cao… cũng là 1 trong những yếu tố
thúc đẩy các khách hàng tìm đến với sản phẩm của doanh nghiệp.
1.1.2.2. Đối với hoạt động Marketing
1.1.2.2.1. Tăng cường xúc tiến thương mại
Bên cạnh những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu dựa trên các yếu tố về sản phẩm.
Các biện pháp Marketing cũng góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Doanh
nghiệp, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng nước ngoài.
Các hoạt động xúc tiến thương mại mà các doanh nghiệp thường sử dụng là: Gặp
gỡ, trao đổi, thương thảo với đối tác nước ngoài tại các buổi gặp gỡ trao đổi giữa các

phái đoàn các nước trong các chuyến thăm của lãnh đạo các nước. Chủ động xúc tiến
gặp gỡ, trao đổi thông qua các phương tiện liên lạc như e-mail, fax… để giới thiệu sản
phẩm của mình đến với các khách hàng nước ngồi.
Những khó khăn mà khủng hoảng kinh tế thế giới tạo ra trong năm qua đã khiến
rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phải lao đao, thậm chí đứng trên bờ phá sản. Giảm giá

18


thành, nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng vẫn không có được các đơn hàng. Nguyên
nhân 1 phần là do trình độ quản lý của lãnh đạo cịn yếu kém, hoạt động Marketing
không hiệu quả. Trong bối cảnh hiện nay, vai trò của các hoạt động Marketing mà đặc
biệt là hoạt động xúc tiến thương mại lại càng phải được chú trọng. Chủ động trong việc
liên hệ, tìm kiếm các đơn hàng là bước đi đúng nhưng đòi hỏi những người thực hiện
phải có năng lực thật sự. Khi mà công nghê thông tin ngày càng phát triển, việc tận dụng
những tiện ích mà cơng nghệ thơng tin đem lại nhằm vượt qua khủng khoảng, giải quyết
các khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất chính là bước đi đơn giản và phù hợp nhất.
Thông qua các công cụ như Telephone, Fax hay Internet, các doanh nghiệp xuất
khẩu đã chủ động hơn trong việc tiếp cận khách hàng, tìm kiếm cho mình các đơn hàng
thay vì thụ động ngồi 1 chỗ va chờ đợi các đơn hàng như trước đây.
1.1.2.2.2. Hỗ trợ khách hàng
Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại được các doanh nghiệp sử dụng,
các buổi gặp gỡ, các cuộc thương thảo được diễn ra. Và từ đây cho đến khi quá trình
thực hiện hợp đồng được ký kết diễn ra, việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ khách hàng
về giá, chi phí đi lại, các điều khoản hợp đồng… sẽ giúp cho các doanh nghiệp có lợi thế
hơn trong việc giành được các hợp đồng, đồng thời tạo cho khách hàng có cái nhìn tốt
hơn về công ty, tạo dựng được các mối quan hệ làm ăn lâu dài.
Nhằm duy trì các hoạt động sản xuất – kinh doanh, vượt qua giai đoạn khó khăn
hiện nay, các doanh nghiệp đã có nhiều hình thức hỗ trợ khách hàng. Một mặt duy trì các
đơn hàng đối với các bạn hàng truyền thống như: Giảm giá, hỗ trợ các chi phí liên quan

trong q trình giao dịch, thực hiện hợp đồng,… thậm chí là chịu thua lỗ để duy trì hoạt
động sản xuất thay vì cắt giảm nhân cơng. Mặt khác, đưa ra các hình thức khuyến khích
nhằm tìm kiếm các đơn hàng mới. Nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay đã phải chấp nhận
các đơn hàng nhỏ, lẻ để duy trì sản xuất, tạo mối quan hệ với các khách hàng mới, chấp
nhận thua lỗ trong các đơn hàng hoặc nếu có lợi nhuận thì cũng là rất nhỏ.

19


1.2. Giới thiệu chung về thị trường Mỹ đối với sản phẩm dệt may Việt Nam
1.2.1. Giới thiệu chung về thị trường Mỹ
Thị trường Mỹ là thị trường khổng lồ với kim ngạch nhập khẩu hàng hóa mỗi
năm đạt gần 2.000 tỷ USD.
Kể từ khi Hiệp định thương mại song phương hai nước có hiệu lực (năm 2001),
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ qua các năm đều tăng trưởng trên
20%/năm.
Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ của Việt Nam đạt 12,5 tỷ
đôla. Thị trường Mỹ chiếm 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng
so với tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ, con số này chưa đầy 0,4%.
Mỹ là thị trường đa sắc tộc, đa dạng về nhu cầu, mức độ sử dụng. Thu nhập bình
quân đầu người ở Mỹ rất cao, nhưng chênh lệch về thu nhập, mức sống cũng khơng nhỏ.
Với dân số 300 triệu người. Có thể nói nhu cầu tiêu dùng của thị trường Mỹ là rất
lớn. Cơ cấu người tiêu dùng đa dạng. Đối tượng khách hàng có thu nhập cao tiêu dùng
các hàng cao cấp đắt tiền cũng có, người dùng hàng chất lượng vừa phải, giá thấp, đặc
biệt là đối tượng dân nhập cư vào Mỹ (mỗi năm khoảng hơn 1 triệu người) cũng chiếm
đa số.
Dung lượng nhập khẩu lớn nên số lượng sản phẩm trong mỗi đơn hàng vào thị
trường Mỹ rất tốt. Trong khi đó số lượng mẫu mã địi hỏi khơng nhiều, nhất là với hàng
dệt may khiến cho các doanh nghiệp trong nước có tâm lý thích làm hàng cho Mỹ hơn là
cho các thị trường Nhật và châu Âu.

Trong 6 tháng đầu năm 2008, Mỹ nhập khẩu tổng cộng 23,7 tỷ USD hàng dệt
may và quần áo, giảm 9,1% so với 25,7 tỷ USD cùng kỳ năm 2007, trái với xu hướng
của mấy năm trước đây. Giá trị hàng dệt may và quần áo Mỹ nhập của nước ngoài tăng
từ 46,93 tỷ USD năm 2004 lên 53,12 tỷ USD năm 2007
1.2.2. Vai trò của thị trường Mỹ đối với sản phẩm dệt may Việt Nam
1.2.2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam sang Mỹ

20


Hiện nay, Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất các sản phẩm của các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam. Tổng cục Hải quan cho biết, tính đến thời điểm tháng
10/2008 xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Mỹ chiếm 57% thị phần xuất khẩu,
thị trường EU chiếm 18%, Nhật Bản là 9%.
Mặc dù kinh tế suy thoái, người tiêu dùng ở Mỹ thắt chặt chi tiêu, nhưng hàng
hóa Việt Nam vẫn có nhiều lợi thế tăng trưởng trên thị trường này. Sức hấp dẫn và cơ
hội cho hàng Việt Nam từ thị trường Mỹ được đánh giá là đứng số một, đặc biệt là sau
khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO
Kể từ khi Hiệp định thương mại song phương hai nước có hiệu lực (năm 2001),
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ qua các năm đều tăng trưởng trên
20%/năm. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ của Việt Nam đạt 12,5 tỷ
đôla. Thị trường Mỹ chiếm 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng
so với tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ, con số này chưa đầy 0,4%.
Trong bối cảnh suy giảm kinh tế hiện nay, mặc dù tổng kim ngạch nhập khẩu của
Mỹ trong năm 2008 và đầu năm 2009 giảm đi, nhưng xuất khẩu hàng Việt Nam vào Mỹ,
cụ thể là hàng dệt may vẫn tăng trưởng 16 - 17%.
Đối với sản phẩm dệt may, thị trường Mỹ chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu
của ngành; chiếm 44,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam
vào Mỹ. Đó là chưa kể số lượng doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ năm
2008 đã đạt 5.000 doanh nghiệp, tăng 20% so với năm 2007. Theo thống kê của Bộ

Công thương, kim ngạch nhập khẩu hàng năm đối với sản phẩm dệt may của Mỹ là trên
50 tỷ USD. Trong đó năm 2007 là 53,12 tỷ USD.
Từ tháng 2/2009, xuất khẩu sản phẩm dêt may sang thị trường Mỹ sẽ khó khăn
hơn. Ngày 16/9/2008, Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) đã công bố
với các doanh nghiệp dệt may tại TPHCM về những quy định mới nhất về xuất khẩu
hàng dệt may vào thị trường Mỹ. Theo đó, Quốc hội Mỹ vừa thơng qua luật mới về an
tồn sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ kể từ ngày 14/8/2008. Luật này có nhiều quy định và

21


các quy định có lộ trình hiệu lực khác nhau.Theo đó, tất cả các sản phẩm dệt may xuất
khẩu vào thị trường Mỹ sẽ tuân thủ theo những quy định mới chính thức có hiệu lực từ
tháng 2-2009.
1.2.2.2. Thuận lợi
Mặc dù kinh tế suy thoái, người tiêu dùng ở Mỹ thắt chặt chi tiêu, nhưng hàng dệt
may Việt Nam vẫn có nhiều lợi thế tăng trưởng trên thị trường này.
- Từ phía thị trường Mỹ:
+ Quy mơ thị trường lớn: Thị trường Mỹ là thị trường lớn nhất, có sức hấp dẫn
nhất đối với các sản phẩm xuất khẩu với kim ngạch nhập khẩu hàng hóa mỗi năm đạt
gần 2.000 tỷ USD. Trong đó kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản hàng năm lên đến 12 tỷ
USD, dệt may là hơn 50 tỷ USD…
+ Cơ cấu khách hàng đa dạng: Là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới
hiện nay, người dân Mỹ có mức thu nhập cao, đứng thứ 10 trên thế giới năm 2006, với
mức thu nhập bình quân đầu người năm 2006 là 43.500 USD. Tuy nhiên, sự phân phối
thu nhập không đồng đều tạo ra khoảng cách giàu nghèo xuất hiện giữa các bang, các
thành phố…từ đó hình thành các tầng lớp tiêu dùng khác nhau: Thượng lưu, bình dân.
+ u cầu từ phía người tiêu dùng không quá khắt khe: Người dân Mỹ rất thực tế,
họ ln cân nhắc và tính tốn sao cho cơng việc mình làm đem lại hiệu quả cao nhất. Nói
riêng về thị trường dệt may, cho dù người tiêu dùng Mỹ coi trọng vấn đề nhãn mác, giới

trẻ đặc biệt quan tâm nhiều tới các sản phẩm thời trang cao cấp nhưng họ vẫn không đi
chệch khỏi quỹ đạo điều chỉnh của hai chữ “kinh tế”. Người tiêu dùng Mỹ tâm tới chất
lượng nhiều hơn, 60% người tiêu dùng tìm hiểu kỹ chất lượng sợi trước khi quyết định
mua hàng. Chỉ 17% khách hàng thừa nhận họ tôn sùng và sử dụng những sản phẩm may
mặc của một hãng sản xuất duy nhất mà họ cho là nổi tiếng thế giới, tất nhiên tỷ lệ này
rơi vào các ngôi sao điện ảnh, giới người mẫu hoặc những người nổi tiếng khác.
- Từ phía các Doanh nghiệp dệt may Việt Nam:

22


+ Ngành dệt may Việt Nam có truyền thống lâu đời: Ngành dệt may có vai trị
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành dệt may Việt Nam có những lợi thế lớn
như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động và có
nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành
phần kinh tế khác nhau. Việt Nam hiện có hơn 1000 nhà máy dệt may, thu hút trên 50
vạn lao động, chiếm đến 22% tổng số lao động trong tồn ngành cơng nghiệp. Sản lượng
sản xuất hàng năm tăng trên 10%.
+ Được Nhà nước ưu đãi, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để xuất khẩu:
Là ngành xuất khẩu mũi nhọn trong những năm qua, dệt may Việt Nam có được khá
nhiều những ưu đãi, khuyến khích từ phía Nhà nước. Các chính sách, kế hoạch phát triển
các ngành phụ trợ như : phát triển vùng trồng bong, khuyến khích trồng dâu, nuôi tằm…
thời gian qua đã được Nhà nước triển khai nhằm tạo ưu thế cho các doanh nghiệp dệt
may trong nước tránh tình trạng nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngồi. Bên cạnh đó
là các hình thức hỗ trợ từ phía Chính phủ đối với các doanh nghiệp dệt may thời gian
qua như: cho vay vốn, hỗ trợ vốn…
+ Chi phí nhân cơng rẻ: Theo báo cáo từ phía Hiệp hội dệt may Việt Nam năm
2007, giá nhân cơng dệt may Việt Nam hiện nay thuộc nhóm rẻ nhất thế giới, chỉ từ 0,3 0,6 USD/giờ. Cùng thuộc nhóm này cịn có Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh,
Campuchia.
1.2.2.3. Khó khăn

- Khó khăn lớn nhất với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay khi xâm
nhập thị trường Mỹ là cơ chế giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam của Mỹ và
nguy cơ tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá. Trong thời gian qua, Bộ Thương mại
Mỹ vẫn duy trì chương trình giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và tiếp tục
đánh giá số liệu những tháng tiếp theo trong năm 2009.
- Mặc dù là 1 thị trường tương đối dễ tính nhưng xu hướng lựa chọn trong tiêu
dùng của người dân Mỹ cũng khá phức tạp tùy theo cơ cấu tuổi và cơ cấu giới tính của

23


khách hàng. Từ độ tuổi 15 - 24, giới trẻ sùng bái nhãn hiệu nổi tiếng hơn và họ sẽ quyết
định mua sản phẩm của các hãng có tên tuổi trên thị trường. Sự coi trọng chất lượng sợi
và nhãn hiệu nổi tiếng được thể hiện qua tỷ lệ phần trăm như sau: 44%/ 56%. Nhưng từ
25 - 34 tuổi, tỷ lệ này là 37%/ 63%; ở nhóm tuổi 35 - 55 tỷ lệ những người sính dùng
“đồ hiệu” có xu hướng giảm, chỉ còn 22%. Và cuối cùng, theo điều tra độ tuổi 56 - 70,
vấn đề chất lượng được quan tâm nhiều nhất, thị hiếu về sự nổi trội giảm đi theo tỷ lệ
19%/81%.
- Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất như bong
vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Hiện nay gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước
ngoài: 70% nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam phải nhập khẩu. Giá trị thu về từ xuất
khẩu dệt may là rất thấp, bởi dệt may Việt Nam chủ yếu là gia công cho nhà nhập khẩu
nước ngồi.
+ Bên cạnh đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đến từ các nước sản xuất dệt
may lớn trong khu vực như Trung Quốc, Bangladest, Campuchia và Ấn Độ. Trong đó,
có những nước có nhiều thế mạnh về công nghiệp phụ trợ và chủ động về nguyên liệu
như Trung Quốc và Ấn Độ.
+ Mặc dù sở hữu nguồn lao động rẻ, nhưng Nhân lực ngành dệt may Việt Nam
hiện đang thiếu trầm trọng các chuyên gia trung và cao cấp, thiếu tạm thời nguồn lao
động tại các thành phố lớn và khu công nghiệp. Theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp

hội dệt may Việt Nam cho biết dệt may Việt Nam sẽ khơng cịn ưu thế cạnh tranh về
nguồn lao động khi chi phí lao động cho ngành này tăng trung bình 15%/năm.

24


Chương 2:
Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may
của Tổng công ty Đức Giang sang thị trường Mỹ
2.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty Đức Giang
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng cơng ty Đức Giang
2.1.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty Đức Giang
Tên doanh nghiệp đăng ký chính thức bằng tiếng Việt:
TỔNG CÔNG TY ĐỨC GIANG
Tên doanh nghiệp đăng ký giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh:
ĐUC GIANG COPORATION
Trụ sở chính : Số 59 phố Đức Giang, Long Biên, thành phố Hà Nội
Điện thoại

: (84 - 43)8271344

Fax

: (84 - 43)8272896

Website

:

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân của Tổng cơng ty Đức Giang là Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ may Đức
Giang được thành lập ngày 02-5-1989.
Ngày 25-12-1994 được Bộ Công nghiệp nhẹ đổi tên thành Công ty May Đức
Giang. Theo QĐ số 2882/QĐ-BCN ngày 13-9-2005 của Bộ trưởng Bộ Cơng nghiệp
đồng ý cổ phần hố Cơng ty May Đức Giang và chuyển thành Công ty cổ phần may Đức
Giang.
Để phù hợp với quy hoạch phát triển Ngành Dệt May Việt nam và phù hợp với
quy mô tổ chức sản xuất, kinh doanh và tạo điều kiện cho sự phát triển của Công ty CP
may Đức Giang ngày 08-11-2008, Đại hội đồng cổ đông đã biểu quyết thông qua chuyển
Công ty CP may Đức Giang thành Tổng công ty Đức Giang hoạt đơng theo mơ hình
Cơng ty mẹ - công ty con. Ngày 28/11/2008, Sở KH& ĐT TP Hà Nội đã thay đổi giấy

25


×